1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC CHIẾM HỮU THỰC SỰ QUA MỘT SỐ VỤ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ VỀ LÃNH THỔ - SỰ VẬN DỤNG CHO TRƯỜNG HỢP CỦA VIỆT NAM

101 590 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 2,18 MB

Nội dung

Các quốc gia khác có nghĩa vụ phải tôn trọng sự lựa chọn này; - Quốc gia tự quy định chế độ pháp lý đối với từng vùng lãnh thổ của quốc gia; - Quốc gia có quyền sở hữu hoàn toàn đối vớ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT QUỐC TẾ

NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI

THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC CHIẾM HỮU THỰC SỰ QUA MỘT SỐ VỤ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ VỀ LÃNH THỔ

- SỰ VẬN DỤNG CHO TRƯỜNG HỢP CỦA VIỆT NAM

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT CHUYÊN NGÀNH LUẬT QUỐC TẾ

TP HỒ CHÍ MINH, 2013

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT QUỐC TẾ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

MỘT SỐ VỤ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ VỀ LÃNH THỔ

- SỰ VẬN DỤNG CHO TRƯỜNG HỢP CỦA VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI KHOÁ: 34 MSSV: 0955050336

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS TRẦN THĂNG LONG

TP HỒ CHÍ MINH, 2013

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình do chính tôi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Trần Thăng Long Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong

luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác

Tác giả

NGUYỄN TẤN HOÀNG HẢI

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ XÁC LẬP CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ TRONG LUẬT

QUỐC TẾ 1

1.1 Khái niệm và các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia 1

1.1.1 Khái niệm lãnh thổ quốc gia 1

1.1.2 Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia 3

1.2 Chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ 7

1.2.1 Khái niệm chủ quyền lãnh thổ quốc gia 7

1.2.2 Nội dung chủ quyền lãnh thổ quốc gia 8

1.2.3 Quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia 9

1.3 Các phương thức xác lập chủ quyền lãnh thổ trong luật quốc tế 11

1.3.1 Xác lập chủ quyền lãnh thổ truyền thống 11

1.3.2 Xác lập chủ quyền lãnh thổ trên cơ sở chuyển nhượng tự nguyện 12

1.3.3 Xác lập chủ quyền lãnh thổ theo thời hiệu 13

1.3.4 Xác lập chủ quyền lãnh thổ theo nguyên tắc kế cận 14

1.3.5 Xác lập chủ quyền lãnh thổ lãnh thổ theo sự chiếm hữu 16

1.4 Ý nghĩa của việc áp dụng nguyên tắc chiếm cứ lãnh thổ trong giải quyết tranh chấp quốc tế 22

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC CHIẾM HỮU THỰC SỰ QUA MỘT SỐ VỤ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ VỀ LÃNH THỔ 25

2.1 Lãnh thổ chiếm hữu phải là vô chủ 25

2.2 Việc chiếm hữu phải là hành động của nhà nước 31

2.3 Việc chiếm hữu phải là công khai 35

2.4 Việc chiếm hữu một cách thực sự 40

2.5 Việc chiếm hữu phải liên tục và hòa bình 48

CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC CHIẾM HỮU THỰC SỰ TRONG VIỆC KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN ĐỐI VỚI HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA 52

3.1 Vài nét về hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa và tình hình tranh chấp 52

3.1.1 Vài nét về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa 52

Trang 5

3.1.2 Tình hình tranh chấp 53

3.2 Vận dụng nguyên tắc chiếm hữu thực sự trong vấn đề khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa 55

3.2.1 Về tính vô chủ 55

3.2.2 Về tiêu chí “hành động của nhà nước” 59

3.2.3 Về việc chiếm hữu phải hòa bình và công khai 61

3.2.4 Về việc chiếm hữu lâu dài, liên tục 69

3.2.5 Về tiêu chí “chiếm hữu thực sự” 70

3.3 Một số kiến nghị 77

KẾT LUẬN 82

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một quốc gia nằm trên bờ Biển Đông, có đường bờ biển trải dài hơn 3260 km với hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ, trong đó phải kể đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - là những vùng lãnh thổ vốn thuộc về Việt Nam từ lâu đời Tầm quan trọng đặc biệt của hai quần đảo này không chỉ bởi nguồn tài nguyên phong phú mà còn là vị trí nằm ở trung tâm Biển Đông, là cầu nối giao thương hàng hải quốc tế quan trọng Kể từ thế kỷ XVII, nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu hai quần đảo từ khi chúng chưa thuộc về bất cứ quốc gia nào, và đã liên tục, thực sự thực hiện chủ quyền với danh nghĩa nhà nước, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của việc chiếm cứ và xác lập chủ quyền lãnh thổ theo luật quốc tế hiện đại Bất chấp thực tế

là hai quần đảo thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam, Trung Quốc và một số nước trong khu vực đã chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa và một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa Hơn thế nữa, những nước này cũng lên tiếng đòi hỏi chủ quyền và đưa ra những luận cứ biện hộ cho hành vi chiếm đóng bất hợp pháp tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Những diễn biến trong thời gian gần đây tại Biển Đông cho thấy tính chất phức tạp của vấn đề và nhu cầu phải giải quyết tranh chấp tại vùng biển này ngày càng trở nên cấp thiết

Rõ ràng là việc giải quyết hòa bình và công bằng tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông đòi hỏi các tranh chấp quốc tế giữa các bên liên quan cần phải được giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế Hiện nay, luật quốc tế có một số cơ chế nhằm giải quyết tranh chấp nói chung và giải quyết tranh chấp về luật biển nói riêng và việc giải quyết tranh chấp bằng các cơ chế này có thể là một sự lựa chọn hiệu quả nhằm giải quyết tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và các nước liên quan Để có thể sử dụng một cách có hiệu quả các cơ chế này, Việt Nam cần phải có sự chuẩn bị

kỹ lưỡng về mặt kỹ thuật, bao gồm những luận cứ pháp lý có tính thuyết phục đi kèm với những bằng chứng có giá trị cao và về nhân sự Nói một cách khác, để chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam thì cần phải có

Trang 7

một hệ thống những những luận điểm, những lập luận thuyết phục về việc chiếm hữu thực sự hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ra trước cộng đồng quốc tế Bên cạnh đó, thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế về lãnh thổ đã cung cấp những tư liệu và cơ sở củng cố cho lập luận của quốc gia tuyên bố chủ quyền trên cơ sở áp dụng nguyên tắc chiếm hữu thực sự Cuối cùng, những phân tích và lập luận trong các phán quyết có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến việc đưa ra các phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế cũng như những thiết chế tài phán quốc tế khác liên quan đến lãnh thổ

Trên cơ sở đó, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Thực tiễn áp dụng nguyên

tắc chiếm hữu thực sự qua một số vụ giải quyết tranh chấp quốc tế về lãnh thổ - Sự vận dụng cho trường hợp của Việt Nam” để làm khoá luận tốt nghiệp của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Về đề tài nghiên cứu chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hiện

đã có rất nhiều tài liệu bao gồm sách chuyên khảo, luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học, tham luận cũng như rất nhiều bài viết khác nhau trên mạng Internet Mỗi công trình nghiên cứu, mỗi bài viết đều khai thác vấn đề tranh chấp ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hay là vấn đề chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa ở nhiều khía cạnh khác nhau Tiêu biểu trong số đó có những tài liệu dưới đây:

- Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của tác giả Monique

Chemillier Gendreau: bằng cách dựa vào các tài liệu lưu trữ và tài liệu pháp lý mà tác giả thu thập được, tác giả đã tập trung phân tích lập luận của các bên liên quan đến cuộc tranh chấp hai quần đảo và đưa ra những giải pháp cho vấn đề tranh chấp phức tạp này dựa vào cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế và đặc biệt là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982

- Tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa và Luật pháp quốc tế của

tác giả Hoàng Trọng Lập Tác giả đã nghiên cứu một cách hệ thống về vấn đề tranh

Trang 8

chấp lãnh thổ cũng như đã vận dụng các quy định pháp luật quốc tế liên quan nhưng không phân tích rõ thông qua các vụ việc thực tiễn

- Luận văn cử nhân “Áp dụng luật quốc tế đối với các tranh chấp quần đảo

Hoàng Sa và Trường Sa” của tác giả Huỳnh Thị Kiều Anh Luận văn: chủ yếu tập

trung phân tích việc áp dụng pháp luật quốc tế trên cơ sở các lập luận của Việt Nam

- Đề tài nghiên cứu “Yêu sách các bên trong tranh chấp Biển Đông – Các

luận điểm pháp lý” của tác giả Hoàng Việt Đề tài này chủ yếu tập trung nghiên cứu

về yêu sách của các bên trong tranh chấp, trình bày, phân tích và đánh giá các bằng chứng lịch sử để từ đó chứng minh quá trình xác lập và thực hiện chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là phù hợp với thực tế lịch sử cũng như luật pháp quốc tế, đồng thời phân tích và phê phán yêu sách và lập luận sai trái của các bên (Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan) tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam

- Công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên “Khẳng định vững chắc chủ

quyền quốc gia ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Nhìn từ cơ sở lịch sử tới cơ sở pháp lý” của tác giả Võ Thị Hoà Đề tài chủ yếu tập hợp các bằng chứng để khẳng

định chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhưng không

đi sâu phân tích về nguyên tắc chiếm hữu thực sự thông qua các vụ tranh chấp lãnh thổ quốc tế

- Công trình nghiên cứu khoa học sinh viên “Áp dụng pháp luật quốc tế trong

việc giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” của nhóm tác giả

Trần Minh Tuấn - Võ Thị Hoà - Phạm Ngọc Thạch Nhóm tác giả đã vận dụng các

vụ việc thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Tòa án Công lý quốc tế và các cơ quan tài phán quốc tế để “tìm cách” áp dụng vào thực tiễn giải quyết tranh chấp về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Tuy nhiên nhóm tác giả chỉ trích dẫn các vụ việc về giải quyết tranh chấp lãnh thổ mà các cơ quan tài phán quốc

tế đã giải quyết chứ chưa nêu được mối liên hệ, so sánh và khả năng áp dụng biện

Trang 9

pháp tài phán quốc tế để giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường

Sa

- Bài viết

ằng, bứ

- Bài viết “Về chủ quyền lịch sử, pháp lý của Việt Nam đối với hai quần đảo

Hoàng Sa và Trường Sa” của tác giả Nguyễn Bá Diến Bài viết đưa ra những minh

chứng pháp lý khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Bài viết đã phân tích một số nội dung mới được trích dẫn trong các sách địa lý và bản đồ cổ của Việt Nam để chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này Bài viết cũng đưa ra thực trạng bảo vệ và thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo từ chiến tranh thế giới thứ hai tới nay và khẳng định nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu thật sự và công khai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, khi mà các quần đảo đó chưa thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào

