Cơ sở lý luận, nội dung và vai trò của nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia: Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia là một trong nhữ
Trang 1Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia và
thưc tiễn áp dụng
Mục Lục
1 Cơ sở lý luận, nội dung và vai trò của nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia: 2
2 Thực tiễn áp dụng và đảm bảo thực hiện nguyên tắc xét xử có Hội thẩm nhân dân ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: 4
a Chất lượng hoạt động của các Hội thẩm nhân dân còn chưa cao: 5
b Khối lượng công việc các Hội thẩm phải đảm nhận là rất lớn: 7
3 Một số kiến nghị: 9
a Tăng cường các tiêu chuẩn lựa chọn Hội thẩm: 9
b Số lượng hội thẩm trong Hội đồng xét xử: 10
c Chính sách đãi ngộ: 10
Phụ lục 12
1 Cơ sở lý luận, nội dung và vai trò của nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia:
Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia là một trong những nguyên tắc quan trọng về tổ chức hoạt động xét xử của Tòa án, là một nguyên tắc Hiến định được quy định ngay từ những bản Hiến Pháp đầu tiên của
Trang 2Nhà nước Việt Nam – Hiến pháp năm 1946 (Điều thứ 65, với tên gọi là “phụ thẩm nhân dân” ) Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân Vì vậy, công dân có quyền được tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước và xã hội Hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động tố tụng dân
sự nói riêng là một trong các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước, do đó, công dân hoàn toàn có quyền được tham gia, được thể hiện tiếng nói của mình trong công tác xét xử các vụ án dân sự của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Hội thẩm chính là những cá nhân được nhân dân tín nhiệm bầu ra (thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp), đại diện cho người dân địa phương tham gia vào hoạt động xét xử tại các Tòa án dân sự ở khu vực của mình
Hiện nay, nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia được quy định tương đối cụ thể tại Điều 129 Hiến pháp năm 1992, Điều 4 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 vàBộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (gọi tắt là
BLTTDS) Điều 11 BLTTDS quy định “việc xét xử các vụ án dân sự có Hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của Bộ luật này Khi xét xử, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán” Quy định này tiếp tục được cụ thể hóa tại các điều luật tiếp theo của BLTTDS và các văn bản hướng dẫn thi hành Theo đó, thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự phải bao gồm “một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân”, còntrong trường hợp đặc biệt, Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể bao gồm“hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân” (Điều 52 BLTTDS) Hội thẩm được tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án; đề nghị Chánh án, Thẩm phán ra các quyết định cần thiết thuộc thẩm quyền; tham gia xét xử vụ án dân sự và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử;… (các Điều 42, 222, 236,…
BLTTDS; Mục 9 Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án cấp sơ thẩm” của BLTTDS;…) Như vậy, theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, việc xét xử các vụ án dân sự nhất thiết phải có sự góp mặt của các Hội thẩm nhân dân theo quy định của pháp luật, đồng thời, các Hội thẩm
