1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

Phân tích và đánh giá sự tác động của các nhóm lực lượng cạnh tranh trong ngành sữa Việt Nam.Từ đó đánh giá cường độ cạnh tranh?

43 5,6K 30

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 3,91 MB

Nội dung

Câu 1: Phân tích và đánh giá sự tác động của các nhóm lực lượng cạnh tranh trong ngành sữa Việt Nam? Từ đó đánh giá cường độ cạnh tranh? A/ Phân tích sự tác động của các nhóm lực lượng cạnh tranh trong ngành sữa Việt Nam 1. Gia nhập tiềm năng( đe dọa gia nhập mới) 2. Sự thay thế ( đe dọa từ các sản phẩm/ dịch vụ thay thế ) 3. Quyển lực thương lượng của người cung ứng 4. Quyền lực thương lượng của người mua. 5. Cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh hiện tại. 6. Quyền lực tương ứng của các bên liên quan B/ Đánh giá cường độ cạnh tranh của ngành sữa hiện nay.

Trang 1

Bài thuyết trình môn:

QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

Trang 2

Phân tích và đánh giá sự tác động của các nhóm lực

lượng cạnh tranh trong ngành sữa Việt Nam.

Từ đó đánh giá cường độ cạnh tranh?

Nhóm trình bày: Nhóm 2

Trang 3

 Sữa là một đồ uống dinh dưỡng quan trọng có tác dụng rất lớn không chỉ làm tăng thể chất sức khỏe mà còn tăng trí thông minh

 Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, sản phẩm sữa còn có tác dụng làm đẹp cho con người Nhu cầu tiêu dùng sữa ngày càng tăng

 Trong những năm qua, ngành sữa Việt Nam phát triển khá nhanh Nếu trước những năm 1990 cả nước mới chỉ có 1 đến 2 nhà sản xuất thì hiện nay con số này đã tăng lên đến 72 công ty

 Bên cạnh đó là sự thâm nhập của các thương hiệu sữa nổi tiếng nước ngoài làm cho ngành sữa VN đứng trước nhiều thử thách lớn và cơ hội phát triển chiếm lĩnh thị trường

1.Phân tích và đánh giá sự tác động của các nhóm lực lượng cạnh tranh trong ngành sữa Việt Nam?

Trang 4

Phân tích theo mô hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành của M Porter

Michael Porter là chuyên gia đầu

ngành về chiến lược cạnh tranh và

khả năng cạnh tranh, cũng như về

phát triển kinh tế của các quốc gia

và khu vực Những tư tưởng của

ông đã thành môn học bắt buộc ở

gần như mọi trường quản trị kinh

doanh khắp thế giới

Trang 5

 Michael Porter đã mô hình hóa các ngành kinh doanh và cho rằng ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác động

của ‘‘năm lực lượng cạnh

tranh’’.

Trang 6

1.1 Gia nhập tiềm năng (đe dọa gia nhập mới)

Đặc điểm ngành sữa Việt Nam là tăng trưởng ổn định, lợi nhuận cao, thị phần tương đối ổn định.

Trang 7

Để gia nhập ngành đòi hỏi các công ty mới phải có tiềm lực vốn lớn để vượt qua các hàng rào gia nhập như:

 Đặc trưng hóa sản phẩm: Hiện nay, thị trường sữa Việt Nam đã có mặt của hầu hết các hãng sữa lớn trên thế giới và các hãng sữa lớn đã có một thị phần nhất định và ít thay đổi trong thời gian qua Do đó, các đối thủ muốn gia nhập phải đầu tư mạnh mẽ để thay đổi sự trung thành của các khách hàng hiện tại

 Yêu cầu về vốn: Phải đủ lớn để cho nhu cầu quảng cáo, nghiên cứu phát triển

 Kênh phân phối: Các kênh phân phối sản phẩm hiện tại của ngành sữa

đã được các doanh nghiệp hiện có sử dụng Do đó, các đối thủ khi gia nhập phải thuyết phục các kênh phân phối này bằng cách chấp nhận chia sẽ nhiều hoa hồng cho các nhà phân phối, dẫn đến chi phí tăng cao hơn, rất khó để thực hiện

Trang 8

 Do đó, có thể kết luận rằng áp lực từ những đối thủ mới là không đáng kể, mà là cạnh tranh chủ yếu sẽ diễn

ra trong nội bộ ngành hiện tại.

