1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn giúp GVCN làm tốt công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật

27 2,3K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 260,5 KB

Nội dung

GIÚP GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LÀM TỐT CÔNG TÁC GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ KHUYẾT TẬT Trong những năm gần đây trường Tiểu học Trưng Vương có nhiều học sinhkhuyết tật học hòa nhập tại trường..

Trang 1

GIÚP GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LÀM TỐT CÔNG TÁC

GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ KHUYẾT TẬT

Trong những năm gần đây trường Tiểu học Trưng Vương có nhiều học sinhkhuyết tật học hòa nhập tại trường Cụ thể như năm học 2012- 2013 có 8 học sinhkhuyết tật học hòa nhập, năm học 2013 - 2014 có 6 học sinh khuyết tật học hòanhập, năm học 2014 - 2015 có 6 học sinh khuyết tật học hòa nhập, trong đó cónhiều dạng khuyết tật khác nhau nhưng đại đa số các em thiểu năng trí tuệ

Hiện nay công tác giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật vẫn còn xem nhẹ,chưa thực sự được các thầy cô giáo nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng đặcbiệt quan tâm một cách đúng mức bởi do nhiều nguyên nhân khách quan và chủquan, cụ thể: Về phía Đảng, Nhà nước, cơ quan chủ quản chưa có chính sách ưu đãiđối với giáo viên chủ nhiệm có trẻ khuyết tật học hoà nhập, đổi mới cách đánh giáhọc sinh tiểu học theo TT 30, có nhiều thay đổi trong việc điều động cán bộ giáoviên hàng năm Giáo viên chủ nhiệm quá nhiều áp lực, nhiều việc phải hoàn thành,phải bắt nhịp với sự đổi mới, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm chưa có nhiều kinhnghiệm trong công tác giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật, đại đa số chú trọng chấtlượng đại trà, chất lượng mũi nhọn, các phong trào, dường như họ ít chú trọng, cònxem nhẹ đến công tác giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật, thậm chí có giáo viênchủ nhiệm suy nghĩ chưa đúng đắn: “Trong lớp có học sinh khuyết tật học hoà nhậpnhư có thêm gánh nặng”, khi phân công chuyên môn giáo viên chủ nhiệm khôngmuốn nhận lớp có trẻ khuyết tật học hoà nhập,… Song song với nhiều yếu tố nhậnthức, tâm lý, tinh thần trách nhiệm,…thì giáo viên chủ nhiệm họ chưa được trang bị

Trang 2

đầy đủ kiến thức và kĩ năng về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật một cách bền vữngnên công tác giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật còn nhiều hạn chế, chất lượngchưa cao Bên cạnh đó năng lực của cán bộ quản lý còn hạn chế trong các khâuđiều hành, tổ chức thực hiện giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật, cơ sở vật chấtphục vụ cho việc giáo dục trẻ hòa nhập còn thiếu thốn, nhận thức của cha mẹ họcsinh về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật chưa cao, phó mặc cho nhà trường Côngtác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật gặp nhiều khó khăn cần được sớm tháo gỡ.

Xuất phát từ nhiều nguyên nhân trên, chúng tôi trăn trở và chọn đề tài “Giúp

giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật”, nhằm

góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu mục tiêu giáodục mà Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ chính trị nhà trường đặt ra trong thời kỳ đổimới giáo dục hiện nay

Chúng tôi hy vọng sau khi thực hiện đề tài này sẽ có hiệu quả thiết thực, giáoviên chủ nhiệm biết vận dụng linh hoạt sẽ góp phần làm tốt công tác giáo dục hoànhập cho trẻ khuyết tật hàng năm của nhà trường

I.2 MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

a Mục tiêu

Mục tiêu của đề tài nhằm tìm ra các giải pháp chủ yếu để phát huy hơn nữavai trò trách nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm nhằm làm tốt hơn công tác giáodục hoà nhập trẻ khuyết tật, góp phần phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diệncho học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay Giảm thiểu chất lượng giáo dụchoà nhập cho trẻ khuyết tật hiệu quả chưa cao, thực hiện các mục tiêu giáo dụctrong năm học đề ra,…Giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt các chủ trương về pháttriển giáo dục của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay trong đó có giáodục hoà nhập trẻ khuyết tật Đây là một trong các nhiệm vụ trọng tâm, đồng thờithực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của nhà trường đặt ra trong năm học

