1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp quản lý chất lượng ở Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.docx

61 1,1K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 241,17 KB

Nội dung

Giải pháp quản lý chất lượng ở Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam đang trong thời kỳ của sự mở cửa hội nhập nền kinh tế thế giới.Trong bối cảnh khu vực hoá, quốc tế hoá nền kinh tế toàn cầu, lại một lần nữacác doanh nghiệp chúng ta có thêm vận hội và thời cơ mới trong việc mở rộngsản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ hiện đại cũngnhư phương pháp tổ chức quản lý tiền tiến Nhờ đó năng suất, chất lượng sảnphẩm không ngừng được nâng cao Hàng hoá có chất lượng cao đang tràn ngậptrên thị trường với giá rẻ, mẫu mã lịch sự, sang trọng chất lượng xem như hoànhảo đã và sẽ lấn lướt các sản phẩm trong nước Để doanh nghiệp ta không bịthua ngay trên sân nhà thì sản phẩm của ta phải đạt chất lượng tức phải có sựquản lý chất lượng một cách hết sức nghiêm túc

Sự tiến bộ không ngừng của khoa học - kỹ thuật, hàng ngày có cả trăm phátminh, sáng chế mới ra đời và đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, tạo ranhững sản phẩm có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao Với các nhân tố đó tất sẽdẫn tới cuộc chạy đua chất lượng và vì thế chất lượng sản phẩm sản xuất ra sẽhoàn thiện lên Những doanh nghiệp yếu kém về năng lực sản xuất, vốn ít, tổchức quản lý kém làm sao có thể tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao đểlưu thông trên thị trường

Mức sống của con người ngày một cao nhu cầu ngày một đa dạng và phongphú Họ luôn có xu hướng tiêu dùng những sản phẩm có giá trị sử dụng, giá trịthẩm mỹ cao chứ không phải sản phẩm có giá rẻ, chất lượng thấp Lại một lầnnữa khẳng định sự cần thiết phải nâng cao chất lượng sản phẩm cho các doanhnghiệp

Nhận thức sâu sắc về vấn đề trên, các doanh nghiệp đã tìm cho mình nhữngbước đi thận trọng với hàng loạt các chiến lược, chính sách và giải pháp nhằmnâng cao chất lượng sản phẩm của mình để tăng năng lực cạnh tranh, tăng hiệuquả sản xuất kinh doanh của mình Hoà chung dòng chảy đó, Công ty CP bánh

Trang 2

kẹo Hải Châu cũng không phải là một ngoại lệ Ban lãnh đạo Công ty đã đưa racác chính sách chất lượng hợp lý luôn coi chất lượng sản phẩm là trên hết, chấtlượng sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, em đã mạnh dạn chọn đề

tài: "Giải pháp quản lý chất lượng ở Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu ".

Nội dung của đề tài được trình bày qua 3 chương:

Chương I- Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng của doanh nghiệp

Chương II- Phân tích thực trạng quản lý chất lượng của Công ty CP bánhkẹo Hải Châu

Chương III- Giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng Công ty CP bánh kẹoHải Châu

Trang 3

2 Quan niệm về chất lượng sản phẩm.

Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội không ai phủ nhận tầmquan trọng của chất lượng sản phẩm Nó là một yếu tố góp phần đảm bảo sựthành công của một doanh nghiệp nói riêng và cả một nền kinh tế nói chung.Vậy chất lượng là thước đo mức độ hữu ích của giá trị sử dụng biểu thị toàn bộgiá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá Có thể đưa ra khái niệm tương đối kháiquát như sau: “Chất lượng sản phẩm hàng hoá là tổng hợp các đặc tính của sảnphẩm tạo nên giá tri sử dụng, thể hiện khả năng mức độ thoả mãn nhu cầu tiêudùng với hiệu quả cao, trong những điều kiện sản xuất, kinh tế xã hội nhấtđịnh”

3 Sự hình thành của chất lượng sản phẩm.

Trong sản xuất kinh doanh, mục đích lớn nhất đó là phải sản xuất ra nhữnghàng hoá đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Mà điều cốt lõi là kháchhàng luôn muốn tìm cho mình một sản phẩm có chất lượng cao giá cả hợp lýđây là một điều không dễ dàng gì đối với các nhà cung ứng Để tạo ra một sảnphẩm có chất lượng không chỉ đơn thuần quan tâm đến một vài công đoạn củaviệc sản xuất ra sản phẩm mà bất cứ một sản phẩm nào cũng được hoàn thànhtheo một trình tự nhất định với nhiều nghiệp vụ khác nhau mà nếu một sự yếu

Trang 4

kém bất kỳ nào trong trình tự ấy sẽ trực tiếp làm ảnh hưởng đến chất lượng sảnphẩm Điều này đã được các học giả phân tích một cách chi tiết các công đoạnphải được quản lý, thực hiện theo một chu trình khép kín, vì sản xuất bắt nguồn

từ nhu cầu thị trường và cũng quay trở về thị trường để kiểm chứng và tất nhiênchất lượng sản phẩm cũng được hình thành trong chu trình đó

4 Những đặc điểm cơ bản của chất lượng sản phẩm

Nhìn chung, mỗi sản phẩm khác nhau đều có đặc điểm riêng quy định chochất lượng sản phẩm Song qua khái niệm về chất lượng sản phẩm chúng ta cóthể đưa ra một số đặc điểm sau:

- Chất lượng được đo bằng mức độ thoả mãn của người tiêu dùng

- Chất lượng sản phẩm là một khái niệm mang tính tương đối

- Chất lượng sản phẩm có thể được lượng hoá

- Chất lượng là vấn đề luôn được đặt ra ứng với mọi trình độ sản xuất

Từ các đặc điểm trên ta thấy sự cần thiết phải đánh giá đúng mức chấtlượng sản phẩm, so sánh với nhu cầu của người tiêu dùng để sản phẩm luônmang lại tối đa lợi ích cho người tiêu dùng và lợi nhuận thu được là lớn nhất.Đồng thời phải xem xét đến sự thay đổi của môi trường ngành kinh tế - kỹ thuật

để có mức chất lượng hợp lý

5 Sự phân loại chất lượng sản phẩm - ý nghĩa và mục đích.

5.1 Chất lượng thiết kế

Chất lượng thiết kế được thể hiện ở chỗ sản phẩm hoặc dịch vụ đó được thiết

kế tốt như thế nào để đạt được mục tiêu Các sản phẩm có tính năng tác dụng, hìnhmẫu khác nhau như thế nào đều phụ thuộc vào quá trình thiết kế ra chúng

5.2 Chất lượng thực tế.

Chất lượng thực tế của sản phẩm là giá trị các chỉ tiêu chất lượng sảnphẩm thực tế đạt được do các yếu tố chi phối như: nguyên vật liệu, máy móc,phương pháp quản lý Do vậy nó phản ánh khá chính xác khả năng sản xuất sảnphẩm của doanh nghiệp

5.3 Chất lượng chuẩn

Trang 5

Chất lượng chuẩn là giá trị các chỉ tiêu đặc trưng được cấp có thẩm quyềnphê chuẩn Chất lượng thiết kế phải dựa trên cơ sở của chất lượng chuẩn đãđược doanh nghiệp, Nhà nước quy định để có các chỉ tiêu về chất lượng của sảnphẩm hàng hoá hợp lý.

