Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này trong quỹ đạo phát triển chung của nền kinh tế thế giới em xin thực hiện bài tiểu luận của mình với đề tài: “Phân tích những vướng mắc tro
Trang 1Mục lục
trang
Mở đầu……….1
Nội dung ……….1
I Khái quát về đấu giá hàng hóa……….1
1 Khái niệm về đấu giá hàng hóa……… 1
2 Đặc điểm của đấu giá hàng hóa……… 2
3 Vai trò của bán đấu giá hàng hóa……… 2
4 Khái quát pháp luật về đấu giá hàng hóa……….3
II Những vướng mắc trong đấu giá hàng hóa……….4
1 Khi quy định, pháp luật vẫn chưa thống nhất giữa đấu giá tài sản và đấu giá hàng hóa……… 4
2 Quy định về đấu giá viên chưa thực sự thuyết phục……… 6
3 Quy định về giao kết hợp đồng trong bán đấu giá còn chưa hoàn thiện……7
4 Pháp luật chưa có các chế tài cụ thể hơn, đủ “sức” cưỡng chế thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong đấu giá.……… 7
5 Đội ngũ giám sát bán đấu giá còn mỏng, hoạt động kém hiệu quả……… 10
III Đề xuất giải pháp hoàn thiện……… 11
Kết luận……….15
Trang 2MỞ ĐẦU
Đấu giá hàng hóa là một trong những cách thức linh hoạt để chuyển quyền
sở hữu tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế nói chung, hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá nói riêng phát triển một cách đa dạng Bán đấu giá đã có mặt ở Việt Nam từ khá lâu nhưng bán đấu giá hàng hóa với tính chất là hành vi thương mại của thương nhân thì mới được ghi nhận trong pháp luật những năm gần đây Nhận thấy lợi ích từ hoạt động này, nếu hình thành được thị trường bán đấu giá chuyên nghiệp thì sẽ là động lực rất tốt để thúc đẩy quan hệ trao đổi thương mại phát triển, nhất là với các quốc gia có những mặt hàng thế mạnh của mình Pháp luật Việt Nam về thương mại đang từng bước hoàn thiện để điều chỉnh cũng như phát triển hoạt động này ở nước ta Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này trong quỹ đạo phát triển chung của nền kinh tế thế giới em xin thực hiện bài tiểu luận của mình với
đề tài: “Phân tích những vướng mắc trong quy định của pháp luật về đấu giá
hàng hoá và đề xuất giải pháp hoàn thiện.”.
NỘI DUNG
I Khái quát về đấu giá hàng hóa.
1 Khái niệm về đấu giá hàng hóa.
Như chúng ta đã biết thì đấu giá hàng hóa là hoạt động thương mại, theo
đó người bán hàng tự mình thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hóa công khai để chọn người mua trả giá cao nhất (Điều 185 Luật thương mại năm 2005)
Có thể nói đấu giá hàng hóa là phương thức để bên bán xác định (chọn) người mua hàng (người bán có quyền lựa chọn người mua) Căn cứ vào chủ thể
Trang 3và mục đích của đấu giá mà hoạt động đấu giá có thể được phân chia thành: đấu giá tài sản trong dân sự (theo nghĩa hẹp) và đấu giá hàng hóa (là hoạt động thương mại của thương nhân) Đối tượng của bán đấu giá hàng hóa là hàng hóa thương mại được phép lưu thông trên thị trường
2 Đặc điểm của đấu giá hàng hóa.