b Nhiệm vụ

Nhiệm vụ của đề tài là vận dụng các cơ sở lý luận về giáo dục hoà nhập chotrẻ khuyết tật, kinh nghiệm của bản thân trong quá trình làm công tác quản lí giáodục, tìm hiểu những nguyên nhângiáo viên làm công tác chủ nhiệm có trẻ học hoànhập khuyết tật chưa tốt, để phân tích lý giải những vấn đề cần khắc phục về một

số biện pháp giúp giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác giáo dục hoà nhập trẻkhuyết tật, giúp giáo viên chủ nhiệm nhận thức sâu sắc và nêu cao tinh thần hơnnữa để góp phần nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh, tạo niềm tin yêu trongphụ huynh, toàn xã hội Hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của nhà trường đề

ra trong năm học

Nghiên cứu thực trạng giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở các giáo viênchủ nhiệm trường Tiểu học Trưng Vương hiện nay

Trang 3

Đề ra những giải pháp hữu hiệu giúp giáo viên chủ nhiệm làm tốt hơn côngtác giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật, để đạt được kết quả cao hơn như mong muốncủa các em, phụ huynh học sinh, nhà trường và của toàn xã hội Từ đó giúp nhàtrường định hướng, có kế hoạch, phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện nhữngbiện pháp giải pháp hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ họchoà nhập khuyết tật tại trường Tiểu học Trưng Vương xã Bình Hòa, Krông Ana

I.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Giáo viên chủ nhiệm có học sinh khuyết tật học hoà nhập lớp 1B, 2A, 2B,2C, 4B tại trường Tiểu học Trưng Vương

Học sinh khuyết tật đang học hòa nhập tại lớp 1B, 2A, 2B, 2C, 4B trườngTiểu học Trưng Vương

Một số cha mẹ có con em khuyết tật học hoà nhập tại trường

Cán bộ quản lý nhà trường

Một số thầy cô giáo trong nhà trường không làm công tác chủ nhiệm

I.4 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu lĩnh vực Giúp giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác giáo dụchòa nhập cho trẻ khuyết tật trong trường Tiểu học Trưng Vương từ năm học

II PHẦN NỘI DUNG

II.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

Việc giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập là một chủ trương đúng đắn củaĐảng, Nhà nước Việt Nam ta, thể hiện sự quan tâm đúng mức đến Quyền trẻ em,thể hiện giàu tính nhân văn và thực sự có ý nghĩa đối với trẻ khuyết tật trong toàn

xã hội Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật ngày càng được Đảng, Nhà nước quan tâmsâu sắc, coi đây như một nhiệm vụ chính trị phải hoàn thành trong thời kì đổi mới

và hội nhập Được xác định là một trong những mục tiêu quan trọng của nền giáodục nước ta hiện nay Mỗi năm học đều có các văn bản chỉ đạo cụ thể của Phòng

Trang 4

Giáo dục: Công văn số 891/PGDĐT-GDTH V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụnăm học 2013-2014 cấp tiểu học; Công văn số 1012/PGDĐT-GDTH V/v hướngdẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014-2015 cấp tiểu học; , hướng dẫn thực hiệncủa các ban ngành về công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật: Công văn số

…… Phối hợp với Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật của tỉnh tổ chức các lớp tậphuấn cho cán bộ, giáo viên cốt cán của các nhà trường dịp đầu năm học, để gópphần giúp các nhà trường và giáo viên làm tốt công tác giáo dục hòa nhập cho trẻkhuyết tật hình thức giáo dục cơ bản đáp ứng với nhu cầu giáo dục của trẻ khuyếttật ở nước ta

- Căn cứ TT số 39/2009/TT-BGDĐT ngày 29/12/2009 của bộ Giáo dục và Đàotạo ban hành Quy định giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; Quyếtđịnh số 32/2006/TT-BGDĐT Quy định giáo dục cho người tàn tật, khuyết tật (Điều10); Quyết định số 23/2006/QĐ- BGDĐT Quy định về giáo dục hòa nhập chongười tàn tật, khuyết tật khuyết tật học hòa nhập (Điều 15); Thông tư Liên tịch số42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC Quy định về chính sách giáo dục đối vớingười khuyết tật cho người khuyết tật; Luật người khuyết tật; Công văn số 55 của