5.4 Chất lượng cho phép.

Để xác định chính xác chất lượng cho phép nhà sản xuất phải căn cứ vàonăng lực sản xuất thực tế, phương pháp tổ chức quản lý của doanh nghiệp và cácyếu tố vĩ mô khác

5.5 Chất lượng tối ưu.

Chất lượng tối ưu là giá trị các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm đạt được mức

độ hợp lý nhất trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định, hay nói cách khác sản phẩmhàng hoá đạt mức chất lượng tối ưu là các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm thoả mãnnhu cầu người tiêu dùng, có khả năng mang lại hiệu quả kinh doanh cao

6 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm bao gồm cả cácyếu tố vi mô và các yếu tố vĩ mô Sẽ không thể có quản lý chất lượng sản phẩmtốt, có các biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm nếu như chúng ta khôngbiết chất lượng sản phẩm tốt hay xấu là do đâu

6.1 Một số yếu tố ở tầm vĩ mô.

Các yếu tố này có tác động rất lớn tới chất lượng sản phẩm của doanhnghiệp, khi nó mang tính tích cực sẽ làm cho doanh nghiệp có vị thế hơn trênthương trường, sản phẩm của họ có sức cạnh tranh cao và ngược lại

6.2 Các nhân tố tác động tới chất lượng sản phẩm ở tầm vi mô.

Sản phẩm là kết quả của một quá trình biến đổi, do vậy chất lượng sảnphẩm cũng là kết quả của quá trình Mà một quá trình sản xuất lại gồm nhiều cáccông đoạn khác nhau Trong mỗi công đoạn đó nó đều chịu sự chi phối của cácnhân tố cơ bản như: Con người; phương pháp tổ chức quản lý; thiết bị côngnghệ; nguyên, nhiên vật liệu- đó là điều ta không thể phủ nhận

7 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm.

Trang 6

Trong thực tiễn ta gặp rất ít sản phẩm chỉ có một chỉ tiêu chất lượng, màthường có rất nhiều chỉ tiêu khác nhau Ta có thể tập hợp một số chỉ tiêu sau đểđánh gía chất lượng sản phẩm:

- Nhóm chỉ tiêu sử dụng: Đây là nhóm chỉ tiêu chất lượng sản phẩm mà

người tiêu dùng khi mua hàng hay sử dụng để kiểm tra, đánh giá chất lượng sảnphẩm hàng hoá

- Nhóm chỉ tiêu kỹ thuật- công nghệ.

Bằng cách nào ta có thể kiểm tra, đánh giá về giá trị sử dụng của sảnphẩm Ta sẽ không có kết luận gì về chất lượng sản phẩm hàng hoá nếu nhưkhông nghiên cứu một số chỉ tiêu quan trọng sau:

+ Chỉ tiêu về cơ lý hoá như khối lượng, thông số kỹ thuật, các thông số về

độ bền, độ tin cậy, độ chính xác, an toàn khi sử dụng và sản xuất mà hầu nhưmọi sản phẩm đều có Các chỉ tiêu này thường được quy định trong văn bản tiêuchuẩn của cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, hợp đồng kinh tế

+ Chỉ tiêu về sinh hoá như mức độ ô nhiễm đến môi trường, khả năng toảnhiệt, giá trị dinh dưỡng, độ ẩm, độ mài mòn, Tuỳ vào từng mặt hàng cụ thể vàthành phần mỗi chỉ tiêu chiếm mà ta tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu này ở mộtmức độ nhất định, đặc biệt chú ý đến các chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng tới chấtlượng sản phẩm

- Nhóm các chỉ tiêu kinh tế.

Trang 7

Các chỉ tiêu kinh tế, nhóm này bao gồm chi phí sản xuất, chi phí cho quátrình sử dụng, chi phí cho quá trình bảo trì bảo dưỡng, giá cả Đây là chỉ tiêuquan trọng luôn được nhà sản xuất và người tiêu dùng sử dụng để đánh giá chấtlượng sản phẩm hàng hoá

8 Vấn đề cơ bản của đảm bảo và cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm

Khi chúng ta coi chất lượng là trên hết sẽ làm cho chất lượng sản phẩmcủa doanh nghiệp đẩy lên ở mức cao, nó cũng đem lại năng suất lao động lớn,đến lượt nó lại tạo thuận lợi cho việc giảm chi phí, tăng thu nhập Đảm bảo chấtlượng của sản phẩm phải đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng mà họ đã tintưởng, mua và sử dụng sản phẩm hàng hoá của công ty Đây chính là tráchnhiệm của các nhà sản xuất đối với người tiêu dùng Để có được sự tín nhiệmcủa khách hàng về sản phẩm của mình phải mất rất nhiều thời gian hoạt độngđảm bảo chất lượng sản phẩm có khi đến hàng chục năm

9 Lợi ích của việc nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá.

Trong điều kiện khi mà đời sống của con người đã tăng cao, khi ngườitiêu dùng muốn loại trừ những phiền hà, cản trở do sản phẩm kém chất lượnggây ra thì vấn đề phải được giải quyết trước hết là chất lượng sản phẩm Để thuhút được người tiêu dùng, các hãng sản xuất phải tập trung mọi nỗ lực để giảiquyết vấn đề chất lượng Có thể nói chất lượng là yếu tố hàng đầu trong cuộccạnh tranh, giá cả chỉ là yếu tố sau nó Việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sảnphẩm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với nhà sản xuất, người tiêu dùng

II VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP

Chất lượng sản phẩm mang ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp, hiểu

rõ, hiểu sâu về chất lượng sản phẩm không chưa đủ nói lên điều gì vì không phải

cứ sản xuất sản phẩm ra là đã có chất lượng mà điều tối quan trọng là chúng taphải tác động vào nó, quản lý nó theo đúng mục tiêu đã định Vậy quản lý chấtlượng là gì ? Và quản lý như thế nào cho có hiệu quả lại la vấn đề rất phức tạp

và cũng có không ít các quan điểm, các trường phái khác nhau nhìn nhận về

Trang 8

cùng một vấn đề này Mà chính lý do đó mà quản lý chất lượng ngày một hoànthiện hơn tương xứng với tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm Ta hãynghiên cứu vấn đề này qua các nội dung sau.

1 Trước hết ta phải hiểu quản lý chất lượng là gì ? Và vì sao phải tiến hành quản lý chất lượng sản phẩm?.

1.1 Quản lý chất lượng sản phẩm.

Cũng như chất lượng sản phẩm, quản lý chất lượng sản phẩm cũng cónhiều cách nhìn khác nhau do nó phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng quản lý,

và vị trí của chủ thể quản lý đối với đối tượng vật chất

Mục tiêu then chốt của quản lý chất lượng sản phẩm là tạo ra những sảnphẩm thoả mãn nhu cầu xã hội Thoả mãn thị trường với chi phí xã hội thấp nhấtnhờ các hoạt động bảo đảm chất lượng của đồ án thiết kế sản phẩm, tuân thủ đồ

án ấy trong quá trình sản xuất cũng như sử dụng sản phẩm Một mục tiêu có thể

có nhiều phương pháp khác nhau để cùng đạt được mục tiêu đó

“ Quản lý chất lượng là một hoạt động của chức năng quản lý chung nhằm đề

ra các chính sách, mục tiêu và trách nhiệm và thự hiện chúng bằng các biện phápnhư hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiếnchất lượng trong khuôn khổ hệ thống chất lượng”

