Chính trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người, các đặc điểm của họ với tư cách là cá tính được biến đổi và trở thành những đặc điểm mang tính người đích thực, tí
Trang 1MỤC LỤC
Trang
Đặt vấn đề 1
Giải quyết vấn đề 1
I Khái niệm về nhân cách 1
II Vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành - phát triển nhân cách và nêu ví dụ 2
1 Yếu tố di truyền 2
2 Yếu tố hoàn cảnh 3
a Hoàn cảnh tự nhiên 3
b Hoàn cảnh xã hội 4
3 Yếu tố giáo dục 6
4 Yếu tố hoạt động 7
5 Yếu tố giao tiếp 8
III Việc rèn luyện – phát triển nhân cách trong thực tiễn 10
Kết luận 11
Danh mục tài liệu tham khảo 12
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển thì con người ta càng hiểu rõ hơn
về chính mình Con người của chúng ta gồm có hai phần là sinh học và tâm
lý Phần sinh học chính là phần thể xác của mỗi người chúng ta mà ai cũng
có thể nhìn thấy rõ, còn phần tâm lý là phần nằm ở trong não con người chỉ biểu lộ ra ngoài qua hành vi Nhân cách là một thuộc tính của tâm lý người, nhân cách quyết định giá trị của một con người là tốt hay xấu, giỏi hay ko giỏi Muốn có một nhân cách tốt là không hề dễ dàng vì không phải khi chúng ta sinh ra thì nhân cách đã hoàn thiện mà nó phải trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài Trong quá trình đó thì nhân cách bị rất nhiều tác động làm cho nó có thể không theo ý muốn Trong số các ảnh hưởng đó thì có ảnh hưởng như là: di truyền, môi trường, hoạt động, giáo dục, giao tiếp Sự đan xen giữa giá trị và phản giá trị trong những chuẩn mực về nhân cách hiện nay làm cho nhân cách khó khăn trong sự xác định phương hướng, lựa chọn và thực hiện hành vi Chính vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố liên quan đến sự hình thành và phát triển nhân cách cũng như vai trò của chúng là rất cần thiết Bởi có sự hiểu biết đó thì mỗi cá nhân có thể
dễ dàng hơn trong sự định hướng nhân cách cho mình
GIAI QUYẾT VẤN ĐỀ
I Khái niệm về nhân cách.
- Nhân cách là: “tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy”.
- Nhân cách bao gồm nhiều thuộc tính tâm lý của một con người cụ thể nào đó, nó biểu hiện giá trị xã hội của một cá nhân Khi đánh giá một con người thì điều đầu tiên mà người ta nghĩ đến đó là nhân cách của người đó và tiếp theo mới đên các yếu tố khác Trong quá trình sống của mình, con người đã làm biến đổi các phẩm chất tự nhiên của
Trang 3mình, nhưng những biến đổi đó không tạo ra nhân cách Nhân cách được hình thành và phát triển như những quan hệ xã hội Chính trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người, các đặc điểm của họ với tư cách là cá tính được biến đổi và trở thành những đặc điểm mang tính người đích thực, tíh xã hội – đạo đức Nói cách khác, sự hình thành con người như một nhân cách là nguyên nhân của
sự biến dổi và phát triển các đặc điểm của con người
II Vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành - phát triển nhân
cách và nêu ví dụ thực tiễn.
