Tại Thành phố Hà Nội nói chung và tại huyện Thanh Trì nói riêng, trong những năm gần đây do tác động của cơ chế thị trường, tình hình đất đai bắt đầu sôi động; bên cạnh đó, công tác quản
Trang 1MỤC LỤC
I PHẦN MỞ ĐẦU 1
II PHẦN NỘI DUNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 2
1 Mô tả tình huống: 2
2 Các tình huống có liên quan đến sự việc: 3
3 Phân tích tình huống: 4
3.1 Phân tích các tình tiết liên quan vụ việc: 4
3.2 Phân tích nguyên nhân phát sinh và hậu quả: 6
4 Dự kiến phương án xử lý tình huống: 9
4.1 Mục tiêu giải quyết khiếu nại: 9
4.2 Dự kiến các phương án xử lý tình huống: 10
4.3 So sánh, đánh giá và lựa chọn phương án tối ưu: 10
4.4 Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã chọn: 12
5 Kiến nghị: 13
III PHẦN KẾT LUẬN 16
Tài liệu tham khảo 18
Trang 3Tại Thành phố Hà Nội nói chung và tại huyện Thanh Trì nói riêng, trong những năm gần đây do tác động của cơ chế thị trường, tình hình đất đai bắt đầu sôi động; bên cạnh đó, công tác quản lý, sử dụng đất ở một số địa phương còn nhiều hạn chế, bất cập trong việc ban hành và thực thi các chính sách về đất đai,
do đó tình trạng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về việc quản lý, bồi thường, giải tỏa, tái định cư và sử dụng đất đai có xu hướng gia tăng Đây chính là vấn đề bức xúc hiện nay của các cơ quan nhà nước và của toàn xã hội
Qua hơn 04 tháng học tập Bồi dưỡng tiêu chuẩn ngạch Chuyên viên lớp K3A-2015, nhằm thu hoạch những gì đã học và bằng sự hiểu biết, kinh nghiệm
của bản thân, tôi xin phân tích, đánh giá tình huống “Giải quyết khiếu nại của
công dân trong việc bồi thường giải tỏa, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất” và tìm ra những nguyên nhân của sai phạm phát sinh bức xúc của công
dân, dẫn đến việc khiếu nại Từ đó, kiến nghị một số giải pháp để tăng cường hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước trên lĩnh vực đất đai, góp phần đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Trang 4II PHẦN NỘI DUNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1 Mô tả tình huống:
Ngày 25/12/2014, ông Vương Tiến Lộc, địa chỉ: Thôn Lưu Phái, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì có đơn khiếu nại Quyết định số 7310/QĐ – UBND ngày 24/12/2014 của UBND huyện Thanh Trì về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Ngọc Hồi tại km 186 + 300 – Quốc Lộ 1A, huyện Thanh Trì
Nội dung đơn ông Vương Tiến Lộc trình bày: Năm 1984, do gia đình đông nhân khẩu mà diện tích đất ở không đủ để sinh sống, thấy ở dưới cầu Ngọc Hồi có một chỗ đất bỏ hoang diện tích khoảng 60m2
nên ông xuống san lấp và làm 2 gian hàng để vợ xuống buôn bán
Năm 1986 khi đủ tuổi về hưu, ông dọn xuống đấy ở cùng và mở thêm của hàng sửa chữa xe đạp Đến năm 1988 ông có đơn xuống UBND xã Ngũ Hiệp xem xét về việc vợ chồng ông dọn xuống cầu Ngọc Hồi ở và làm ăn sinh sống UBND xã Ngũ Hiệp thấy hoàn cảnh gia đình ông khó khăn, nhà ở lại chật chội, nên UBND xã đã tạo điều kiện và yêu cầu ông làm giấy cam kết khi nào nhà nước thu hồi thì ông phải trả lại
Từ đó đến nay 2 vợ chồng ông ở cầu Ngọc Hồi được gần 30 năm Chỗ ở 100m2 ở ngã ba phố Lưu Phái, xã Ngũ Hiệp ông đã cho các con ở và đứng tên,
có 10 nhân khẩu đang ăn ở và sinh sống trong diện tích 100m2