Sở GD&ĐT Đăl Lăk; Kế hoạch số 38 của Sở GD&ĐT Đăl Lăk; Nghị định số 28ngày 10/4/2012 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luậtngười khuyết tật; một số điều về chính sách người khuyết tật Công văn Số 9890/BGD&ĐT ngày 17 tháng 9 năm 2007 V/v hướng dẫn nội dung, phương pháp giáodục học sinh có hoàn cảnh khó khăn TT 30 Quy định Đánh giá học sinh tiểu học,

đã được đăng tải trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng cho giáo viên chủnhiệm tham khảo, vận dụng

- Đảng và Nhà nước rất quan tâm chế độ, chính sách trong công tác giáo dụchòa nhập cho trẻ khuyết tật

- Ban giám hiệu nhà trường có kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo giáo dụchòa nhập cho trẻ khuyết tật

- Công tác tuyên truyền, động viên của Ban Giám hiệu, các tổ chức đoàn thểngày càng quan tâm hơn đội ngũ giáo viên chủ nhiệm có học sinh khuyết tật họchòa nhập, chỉ đạo sâu sát trong các buổi sinh hoạt chuyên môn về các giải pháp hữuhiệu nhằm hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm có thêm kinh nghiệm

Trang 5

Được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cónhiều tài liệu để tìm hiểu, tham khảo, tra cứu.

Một số giáo viên chủ nhiệm ngày càng thể hiện vai trò trách nhiệm cao hơn,tận tụy, yêu thương học sinh khuyết tật, tâm huyết với công tác giáo dục hòa nhậpcho trẻ khuyết tật Thường xuyên tự học tự rèn và sáng tạo góp phần nâng cao chấtlượng giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật của nhà trường hàng năm

- Các tổ chức chính quyền quan tâm: Tặng danh hiệu thi đua cho giáo viênhoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trong năm học Tuyển sinh đối tượng học sinhkhuyết tật nặng có nhu cầu học tập tại trung tâm trẻ khuyết tật

- Trường TH Trưng Vương đã góp phần hoàn thành công tác phổ cậpPCGDTHMĐ2 của huyện nhà

- Một số phụ huynh thể hiện sự quan tâm con em khuyết tật học hòa nhập

* Khó khăn:

Trường Tiểu học Trưng Vương là một trong những trường hàng năm có tỉ lệ họcsinh khuyết tật học hòa nhập nhiều nhất so với các trường tiểu học trong huyện.Năm học 2012 - 2013 có 270 học sinh trong đó có 08 học sinh khuyết tật học hòanhập chiếm tỉ lệ 3,0 % học sinh toàn trường Năm học 2013 - 2014 có 268 học sinhtrong đó có 06 học sinh khuyết tật học hòa nhập chiếm tỉ lệ 2,3 % học sinh toàntrường Năm học 2014 - 2015 có 267 học sinh trong đó có 06 học sinh khuyết tậthọc hòa nhập chiếm tỉ lệ 2,3 % học sinh toàn trường, đây là một con số tương đốicao Đời sống nhân dân ở đây phần lớn gặp rất nhiều khó khăn về mọi mặt: chínhtrị, kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung, đại đa số họ sống chủ yếu là nghề làm nông,một số hộ dân là người các dân tộc thiểu số, hộ nghèo trình độ học vấn, nhận thứccòn hạn chế, nhiều gia đình có con em diện khuyết tật nhưng cha mẹ vẫn phải đilàm ăn xa, gửi con cho người thân, Vì thế việc quan tâm của một số cha mẹ họcsinh có con em khuyết tật còn hạn chế, thậm chí có phụ huynh dường như bỏ mặc,phó thác con cho người thân, cho nhà trường, không một lần thăm hỏi kể cả dịp tếtlễ

Một số học sinh khuyết tật trí não nặng, lên cơn, đi học không chuyên cần,không đáp ứng được các lĩnh vực: Môn học và hoạt động giáo dục, Năng lực, Phẩmchất, đặc biệt có em không kiểm soát hành vi sinh hoạt cá nhân nên giáo viên chủnhiệm rất vất vả, chất lượng học tập của các em rất thấp còn rất thấp, 100% họcsinh không đánh giá,…

Một số giáo viên chủ nhiệm chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác giáodục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, khi nhận công tác chủ nhiệm có học sinh khuyếttật chưa thực sự vui vẻ, hào hứng, ngại nhận nhiệm vụ, xem như có thêm gánhnặng

Trang 6

Hiệu quả công tác giáo hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở một số giáo viên chưacao, công tác phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường chưa chặt chẽ,chưa năng động.