Nhìn chung, các tài liệu và các công trình nghiên cứu nói trên đã phân tích một cách có hệ thống và khoa học về tình hình hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp; các yêu sách của các bên; các bằng chứng lịch sử, pháp lý và đặc biệt là lập luận của Việt Nam trong việc khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo này Tuy nhiên, các tài liệu, công trình nghiên cứu trên chưa tập trung nghiên cứu nội dung nguyên tắc chiếm hữu thực sự thông qua việc phân tích các bản án của Toà án Công lý quốc tế và các thiết chế tài phán quốc

tế khác liên quan

Trang 10

3 Mục đích nghiên cứu

Khoá luận hướng đến những mục đích sau đây:

Thứ nhất, phân tích làm sáng tỏ những cơ sở lý luận của pháp luậ ế trong xác lập chủ quyền lãnh thổ

Thứ hai, phân tích làm rõ nội dung của nguyên tắc chiếm hữu thực sự -

nguyên tắc được sử dụng trong việc xác lập chủ quyền lãnh thổ của luật quốc tế hiện đại thông qua việc phân tích những vụ việc điển hình để làm sáng tỏ những tiêu chuẩn của sự chiếm hữu thực sự

Thứ ba, phân tích những luận điểm chứng minh Việt Nam là quốc gia đáp

ứng đầy đủ những tiêu chuẩn của nguyên tắc chiếm hữu thực sự, qua đó khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là phù hợp với luật pháp quốc tế và không thể chối cãi

Thứ tư, góp phần cho việc chuẩn bị những luận điểm và xác định những bằng

chứng có tính thuyết phục cao trên cơ sở luật quốc tế, qua đó đóng góp cho việc đấu tranh khẳng định chủ quyền ở bình diện quốc tế, bao gồm cả việc tham gia các cơ chế giải quyết tranh chấp về lãnh thổ như trước Toà án Công lý quốc tế

quảng bá, tuyên truyền về ền thực sự

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Một là, nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận cơ bản của Luật quốc tế

về lãnh thổ, chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ nói chung và lãnh thổ trên biển nói riêng

Trang 11

- Hai là, nghiên cứu các phương thức xác lậ ền lãnh thổ trong luật quốc tế, bao gồm xác lập chủ quyền lãnh thổ truyền thống; xác lập chủ quyền lãnh thổ trên cơ sở chuyển nhượng tự nguyện; xác lập chủ quyền lãnh thổ theo thời hiệu; xác lập chủ quyền lãnh thổ theo nguyên tắc kế cận và xác lập chủ quyền lãnh thổ lãnh thổ theo sự chiếm hữu

- Ba là, phân tích những án lệ điển hình nhằm nghiên cứu các tiêu chuẩn của

nguyên tắc chiếm hữu thực sự cũng như luận cứ mà các bên tranh chấp sử dụng để viện dẫn khi đưa tranh chấp ra trước Toà án Công lý quốc tế hay những thiết chế giải quyết tranh chấp về lãnh thổ khác

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận: khoá luận được nghiên cứu trên cơ sở quan điể

nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như quan điể

- Các phương pháp cụ thể: phương pháp nghiên cứu lịch sử, sưu tầ

kê, logic, so sánh và phân tích tổng hợp để làm sáng tỏ nội dung vấn đề nghiên cứu, đưa ra những đánh giá khách quan về ền thật sự

6 Phạ

Phạm vi nghiên cứu của khoá luận tập trung vào những vấn đề sau:

- Những vấn đề lý luận liên quan đế ền lãnh thổ và thực tiễn về xác

tắc chiếm hữu thực sự

những thiết chế tài phán quốc tế khác liên quan đến giải quyết tranh chấp lãnh thổ

Trang 12

- Những luận cứ, tư liệu lịch sử và những thành quả nghiên cứu về ề

ủa các tác giả trong nước và nước ngoài

7 Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

Khóa luận có thể được sử dụng như một lập luận của Việt Nam trong việc chứng minh chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nếu được đưa

ra trước Tòa án công lý quốc tế và các thiết chế tài phán quốc tế khác liên quan Bên cạnh đó khóa luận còn có thể được dùng để làm tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền về chủ quyền biển đảo của Việt Nam Ngoài ra, khóa luận này còn có thể được sử dụng trong sách Trắng của Bộ Ngoại Giao trong việc đưa ra những lý lẽ để chứng minh chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như có thể làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông

8 Bố cục khoá luận

Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, danh mụ ảo, khoá luận được chia thành ba chương

Chương 1: Vấn đề xác lập chủ quyền lãnh thổ trong luật quốc tế

Chương 2: Thực tiễn áp dụng nguyên tắc chiếm hữu thực sự qua một số vụ giải quyết tranh chấp quốc tế về lãnh thổ

Chương 3: Vận dụng nguyên tắc chiếm hữu thực sự trong việc khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Trang 13

CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ XÁC LẬP CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ TRONG LUẬT QUỐC TẾ

Trong lịch sử phát triển của luật quốc tế, những nguyên tắc và quy phạm pháp luật về xác lập chủ quyền lãnh thổ đã được hình thành trên cơ sở thực tiễn quan hệ quốc tế Hiện nay các nguyên tắc, quy phạm pháp luật này là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc phân xử các trường hợp tranh chấp lãnh thổ, làm cơ sở chứng minh chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ tranh chấp Chương này trình bày nguyên tắc chiếm cứ lãnh thổ trong luật pháp quốc tế và phân tích ý nghĩa của nó đến việc giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ

1.1 Khái niệm và các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia

1.1.1 Khái niệm lãnh thổ quốc gia

Trong khoa học luật quốc tế, quốc gia là chủ thể cơ bản và chủ yếu tham gia

vào các quan hệ pháp lý quốc tế trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội Một thực thể được coi là quốc gia theo pháp luật quốc tế phải bao gồm các yếu tố cơ bản sau: dân cư ổn định; có lãnh thổ; chính phủ; khả năng tham gia vào các quan hệ pháp lý quốc tế.1 Lãnh thổ quốc gia là khái niệm dùng để chỉ một trong những bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng và không thể tách rời của bất kỳ quốc gia nào Lãnh thổ quốc gia là cơ sở, nền tảng vật chất không thể thiếu để quốc gia hình thành, tồn tại và phát triển2

Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm lãnh thổ quốc gia Theo tác giả Tăng Kim Đông thì “lãnh thổ quốc gia là một phần đất của quả địa cầu trên đó một dân tộc định cư và quyền uy của quốc gia được tôn trọng”.3 Theo tác giả Nguyễn Xuân Linh thì “lãnh thổ quốc gia gồm một phần của quả đất gồm: đất liền, hải đảo, lãnh hải, vùng nước, lòng đất dưới đất liền, dưới hải đảo, dưới lãnh hải, dưới vùng

Trang 14

nước và khoảng không trên các vùng ấy thuộc chủ quyền của một quốc gia”4

Theo giáo trình Luật quốc tế của Đại học Luật Hà Nội 2007 thì khái niệm “lãnh thổ quốc gia” được hiểu là các bộ phận lãnh thổ thuộc chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối hay riêng biệt của một quốc gia, tại đó, quốc gia duy trì giới hạn quyền lực nhà nước đối với cộng đồng dân cư nhất định Lãnh thổ quốc gia là toàn vẹn và bất khả xâm phạm dựa trên quy chế pháp lý về lãnh thổ quốc gia do quốc gia tự xác định, phù hợp với luật quốc tế.5 Còn theo giáo trình Luật quốc tế - quyển 1 của Đại học Luật

TP HCM thì khái niệm “lãnh thổ quốc gia” được hiểu là một phần của trái đất bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời trên chúng và lòng đất dưới chúng thuộc chủ quyền quốc gia.6

Như vậy, có thể hiểu khái niệm “lãnh thổ quốc gia” là “một phần của trái đất, bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời trên vùng đất và vùng nước, cũng như lòng đất dưới chúng thuộc chủ quyền hoàn toàn, riêng biệt và tuyệt đối của một quốc gia nhất định” Tuy nhiên, đối vớ

ộng hoà xã hội chủ nghĩa Việ

Lãnh thổ quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xác định một không gian quyền lực của quốc gia đối với một cộng đồng dân cư ổn định đồng thời tạo dựng và duy trì một trật tự pháp lý hoà bình và ổn định trong quan hệ giữa các quốc gia với nhau bởi vì đây không chỉ là vấn đề riêng của một nước mà nó còn có liên quan thiết thực đến quyền và lợi ích của các quốc gia khác Thực tiễn lịch sử

4

Nguyễn Xuân Linh (1995), Một số vấn đề cơ bản về luật quốc tế, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, tr 79

5 Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật quốc tế, NXB Công an nhân dân Hà Nội, tr 156

6

Đại học Luật TP HCM (2013), chú thích số 2, tr 229

Trang 15

của thế giới đã cho thấy rằng, từ trước đến nay các mâu thuẫn, xung đột về lãnh thổ

và biên giới là một trong những nguyên nhân phổ biến và chủ yếu của các cuộc chiến tranh với các quy mô khác nhau giữa các dân tộc và các quốc gia Ngoài ra, lãnh thổ quốc gia còn là “bằng chứng” pháp lý chứng minh sự hiện hữu của một quốc gia trên thực tế.7 Trong tập quán quốc tế có một nguyên tắc xác định rõ: “Nếu mất hoàn toàn lãnh thổ, quốc gia sẽ không tồn tại trên thực tế”.8

1.1.2 Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia

* Vùng đất 9

Vùng đất là một bộ phận lãnh thổ mà bất kỳ một quốc gia nào cũng phải có bao gồm phần đất lục địa, các đảo và các quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia Vùng đất của một quốc gia là toàn bộ phần đất liền (đất lục địa) và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của quốc gia kể cả các đảo gần bờ hoặc xa bờ Ví dụ: các quốc gia quần đảo như Nhật Bản10, Philippines11, Indonesia12 lãnh thổ vùng đất của quốc gia này bao gồm toàn bộ các đảo lớn, nhỏ thuộc chủ quyền của quốc gia đó

Bên cạnh đó, một số quốc gia lý luận rằng do có chủ quyền trên lãnh thổ đất liền, trên cơ sở thuyết lãnh thổ kế cận, quốc gia đó cũng sẽ có chủ quyền trên những vùng lãnh thổ vô chủ kế cận Hiện tại, một số quốc gia giáp với Bắc Cực13 đã tuyên

