1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực tiễn áp dụng luật giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi cha mẹ ly hôn trong trường hợp con dưới 36 tháng tuổi

11 267 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 27,82 KB

Nội dung

Gia đình là một nhân tố quan trọng để hình thành nên xã hội nói chung, và có thể coi như một “xã hội thu nhỏ”, cơ bản nhất của xã hội. Một gia đình cơ bản sẽ bao gồm vợ, chồng và con, và đây đều là những nhân tố quan trọng trong sự phát triển, tồn tại của xã hội. Một gia đình tốt sẽ là một gia đình mà mọi thành viên đều tốt, nhưng xã hội luôn là một bức tranh muôn màu và không phải gia đình nào cũng đều “tốt” cả, mà ở chiều ngược lại, luôn có những cuộc hôn nhân đổ vỡ để rồi những kiện tục, tranh chấp về quyền nuôi con nổ ra. Về cơ bản, pháp luật có thiên hướng bảo vệ sự bền vững của gia đình. Nhưng hiện nay, sự bền vững của gia đình (đặc biệt là gia đình trẻ) đang bị đe dọa nghiêm trọng cùng với sự phát triển về tư tưởng, văn hóa, hội nhập kinh tế thị trường. Trong đó, việc tranh chấp quyền nuôi con khi cha mẹ ly hôn đã và đang là một vấn đề ngày một nổi cộm do xu thế chung của xã hội hiện đại, đặc biệt là các cặp vợ chồng mới cưới, có con chưa đủ 36 tháng tuổi. Và do đó, việc vận dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp quyền nuôi con khi cha mẹ ly hôn trong trường hợp con dưới 36 tháng tuổi đang ngày một yêu cầu cấp thiết nhiều hơn.

Nguyễn Vũ Tùng – lớp cao học luật ứng dụng – 26UD03041 MỤC LỤC MỞ ĐẦU Gia đình là một nhân tố quan trọng để hình thành nên xã hội nói chung, và có thể coi như một “xã hội thu nhỏ”, cơ bản nhất của xã hội Một gia đình cơ bản sẽ bao gồm vợ, chồng và con, và đây đều là những nhân tố quan trọng trong sự phát triển, tồn tại của xã hội Một gia đình tốt sẽ là một gia đình mà mọi thành viên đều tốt, nhưng xã hội luôn là một bức tranh muôn màu và không phải gia đình nào cũng đều “tốt” cả, mà ở chiều ngược lại, luôn có những cuộc hôn nhân đổ vỡ để rồi những kiện tục, tranh chấp về quyền nuôi con nổ ra Về cơ bản, pháp luật có thiên hướng bảo vệ sự bền vững của gia đình Nhưng hiện nay, sự bền vững của gia đình (đặc biệt là gia đình trẻ) đang bị đe dọa nghiêm trọng cùng với sự phát triển về tư tưởng, văn hóa, hội nhập kinh tế thị trường Trong đó, việc tranh chấp quyền nuôi con khi cha mẹ ly hôn đã và đang là một vấn đề ngày một nổi cộm do xu thế chung của xã hội hiện đại, đặc biệt là các cặp vợ chồng mới cưới, có con chưa đủ 36 tháng tuổi Và do đó, việc vận dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp quyền nuôi con khi cha mẹ ly hôn trong trường hợp con dưới 36 tháng tuổi đang ngày một yêu cầu cấp thiết nhiều hơn 1 Nguyễn Vũ Tùng – lớp cao học luật ứng dụng – 26UD03041 1 KHÁI NIỆM LY HÔN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN 1.1 Khái niệm ly hôn Ly hôn (hay ly dị) là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng, hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm của hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết định Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì toà án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn Theo Luật Hôn nhân & Gia đình thì ly hôn hay ly dị là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng khi mà tình trạng gia đình trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được Nhiều người cho rằng ly hôn là giải pháp để kết thúc sự đổ vỡ của tình yêu hoặc nhằm chấm dứt quan hệ gia đình khi không còn hạnh phúc 2 Nguyễn Vũ Tùng – lớp cao học luật ứng dụng – 26UD03041 Ly hôn có 2 dạng là thuận tình ly hôn (cả hai vợ chồng đều mong muống