là 2 con trai, 2 con dâu, 1 cháu gái, 4 cháu nội và 1 cháu ngoại
Ngày 24/12/2014, ông nhận Quyết định số 7309/QĐ – UBND ngày 24/12/2014 của UBND huyện Thanh Trì về việc thu hồi 57,2m 2 đất ông Vương Tiến Lộc đang quản lý và sử dụng để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Ngọc Hồi tại km 186 + 300 – Quốc Lộ 1A, huyện Thanh Trì và Quyết định số 7310/QĐ – UBND ngày 24/12/2014 của UBND huyện Thanh Trì về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Ngọc Hồi tại km 186 + 300 – Quốc Lộ 1A, huyện Thanh Trì
Sau khi xem xét kỹ ông không đồng ý nội dung Quyết định số 7310/QĐ –
Trang 5UBND ngày 24/12/2014 của UBND huyện Thanh Trì về việc phê duyệt phương
án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Ngọc Hồi tại km 186 + 300 – Quốc Lộ 1A, huyện Thanh Trì Vì vậy, ông Vương Tiến Lộc khiếu nại đến UBND huyện Thanh Trì
2 Các tình huống có liên quan đến sự việc:
Ngày 26/6/2009, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3197/QĐ-UBND về việc duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình cầu Ngọc Hồi tại km 186 + 300 – Quốc Lộ 1A, huyện Thanh Trì
Sau khi nhận được dự thảo phương án, ngày 20/10/2014 UBND huyện đã có văn bản số 2351/UBND – GPMB báo cáo UBND Thành phố, Ban chỉ đạo GPMB thành phố đề xuất, kiến nghị cho phép UBND huyện bồi thường về đất cho gia đình ông Lộc theo quy định tại mục 3, điều 23 nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ
Ngày 26/11/2014, Ban Chỉ đạo GPMB Thành phố có tờ trình số 1075/TTr – BCĐ báo cáo, trình UBND Thành phố và được UBND Thành phố chấp thuận tại văn bản số số 9533/UBND – XDCB ngày 08/12/2014 về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác GPMB dự án xây dựng cầu Ngọc Hồi tại km 186 + 300 Quốc lộ 1A
Ngày 24/12/2014, UBND huyện Thanh Trì ban hành Quyết định số 7309/QĐ – UBND về việc thu hồi 57,2m 2
đất ông Vương Tiến Lộc đang quản
lý và sử dụng để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Ngọc Hồi tại
km 186 + 300 – Quốc lộ 1A, huyện Thanh Trì
Ngày 24/12/2014, UBND huyện Thanh Trì ban hành Quyết định số7310/QĐ – UBND về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Ngọc Hồi tại km 186 +
300 – Quốc Lộ 1A, huyện Thanh Trì đối với hộ gia đình ông Vương Tiến Lộc
Không đồng ý Quyết định số7310/QĐ – UBND ngày 24/12/2014 của UBND huyện Thanh Trì về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Ngọc Hồi tại km 186 + 300 – Quốc Lộ 1A, huyện Thanh Trì, ông Vương Tiến Lộc khiếu nại đến UBND
Trang 6huyện Thanh Trì Vụ việc được giao Thanh tra huyện Thanh Trì thụ lý xác minh, tham mưu Chủ tịch UBND huyện giải quyết
3 Phân tích tình huống:
Để có cơ sở tham mưu Chủ tịch UBND huyện giải quyết hợp tình, hợp lý các chính sách để giải quyết vụ việc, đảm bảo đúng quy định pháp luật Thanh tra huyện phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, tài liệu và xác minh, làm việc với các cá nhân, tổ chức liên quan để làm sáng rõ vấn đề
3.1 Phân tích các tình tiết liên quan vụ việc:
* Làm việc với ông Vương Tiến Lộc, địa chỉ: Thôn Lưu Phái, xã Ngũ
Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội
Liên quan nguồn gốc 57,2m2
đất ông Lộc trình bày như sau: Diện tích đất