7

Ngô Hữu Phước (2010), Luật quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia, tr 293

8

Võ Thị Hoà (2011), Khẳng định vững chắc chủ quyền quốc gia ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Nhìn

từ cơ sở lịch sử tới cơ sở pháp lý, đề tài NCKH cấp trường, Đại học Luật TP HCM, tr 7

11

Philippines là một quần đảo với 7.107 hòn đảo với tổng diện tích đất liền gần 300.000 kilômét vuông (116.000 dặm vuông) Nó nằm giữa 116°40' và 126°34' đông, và 4°40' và 21°10' bắc, giáp với Biển Philippines ở phía đông, Biển Đông ở phía tây, và biển Celebes ở phía nam Đảo Borneo nằm cách vài trăm kilômét về phía tây nam và Đài Loan thẳng phía bắc Moluccas và Sulawesi ở phía nam và Palau ở phía đông phía trên Biển Philippines

Trang 16

bố chủ quyền đối với một bộ phận của Bắc Cực là hình rẻ quạt mà tâm là đỉnh Bắc Cực nối hai điểm ngoài cùng của lãnh thổ quốc gia đó

Luật quốc tế khẳng định quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối đối với lãnh thổ vùng đất “Quốc gia chủ nhà” là chủ thể duy nhất có đầy đủ các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các vấn đề pháp lý liên quan đến lãnh thổ vùng đất của quốc gia Thẩm quyền này của quốc gia chủ nhà là riêng biệt và tuyệt đối không kể vị trí toàn bộ hoặc một phần của lãnh thổ nằm ở đâu.14

Vùng nước quốc gia là toàn bộ các phần nước nằm trong đường biên giới

quốc gia Không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có đầy đủ các bộ phận cấu thành nên vùng nước của quốc gia theo quy định của luật quốc tế, chẳng hạn như trong trường hợp các quốc gia không có biển16

Dựa vào vị trí địa lý và tính chất chủ quyền quốc gia đối với từng bộ phận của vùng nước mà vùng nước quốc gia được chia thành bốn bộ phận là vùng nước nội địa, vùng nước biên giới, vùng nước nội thuỷ và vùng nước lãnh hải

+ Vùng nước nội địa

Vùng nước nội địa của quốc gia bao gồm biển nội địa17, các ao hồ, sông suối kể cả tự nhiên hay nhân tạo nằm trên đất liền hay biển nội địa Cũng như vùng đất, vùng nước nội địa thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia

Trang 17

+ Vùng nước nội thuỷ

Vùng nước nội thuỷ của một quốc gia chính là một bộ phận lãnh thổ trên biển của quốc gia có chiều rộng được xác định bởi một bên là bờ biển và một bên là đường cơ sở của quốc gia ven biển Nội thuỷ của quốc gia quần đảo được xác định theo Điều 47 Công ướccủa Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982, trong đó quốc gia quần đảo có thể vạch những đường khép kín để hoạch định ranh giới nội thuỷ của mình hoặc xác định theo tập quán quốc tế

Trong nội thuỷ, quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối Các quốc gia

có biển được tự do trong việc áp dụng luật pháp của mình trong việc điều chỉnh bất

kỳ việc sử dụng nào liên quan tới nội thủy cũng như các nguồn tài nguyên trong đó Tàu thuyền nước ngoài không có quyền tự do đi qua vùng nội thủy, kể cả qua lại không gây hại và phải xin phép trước khi vào nội thủy của quốc gia ven biển

+ Vùng nước lãnh hải

Vùng nước lãnh hải là một bộ phận cấu thành lãnh thổ trên biển, nằm phía

ngoài và tiếp liền với vùng nội thuỷ của quốc gia Theo quy định tại Điều 3 Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 thì chiều rộng của lãnh hải do chính quốc gia tự quy định nhưng không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở Theo Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ngày 12/5/1977 thì “Lãnh hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải

lý, ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm

Trang 18

ngoài cùng của các đảo ven bờ của Việt Nam ” Và điều này cũng được Luật biển Việt Nam năm 2012 quy định tại Điều 11: “Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.”

Chủ quyền của quốc gia đối với vùng lãnh hải không phải là tuyệt đối như đối với các vùng nước nội thủy, do có sự thừa nhận quyền qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải Tuy nhiên, chủ quyền của quốc gia ven biển được

mở rộng hoàn toàn và riêng biệt đối với vùng trời trên lãnh hải cũng như đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của vùng lãnh hải này Trong vùng trời phía trên lãnh hải, các quốc gia khác không có quyền tự do qua lại vô hại đối với các phương tiện bay (máy bay chẳng hạn) Đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, quốc gia ven biển cũng có toàn quyền định đoạt

* Vùng trời 18

Vùng trờ ảng không gian bao trùm lên vùng đấ

, thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của quố

Đường biên giới trên cao của vùng trời quốc gia hiện nay chưa có văn bản pháp lý quốc tế nào quy định Do vậy hầu hết các quốc gia đều không quy định cụ thể độ cao vùng trời thuộc chủ quyền của quốc gia mà chỉ tuyên bố xác lập chủ quyền quốc gia đối với vùng trời mà thôi.19 Quốc gia sẽ có chủ quyền tối cao và trọn vẹn trong việc thiết lập và thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với

các vấn đề pháp lý liên quan đến vùng trời quốc gia

Trang 19

* Vùng lòng đất 20

Vùng lòng đất của một quốc gia là toàn bộ phần nằm dưới vùng đất và vùng

nước của quốc gia, thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia Theo đó, quốc gia sẽ được thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các vấn đề pháp lý liên quan đến lãnh thổ vùng lòng đất của quốc gia

Luật quốc tế hiện hành cũng như luật quốc gia đều không quy định về giới hạn chiều sâu của vùng lòng đất dưới vùng đất và vùng nước quốc gia Lãnh thổ lòng đất hiện được mặc nhiên thừa nhận là kéo dài tới tận tâm trái đất

* Lãnh thổ đặc biệt 21

Ngoài các bộ phận cấu thành lãnh thổ tự nhiên của quốc gia đã nêu ở trên, tàu thuyền, máy bay quân sự, các công trình, thiết bị nhân tạo, các phương tiện mang cờ dấu hiệu riêng biệt và hợp pháp của quốc gia hoạt động trên vùng biển quốc tế, vùng nam cực, khoảng không vũ trụ ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia mình được thừa nhận như một phần lãnh thổ quốc gia với tên gọi là “lãnh thổ di động”, “lãnh thổ bay” hay “lãnh thổ bơi”

1.2 Chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ

1.2.1 Khái niệm chủ quyền lãnh thổ quốc gia

Chủ quyền quốc gia được hiểu là quyền tối cao tuyệt đối về lập pháp, hành pháp và tư pháp của quốc gia trên lãnh thổ của mình và sự độc lập, không lệ thuộc vào quyền lợi của bất kỳ quốc gia nào khác trong quan hệ quốc tế Chủ quyền quốc gia là một thuộc tính không thể tách rời của quốc gia.22 Còn theo giáo trình của Đại học Luật Hà Nội 2007 thì “chủ quyền quốc gia”23 được hiểu là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình24 và quyền độc lập của quốc gia trong

Trang 20

quan hệ quốc tế25 Qua đó, quốc gia thể hiện chủ quyền của mình trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, quân sự và ngoại giao Tất cả các nước đều có chủ quyền quốc gia Hiến chương Liên Hiệp Quốc khẳng định nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia: không một quốc gia nào được can thiệp hoặc khống chế, xâm phạm chủ quyền của một quốc gia khác.26

Như vậy, chủ quyền lãnh thổ quốc gia là một nội dung của chủ quyền quốc gia, khẳng định quyền làm chủ của quốc gia đó trên vùng lãnh thổ của mình Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền tối cao, tuyệt đối, hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia đối với lãnh thổ của mình Mỗi nước có quyền định đoạt mọi việc trên lãnh thổ của mình, không được xâm phạm lãnh thổ và can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.27 Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là tuyệt đối, bất khả xâm phạm, tôn trọng chủ quyền lãnh thổ quốc gia là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ và luật pháp quốc tế

1.2.2 Nội dung chủ quyền lãnh thổ quốc gia

Quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ là một thuộc tính không thể tách rời và vốn có của quốc gia Nó biểu hiện chủ quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm của quốc gia trên hai phương diện cơ bản đó là phương diện vật chất và phương diện quyền lực

Về phương diện vật chất 28

Quốc gia là chủ thể duy nhất và thực sự có toàn quyền chiếm giữ, sử dụng

và định đoạt hoàn toàn độc lập vấn đề pháp lý đối với lãnh thổ quốc gia trên cơ sở

mọi vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của quốc gia khác không có quyền can thiệp

25

Trong quan hệ quốc tế, quốc gia hoàn toàn độc lập, không bị lệ thuộc vào quốc gia khác trong vấn đề giải quyết đối ngoại của mình Việc tham gia của quốc gia vào các tổ chức quốc tế, vào các hoạt động quốc tế liên quốc gia và các hình thức hợp tác quốc tế khác là biểu hiện rõ nét kết quả thực hiện chủ quyền đối ngoại của quốc gia

26

Chủ quyền quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế giai đoạn hiện nay, xem tại:

nay.aspx Truy cập ngày: 29/4/2013

Trang 21

tôn trọng lợi ích và sự lựa chọn của cộng đồng dân cư sinh sống trên lãnh thổ đó Luật quốc tế hiện đại thừa nhận quyền dân tộc tự quyết là cơ sở pháp lý để thực hiện quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ Chính vì vậy, mọi vấn đề pháp lý liên quan đến việc định đoạt lãnh thổ quốc gia đều phải dựa trên ý chí và quyền tự quyết của nhân dân sống trên lãnh thổ quốc gia đó

Về phương diện quyền lực 29

Quyền lực của quốc gia được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia

mình Quyền lực này của quốc gia được thực hiện thông qua hoạt động của hệ thống các cơ quan nhà nước bao gồm các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp Toàn

bộ các hoạt động trên đều dựa trên các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành Các quốc gia khác có nghĩa vụ tôn trọng quyền lực của quốc gia chủ nhà, không được quyền chia sẻ hoặc áp đặt quyền lực của mình trên lãnh thổ quốc gia khác

Sự kết hợp đúng đắn và hài hoà giữa hai phương diện quyền lực và phương diện vật chất của quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ sẽ đảm bảo được chủ quyền của quốc gia về lãnh thổ đúng bản chất của nó.30 Trong những điều kiện kinh

tế - xã hội khác nhau, chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ sẽ có những nội dung khác nhau, tuỳ thuộc vào tính chất của từng thời kỳ lịch sử