Trang 9

1.2 Sự thay thế (đe dọa từ các sản phẩm/ dịch vụ thay thế )

 Do đặc thù sữa là một loại đồ

uống có lợi cho sức khỏe,

mang lại nguồn dinh dưỡng

quý giá cho trong chế độ chăm

sóc sức khỏe cho người tiêu

dùng Đặc biệt, sữa là nguồn

dinh dưỡng không thể thiếu

giúp hoàn thể chất và trí tuệ

cho tầng lớp trẻ em

Trang 10

Vì những lý do trên, nên cho dù các sản phẩm thay thế khá đa dạng như: nước ép trái cây, nước tinh khiết, chè, café, nước tăng lực… nhưng chưa

có sản phẩm nào có thể thay thế được vai trò to lớn của sữa.

Trang 11

 Tuy nhiên sẽ có sự cạnh tranh về thị phần giữa sữa

và các sản phẩm khác

 Ví dụ như: sữa đậu nành hoặc các sản phẩm về đồ uống như ngũ cốc, ca cao…

có thể làm giảm thị phần của các sản phẩm sữa nước.

Trang 12

Bên cạnh đó là những sản phẩm trong ngành nhưng phát triển ở mức cao hơn như :

 Mặt hàng sữa uống có sự gia nhập

mới của công ty TH Milk, với

những dự án nhà máy sữa hiện đại

nhất Việt Nam và Đông Nam Á

với trang trại quy mô 22.000 con

bò sữa được nuôi dưỡng theo quy

trình chuẩn tiên tiến của Israel (bò

được ăn cỏ ủ chua, tắm nước

sạch, nghe nhạc, gắn con chip

theo dõi tình hình sức khỏe).

Trang 13

TH Milk đã chiếm lĩnh thị trường “sữa tươi sạch” một cách nhanh chóng khi vừa mới gia nhập mà có thể chiếm được thị phần, có chổ đứng và tên tuổi trong

ngành sữa nước ta.

Trang 14

Sản phẩm thay thế thị trường sữa truyền thống của Việt Nam còn phải kể đến sự chiếm lĩnh của các hãng sữa lớn nước ngoài như: XO, Abbot… ở mặt hàng sữa bột Các hãng sữa ngoại này chiếm 70% thị phần sữa Việt Nam.

Trang 15

Hơn nữa với hãng sữa lớn nhất Việt Nam là Vinamilk thì nếu không sớm đưa ra được các sản phẩm đột phá hoàn toàn mới thì có thể nhanh chóng bị giảm thị phần

Trang 16

 Từ thực tế nhu cầu ngày càng cao và sự thông minh của người tiêu dùng thì các doanh nghiệp cần đầu tư khoa học kỹ thuật tiến bộ để phát triển sản phẩm của công ty để có thể đứng vững và phát triển

Có được những điều này thì cường độ cạnh tranh của các mặt hàng sữa trong nước mới tăng lên mạnh mẽ, đem lại lợi ích tối đa cho người tiêu dùng

Trang 17

1.3 Quyền lực thương lượng của người cung ứng

và người mua

Trang 18

a Quyền lực thương lượng của người cung ứng

Trang 19

- Sức mạnh mặc cả của nhà cung cấp nguyên liệu sữa trong nước còn hạn chế:

Xét về quy mô ngành chăn

nuôi bò sữa, trên 95% số bò

sữa ở nước ta hiện nay được

nuôi trong các hộ gia đình

với quy mô nhỏ lẻ, tính

chuyên nghiệp chưa cao.

Trang 20

Chỉ gần 5% được nuôi tại các trại chuyên biệt với quy mô từ

100-200 con bò trở lên Điều này cho thấy người dân nuôi bò tự phát, dẫn đến việc không đảm bảo số lượng và chất lượng sữa của đàn bò trong nước, dẫn đến giảm khả năng thương lượng của các nhà cung cấp trong nước.

Việc thiếu kinh nghiệm quản lý, quy mô trang trại nhỏ, tỉ lệ rối loạn sinh sản và mắc bệnh của bò sữa còn ở mức cao… khiến người nông dân nuôi bò sữa gặp bất lợi.

Trang 21

Do đó, các công ty sữa trong nước nắm thế chủ động trong việc thương lượng giá thu mua sữa trong nước.