Nhân cách là một cấu tạo tâm lý được hình thành và phát triển trong quá trình sống, hoạt động và giao tiếp của mỗi người Trong quá trình hình thành, nhân cách bị chi phối bởi nhiều yếu tố như di truyền, môi trường, giáo dục Cụ thể như sau:
1 Nhân tố di truyền – bẩm sinh
- Ngay từ khi sinh ra, con người đã có những đặc điểm hình thái sinh lý của con người, bao gồm những đặc điểm bẩm sinh và di truyền Theo sinh vật học hiện đại, di truyền là mối liên hệ kế thừa của cơ thể sống bảo đảm sự tái tạo ở thế hệ mới những nét giống nhau về mặt sinh vật đối với thế hệ trước và đảm bảo năng lực đáp ứng những đòi hỏi của hoàn cảnh theo một cơ chế đã định sẵn Bất cứ một chức năng tâm lý nào mang bản chất con người của nhân cách chỉ có thể được phát triển trong hoạt động của bản thân cá nhân đó và trong điều kiện của xã hội loài người
- Để nhận thức đúng vai trò của bẩm sinh – di truyền trong sự phát triển tâm lý nhân cách ta cần phải thừa nhận một thực tế là mọi cơ thể bình thường đều có thể phát triển tốt đẹp đời sống tinh thần của mình Hơn thế, hoạt động tâm – sinh lý của con người lại có khả năng bù trừ: sự
Trang 4thiếu hụt của giác quan này có thể làm tăng tính nhạy cảm của một giác quan khác, một chức năng tâm lý bị hủy hoại có thể được khôi phục bằng cách luyện tập để thiết lập một hệ thống chức năng mới trên vỏ não ứng với chức năng sinh lý đó Ngoài ra, sự tác động của yếu tố di truyền đối với từng giai đoạn phát triển lứa tuổi và đối với từng hoạt động cụ thể là khác nhau
- Có rất nhiều ví dụ cụ thể về vai trò của di truyền – bẩm sinh đối với
sự hình thành và phát triển nhân cách Nhiều khiếm khuyết di truyền
về gen, về mặt cơ thể đã có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của con người Hay những năng khiếu bẩm sinh, những tài năng chính là do các yếu tố sinh học chi phối, như: tai cảm nhận về âm nhạc của Moza và Bethoven
- Như vậy, di truyền đóng vai trò đáng kể trong sự hình thành và phát triển tâm lý nhân cách, nó là tiền đề vật chất, mầm mống của sự phát triển tâm lý, nhân cách Nó nói lên chiều hướng, tốc độ, nhịp điệu của
sự phát triển Nó đã tham gia vào sự hình thành cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm lý – những đặc điểm giải phẫu và sinh lý của cơ thể, trong đó có hệ thần kinh
2 Nhân tố hoàn cảnh sống.
Hoàn cảnh là hệ thống các điều kiện tự nhiên và xã hội xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và sự phát triển của con người Có thể phân thành 2 loại: hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội
a Hoàn cảnh tự nhiên.
- Mỗi dân tộc sống trên một lãnh thổ nhất định với những nét độc đáo riêng về hoàn cảnh địa lý Những điều kiện ấy quy định đặc điểm của các dạng, các ngành sản xuất, đặc tính của nghề nghiệ và một số nét riêng trong phạm vi sáng tạo nghệ thuật Nhân cách cũng như là một
Trang 5thành viên xã hội, chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên thông qua những giá trị vật chất và tinh thần, qua phong tục tập quán của dân tộc, của địa phương, của nghề nghiệp – những cái vốn có liên hệ với điều kiện tự nhiên ấy và qua phương thức sống của chính bản thân nó
- Hoàn cảnh tự nhiên là những gì tồn tại xung quanh chúng ta, không phải do con người tạo ra mà là những thứ có sẳn Ví dụ như: không khí, nước, gió, nắng mưa, cây cối… đó là môi trường tự nhiên, nó ảnh hưởng tới đời sống hằng ngày của con người và chúng ta rất cần có nó
để có thể tồn tại được, ví dụ như: con người luôn cần có nước để uống
và khí để thở thì mới có thể sống được
- Xét cho cùng thì hoàn cảnh tự nhiên cũng góp phần không nhỏ tới việc hình thành và phát triến nhân cách con người Có thể thấy trong thực tế đời sống hàng ngày, nhiều thói hư, tật xấu hay những đức tính tốt đẹp, cao quý của mỗi cá nhân cũng do một phần về điều kiện hoản cảnh sống, đặc biệt là hoàn cảnh gia đình tác động vào Hoặc ví như con người chúng ta khi sinh ra không sống trong môi trường tự nhiên
mà mọi người đang sống, con người có thể sinh hoạt và phát triển bình thường; mà khi sinh ra ta lại sống trong rừng với những bầy khỉ
và động vật khác thì ta cũng không thể phát triển nhân cách theo kiểu người được
b Hoàn cảnh xã hội.
