1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Danh nghĩa lịch sử trong thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế về chủ quyền biển và hải đảo dưới góc độ luật quốc tế

19 326 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 427,63 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐỖ QUỐC CƯỜNG "DANH NGHĨA LỊCH SỬ" TRONG THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO DƯỚI GÓC ĐỘ LUẬT QUỐC TẾ LUẬN VĂN T

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

ĐỖ QUỐC CƯỜNG

"DANH NGHĨA LỊCH SỬ"

TRONG THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC

TẾ

VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO DƯỚI GÓC ĐỘ

LUẬT QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

ĐỖ QUỐC CƯỜNG

"DANH NGHĨA LỊCH SỬ"

TRONG THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC

TẾ

VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO DƯỚI GÓC ĐỘ

LUẬT QUỐC TẾ

Chuyên ngành: Luật Quốc tế

Mã số: 60 38 01 08

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN BÁ DIẾN

HÀ NỘI - 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Đỗ Quốc Cường

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ cái viết tắt

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DANH NGHĨA LỊCH

SỬ TRONG LUẬT PHÁP QUỐC TẾError! Bookmark not defined

1.1 Nguồn gốc và vị trí của khái niệm “danh nghĩa lịch sử” trong

luật biển quốc tế Error! Bookmark not defined

1.1.1 Nguồn gốc của khái niệm Error! Bookmark not defined

1.1.2 Vị trí của “danh nghĩa lịch sử” trong luật biển quốc tếError! Bookmark not defined

1.2 Định nghĩa và các yếu tố cấu thành nên “danh nghĩa lịch sử”Error! Bookmark not defined 1.2.1 Định nghĩa của “danh nghĩa lịch sử” Error! Bookmark not defined

1.2.2 Các Yếu tố Cấu thành nên “Danh nghĩa Lịch sử”Error! Bookmark not defined

1.3 “Danh nghĩa lịch sử” trong thực tiễn hành vi quốc giaError! Bookmark not defined

1.4 Tầm quan trọng của “danh nghĩa lịch sử” trong luật pháp quốc tếError! Bookmark not defined

Chương 2: “DANH NGHĨA LỊCH SỬ” TRONG THỰC TIỄN GIẢI

QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾError! Bookmark not defined

2.1 Vụ việc Đảo Palmas giữa Hoa Kỳ và Hà Lan năm 1928Error! Bookmark not defined

2.1.1 Khái quát về tranh chấp Error! Bookmark not defined

2.1.2 Khái quát Phán quyết của Trọng tài viênError! Bookmark not defined

2.1.3 Đánh giá về Phán quyết của Trọng tài viênError! Bookmark not defined

2.2 Tranh chấp về chủ quyền trên hai nhóm đảo Minquiers và

Ecrehos giữa Anh và Pháp Error! Bookmark not defined

2.2.1 Sơ lược về tranh chấp giữa Vương Quốc Anh và PhápError! Bookmark not defined

Trang 5

2.2.2 Quyết định của Tòa Error! Bookmark not defined

2.3 Vụ việc Trọng tài Eritrea/Yemen Error! Bookmark not defined

2.3.1 Khái quát về tranh chấp Error! Bookmark not defined

2.3.2 Phân tích Phán quyết của Tòa Trọng tàiError! Bookmark not defined

2.4 Tranh chấp về chủ quyền trên hai đảo Pulau Ligitan và

Pulau Sipadan giữa Indonesia và MalaysiaError! Bookmark not defined

2.4.1 Khái quát về tranh chấp Error! Bookmark not defined

2.4.2 Yếu tố “danh nghĩa lịch sử” trong quá trình giải quyết vụ việcError! Bookmark not defined 2.5 Các kết luận rút ra được từ lịch sử giải quyết những tranh

chấp về chủ quyền biển – hải đảo liên quan tới “danh nghĩa

lịch sử” Error! Bookmark not defined

Chương 3: “DANH NGHĨA LỊCH SỬ - CÁC QUYỀN LỊCH SỬ” CỦA

TRUNG QUỐC TẠI BIỂN ĐÔNG DƯỚI GÓC ĐỘ LUẬT

PHÁP QUỐC TẾ Error! Bookmark not defined

3.1 Sơ lược về yêu sách “danh nghĩa lịch sử - các quyền lịch sử”

của Trung Quốc trong Biển Đông Error! Bookmark not defined

3.1.1 Tóm tắt tranh chấp chủ quyền trên Biển ĐôngError! Bookmark not defined

3.1.2 Khái quát yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển ĐôngError! Bookmark not defined 3.2 Phân tích các yếu tố cấu thành nên“danh nghĩa lịch sử” của

