Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của Phòng Nội vụ huyện tham mƣu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về Tôn giáo; tôi đã chọn giải quyết tình huống “ Giả
Trang 1MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
LỜI NÓI ĐẦU 2
GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ 4
I NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 5
1.1 Mô tả tình huống: 5
1.2 Xác định mục tiêu và xử lý tình huống: 6
1.4 Xây dựng và phân tích các phương án lựa chọn giải quyết: 9
1.4.1 Phương án thứ nhất: 9
1.4.2 Phương án thứ hai: 10
1.4.3 Phương án thứ ba: 10
1.5 Lựa chọn phương án giải quyết 11
1.6 Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án: 11
II.KIẾN NGHỊ 14
III KẾT LUẬN 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường, Phòng Đào tạo, quý thầy cô giáo của Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường, đồng thời đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện tiểu luận tình huống này
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới quý Thầy, Cô chủ nhiệm lớp, quý thầy cô giáo trong nhà trường đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chuyển tải những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và động viên tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này
Trong khoảng thời gian hạn hẹp, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, những hạn chế về cả nội dung lẫn hình thức Chúng tôi rất mong nhận được những góp ý của quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp đối với đề tài
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Người thực hiện đề tài
Đỗ Hải Hà
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX khi đề cập đến phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân đã nhấn mạnh: “Thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, người trong Đảng và người ngoài Đảng, người đang công tác và người đã về hưu, mọi thành viên trong đại gia đình dân tộc Việt Nam dù sống trong nước hay ở nước ngoài”
Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, tôn giáo, quản lý nhà nước về dân tộc và các hoạt động tôn giáo có vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước đối với các ngành và các lĩnh vực Quan điểm, chính sách chỉ đạo về công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay là: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận người dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta; Việc theo đạo, truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ hiến pháp
và pháp luật Không được lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền tà đạo, hoạt động
mê tín, dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo
Hiện nay, với xu thế nhiều tôn giáo nước ngoài truyền giáo tại Việt Nam gây khó khăn trong công tác quản lý tôn giáo tại địa phương Do nhiều tôn giáo ngoại nhập có tín ngưỡng khác với truyền thống văn hóa của dân tộc nên vẫn thường xảy ra mâu thuẫn trong cộng động dân cư giữa người theo đạo và không theo đạo
Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của Phòng Nội vụ huyện tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Tôn
giáo; tôi đã chọn giải quyết tình huống “ Giải quyết tình huống mâu thuẫn trong việc thực hiện lễ an táng theo nghi thức đạo Công giáo gây mất đoàn kết trong cộng đồng dân cư”