có quyền tương đương với Thẩm phán khi tham gia quá trình xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền
Hội thẩm nhân dân, đúng như tên gọi của mình, là những người có đời sống hòa nhập với cộng đồng dân cư ở địa phương, là các cá nhân ưu tú được chọn ra từ đại diện của các giới, các ngành, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp,… Vì vậy, họ dễ dàng thấu hiểu được tâm tư, nguyện vọng của cộng đồng, nắm bắt được dư luận
Trang 3quần chúng nhân dân và phong tục tập quán ở địa phương Do đó, Hội thẩm một mặt có thể nhìn nhận một cách khách quan đối với các sự kiện, vụ việc dưới góc nhìn của quần chúng nhân dân, chứ không phải từ góc độ của một luật gia thuần túy; mặt khác, với những hiểu biết của mình, Hội thẩm có thể bổ sung cho Thẩm phán những kiến thức xã hội cần thiết trong quá trình xét xử để từ đó, Tòa án có thể đưa ra được các phán quyết đúng pháp luật, được xã hội đồng tình ủng hộ Chính vì thế, việc áp dụng nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia giữ một vai trò vô cùng quan trọng, không những tạo điều kiện cho mọi người dân tham gia vào việc thực hiện cũng như giám sát công việc của Nhà nước, bảo đảm thực hiện dân chủ trong tố tụng dân sự, mà còn tạo điều kiện cho Tòa án giải quyết đúng đắn các vụ án dân sự, đồng thời phát huy được tác dụng giáo dục tại phiên tòa, nâng cao ý thức pháp luật cho mọi người và cộng đồng Do
đó, có thể khẳng định rằng, nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia là một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
2 Thực tiễn áp dụng và đảm bảo thực hiện nguyên tắc xét xử có Hội thẩm nhân dân ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay:
Có thể khẳng định rằng, ngành Tòa án Việt Nam trong những năm vừa qua đã tích cực thực hiện và đảm bảo nguyên tắc xét xử có Hội thẩm nhân dân trong hoạt động
tố tụng nói chung và hoạt động tố tụng dân sự nói riêng, cả về mặt số lượng và chất lượng Chẳng hạn ở Hà Nội, tính đến năm 2010, toàn ngành Tòa án đã có 740 Hội thẩm nhân dân, trong đó Hội thẩm nhân dân cấp thành phố có 84 người, cấp huyện
có 656 người Các Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn các Đoàn Hội thẩm đã giúp Chánh án quản lý về mọi mặt đối với các Hội thẩm toàn ngành và phân công tất cả các Hội thẩm tham gia xét xử Về mặt chất lượng, để đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc xét xử có Hội thẩm nhân dân trong hoạt động tố tụng, trong công tác chuẩn bị xét xử, các Hội thẩm đã dành nhiều thời gian nghiên cứu hồ sơ, bảo đảm cho việc xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp, phát huy được nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, góp phần tích cực vào kết quả công tác của ngành Ngoài ra,
về phía các cơ quan Tòa án, trong những năm qua, lãnh đạo Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã kịp thời ban hành các văn bản pháp luật cần thiết, đồng thời tổ chức nhiều đợt tập huấn cho Hội thẩm toàn ngành, kịp thời bổ sung, hỗ trợ kinh phí để bồi dưỡng cho Hội thẩm, đảm bảo cho đời sống vật chất, tinh thần của Hội thẩm,…