ở vị trí dưới cầu Ngọc Hồi là do ông san lấp từ năm 1984 Do gia đình đông nhân khẩu mà diện tích đất ở lại chật hẹp nên ông tự dọn ra để ở
Ngày 6/6/1988, ông có đơn gửi UBND xã xin được ăn ở sinh hoạt tại diện tích đất trên và cam kết khi nào nhà nước thu hồi thì sẽ trả lại
Ngày 24/12/2014, ông nhận được Quyết định số7310/QĐ – UBND về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Ngọc Hồi tại km 186 + 300 – Quốc Lộ 1A, huyện Thanh Trì Ông không đồng ý 2 điểm:
+ Gia đình sử dụng 57,2 m2 đất từ năm 1984, gia đình phải được bồi thường với mức giá 12.600.000đồng như các hộ gia đình khác
+ Ngoài diện tích trên ông không còn nơi ăn ở nào khác trên địa bàn xã nên gia đình đề nghị được bồi thường bằng đất ở tái định cư theo quy định
Qua làm việc, ông Vương Tiến Lộc cung cấp các tài liệu gồm: Quyết định
số 7309/QĐ – UBND ngày 24/12/2014 của UBND huyện Thanh Trì về việc thu hồi 57,2m 2
đất ông Vương Tiến Lộc đang quản lý và sử dụng để thực hiện dự
án đầu tư xây dựng công trình cầu Ngọc Hồi tại km 186 + 300 – Quốc Lộ 1A, huyện Thanh Trì và Quyết định số 7310/QĐ – UBND ngày 24/12/2014 của UBND huyện Thanh Trì về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Ngọc Hồi tại km 186
Trang 7+ 300 – Quốc Lộ 1A, huyện Thanh Trì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của
2 con trai Giấy xác nhận về việc sử dụng đất, các tài sản gắn liền với đất bị thu hồi và về hộ gia đình cùng số nhân khẩu đang trực tiếp sinh sống tại địa điểm thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi tại Km 186+300 Quốc lộ 1A, huyện Thanh Trì Hồ sơ kỹ thuật thửa đất trong phạm vi thu hồi Bản cam kết với UBND xã
* Làm việc UBND xã Ngũ Hiệp:
Kiểm tra bản đồ đo đạc 299/TTg lập năm 1986, diện tích 57,2m2 đất ông Vương Tiến Lộc quản lý sử dụng không được đo đạc thể hiện trên bản đồ, chính
vì vậy không thể hiện trên sổ mục kê do UBND xã quản lý
Theo bản đồ đo đạc năm 1994, 57,2m2 hộ gia đình ông Vương Tiến Lộc
sử dụng thuộc thửa số 50, tờ bản đồ số 22, đất phi nông nghiệp (một phần đất sông Tô Lịch và một phần đường quốc lộ 1A) do UBND xã quản lý
Về nguồn gốc, quá trình sử dụng 57,2m2 của hộ gia đình ông Vương Tiến Lộc:
Năm 1988, ông Vương Tiến Lộc có giấy xin đổ đất để san lấp làm lều sửa
xe đạp và cam kết khi nhà nước cần để sử dụng việc công ích thì xin trả lại được UBND xã Ngũ Hiệp xác nhận Đơn xin phép đổ đất san lấp hỗ trũng cạnh bốt cầu Ngọc Hồi ngày 06/6/1988 của ông Vương Tiến Lộc được UBND xã Ngũ Hiệp xác nhận ngày 10/6/1988 có nội dung: “Đề nghị UBND xã cho tôi được làm ra cạnh chỗ bốt cầu một quán để làm nghề, phục vụ và sinh sống thêm, khi nào nhà nước cần đến sử dụng việc công ích tôi xin trả lại”
Tại buổi làm việc ngày 17/3/2015 giữa Thanh tra huyện với UBND xã Ngũ Hiệp, UBND xã Ngũ Hiệp báo cáo: Hiện nay ngoài thửa đất diện tích 57,2m2 ông Vương Tiến Lộc đang sử dụng tại phố Lưu Phái ông Lộc không còn nơi ăn ở nào khác trên địa bàn xã Ngũ Hiệp
* Làm việc với Ban BTGPMB
Phần diện tích gia đình ông Lộc đang sử dụng nằm trong chỉ giới thu hồi
đã được ông Lộc cam kết khi nào nhà nước thu hồi cần thì gia đình trả lại, vì vậy Chủ đầu tư đã lập phương án bồi thường, hỗ trợ trong đó không bồi thường, hỗ trợ về đất cho gia đình ông Lộc và niêm yết công khai