Đây là một vụ việc phức tạp xảy ra trên địa bàn xã thuộc huyện Thường
Tín, liên quan đến vấn đề tôn giáo Mâu thuẫn giữa người theo đạo Công giáo và
Trang 4người không theo đạo này (hay còn gọi là Lương và Giáo) xuất phát từ việc thực hiện nghi lễ an táng người chết theo Nghi lễ Công giáo và vấp phải sự phản đối của cộng động dân cư tại địa phương, gây mất an ninh trật tự, mất đoàn kết trong cộng đồng dân cư
Mục đích của tiểu luận là phân tích, tìm hiểu, đánh giá tình huống từ đó
đề xuất các giải pháp cần thiết giải quyết góp phần đảm bảo tình hình an ninh trật tự tại địa phương
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo từ đó vận dụng vào tình huống
để tìm ra nguyên nhân và đề xuất hướng giải quyết
Phạm vi nghiên cứu: phạm vi cấp cơ sở và cấp huyện
Ngoài phần tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 4 phần:
Phần 1: Lời nói đầu
Phần 2: Nội dung tình huống
Phần 3: Kiến nghị
Phần 4: Kết luận
Trang 5GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ
1 Tín ngưỡng: (Tiếng Pháp – Croyance; tiếng Anh – Belief) đồng nghĩa với niềm tin, sự tin tưởng Có điều chúng ta cần khẳng định rằng: Tín ngưỡng không phải là niềm tin nói chung, mà nó là niềm tin đặc biệt Tín ngưỡng là gốc của tôn giáo Mọi tín ngưỡng, tôn giáo đều có một cái chung là “thế giới bên
kia” khác với thế giới hiện thực mà con người đang sống
2 Tôn giáo: (Tiếng Latinh – Religio) đồng nghĩa với sự sùng đạo, mộ đạo, đối tượng được sùng bái Trong các từ điển thông dụng, thường định nghĩa tôn giáo là sự sùng bái và sự thờ phụng của con người đối với thần linh hoặc các mối quan hệ của con người đối với thần linh
3 Đạo Công giáo: Công giáo (Thiên Chúa giáo) là tôn giáo thuộc Kitô
giáo Đạo Công giáo là một trong những tôn giáo có số lượng tín đồ, giáo sĩ lớn nhất thế giới Công giáo là một trong những số những tôn giáo lớn ở nước ta
Nếu tính từ năm 1553, năm có giáo sĩ đầu tiên đến truyền đạo tại Việt Nam, đến nay lịch sử truyền giáo và phát triển Công giáo ở Việt Nam đã trải qua hơn 4 thế
kỷ
4 An táng người chết trong đạo Công giáo: Việc làm lễ phép xác là 01
trong 07 phép bí tích của đạo Công giáo khi người theo đạo công giáo qua đời
Với Thánh Lễ an táng, mục đích đầu tiên của các nghi thức an táng là để "thờ
phượng, chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Thiên Chúa vì món quà sự sống mà nay
đã trở về với Thiên Chúa, Ngài là tác giả sự sống và niềm hy vọng của người
công chính." Trong mọi biến cố của đời sống, lúc sinh hay lúc tử, người tín hữu
phải nhớ đến Thiên Chúa trước hết và trên hết để chúc tụng, ngợi khen và cảm tạ
Thiên Chúa
5 Lương và Giáo: Thuật ngữ dùng để chỉ những người không theo đạo Thiên chúa nói chung và những người theo đạo Thiên chúa
Trang 6I NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1.1 Mô tả tình huống:
Ngày 08/12/2013, cụ Nguyễn Thị Hoa 78 tuổi (cụ Hoa) là người Công
giáo ở xóm Phạm Hồng Thái, xã Hà Hồi, huyện Thường Tín qua đời vào lúc 20 giờ ngày 08/12/2013 Gia đình cụ Hoa đã có đơn gửi UBND xã Hà Hồi xin làm thủ tục mai táng theo nghi lễ của đạo Công giáo
Theo cáo phó của gia đình, ngày 10/12/2013 làm lễ truy điệu cho cụ Nguyễn Thị Hoa vào 7h30 phút, sau đó đến 08h sẽ đưa linh cữu vào làm phép
xác và lễ an táng tại Đền đức mẹ