Trang 4Hay như ở thành phố Hồ Chí Minh, trong buổi tổng kết nhiệm kỳ Hội thẩm nhân dân 2004 - 2011 của Tòa án nhân dân thành phố diễn ra vào ngày 15/6/2011 vừa qua, các ý kiến đều cho rằng chất lượng xét xử của Hội thẩm trong nhiệm kỳ đã được cải thiện rõ rệt, chất lượng của các phiên tòa đã được nâng lên so với các nhiệm kỳ trước Điều này có được là nhờ việc hằng năm, Tòa án thành phố luôn tổ chức các buổi tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn theo từng chuyên đề, đồng thời triển khai các văn bản pháp luật mới ban hành Ngành tòa án thành phố cũng đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các Hội thẩm được tham gia nghiên cứu hồ
sơ vụ án, cung cấp đầy đủ các tài liệu, văn bản pháp luật mới,… Qua đó đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân Chính vì vậy, theo đánh giá của Tòa án nhân dân tối cao, kết quả xét xử của ngành Tòa án trong giai đoạn vừa qua luôn có sự đóng góp rất lớn của đội ngũ Hội thẩm nhân dân
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả và thành tựu đáng ghi nhận đã đạt được trong thời gian qua, thực tiễn áp dụng nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân ở nước ta hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, do vậy chưa phát huy được triệt để vai trò cũng như ý nghĩa to lớn của nguyên tắc này đối với hoạt động tố tụng dân sự nói riêng và hoạt động tố tụng nói chung Những hạn chế
cơ bản phải kể đến là:
a Chất lượng hoạt động của các Hội thẩm nhân dân còn chưa cao:
Các Hội thẩm nhân dân luôn chiếm số lượng áp đảo trong Hội đồng xét xử vụ án dân sự sơ thẩm (Điều 52 BLTTDS), thể hiện tính chất dân chủ trong hoạt động tố tụng dân sự ở Việt Nam Tuy nhiên, trên thực tế, chất lượng hoạt động của một bộ phận không nhỏ các Hội thẩm lại chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu xét xử trên thực tiễn cũng như yêu cầu của nguyên tắc, do đó chưa phát huy được vai trò của mình trong việc giải quyết các vụ án, dẫn đến nhiều trường hợp, thậm chí, bóp méo nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân Cụ thể:
- Thứ nhất, trình độ, kiến thức về pháp lý cũng như vấn đề thái độ ứng xử trong nghề nghiệp của không ít Hội thẩm còn nhiều hạn chế
Về mặt tiêu chuẩn luật định, theo quy định tại Điều 5 Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án Nhân dân 2002 và Điều 7 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội thẩm Tòa án nhân dân (ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 05/2005/NQLT/
Trang 5TANDTC-BNV-UBTWMTTQVN) thì ngoài các tiêu chuẩn nhưtrung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt,… thì một Hội thẩm còn phải có “kiến thức pháp lý” Vậy câu hỏi đặt ra thế nào là “có kiến thức pháp lý”, “có” ở mức độ nào thì
đủ ? Như vậy, đây là một quy định không rõ ràng và rất chung chung Điều này đã dẫn đến một thực tế là nhiều Hội thẩm không được qua các trường lớp đào tạo chuyên môn, không phải là người hoạt động pháp luật chuyên nghiệp, do đó hiểu biết của họ về pháp luật có rất nhiều hạn chế Thực tiễn xét xử cho thấy, nhiều vị Hội thẩm chỉ hỏi những tình tiết đơn giản, không giúp ích nhiều cho việc làm sáng
tỏ bản chất vụ án, hoặc, có những vị chỉ hỏi những câu mang tính nhắc lại, khẳng định lại khi những thành viên khác đã hỏi Đáng nói hơn, nhiều Hội thẩm khi tham gia giải thích pháp luật trước Tòa án, do kiến thức chuyên môn hạn hẹp nên đã làm sai lệch bản chất của các quy định pháp luật,… Chưa kể, một số Hội thẩm còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của các buổi tập huấn nghiệp vụ, các buổi họp rút kinh nghiệm về công tác chuyên môn nên ít tham dự,…
