Vì: Hiện nay, một trong những chủ thể có vai trò rất lớn đối với việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là các tổ chức xã hội.. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằ
Trang 1Bài làm.
Đề 15: Những khẳng định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
a Hội Tiêu chuẩn và bảo bệ NTD Việt Nam có thẩm quyền thay mặt NTD khởi kiện đối với các hành vi xâm phạm quyền lợi NTD
Khẳng định này đúng Vì:
Hiện nay, một trong những chủ thể có vai trò rất lớn đối với việc bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng là các tổ chức xã hội Theo quy định của pháp
luật hiện hành thì: “Tổ chức xã hội thành lập theo quy định của pháp luật và hoạt động theo điều lệ được tham gia hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” 1
Như vậy, tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD trước hết là một tổ chức xã hội tự nguyện, thành viên của tổ chức là tất cả những người tiêu dùng trong
cả nước không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ, nghề nghiệp Bất cứ ai có nhu cầu đều có thể tham gia tổ chức này Tổ chức bảo
vệ quyền lợi NTD sẽ có điều lệ riêng, nguyên tắc hoạt động riêng, cơ cấu tổ chức riêng Tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD sẽ đại diện cho NTD bảo vệ quyền lợi của NTD theo quy định của pháp luật
Điều 28 Luật bảo vệ quyền lợi NTD 2010 quy định:
“1 Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng các hoạt động sau đây:
a) Hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu;
b) Đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng;
…”
1 Điều 27 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010.
Trang 2Ở Việt Nam hiện nay, tổ chức xã hội có chức năng bảo vệ người tiêu dùng trực tiếp là Hội tiêu chuẩn và bảo vệ lợi ích NTD Việt Nam (VINASTAS) và các Hội bảo vệ người tiêu dùng ở các địa phương
Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam là tổ chức phi chính phủ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng duy nhất hoạt động trong phạm vi cả nước cho tới thời điểm hiện tại Hội được thành lập từ năm 1988 và chính thức triển khai công tác bảo vệ NTD từ năm 1960
Tóm lại, vì Hội Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam là một trong
các tổ chức xã hội đáp ứng được điều kiện theo Luật Bảo vệ quyền lợi NTD
2010 nên có thẩm quyền thay mặt NTD khởi kiện đối với các hành vi xâm phạm quyền lợi của NTD trong các trường hợp mà NTD không thể tự mình khởi kiện được
b Nếu giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thỏa thuận trọng tài về việc giải quyết tranh chấp ở Trung tâm trọng tài
cụ thể thì người tiêu dùng không có quyền lựa chọn phương thức giải quyết khác nếu có tranh chấp xảy ra.
Khẳng định này sai Vì:
Bên cạnh hệ thống Tòa án có vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp bảo vệ quyền lợi NTD, hiện nay, Luật bảo vệ quyền lợi NTD
2010 đã thừa nhận một thiết chế mới mà các bên được lựa chọn để giải quyết tranh chấp, đó là trọng tài
Một trong những nguyên tắc cơ bản của Trọng tài đó là thẩm quyền được hình thành từ ý chí thỏa thuận của các bên tranh chấp Ý chí đó thường được thể hiện dưới dạng các thỏa thuận bằng văn bản hay còn gọi là thỏa thuận trọng tài Vì tính chất thỏa thuận đàm phán của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nên trong một số trường hợp mặc dù giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thỏa thuận trọng tài về việc giải quyết tranh
Trang 3chấp ở Trung tâm trọng tài cụ thể nhưng người tiêu dùng vẫn có quyền lựa chọn phương thức giải quyết khác nếu có tranh chấp xảy ra
Ví dụ trường hợp được quy định tại Điều 38 Luật bảo vệ quyền lợi NTD 2010:
“Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải thông báo về điều khoản trọng tài trước khi giao kết hợp đồng và được người tiêu dùng chấp thuận Trường hợp điều khoản trọng tài do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đưa vào hợp đồng theo mẫu hoặc điều kiện giao dịch chung thì khi xảy ra tranh chấp, người tiêu dùng là cá nhân có quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp khác.”
Bên cạnh đó, tại Điều 17 của Luật Trọng tài Thương mại 2010 cũng
có quy định mới so với Pháp lệnh Trọng tài 2003 nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp
“Đối với các tranh chấp giữa nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng, mặc dù điều khoản trọng tài đã được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hóa, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn thỏa thuận trọng tài thì người tiêu dùng vẫn có quyền được lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án để giải quyết tranh chấp Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ chỉ được quyền khởi kiện tại Trọng tài nếu được người tiêu dùng chấp thuận.”
Quy định này dựa trên một thực tế là thông thường người tiêu dùng bị đặt ở một vị thế có nhiều nguy cơ bị lạm dụng bởi các điều khoản trong hợp đồng theo mẫu in sẵn của người bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ, do vậy cần
có quy định bảo vệ họ trong các tình huống cần thiết
Trang 4DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010
2 Luật Trọng tài thương mại 2010
3 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
4 Nguyễn Thị Thu Trang, Khóa luận tốt nghiệp, Thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay, Hà Nội, 2011
5 Website:
http://www.smic.org.vn/vi/thu-vien-smic/khac/1602-mt-s-im-mi-ca-lut-trng-tai-thng-mi-nm-2010
http://moj.gov.vn/ct/tintuc/lists/nghin%20cu%20trao
%20i/view_detail.aspx?ItemID=2775