và cùng ký vào đơn ly hôn) và ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng, trong trường hợp này Tòa án bắt buộc phải thụ lý để xem xét, giải quyết cho ly hôn Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: Bản án hoặc quyết định 1.2 Cơ sở pháp lý của ly hôn Nội dung căn cứ ly hôn: được quy định từ Điều 51 đến 56 Luật hôn nhân & Gia đình 2014 Điều 51 Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn 1 Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn 2 Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ 3 Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi Điều 52 Khuyến khích hòa giải ở cơ sở Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở Điều 53 Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn 1 Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự 2 Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này Điều 54 Hòa giải tại Tòa án Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự Điều 55 Thuận tình ly hôn 3 Nguyễn Vũ Tùng – lớp cao học luật ứng dụng – 26UD03041 Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn Điều 56 Ly hôn theo yêu cầu của một bên 1 Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được 2 Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn 3 Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN NUÔI CON KHI CHA MẸ LY HÔN TRONG TRƯỜNG HỢP CON DƯỚI 36 THÁNG TUỔI 2.1 Xác định người nuôi con dưới 36 tháng tuổi Con dưới 36 tháng tuổi (tức dưới 3 tuổi) là một trường hợp trong các tranh chấp về nuôi con sau ly hôn nói chung Về nguyên tắc, đối với tranh chấp nuôi con nói chung, các đương sự có thể thỏa thuận người trực tiếp nuôi con và thỏa thuận này được Tòa án ghi nhận trong Bản án Nếu các đương sự không thỏa thuận được người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa án sẽ căn cứ vào các quy định của Luật HN&GĐ và các văn bản liên quan để ra quyết định Tuy nhiên, với con dưới 36 tháng tuổi, thì mặc định, chỉ có mẹ được phép nuôi Vấn đề này đã được quy định tại điều 81 Luật Hôn nhân & Gia đình 2014: Điều 81 Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn 3 Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con 4 Nguyễn Vũ Tùng – lớp cao học luật ứng dụng – 26UD03041 Bên cạnh đó, trong trường hợp con chưa đến 12 tháng tuổi, thì còn cấm người cha được phép ly hôn Điều này đã được quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân & Gia đình 2014: Điều 51 Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn 3 Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi Như vậy, về phía Tòa án, sẽ căn cứ vào độ tuổi để giải quyết tranh chấp nuôi con, với con dưới 36 tháng tuổi: được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con Trong khi đó, về phía người cha, thì đối với trường hợp con dưới 12 tháng tuổi sẽ không được phép ly hôn với vợ, kể cả trong trường hợp đứa con đó không phải con ruột (do vợ ngoại tình) đi chăng nữa Khi con lớn hơn nhưng vẫn dưới 36 tháng tuổi, thì người cha vẫn không được tự quyết định quyền nuôi con, và nếu người mẹ không đủ điều kiện nuôi con thì người cha có thể yêu cầu tòa án được giành quyền nuôi con Trong trường hợp này người cha vừa phải chứng minh được người mẹ không đủ điều kiện nuôi còn vừa phải chứng minh được khả năng nuôi con của mình Một trường hợp là cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện nuôi con thì trách niệm nuôi con sẽ thuộc về người giám hộ, được quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân & Gia đình 2014: Điều 84 Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn 4 Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự 2.2 Xác định người cấp