Một vấn đề quan trọng khác, đó là về mặt thái độ ứng xử trong nghề nghiệp Điều đáng buồn rằng, trên thực tế, vẫn tồn tại một bộ phận không nhỏ các Hội thẩm thể hiện thái độ chưa nghiêm túc và đúng đắn, nếu không muốn nói là vô trách nhiệm, bàng quang, dửng dưng khi tham gia vào quá trình học tập, tập huấn nghiệp vụ, tham gia tố tụng,… Đây thực sự là một vấn đề đáng suy ngẫm về vấn đề chất lượng của đội ngũ Hội thẩm nhân dân hiện nay
- Thứ hai, từ cách thức lựa chọn Hội thẩm nhân dân hiện nay ở nước ta, có thể thấy hầu hết nguồn của Hội thẩm là từ các công chức, viên chức nhà nước kiêm nhiệm hoặc đã nghỉ hưu, các giáo viên, nông dân, phụ nữ, cán bộ địa phương, tổ trưởng dân phố hay các nhà tâm lý xã hội,… Có thể nói, cách thức lựa chọn này thể hiện tính đại diện và khách quan rất cao, tuy nhiên, với những đối tượng này, thường thì động lực để họ tham gia vào các vụ án là không cao, bởi lẽ lợi ích của họ trong các
vụ án đó cũng chẳng có nhiều Cụ thể:
(1) Về mặt thu nhập: khi làm nhiệm vụ xét xử, Hội thẩm sẽ được hưởng một khoản phụ cấp luật định (khoản 2, Điều 8 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội thẩm Tòa án nhân dân) Theo quyết định số 241/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng quy định
về chế độ bồi dưỡng phiên toà, thì chế độ bồi dưỡng phiên toà đối Hội thẩm trong một ngày xét xử là 50.000 đồng (khoản 4, Điều 1) Như vậy, có thể thấy các khoản bồi dưỡng mà các Hội thẩm được hưởng trong một ngày xét xử là quá ít ỏi, do đó
Trang 6không thể thu hút được các Hội thẩm tham gia tích cực vào hoạt động tố tụng của mình;
(2) Về mặt trách nhiệm: Tòa án không phải là nơi những Hội thẩm nói trên bị kỷ luật lao động như thăng, giáng cấp, nâng lương, trừ lương,… có chăng chỉ là có được tham gia ở nhiệm kỳ tiếp theo hay không, hay có được thường xuyên tham gia xét xử hay không mà thôi Như vậy, việc thiếu đi những chế tài cần thiết, ảnh hưởng đến những lợi ích “sát sườn” của các Hội thẩm đã khiến cho các vị cán bộ này mất đi động lực để thực hiện tốt các nhiệm vụ và quyền hạn mà nhân dân đã giao phó cho mình
b Khối lượng công việc các Hội thẩm phải đảm nhận là rất lớn:
Nếu như các thẩm phán được xét xử các vụ án thuộc phạm vi chuyên môn của mình tại các Tòa (Tòa kinh tế, Tòa lao động,…), thì một Hội thẩm nhân dân lại có thể được tham gia xét xử tất cả các loại án từ dân sự, hôn nhân, đến kinh tế, thương mại, lao động,… Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, với trình độ, kiến thức pháp luật của Hội thẩm nhân dân còn nhiều hạn chế như hiện nay, trong thời gian nghiên cứu hồ sơ lại ít hơn Thẩm phán, thì Hội thẩm nhân dân khó có thể có đủ điều kiện
để đánh giá toàn diện và hiệu quả các hồ sơ để có thể đưa ra được các quyết định đúng đắn về vụ án, nhất là đối với những vụ có nhiều tình tiết phức tạp như án dân
sự về tranh chấp đất đai, thừa kế, những vụ án có nhiều đương sự tham gia,… Có thể khẳng định rằng, việc phải đảm nhận xét xử nhiều loại vụ án như vậy thì ngay
cả các thẩm phán được đào tạo chuyên nghiệp cũng cảm thấy khó khăn, phức tạp, vậy một Hội thẩm với các tiêu chuẩn và chất lượng như đã phân tích liệu có đủ khả năng xét xử hay không ? Chính thực tế này đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng thực thi nhiệm vụ và quyền hạn của bản thân các Hội thẩm, qua đó ảnh hưởng tới việc áp dụng và đảm bảo thực hiện nguyên tắc xét xử có Hội thẩm nhân dân trong hoạt động tố tụng dân sự ở nước ta
Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam trao cho Hội thẩm nhân dân một vị trí khá quan trọng, đó là số lượng Hội thẩm nhân dân bao giờ cũng chiếm tỷ lệ cao hơn so với Thẩm phán trong thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm Đây là một lợi thế để các Hội thẩm nhân dân thể hiện sự “ngang quyền” đối với các thẩm phán và thực hiện việc “quyết định theo đa số” trên tinh thần dân chủ Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, với những hạn chế cơ bản nêu trên, thì việc trao cho các Hội
Trang 7thẩm quyền lực lớn như hiện nay (khi xét xử, Hội thẩm được “ngang quyền” với Thẩm phán – những cá nhân được đào tạo pháp luật chuyên nghiệp) là hoàn toàn chưa phù hợp Chưa kể, trường hợp khi gặp phải những đương sự là những người
có trình độ pháp luật, bị đơn có người giám hộ, người đại diện là các chuyên gia pháp luật, là các luật sư chuyên nghiệp trợ giúp thì với trình độ của Hội thẩm như trên chắc chắn sẽ không đủ năng lực để “đấu” lại với họ và do đó, không thể phát huy được vai trò của Hội thẩm trong hoạt động tố tụng dân sự Vì vậy, trong nhiều trường hợp, vai trò của Hội thẩm đã bị bóp méo, chỉ mang tính hình thức, tượng trưng mà thôi
Như vậy, có thể khẳng định rằng, chính những hạn chế cơ bản nói trên đã cản trở việc áp dụng nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân trong thực tiễn hoạt động tố tụng dân sự ở nước ta hiện nay, do đó chưa phát huy được triệt để
ý nghĩa và vai trò to lớn của nguyên tắc này đối với hoạt động xét xử các vụ án dân
sự ở Việt Nam
3 Một số kiến nghị:
Để nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia thực sự có tính khả thi, đồng thời phát huy được ý nghĩa cũng như vai trò to lớn của nguyên tắc đối với hoạt động tố tụng dân sự ở nước ta, theo chúng tôi, pháp luật cần được sửa đổi theo hướng:
a Tăng cường các tiêu chuẩn lựa chọn Hội thẩm:
Trong giai đoạn hiện nay, để phù hợp với tình hình thực tiễn ở Việt Nam, theo nhóm chúng tôi, tiêu chuẩn lựa chọn Hội thẩm nhân dân nên được sửa đổi, bổ sung theo hướng: các Hội thẩm phải có trình độ cử nhân Luật hoặc đã qua công tác pháp luật trong một khoảng thời gian nhất định (từ 3 đến 5 năm chẳng hạn) Có như vậy, Hội thẩm mới thực sự có đủ khả năng để nghiên cứu các hồ sơ vụ án và đưa ra được các quyết định đúng đắn
Bên cạnh đó, để đảm bảo sự “ngang quyền với Thẩm phán”, cũng như để tăng cường chất lượng hoạt động của Hội thẩm trong việc xét xử các vụ án dân sự, theo
ý kiến của nhóm, pháp luật cần sửa đổi theo hướng tăng cường hơn nữa tính độc lập của các Hội thẩm, Đoàn Hội thẩm đối với Tòa án Cụ thể, hiện nay Đoàn Hội thẩm nhân dân là một tổ chức chịu sự quản lý khá toàn diện của Chánh án Tòa án
Trang 8nhân dân cùng cấp (Chánh án tham gia việc chuẩn bị nhân sự và giới thiệu bầu Hội thẩm, quản lý kinh phí hoạt động, phân công Hội thẩm tham gia Hội đồng xét xử, ) Do đó, các Hội thẩm bị phụ thuộc khá nhiều vào cơ quan Tòa án nói chung và các Chánh án Tòa án nói riêng, như vậy không thể bảo đảm được tính khách trong hoạt động xét xử Vì lí do đó, theo nhóm, Đoàn Hội thẩm cần có Trưởng đoàn và Phó trưởng đoàn làm việc theo chế độ chuyên trách và là người thay Chánh án trực tiếp quản lý, phân công việc tham gia xét xử của Hội thẩm nhân dân Đồng thời, Đoàn Hội thẩm cần có kinh phí hoạt động riêng (ngoài nguồn hỗ trợ từ ngân sách)
