1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích kỹ năng lắng nghe. Liên hệ với thực tiễn giao tiếp của bản thân

14 3,1K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 245,5 KB

Nội dung

Như vậy, “kỹ năng lắng nghe” là sự tiếp nhận thông tin từ người nói một cách chủ động với sự tập trung và biết kết hợp thính giác nghe trực tiếpvới ánh mắt bằng sự phân tích tổng hợp để

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

1 Khái niệm lắng nghe và kỹ năng lắng nghe 1

III/ LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN LẮNG NGHE CỦA BẢN THÂN 10

Trang 2

A/ ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngạn ngữ Nga có câu: "Con người mất 3 tuổi để học nói nhưng phải mất cả cuộc đời để học lắng nghe" Thực vậy, lắng nghe không phải là bản năng mà là nghệ thuật, kỹ năng cần phải rèn luyện lâu dài Kỹ năng lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng trong việc phát triển mối quan

hệ thông qua giao tiếp Làm thế nào để lắng nghe tốt là một việc không thể thiếu trong việc nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng trong những mối quan hệ với người khác Bài viết dưới đây là một vài ý kiến bàn luận của

nhóm về đề tài “Phân tích kỹ năng lắng nghe Liên hệ với thực tiễn giao

tiếp của bản thân”.

B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I/ PHÂN TÍCH KỸ NĂNG LĂNG NGHE

1 Khái niệm lắng nghe và kỹ năng lắng nghe

1.1 Lắng nghe:

Người ta thường nói: “Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim

cương” Vậy thế nào là lắng nghe?

Bình thường chúng ta nghe thấy những tiếng còi, xe cộ hay những tiếng

nói ngoài kia trong một phút Những gì ta nghe được là đó gọi là nghe thấy Nghe thấy là quá trình 2ong âm đập vào màng nhĩ và chuyển lên não Nghe

thấy là quá trình hoàn toàn tự nhiên từ khi bạn sinh ra đã như vậy rồi Lúc ngủ thì quá trình đó vẫn xảy ra

Nhưng khi chúng ta nhắm mắt lại và cố nghe xem người ở phòng bên cạnh đang nói gì? Đây chính là quá trình lắng nghe Quá trình này nối tiếp ngay sau quá trình nghe thấy Nó biến đổi sóng âm thanh thành ngữ nghĩa Quá trình này cần sự tập trung và chú ý rất cao Hay nói cách khách chúng ta tập trung nghe cô giáo giảng bài một cách chăm chú với chú ý bên trong Học sinh nghe cô giáo giảng bài cũng gọi là lắng nghe nhưng có thể hiểu hoặc không Lắng nghe cũng là một phần của giao tiếp, nhưng thực tế trong giao tiếp ta chỉ dùng 25 – 30% để lắng nghe người khác nói

Trang 3

Như vậy, lắng nghe là một phần của giao tiếp, là quá trình tập trung chú ý để giải mã sóng âm thanh thành ngữ nghĩa

1.2 Kỹ năng lắng nghe là gì?

Lắng nghe là động thái im lặng đón nhận mọi thông tin từ người nói

Có thể là hiểu vấn đề hoặc không hiểu vấn đề Đó là một thực tế Vậy “kỹ năng lắng nghe là gì?” Người nghe bình thường sẽ nghe bằng hai tai nhưng người có kỹ năng lắng nghe sẽ nghe bằng cái đầu của mình Sở dĩ như vậy vì ngoài sự im lặng của đôi tai nghe trực tiếp, họ còn nghe bằng ánh mắt bằng sự phân tích tổng hợp để nhận biết thông tin một cách nhiều chiều, hiểu rõ hơn

về lượng thông tin vừa thu thập được từ người được truyền đạt Nói cách khách người có kỹ năng lắng nghe là người vận hành bộ não của mình cùng với đôi tai Người có kỹ năng lăng nghe thực sự sẽ tạo cảm giác thân thiện gần gũi với người đang nói và người xung quanh Khi đó người nói sẽ cảm thấy vấn đề của mình đang nói đang được đối phương quan tâm, đón nhận một cách nghiêm túc