Sau khi nhận được dự thảo phương án, ngày 20/10/2014 UBND huyện đã có văn bản số 2351/UBND – GPMB báo cáo UBND Thành phố, Ban chỉ đạo GPMB
Trang 8thành phố đề xuất, kiến nghị cho phép UBND huyện bồi thường về đất cho gia đình ông Lộc theo quy định tại mục 3, điều 23 nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức công nhận đất ở quy định tại khoản 4, điều 4 quyết định số 22/2014/QĐ – UBND ngày 20/6/2014 của UBND Thành phố
Ngày 26/11/2014, Ban Chỉ đạo GPMB Thành phố có tờ trình số 1075/TTr – BCĐ báo cáo, trình UBND Thành phố và được UBND Thành phố chấp thuận tại văn bản số số 9533/UBND – XDCB ngày 08/12/2014 về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác GPMB dự án xây dựng cầu Ngọc Hồi tại km 186 + 300 Quốc lộ 1A Trong đó có nội dung “Xét tình hình thực tế quản lý, quá trình sử dụng đất của hộ gia đình ông Vương Tiến Lộc, liên ngành thống nhất trình UBND Thành phố cho phép UBND huyện Thanh Trì hỗ trợ bằng 50% giá đất phi nông nghiệp
Đối chiếu với quy định nên trên, UBND huyện phê duyệt phương án trong
đó hỗ trợ bằng 50% giá đất phi nông nghiệp tại vị trí 1 đường Ngọc Hồi (Quốc
lộ 1A đoạn từ giáp xã Tứ Hiệp đến cầu Ngọc Hồi, phía đối diện đường tầu): Đơn giá bằng 50% * 4.000.000 đồng/m2 = 2.000.000 đồng/m2) là đúng quy định, kiến nghị của gia đình được bồi thường với mức giá 12.600.000 đồng/m2 đất là không có cơ sở thực hiện
Về nội dung ông Vương Tiến Lộc yêu cầu bồi thường bằng đất ở đối với 57,2m2 đất bị thu hồi: Phần diện tích đất gia đình ông Lộc đang sử dụng nằm trong chỉ giới thu hồi đã được ông Lộc cam kết khi nào nhà nước cần thì gia đình trả lại Vì vậy, khi lập phương án bồi thường, hỗ trợ các đơn vị cho rằng gia đình ông Lộc không được xem xét tái định cư
3.2 Phân tích nguyên nhân phát sinh và hậu quả:
a Nguyên nhân:
* Nguyên nhân khách quan:
- Nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng đô thị, một bộ phận nhân dân
bị thu hồi đất để xây dựng công trình công cộng, quỹ đất canh tác bị thu hẹp, công ăn việc làm của một bộ phận người dân còn nhiều khó khăn, thiếu ổn định, dân số phát triển nhanh Mặt khác, cơ chế thị trường tác động mạnh đến giá cả bất động sản, là cái cớ để một bộ phận người dân đặt ra cho nhà nước là phải có chính sách đền bù, hoàn trả đất đai, nhà cửa theo yêu cầu mong muốn của họ
Trang 9ngoài quy định của pháp luật
- Cơ chế, chính sách pháp luật trên một số lĩnh vực, nhất là lĩnh vực quản
lý đất đai còn nhiều bất cập, còn chồng chéo, thiếu tính đồng bộ, thiếu cụ thể, chưa rõ ràng, chưa phù hợp thực tế, chậm đi vào cuộc sống và không phát huy được hiệu quả, nhất là trong quản lý và sử dụng đất đai
- Một số quy định của Luật Khiếu nại, Luật Đất đai, Luật Tố tụng hành chính có nhiều điểm chưa thống nhất, còn có sự mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật; chưa có cơ chế thỏa đáng đền bù thiệt hại xảy ra để khắc phục hậu quả khi khiếu nại của công dân là đúng; quy định về bồi thường thiệt hại do oan, sai trong lĩnh vực hành chính còn thiếu và chưa rõ ràng