1.2 Sự cần thiết phải quản lý chất lượng sản phẩm.

Quản lý chất lượng sản phẩm sẽ cho chúng ta một cách sử dụng hợp lýnhất, tiết kiệm nhất các nguồn lực của doanh nghiệp Quản lý tốt các yếu tố ảnhhưởng tới chất lượng sản phẩm sẽ làm giảm hàng kém phẩm chất làm ra hàng cóchất lượng tốt hơn, làm giảm giá thành sản phẩm

Ta có thể nhận thấy giữa vấn đề giảm giá thành sản xuất và nâng cao chấtlượng sản phẩm là không mâu thuẫn và hoàn toàn có thể thực hiện được nhờcông tác quản lý chất lượng

Quy luật cạnh tranh vừa là đòn bẩy để các doanh nghiệp tiến lên đà pháttriển, hoà nhập với thị trường khu vực và thế giới song nó cũng gây sức ép lớncho các doanh nghiệp Trong kinh doanh nếu như đặt mục tiêu lợi nhuận lên

Trang 9

hàng đầu thì tất về lâu dài doanh nghiệp sẽ nằm ra ngoài quỹ đạo của thị trường.Đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp ta có thể sử dụng nhiều chỉtiêu khác nhau song chỉ tiêu chất lượng sản phẩm là quan trọng nhất Vậy nên,quản lý chất lượng chính là phương thức mà doanh nghiệp cần tiếp cận và hoànthiện hệ thống của mình Có như vậy doanh nghiệp mới có khả năng thắng lợitrên thương trường

2 Đặc điểm của công tác quản lý chất lượng sản phẩm.

Thực tế cho thấy, sự thành công của các doanh nghiệp trên thương trườngđặc biệt là các doanh nghiệp ở Nhật đều bắt nguồn từ một nguyên nhân quantrọng đó là họ khởi nguồn mọi hành động là chất lượng, phương châm là chấtlượng Điều đó giải thích tại sao sản phẩm của Nhật luôn được người tiêu dùngtín nhiệm,nó mang lại sức cạnh tranh to lớn bên cạnh những sản phẩm được sảnxuất ở một số ước Tây Âu, Bắc Mỹ…

Quản trị chất lượng là công việc, trách nhiệm của tất cả mọi thành viêntrong doanh nghiệp Quản trị chất lượng phải được thực hiện ở cấp lãnh đạo caonhất của công ty với ý nghĩa chiến lược, đồng thời phải quán triệt quản lý tácnghiệp ở từng phân xưởng, tổ đội sản xuất vì thế có các nguồn thông tin haichiều Quản trị nói chung và quản lý chất lượng nói riêng không có thông tin thìkhông thể thực hiện quản ý và thông tin trong mối quan hệ tương tác đòi hỏiphải chính xác, kịp thời, đầy đủ, có như thế cán bộ lãnh đạo quản lý chất lượngmới có các quyết định đúng đắn

Quản lý chất lượng phải được các cấp trong doanh nghiệp thấm nhuần cácmục đích,vai trò, ý nghĩa của nó đối với hãng và chính bản thân các nhân viên.Các doanh nghiệp phải tổ chức các chương trình đào tạo, có thể đào tạo tronghoặc ngoài công việc cho ban giám đốc hãng, các thành viên của ban quản lý,trưởng phòng, đốc công, công nhân, thiết lập lên nhu cầu các nhóm hoạt động vìchất lượng

3 Những yêu cầu chủ yếu trong quản trị chất lượng sản phẩm ở doanh nghiệp

Trang 10

Quản lý chất lượng sản phẩm phải chú ý tới con người, ta đã tìm hiểu cácnhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và khẳng định con người là nhân tố

cơ bản nhất quyết định đến việc tạo ra chất lượng sản phẩm cao hay thấp Từgiám đốc cho tới người công nhân đều phải thấy được trách nhiệm của mình vềvấn đề chất lượng

Quản lý chất lượng sản phẩm tập trung vào các quá trình, quản lý hệthống Nâng cao tính linh hoạt và không ngừng nâng cao chất lượng của toàn bộ

hệ thống và các quá trình từ thiết kế đến sản xuất, tiêu thụ và tiêu dùng sảnphẩm Đồng thời xác định những nguyên nhân gây ra trục trặc về chất lượng sảnphẩm và có biện pháp tác động nhằm ngăn chặn những nhân tố đó Trong đó cần

sử dụng vòng tròn chất lượng và các công cụ thống kê để đảm bảo và nâng caochất lượng sản phẩm hàng hoá Phát triển và tập trung ưu tiên cho những vấn đềquan trọng nhất trong công tác quản lý

4 Các chức năng của công tác quản lý chất lượng sản phẩm.

Quản lý chất lượng sản phẩm được hiểu một cách rộng rãi và toàn diện,báo quát mọi chức năng cơ bản của quá trình quản lý Nó được tiến hành theotrình tự: Nghiên cứu nhu cầu – thiết kế – thi công- chế tạo… đến lưu thông sửdụng sản phẩm

- Chức quy định (hoạch định) chất lượng sản phẩm: Chức năng hoạchđịnh mang tính quyết định đến hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm Hoạtđộng này cho phép doanh nghiệp có một mục tiêu chất lượng, và phương châmhành động vì chất lượng cũng như sử dụng hợp lý nhất các nguồn lực mà doanhnghiệp có thể khai thác Từ đó doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất vàthị trường

- Chức năng quản lý chất lượng sản phẩm gồm mọi hoạt động các khâu từsản xuất đến tiêu dùng, hay chi tiết hơn đó là từ khi chuẩn bị nguyên, nhiên vậtliệu chế tạo thử sản xuất đại trà và chuyển sang mạng lưới lưu thông phân phốirồi sử dụng sản phẩm

- Chức năng đánh giá chất lượng sản phẩm: Để chất lượng sản phẩm

hoàn hảo đòi hỏi việc đánh giá chất lượng sản phẩm phải thực hiện chi tiết và

Trang 11

tổng hợp có nghĩa là đánh giá từ các yếu tố đầu vào, sản xuất cho tới chất lượngsản phẩm được chế tạo ra.

- Chức năng cải tiến và điều chỉnh.

5 Hiệu quả của công tác quản lý chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp

Hiểu rõ được quản lý chất lượng, vai trò , ý nghĩa, mục đích, các phươngpháp quản lý chất lượng sản phẩm và việc sử dụng linh hoạt các công cụ trongquản lý các doanh nghiệp chắc chắn sẽ gặt hái được những lợi thế

Nhờ công tác quản lý chất lượng mà công việc của bộ phận trong công ty tiếnhành trôi chảy, nâng cao lòng tin của bên ngoài như các cơ quan ngân hàng, cơquan thuế, các cơ quan hành chính… đối với công ty

Trang 12

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU

I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP BÁNH KẸO HẢI CHÂU

1 Sự ra đời của Công ty CP bánh kẹo Hải Châu

Công ty bánh kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổngCông ty mía đường I- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ,do được sự giúp

đỡ của hai tỉnh Thượng Hải và Quảng Châu (Trung Quốc) nên mới có tên gọi làHải Châu Công ty được thành lập ngày 02/09/1965, quá trình hình thành vàphát triển có thể được tóm tắt như sau

2 Những giai đoạn phát triển của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.

2.1 Thời kỳ thành lập từ năm 1965-1975

Thời kỳ này do có chiến tranh đánh phá của đế quốc Mỹ nên công ty không

còn lưu giữ được các số liệu ban đầu về vốn đầu tư của công ty Năng lực sảnxuất của công ty bao gồm 3 phân xưởng chính là: Phân xưởng bánh; Phânxưởng kẹo; Phân xưởng sản xuất mỳ sợi