Như vậy, “kỹ năng lắng nghe” là sự tiếp nhận thông tin từ người nói

một cách chủ động với sự tập trung và biết kết hợp thính giác nghe trực tiếpvới ánh mắt bằng sự phân tích tổng hợp để nhận biết thông tin một cách nhiều chiều, hiểu rõ hơn về lượng thông tin vừa thu thập được từ người được truyền đạt

2 Các mức độ lắng nghe

Tiến sĩ Keith ferrazzi chuyên gia bậc thầy giao tiếp miêu tả các chúng

ta lắng nghe theo 4 kiểu khách nhau:

+ Giả vờ nghe: là hình thức nghe mà không thực sự chú ý trong khi

tâm trí đang bận rộn với việc khác, người giả vờ nghe để làm người khác quan tâm bằng cách lặp đi lặp lại một cách máy móc và đôi khi không đúng chỗ như: “ừ, đúng, đúng…”

Trang 4

+ Nghe có chọn lọc: chỉ nghe phần mình quan tâm, cách nghe này khó

có hiệu quả cao vì nghe không theo dõi liên tục nên không nắm hết ý nội dung của người đối thoại đưa ra

+ Chăm chú nghe, tập trung chú ý và sức lực vào những lời mình nghe

được để hiểu họ

+ Nghe thấu cảm: còn rất ít người thực hiện mức độ nghe này, đây là

hình thức nghe cao nhất, là đặt mình vào vị trí, tình cảnh của người khác để hiểu được họ có cảm nghĩ như thế nào Khi nghe thấu cảm bạn sẽ đi sâu vào ý kiến của người khác, qua đó bạn phát hiện, bạn nhìn cuộc đời theo cách nhìn của người khác, bạn hiểu được tâm tư tình cảm của họ

Dưới đây là sự minh họa bằng sơ đồ các mức độ lắng nghe:

3 Vai trò của lắng nghe

Lắng nghe có vai trò rất quan trọng trong giao tiếp, là một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong công việc của con người Bởi lẽ:

Thứ nhất, lắng nghe giúp cho con người thu thập thông tin từ đó nhân

ra ý của người khác không thể hiện bằng lời nói Để thu thập thông tin thì con người có rất nhiều cách khác nhau như: thông qua giao tiếp với người khác;

Trang 5

thông qua sách báo; thông qua truyền hình Nhưng cách thu thập thông tin nhiều nhất và hiệu quả nhất đó chính là thông qua quá trình giao tiếp với người khác Trong quá trình giao tiếp đó thì phương tiện được mọi người sử dụng nhiều nhất đó chính là thông qua ngôn ngữ hay lời nói Cuộc sống có rất nhiều màu sắc khác nhau và con người cũng thế Mỗi người có cách sử dụng ngôn ngữ nói để biểu hiện thông tin khác nhau Có người thì dùng ý muốn nói hay thông tin được diễn đạt trực tiếp nêu trong lời nói Nhưng lại có những người không dùng lời nói trực tiếp mà muốn hiểu được ẩn ý trong lời nói của

họ thì cần phải lắng nghe Khi lắng nghe chúng ta sẽ tập trung cao độ để tiếp nhận thông tin và dùng trí óc mình để suy nghĩ tìm ra ý nghĩa ẩn ý thực sự trong lời nói của đối phương

Thứ hai, lắng nghe còn giúp ta thiết lập được mối quan hệ tốt Khi

chúng ta chý ý lắng nghe người khác là chúng ta thể hiện sự quan tâm, tôn trọng của mình đối với người ấy, từ đó chúng ta sẽ tạo ra sự đồng cảm, tương giao lẫn nhau Bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu khi giao tiếp với bạn mà đối phương không lắng nghe những điều bạn nói? Chắc chắn bạn cảm thấy họ không tôn trọng bạn và bạn không muốn giao tiếp với người đó nữa Ngược lại nếu bạn là người đang có chuyện không vui, có bực bội trong người khi đó bạn muốn được chia sẻ với ai đó Lúc này có một người lắng nghe bạn nói thì bạn cảm thấy thế nào? Tất nhiên là bạn cảm nhận được sự quan tâm, sự tôn trọng của bạn người đó dành cho bạn Thông qua sự lắng nghe, sự chia sẻ đó mọi người hiểu nhau hơn đồng cảm với nhau hơn từ đó mối quan hệ của họ ngày càng gắn bó và tốt đẹp hơn