- Môi trường xã hội là môi trường không phải có sẵn trong tự nhiên mà
nó là do con người chúng ta tạo ra Môi trường xã hội phong phú hơn
và ảnh hưởng tới chúng ta nhiều hơn, nó bao gồm rất rộng, rất nhiều lĩnh vực như: văn hóa, gia đình, kinh tế , chính trị… môi trường xã hội có ảnh hưởng tới con người rất nhiều từ khi con người ta sinh ra
Trang 6cho đến khi chết Ảnh hưởng của môi trường xã hội tới mỗi người là khác nhau vì mỗi người sống trong một môi trường xã hội khác nhau
- Môi trường xã hội đầu tiên mà mỗi người khi sinh ra đã được tiếp xúc
đó là gia đình Chúng ta thường hay nói gia đình là một tế bào của xã hội vì thế muốn cho toàn bộ xã hội phát triển tốt thì từng tế bào này phải phát triển vững mạnh Còn đối với mỗi con người thì gia đình là một môi trường quan trọng nhất, nó là nơi mà con người sinh ra và phát triển từ lúc đầu tiên và cho đến khi họ chết đi cũng tại gia đình Gia đình có vai trò và ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của con người đặc biệt là sự phát triển nhân cách Thông qua sự giao tiếp với người thân trong gia đình mà một đứa trẻ dần dần hình thành nhân cách của mình Khi lớn lên thì bắt đầu được tiếp xúc với mọi người xung quanh và cả xã hội, từ đó giúp mỗi người phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình
- Nếu con người ít tiếp xúc, trao đổi với người xung quanh hoặc sống trong môi trường xã hội quá đơn điệu thì sẽ nghèo nàn về tâm lý, kém
sự linh động Một ví dụ cụ thể về việc nghiên cứu của bác sỹ Sing người Ấn Độ về trường hợp cô bé Kamala được chó sói nuôi từ nhỏ ở trong rừng, khi được đưa ra khỏi rừng thì lúc đó cô bé đã 12 tuổi Bình thường, cô ngủ trong xó nhà, đêm đến thì tỉnh táo và đôi khi sủa lên như chó rừng Cô đi lại bằng hai chân, nhưng khi bị đuổi thì chạy bằng bốn chi khá nhanh Người ta dạy nói cho Kamala trong bốn năm, nhưng cô chỉ nói được hai từ Cô không thể thành người và chết ở tuổi
18 Đó là một ví dụ sinh động cho chúng ta thấy được vai trò của xã hội trong sự hình thành nhân cách con người
- Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác trong hoàn cảnh xã hội của con người trong việc hình thành và phát triển nhân cách, đó là: quan hệ sản xuất,
Trang 7quan hệ chính trị và pháp luật, tâm trạng chung, thi đua, bắt chước Quan hệ sản xuất quy định nội dung của nhiều nét tâm lý cơ bản của nhân cách Tâm lý nhân cách phụ thuộc vào quan hệ chính trị và pháp luật Vị trí giai cấp của cá nhân sẽ kích thích tính tích cực của nó ở mức độ này, mức độ khác trong vai trò xã hội Tâm trạng chung bao trùm lên bầu không khí lạc quan hay bi quan, sức phấn đấu chung của
cả nhóm hay cá nhân đều chịu ảnh hưởng của tâm trạng chung đó, tình cảm của nhân cách được kết tinh dần dần từ đó Thi đua là phương thức tác động qua lại gữa các cá nhân, nhóm và tập thể làm tăng kết quả hoạt động của nhau, qua đó nhiều phẩm chất nhân cách được phát triển
3 Nhân tố giáo dục.
- Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách qua các hoạt động như: tổ chức, hướng dẫn điều khiển, điều chỉnh sự phát triển nhân cách Giáo dục vạch ra chiều hướng và dẫn dắt cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh Giáo dục
có thể mang lại cái mà các yếu tố bẩm sinh – di truyền hay hoàn cảnh không thể đem lại được Ví dụ như: một đứa trẻ sinh ra không bị khuyết tật thì theo sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, đến một giai đoạn nhất định đứa trẻ sẽ biết nói Nhưng nếu muốn đọc đơcj sách báo thì nhất thiết đứa trẻ phải học
- Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật đem lại cho con người Ví dụ: bằng những phương pháp giáo dục đặc biệt trẻ em và người lớn bị khuyết tật (mù, câm, điếc ) có thể đực phục hồi những chức năng đã mất, hoặc có thể phát triển tài năng và trí tuệ một cách bình thường Người mù có thể học tập bằng loại chữ nổi, người câm
và người điếc có thể học bằng các ký hiệu đặc biệt khác sử dụng bằng
Trang 8ngón tay Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu do tác động tự phát của môi trường xã hội gấy nên và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội
- Như vậy, giáo dục một mặt cung cấp cho con người những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo; mặt khác, hình thành trong nhân cách họ những phẩm chất tâm lý cần thiết theo yêu cầu của sự phát triển xã hội Giáo dục như là một quá trình tác động có ý thức, có mục đích và có kế hoạch
về mọi tư tưởng, đạo đức và hành vi trong tập thể học sinh, trong gia đình và trong cơ quan giáo dục ngoài nhà trường