Trong thời kỳ này do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1972) nên mộtphần nhà xưởng máy móc, thiết bị hư hỏng, Công ty được Bộ tách phân xưởngkẹo sang nhà máy miến Hà Nội thành lập nhà máy Hải Châu (nay là Công tybánh kẹo Hải Châu - Bộ Công nghiệp)

2.2 Thời kỳ từ năm 1976-1985 :

Sang thời kỳ này Công ty đã khắc phục những thiệt hại sau chiến tranh và

đi vào hoạt động bình thường Năm 1976 Bộ công nghiệp thực phẩm cho nhậpnhà máy sữa Mậu Sơn (Lạng Sơn) thành lập phân xưởng giấy phun Phân xưởngnày sản xuất hai mặt hàng là sữa đậu nành và Bột canh Năm 1982, do khó khăn

về bột mỳ và nhà nước bỏ chế độ độn mỳ sợi thay lương thực, Công ty được Bộcông nghiệp thực phẩm cho ngừng hoạt động phân xưởng mỳ lương thực Trongthời kỳ này, Công ty đã tận dụng mặt bằng và lao động, đồng thời đầu tư 12 lòsản xuất bánh kem xốp công suất 240kg/ca Bánh kem xốp là sản phẩm đầu tiên

Trang 13

ở nước ta Số cán bộ công nhân viên chức của công ty bình quân thời kỳ này là

250 người/năm

2.3 Thời kỳ từ năm 1986-1991 :

Trong thời gian từ năm 1986-1990, tận dụng nhà xưởng của phân xưởngsấy phun, Công ty đã lắp đặt dây chuyền sản xuất bia với công suất 2000lít/ngày

Từ 1990-1991, Công ty lắp đặt một dây chuyền sản xuất bánh quy ĐàiLoan nướng bằng lò điện tại khu nhà xưởng cũ, công xuất 2.5-2.8 tấn/ca Số cán

bộ công nhân viên chức của công ty bình quân thời kỳ này là 950 người/năm

2.4 Thời kỳ từ năm 1992 đến nay :

Từ năm 1993 đến năm 2004, Công ty đầu tư mua thêm một số dây chuyềnmáy móc thiết bị hiện đại Công ty đã thực hiện đấu thầu thiết bị và xây dựngvới giá trị thiết bị trên 47 tỷ đồng xây lắp nên 6.5 tỷ đồng công trình xây dựnglắp đặt thiết bị xí nghiệp bánh mềm cao cấp đã cơ bản hoàn thành, đang triểnkhai kế hoạch đưa vào sản xuất chính thức trong dịp cuối năm Công ty dự kiếnđưa sản phẩm bánh mềm cao cấp mới đầu tư cùng với sản phẩm hiện có để phục

vụ nhân dân trong dịp tết Nguyên đán năm nay

Năm 2004, Công ty đã tiến hành cổ phần hoá trên cơ sở sắp xếp lại quátrình lao động hợp lý, đẩy mạnh hoạt động sản xuất của Công ty nhằm tăngdoanh thu và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty

3 Tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu

3.1 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty CP bánh kẹo Hải Châu

Công ty CP bánh kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp Nhà nước, songtrong cơ chế thị trường công ty độc lập tự chủ hơn trong các vấn đề tổ chức,quản lý sản xuất hoạch toán kinh doanh từ đó làm tăng tính nhanh nhạy năngđộng hơn cho tổ chức Theo quy định của Nhà nước cũng nhu các quy định củacông ty về quyền hạn, chức năng nhiệm vụ thì ta thấy công ty đóng một vai tròrất quan trọng với trách nhiệm khá nặng nề đối với khu vực kinh tế Nhà nướcnói riêng và nền kinh tế nói chung Trong giai đoạn hiện nay và thời gian sắp tớicông ty phải thực hiện một số chức năng nhiệm vụ chính sau:

Trang 14

- Thứ nhất, Công ty tự chủ sản xuất và kinh doanh các loại bánh kẹo để

cung cấp cho nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và quốc tế

- Thứ hai, Công ty cùng với các liên doanh sản xuất và xuất khẩu các sản

phẩm sang thị trường khu vực và thế giới đồng thời nhập khẩu thiết bị ,côngnghệ, máy móc, nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất của Công ty màCông ty không có khả năng tận dụng những vật tư đó ở trong nước

- Thứ ba, Ngoài sản xuất bánh kẹo là chính, Công ty còn kinh doanh các

mặt hàng khác để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tận dụngđược vật tư, lao động đảm bảo đời sống cho người lao động Từng bước đưaCông ty lớn mạnh trên thương trường

Ngoài các nhiệm vụ trọng yếu trên Công ty CP bánh kẹo Hải Châu còn

có nhiệm vụ:

- Bảo toàn và phát triển vốn được giao

- Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thầncho cán bộ công nhân viên chức

Tất cả những chức năng nhiệm vụ đó đã được quán triệt tới tất cả cácphòng ban, từng tổ, nhóm, người lao động để cùng phấn đấu cho mục tiêu củadoanh nghiệp Để hoàn thành được nhiệm vụ to lớn của mình, đòi hỏi công typhải có một cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất và cơ chế hoạt động phải gọn nhẹ,

có hiệu lực và có hiệu quả

3.2 Cơ chế hoạt động của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu

Bộ máy quản lý của Công ty gồm hai cấp: Công ty và cấp phân xưởng vàđược bố trí theo cơ cấu trực tiếp chức năng, hệ thống này gắn các chuyên gialàm việc chức năng với các chỉ huy trực tuyến khi ra các quyết định quản trị liênquan đến chức năng mà họ phụ trách nên khắc phục được hạn chế tách rời việcchuẩn bị và ra quyết định, nhờ vậy cũng khắc phục được tình trạng tách rờingười ra quyết định với người thực hiện quyết định Bên cạnh đó còn có ưuđiểm là các mệnh lệnh, nhiệm vụ và thông báo tổng hợp được chuyển lần lượt từlãnh đạo doanh nghiệp đến cấp dưới cho đến tận cấp dưới cùng một cách trựctiếp do đó đảm bảo tính thống nhất trong quản lý

* Về cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành và kiểm soát của Công ty như sau:

Trang 15

Đại Hội Cổ Đông (ĐHCĐ): Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty,ĐHĐCĐ gồm tất cả cổ đông có quyền tham dự và biểu quyết theo quy định tạiĐiều lệ.