và tự chịu trách nhiệm trong việc quản lý nguồn kinh phí này Làm như vậy, một mặt sẽ giảm bớt công việc cho Tòa án, mặt khác việc lựa chọn Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử các vụ án cụ thể sẽ trở nên khách quan hơn, đồng thời tăng cường tính tự chủ cũng như trách nhiệm của các Đoàn Hội thẩm trong việc thực thi nhiệm
vụ và quyền hạn của mình Từ đó, trong thời gian chuẩn bị xét xử, Hội thẩm nhân dân sẽ phải hết sức nỗ lực trong việc nghiên cứu hồ sơ, xem xét những tình tiết, tài liệu liên quan đến vụ án, nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh vụ án, trên cơ sở
đó tự mình chuẩn bị kế hoạch thẩm vấn tại phiên tòa, như vậy các Hội thẩm sẽ chủ động hơn khi tham gia xét xử và thể hiện sự “ngang quyền” với Thẩm phán
b Số lượng hội thẩm trong Hội đồng xét xử:
Như đã phân tích, hiện nay, trong Hội đồng xét xử, số lượng Hội thẩm nhân dân luôn nhiều hơn Thẩm phán, trong khi trình độ chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp của không ít Hội thẩm nhân dân còn nhiều yếu kém so với Thẩm phán Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến các phán quyết cuối cùng của Tòa án, không loại trừ trường hợp dẫn đến việc các vụ án bị xử oan, xử sai, xử theo cảm tính, không đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật Chính vì lẽ đó, để phù hợp với tình hình thực tiễn trong giai đoạn hiện nay, các nhà làm luật nên giảm số lượng thành viên Hội thẩm nhân dân xuống còn ít hơn Thẩm phán, hoặc ít nhất cần quy định mỗi phiên xét xử cần có số Thẩm phán ngang bằng với số Hội thẩm để cân bằng lực lượng khi biểu quyết và từ đó, bổ sung cơ chế giải quyết thích hợp trong trường hợp tỉ lệ biểu quyết là ngang nhau (chẳng hạn, trong trường hợp này
ưu tiên quyết định của bên có nhiều thẩm phán hơn)
c Chính sách đãi ngộ:
Trang 9Đi đôi với việc tiêu chuẩn hóa đội ngũ Hội thẩm nhân dân, Nhà nước cần sửa đổi,
bổ sung các chính sách đãi ngộ, chế độ bồi dưỡng thỏa đáng cho các cán bộ Hội thẩm, đặc biệt là phải nâng cao mức phụ cấp cho các Hội thẩm nhân dân, phù hợp với trách nhiệm của các Hội thẩm cũng như tình hình kinh tế - xã hội,… Đồng thời, cần quy định rõ trách nhiệm, các chế tài đối với Hội thẩm trong việc thực thi
có hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tránh tình trạng quy định chung chung, không cụ thể, làm mất động lực phấn đấu của các Hội thẩm Có như vậy, Hội thẩm nhân dân mới hết lòng trong công tác xem xét hồ sơ, đưa ra các nhận định đúng đắn trong quá trình xét xử, để từ đó thực sự phát huy được vai trò của mình trong việc bổ sung cho Thẩm phán những kiến thức xã hội cần thiết trong quá trình xét xử để có được một phán quyết đúng pháp luật, được xã hội đồng tình ủng
hộ Nhờ đó, việc áp dụng nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia mới thực sự đem lại hiệu quả theo đúng như tinh thần mà các nhà làm luật và nhân dân mong muốn
Trên đây là một số kiến nghị của nhóm nhằm đảm bảo cho việc áp dụng nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia trở nên có hiệu quả hơn trong thực tế Hi vọng rằng, với việc áp dụng các kiến nghị trên, trong tương lai không xa, chất lượng của đội ngũHội thẩm nhân dân sẽ tiếp tục được tăng cường hơn nữa để thực hiện đúng và tốt các nhiệm vụ và quyền hạn của mình