Trang 22

- Phụ thuộc nhiều vào diễn biến giá cả của

nguồn nguyên liệu nước ngoài:

 Do nguyên liệu chế biến sữa của nước ta chỉ đạt 28% nhu cầu, giá sữa bột thế giới sẽ gây áp lực lên ngành sản xuất sữa ở Việt Nam Trong thời gian tới giá sữa bột có xu hướng tăng

 Đồng thời, nguồn cung cấp từ các nước xuất khẩu chủ yếu sang Việt Nam như Úc, New zealand… tăng nhẹ trong khi cầu nhập khẩu từ các nước châu Á tăng lên, đặc biệt là Trung Quốc

Trang 23

 Do đó, việc kiểm soát được các hợp đồng mua sữa bột cả

về số lượng và chất lượng là rất quan trọng đến năng lực cạnh tranh của các công ty

Trang 24

Tuy nhiên, với diễn biến của giá sữa khó nắm bắt như những năm gần đây các nhà sản xuất trong nước vẫn

ở trong thế bị động khi phản ứng với diễn biến giá cả nguồn nguyên liệu nhập khẩu

Trang 25

Tóm lại do thực trạng chăn nuôi bò và thu mua sản phẩm

ở nước ta hiện nay còn chưa chuyên nghiệp và đồng bộ nên làm cho quyền lực thương lượng của nhà cung ứng tăng lên và cường độ cạnh tranh cũng tăng lên.

Trang 26

b Quyền lực thương lượng của người mua.

Trang 27

Hiện tại các sản phẩm sữa rất đa dạng và có thể thay thế cho nhau và yếu tố giá cả không phải là yếu tố quan trọng nhất đối với người tiêu dùng khi lựa chọn các sản phẩm sữa Các công ty phải cạnh tranh với nhau bằng chất lượng, sự đa dạng của sản phẩm, sức mạnh thương hiệu… rồi mới đến cạnh tranh bằng giá cả.

Trang 28

 Các khách hàng trực tiếp là các đại lý phân phối nhỏ lẻ, các trung tâm dinh dưỡng…

có khả năng tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng

Trang 29

 Các công ty sữa trong nước và các đại lý độc quyền của các hãng sữa nước ngoài phải cạnh tranh để có được những điểm phân phối chiến lược, chủ yếu thông qua chiết xuất và hoa hồng cho đại lý bán lẻ

 Các điểm phân phối như trung tâm dinh dưỡng, bệnh viện, nhà thuốc… có thể dành được sức mạnh đáng kể trước các hãng sữa, vì họ có thể tác động đến quyết định mua sản phẩm nào của các khách hàng mua lẻ, cuối cùng thông qua tư vấn,

giới thiệu sản phẩm

Trang 30

Thị trường sữa Việt Nam hiện nay đang phát triển mạnh và đa dạng về các nhà cung cấp sữa trong khi người tiêu dùng ngày càng thông minh

và có nhưng yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm, đây được xem như một sự đe dọa cạnh tranh khi buộc doanh nghiệp giảm giá hoặc tăng chất lượng và dịch vụ tốt hơn và cường độ cạnh tranh tăng cao hơn

Trang 31

1.4 Cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh hiện tại.

 Ngành sữa tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định có

quy mô 3 tỷ USD với nhiều tên tuổi lớn như vinamilk, Fresland

Campina Việt Nam, Ba Vì Milk, Mộc Châu Milk, trong đó

Vinamilk chiếm giữ thị phần lớn nhất Các nhóm sản phẩm trong

ngành sữa khá đa dạng có thể kể đến như sữa bột công thức, sữa

uống, … Tuy nhiên các công ty trong ngành phải đưa ra các chiến

lược cạnh tranh đa dạng để xác định vị thế của mình trong ngành

Trang 32

Các công ty sữa cũng tiến hành nâng cấp một loạt các sản phẩm của mình Hiện nay người tiêu dùng các sản phẩm sữa ở Việt Nam có xu hướng đánh đồng giá cả cao với chất lượng tốt hơn và nhiều thành phần dinh dưỡng hơn Vì thế, các công ty đã nâng cấp các sản phẩm của mình như Dielac lên Dielac Alpha có sữa non colostrum của Vinamilk, Dumax nâng cấp thành Dumax gold của Dumax,…

Trang 33

Không những bán sản phẩm mà các công ty sữa đều tập trung phát triển dịch vụ hậu mãi Phổ biến nhất là lập các câu lạc bộ, cũng như trung tâm tư vấn sức khỏe miễn phí như Anfa A+ của Mead johnson, Enlene của Fonterra, Gain advance IQ của Abbott,… để tư vấn dinh dưỡng thường xuyên cho khách hàng của mình, kết hợp với tư vấn về tiêu dùng sản phẩm

Trang 34

Từ thực tế thay đổi các chiến lược kinh doanh trên cho thấy giữa các đối thủ hiện tại trong ngành sữa ở Việt Nam đang có sự cạnh tranh không hề nhỏ.

Trang 35

1.5 Quyền lực tương ứng của các bên liên quan

 Chính phủ: Có các chính sách tạo điều kiện

thuận lợi cho ngành sữa Việt Nam phát triển

Như “Quyết định phê duyệt quy hoạch phát

triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt

Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2025” của Bộ

Công thương.