dưỡng cho con dưới 36 tháng tuổi Điều 3 Luật Hôn nhân & gia đình 2014 đã giải thích cấp dưỡng là: 24 Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này 5 Nguyễn Vũ Tùng – lớp cao học luật ứng dụng – 26UD03041 Đối với cha mẹ ly hôn và quyền nuôi con được thực hiện bởi người mẹ đối với con chưa đủ 36 tháng tuổi, thì người cha sẽ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con Nếu người cha lấy được quyền nuôi con khi chứng minh được người mẹ không đủ điều kiện nuôi còn vừa phải chứng minh được khả năng nuôi con của mình, thì người mẹ sẽ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con Nếu cả cha và mẹ đều không có đủ khả năng nuôi còn thì quyền nuôi con sẽ thuộc về người giám hộ và khi đó, cha và mẹ sẽ trở thành người cấp dưỡng cho con, được quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân & gia đình 2014: Điều 82 Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn 1 Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi 2 Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con 3 Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó 2.3 Một số vướng mắc pháp lý 2.3.1 Vấn đề về phán quyết nuôi con theo tiêu chí như thế nào? Trường hợp 1: Tranh chấp quyền nuôi con khi hai vợ chồng chỉ có một con chung duy nhất Đây là một trong những vấn đề khá phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay Vậy các bên cần làm gì để giành quyền nuôi con? Tòa án phán quyết quyền nuôi con dựa trên những tiêu chí nào ? Khi chỉ có một con chung và dưới 36 tháng tuổi, thì mặc định quyền nuôi con thuộc về Mẹ ( đã đề cập ở Khoản 3, điều 81, Luật Hôn nhân gia đình) Thực tế ở độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi hiện nay, trẻ đã bắt đầu hình thành được nhân cách, biết đọc, biết nói chuyện và cũng phần nào có cảm tình với cha hoặc mẹ Vậy thì trong trường hợp người cha dù ít có điều kiện về kinh tế, nhưng chăm con nhiều hơn và vẫn bị buộc phải giao con cho người mẹ chăm sóc thì sao? Bên cạnh đó, một số yếu tố khác về điều kiện kinh tế cũng cần được đề cập về cha và mẹ như: + Yếu tố nơi ở sau ly hôn (ở thuê, ở chung người thân, có nhà riêng …) 6 Nguyễn Vũ Tùng – lớp cao học luật ứng dụng – 26UD03041 + Yếu tố thu nhập (lương & lậu)… + Khả năng ổn định của công việc Tiếp đến, cần xét đến điều kiện giáo dục của Cha, Mẹ ĐIều này sẽ tác động đến khả năng chăm sóc, phát triển hình thành nhân cách tốt cho trẻ như: + Trình độ văn hóa; + Tính chất công việc (làm ở gần nhà sẽ có nhiều thời gian chăm sóc & giáo dục con so với làm xa nhà) + Lối sống Trường hợp 2: Hai vợ chồng có nhiều con chung, dưới 36 tháng tuổi và người chồng muốn giành hết quyền nuôi con khi cho rằng người vợ không đủ khả năng kinh tế, hoặc lối sống không phù hợp với sự phát triển và hình thành nhân cách của con Trong trường hợp này ngoài các yếu tố về độ tuổi, điều kiện kinh tế, điều kiện giáo dục thì người chồng cần chứng minh bằng các bằng chứng cụ thể cho tòa án thấy rằng việc giao con cho người vợ sẽ không tốt cho đứa trẻ Quyền lợi của con sẽ là tốt nhất khi được giao cho mình nuôi Ví dụ như: + Vợ có hành vi bạo hành gia đình, thường xuyên đánh đập chồng; + Mẹ có lối sống buông thả, nợ nần, cờ bạc, thậm chí nghiện hút, giao du với các thành phần xấu Những yếu tố này có thể hiếm gặp ở Việt Nam nhưng không phải là không có trong xã hội hiện nay Do vậy, Tòa án sẽ xem xét tổng thể các vấn đề pháp lý và thực tiễn để đưa ra phán quyết “Ai là người có quyền nuôi con” theo quy định của pháp luật Để làm rõ điều này, có một ví dụ sau đây: Vụ việc thuộc Bản án số: 26/2018/HNGĐ-PT do Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ giải