1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

những khẳng định sau đây là đúng hay sai, tại sao a trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người vào ban ngày

3 344 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 38,5 KB

Nội dung

Đề bài số 8Bài 8 : Những khẳng định sau đây là đúng hay sai, tại sao a Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người vào ban ngày b Vật chứng là vàng bạc phải được bảo quản tại Cơ quan tiến

Trang 1

Đề bài số 8

Bài 8 : Những khẳng định sau đây là đúng hay sai, tại sao a Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người vào ban ngày b Vật chứng là vàng bạc phải được bảo quản tại Cơ quan tiến hành tố tụng

Bài làm

a Khẳng định : “Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người vào ban

ngày” là sai.

 Căn cứ pháp lý : Khoản 3 Điều 80, Điều 81, 82 BLTTHS năm 2003

 Giải thích : Bắt người là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được

áp dụng đối với bị can, bị cáo, người đang bị truy nã và trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang thì áp dụng cả đối với người chưa bị khởi tố

về hình sự nhằm kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội của họ, ngăn ngừa họ trốn tránh pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử

và thi hành án hình sự Bắt người được chia làm 3 trường hợp : Bắt bị can bị cáo để tạm giam, bắt người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội

quả tang hoặc đang bị truy nã Theo quy định tại khoản 3 Điều 80 thì : “3 Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã quy định tại Điều 81 và Điều 82 của

Bộ luật này.” Thời gian bắt người từ 22 giờ tối ngày hôm trước đến trước 6

giờ sang ngày hôm sau là bắt người vào ban đêm

Như vậy, không phải trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người vào ban ngày mà đối với việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì có thể bắt vào bất cứ lúc nào

Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là bắt người khi người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội của họ hay bắt người sau khi thực hiện tội phạm mà người đó bỏ trốn, cản trở việc điều tra, khám phá tội phạm Những trường hợp khẩn cấp, trình tự, thủ tục và thẩm quyền của việc bắt

Trang 2

người trong trường hợp khẩn cấp được quy định tại Điều 81 BLTTHS năm

2003

Bắt người phạm tội quả tang là bắt người khi người đó đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt

Bắt người đang bị truy nã là việc bắt người đã thực hiện hành vi phạm tội, đã có lệnh bắt hoặc đã bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang thi hành án phạt tù tại trại giam thì bỏ trốn

Việc bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã cùng mang tính chất cấp bách như nhau trong thực tế nên BLTTHS quy định thẩm quyền, thủ tục bắt người đang bị truy nã cũng được áp dụng như bắt người phạm tội quả tang ( Điều 82 )

Việc quy định như vậy xuất phát từ tính cấp thiết của việc bắt người, nhằm đảm bảo cho việc ngăn chặn kịp thời những hành vi phạm tội cũng như hành vi trốn tránh pháp luật, gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án của người phạm tội, đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án được thuận lợi

b Khẳng định : “Vật chứng là vàng bạc phải được bảo quản tại Cơ quan

tiến hành tố tụng” là sai.

 Căn cứ pháp lý : Điều 75 BLTTHS năm 2003, Điều 8 Nghị định 18/2002/NĐ-CP ban hành quản lý quy chế kho vật chứng

 Giải thích : Vật chứng là vật được dùng làm công cụ phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc

và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội

Theo như khẳng định thì : Vật chứng là vàng bạc phải được bảo quản tại Cơ quan tiến hành tố tụng Cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm : Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, tòa án ( Khoản 1 Điều 33 )

Mặt khác, điểm c khoản 2 điều 75 quy định : “Vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại ngân hàng hoặc các cơ quan chuyên trách khác”

Trang 3

Điều 8 Nghị định 18/2002/NĐ-CP quy định : “Tất cả vật chứng, đồ vật, tài liệu khác thu thập được của các vụ án phải được lưu giữ, bảo quản tại kho vật chứng, trừ những trường hợp sau đây :

…………

d) Vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, động vật, thực vật được chuyển giao cho

cơ quan chuyên trách để bảo quản;”

Như vậy, tại giai đoạn điều tra của cơ quan điều tra, có những vật chứng không được bảo quản tại cơ quan điều tra trong đó có vàng Vàng là vật chứng sẽ được bảo quản tại cơ quan chuyên trách mà cụ thể ở đây là ngân hàng hoặc kho bạc Chính vì thế, khẳng định này là sai

Danh mục tài liệu tham khảo

1 Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, trường Đại học Luật Hà Nội, nxb tư pháp

2 Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, nxb Công an nhân dân

3 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

4 Nghị định 18/2002/NĐ-CP ban hành quản lý quy chế kho vật chứng

Ngày đăng: 16/05/2016, 07:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w