Hội đồng quản trị (HĐQT): Là cơ quan quản lý của Công ty, có toànquyết quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừnhững vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐQT

Tổng giám đốc (TGĐ): Là người điều hành các công việc hàng ngày củaCông ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việcthực hiện quyền và nghĩa vụ được giao Tổng giám đốc có thể là thành viên Hộiđồng quản trị, do hội đồng quản trị thuê hoặc bổ nhiệm: TGĐ là người đại diệnpháp nhân của công ty

Phó tổng giám đốc là người giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một

số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo phân công của giám đốc, chịu tráchnhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công Đồngthời không tham gia các chức danh quản lý điều hành sản xuất ở đơn vị sản xuấtkinh doanh khác

Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: Tham mưu cho Giám đốc về các mặtcông tác:

- Công tác kỹ thuật

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ công nghệ

- Bảo hiểm xã hội

- Kiểm tra chất lượng sản phẩm

Phó giám đốc kinh doanh: Tham mưu cho Giám đốc về các mặt công tác:

- Kinh doanh tiêu thụ sản phẩm

- Hành chính và bảo vệ

- Điều hành kế hoạch tác nghiệp của các phân xưởng

Kế toán trưởng Công ty giúp Tổng giám đốc chỉ đạo, tổ chức công tác kếtoán Tài chính, thống kê của Công ty, có các quyền và nhiệm vụ theo quy địnhcủa pháp luật và quy chế tổ chức bộ máy quản lý điều hành của Công ty

* Các phòng ban:

 Phòng Tổ chức: Tham mưu cho Giám đốc về các mặt công tác

- Công tác tổ chức cán bộ, lao động và tiền lương

Trang 16

- Soạn thảo các quy chế quản lý, các quyết định, công văn, chỉ thị

- Tuyển dụng, điều động lao động

- Công tác bảo hộ lao động

- Thảo các quyết định, các chế độ, chính sách

- Công tác hồ sơ nhân sự

 Phòng kỹ thuật và KCS: Tham mưu cho Giám đốc về các mặt công tác:

- Tiến bộ kỹ thuật

- Quản lý quy trình công nghệ sản xuất và quy trình kỹ thuật

- Nghiên cứu các mặt hàng mới, mẫu mã và bao bì mới

- Quản lý và xây dựng kế hoạch tu sửa thiết bị

- Soạn thảo các quy trình, quy phạm kỹ thuật

- Giải quyết các sự cố máy móc, công nghệ sản xuất

- Tổ chức đào tạo công nhân và cán bộ kỹ thuật

 Phòng kế hoạch vật tư: Tham mưu cho Giám đốc về các mặt công tác:

- Xây dựng kế hoạch tổng hợp (1 năm, dài hạn và kế hoạch tác nghiệp)

- Kế hoạch cung ứng vật tư, nguyên vật liệu

- Công tác tiêu thụ sản phẩm

 Phòng kế toán - thống kê - Tài chính

- Giúp giám đốc tổ chức và chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác Tài chính

kế toán, thông tin, kinh tế, tổ chức hạch toán trong toàn bộ Công ty và pháp luậtNhà nước và điều lệ tổ chức kế toán theo chế độ chính sách

- Tổ chức bộ máy kế toán từ Công ty đến các đơn vị trực thuộc Tổ chức

bộ máy chứng từ kế toán, tổ chức vận dụng tài khoản hệ thống kế toán phù hợpvới điều hành và quản lý kinh tế ở các đơn vị và Công ty

- Phân tích hoạt động kinh tế nhằm phát huy điểm mạnh và hạn chế điểmyếu của Công ty

 Phòng hành chính: Tham mưu cho Giám đốc về các mặt công tác:

Trang 17

Đại hội đồng

cổ đông

Hội đồng quản trị (5 người)Chủ tịch hội đồng quản trị

Tổng giám đốc điều hành

Ban kiểm soát

Phó TGĐ

kỹ thuật

Phòng kỹ thuật

- Bảo vệ xây dựng nhà xưởng, kho tàng

- Thực hiện sửa chữa nhỏ trong Công ty

Ban kiểm soát (BKS): Do ĐHĐCĐ bầu ra trong số cổ đông của Công ty.Ban kiểm soát có nhiệm vụ:

- Giám sát và kiểm tra sự tuân theo điều lệ và pháp luật có liên quan củaHĐQT, Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các cá nhân trong Công ty

- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động sảnxuất kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo Tài chính của Công ty

- Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của Công ty, kiểm tra từng vấn

đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của Công ty khi xét thấycần thiết

- Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến, cơ cấu tổ chức quản lý,điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty

Sau khi tìm hiểu toàn bộ các phòng ban và nhiệm vụ của phòng ban cũngnhư cơ cấu số lượng công nhân viên trong Công ty ta có thể khái quát lại qua sơ

đồ dưới đây:

Sơ đồ 1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty bánh kẹo Hải Châu

Trang 18

Phân xưởng Bánh 1Phân xưởng Bánh 2Phân xưởng Bánh 3Phân xưởng

bột canh

Phân xưởng kẹoPhân xưởng in phun và cơ điện

4 Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng tới CLSP của Công ty CP bánh kẹo Hải Châu

Chất lượng sản phẩm như là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh trình độ vànăng lực của một doanh nghiệp Chúng ta không thể đánh giá cao tình hình hoạtđộng sản xuất kinh doanh của công ty nếu như sản phẩm mà họ làm ra luôn ởmức chất lượng thấp Điều đó minh chứng cho những điều bất ổn trong công tác

tổ chức quản lý cũng như các yếu tố tiềm lực tài chính, đội ngũ cán bộ côngnhân viên và khoa học công nghệ của hãng Đối với Công ty CP bánh kẹo HảiChâu các mặt trên cũng có điểm mạnh và điểm yếu làm ảnh hưởng tích cực haytiêu cực tới chất lượng sản phẩm của hãng Để hiểu rõ hơn về các đặc điểm nàychúng ta cùng nghiên cứu chi tiết từng yếu tố

4.1 Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP bánh

kẹo Hải Châu

Nhìn chung sự hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không phần lớn phụthuộc vào sản phẩm mà hãng sản xuất ra có tốt hay không, có sức cạnh tranh haykhông Song đến lượt nó, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao sẽ là điềukiện và tiền đề cho công tác đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty

Sự tăng trưởng nhanh hay chậm của kết quả sản xuất kinh doanh thể hiệnqua các chỉ tiêu như: Quy mô sản xuất, khối lượng và giá trị hàng hoátiêu thụ, tìnhhình thị trường của công ty cũng như sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thịtrường

a) Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trang 19

Trong những năm gần đây, đặc biệt là thời gian 3 năm 2003 đến 2005,tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đã có những bước tiến vượt bậc cả vềlượng và chất thể hiện qua các chỉ tiêu kinh tế cơ bản:

Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 2003-2005

Năm

Mức độ tăng (giảm) 2004/2003 2005/2004

11.366, 0 214,3 203,5 201,9 3,6 22,1

11.560, 0 230,8 212,1 210,2 3,9 25,4

1236, 0 27,2 36,2 35,9 0,3 3,9

12,2 14,5 21,6 21,6 23,1 21,4

224,0 16,5 8,6 8,3 0,3 3,3

2,0 7,7 4,2 4,1 18,6 14,9

Theo số liệu này, ta thấy tốc độ tăng trưởng của công ty trên những mặt

cơ bản luôn tăng ở mức cao chứng tỏ khả năng đáp ứng nhu cầu, mở rộng thịtrường của công ty đã tăng lên

Nhìn chung, những năm gần đây tình đây tình hình sản xuất kinh doanhcủa công ty đạt ở mức khá, tốc độ tăng trưởng của một số chỉ tiêu ở mức cao.Điều này thể hiện sự nỗ lực của toàn thể CBCNV của công ty, đồng thời môitrường kinh doanh có nhiều thận lợi

Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đã làm lành mạnh hoá các chỉtiêu tài chính và tạo điều kiện thuận lợi cho công ty đầu tư nghiên cứu KH-CN mới,ứng dụng trực tiếp vào sản xuất vì thế chất lượng sản phẩm không ngừng tăng

b) Đặc điểm về thị trường và nhu cầu thị trường trên từng khu vực.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm luôn được sự quan tâm đặc biệt của Bangiám đốc công ty nhằm đưa ra các kế hoạch, chiến lược đẩy mạnh công tác tiêuthụ sản phẩm trên từng khu vực trong nước cũng như nước ngoài Để đáp ứngtốt nhất những nhu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm ta phải nắmđược một số đặc điểm chính:

- Về thị trường trong nước, Công ty CP bánh kẹo Hải Châu tiêu thụ sảnphẩm của mình trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam Vì vậy việc quản lý nắm bắt,điều hành là hết sức khó khăn nếu như không có phương pháp cụ thể cho từng

Trang 20

miền Nhu cầu mỗi miền một khác nó quyết định đặt giá như thế nào là hợp lý,chất lượng ra sao thì thoả mãn, số lượng nên cung cấp bằng bao nhiêu

Thị trường miền Bắc, điều kiện tự nhiên ở đây đủ bốn mùa, độ ẩm cao.Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng bánh kẹo trong quá trình chế biến,cung ứng, sử dụng, các quyết định về bao gói Bên cạnh đó còn chịu sự chiphối của điều kiện kinh tế, nhìn chung thu nhập còn thấp Những sản phẩm cóchất lượng cao thường được tiêu dùng ở những thành phố, thị xã lớn, còn ở vùngnông thôn thì người tiêu dùng ít quan tâm đến chất lượng mẫu mã với họ giá cảmới là vấn đề cần xem xét

Với thị trường Miền Trung, người tiêu dùng ở khu vực thị trường nàythường hay không quan tâm đến khối lượng, bao bì mẫu mã của hàng hoá, songlại rất quan tâm tới hương vị (độ ngọt, cay), hình dạng của kẹo bánh Một đặcđiểm không thể phủ nhận là một thị trường dễ tính, nhu cầu lớn Với năng lựccủa mình, Hải Châu hoàn toàn có thể gia nhập và phát triển thị trường Trướcđây, Hải Châu tập trung nhiều nhất cho thị trường Miền Bắc song một vài nămgần đây Hải Châu đã coi khu vực này là một thị trường đầy hứa hẹn và khôngngừng hoàn thiện kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm

Đặc điểm của thị trường Miền Nam: Người tiêu dùng ở đây có điều kiệnthu nhập khá cao, đặc biệt ở TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương nên khá khó tính.Đồng thời khí hậu ở đây cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến sở thích của người tiêudùng Họ không quan tâm đến khối lượng mà phần lớn là chất lượng sản phẩm.Mặt khác, người Miền Nam ưa ngọt cũng như các loại hương vị hoa quả khácnhau Đây vừa là thế mạnh vừa là điểm yếu của công ty Đó là, Hải Châu có ưuthế về độ ngọt song hương vị hoa quả chưa đa dạng Hệ thống kênh phân phối

xa khó điều hành quản lý trực tiếp, dân cư không đều nên hiệu quả kinh doanhtrên thị trường là chưa cao

Các năm gần đây, sản phẩm của doanh nghiệp có mặt tại hầu hết trênkhắp các tỉnh thành trong cả nước Sau đây là tình hình tiêu thụ trên các khu vựcthị trường trọng điểm

Trang 21

Bảng 2: Tình hình tiêu thụ sản phẩm trên các thị trường mục tiêu của Doanh nghiệp

4.2 Đặc điểm tình hình tài chính của công ty

Trang 22

Nguồn vốn của công ty được tài trợ bằng nguồn vốn ngân sách cấp cũngchiếm tỉ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn doanh nghiệp.

Tình hình kinh doanh có kết quả tốt đã làm nguồn vốn không ngừng tăng,chúng ta phải khẳng định rằng, sẽ chẳng có công nghệ mới, hiện đại, NVL tốtnếu như trong tay chúng ta không có vốn Đây là điều kiện tiên quyết để chúng

ta thực hiện chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm

Tình hình tài chính của công ty trong mấy năm gần đây thể hiện qua bảng sau:

Trang 23

Bảng 3: Chỉ tiêu tài chính của Công ty CP bánh kẹo Hải Châu

Chỉ tiêu tài chính cơ

bản của công ty Đơnvị

4.3 Đặc điểm về đội ngũ lao động của công ty có ảnh hưởng lớn tới CLSP bánh kẹo.

Nếu như có một nhân tố nào đó ảnh hưởng quyết định tới CLSP củadoanh nghiệp thì đó phải là đội ngũ lao động Biết khai thác hợp lý nhân tố con

Trang 24

người sẽ tạo thế mạnh không ngờ cho doanh nghiệp Đây được coi là nguồn lựcbên trong có giá trị nhất.

Đặc điểm người lao động ở đây phần nhiều là nữ giới vì các công việc(trừ kĩ thuật và quản lý) là tương đối đơn giản cần nhiều tới sự cần cù, khéo léocủa công nhân như công việc đóng gói, gói kẹo Song lao động nữ thường hay

ốm đau, thai sản, công việc gia đình ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sảnxuất, chất lượng sản phẩm đặc biệt khi thị trường có mức tiêu thụ cao Lao độngnam chủ yếu làm ở các bộ phận bốc xếp kẹo, nguyên vật liệu xuất nhập kho, ởcác tổ cơ khí, nấu kẹo Họ là những người có sức khoẻ tốt làm việc tích cực,nhiệt tình

Bảng 4: Số lượng lao động của Công ty CP bánh kẹo Hải Châu năm 2005

+ Nhân viên kinh tế

+ Nhân viên kỹ thuật

+ Nhân viên hành chính

+ Nhân viên khác

- Lao động trực tiếp sản xuất

+ Công nhân kỹ thuật

+ Lao động thủ công

- Tổng số

16944365746417941091703

1963

3 Theo trình độ học vấn

- Đại học

+ cán bộ lãnh đạo

+ Nhân viên phòng ban

+ Nhân viên kỹ thuật

- Trung cấp

+ Nhân viên phòng ban

+ Công nhân kỹ thuật

+ Lao động thủ công

- Chưa qua đào tạo

439413430174582508155779

Trang 25

+ Lao động thủ công

- Tổng số

779

1963

Số lượng lao động của công ty không ngừng tăng lên để đáp ứng nhu cầu

mở rộng sản xuất Mới đầu công ty chỉ có chưa đầy 1000 công nhân viên nay đã

có 1963 công nhân viên Trong số này có tới 80% lao động là nữ do đặc thù củatình hình sản xuất kinh doanh và được tập trung ở các khâu bao gói, đóng hộp

Qua biểu này ta thấy tổng số lao động gián tiếp là 169 người chiếm 8.6%trong tổng số lao động của công ty Nhân viên kỹ thuật là 57 người, bằng 33%lực lượng lao động gián tiếp và bằng 2.9% Nhân viên kinh tế là 36 người 1.3%tổng số lao động gián tiếp và chiếm 1.83% lao động cả công ty Ngoài ra cácnhân viên và cán bộ khác chiếm 44.97% lao động gián tiếp Và như vậy công ty

đã thực hiện tốt chủ trương tinh giảm biên chế của Nhà nước, hoàn thiện côngtác tổ chức quản lý của bộ máy làm cho nó gọn nhẹ, dễ điều hành quản lý và đápứng tốt yêu cầu của sản xuất kinh doanh

Đội ngũ những người công nhân viên của Hải Châu có trình độ học vấnkhá cao điều đó thể hiện qua con số 439 là số lượng người có trình độ đại học,tương đương 22.36% Đây là con số rất cao mà không nhiều công ty có, lợi thếnày được phát huy sẽ mang lại cho Hải Châu những kết quả tốt

4.4 Đặc điểm máy móc trang thiết bị và quy trình công nghệ của công ty.

a Đặc điểm về trang thiết bị, máy móc.