Đấu giá hàng hóa có những đặc điểm, đặc thù so với các hoạt động thương mại khác, được thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất, đấu giá hàng hóa là một phương thức bán hàng đặc biệt Trong
quan hệ đấu giá hàng hóa, trừ trường hợp người bán đấu giá (người có hàng hóa)
tự mình tổ chức bán đấu giá, các trường hợp khác, ngoài bên bán, bên mua còn
có sự tham gia của trung gian là người làm dịch vụ bán đấu giá
Thứ hai, đối tượng của bán đấu giá có thể là những hàng hóa thương mại
thông thường, tuy nhiên, do tính chất đặc thù của việc bán hàng theo phương thức này mà không phải là hàng hóa nào cũng được các chủ sở hữu quyết định bán bằng phương pháp đấu giá Giá bán thực tế có thể thấp hơn hoặc cao hơn giá
mà người bán đưa ra ban đầu
Thứ ba, hình thức pháp lí của quan hệ bán đấu giá có thể được thiết lập
dưới một dạng đặc biệt là hợp đồng ủy quyền bán đấu giá được xác lập giữa người bán hàng và người làm dịch vụ bán đấu giá
3 Vai trò của bán đấu giá hàng hóa.
Đấu giá hàng hóa đảm bảo tính khách quan, trung thực trong mua bán hàng hóa đặc biệt là trong vấn đề giá cả
Bán đấu giá hàng hóa giúp cho người mua hàng hóa mua được những hàng hóa mà họ cần Khi mà họ có nhu cầu về sản phẩm mình cần, người bán hàng hóa sẽ cung cấp cho họ thông qua cuộc bán đấu giá
Trang 4Bán đấu giá hàng hóa được thực hiện một cách công khai, đảm bảo sự cạnh tranh công bằng, ngăn ngừa được những hành vi tiêu cực gây thiệt hại cho người bán hàng, người mua hàng và các chủ thể khác có liên quan Thông qua hình thức bán đấu giá hàng hóa, quyền lợi của các bên được thỏa mãn một cách tốt nhất
Với tính khách quan công khai, thủ tục chặt chẽ, hợp lí, bán đấu giá hàng hóa, hàng hóa đó sẽ được xử lý nhanh chóng với mức giá mà tài sản đó có thể đạt được
Khi tham gia mua hàng hóa đấu giá, người mua hàng sẽ là người quyết định giá cả đặt mua, do vậy giá của hàng hóa sẽ là giá mà người mua cho là thích hợp với mình nên hàng hóa đấu giá mang tính tự nguyện cao của người mua
Bán đấu giá hàng hóa còn bảo đảm lợi ích cho các chủ thể khác có liên quan
4 Khái quát pháp luật về đấu giá hàng hóa.
Hoạt động bán đấu giá hàng hóa làm phát sinh nhiều quan hệ, nó liên quan
và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều chủ thể khác nhau trong xã hội Hoạt động bán đấu giá hàng hóa phải được điều chỉnh bằng pháp luật
Pháp luật về đấu giá hàng hóa bao gồm hệ thống các quy định pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình đấu giá hàng hóa Liên quan đến đấu giá, ngoài luật chung là Bộ Luật dân sự năm 2005 đang điều chỉnh thì hiện nay Luật Thương mại năm 2005
và Nghị định 17/2010/NĐ-CP cũng đang điều chỉnh vấn đề này
Pháp luật về đấu giá hàng hóa có những nội dung cơ bản: các nguyên tắc trong đấu giá hàng hóa; các hình thức đấu giá hàng hóa; hàng hóa đấu giá; quyền
Trang 5và nghĩa vụ của các chủ thể tổ chức và tham gia đấu giá hàng hóa; trình tự, thủ tục đấu giá hàng hóa
II Những vướng mắc trong đấu giá hàng hóa.