quyết Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị X, sinh năm 1995 Địa chỉ: Ấp A, xã B, huyện C, tỉnh Sóc Trăng Bị đơn: Ông Trần Văn P, sinh năm 1987 Địa chỉ: Ấp D, xã E, huyện T, thành phố Cần Thơ Nguyên đơn là bà Nguyễn Thị X trình bày và yêu cầu như sau: Bà và ông Trần Văn P chung sống với nhau vào năm 2015 và có 01 con chung tên Trần Thị L, sinh ngày 04/01/2016 Vợ chồng bà đã ly hôn Tuy nhiên, Tòa án chưa giải quyết về quyền nuôi con chung sau ly hôn Hiện tại cháu L 7 Nguyễn Vũ Tùng – lớp cao học luật ứng dụng – 26UD03041 đang do ông P nuôi dưỡng Bà khởi kiện yêu cầu được trực tiếp nuôi con, không yêu cầu ông P phải cấp dưỡng nuôi con Bị đơn ông Trần Văn P trình bày:Ông là người trực tiếp nuôi con khi bà X bỏ đi từ tháng 11/2016 đến nay Ông có thu nhập ổn định, đủ điều kiện chăm sóc tốt cháu L Nay ông xin tiếp tục nuôi dưỡng cháu L, không yêu cầu bà X cấp dưỡng nuôi con Tại bản án hôn nhân sơ thẩm ngày 02/3/2018, Tòa án nhân dân huyện T đã quyết định: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Thị X về việc yêu cầu nuôi con Giao cháu Trần Thị L (nữ), sinh ngày 04/01/2016 cho ông Trần Văn P tiếp tục nuôi dưỡng đến khi đủ 18 tuổi Bà X không đồng ý với quyết định trên nên đã kháng cáo yêu cầu phúc thẩm sửa án sơ thẩm NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN: Yêu cầu của bà X hợp lệ căn cứ theo quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 và bà đã đóng tạm ứng án phí đầy đủ Mặc dù theo quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì con dưới 36 tháng tuổi phải được giao cho mẹ chăm sóc nhưng bà X đã bỏ nhà ra đi khi từ cháu L mới khoảng 11 tháng tuổi Bà X có nêu rằng bà có về thăm con nhưng không bằng chứng chứng minh và cũng không có cơ sở cho rằng bên ông P không cho bà X thăm con Ông P đã chứng minh được trong thời gian trực tiếp nuôi con thì sức khỏe của con phát triển bình thường, hiện đang đi học và được nhà trường xác nhận QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN: Bác kháng cáo của bà Nguyễn Thị X, giữ nguyên bản án sơ thẩm Ông Trần Văn P có quyền tiếp tục nuôi dưỡng cháu Trần Thị L đến khi cháu trưởng thành Bà Nguyễn Thị X có quyền thăm non cháu L, không ai được quyền cản trở Có thể thấy, tại quyết định nêu trên, Tòa án đã vận dụng khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì con dưới 36 tháng tuổi phải được giao cho mẹ chăm sóc nhưng bà X đã bỏ nhà ra đi khi từ cháu L mới khoảng 11 tháng tuổi Bà X có nêu rằng bà có về thăm con nhưng không bằng chứng chứng minh và cũng không có cơ sở cho rằng bên ông P không cho bà X thăm con Tuy nhiên, điểm vướng mắc ở đây là ông P chưa đưa ra được nhiều bằng chứng cho thấy ông P có thể nuôi cháu L tốt bằng bà X nuôi hay không, mà vẫn chỉ dựa chủ yếu vào yếu tố tài chính Bên cạnh đó, bà X đã có nêu ý kiến là có 8 Nguyễn Vũ Tùng – lớp cao học luật ứng dụng – 26UD03041 thăm con tức là bà X cũng có nguyện vọng muốn được nuôi con dù đã bỏ nhà đi từ lâu Tuy nhiên, điều này dường như chưa được xem xét một cách triệt để 2.3.2 Vấn đề về cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn như thế nào? Vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn ? Việc cản trở quyền thăm nom con sau hôn nhân ? Hạn chế quyền thăm con sau ly hôn? Khoản 2, điều 82, Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định: “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con” Số tiền cấp dưỡng này do hai bên tự nguyện thỏa thuận hoặc yêu cầu tòa án xác định cụ thể dựa trên: + Thu nhập của các bên; + Mức sống cơ bản (chi phí) cho con ở mức có thể đảm bảo phát triển công bằng, ngang bằng giữa con với các bạn cùng trang lứa Theo