1.2.3 Quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia 31

Quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối với lãnh thổ của mình Nội dung quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia được thể hiện thông qua các văn bản pháp luật quốc gia cũng như Hiến chương Liên Hiệp Quốc và các văn bản pháp lý quốc tế khác như Nghị quyết 2625 ngày 24/10/1970 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên

Trang 22

Hiệp Quốc, Nghị quyết 290 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về các nhân tố chủ yếu của hoà bình ngày 01/12/1949, Nghị quyết trao trả độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa ngày 14/12/1960 Quy chế pháp lý của quốc gia thường được thể hiện ở các mặt cơ bản sau32:

- Quốc gia có quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội phù hợp với nguyện vọng của cộng đồng cư dân sống trên lãnh thổ mà không có sự can thiệp từ bên ngoài, dưới bất kỳ hình thức nào;

- Quốc gia có quyền tự do lựa chọn phương hướng phát triển đất nước, thực hiện những cải cách kinh tế - xã hội phù hợp với các đặc điểm của quốc gia Các quốc gia khác có nghĩa vụ phải tôn trọng sự lựa chọn này;

- Quốc gia tự quy định chế độ pháp lý đối với từng vùng lãnh thổ của quốc gia;

- Quốc gia có quyền sở hữu hoàn toàn đối với tài nguyên thiên nhiên trong lãnh thổ của mình;

- Quốc gia thực hiện quyền tài phán (xét xử) đối với mọi công dân, tổ chức,

kể cả các cá nhân, tổ chức nước ngoài trong phạm vi lãnh thổ quốc gia (trừ trường hợp pháp luật quốc gia, hoặc điều ước quốc tế mà quốc gia đó tham gia hoặc ký kết

có quy định khác);

- Quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế, điều chỉnh, kiểm soát hoạt động của các pháp nhân và người nước ngoài, kể cả các trường hợp quốc hữu hoá, tịch thu, trưng thu tài sản của tổ chức, cá nhân nước ngoài có bồi thường hoặc không có bồi thường;

- Quốc gia có quyền và nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo lãnh thổ quốc gia theo nguyên tắc chung quốc tế, có quyền thay đổi lãnh thổ phù hợp với pháp luật và lợi ích của cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ đó

32

Đại học Luật Hà Nội (2007), chú thích số 5, tr 164

Trang 23

1.3 Các phương thức xác lập chủ quyền lãnh thổ trong luật quốc tế

Trong quan hệ quốc tế từ trước tới nay đã có rất nhiều tranh chấp33 về việc khẳng định chủ quyền đối với lãnh thổ giữa các quốc gia với nhau Các bên áp dụng những tiêu chuẩn pháp lý có nội dung khác nhau để khẳng định chủ quyền của mình đối với một vùng lãnh thổ cụ thể Chế định về chiếm cứ lãnh thổ trong luật quốc tế

vì thế được hình thành bao gồm các nguyên tắc và quy phạm điều chỉnh những quan

hệ liên quan đến việc xác lập chủ quyền quốc gia đối với vùng lãnh thổ mới.34 Như vậy, muốn xác định đúng đắn và khách quan một vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền của quốc gia nào, phải dựa vào những nguyên tắc và tiêu chuẩn của luật pháp và tập quán quốc tế để xem xét cơ sở pháp lý của mỗi bên tranh chấp

“Xác lập chủ quyền lãnh thổ” hay còn gọi là thụ đắc lãnh thổ là việc thiết lập ranh giới địa lý chủ quyền của một quốc gia đối với một vùng lãnh thổ mới theo những phương thức phù hợp với nguyên tắc của pháp luật quốc tế.35 Việc xác lập chủ quyền quốc gia đối với một vùng lãnh thổ phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là các nguyên tắc về chiếm cứ lãnh thổ

1.3.1 Xác lập chủ quyền lãnh thổ truyền thống

Xác lập chủ quyền lãnh thổ truyền thống xuất phát từ việc chiếm cứ lãnh thổ trên cơ sở sự định cư tự nhiên của một cộng đồng dân cư tại một vùng lãnh thổ vô chủ, từ đó hình thành tổ chức nhà nước và cuối cùng là sự tuyên bố chủ quyền nhà nước đối với lãnh thổ Như vậy, sự chiếm cứ lãnh thổ truyền thống là một phương thức cổ điển nhất của chiếm cứ lãnh thổ

33

Tranh chấp đảo Las Palmas giữa Tây Ban Nha và Hà Lan; tranh chấp về chủ quyền trên Pedra Branca/Pulan Bata Putech, Middle Rocks và South Ledge giữa Malaysia và Singapore hay như các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông giữa Việt Nam - Trung Quốc, Trung Quốc - Philippines, Trung Quốc - Nhật Bản (quần đảo Senkaku), Trung Quốc - Nga (tranh chấp quần đảo Kuril)…

34

Nguyễn Bá Diến, “Áp dụng các nguyên tắc về thụ đắc lãnh thổ trong luật quốc tế giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông”, xem tại: www.nghiencuubiendong.vn.Truy cập ngày: 20/4/2013

35

Vũ Dương Huân, Phân tích một số lập luận của Trung Quốc về “Chủ quyền lịch sử” của họ tại Biển

Đông, xem tại:

http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-vietnam/2323-phan-tich-mt-s-lp-lun-ca-trung-quc-v-ch-quyn-lch-s-ca-h-ti-bin-ong Truy cập ngày: 25/4/2013

Trang 24

Sự hình thành nhà nước Văn Lang36 là một ví dụ điển hình cho việc chiếm

cứ lãnh thổ này Vào thời kỳ Đông Sơn, do những yêu cầu về thuỷ lợi và tự vệ chống ngoại xâm, các bộ lạc sống rải rác ở vùng Bắc Bộ và Trung Bộ đã tự nguyện liên minh với nhau trong đó bộ lạc Lạc Việt là hạt nhân Trong phạm vi cương vực

đó có 15 bộ lạc có mối quan hệ chặt chẽ do quá trình cùng chung sống, có chung một số phận lịch sử, một nhu cầu để tồn tại và phát triển và đã dần dần tạo nên cho

cả cộng đồng cư dân một lối sống, phong hoá chung Như vậy, từ các đơn vị cộng

cư của một xã hội nguyên thuỷ bộ lạc đã hình thành các đơn vị (bộ) của một quốc gia sơ khai cùng với sự hình thành lãnh thổ chung và một tổ chức chung để quản lý

và điều hành xã hội

1.3.2 Xác lập chủ quyền lãnh thổ trên cơ sở chuyển nhượng tự nguyện

Đây là phương thức thụ đắc lãnh thổ bằng sự chuyển giao một cách hoà bình

chủ quyền lãnh thổ từ quốc gia này sang quốc gia khác Hình thức chuyển nhượng thông thường được hợp thức thông qua các điều khoản của một điều ước chính thức

mà trong đó miêu tả rõ ràng về vùng đất được chuyển nhượng cũng như các điều kiện để việc chuyển nhượng được hoàn thành.37

Thực tiễn lịch sử thế giới cũng đã từng diễn ra nhiều vụ chuyển nhượng lãnh thổ của quốc gia mình cho quốc gia khác chẳng hạn như Hồng Kông là lãnh thổ của Trung Quốc, đã được Trung Quốc chuyển nhượng cho Anh trong thời hạn 100 năm

và bằng thỏa ước ngày 01 tháng 7 năm 1997, Anh đã trao trả Hồng Kông lại cho Trung Quốc.38

Trong thời kỳ phong kiến, việc chuyển nhượng lãnh thổ được tiến hành dưới hình thức tặng, cho, đặt cược hay trao đổi lãnh thổ cho đến đầu thế kỷ XX, hình

36

Sự hình thành nhà nước đầu tiên – Nhà nước Văn Lang, xem tại:

http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&id=692&Itemid=99999999 Truy cập ngày: 18/5/2013

37

Theo TC Biển Việt Nam, Vấn đề xác lập chủ quyền lãnh thổ trong luật pháp quốc tế, xem tại:

http://bientoancanh.vn/Van-de-xac-lap-chu-quyen-lanh-tho-trong-luat-phap-quoc-te_C28_D2748.htm Truy cập ngày: 6/5/2013

38

http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93ng_K%C3%B4ng Truy cập ngày: 22/5/2013

Trang 25

thức nhượng lãnh thổ thường là mua bán lãnh thổ.39 Việc chuyển nhượng thông qua trao trả tiền như việc chuyển nhượng bang Alaska của Nga Hoàng cho Mỹ lấy 7.2 triệu USD bởi hiệp ước ngày 30 tháng 3 năm 189740, hay việc Pháp chuyển nhượng bang Louisiana cho Mỹ với giá 15 triệu USD bởi hiệp ước ngày 30 tháng 4 năm

180341 Sự chuyển nhượng thông qua việc trao đổi điển hình là vụ trao đổi Nam Sakhailin của Nhật Bản lấy quần đảo Kuril thuộc Nga theo hòa ước ngày 7 tháng 5 năm 187542

cả đảo Palmas (đã được Tây Ban Nha là nước phát hiện từ thế kỷ XVI) cho Mỹ Phía Mỹ lập luận rằng đảo Palmas nằm trong đường hiệp ước đó, mặc dù sau đó Tây Ban Nha đã bỏ rơi trên thực tế Hà Lan đã đưa ra chứng cứ và lập luận rằng: Hà Lan đã thực thi các quyền có tính chất chủ quyền trên đảo bắt đầu từ thế kỷ XVII Trọng tài Max Huber đã có nhận xét và được các bên chấp nhận: “Tây Ban Nha là nước không thể chuyển giao cho Mỹ nhiều hơn các quyền mà bản thân mình có”43

1.3.3 Xác lập chủ quyền lãnh thổ theo thời hiệu

Phương thức chiếm cứ lãnh thổ theo thời hiệu trong luật pháp quốc tế được hiểu là việc xác lập chủ quyền lãnh thổ bằng việc chiếm hữu trên thực tế liên tục trong một thời gian dài và không có sự phản đối đối với một vùng lãnh thổ không

43

Shaw M.N (1991), International Law – Cambridge Unversity Press – London, tr 286

Trang 26

phải là vô chủ, có nguồn gốc thuộc về một quốc gia khác hoặc một vùng lãnh thổ vốn rất khó xác định rõ đã thuộc về ai

Hình thức chiếm cứ lãnh thổ theo thời hiệu được hình thành vào thời kỳ mà việc gây chiến tranh xâm lược và xâm chiếm bằng vũ lực những vùng lãnh thổ của các nước khác chưa bị luật pháp quốc tế lên án và nghiêm cấm, còn nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết thì chưa được coi là một tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế

Về sau thuyết này bị coi là không phù hợp với những nguyên tắc và tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế hiện đại, trừ trường hợp sự chiếm cứ lãnh thổ không phải là xâm chiếm bằng vũ lực những vùng lãnh thổ của nước khác và không vi phạm quyền dân tộc tự quyết.44

Trên thực tế, đã có một số trường hợp45 một quốc gia đã sử dụng vũ lực để xâm chiếm những vùng lãnh thổ vốn thuộc chủ quyền của một quốc gia khác và thiết lập quyền kiểm soát trên đó rồi biến vùng lãnh thổ đó thành quốc gia của mình theo thời gian Hành vi này được coi là sự chiếm đoạt lãnh thổ của quốc gia khác một cách bất hợp pháp Hành vi đó đã vi phạm nguyên tắc cơ bản trong luật pháp quốc tế là: “cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực” cũng như nguyên tắc

“bất khả xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia” Hiện nay, luật pháp quốc tế hiện đại không chấp nhận phương thức chiếm cứ lãnh thổ theo thời hiệu khi

nó dùng để biện minh cho những hành động xâm lược.46

1.3.4 Xác lập chủ quyền lãnh thổ theo nguyên tắc kế cận

Trong lịch sử, đã có một số quốc gia khi đưa ra các yêu sách về chủ quyền đối với các lãnh thổ là đảo hay quần đảo thì áp dụng luận cứ về sự kế cận địa lý để làm căn cứ cho việc xác lập chủ quyền lãnh thổ của quốc gia mình Chẳng hạn, có

44

, Vấn đề chủ quyền lãnh thổ trong luật pháp và tập quán quốc tế, Báo cáo tại Hội thảo Việt

Nam học lần thứ III (Hà Nội, 12/2008), xem tại: nc-thang-32009/714-v-phi-hoang-vn-ch-quyn-lanh-th-trong-lut-phap-va-tp-quan-quc-t Truy cập ngày: 6/5/2013

http://nghiencuubiendong.vn/toa-dam-hoi-thao/hi-tho-trong-45

Ý xâm chiếm Eritrea, Somalia và Libya Trong chiến tranh Ý - Ethiopia lần thứ nhất và lần thứ 2, Ý đã xâm lược Abyssinia, và vào năm 1936 Đế quốc Ý đã được hình thành hay như dưới dự chỉ huy của Hitler thì vào năm 1940 quân đội Đức đánh chiếm Đan Mạch và Na Uy vào tháng 4, tháng 5 đánh chiếm Hà Lan, Bỉ và Luxembourg

46

Vũ Phi Hoàng, chú thích số 44

Trang 27

những nước lập luận rằng, một số đảo tuy nằm ở ngoài lãnh hải nhưng ở gần lãnh thổ nước họ hoặc nằm trên phần kéo dài liên tục của lãnh thổ nước họ, nên phải thuộc về chủ quyền của họ.47 Lập luận này được sử dụng nhằm mở rộng các yêu sách lãnh thổ ra ngoài ranh giới vùng lãnh thổ có trong thực tế Ví dụ yêu sách của Philippines48, Malaysia49 đối với một số đảo trong quần đảo Trường Sa

Kết luận của Tòa trọng tài quốc tế về tranh chấp giữa Mỹ và Hà Lan đối với đảo Palmas đã chỉ rõ: “Nguyên tắc kế cận địa lý cũng không thể được chấp nhận như một phương pháp pháp lý để giải quyết các vấn đề về lãnh thổ; bởi vì nó hoàn toàn không chính xác và nếu áp dụng nó thì sẽ dẫn đến những kết quả độc đoán”50 Trên thế giới có nhiều quốc gia không nhất thiết phải có lãnh thổ liền kề nhau như bang Alaska tách rời các bang khác của Hoa Kỳ Trong vụ tranh chấp thềm lục địa Biển Bắc giữa Đức với Đan Mạch và Đức với Hà Lan (1969), tính kế cận địa lý không có giá trị mà sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ ra biển mới mang lại danh nghĩa chủ quyền cho quốc gia có thềm lục địa đó.51

Theo luật quốc tế hiện đại, trong việc xác lập chủ quyền lãnh thổ theo

nguyên tắc này thì tính kế cận (terra firma) không thể tạo ra bất cứ danh nghĩa gì

cho quốc gia nơi có lãnh thổ ở gần nhất, khi mà quốc gia ấy lại không thực hiện bất

cứ hoạt động gì để xác lập chủ quyền của mình Giá trị của tính kế cận về địa lý chỉ

47

Trong vụ tranh chấp đảo Clipperton, một hòn đảo ở Thái Bình Dương cách bờ biển Mexico 500 hải lý và cách nước Pháp trên 10.000 hải lý, nhưng Tòa án quốc tế đã kết luận đảo đó thuộc nước Pháp vì Pháp đã thiết lập chủ quyền trên đảo này trước tiên Đảo Cocos cách Australia tới 2.500 km và ở gần Indonesia hơn nhưng lại thuộc chủ quyền của Australia Hòn đảo Boign, Sai bai cách bờ biển Papua New Guinea 4 km, cách Australia 140 km nhưng thuộc chủ quyền của Australia Đảo Corse ở cách xa bờ biển nước Pháp gấp mấy lần khoảng cách tới bờ biển Italia, nhưng lại thuộ , chú thích số 44)

48

Ngày 17/5/1951, tổng thống Philippines tuyên bố các đảo của quần đảo Trường Sa phải thuộc về Philippines vì về phương diện địa lý thì quần đảo này kề cận với Philippines Tuyên bố này đã bị các nước có liên quan phản đối

49

Luận thuyết của Malaysia dựa trên cơ sở các quy định của luật quốc tế về thềm lục địa Tuy nhiên, Điều 76 Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 ghi rõ: “Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn”, hoàn toàn không liên quan đến các đảo, đá nổi lên mặt biển trong vùng thềm lục địa Luận thuyết của Malaysia hoàn toàn không có cơ sở pháp lý

50

Max Huber, Phán quyết đảo Palmas, ngày 4/4/1928, tr 182

51

Nguyễn Bá Diến, chú thích số 34

Trang 28

là khả năng xác lập chủ quyền quốc gia trên lãnh thổ có phần thuận lợi hơn so với quốc gia khác52

Do đó, nguyên tắc này cũng góp phần giúp cho việc đánh giá một cách khách quan, công bằng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời vạch trần những luận điểm mơ hồ mang tính áp đặt trong yêu sách của Trung Quốc và các nước khác đối với Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.53

1.3.5 Xác lập chủ quyền lãnh thổ lãnh thổ theo sự chiếm hữu

Cho đến trước thế kỷ XV, vấn đề tranh chấp lãnh thổ thường chỉ diễn ra theo quy luật “mạnh được yếu thua”54 Vào thời kỳ này, quốc gia nào có sự phát triển hùng mạnh về hàng hải cũng như có nhiều tiềm lực về kinh tế thì quốc gia đó sẽ thực hiện nhiều chuyến hành trình vượt đại dương để khám phá những vùng đất mới

mà chưa có ai xác lập chủ quyền Đối với những vùng đất mới này thì các quốc gia sau khi phát hiện ra sẽ thực hiện việc chiếm cứ lãnh thổ Cũng trong thời gian này thì vấn đề tranh chấp lãnh thổ thường chỉ diễn ra trong từng khu vực và chưa xuất hiện những nguyên tắc pháp luật có tính quốc tế về xác lập chủ quyền lãnh thổ để các bên trong tranh chấp có thể áp dụng khi giải quyết các tranh chấp có liên quan

* Thuyết phát hiện đầu tiên

Thế kỷ XV được mệnh danh là thời kỳ của những phát kiến địa lý vĩ đại mở

đầu bằng sự kiện Christophe Colombo tìm ra châu Mỹ vào năm 149255

Các phát kiến đó đã tạo nên điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các quốc gia phát triển dẫn tới sự thiết lập chủ quyền trên những vùng lãnh thổ mới được phát hiện Hình thức thiết lập chủ quyền lãnh thổ bằng chiếm hữu đã hình thành và phát triển cùng với sự bắt đầu bành trướng của châu Âu ra các châu lục khác Tiêu biểu là các nước như

Huỳnh Thị Kiều Anh (2003), Áp dụng luật quốc tế đối với các tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường

Sa, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Luật TP HCM, tr 18

55 Theo TC Biển VN, Xác lập chủ quyền lãnh thổ (tiếp theo), xem tại: quyen-lanh-tho-(tiep-theo)-_C28_D2871.htm Truy cập ngày: 6/5/2013

Trang 29

http://bientoancanh.vn/Xac-lap-chu-Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã đi tiên phong trong việc phát hiện ra những vùng đất mới

Trong thế kỷ XV và đầu thế kỷ XVI, các nước phương Tây thừa nhận Sắc lệnh của Giáo hoàng là đủ để trao chủ quyền cho một quốc gia đối với lãnh thổ vô chủ Quan niệm này bắt đầu từ Sắc lệnh ngày 4 tháng 5 năm 1493 do Giáo hoàng Alexandre VI xác định nguyên tắc phân chia các vùng lãnh thổ mới phát hiện ngoài châu Âu giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.56 Trong giai đoạn từ đầu thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, các nước Hà Lan, Anh, Pháp cũng phát triển dần trở thành cường quốc, bị đụng chạm quyền lợi, không chịu chấp hành Sắc lệnh nói trên Từ thực tế này, các nước đã tìm ra nguyên tắc mới về thiết lập chủ quyền trên những vùng lãnh thổ mà họ phát hiện Đó là thuyết “quyền ưu tiên chiếm hữu” một vùng lãnh thổ thuộc về quốc gia nào đã phát hiện ra vùng lãnh thổ đó đầu tiên, gọi tắt là thuyết

“quyền phát hiện”57

hay còn gọi là thuyết “phát hiện đầu tiên”

Theo thuyết này thì chỉ cần các nhà hàng hải của một quốc gia cắm một lá cờ lên một hòn đảo thậm chí một thuyền trưởng của một nước nhìn qua ống nhòm thấy một vùng đất mới là quốc gia đó có quyền ưu tiên chiếm hữu.58 Trên thực tế việc phát hiện chưa bao giờ tự nó đem lại cho quốc gia phát hiện chủ quyền lãnh thổ vì rất khó xác định chính xác thế nào là phát hiện, xác nhận việc phát hiện và xác định giá trị pháp lý của việc phát hiện ra một vùng lãnh thổ Vì vậy, thuyết quyền phát hiện đã được thay thế bằng thuyết chiếm hữu về danh nghĩa đã được các quốc gia

áp dụng từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVII.59

56

Theo Sắc lệnh này, tất cả các vùng lãnh thổ bao gồm: “Tất cả các đảo và đất liền đã tìm thấy và sẽ tìm thấy, đã phát hiện và sẽ phát hiện ở phía Đông một đường tưởng tượng chạy từ địa cực này sang địa cực khác qua phía Tây đảo Cap Vert 100 hải lý là thuộc Bồ Đào Nha” Còn các vùng lãnh thổ ở phía Tây đường đó là thuộc Tây Ban Nha Theo Hiệp ước Tordesillas giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha được ký kết ngày 7 tháng

6 năm 1494 và được Giáo hoàng Jules II xác nhận năm 1506 thì con đường tưởng tượng được dịch về phía Tây 170 hải lý

(Nguồn: Nhóm PV Biển Đông - Báo Đại đoàn kết, Kỳ 20: Cơ sở pháp lý quốc tế về sự thiết lập chủ

quyền lãnh thổ tại các hải đảo, xem tại:

http://ubnd.quangngai.gov.vn/quangngai/tiengviet/bangtin/2011/63982/ Truy cập ngày: 28/4/2013.)