Bán đấu giá hàng hóa là một hình thức mua hàng ưu việt, đem lại lợi ích không những cho người bán mà còn cho cả người mua; là một sân chơi đầy tiềm năng để khách hàng thể hiện trình độ, sự hiểu biết, khả năng đánh giá hàng hóa
và tiềm lực tài chính của mình
Trong môi trường bán đấu giá còn chưa phát triển như ở Việt Nam thì hoạt động bán đấu giá chỉ đang ở mức dần được cải thiện, ngày càng trở nên sôi nổi
và thu hút được sự quan tâm của nhiều người Tuy nhiên, hoạt động thương mại này chưa thực sự gây được tiếng vang, chưa có được chỗ đứng vững vàng trên thị trường bởi những quy định của pháp luật liên quan đến đấu giá hàng hóa còn gặp phải nhiều vướng mắc trong quá trình áp dụng vào thực tế Những vướng mắc đó gồm:
1 Khi quy định, pháp luật vẫn chưa thống nhất giữa đấu giá tài sản và đấu giá hàng hóa Cụ thể:
V
ề luật áp dụng:
Liên quan đến đấu giá, ngoài luật chung là Bộ Luật dân sự năm 2005 đang điều chỉnh thì hiện nay Luật Thương mại năm 2005 và Nghị định
17/2010/NĐ-CP cũng đang điều chỉnh vấn đề này Sẽ áp dụng luật nào khi mà “tài sản bán
đấu giá” theo Khoản 4 Điều 2 Nghị định 17/2010/NĐ-CP là động sản, bất động
sản, giấy tờ có giá và các quyền tài sản được phép giao dịch, còn “hàng hóa”
trong “đấu giá hàng hóa” theo Luật Thương mại năm 2005 là tất cả các loại
Trang 6động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, bao gồm những vật gắn liền với đất đai.
V
ề khoản ti ề n đặt cọc khi đăng ký tham gia đấu giá:
Với quy định về khoản tiền đặt cọc mà người tham gia đấu giá tài sản khi đăng ký phải đặt trước cho ban tổ chức đấu giá tài sản với mức tối thiểu là 1% và mức tối đa không quá 15% giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá (theo khoản1, Điều 29, Quy định về đấu giá tài sản) rõ ràng có mâu thuẫn với khoản 2, Điều
199, Luật Thương mại năm 2005 với mức đặt cọc không quá 2% giá khởi điểm hàng hóa được đấu giá Khoản tiền đặt trước phải chăng là không nên quy định mức tối đa là 15% của giá khởi điểm mà nên quy định rõ khoản tiền đặt trước là 15% giá khởi điểm để tránh tình trạng có quá nhiều người tham gia vào cuộc đấu giá khi tổ chức bán đấu giá, người có tài sản thỏa thuận khoản tiền đặt trước thấp Mặt khác, quy định như vậy cũng bảo đảm đơn giản hóa thủ tục bán đấu giá, không cần tiến hành thủ tục bán đấu giá, thủ tục “thỏa thuận” giữa tổ chức bán đấu giá và người có tài sản đấu giá
V
ề đấu giá không thành và xử lý hậu quả của việc đấu giá không thành
Theo Điều 202, Luật thương mại quy định, cuộc đấu giá được coi là không thành trong trường hợp: (i) không có người tham gia đấu giá, trả giá; (ii) giá cao nhất đã trả thấp hơn mức giá khởi điểm Trong khi đó, trường hợp đấu giá không thành theo quy định về đấu giá tài sản chỉ bao gồm có các trường hợp sau: (i) tại cuộc bán đấu giá tài sản, người đã trả giá cao nhất rút lại giá đã trả trước khi đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá công bố người mua được tài sản và không
có người trả giá tiếp kể từ giá của người trả liền kề trước đó; (ii) giá liền kề cộng với khoản tiền đặt trước nhỏ hơn giá đã trả của người từ chối mua
Trang 7Theo quy định về đấu giá tài sản thì khi đấu giá không thành tài sản sẽ được trả lại cho người có tài sản đấu giá Trong khi các quy định về đấu giá theo Luật Thương mại năm 2005 không đề cập tới