Một vài giáo viên chủ nhiệm chưa làm tốt công tác giáo dục hòa nhập chotrẻ khuyết tật, chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình, xem nhẹ công tácgiáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, chưa nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ chính trịphải hoàn thành

Qua điều tra, khảo sát giáo viên chủ nhiệm có học sinh khuyết tật học hòanhập một số giáo viên chưa quan tâm nhiều đến học sinh khuyết tật, chưa tận tụy vàthực sự thương các em, xem đây là khó khăn là gánh nặng Chưa có những giảipháp tối ưu trong công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật

Cha mẹ các em chủ yếu lo công việc đồng án, tâm lý chung phó mặc cho sốphận, cho nhà trường và có suy nghĩ con học đến đâu thì hay đến đó

Giáo viên chủ nhiệm có học sinh học hòa nhập chưa thực sự mạnh dạn chia

sẻ một số vấn đề liên quan đến tâm lý của trẻ khuyết tật

Đảng và Nhà nước, các cấp ngành chưa có chính sách ưu đãi nào cụ thể chogiáo viên chủ nhiệm có học sinh khuyết tật học hòa nhập

Trong ban giám hiệu vẫn còn non trẻ về công tác quản lí, kinh nghiệm chỉđạo công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật chưa nhiều,…

b Thành công - hạn chế

* Thành công

Chúng tôi thấy hiệu quả thiết thực khi vận dụng đề tài này đã Giúp được độingũ giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tạitrường Tiểu học Trưng Vương trong những năm học gần đây

Giáo viên chủ nhiệm nêu cao tinh thần hơn, nhận thức được sâu sắc hơn vềvai trò trách nhiệm của mình, khắc phục khó khăn làm tốt công tác giáo dục hòanhập cho trẻ khuyết tật, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hoànthành xuất sắc nhiệm vụ được giao

Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm hiểu rõ nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhànước giao phó, tích cực học hỏi kinh nghiệm, tự học tự rèn, vui vẻ phấn khởi, sẵnsàng nhận nhiệm vụ khi được lãnh đạo nhà trường giao phó mặc dù lớp có học sinhkhuyết tật học hòa nhập

- Ban giám hiệu nhà trường góp phần thành công trong công tác tổ chức thựchiện quản lý chuyên môn về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật

- Giúp giáo viên chủ nhiệm phần nào giải phóng tư tưởng ngại làm công tác giáodục hòa nhập trẻ khuyết tật, có thêm kinh nghiệm, phương pháp giáo dục hòa nhậptrẻ khuyết tật

Trang 7

Chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh khuyết tật ngày càng được nânglên, tạo được niềm tin yêu trong lòng các em, phụ huynh và các tầng lớp xã hộitrong địa bàn xã Số lượng giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác giáo dục hòa nhậpcho trẻ khuyết tật cuối năm đạt 100% Sự gắn kết giữa gia đình - nhà trường và xãhội ngày càng chặt chẽ, thể hiện trách nhiệm cao hơn Các em hứng thú đến trườnghọc tập, nhiều học sinh có tiến bộ rõ rệt Năm học 2013-2014 chất lượng các mônhọc đánh giá bằng nhận xét và điểm số của các em học sinh khuyết tật là 61,5%,đặc biệt có em Võ Thị Hải Yến tham gia cuộc thi vẽ tranh cấp tỉnh đạt giải Khuyếnkhích, em Nguyễn Thị Minh hoàn thành chương trình tiểu học Năm học 2014-

2015 trong học kì I có 3/6 em đó là Nguyễn Văn Quốc, em Trần Văn Nguyên, ĐỗVăn Thắng được đánh giá như học sinh bình thường (Môn học và hoạt động giáodục được được đánh giá Hoàn thành, Năng lực và phẩm chất được đánh giá Đạt).Hạn chế được việc học sinh đi học không chuyên cần Các em vui tươi phấn khởikhi đến trường, tham gia các hoạt động giáo dục, nói lên ước mơ, mong muốn củamình “Thích đi học, thích làm cô giáo,…”

Góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ năm học nhàtrường đề ra hàng năm

*Hạn chế

Một số giải pháp mà đề tài nêu còn hạn chế về nhiều mặt, chưa hoàn toànphát huy hết vai trò, trách nhiệm, nhận thức sâu sắc của người giáo viên chủ nhiệmtrong công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật Vẫn còn tình trạng giáo viên chủnhiệm than phiền, kêu ca với ban giám hiệu những khó khăn, ngại làm công tác chủnhiệm khi lớp có học sinh khuyết tật trí não nặng, có nhiều sự tác động xung quanhcủa đồng nghiệp, dạng khuyết tật, áp lực từ cấp trên và tình hình xã hội (Hoàn cảnhgia đình, sức khỏe, kinh nghiệm,…) dẫn đến một vài giáo viên chủ nhiệm chưathực sự nhiệt huyết với công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật

Chưa tìm hiểu hết các cơ sở lí luận, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp.Chưa có nhiều lí luận trong việc viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm giúp giáoviên chủ nhiệm làm tốt công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật

Chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật chưa có nhiều tiến bộ

Chưa vận dụng linh hoạt hết các giải pháp có tính thuyết phục cao để giáoviên chủ nhiệm hứng thú làm tốt công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật

c Mặt mạnh - mặt yếu

* Mặt mạnh

Trang 8

Đề tài được xây dựng trên cơ sở thực tiễn tại đơn vị trường tiểu học TrưngVương nên thuận lợi trong việc thu thập minh chứng, thông tin về công tác giáodục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.

Được tổ tư vấn góp ý, giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời về mọi mặt và đánh giá cao vềtính hiệu quả

Nội dung đề tài thông qua hội đồng sư phạm, được các đồng chí giáo viênchủ nhiệm đón nhận, đóng góp thêm các giải pháp và vận dụng để làm tốt công tácgiáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật

Nội dung đề tài được triển khai, khi vận dụng vào thực tế đã tăng số lượnggiáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật

Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh hàng năm.Giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật là

là cơ sở, là tiêu chí cho việc xếp loại thi đua cuối năm học

Nhận thức sâu sắc hơn về vai trò trách nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm,không còn e ngại, phản ứng khi nhận nhiệm vụ Giúp cho giáo viên chủ nhiệm cóthêm một số kĩ năng trong công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật

Góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị, kế hoạch năm học củanhà trường đề ra, đảm bảo tình hình chính trị ở địa phương, sự liên kết, phối hợpgiữa các lực lượng giữa nhà trường - gia đình và xã hội ngày càng hiệu quả hơn,đảm bảo mục tiêu giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, duy trì thành tựu Phổ cậpgiáo dục tiểu học đúng độ tuổi, hoàn thành PCGDMĐ II

Nội dung đề tài chưa mạnh dạn nhân rộng phạm vi áp dụng Các giải pháp

chưa có nhiều luận chứng khoa học thuyết phục

d Các nguyên nhân, các yếu tố tác động đến giáo viên chủ nhiệm, ảnh

hưởng đến công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.

* Các nguyên nhân

Để tìm hiểu nguyên nhân giáo viên chủ nhiệm chưa làm tốt công tác giáo dụchòa nhập cho trẻ khuyết tật, chúng tôi đã tiến hành trao đổi, khảo sát, thống kê,…

Trang 9

đối với các đồng chí là giáo viên đã và đang làm công tác chủ nhiệm, các em họcsinh khuyết tật, một số phụ huynh học sinh có con em khuyết tật, chúng tôi đã xácđịnh được các nguyên nhân như sau:

* Về giáo viên chủ nhiệm

1 Do chưa chưa nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ chính trị, chưa phát huy hết vaitrò trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, chưathể hiện hết sự tận tụy, thương yêu các em: 45 % ;

2 Thiếu kinh nghiệm, chưa tích cực tự học tự rèn trong công tác giáo dục hòanhập cho trẻ khuyết tật: 15 % ;

3 Do áp lực công việc công việc phải hoàn thành trong nhà trường: hoạt độngchuyên môn; đoàn thể, công tác khác: 15% ;

4 Do hoàn cảnh gia đình: 10% ;

5 Các yếu tố khác: tâm lý ngại giáo dục đối tượng học sinh khuyết tật học hòanhập, muốn công tác chủ nhiệm nhẹ nhàng, còn nặng về gia đình, không đượchưởng chính sách ưu đãi nào, … : 35 %