Trong khi chờ UBND xã chấp thuận thì 02 giờ ngày 10/12/2013 gia đình
đã tự ý đưa quan tài của cụ Hoa vào trong Đền thờ Đức Mẹ Maria ở xóm Phạm Hồng Thái, xã Hà Hồi, huyện Thường Tín
Đến sáng ngày 10/12/2013, chính quyền Xóm đến làm lễ tang và đưa ma thì thấy gia đình đã tự ý di chuyển linh cữu người quá cố vào đền thờ đức mẹ từ lúc nào không rõ Điều này đã làm cho đồng bào nhân dân địa phương bức xúc, phẫn nộ, dẫn đến việc nhân dân không theo đạo của Xóm Phạm Hồng Thái đã
kéo đến tụ tập đông người xung quanh đền thờ Đức mẹ (từ khoảng 300 – 500
người) Đồng thời, tỏ thái độ ngăn cản linh mục đến làm phép xác tại đền thờ
này
Dù đã được các cơ quan chức năng huyện, Lãnh đạo Đảng ủy, HĐND,
UBND, Ủy ban MTTQ và các ban ngành đoàn thể xã tập trung vận động, thuyết phục gia đình tang quyến cũng như nhân dân địa phương giải tán nhưng không được và mời gia đình người quá cố ra làm việc để bàn, thống nhất phương án
giải quyết nhưng gia đình vẫn không ra Do vậy, tính đến 14h00 chiều ngày 10/12/2013 dân chúng vẫn tụ tập xung quanh đền đức mẹ (khoảng 300 người) và không có dấu hiệu giải tán
Trang 7Sự việc này đã làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người theo đạo Công giáo với người theo đạo Phật giáo và nhân dân địa phương; gây mất an ninh trật
tự, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của chính quyền cơ sở và sinh hoạt
của nhân dân Trước đó cũng đã có 02 cụ là bà Đỗ Thị Ý và cụ Nguyễn Văn
Đáng khi qua đời gia đình các cụ đã nghe theo lời linh mục Nguyễn Văn Hữu và Ban Hành giáo tổ chức đưa các cụ vào đền thờ Đức Bà ở xóm Phạm Hồng Thái
để mời linh mục Nguyễn Văn Hữu đến làm phép xác và lễ an táng Sự việc này chính là đỉnh điểm sau lễ an táng của 02 cụ trên
1.2 Xác định mục tiêu và xử lý tình huống:
Đây là tình huống tình phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến vấn đề tôn giáo của cả cộng đồng dân cư, đồng thời là quyền và lợi ích của công dân Do vậy
việc giải quyết phải đảm bảo:
- Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo của công dân Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi trước pháp luật, không phân biệt người theo đạo và không theo đạo, cũng như giữa các tôn giáo khác nhau
- Đoàn kết gắn bó đồng bào theo các tôn giáo và không theo tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- Mọi cá nhân và tổ chức hoạt động tín ngưỡng tôn giáo phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; có nghĩa vụ bảo vệ lợi ích của Tổ quốc Việt Nam XHCN; gìn giữ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia
- Chống mọi hành vi lợi dụng tôn giáo để làm mất trật tự an toàn xã hội,
phá hoại chính sách đoàn kết toàn dân, gây tổn hại các giá trị đạo đức, lối sống, văn hóa của dân tộc, ngăn cản tín đồ, chức sắc các tôn giáo thực hiện nghĩa vụ
công dân đều bị xử lý theo pháp luật Hoạt động mê tín phải bị phê phán và loại
bỏ
Trang 81.3 Phân tích tình huống:
1.3.1 Nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan:
Tình huống trên có nguyên nhân xuất phát từ việc mâu thuẫn trong nội bộ cộng đồng dân cư xã Hà Hồi trong việc thực hiện việc an táng người chết Việc thực hiện nghi lễ an táng theo nghi lễ Tôn giáo có sự khác biệt với việc thực hiện nghi lễ an táng theo truyền thống Tại xã Hà Hồi một bộ phận người dân theo đạo Công giáo và bộ phận còn lại theo đạo Phật và không theo đạo Đặc điểm này khiến mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân tại địa phương rất dễ xảy ra