quy định tại điều 84, luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì: “trong trường hợp có yêu cầu của cha mẹ về việc thay đổi trực tiếp người nuôi con thì tòa án căn cứ vào các quy định sau để xem xét việc thay đổi đó, cụ thể: - Cha mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con; - Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; - Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét đến nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên” Người trực tiếp nuôi con phải tôn trọng và tạo điều kiện phù hợp để cha hoặc mẹ thực hiện quyền thăm nom con sau khi ly hôn Việc cản trở quyền thăm con sẽ bị pháp luật xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điều 53, nghị định số 167/2013/NĐ-CP với mức phạt từ 100.000 đến 300.000 ngàn đồng Như vậy, có hiểu hiểu với trường hợp con dưới 3 tuổi, thì mặc định, người mẹ (hoặc người cha giành được quyền nuôi sau khi chứng minh người mẹ không có khả năng nuôi con) sẽ phải nuôi con tới ít nhất 7 tuổi thì mới được xem xét thay đổi người trực tiếp nuôi con, và trong khoảng thời gian từ 3 đến 7 tuổi sẽ không được xem xét vấn đề này Tuy nhiên, điều còn vướng mắc là trong khoảng thời gian đó, nếu người mẹ (hoặc cha) không còn khả năng nuôi con nữa thì sao? 9 Nguyễn Vũ Tùng – lớp cao học luật ứng dụng – 26UD03041 Bên cạnh đó, đối với những hành vi lợi dụng quyền thăm con để quấy rối cuộc sống riêng tư của chồng hoặc vợ cũ cũng bị pháp luật nghiêm cấm Cụ thể theo quy định tại khoản 1, điều 85 của luật hôn nhân gia đình có quy định: Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây: - Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi có ý hoặc vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con - Phá tán tài sản của con; Có lối sống đồi trụy; - Xúi giục, ép buộc con làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức xã hội KẾT LUẬN Tranh chấp quyền nuôi con sau khi ly hôn khi con chưa đủ 36 tháng tuổi là một trong những vấn đề đang có xu hướng ngày càng gia tăng trong sự phát triển của xã hội hiện nay Tuy về mặc định, người mẹ sẽ là bên có lợi thế để giành được quyền nuôi con, nhưng thực tế cho thấy không phải lúc nào Tòa án cũng nghiêng về phía người mẹ mà loại bỏ vị trí của người cha mà còn phải xét đến nhiều yếu tố khác, đặc biệt là các yếu tố dẫn tới hướng hình thành nhân cách, con người của con sau này nếu ở cùng mẹ hoặc cha hoặc người giám hộ, cũng như còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan bên ngoài nữa Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực tiễn giải quyết cũng như thực thi quy định của pháp luật nhằm hoàn thiện các quy định này là điều cần thiết để nâng cao chất lượng xét xử hơn nữa Tài liệu tham khảo: +Luật Hôn nhân & gia đình 2014 10 Nguyễn Vũ Tùng – lớp cao học luật ứng dụng – 26UD03041 +Chế định ly hôn (wikipedia) +https://dichvulyhonhanoi.vn/ban-an-da-xu/tranh-chap-quyen-nuoi-con-duoi36-thang-tuoi.html 11 ... THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN NUÔI CON KHI CHA MẸ LY HÔN TRONG TRƯỜNG HỢP CON DƯỚI 36 THÁNG TUỔI 2.1 Xác định người nuôi 36 tháng tuổi Con 36 tháng tuổi (tức tuổi) trường. .. khơng có quyền u cầu ly trường hợp vợ có thai, sinh ni 12 tháng tuổi Như vậy, phía Tòa án, vào độ tuổi để giải tranh chấp nuôi con, với 36 tháng tuổi: giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người... trường hợp đứa khơng phải ruột (do vợ ngoại tình) Khi lớn 36 tháng tuổi, người cha không tự định quyền nuôi con, người mẹ khơng đủ điều kiện ni người cha u cầu tịa án giành quyền nuôi Trong trường

Ngày đăng: 07/04/2020, 05:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w