Trang 30

* Thuyết chiếm hữu danh nghĩa

Theo thuyết này thì quốc gia phát hiện ra một vùng lãnh thổ thì phải để lại dấu vết mà họ phát hiện; chẳng hạn như quốc gia có thể kéo cờ, đặt cột mốc, bảng hiệu để khẳng định mình đã đặt chân đến đây là đủ để có thể coi lãnh thổ đó là của mình mà không cần đến việc tiến hành quản lý ở đó Song thuyết chiếm hữu về danh nghĩa càng ngày càng bộc lộ những nhược điểm như các biểu hiện chủ quyền một cách thụ động như bia, cột mốc sẽ bị mất đi hoặc phá huỷ bởi thiên nhiên qua thời gian, vì thế sẽ khó có thể xác định được phạm vi chủ quyền lãnh thổ của quốc gia mình và đã xảy ra tình trạng có những nước “vô tình” hay cố ý lại “phát hiện”

và đặt dấu hiệu như cắm cờ, cột mốc, bia về chủ quyền của mình lên những lãnh thổ

mà các quốc gia khác đã xác nhận.60 Các luật gia luật quốc tế61 sau đó cho rằng việc phát hiện, kể cả việc phát hiện có để lại dấu vết chỉ đem lại cho quốc gia phát hiện vùng lãnh thổ một danh nghĩa phôi thai, chưa hoàn chỉnh Danh nghĩa này có thể bị mất đi nếu như nó không được củng cố bằng những hành động thực tế tích cực.62

Chính vì vậy, thuyết chiếm hữu về danh nghĩa cũng đã bắt đầu bị phê phán

từ thế kỷ XVII, theo đó chiếm hữu danh nghĩa chỉ mới là một dạng phôi thai ban đầu không thể tự nó tạo ra danh nghĩa chủ quyền đầy đủ63

Việc phát hiện cần phải được bổ sung bằng các hành động chiếm đóng hiệu quả mới có thể tạo ra cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc thụ đắc chủ quyền lãnh thổ

Trang 31

* Thuyết chiếm hữu thực sự

Vào năm 1885, mười ba nước châu Âu và Hoa Kỳ đã tổ chức hội nghị tại Berlin và ký thoả ước Berlin năm 1885 để giải quyết tranh chấp những vùng đất tranh chấp thuộc Congo (châu Phi), trong đó có hai điều khoản quy định:

- Thứ nhất, việc quốc gia nào chiếm hữu một vùng lãnh thổ mới ở châu Phi

đều phải có sự thông báo cho các nước tham gia hội nghị biết (Điều 34);

- Thứ hai, các nước chiếm hữu phải bảo đảm sự tồn tại của một tổ chức

chính quyền tại vùng lãnh thổ họ chiếm hữu để thi hành luật pháp, và khi cần thiết

để bảo vệ tự do buôn bán và quá cảnh trong các điều kiện đã được quy định (Điều 35)

Mặc dù Hiệp ước Berlin năm 1885 chỉ giải quyết vấn đề tranh chấp về lãnh thổ ở châu Phi và chỉ ràng buộc mười bốn quốc gia ký kết nhưng hai điều khoản quan trọng nêu trên đã được Viện Pháp luật Quốc tế đưa ra tuyên bố Lausanne vào năm 1888 nhấn mạnh “mọi sự chiếm hữu muốn tạo nên một danh nghĩa sở hữu độc quyền thì phải là thật sự tức là thực tế, không phải là danh nghĩa”64 Chính tuyên bố trên của Viện Pháp luật Quốc tế Lausanne đã khiến cho nguyên tắc chiếm hữu thật

sự của Hiệp ước Berlin có giá trị phổ biến trong luật pháp quốc tế chứ không chỉ có giá trị với các nước ký Hiệp ước trên.65

Nguyên tắc tập quán này của luật pháp quốc tế đã được xác nhận bằng các phán quyết trọng tài và ngoại giao Tiêu biểu trong số các phán quyết này là vụ tranh chấp đảo Palmas giữa Mỹ và Hà Lan, vụ tranh chấp đảo Clipperton giữa Mexico và Pháp, vụ quy chế pháp lý của Đông Greenland giữa Đan Mạch và Na

Uy, vụ tranh chấp đảo Minquiers và Ecréhous giữa Anh và Pháp…

Theo bà Monique Chemillier Gendreau: “Việc phát hiện kèm theo một sự

khẳng định công khai về chủ quyền chỉ tạo ra một danh nghĩa sơ khởi (inchoate

Trang 32

title) có khả năng gạt những người thứ ba ra khỏi vùng lãnh thổ mà ở đó danh nghĩa

này đã được áp dụng trong một khoảng thời gian cần thiết nhưng không phải là vô hạn để danh nghĩa đó được phát triển bằng việc chiếm hữu, vì khoảng thời gian đó

đủ để người có danh nghĩa bổ sung nó bằng việc chiếm hữu thực sự, làm cho danh nghĩa đó không thể bị thay thế Để hoàn thiện danh nghĩa, làm cho nó thành đầy đủ

và chắc chắn, phải có sự chiếm hữu thực sự kèm theo ý định chiếm lấy lãnh thổ đã được phát hiện, có nghĩa là cần phải đặt vùng đất đó thuộc quyền sử dụng của mình

và tiến hành các công việc tạo thành một sự xác lập”66

Danh nghĩa nguyên thuỷ này phải được củng cố trong một thời gian hợp lý

và phải đáp ứng được hai đòi hỏi, đó là: sự khẳng định quyền lực nhà nước đối với vùng lãnh thổ đó; và không bị các quốc gia khác tranh chấp Theo Fuglsang “Nếu luật pháp quốc tế bảo đảm một danh nghĩa ban đầu cho quốc gia phát hiện nhằm dành cho quốc gia đó khả năng được hưởng các hiệu lực của việc phát hiện đó Vì cần phải có một khoảng thời gian nhất định để xác minh xem liệu việc chiếm cứ thật sự có thể thực thi và về mặt chính trị là khả thi hay không, và liệu có đáng giá hay không và cũng cần phải có thời gian để hoàn thiện việc chiếm cứ… Khoảng thời gian chính xác phụ thuộc vào các yếu tố của từng trường hợp cụ thể.”67

Nội dung chính của nguyên tắc chiếm hữu thật sự 68:

Một là, việc xác lập chủ quyền lãnh thổ phải do nhà nước tiến hành, tư nhân

không có quyền thiết lập chủ quyền lãnh thổ vì tư nhân không phải là chủ thể của Luật quốc tế69, không có chủ quyền cũng như không có thẩm quyền về mặt quan hệ quốc tế trong khi đó quan hệ quốc tế là quan hệ giữa các quốc gia với nhau;

Hai là, sự chiếm hữu phải được tiến hành một cách hoà bình trên một vùng

lãnh thổ thật sự là vô chủ (res nullius) hoặc là đã được quốc gia làm chủ chủ động

Fuglsang, Der Streit um die Insel Palmas (1931), trang 95 Trích lại của FAF Von.der Heydie, Phát hiện,

sáp nhập tượng trưng và nguyên tắc thực sự trong luật pháp quốc tế, Tạp chí Luật pháp quốc tế của Mỹ,

Trang 33

từ bỏ (derelicto) hoặc mặc nhiên từ bỏ Việc dùng vũ lực để chiếm một vùng lãnh

thổ đã có chủ là một hành động phi pháp Trong điều kiện các nước đế quốc đã phân chia xong lãnh thổ thế giới, Công ước Saint Germain ngày 10 tháng 9 năm

1919 đã tuyên bố huỷ Hiệp ước Berlin năm 1885 với lý do là trên thế giới không còn lãnh thổ vô chủ nữa Nhưng do tính hợp lý của nguyên tắc đó mà mặc dầu đã có Công ước Saint Germain, các luật gia trên thế giới vẫn vận dụng nó khi giải quyết các vụ tranh chấp chủ quyền trên các hải đảo.70

Ba là, quốc gia chiếm hữu trên thực tế phải thực hiện những hành động chủ

quyền ở mức độ tối thiểu phù hợp với các điều kiện tự nhiên và dân cư trên vùng lãnh thổ đó;

Bốn là, việc thực hiện chủ quyền phải liên tục trên vùng lãnh thổ đó và

không có sự phản đối của các quốc gia khác

Hiến chương Liên Hiệp Quốc đưa ra nguyên tắc (Điều 2 Khoản 14) có giá trị như một nguyên tắc pháp lý áp dụng cho tất cả các quốc gia Nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực trên đã được phát triển và tăng cường trong Nghị quyết 2625 ngày 24/10/1970 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc: “Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một cuộc chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với các quy định của Hiến chương Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm hữu của một quốc gia khác sau khi dùng đe dọa hay sử dụng vũ lực Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào đạt được bằng đe dọa hay sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp pháp” Nghị quyết trên cũng quy định: “Các quốc gia có bổn phận không đe dọa hay sử dụng vũ lực để vi phạm các biên giới quốc tế hiện có của một quốc gia khác hay như biện pháp giải quyết các tranh chấp quốc tế, kể cả các tranh chấp về lãnh thổ và các vấn

đề liên quan đến các biên giới của các quốc gia”

70

Nhóm PV Biển Đông - Báo Đại đoàn kết, chú thích số 56

Trang 34

Như vậy, qua việc phân tích về các phương thức chiếm cứ lãnh thổ trong luật quốc tế, có thể nhận thấy rằng, nguyên tắc chiếm hữu thực sự là căn cứ được các bên trong các vụ tranh chấp thường viện dẫn trong các luận cứ của quốc gia mình và là cơ sở để xác lập chủ quyền hợp pháp đối với lãnh thổ Vậy, khi áp dụng nguyên tắc chiếm cứ lãnh thổ trong giải quyết tranh chấp quốc tế sẽ mang lại những

ý nghĩa như thế nào trong thực tiễn luật pháp quốc tế?