* Về học sinh

1 Có nhiều dạng khuyết tật khác nhau, đại đa số các em trí não phát triểnchậm, một số hệ thần khinh bị tổn thương nặng, đến trường học để hòa nậpchứ không theo kịp các lĩnh vực giáo dục đặt ra, không kiểm soát được cáchành vi : 70%

2 Hoàn cảnh gia đình khó khăn : 10%

e Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra

Như trên đã nêu, nếu giáo viên chủ nhiệm chưa nhận thức sâu sắc về quanđiểm, mục tiêu giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật của Đảng, Nhà nước ta, chưa

Trang 10

phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình, chưa thực sự tâm huyết với công tácgiáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật,… sẽ ảnh hưởng đến nhiều thành phần: giađình, nhà trường, xã hội, đặc biệt bản thân các em là người phải gánh chịu nhiềuthiệt thòi Nghiêm trọng hơn chưa hoàn thành mục tiêu giáo dục hòa nhập cho trẻkhuyết tật mà Đảng, Nhà nước, Ngành, trường đề ra trong từng năm học

Những nguyên nhân sâu xa, những yếu tố tác động đến giáo viên chủ nhiệmchưa làm tốt công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật đó là:

e.1 Nguyên nhân từ phía Ban giám hiệu nhà trường

Ban giám hiệu chưa thường xuyên có kế hoạch, tổ chức chuyên đề công tácgiáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật để giúp đỡ giáo viên chủ nhiệm trao đổi và cóthêm kinh nghiệm

Chưa tổ chức tập huấn tâm lý cho giáo viên chủ nhiệm có học sinh khuyếttật học hòa nhập, chưa làm tốt công tác tâm lí với phụ huynh, chưa tích cực thammưu với các cấp có thẩm quyền có chính sách ưu đãi đối với giáo viên chủ nhiệmlàm công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật

Chưa chỉ đạo các đoàn thể quan tâm, tổ chức nhiều hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, để thu hút học sinhkhuyết tật đến trường học hòa nhập

Phân công chuyên môn hàng năm thường thay đổi giáo viên chủ nhiệm.Chưa tổ chức khen thưởng, động viên kịp thời những giáo viên chủ nhiệmlàm tốt công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật,

e.2 Nguyên nhân từ phía giáo viên

* Giáo viên chủ nhiệm

Chưa nhận thức sâu sắc quan điểm giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật,chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm, sự nhiệt tình, tâm huyết, tâm lí ngại chủnhiệm có học sinh khuyết tật học hòa nhập sẽ thêm gánh nặng

Chưa chú trọng đầu tư nhiều thời gian, công sức, chưa thường xuyên học hỏikinh nghiệm, công tác tự học tự rèn chưa cao

Xác định mục tiêu mttj số môn học chưa đầy đủ, phương pháp, hình thức tổchức dạy học chưa đổi mới, trong giờ dạy ít quan tâm đến đối tượng học sinhkhuyết tật học hòa nhập

Chưa chú trọng nhiều về các lĩnh vực giáo dục, nội dung sinh hoạt lớp, sinhhoạt ngoài giờ lên lớp chưa phong phú, chưa đi sâu về công tác giáo dục chấtlượng, chưa nắm rõ tâm lý, bệnh lí của đối tượng học sinh

Trang 11

Chưa tham mưu, phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chức trong và ngoài nhàtrường: Ban giám hiệu, Đoàn, Đội, giáo viên bộ môn và Ban Đại diện cha mẹ họcsinh, phụ huynh.

Việc đi thực tế thăm các gia đình có học sinh khuyết tật học hòa nhập còn ít.Chưa nắm bắt tâm lý, tâm tư nguyện vọng, tình hình điều kiện hoàn cảnhcủa học sinh khuyết tật học hòa nhập

