Đề bài: Những khẳng định sau đay đúng hay sai tại saoa Tạm giam không áp dụng đối với bị can là phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong mọi trường hợp.b Trong mọi trường hợp người
Trang 1Đề bài: Những khẳng định sau đay đúng hay sai tại saoa Tạm giam không áp dụng đối với bị can là phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong mọi trường hợp.b Trong mọi trường hợp người có nhược điểm về tâm thần không được tham gia tố tụng hình sự với tư cách là người làm chứng
Bài làm:
1 Tạm giam không áp dụng đối với bị can là phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong mọi trường hợp
Trả lời: Đây là khẳng định SAI Vì:
Theo điều 80 BLTTHS quy định về bắt bị can bị cáo để tạm giam, đó là: “Bắt bị can bị cáo để tạm giam là bắt người đã bị khởi tố về hình sự hoặc người đã bị Tòa
án ra quyết định đưa ra xét xử để tạm giam nhằm ngăn chặn bị can bị cáo tiếp tục phạm tội cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra truy tố xét xử và thi hành án dân sự”.
Như vậy khi có đủ các căn cứ tạm giam thuộc các trường hợp được quy định ở điều 88 BTTTHS thì có thể áp dụng biện pháp này Đó là:
a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;
b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình
sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
Khi phạm tội thuộc những trường hợp trên, bị can, bị cáo bị áp dụng biện pháp tạm
giam Tuy nhiên, đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang thời kỳ nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà phải áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ các trường hợp sau đây: (khoản 2 Điều 88 BLTTHS)
Trang 2a) Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;
b) Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;
c) Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
Như vậy, đối với phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi vẫn có thể bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam khi phụ nữ đó không có nơi cư trú rõ ràng hoặc thuộc các trường hợp a,b,c được quy định tại Khoản 2 Điều 88 BLTTHS Do đó
khẳng định: Tạm giam không áp dụng đối với bị can là phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong mọi trường hợp là Sai.
2 Trong mọi trường hợp người có nhược điểm về tâm thần không được tham gia tố tụng hình sự với tư cách là người làm chứng.
Trả lời: Đây là khẳng định Sai
Vì: Người làm chứng là người tham gia tố tụng và biết các tình tiết có liên quan
đến vụ án và được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập để khai báo về những sự việc cần xác minh trong vụ án
Khoản 2 Điều 55 quy định những người sau đây không được làm chứng:
a, Người bào chữa, bị can bị cáo;
b, Người do có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết của vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.
Như vậy, nếu và thời điểm nhận thức sự việc hoặc thời điểm khai báo sự việc
mà họ do có nhược điểm về thể chất hoặc thâm thần mà không có khả năng
Trang 3nhận thức hoặc khai báo đúng đắn thì họ không được làm chứng Nếu các nhược điểm thể chất hoặc tâm thần không làm ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn thì họ vẫn được làm chứng Do đó, không phải bất
cứ trường hợp nào người có nhược điểm về tâm thần cũng không được tham gia
tố tụng hình sự với tư cách người làm chứng Họ vẫn có thể tham gia tố tụng hình sự với tư cách là người làm chứng nếu nhược điểm về tâm thần đó không làm ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và khao báo đúng đắn của họ
Như vậy, khẳng định: Trong mọi trường hợp người có nhược điểm về thể chất không được tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng là SAI