a) Xét về nguyên nhân chủ quan:
Xã Hà Hồi, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội có 04 thôn, trong đó có thôn
Hà Hồi là thôn lớn nhất diện tích được chia làm 05 xóm, có 4/5 xóm có đồng bào theo đạo Thiên Chúa với số dân là 420 hộ = 1650 khẩu, chiếm khoảng 17% dân số Toàn xã Hà Hồi có 01 nhà thờ, 02 đền thờ Nét đặc thù riêng của địa phương là trong cùng một gia tộc hay một gia đình có cả người theo bên lương người theo bên giáo sống đan xen từ xưa đến nay đều chung sống hòa thuận, tôn trọng thuần phong mỹ tục và tập quán truyền thống của nhân dân địa phương, không xảy ra vấn đề gì phức tạp
Vẫn biết rằng nghi lễ đưa người chết vào nhà thờ làm phép xác và lễ an táng là một lễ nghi tôn giáo được pháp luật bảo hộ nhưng do đặc thù riêng của địa phương nên trong hàng trăm năm nay kể từ khi có nhà thờ, lúc có linh mục chính xứ cũng như không có linh mục chính xứ thì đồng bào Công giáo khi có người quá cố đều tổ chức nghi lễ theo phong tục tập quán truyền thống của địa phương, gia đình có người quá cố chỉ mời linh mục hoặc người có trách nhiệm trong giáo hội đến làm phép xác tại nhà hoặc tại nhà nguyện, không thực hiện việc đưa người quá cố vào nhà thờ làm phép xác và lễ an táng
Trước thời điểm xảy ra vụ việc, tại xóm Phạm Hồng Thái, xã Hà Hồi có
02 cụ là bà Đỗ Thị Ý và cụ Nguyễn Văn Đáng khi qua đời gia đình các cụ đã tổ
Trang 9chức đưa các cụ vào đền thờ Đức Bà mời linh mục Nguyễn Văn Hữu đến làm phép xác và lễ an táng Việc làm trên đã gây mâu thuẫn, chia rẽ sâu sắc trong nội
bộ nhân dân cả Lương và Giáo vì nghi lễ đó trái với phong tục tập quán truyền thống của nhân dân địa phương Nhân dân bên Lương và Giáo đều có đơn gửi đến chính quyền các cấp đề nghị giải quyết
Vì vậy, ngày 19/9/2013, chính quyền xã Hà Hồi đã ra thông báo yêu cầu linh mục và Ban Hành giáo chỉ đạo đồng bào Công giáo tạm dừng nghi lễ đưa người chết vào các cơ sở thờ tự tại Giáo xứ Hà Hồi để làm phép xác và lễ an táng để đảm bảo an ninh trật tự và tinh thần đoàn kết trong nội bộ quần chúng nhân dân trong quá trình chính quyền xem xét giải quyết nội dung đơn của hai bên Lương và Giáo
Sau khi nhận được thông báo của UBND xã Hà Hồi thì Linh mục Nguyễn Văn Hữu và Ban Hành giáo đã có thái độ không đồng tình, không chấp hành Đồng thời, tăng cường tuyên truyền kích động một số bà con giáo dân nhất là số thanh niên công giáo đã có những lời nói, hành động gây mâu thuẫn, chia rẽ giữa cộng đồng bà con bên giáo với bà con bên lương làm cho tình hình ở địa phương bất ổn
b) Xét về nguyên nhân khách quan
Đây không phải vụ việc đầu tiên tại xã Hà Hồi Vào năm 1997 cũng đã xảy ra một vụ việc tương tự đó là: cụ Uông Đình Giáp ở xóm Thượng Hiền qua đời, gia đình tổ chức đưa cụ Uông Đình Giáp vào nhà thờ để làm phép xác do trái với phong tục tập quán truyền thống của nhân dân địa phương nên đã xảy ra
xô xát, giằng co giữa một bộ phận quần chúng bên Lương và một bộ phận quần chúng bên Giáo Cuối cùng gia đình phải tổ chức đưa ma cụ Giáp theo phong tục tập quán truyền thống của nhân dân địa phương
Từ đó đến nay đã 16 năm, mặc dù Giáo xứ Hà Hồi luôn có linh mục chính