Công ty CP bánh kẹo Hải Châu rất chú trọng tới việc đầu tư đổi mớitrang thiết bị công nghệ hiện đại hoá sản xuất dần dần đưa cơ giới và tự độnghoá vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm Hiện nayngoài việc duy trì sử dụng các máy móc thiết bị đã có, công ty còn đầu tư thêmhai dây truyền sản xuất kẹo cứng của Đức, hai nồi nấu kẹo liên tục và một sốmáy gói kẹo tự động EW5, EW8 của Đức

Trang 26

Bảng 5: Danh mục máy móc thiết bị của Công ty

Năm đưa vào sản xuất

Công suất (kg/

kế/TTế (%)

Thiết

kế Thực tế

A Thiết bị sản xuất kẹo

4 Dây chuyền Jelly đỗ khuôn Austrlia 1996 2000 2000 100

B Thiết bị sản xuất bánh

1 Dây truyền sản xuất bánh quy Đan Mạch 1992 300 280 93.3

2 Dây truyền SX bánh phủ

4 Dây chuyền máy đóng gói

bánh

b Đặc điểm về quy trình công nghệ.

Quy trình sản xuất các loại bánh kẹo của công ty tương đối đơn giản, chu kỳngắn, quá trình chế biến sản phẩm nằm gọn trong một phân xưởng nên công tác

tổ chức và quản lý chất lương tương đối dễ dàng, trong các dây chuyền đó códây chuyền hoạt động tự động, bán tự động hay thủ công bán thủ công

4.4 Đặc điểm về NVL & công tác quản lý NVL ở công ty.

Với bất kỳ sản phẩm nào cũng vậy, yếu tố chính để tạo nên thực thể củasản phẩm là NVL làm nên sản phẩm đó Chất lượng sản phẩm chịu ảnh hưởnglớn của chất lượng NVL sử dụng Công ty CP bánh kẹo Hải Châu hoạt động sảnxuất kinh doanh các sản phẩm trong ngành thực phẩm nên chất lượng NVL làrất quan trọng song đặc điểm là rất khó bảo quản, dễ hư hỏng biến chất Chi phícho NVL chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, với kẹo cứng khoảng73,4%, kẹo mềm khoảng 72,1% Vì vậy quản lý NVL không những góp phầnnâng cao CLSP mà còn giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm tăng sứccạnh tranh trên thương trường

Trang 27

Để sản xuất ra các mặt hàng của công ty đòi hỏi phải có các nguyên liệuchủ yếu là: Đường Sacaroza, mật tinh bột, bơ, sữa, bột mỳ và các phụ gia khácnhư axit chanh, tinh dầu chanh, phẩm màu, Gelatin Nguyên vật liệu mà công

ty sử dụng để sản xuất ra các loại sản phẩm tương đối đồng nhất NVL đã tácđộng không nhỏ vào quá trình sản xuất đến chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm, đồng thời ảnh hưởng sâu rộng tới chất lượng sản phẩm và khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp trên thương trường

II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG & CÔNG TÁC QLCL CỦA CÔNG TY CP BÁNH KẸO HẢI CHÂU

1 Khái quát về tình hình chất lượng sản phẩm của công ty.

Trong thời gian qua, cùng với nhiệm vụ tập trung đa dạng hoá chủng loại,phát triển sản phẩm mới công ty còn chú trọng vào việc đảm bảo nâng cao chấtlượng sản phẩm hiện có cũng như những sản phẩm mới đưa vào sản xuất Bằngcác biện pháp kinh tế - kỹ thuật hợp lý mà chất lượng sản phẩm của công tyngày một cao đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trên khắp đất nước

Bất kỳ một sản phẩm nào kể cả sản phẩm hàng hoá và dịch vụ cũng đều

có hệ thống chỉ tiêu chất lượng cho sản phẩm đó Các chỉ tiêu này không chỉđược người sản xuất quan tâm mà đặc biệt là người tiêu dùng và các cơ quanquản lý CLSP

Công ty CP bánh kẹo Hải Châu xây dựng các chỉ tiêu CLSP bánh kẹo củadựa trên cơ sở: nghiên cứu nhu cầu của thị trường, tính năng kinh tế - kỹ thuậtcủa máy móc thiết bị và quy trình công nghệ, đặc điểm vốn có về đội ngũ cán bộcông nhân viên cũng như các loại nguyên vật liệu đầu vào và dưạ vào hệ thốngcác chỉ tiêu chuẩn chất lượng, chỉ tiêu chất lượng của Nhà nước và đăng ký vớitrung tâm đo lường, được trung tâm cho phép sản xuất các loại bánh kẹo theotiêu chuẩn đã được duyệt

1.1 Các chỉ tiêu dùng để đánh giá chất lượng bánh.

Các chỉ tiêu chất lượng này được thực hiện căn cứ vào TCVN số 5909(năm 1995) áp dụng cho các loại bánh Biscuit như sau:

Trang 28

- Về yêu cầu kỹ thuật:

- Về yêu cầu vệ sinh:

- Về yêu cầu cảm quan:

Trong ba chỉ tiêu trên thì các chỉ tiêu phản ánh yêu cầu kỹ thuật và vệ sinh

là đặc biệt quan trọng nó liên quan tới tính pháp lý của CLSP Còn chỉ tiêu cảmquan của bánh phụ thuộc nhiều vào quá trình chế biến, bao gói sản phẩm nếuthực hiện tốt các chỉ tiêu này sẽ làm tăng tính thẩm mỹ của bánh hấp dẫn ngươìtiêu dùng vì đây là các chỉ tiêu người tiêu dùng nhận biết rõ nhất Hai chỉ tiêu lýhoá và vệ sinh thì không dễ gì có thể nhận biết được, phải qua kiểm tra bằng cáccông cụ chuyên dùng

1.2 Các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng kẹo.

Các chỉ tiêu chất lượng công ty đang sử dụng cho sản xuất các loại kẹođược tuân theo tiêu chuẩn VN số 5908 năm 1995

Để có chất lượng bánh kẹo tốt công ty đã đảm bảo các yếu tố như NVL,máy móc trình độ tay nghề của công nhân, tổ chức quản lý sản xuất tốt đáp ứngđược hệ thống các chỉ tiêu rất ngặt nghèo mà Nhà nước doanh nghiệp, ngườitiêu dùng đã đặt ra

1.3 Thực trạng chất lượng bánh của công ty.

Như ta đã biết, sản xuất bánh chưa phải là thế mạnh của công ty bởi vậy

mà chất lượng bánh của Hải Châu còn có một số hạn chế nhất định bên cạnh

“những người khổng lồ” như Tràng An, Hải Hà, Kinh Đô, Indonexia, TrungQuốc, bánh Hải Châu gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh Do vậy, hiện nayHải Châu đang tích cực đầu tư nguồn lực để cải thiện tình hình chất lượng bánh.Bước sang năm 2006 Hải Châu đã thi đua rầm rộ trong các phong trào nhằmnâng cao chất lượng bánh của công ty, kịp thời phục vụ nhu cầu lớn trong dịp lễ,tết và đã được người tiêu dùng chấp nhận và đánh giá cao

Với những chính sách rõ ràng, sự nỗ lực quyết tâm của toàn thể cán bộcông nhân viên Hải Châu, các mục tiêu về chất lượng đã thực hiện được: chấtlượng bánh được nâng lên, sản phẩm đa dạng và phong phú, giảm gía bán nhờ

Trang 29

giá thành hạ do tiết kiệm được tối đa NVL, sử dụng hợp lý lao động, máy mócthiết bị Tỷ lệ sai hỏng của bánh liên tục giảm qua các năm các con số sau sẽchứng minh điều đó.