 Có các chính sách phát triển ngành nông

nghiệp nhằm tăng nguồn cung ứng cho

ngành sữa.

 Áp dụng các mức thuế suất nhất định đối với

các mặt hàng sữa nhập khẩu và sữa thành

phẩm nhằm ổn định thị trường trong nước.

Trang 36

1.5 Quyền lực tương ứng của các bên liên quan

 Các hiệp hội thương mại: tăng cường trao đổi công nghệ, tạo nên môi trường học hỏi, giao lưu và tạo nên một hệ thống cũng hợp tác, phát triển

 Công đoàn: là tổ chức đại diện cho quyền cho duyền lợi của người lao động Hiện nay công đoàn của các công ty sữa trong cả nước đều quan tâm đến chế độ lương thưởng, các điều kiện bảo hộ lao động cho công nhân trong quá trình làm việc

=> Đây cũng đồng nghĩa với việc tăng chi phí và đầu tư cho nhân tố con

người, tạo điều kiện để công nhân ngành sữa trong cả nước luôn gắn bó và đồng hành cùng sự phát triển của sữa Việt Nam.

Trang 37

 Dân chúng: Các công ty sữa đã tạo việc làm cho lao động địa phương nơi doanh nghiệp có cơ sở sản xuất, giảm tỷ lệ người thất nghiệp của quốc gia, đóng góp vào sự phát triển của xã hội

 Tất cả những yếu tố trên đều tác động tích cực đến sự phát triển chung của ngành sữa Việt Nam Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp trong nước sẽ tận dụng tối đa lợi thế của các bên liên quan để phát triển và mở rộng quy mô của doanh nghiệp mình, từ đó mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ tăng

Trang 38

2 Đánh giá cường độ cạnh tranh của ngành sữa hiện nay

 Tâm lý sính ngoại đã có từ lâu

đời nên các hãng sữa ngoại

tên tuổi quốc tế đã xuất hiện

nhiều năm qua trên thị trường

Việt Nam

Trang 39

 Từ đó dẫn đến cường độ cạnh giữa các hãng sữa của Việt Nam và quốc tế thấp Cường độ cạnh tranh cao chủ yếu diễn ra ở các doanh nghiệp trong nước với nhau.

 Điều này làm giảm đi áp lực từ những đối thủ mới (các hãng sữa ngoại mới) nên xu hướng giảm thị phần của các doanh nghiệp trong nước ít bị ảnh hưởng

=> Dẫn đến cường độ cạnh giữa các hãng sữa của Việt Nam và quốc tế

thấp Cường độ cạnh tranh cao chủ yếu diễn ra ở các doanh nghiệp trong nước với nhau

Trang 40

 Áp lực về sản phẩm mới nhìn chung là không nhiều => dẫn đến cường độ cạnh tranh về lĩnh vực sản phẩm thay thế sữa thấp Sự cạnh tranh chủ yếu dành cho các mặt hàng và chủng loại sữa với nhau Điều này dẫn đến cường độ cạnh tranh của các doanh nghiệp sữa cũng tăng lên.

 Quyền lực thương lượng của người cung ứng: Do phải nhập khẩu hơn 80% nguyên liêu đầu vào nên quyền lực thương lượng về người cung ứng tăng => giá nguyên vật liệu tăng => giá sản phẩm tăng => cường độ cạnh tranh tăng

 Quyền lực thương lượng của người mua: Giá nguyên vật liệu tăng => giá sản phẩm tăng => giảm khối lượng tiêu thụ => cường độ cạnh tranh tăng

Trang 41

 Các công ty trong ngành có rất nhiều phương án và chiến lược cạnh tranh để xác định vị thế của mình trong ngành => cường độ cạnh tranh cao.

 Một thực tế khác minh chứng sự thuận lợi cho việc phát triển cũng như sự cạnh tranh của ngành sữa Việt Nam đó là lực lượng lao động thất nghiệp ở nước ta khá lớn, điều này cho phép ngành tận dụng được lao động dư thừa với chi phí lao động cho toàn ngành là không cao và đó là điểm thuận lợi cho việc mở rộng quy mô sản xuất đối với ngành

Trang 42

 Sắp tới, sau khi Việt Nam ký thoả thuận thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), với việc nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẽ tham gia đầu tư vào ngành sữa do tiềm năng từ thị trường Việt Nam là rất lớn, ngành sữa Việt Nam được đánh giá là sẽ còn phát triển Điều này cũng dự báo cường độ cạnh tranh trong tương tai của các doanh nghiệp sữa Việt Nam sẽ tăng cao hơn nữa.

Trang 43

THE END

Ngày đăng: 11/02/2016, 17:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w