xứ nhưng đồng bào Công giáo khi có người quá cố đều tổ chức theo phong tục tập quán truyền thống của nhân dân địa phương, bên Giáo và bên Lương hòa
Trang 10thuận đoàn kết chung tay xây dựng đời sống văn hóa mới Điều này cho thấy
mâu thuẫn đã tồn tại từ lâu và việc diễn ra một loạt lễ an táng của các cụ theo
nghi lễ Công giáo đã làm bùng phát lại mâu thuẫn từ lâu trong cộng đồng dân cư địa phương
Bên cạnh đó, việc Linh mục giáo xứ và Ban hành giáo xã Hà Hồi cương quyết thực hiện nhưng lại không tôn trọng tới truyền thống văn hóa từ xưa đến nay của cộng đồng dân cư tại nơi này cũng làm tình hình trở nên phức tạp
1.3.2 Hậu quả tình huống:
Đây là vụ việc phức tạp liên quan đến vấn đề tôn giáo của nhân dân, nếu không được giải quyết dứt điểm, kịp thời thì mâu thuẫn rất có khả năng trở thành bạo lực gây ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe con người, làm ảnh hưởng tới an ninh chính trị tại địa phương
1.4 Xây dựng và phân tích các phương án lựa chọn giải quyết:
Phân tích tình huống ta thấy: Căn cứ vào các quy định hiện hành không có quy định về việc giải quyết các tình huống cụ thể về an táng người chết liên quan đến tôn giáo mà chỉ có những nguyên tắc chung áp dụng cho mọi tình huống Do vậy, việc giải quyết tình huống là khá khó khăn
Xét tình huống trên, ta có những phương án giải quyết sau:
1.4.1 Phương án thứ nhất:
Đồng ý cho phép Giáo xứ Hà Hồi thực hiện các nghi lễ làm phép xác tại đền thờ Đức mẹ theo nghi thức của đạo Công giáo
Ưu điểm: Đáp ứng nguyện vọng của Linh mục giáo xứ Hà Hồi, Ban hành giáo xã Hà Hồi về việc thực hiện nghi lễ tôn giáo
Được sự ủng hộ của cộng đồng giáo dân Công giáo và chức sắc chức việc trong giáo xứ
Trang 11Nhược điểm: Việc đồng ý cho phép thực hiện lễ an táng trong nhà thờ sẽ được ủng hộ của giáo dân theo đạo nhưng sẽ vấp phải sự phản đối của những người không theo đạo Số người không theo đạo chiếm đa số trong xã, do vậy sẽ làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự, dễ xảy ra bạo lực và gây mất đoàn kết nhân dân
1.4.2 Phương án thứ hai:
Không đồng ý cho phép làm lễ an táng theo nghi lễ của đạo Công giáo với
lý do có ý kiến phản đối trong cộng đồng dân cư và dẫn đến gây mất đoàn kết trong cộng đồng
Ưu điểm: đáp ứng mong muốn của đa số nhân dân, giữ gìn được truyền thống của dân tộc trong việc an táng người chết
Nhược điểm: Gây bất bình trong bộ phận giáo dân theo đạo Không giải quyết được dứt điểm mâu thuẫn mà vẫn có khả năng gây mất trật tự an ninh chính trị tại địa phương Ngoài ra, pháp luật cũng không cấm việc thực hiện các nghi lễ tôn giáo do đó điều này là không phù hợp, dễ dẫn tới tình trạng đơn thư kéo dài
1.4.3 Phương án thứ ba:
Trước mắt tạm dừng việc thực hiện nghi lễ an táng tại nhà thờ theo nghi thức tôn giáo của giáo xứ Hà Hồi Sau đó, giải tán quần chúng nhân dân tránh đụng độ bạo lực Tiến hành đối thoại giữa hai bên để hòa giải mâu thuẫn tránh xảy ra các vụ việc tương tự
Ưu điểm: Thuận theo quan điểm của đa số nhân dân, như vậy có thể giải tán được đám đông tụ tập trước đền thờ, kiểm soát được tình hình an ninh trật
tự
Phù hợp với chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước là giải quyết vấn đề tôn giáo chủ yếu thông qua tuyên truyền, thuyết phục
Nhược điểm: Chưa giải quyết được tận gốc được mâu thuẫn