Trung Quốc đối với các đảo trên Biển ĐôngError! Bookmark not defined

3.2.1 Sự thực thi chủ quyền hòa bình và liên tục trong một khoảng thời

gian đáng kể Error! Bookmark not defined

3.2.2 Sự công nhận của các quốc gia khác Error! Bookmark not defined

3.2.3 Sự phản đối liên tục từ bên ngoài Error! Bookmark not defined

3.3 Nhận định về “danh nghĩa lịch sử” của Trung QuốcError! Bookmark not defined

KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 5

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

CHND Trung Hoa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

CHXHCN Việt Nam Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Liên bang CHXHCN

Xô-viết

Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô-viết

UNCLOS I, III Hội nghị của Liên hợp Quốc về Luật Biển

lần thứ Nhất và lần thứ Ba Việt Nam DCCH Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Trang 7

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia đối với chủ quyền biển và hải đảo diễn ra phổ biến trên phạm vi toàn cầu Khu vực châu Á - Thái Bình Dương tất yếu cũng không tránh khỏi xu thế đó Nhiều tranh chấp giữa các quốc gia tại khu vực này về chủ quyền biển và hải đảo đã tồn tại dai dẳng nhiều thập niên, mà tiêu biểu phải kể đến tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật Bản trên Biển Hoa Đông hay giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á (Việt Nam, Philippin, Brunei,…) trên Biển Đông Một điều dễ nhận thấy đó là trong các tranh chấp này, Trung Quốc luôn tuyên bố rằng mình có “danh nghĩa lịch sử” hợp pháp đối với các khu vực đang có tranh chấp tại Biển Đông và Biển Hoa Đông Vậy khái niệm “danh nghĩa lịch sử” ấy là như thế nào?

Trong lịch sử lâu dài các tranh chấp quốc tế về chủ quyền biển và hải đảo, có nhiều lý do được các quốc gia đưa ra nhằm hợp thức hóa cho các lập luận nhằm củng cố cho yêu sách của mình như là xuất phát từ hiệu lực của điều ước quốc tế; các lý do về kinh tế, chính trị, văn hóa; quyền phát sinh từ hoạt động chiếm cứ hữu hiệu, v…v… Một trong những phương tiện pháp lý được nhiều quốc gia dựa vào là “danh nghĩa lịch sử” Trên thực tế, đến nay vẫn chưa tồn tại một định nghĩa toàn diện và thống nhất về khái niệm “danh nghĩa lịch sử” được ghi nhận trong các điều ước quốc tế Một văn kiện pháp

lý quan trọng điều chỉnh hành vi của các quốc gia trên biển là Công ước Luật Biển của Liên Hợp Quốc 1982 cũng chỉ đề cập tới khái niệm này qua tên gọi (như là tại các Điều 15 hay Điều 298) mà không đưa ra định nghĩa rõ ràng về

“danh nghĩa lịch sử” “Danh nghĩa lịch sử” nhìn chung chỉ được qui định thông qua hệ thống tập quán pháp và án lệ pháp quốc tế và có thể thấy các nhà nghiên cứu luật học trên thế giới khi xây dựng khái niệm về “danh nghĩa lịch sử” cũng chủ yếu tham khảo từ các nguồn này

Trang 8

2

Như đã nói đến ở trên, trong nhiều vụ việc tranh chấp quốc tế về chủ quyền biển và hải đảo, một bên hoặc cả hai bên trong vụ việc đều đã dựa vào

“danh nghĩa lịch sử” để làm nền tảng cho một phần hoặc toàn bộ lập luận của

mình để bảo vệ cho quan điểm của mình như là vụ việc Hoạch định Biển và

các Vấn đề Lãnh thổ giữa Qatar và Bahrain, vụ việc Minquiers và Ecrehos hay

vụ việc Trọng tài giữa Eritrea-Yemen, v…v… Trong trường hợp nếu Trung

Quốc đồng ý đưa một trong những tranh chấp chủ quyền của mình tại Biển Đông hoặc Biển Hoa Đông ( có thể là với Nhật Bản, Philippin hoặc đặc biệt là Việt Nam) ra một thiết chế tài phán quốc tế để giải quyết như là Tòa án Công

lý Quốc tế (ICJ), thì khả năng cao là Trung Quốc sẽ biện hộ cho quan điểm của mình trên cơ sở “danh nghĩa lịch sử” Tuy vậy, đáng tiếc là cho tới thời điểm này tại Việt Nam vẫn chưa có một nghiên cứu riêng biệt, đầy đủ và toàn diện

về khái niệm “danh nghĩa lịch sử” cũng như thực tiễn xét xử và quan điểm luật học của các Tòa án Quốc tế liên quan đến khái niệm này Vì thế, yêu cầu đặt ra hiện nay là cần có đề tài đi sâu vào các vấn đề về lý thuyết và thực tiễn xoay quanh “danh nghĩa lịch sử” với tư cách như là một công cụ pháp lý được sử dụng nhiều lần trong các tranh chấp quốc tế về chủ quyền biển và hải đảo, từ