1.4 Ý nghĩa của việc áp dụng nguyên tắc chiếm cứ lãnh thổ trong giải quyết tranh chấp quốc tế

Xuất phát từ tính chất đặc biệt quan trọng của mình, lãnh thổ quốc gia đã trở thành đối tượng trung tâm của hầu hết các tranh chấp quốc tế trong lịch sử Từ những cuộc chiến từ thời cổ xưa giữa các đế quốc La Mã, Ai Cập tới sự kiện Đức tấn công Ba Lan khởi phát cuộc Đại chiến Thế giới lần thứ hai71, và cho đến ngày nay, những cuộc chiến tranh với nguyên nhân là tranh chấp lãnh thổ biên giới vẫn không ngừng đe dọa hòa bình thế giới: tranh chấp lãnh thổ giữa giữa Ấn Độ và Pakistan về khu vực biên giới Kashmir72, tranh chấp cao nguyên Golan giữa Israel

và Syria73, cuộc chiến tranh không quân – hải quân giữa Anh và Agrentina cũng bắt nguồn từ tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Falkland74 là những ví dụ điển hình Chính vì vậy, khi áp dụng nguyên tắc chiếm cứ lãnh thổ trong giải quyết tranh chấp quốc tế sẽ mang lại những ý nghĩa như sau:

Một là, qua phân tích các phương thức chiếm cứ lãnh thổ hợp pháp thì có

thể khẳng định rằng chiếm cứ lãnh thổ bằng phương thức chiếm hữu thực sự đã trở thành nguyên tắc đặc biệt quan trọng để giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ và biên giới giữa các quốc gia Bên cạnh đó, nguyên tắc này có tác dụng to lớn trong

71

Cuộc tấn công Ba Lan (1939), xem tại:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Cu%E1%BB%99c_t%E1%BA%A5n_c%C3%B4ng_Ba_Lan_(1939) Truy cập ngày: 27/4/2013

72

Ấn Độ và Pakistan đụng độ ở Kashmir (theo BBC), xem tại:

http://laodong.com.vn/the-gioi/an-do-va-pakistan-dung-do-o-kashmir/98343.bld Truy cập ngày: 30/4/2013

73

Cao nguyên Golan, xem tại: http://vi.wikipedia.org/wiki/Cao_nguy%C3%AAn_Golan Truy cập ngày:

27/4/2013

74

Hà Khánh (tổng hợp), Chiến tranh Falkland giữa Argentina và Anh, xem tại:

http://nghiencuulichsu.com/2013/05/14/chien-tranh-falkland/ Truy cập ngày: 27/4/2013

Trang 35

việc phân chia biên giới lãnh thổ giữa các quốc gia, điều mà trước đây từ những tranh chấp nhỏ nhất có thể phát triển thành cuộc chiến đe dọa hòa bình thế giới Thực tiễn đời sống quốc tế hết sức đa dạng và chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố chính trị, kinh tế - xã hội, tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia là không thể nào tránh khỏi bởi vì khi mà điều kiện, hoàn cảnh và lợi ích của mỗi một quốc gia chưa đồng nhất với nhau thì sẽ dễ dẫn đến những bất đồng, tranh chấp giữa các quốc gia Với các cơ chế giải quyết tranh chấp đang tồn tại hiện nay, đảm bảo tính công bằng

và quyền lợi hợp pháp của các bên luôn là một yêu cầu hàng đầu

Hai là, góp phần giải quyết xung đột, bất đồng về lãnh thổ và biên giới giữa

các nước, qua đó góp phần duy trì và ổn định hòa bình khu vực và thế giới Pháp luật quốc tế đã ghi nhận việc chiếm hữu thực sự và thực hiện một cách liên tục và hoà bình quyền lực của nhà nước có giá trị tạo ra danh nghĩa chủ quyền Chính việc xác lập danh nghĩa chủ quyền sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định người chủ thực sự của một lãnh thổ và đối với một cộng đồng dân cư ổn định Danh nghĩa này không chỉ tồn tại về phương diện pháp lý mà còn cả về phương diện thực tế thông qua việc thực hiện chủ quyền quốc gia về mọi phương diện

Do đó, nếu các bên tranh chấp áp dụng nguyên tắc này trong việc giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ quốc gia của mình thì sẽ góp phần đẩy nhanh việc chấm dứt tình trạng xung đột, bất đồng giữa các quốc gia đối với các tranh chấp kéo dài hàng thập kỷ làm hao tổn rất nhiều về thời gian, kinh tế của quốc gia mình Ngoài

ra thì nó cũng có thể bảo đảm các quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan trong tranh chấp, đặc biệt là các bên yếu thế hơn Liên hệ với tranh chấp tại Biển Đông thì

có thể thấy rằng, một khi mà tình trạng căng thẳng về tranh chấp chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được giải quyết bằng hoà bình trên cơ sở áp dụng nguyên tắc chiếm cứ lãnh thổ này thì sẽ góp phần đảm bảo an ninh cho khu vực và

cả thế giới cũng như sẽ giúp cho các quốc gia có liên quan có thể tập trung vào phát triển kinh tế và hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực

Trang 36

Tranh chấp lãnh thổ biển là tranh chấp quốc tế không chỉ mang tính chất pháp lý mà còn có yếu tố chính trị, bởi vì nó liên quan tới yếu tố chủ quyền, do vậy luôn tiềm ẩn khả năng bùng phát xung đột Chính vì vậy mà nhu cầu giải quyết những tranh chấp xảy ra nhằm đảm bảo quyền lợi cho các nước một cách công bằng đồng thời cũng nhằm đảm bảo một trật tự pháp lý mới trên biển, góp phần duy trì hoà bình - an ninh trên thế giới là một nhu cầu tất yếu Và trong thời gian gần đây, việc Trung Quốc trỗi dậy thành một thế lực hùng mạnh cũng được đánh dấu bằng

sự phát sinh và trầm trọng hóa một loạt tranh chấp chủ quyền đối với các đảo, quần đảo và đặc biệt là ở Biển Đông, nơi những yêu sách ngang ngược về lãnh thổ của họ đang thách thức công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta cũng như của nhiều quốc gia khác trên thế giới

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng của mỗi dân tộc Pháp

luật quốc tế hiện đại và tập quán quốc tế lâu đời đều thừa nhận tính bất khả xâm phạm của lãnh thổ và biên giới quốc gia Tuy nhiên, việc xác lập chủ quyền lãnh thổ trên đất liền hay trên các vùng biển, đảo đều phải hội đủ các yếu tố theo luật pháp quốc tế của từng thời điểm lịch sử

Trong các nguyên tắc chiếm cứ lãnh thổ thì nguyên tắc chiếm hữu thực sự là một nguyên tắc quan trọng của luật pháp quốc tế về xác lập chủ quyền đối với các

lãnh thổ vô chủ (rès nullius) từ nhiều thế kỷ vừa qua Hiện nay, nguyên tắc này đã

trở thành tiền đề pháp lý để giải quyết các tranh chấp quốc tế và cũng là các tiêu

chuẩn để xác lập chủ quyền đối với lãnh thổ vô chủ và lãnh thổ bị từ bỏ (rès

derelicta) Và nguyên tắc này thường được viện dẫn trong các bản án đối với các

vấn đề về việc giải quyết các tranh chấp quốc tế về lãnh thổ

Như vậy có thể khẳng định rằng phương thức chiếm cứ lãnh thổ trên cơ sở

Trang 37

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC CHIẾM HỮU THỰC

SỰ QUA MỘT SỐ VỤ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ VỀ LÃNH THỔ

Để có thể khẳng định Việt Nam đã chiếm hữu thực sự hai quần đảo Hoàng

Sa và Trường Sa trước cộng đồng quốc tế thì cần phải có những luận cứ thật sắc sảo

và những chứng cứ xác đáng bám sát vào các tiêu chuẩn của nguyên tắc chiếm hữu thực sự Điều này được thể hiện qua việc phân tích những tiêu chuẩn của nguyên tắc chiếm hữu thực sự và chúng đã được được vận dụng như thế nào thông qua những

án lệ kinh điển về tranh chấp lãnh thổ đã được giải quyết bởi các cơ quan tài phán quốc tế

2.1 Lãnh thổ chiếm hữu phải là vô chủ

Trong luật quốc tế về vấn đề chiếm cứ lãnh thổ, việc áp dụng phương thức xác lập chủ quyền theo nguyên tắc chiếm hữu thực sự áp dụng đối với những lãnh thổ vô chủ hoặc lãnh thổ bị bỏ rơi Chính vì vậy, trước hết cần xem xét khái niệm

“lãnh thổ vô chủ” cũng như “lãnh thổ bị bỏ rơi” trong luật quốc tế

Khái niệm “lãnh thổ vô chủ” trong luật pháp quốc tế cũng như chính bản thân hình thức chiếm hữu được phát triển theo thời gian Trước hết, “lãnh thổ vô chủ” nhìn chung được hiểu là không thuộc về chủ quyền của một quốc gia nào Thực tiễn quan hệ quốc tế đã cho thấy quan điểm thống nhất là một lãnh thổ tuy có người ở nhưng chưa có một tổ chức nhà nước thì đó là lãnh thổ vô chủ75

Cách hiểu này bắt nguồn từ lịch sử của phương thức chiếm hữu nhằm phục vụ cho mục đích xâm lược và bành trướng lãnh thổ của các nước thực dân trước đây Trước thế kỷ XIX, các luật gia phương Tây cho rằng bất kỳ một lãnh thổ nào vốn không thuộc

chủ quyền của một quốc gia văn minh (Civillised State) đều vô chủ, tức bao gồm cả

các lãnh thổ chưa có thiết chế nhà nước hoặc có nhưng bị coi đó là nền văn minh

“mọi rợ”, thấp hơn tiêu chuẩn châu Âu lúc bấy giờ.76

Trang 38

Khái niệm “lãnh thổ vô chủ” ở Việt Nam cũng được hiểu tương đối thống nhất Theo giáo trình Luật quốc tế - quyển 1 của Đại học Luật TP HCM thì “lãnh thổ vô chủ” được hiểu là vùng đất, đảo có thể có hoặc không có người ở nhưng khái

niệm vô chủ (terre nullius) có nghĩa là vùng đất, đảo đó không nằm trong hệ thống

hành chính của bất kỳ quốc gia nào, hoặc tuy đã từng thuộc về một quốc gia nhưng quốc gia này đã từ bỏ và không có ý định tiếp tục thực hiện chủ quyền của mình ở