Bị chi phối bởi nhiều nguyên nhân khác

* Giáo viên bộ môn

Phần lớn chủ yếu lo chất lượng bộ môn, ít quan tâm đến việc giáo dục hòanhập cho trẻ khuyết tật, coi việc giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật là của giáoviên chủ nhiệm Chưa nêu cao vai trò trách nhiệm chung của người giáo viên,thường ỷ lại mọi việc cho giáo viên chủ nhiệm, dạy hết tiết là xong, có khi học sinhkhuyết tật không kiểm soát được hành vi trong giờ học thì gọi giáo viên chủ nhiệmđến xử lý, có trường hợp xử lý tình huống chưa tế nhị đã vô tình làm cho học sinhtổn thương nhiều hơn về mặt tinh thần, không muốn đi học, không thích cô giáothầy giáo bộ môn đó,… kéo theo hệ lụy có học sinh lên cơn trong giờ học, phátbệnh, nghỉ học nhiều ngày, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻkhuyết tật

e.3 Nguyên nhân chủ quan từ phía học sinh

Do bị ảnh hưởng thần kinh, bệnh tái phát, sức khỏe thất thường, thích thì đihọc, không thích thì ở nhà, không xác định được động cơ học tập

Một số học sinh bị bố mẹ bỏ rơi, gửi người thân nuôi dưỡng, thiếu tình cảm,vật chất, mắc nhiều bệnh lý khác nhau, tiếp thu kiến thức chậm, có em không lĩnhhội được kiến thức nên ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giáo dục hòa nhập chotrẻ khuyết tật (đây là nguyên nhân chính)

Một số trường hợp theo gia đình đi làm ăn xa, bố mẹ về thì con đi học, bố

mẹ đi làm thì đi theo nên phải nghỉ học nhiều ngày không theo kịp kiến thức dẫnđến ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật (đâycũng là nguyên nhân chính thứ hai)

e.4 Nguyên nhân từ phía gia đình

Một số gia đình sinh có con em khuyết tật học hòa nhập tâm lý phó thác cho

số phận, có cách nhìn phiến diện (Con bị khuyết tật thì làm được gì? ), lo việc mưusinh, ít quan tâm đến việc giáo dục như: chăm sóc động viên, đôn đốc, nhắc nhở,kiểm tra,…Khoán trắng chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật cho giáoviên chủ nhiệm, cho nhà trường Họ nghĩ rằng việc giáo dục hòa nhập cho trẻkhuyết tật không phải của phụ huynh Các con học tập như thế nào cũng được Chấtlượng giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật không quan tâm

Trang 12

Một số gia đình kinh tế khó khăn, đi làm ăn xa,

Bố mẹ ly hôn, gửi con cho người thân luôn, bỏ mặc không quan tâm Một sốcha mẹ học sinh nhận thức chưa sâu sắc giá trị của giáo dục hòa nhập cho trẻkhuyết tật, cho con ở nhà chơi cho thoải mái,

e.5 Nguyên nhân từ xã hội, cộng đồng

Nặng về nhận thức rằng: học sinh khuyết tật thì làm gì được mà đi học chomất công đưa đón, biết gì mà học, ở nhà cho đỡ mất thời gian của bố mẹ

Một số cộng đồng dân cư nơi các em ở còn phân biệt, kỳ kị Các tổ chức xãhội chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm, chưa quan tâm nhiều đến công tác giáodục hòa nhập cho trẻ khuyết tật của nhà trường

Lồng ghép quá nhiều nội dung chương trình giáo dục vào trong trường học,tạo điều kiện cho nhiều tổ chức, cá nhân vào nhà trường làm từ thiện, kinh doanh.Chưa quan tâm đến chính sách ưu đãi cho giáo viên chủ nhiệm làm công tác giáodục hòa nhập cho trẻ khuyết tật Nhiều ảnh hưởng của xã hội; thiếu sự quản lý củacác ban ngành chức năng

Do điều kiện tự nhiên, điều kiện của gia đình: bố, mẹ bị ảnh hưởng chiếntranh, yếu tố di truyền, đột biến gen,… số lượng học sinh khuyết tật khá nhiều sovới các địa phương khác

Sự quan tâm, hỗ trợ chưa thật kịp thời, sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa các

tổ chức trong cộng đồng và xã hội

II.3 GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP

a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

Giúp giáo viên chủ nhiệm có thêm kinh nghiệm để làm tốt công tác giáo dụchòa nhập cho trẻ khuyết tật trong nhà trường

Góp phần nâng cao chất lượng giáo giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, đạtđược mục tiêu giáo dục và hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị nhà trường đặt

ra trong năm học

Giúp học sinh khuyết tật học hòa nhập có thêm niềm vui, phần nào giảm bớtthiệt thòi mà các em đang phải gánh chịu

Góp phần tác động đến đến các tổ chức, cá nhân, cộng đồng và xã hội có sựquan tâm hơn nữa trong công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật,

- Từ mục tiêu trên chúng tôi nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm giúp giáo viên chủnhiệm làm tốt công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật qua những giải pháp,biện pháp cụ thể sau đây:

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

Trang 13

b.1 Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên tổ chức, hướng dẫn trò chơi cho học

sinh khuyết tật luyện tập giao tiếp trong các hoạt động giáo dục.