đó đưa ra những phân tích, dự báo về mức độ thuyết phục trong “danh nghĩa lịch sử” mà Trung Quốc đưa ra trong trường hợp nước này nhất trí đưa tranh chấp của mình lên một thiết chế tài phán quốc tế để giải quyết

Xuất phát từ lí do đó, tôi quyết định chọn đề tài: “Danh nghĩa Lịch

sử” trong thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế về chủ quyền biển và hải đảo dưới góc độ Luật quốc tế, làm luận văn thạc sĩ Luật học

2 Tình hình nghiên cứu

Đề tài được lựa chọn, xét về mặt khái niệm “danh nghĩa lịch sử” trong công pháp quốc tế nói chung, không phải là mới mẻ do trên thực tế có khá nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện trên thế giới, tiêu biểu có thể kể đến:

Trang 9

3

- Kozlowski A., The Legal Construct Of Historic Title to Territory in

International Law – An Overview, Polish Yearbook of International Law, Vol

30 (2010), pp 61 – 100

- Blum Y.Z, Historic Titles in International Law, M Nijhoff, La Haye;

1965, pp 53 – 55

- Blum Y.Z., “Historic Rights”, in Rudolf Bernhardt (ed.),

(Amsterdam:North-Holland Publishing Co., 1984)

- Gioia A., Historic Titles in Rudiger Wolfrum (ed), Max Planck

Encyclopedia of Public International Law, vol IV (Oxford, OUP, 2012)

819 MN 17

Tuy nhiên, các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về công pháp quốc tế nói chung và luật biển nói riêng tại Việt Nam vẫn chỉ mới đề cập rất sơ qua về khái niệm này mà chưa đi sâu vào phân tích các nội dung bao hàm bên trong của nó, về thực tiễn áp dụng khái niệm trong các tranh chấp quốc tế về chủ quyền biển và hải đảo cũng như là nội dung và giá trị thực chất của “danh nghĩa lịch sử” của Trung Quốc trên Biển Đông trên cơ sở những phân tích về mặt lý thuyết và thực tiễn đó

3 Tính mới và đóng góp của đề tài

Thông qua nghiên cứu hiện tại người viết mong muốn được đưa ra những phân tích về những nội dung cơ bản nhất về lý thuyết xoay quanh khái niệm

“danh nghĩa lịch sử” như là nguồn gốc, vị trí của nó trong luật pháp quốc tế, định nghĩa, đặc điểm, v…v… Bên cạnh đó là một số kết luận về quan điểm của cơ quan tài phán quốc tế đối với phương tiện pháp lý này để từ đó đưa ra những dự báo về khả năng thành công của “danh nghĩa lịch sử” của Trung Quốc trong trường hợp nước này đồng ý đưa tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông ra giải quyết tại một cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền Đây là những nội dung mới, chưa có nghiên cứu riêng biệt nào trước đó của Việt Nam

Trang 10

4

4 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát Trình bày và phân tích các vấn đề về lý luận của

khái niệm“danh nghĩa lịch sử”; Phân tích thực tiễn áp dụng khái niệm “danh nghĩa lịch sử” trong giải quyết tranh chấp quốc tế về chủ quyền biển và hải đảo; Đưa ra những phân tích và dự đoán về mức độ thuyết phục trong các

“danh nghĩa lịch sử” do Trung Quốc đưa ra

- Mục tiêu cụ thể Bài viết dựa trên cơ sở các lập luận của các cơ quan

tài phán quốc tế để xây dựng nên phán quyết trong các tranh chấp quốc tế về chủ quyền biển và hải đảo, lý luận của các chuyên gia luật học thế giới và thực tiễn hành vi các quốc gia để đưa ra những nội dung cơ bản nhất về “danh nghĩa lịch sử”; Phân tích một số vụ tranh chấp tiêu biểu đã được đưa ra thiết chế tài phán quốc tế để giải quyết trong đó các bên (hoặc một bên) trong tranh chấp chủ yếu dựa vào “danh nghĩa lịch sử” để củng cố cho yêu sách của mình,

và cách thức cơ quan tài phán biện luận để đưa ra phán quyết của mình đối với căn cứ đó, từ đó rút ra một số điểm mang tính mấu chốt trong quan điểm của cơ quan tài phán quốc tế về “danh nghĩa lịch sử”; Phân tích “danh nghĩa lịch sử” mà Trung Quốc đưa ra trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông từ