đó Những vùng đất, đảo vô chủ đó có thể trở thành đối tượng chiếm hữu của bất kỳ quốc gia nào.77

Tác giả Vũ Phi Hoàng78 cũng đồng ý rằng đất vô chủ phải là đất không nằm trong hệ thống địa lý hành chính của một nước nào Theo đó, không thể coi là đất

vô chủ đối với những vùng đất đã được biên chế chính thức vào hệ thống địa lý hành chính của một nước, dù vùng đất đó có hay không có đại diện thường trực tại chỗ của nhà nước Như vậy, việc chiếm hữu bằng vũ lực, bằng hành động chiến tranh đối với những vùng đất đã có chủ sẽ không bao giờ dẫn đến việc thay đổi được chủ quyền lãnh thổ.79

Khái niệm “lãnh thổ vô chủ” đã được làm sáng tỏ thông qua thực tiễn giải quyết tranh chấp lãnh thổ trong quốc tế Vụ Đông Greenland (Eastern Greenland) giữa Đan Mạch và Na Uy về tình trạng pháp lý của đảo Đông Greenland là một án

lệ điển hình cho vấn đề này80 Theo lập luận của Na Uy thì vào thời điểm tháng 7 năm 1931, Đông Greenland là lãnh thổ vô chủ bởi vì nó nằm ngoài khu vực thuộc địa và chủ quyền của Đan Mạch, bị giới hạn ở bờ biển tây nam và đông nam, và không kéo dài đến tận Đông Greenland81 Trong khi đó, phía Đan Mạch lại cho rằng vào thời điểm trước khi Na Uy chiếm đóng đảo, nó đã thuộc về chủ quyền của Đan

Trang 39

Mạch và do đó không thể bị bất kì một thế lực nào khác chiếm đóng Theo lập luận của Đan Mạch, vùng đất này là một phần của Greenland mà vào thời điểm đó Đan Mạch đã có chủ quyền trên toàn bộ Greenland Pháp viện thường trực của Hội Quốc liên đã cho rằng dựa vào những bằng chứng và hành động mà phía Đan Mạch đưa

ra như những bằng chứng pháp lý trong gần 1000 năm, từ cuối thế kỷ thứ 10 cho đến đầu tháng 7 năm 1931 với phạm vi rộng, từ các văn bản lập pháp, hành pháp cho đến các công ước quốc tế82 Đan Mạch đã xác lập chủ quyền đối với đảo Greenland khi đó là một lãnh thổ vô chủ Trên cơ sở đó Toà kết luận Đan Mạch đã xác lập quyền chiếm hữu hợp pháp lãnh thổ thông qua thoả mãn hai yếu tố “ý chí chiếm hữu” và “các hành động hoặc biểu hiện trên thực tế của sự chiếm hữu đó.”83Tòa cũng cho rằng phía Đan Mạch chỉ cần chứng minh mình đã “xác lập chủ quyền

hợp pháp” (a valid title) trên vùng lãnh thổ tranh chấp vào khoảng thời gian “ngay trước khi có sự chiếm đóng” (in the period immediately preceding the

Đan Mạch trong các thời kì trước đó không đủ thuyết phục hay không chính xác, Đan Mạch cũng không bắt buộc phải thực hiện chủ quyền tại Greenland trong toàn

bộ khoảng thời gian dài cho đến trước thời điểm kết tinh tranh chấp, tháng 7 năm

1931 Sau thời điểm này khi Đan Mạch đã xác lập chủ quyền hợp pháp thì nó đã

không còn là đất vô chủ nữa và sự chiếm đóng của Na Uy trên vùng lãnh thổ này là

là vùng đất hoàn toàn không có người, do đó ngay từ thời điểm đầu tiên khi quốc

gia chiếm hữu có mặt tại đây, hoàn toàn không bị phản đối bởi quốc gia nào khác, như vậy, tại thời điểm đó sự chiếm hữu đã hoàn thành và chủ quyền bằng cách ấy

Trang 40

cũng đã được xác lập.85

Tòa trọng tài cuối cùng đã phân xử Pháp thắng kiện với lý

do nước này đã chiếm hữu thực tế hòn đảo, hòn đảo nói trên không phải ở trong tình

trạng bị bỏ rơi (derelictio) và nước này không có ý định từ bỏ chủ quyền (animus).86

Vụ việc thứ ba là tranh chấp chủ quyền trên đảo Pedra Branca/ Pulau Batu Puteh, Middle Rocks và South Ledge giữa Singapore và Malaysia Để chứng minh rằng đảo Pedra Branca/ Pulau Batu Puteh không phải là vùng đất vô chủ trước năm

1804, Toà án Công lý quốc tế đã sử dụng các dữ kiện lịch sử và tình trạng địa lý của vương quốc Johor liên quan đến lãnh thổ của vương quốc này Tòa cho rằng nó bao gồm tất cả các đảo trong eo biển Singapore, tức bao gồm luôn đảo Pedra Branca/Pulau Batu Puteh và quyền chủ quyền của Johor tại các đảo này chưa bao giờ bị một quốc gia nào phản đối Tức là vương quốc Johor đã hành xử quyền chủ quyền một cách hòa bình và liên tục tại các đảo này Giữa vương quốc Johor và người dân Orang Laut có mối quan hệ vua – dân và vua có thẩm quyền trên những người dân này Và vì những người dân này sinh sống trên các đảo trong khu vực thuộc eo biển Singapore, do đó vương quốc Johor có chủ quyền nguyên thủy trên các đảo này, trong đó có đảo Pedra Branca/Pulau Batu Puteh.87

Phán quyết của Toà

đã cho rằng với những bằng chứng đã được nêu ra trước năm 1804 bởi phía Malaysia thì đảo này rõ ràng đã thuộc chủ quyền của vương quốc Johor Như vậy thì trước năm 1804 đảo này không phải là lãnh thổ vô chủ bởi vì nó đã nằm trong sự kiểm soát của một nhà nước nhất định, đó chính là vương quốc Johor Tuy nhiên, sau đó vương quốc Johor lại từ bỏ chủ quyền của mình trên đảo này mà không tiếp tục xác lập chủ quyền tại đảo này

Qua các phán quyết nói trên thì khái niệm “lãnh thổ vô chủ” sẽ được hiểu là vùng đất, đảo đó không nằm trong hệ thống hành chính của bất kỳ quốc gia nào, hoặc tuy đã từng thuộc về một quốc gia nhưng quốc gia này đã từ bỏ và không có ý định tiếp tục thực hiện chủ quyền của mình ở đó Như vậy, khi một lãnh thổ vô chủ

Ngày đăng: 12/04/2016, 17:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đại học Luật TP. HCM (2013), Giáo trình Luật quốc tế - quyển 1, NXB Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật quốc tế - quyển 1
Tác giả: Đại học Luật TP. HCM
Nhà XB: NXB Hồng Đức
Năm: 2013
2. Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật quốc tế, NXB Công an nhân dân Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật quốc tế
Tác giả: Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: NXB Công an nhân dân Hà Nội
Năm: 2007
3. Đại học Luật Hà Nội (1997), Giáo trình Luật quốc tế, NXB Công an nhân dân Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật quốc tế
Tác giả: Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: NXB Công an nhân dân Hà Nội
Năm: 1997
4. Nguyễn Xuân Linh (1995), Một số vấn đề cơ bản về luật quốc tế, NXB Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề cơ bản về luật quốc tế
Tác giả: Nguyễn Xuân Linh
Nhà XB: NXB Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1995
5. Đại học pháp lý Hà Nội (1985), Giáo trình luật quốc tế - tập II, NXB pháp lý Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật quốc tế - tập II
Tác giả: Đại học pháp lý Hà Nội
Nhà XB: NXB pháp lý
Năm: 1985
6.Tăng Kim Đông (1975), Quốc tế công pháp Quyển 2: Xã hội quốc tế, Sài Gòn. IV. Sách và tài liệu tiếng việt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quốc tế công pháp Quyển 2: Xã hội quốc tế
Tác giả: Tăng Kim Đông
Năm: 1975
3. Nguyễn Bá Diến, “Về chủ quyền lịch sử, pháp lý của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 28 (2012) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về chủ quyền lịch sử, pháp lý của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, "Tạp chí Khoa học ĐHQGHN
4. Monique Chemillier Gendreau (1998), Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Tác giả: Monique Chemillier Gendreau
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1998
5. Vũ Phi Hoàng (1988), Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bộ phận lãnh thổ của Việt Nam, NXB Quân đội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bộ phận lãnh thổ của Việt Nam
Tác giả: Vũ Phi Hoàng
Nhà XB: NXB Quân đội
Năm: 1988
6. Ngô Hữu Phước - Lê Đức Phương (2011), Hỏi đáp về chủ quyền biển đảo trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, NXB Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi đáp về chủ quyền biển đảo trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
Tác giả: Ngô Hữu Phước - Lê Đức Phương
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2011
7. Ngô Hữu Phước (2010), Luật quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật quốc tế
Tác giả: Ngô Hữu Phước
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2010
8. Nguyễn Hồng Thao (2011), Toà án Công lý quốc tế, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toà án Công lý quốc tế
Tác giả: Nguyễn Hồng Thao
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia - Sự thật
Năm: 2011
10. Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 03 năm 2003, Hà Nội.V. Sách và tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á
3. Lydia Lim (7 November 2007), “Malaysia's 130-year silence 'speaks volumes'”, The Straits Times (reproduced on the Malaysian Bar website) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Malaysia's 130-year silence 'speaks volumes'”, "The Straits Times
4. Shaw M.N (1991), International Law – Cambridge Unversity Press – London Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Law
Tác giả: Shaw M.N
Năm: 1991
5. Surya P.Sharma (1997), Territorial acquisition, dispute and international law, Nhà xuất bản Martinus Nijhoff, Hà Lan.VI. Các phán quyết Sách, tạp chí
Tiêu đề: Territorial acquisition, dispute and international law
Tác giả: Surya P.Sharma
Nhà XB: Nhà xuất bản Martinus Nijhoff
Năm: 1997
1. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 Khác
3. Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ngày 12/5/1977 Khác
4. Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vùng trời Việt Nam ngày 05/6/1984.II. Văn bản pháp luật quốc tế 1. Công ƣớc Montevideo năm 1933 Khác
9. Báo cáo khoa học (1998), Đề tài nhánh Các hình thức thụ đắc lãnh thổ, Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w