Phụ lục
Vài nét về chế định Hội thẩm nhân dân trong pháp luật của một số nước
Theo quy định của pháp luật một số nước, trong thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể có sự tham gia của Bồi thẩm đoàn hoặc Hội thẩm nhân dân Việc có Bồi thẩm đoàn tham gia xét xử tại phiên tòa dân sự cũng như hình sự (trial by jury)
là truyền thống của những nước thuộc hệ thống pháp luật án lệ như Anh, Mỹ Mặc
dù, Bồi thẩm đoàn cũng là đại diên của quần chúng nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử nhưng vai trò của họ có điểm khác so với Hội thẩm nhân dân của nước
ta Họ tham gia xét xử với nhiệm vụ chủ yếu là xem xét các tình tiết của vụ việc
Ở Mỹ, Bồi thẩm đoàn được coi là những thẩm phán không chuyên, mà ý nghĩa của việc này là công dân được xét xử bởi những người ngang bằng Có hai loại Tòa án
có bồi thẩm đoàn là Tòa Hình sự (criminal) và Tòa Dân sự (civil).Làm bồi thẩm viên (jury duty) là một quyền lợi và nhiệm vụ quan trọng của công dân Hoa Kỳ
Trang 10được Hiến Pháp quy định Các thành viên của bồi thẩm đoàn được lựa chọn một cách ngẫu nhiên từ một bộ phận của cộng đồng Theo truyền thống, bồi thẩm đoàn thường gồm 12 người Lấy ví dụ trong các vụ án hình sự, Hiến pháp Mỹ quy định
“tất cả các phiên tòa hình sự, trừ trường hợp phạm trọng tội, đều phải có Bồi thẩm đoàn tham gia xét xử;…” , nhiệm vụ của bồi thẩm đoàn là tìm hiểu chứng cớ cấu thành tội phạm do công tố viên (đại diện nhà nước) đưa ra và được quan tòa cho phép cứu xét tại tòa, cũng như các chứng cớ hay lý do phản bác của bị cáo Sau đó bồi thẩm đoàn sẽ nghị án là bị cáo “có tội” hay “không có tội”
Ở những nước theo truyền thống pháp luật dân sự lại không có truyền thống tổ chức phiên tòa có Hội thẩm nhân dân Ở Cộng hòa Pháp, Hội thẩm nhân dân chỉ tham gia vào Hội đồng xét xử sơ thẩm của các Tòa án chuyên biệt Họ là những người hoạt động trong lĩnh vực mà các bên có tranh chấp hoặc có am hiểu về lĩnh vực đó Đối với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, theo Điều 40 BLTTDS thì khi xét
xử vụ việc dân sự có thể có Hội thẩm nhân dân tham gia nhưng “trong thực tế hầu như các Tòa án Trung Hoa không mời Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử Trừ một số ít trường hợp phải tham khảo ý kiến của những nhà chuyên môn trong quá trình xét xử thì Tòa án mời Hội thẩm nhân dân là người am hiều về lĩnh vực
chuyên môn đó (và cũng chỉ mời một Hội thẩm nhân dân)”
Ở Nhật Bản, trong tố tụng dân sự không có hệ thống xét xử có Bồi thẩm đoàn nhưng có một hệ thống xét xử bởi Ủy ban hòa giải hoặc Ủy viên xét xử với thủ tục tương tự như hệ thống bồi thẩm đoàn Nếu xét thấy cần thiết, Tòa án có thể chọn
ủy viên xét xử trong số những người có danh tiếng và quan điểm rộng rãi để tham gia phiên tòa và đưa ra phán xét sau khi nghe ý kiến của các bên Hệ thống này được đặc biệt áp dụng tại Tòa Giản lược, nơi giải quyết các vụ việc liên quan đến cuộc sống hàng ngày của nhân dân
Danh mục tài liệu tham khảo
- Các văn bản:
+ Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001);
+ Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004;
+ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002;
+ Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án Nhân dân năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2011);
+ Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án cấp sơ thẩm”