đó dự đoán về mức độ thuyết phục của chúng trong trường hợp các bên đồng

ý đưa vụ việc ra giải quyết tại một cơ quan tài phán quốc tế

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là khái niệm “danh nghĩa lịch sử” trong công pháp quốc tế;

- Phạm vi nghiên cứu: các quy định của luật thành văn, tập quán pháp,

học thuyết và đặc biệt là hệ thống án lệ về “danh nghĩa lịch sử”

6 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu trên c ơ sở phương pháp biện chứng duy vật , phương pháp tổng hợp , thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp quan sát, so sánh,

Trang 11

5

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I Tài liệu tiếng Việt

1 Bộ Ngoại giao Việt Nam (2007), Việt Nam phản đối việc Trung Quốc

thành lập thành phố hành chính Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam, nguồn:

http://www.mofa.gov.vn

2 BBC Tiếng Việt (2007), VN lại lên tiếng về Tam Sa, nguồn:

http://www.bbc.co.uk/vietnamese

3 Nguyễn Bá Diến (2012), Thềm Lục địa trong Luật pháp Quốc tế, tr.304

- 307, NXB Thông tin và Truyền thông

4 Nguyễn Bá Diến (2012), “Về chủ quyền lịch sử, pháp lý của Việt Nam

đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, Tạp chí Khoa học Đại

học Quốc gia Hà Nội, Luật học

5 Nguyễn Bá Diến (2014), “Chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo

Hoàng Sa, Trường Sa và nguyên tắc chiếm hữu thực sự trong Luật Quốc

tế”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học, (1), Tập 30

6 Lưu Văn Lợi (1990), Việt Nam, đất-biển-trời, NXB Công an Nhân dân

7 Monique-Chemiller Gendreau (1998), Chủ quyền trên hai quần đảo

Hoàng Sa và Trường Sa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

8 Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân

dân Campuchia (1982), Hiệp định về Vùng nước lịch sử ngày 7/7/1982,

http://www.fad.danang.gov.vn

9 Nguyễn Nhã (2002), Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại

Hoàng Sa và Trường Sa, Luận án Tiến sĩ lịch sử, Trường Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia tp Hồ Chí Minh

10 Lê Quý Quỳnh (2003), Các vùng biển Việt Nam: Chế độ pháp lý và

việc phân định, Luận án tiến sĩ luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia

Hà Nội

Trang 12

6

11 Nguyễn Hồng Thao (2009), “Yêu sách đường đứt khúc 9 đoạn của Trung

Quốc dưới góc độ luật pháp quốc tế”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế

12 Nguyễn Hồng Thao (2009), Những điều cần biết về Luật biển, NXB

Công an Nhân dân

II Tài liệu tiếng Anh

13 A/CONF.13/C.l/L.158/Rev.l, Official Records of the United Nations

Conference on theLaw of the Sea, Volume II, Plenary Meetings, page 252

14 Agreement on the Cessation of Hostilities in Viet - nam, July 20, 1954

(hereinafter The Geneva Accords), available at http://avalon.law.yale.edu

15 Arbitral award relating to the issue of control and sovereignty over Aves

island, raised between Venezuela and the Kingdom of the Netherlands,

decision of 30 June 1865, R.I.A.A, Vol XXVIII, pp 115 – 124, at 122

16 Article 6 of the Agreement between Sri Lanka and India on the

Boundary in Historic Waters between the two Countries and Related

Matters 26 and 28 June 1974, reprinted in 13 ILM 1441(1974)

17 Article 6 of the Law on the State Boundary of the USSR; reprinted in

22 ILM 1055 (1983)

18 Article by Professor Johnson in British Year Book of International

Lazv, vol 27 (1950), pp 332-354

19 Bennett M., The People‟s Republic of China and the Use of

International Law in the Spratly Islands Dispute, 28 STAN J INT‟L L

425, at pp 439-440 (1997)

20 Blum Y.Z, Historic Titles in International Law, M Nijhoff, La Haye;

1965, pp 53 – 55

21 Blum Y.Z., “Historic Rights”, in Rudolf Bernhardt (ed.), Encyclopedia

of Public International Law, Installment 7 (Amsterdam:North-Holland

Publishing Co., 1984)

Ngày đăng: 27/08/2016, 22:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w