- Các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khiếu nại chưa đầy đủ Hệ thống thanh tra hiện nay là công cụ của chính quyền các cấp, nhưng chỉ có quyền kiến nghị khi kết thúc thanh tra, không được bảo đảm chỉ tuân thủ pháp luật theo luật định, dẫn đến nhiều trường hợp kết luận thanh tra bảo vệ quyền lợi cho người khiếu nại nhưng không phù hợp với ý chí và lợi ích của người đứng đầu chính quyền các cấp, nơi xảy ra khiếu kiện là kết luận thanh tra sẽ bị vô hiệu
- Việc nhận thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của một số công dân hạn chế, một bộ phận bị xúi giục kích động, đặc biệt có một số đối tượng tiêu cực đã liên kết, vận động khiếu nại, gây áp lực cho chính quyền các cấp đòi giải quyết theo yêu cầu không chính đáng hoặc vượt quá khuôn khổ theo quy định pháp luật
- Ngoài ra, chưa có quy định cũng như các chế tài để xử lý đối với những người đeo bám khiếu nại dai dẳng, khiếu nại ra ngoài phạm vi quy định của pháp luật, gây rối, gây mất trật tự an ninh
* Nguyên nhân chủ quan:
- Việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhất là việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở còn nhiều hạn chế, chưa thực hiện đúng chủ trương dân biết, dân bàn, dân kiểm tra; các cấp chính quyền
Trang 10chưa quan tâm nhiều, đến công tác tuyên truyền, vận động, giải thích về chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn để người dân biết thực hiện, từ đó tích cực ủng hộ, tự giác chấp hành việc thu hồi đất và giải tỏa mặt bằng Quá trình triển khai thực hiện dự án tiến hành chưa đúng trình tự thủ tục pháp luật quy định, chưa công bằng, thiếu công khai, dân chủ Công tác tái định cư, giải quyết các chính sách cho người dân làm chưa tốt, chưa quan tâm giải quyết thỏa đáng lợi ích cho người dân và vân đê an sinh xã hội đối với người có đất bị thu hồi
- Công tác chỉ đạo điều hành và quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều yếu kém, bị buông lỏng trong thời gian dài, để người dân tự ý sang nhượng chuyển mục đích sử dụng đất trái phép; nhiều vi phạm trong quản lý quy hoạch, chậm quy hoạch chi tiết việc sử dụng đất xây dựng cơ sở hạ tầng dẫn đến người dân không thể ổn định cuộc sống, nhà cửa không được cải tạo, xây dựng lại vì nằm trong quy hoạch
- Kỷ cương, kỷ luật hành chính trong giải quyết khiếu nại chưa nghiêm, cấp trên đã có ý kiến kết luận, quyết định chỉ đạo giải quyết nhưng cấp dưới không thực hiện làm cho người dân bất bình tiếp tục khiếu nại lên cấp trên
- Sự phối hợp còn thiếu chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, địa phương trong quá trình giải quyết khiếu nại, một số vụ việc phức tạp, ý kiến giải quyết của các cơ quan còn khác nhau, không trao đổi, bàn bạc thấu đáo dẫn đến việc giải quyết không dứt điểm
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo
ở nhiều nơi chưa sâu rộng, chưa thường xuyên, nội dung tuyên truyền còn đơn điệu, thiếu cụ thể và chưa phù hợp với thực tiễn; kinh phí dành cho công tác tuyên truyền hàng năm quá ít và eo hẹp Chưa chú trọng đến tuyên truyền, giáo dục, xây dựng ý thức tôn trọng pháp luật trong nhân dân, dẫn đến nhiều người dân chưa hiểu hết hoặc chưa hiểu đầy đủ, hiểu chưa đúng các quy định của pháp luật, nhất là trong lĩnh vực đất đai, nhà ở, bồi thường khi thu hồi đất
- Lãnh đạo địa phương còn xem nhẹ trách nhiệm giải quyết khiếu nại, thực hiện giải quyết , chưa nghiêm túc; quá trình giải quyết còn thiếu khách