+ Thông qua các trò chơi, hướng dẫn các em nói theo, làm theo các động tác theo

cô, việc đóng các vai khác nhau, học sinh khuyết tật sẽ được luyện tập giao tiếptrong các tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống hàng ngày Quá trình nhập vai

sẽ tạo ra những cảm xúc tốt cho các em, với các học sinh khác trong lớp

+ Hướng dẫn các trò chơi đóng vai có chủ đề là giúp trẻ mô tả lại một mảnh ghéptrong cuộc sống của con người, hoạt động này có ý nghĩa to lớn đối với giáo dụchòa nhập cho trẻ khuyết tật về hành vi, về vận động trí tuệ, vận động cơ thể bởi vì:Tất cả những hiểu biết về hành vi, hoạt động và mối quan hệ của con người đượcgiáo viên chủ nhiệm giúp các em phần nào hiểu được giá trị của cuộc sống Từ đó

tự miêu tả lại bằng sự hiểu biết thông qua ngôn ngữ, bằng cảm nhận, bằng hoạtđộng, cử chỉ, điệu bộ của chính bản thân các em Ở các vai khác nhau trong mỗi tròchơi giáo viên chủ nhiệm đều kết hợp giáo dục các em những kỉ năng sống cơ bảncần thiết nhất để các em biết vận dụng vào cuộc sống hàng ngày

+ Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên tổ chức, hướng dẫn trò chơi nhằm kíchthích các hoạt động trí não, hoạt động các hệ thần kinh của cơ thể, giúp các emnhanh nhẹn hơn, khi tham gia nhiều hoạt động trò chơi sẽ phản ánh rõ tính chấtphát triển của các hệ thần kinh, hệ vận động, nổi bật nhất là biểu hiện hệ thần kinh.Khi trẻ khuyết tật thực hiện được những yêu cầu trò chơi, hoạt động đề ra là giáoviên chủ nhiệm đã góp phần thành công trong việc giáo dục hòa nhập cho trẻkhuyết tật Trong các trò chơi một số tình huống có thể xảy ra mà trẻ có thể giảiquyết được là giáo viên đã thành công Do vậy giáo viên chủ nhiệm thường xuyên

tổ chức, hướng dẫn trò chơi cho học sinh khuyết tật luyện tập giao tiếp trong cáchoạt động giáo dục là rất quan trọng, giúp trẻ phần nào cải thiện được các hệ thầnkinh, các em thích học hòa nhập và đạt được một số tiêu chuẩn hành vi con ngườicần có trong cuộc sống

+ Giúp học sinh biết giao tiếp trong các trò chơi là việc làm cần thiết, thông quagiao tiếp, lời nói thể hiện được tâm tư nguyện vọng, thỏa mãn, nhu cầu đạt đượchay chưa Giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống hàng ngày, thôngqua giao tiếp để con người hiểu được nhau, biết thông cảm và chia sẻ với nhữngngười có hoàn cảnh không may mắn Vì vậy giáo viên chủ nhiệm cần giúp đỡ họcsinh khuyết tật học hòa nhập phát huy ngôn ngữ nói trong giao tiếp, trong mọi hoạtđộng giáo dục

+ Giáo viên chủ nhiệm luôn chủ động, linh hoạt trong mọi tình huống khi họcsinh vui chơi, học tập Vận dụng phù hợp những hoạt động khi tổ chức trò chơinhằm luyện tập kĩ năng nói, giao tiếp cho các em Sử dụng các giải pháp, biện phápmột cách linh hoạt, phù hợp sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác giáo dụchòa nhập cho trẻ khuyết tật Giúp trẻ tiến bộ dần những tiêu chuẩn trong mọi lĩnhvực: Môn học và hoạt động giáo dục, năng lực và phẩm chất

Ngày đăng: 05/02/2016, 23:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w