4 Nhân tố hoạt động.
- Mọi tác động tới thế hệ trẻ sẽ không có hiệu quả nếu như bản thân cá nhân học sinh không tiếp nhận, không hưởng ứng những tác động đó, không trực tiếp tham gia vào các hoạt động nhằm phát triển tâm lý, hình thành nhân cách Bởi vậy, hoạt động là nhân tố quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, mang tính xã hội, cộng đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định, với những công
cụ nhất định Thông qua hai quá trình đối tượng hóa và chủ thể hóa
mà nhân cách được bộc lộ và hình thành Con người lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử bằng hoạt động của bản thân để hình thành nhân cách Mặt khác, cũng thông qua hoạt động, con người đóng góp lực lượng bản chất của mình vào việc cải tạo thế giới khách quan
- Sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người phụ thuộc vào hoạt động chủ đạo ở mỗi thời kỳ nhất định Thông qua hoạt động mà con người có thể cải tạo được những nét nhân cách đang bị thoái hóa
để hoàn thiện chúng theo chuẩn mực đạo đức xã hội Hoạt động của
cá nhân nhằm để thỏa mãn những nhu cầu tự nhiên hay nhu cầu xã
Trang 9hội, vật chất hay tinh thần của đời sống riêng hay đời sống xã hội là những biếu hiện phong phú về tính tích cực của nhân cách Thông qua hoạt động, con người có thể tiếp thu được những kỹ năng xã hội và biến thành vốn riêng của mình, vận dụng chúng vào cuộc sống, làm cho nhân cách ngày càng phát triển
5 Nhân tố giao tiếp.
- Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài người, nhu cầu giao tiếp là một trong những nhu cầu cơ bản, xuất hiện sớm nhất ở con người Sự phát triển cả một cá nhân được quy định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó giao tiếp trự tiếp hoặc gián tiếp với họ Khác với hoạt động, đối tượng của giao tiếp là những chỉnh thể tâm lý sống động, những nhân cách hoàn chỉnh
- Nhờ giao tiếp, con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nên văn hóa xã hội, chuẩn mực xã hội, đồng thời thông qua giao tiếp, con người đóng góp năng lực của mình vào kho tàng chung của nhân loại Nhờ giao tiếp, con người không chỉ nhận thức người khác, nhận thức quan hệ xã hội, mà còn nhận thức được chính bản thân mình, tự đối chiếu so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân mình như là một nhân cách
- Ông cha ta đã đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm thông qua quá trình giao tiếp, như: gần mực thì đen, gần đèn thì rạng Thực tế cũng cho thấy, nếu một người nào đó sống trong môi trường không lành mạnh, giao tiếp với những người xấu thì thì người đó sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi nhiều thói hơ tật xấu xung quanh mình và ngược lại Mặt khác, con người khi sinh ra và lớn lên không ai là không thể tồn tại mà không có giao tiếp Người bình thường giao tiếp với nhau bằng lời nói, nhưngc người bị khuyết tật như câm, điếc cũng có thể giao
Trang 10tiếp với nhau qua nhiều hình thức đặc biệt khác Qua đó, chúng ta có thể thấy được vai trò của giao tiếp trong sự phát triển nhân cách của mỗi con người
III Việc rèn luyện – phát triển nhân cách trong thực tiễn.
- Đặt trong bối cảnh nước ta, khi mà ta đã mở cửa nền kinh tế thị trường, khi mà ta đã gia nhập rất nhiều tổ chức thế giới như WTO, ASEAN thì những vấn đề nhân cách cần được đặt ra một cách cấp thiết Bước vào thời kỳ mới thì những giá trị chuẩn mực về nhân cách của ta trước đây cũng dần thay đổi Trong môi trường toàn cầu hoá, chúng ta có thể nói nhiều hơn đến sự tự do với tính cách là dấu hiệu của sự phát triển nhân cách một cách đầy đủ Nhưng môi trường
ấy cùng với sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố từ bên ngoài vào cũng rất dễ dẫn đến sự phát triển méo mó về nhân cách gây khó khăn cho việc xây dựng và phát triển nhân cách Vì vậy, mỗi con người chúng
ta cần rèn luyện cho mình về mọi mặt để hoàn thiện và phát triển nhân cách của bản thân, đặc biệt là thế hệ trẻ
- Ở trường thì được trau dồi kiến thức và kỹ năng, ngoài lớp thì được rèn luyện đạo đức và nhân cách Gia đình, nhà trường, môi trường sống xung quanh và các hoạt động, giao tiếp giúp chúng ta rèn luyện được rất nhiều kỹ năng như: kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sáng nghiệp Sinh viên sẽ tích lũy được một nền tảng ký năng vững chắc khi ra trường nếu họ biết cách tìm tòi, học hỏi và năng động tham gia các hoạt động tập thể, cộng đồng Học cách làm việc nhóm, tập thể có hiệu quả cao, biết lên những kế hoạch học tập và giải trí một cách khoa học Vận dụng khả năng của mình không chỉ vào học tập mà cả trong các hoạt động xã hội khác để hoàn thiện mình hơn