2 Quy định về đấu giá viên chưa thực sự thuyết phục.
Nhằm phát triển đội ngũ đấu giá viên trở thành những người hành nghề dịch vụ bán đấu giá chuyên nghiệp, Nghị định 17 về bán đấu giá tài sản đã quy định chặt chẽ hơn về tiêu chuẩn trở thành đấu giá viên, điều kiện hành nghề đấu giá Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì
có thể trở thành đấu giá viên: Có phẩm chất đạo đức tốt; Đã tốt nghiệp đại học ngành luật hoặc ngành kinh tế; Đã qua khóa đào tạo nghề đấu giá (Điều 5 Nghị định)
Khóa đào tạo nghề 03 tháng trong đó bao gồm thời gian đào tạo kiến thức
cơ bản về pháp luật, về kỹ năng, nghiệp vụ bán đấu giá, đạo đức nghề nghiệp của đấu giá viên và thời gian thực tập hành nghề đấu giá (Điều 6 và Điều 8) Ngoài
ra, để quản lý đội ngũ đấu giá viên chặt chẽ hơn, Nghị định 17 về bán đấu giá tài sản đã quy định sau khi Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá, người được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá phải làm việc thường xuyên tại một tổ
chức bán đấu giá chuyên nghiệp Nhưng vấn đề đặt ra là ở thời điểm hiện tại, với
một đất nước mà bán đấu giá hàng hóa còn rất lạ lẫm như ở Việt Nam thì tổ chức bán đấu giá thực sự chuyên nghiệp không nhiều Vấn đề tiếp theo là để nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động bán đấu giá tài sản, để có được đội ngũ đấu giá viên thực sự chuyên nghiệp phải chăng cần đặt tiêu chuẩn của đấu giá viên lên cao nữa, cần quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của đấu giá viên Mọi cuộc bán đấu giá đều phải do đấu giá viên điều hành và đấu giá viên là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về cuộc bán đấu giá
Trang 83 Quy định về giao kết hợp đồng trong bán đấu giá còn chưa hoàn thiện.
Pháp luật không cấm khách hàng từ chối mua sau khi thắng đấu giá, cũng không cấm người tổ chức bán đấu giá tài sản cho người trả giá liền kề người bỏ cuộc, không cấm khách hàng không được quyền thỏa thuận với nhau về giá… do vậy đã tạo điều kiện cho khách hàng “lách luật”, “thông đồng giá”, đưa giá cao hơn giá thực tế rồi rút lui, chấp nhận bỏ cọc để lũng đoạn kết quả đấu giá Sau đó chia nhau, làm lợi cho một nhóm người gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước Các quy định về hoạt động đấu giá hiện nay chưa dự liệu đến tình huống này nên khi khách hàng liên kết với nhau để ép giá thì chủ sở hữu phải chấp nhận
Pháp luật Việt Nam về đấu giá hàng hóa chưa làm rõ về giá trị pháp lý của các quan hệ có tính chất tiến triển hướng tới việc giao kết hợp đồng đấu giá nhưng thực tế thì hợp đồng không được giao kết do một bên tự động chấm dứt và làm ảnh hưởng tới bên kia thì quan hệ này có tính chất ràng buộc hay không đối với các bên chưa được làm rõ
Pháp luật về bán đấu giá còn chưa đủ quy định để tạo nên một cơ sở pháp
lý vững chắc bảo vệ quyền của người bán, người tổ chức đấu giá và người mua Cần phải có những quy định mang tính chuyên biệt để điều chỉnh những tình huống không dự liệu trước được
4 Pháp luật chưa có các chế tài cụ thể hơn, đủ “sức” cưỡng chế thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong đấu giá
Chế tài xử lý vi phạm về bán đấu giá đặt ra với các đối tượng là người tham gia đấu giá, người bán đấu giá và người điều hành cuộc bán đấu giá Thực
tế cho thấy, chế tài xử lý vi phạm chưa đủ mạnh để răn đe người vi phạm hoặc khiến những người có ý định vi phạm thấy e ngại nếu thực hiện hành vi vi phạm
Trang 9- Với “Người tham gia đấu giá tài sản có hành vi vi phạm các quy định
của Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử phạt vi phạm hành chính, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật” theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 Nghị
định 17 Với chế tài như quy định thì những người tham gia đấu giá với tư cách
cá nhân, riêng lẻ, tiềm lực tài chính kém, không câu kết với nhau thì phạt ở mức
đó cũng có thể phần nào khiến họ e ngại, không dám vi phạm Tuy nhiên với những người khi đã câu kết với nhau một cách có tổ chức để thực hiện các hành
vi vi phạm trên thì đa phần những người đó đều là những người có khả năng tài chính, thậm chí một người - người tổ chức, cầm đầu - còn có thể đóng thay toàn
bộ tiền đặt trước cho những người cùng vây cánh với mình như một hình thức mua quân xanh Việc chứng minh được sự liên kết giữa những người này không đơn giản và nguy cơ mất trước khoản tiền đặt trước của một hoặc một số người trong số quân xanh so với mối lợi lớn hơn là mua được hàng hóa với giá rẻ thì rõ ràng người tham gia đấu giá không ngần ngại để liên kết với nhau
- Nếu người bán đấu giá tài sản, người điều hành cuộc bán đấu giá tài sản
có các hành vi vi phạm theo quy định của Nghị định 17 và các quy định khác của pháp luật sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 54 - Nghị định 17 Tuy Điều 17 có nhắc đến chế tài xử lý đối với hai đối tượng nói trên song các chế tài đó đều quy định một cách quá chung chung, không rõ hình thức xử lý do vậy ít có tác dụng răn đe Ngoài vấn đề quy định của pháp luật còn chưa đủ chặt chẽ, trên thực tế khi các vụ việc thông đồng, dìm giá, lũng đoạn kết quả bán đấu giá xảy ra và đã
có kết luận rõ ràng của các cơ quan chức năng để xử lý vụ việc song việc làm rõ
và xử lý những người có trách nhiệm trong việc tổ chức, điều hành, giám sát cuộc bán đấu giá lại chưa được chú trọng đến mức cần thiết
Trang 10Việc từ chối mua hàng sau phiên đấu giá mà không có sự đồng ý của người bán, người có tài sản cũng là một ví dụ
Pháp luật quy định xử phạt vi phạm hành chính về đấu giá từ 300.000 đến 20.000.000 đồng đối với những tài sản có giá trị hàng chục thậm trí hàng trăm hay hàng nghìn tỷ đồng thì vẫn chưa phải là thỏa đáng và chưa đủ tính răn đe?
Việc không thực hiện quyền và nghĩa vụ theo đúng các quy định về đấu giá đã gây ảnh hưởng đến mục đích của phiên đấu giá như: (i)bán tài sản với mức giá cao nhất có thể nhằm thu lợi nhuận; (ii) khuyếch trương thương hiệu và
uy tín của tất cả các bên khi tổ chức đấu giá công khai; và thậm chí (iii) nêu cao tinh thần “vì người nghèo” của biết bao con người có tấm lòng cao thượng
Vậy, trước những bất cập và “bất cẩn” nói trên của pháp luật, chúng ta lấy
cơ chế gì để điều chỉnh?
Với những vi phạm trong đấu giá, ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện nay, tại sao chúng ta không sử dụng đến việc yêu cầu thực hiện hợp đồng đã được ký kết giữa các bên theo Luật Thương mại năm 2005 Việc không thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết mà không có
sự đồng ý của bên còn lại, gây thiệt hại thì phải thực hiện bồi thường thiệt hại Việc bồi thường thiệt hại, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định rất rõ tại Điều 302, Điều 303, Luật Thương mại năm 2005
Trường hợp nếu lỗi do bên tổ chức đấu giá gây ra làm chủ sở hữu tài sản không thực hiện được việc bán tài sàn thì tổ chức đấu giá phải bồi thường thiệt hại Tuy nhiên, trường hợp này là rất khó xác định, bởi lẽ, tổ chức đấu giá chỉ như một đơn vị đại diện thay mặt chủ sở hữu tài sản thực hiện việc bán đấu giá