Bảng 6: Tình hình sai hỏng của bánh qua các năm

Năm Tỷ lệ sai hỏng (%) Mức chênh lệch tăng (+) giảm (-) về tỷ lệ

có 7 gói là bị hư hỏng Sang năm nay (2006) công ty đang phấn đấu giảm hơnnữa số sản phẩm hỏng dần đạt tới sản xuất không lỗi

Trên đây mới chỉ là tỷ lệ giảm sản phẩm hỏng của bánh, để phản ánhchính xác và đủ sức thuyết phục ta phải đem so sánh sản phẩm của công ty vớicác qui định tiêu chuẩn chất lượng đó là chỉ tiêu lý hoá, chỉ tiêu vệ sinh thựcphẩm, chỉ tiêu cảm quan và thời gian bảo hành của sản phẩm

1.4 Thực trạng chất lượng kẹo của Công ty.

Để thấy được thực trạng tình hình sản xuất kẹo của công ty ta xem xétmột số chỉ tiêu sau:

Trang 30

Bảng 7: Tỷ lệ sai hỏng của kẹo giai đoạn 1999-2005.

Năm Tỷ lệ sai hỏng (%) Mức chênh lệch tăng (giảm),%

_-0,2-0,3-0,5-0,3-0,12-0,02Năm 1999 tỷ lệ sai hỏng là 1,5% có nghĩa là khi doanh nghiệp sản xuất ra10.000 gói kẹo thì có 150 gói không đạt tiêu chuẩn, trong đó bao gồm cả sảnphẩm có thể sửa chữa và sản phẩm không thể sửa chữa (phế phẩm)

Con số 1,3 là tỷ lệ sai hỏng trong năm 2000, so với năm trước đã giảm 0,2%hay giảm 20 gói không đạt yêu cầu Tương tự qua các năm 2001 đến 2005 tỷ lệsản phẩm hỏng liên tục giảm điều đó phản ảnh chất lượng kẹo sản xuất ra cóchiều hướng tốt hơn Hiện nay Công ty vẫn không ngừng cải tiến bằng nhiềuphương pháp tác động vào quy trình sản xuất để giảm tối thiểu sản phẩm hỏngtăng hiệu quả sản xuất kinh doanh

Các chỉ tiêu cảm quan và chỉ tiêu vi sinh vật cũng như thời hạn bảo hànhCông ty đều đạt theo như tiêu chuẩn tức là sản phẩm có hình dạng và kích thướctheo khuôn mẫu, có màu sắc đặc trưng, không có tạp chất và không có vi sinhvật gây bệnh đảm bảo VSATTP

2 Thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm của Công ty CP bánh kẹo Hải Châu

2.1 Thực trạng hoạt động quản trị chất lượng sản phẩm ở Công ty CP bánh kẹo Hải Châu

Chất lượng sản phẩm thể hiện tổng hợp trình độ kỹ thuật, trình độ quản lýkinh tế của công ty Một sản phẩm hàng hoá có chất lượng tốt phải đạt những

Ngày đăng: 02/10/2012, 15:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Các tài liệu về chất lượng và báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu Khác
2. Nguyễn Quốc Cừ - Giáo trình Quản trị chất lượng trong doanh nghiệp Việt Nam - NXB Thống kê Hà Nội Khác
3. Nguyễn Kim Định - Quản trị chất lượng và dịch vụ - NXB Thống kê Hà Nội Khác
4. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền - 2004 - Giáo trình Quản trị Kinh doanh - NXB Lao động Xã hội - Hà Nội Khác
5. Nguyễn Năng Phúc - 1998 - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - NXB Thống kê - Hà Nội Khác
6. Đặng Minh Trang - Quản trị chất lượng trong Doanh nghiệp - NXB Thống kê - Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

4.2. Đặc điểm tình hình tài chính của cơng ty - Giải pháp quản lý chất lượng ở Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.docx
4.2. Đặc điểm tình hình tài chính của cơng ty (Trang 21)
Bảng 3: Chỉ tiêu tài chính của Cơng ty CP bánh kẹo Hải Châu. Chỉ tiêu tài chính cơ bản  - Giải pháp quản lý chất lượng ở Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.docx
Bảng 3 Chỉ tiêu tài chính của Cơng ty CP bánh kẹo Hải Châu. Chỉ tiêu tài chính cơ bản (Trang 23)
Bảng 3: Chỉ tiêu tài chính của Công ty CP bánh kẹo Hải Châu . - Giải pháp quản lý chất lượng ở Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.docx
Bảng 3 Chỉ tiêu tài chính của Công ty CP bánh kẹo Hải Châu (Trang 23)
Bảng 4: Số lượng lao động của Cơng ty CP bánh kẹo Hải Châu năm 2005 - Giải pháp quản lý chất lượng ở Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.docx
Bảng 4 Số lượng lao động của Cơng ty CP bánh kẹo Hải Châu năm 2005 (Trang 24)
Bảng 4: Số lượng lao động của Công ty CP bánh kẹo Hải Châu  năm 2005 - Giải pháp quản lý chất lượng ở Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.docx
Bảng 4 Số lượng lao động của Công ty CP bánh kẹo Hải Châu năm 2005 (Trang 24)
Bảng 5: Danh mục máy mĩc thiết bị của Cơng ty - Giải pháp quản lý chất lượng ở Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.docx
Bảng 5 Danh mục máy mĩc thiết bị của Cơng ty (Trang 26)
Bảng 5: Danh mục máy móc thiết bị của Công ty - Giải pháp quản lý chất lượng ở Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.docx
Bảng 5 Danh mục máy móc thiết bị của Công ty (Trang 26)
Bảng 7: Tỷ lệ sai hỏng của kẹo giai đoạn 1999-2005. - Giải pháp quản lý chất lượng ở Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.docx
Bảng 7 Tỷ lệ sai hỏng của kẹo giai đoạn 1999-2005 (Trang 30)
Bảng 7: Tỷ lệ sai hỏng của kẹo giai đoạn 1999-2005. - Giải pháp quản lý chất lượng ở Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.docx
Bảng 7 Tỷ lệ sai hỏng của kẹo giai đoạn 1999-2005 (Trang 30)
Bảng 8: Các thiết bị trong quản trị chất lượng sản phẩm năm 2005 - Giải pháp quản lý chất lượng ở Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.docx
Bảng 8 Các thiết bị trong quản trị chất lượng sản phẩm năm 2005 (Trang 37)
Bảng 8: Các thiết bị trong quản trị chất lượng sản phẩm năm 2005 - Giải pháp quản lý chất lượng ở Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.docx
Bảng 8 Các thiết bị trong quản trị chất lượng sản phẩm năm 2005 (Trang 37)
Bảng 9 Một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu của Cơng ty giai đoạn 2006-2008 - Giải pháp quản lý chất lượng ở Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.docx
Bảng 9 Một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu của Cơng ty giai đoạn 2006-2008 (Trang 42)
Bảng 9 Một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty - Giải pháp quản lý chất lượng ở Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.docx
Bảng 9 Một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty (Trang 42)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w