Thứ ba, lắng nghe sẽ giúp chúng ta có thể tìm ra giải pháp tối ưu để

giải quyết các vấn đề trong cuộc sống Khi các bên cùng nhau lắng nghe thì mọi người sẽ hiểu vấn đề đầy đủ, toàn diện và sâu sắc hơn để từ đó đề xuất những giải pháp tối ưu cho vấn đề cần giải quyết như: đưa ra câu trả lời hợp

lý, giải quyết xung đột, tranh chấp, thuyết phục mọi người, đưa ra quyết định Chẳng hạn như đối với luật sư tư vấn vụ án xin ly hôn thì lắng nghe

Trang 6

thân chủ mình trình bày vấn đề giúp họ hiểu được vụ án đó như: lý do mà người đó yêu cầu ly hôn, mâu thuẫn giữa hai người có thực sự sâu sắc đến mức phải ly hôn không Sau khi ly hôn thì vấn đề tài sản, con cái giải quyết thế nào Từ đó luật sư có thể đưa ra những lời tư vấn chuyên môn cho thân chủ mình: có thể tình trạng chưa đến mức phải ly hôn thì không nên ly hôn; nếu mâu thuẫn đã đến mức trầm trọng không thể tiếp tục cuộc hôn nhân thì tư vấn cho thân chủ về trình tự thủ tục, chuẩn bị chứng cứ và hướng giải quyết việc phân chia tài sản, quyền nuôi dưỡng con cái

Thứ tư, lắng nghe giúp chúng ta tăng cường hợp tác từ đó mở rộng

mạng lưới hợp tác Khi chú ý lắng nghe đối phương trình bày thì ta có thể hiểu vấn đề hơn và hai bên có dễ đồng cảm, chia sẻ với nhau từ đó có tin tưởng nhau hơn và mở rộng quan hệ hợp tác với nhau Mỗi một người là một mắt xích trong quan hệ hợp tác, vì vậy mà ở mắt xích nào cũng tăng cường sự hợp tác chặt chẽ thì sẽ tạo nên một mạng lưới hợp tác rộng rãi,bền vững

Thứ năm, lắng nghe giúp tăng tính hiệu quả của việc giải quyết vấn

đề Khi chú ý lắng nghe thì chúng ta có thể nắm bắt nhanh chóng, chính xác, khách quan Vì khi đó chúng ta không chỉ nghe bằng tai mà còn có sự quan sát cử chỉ động tác và nảy sinh suy nghĩ, dẫn tới có thể xem xét vấn đề một cách toàn diện, khách quan, cho nên thông tin mà chúng ta nhận được sẽ chính xác hơn rất nhiều so với trường hợp chúng ta không chú ý lắng nghe Theo các nghiên cứu khoa học hiện nay, thông tin được thể hiện ra bên ngoài thì 55% thông qua cử chỉ hành động, 38 % là tốc độ nói và ngôn từ chỉ chiếm 7% Như vậy, ta thấy thông tin được biểu thị nhiều nhất qua cử chỉ của người nói.Vậy để hiểu chính xác, khách quan thông tin thì chúng ta phải chú ý lắng nghe quan sát hành động cử chỉ của đối phương giao tiếp Mặt khác khi chúng

ta chú ý lắng nghe thì sẽ tránh được tình trạng nghe nhầm, nghe không đầy đủ thông tin dẫn đến việc thu thập thông tin thiếu chính xác khiến chúng ta không hiểu hoặc hiểu sai vấn đề, khi đó chúng ta lại phải yêu cầu người nói nói lại hoặc mất thời giờ để suy nghĩ về thông tin đó gây tốn kém thời gian

Trang 7

Nói tóm lại, lắng nghe có vai trò rất quan trọng trong hoạt động nghề luật cũng như trong đời sống Lắng nghe là chìa khóa giúp con người có thể

mở cửa trái tim con người Chính vì vậy mà chúng ta cần phải rèn luyện kĩ năng lắng nghe

II/ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẮNG NGHE

Trong thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc lắng nghe của cá nhân như: thái độ lắng nghe, trình độ học vấn của người nghe, đặc điểm tâm sinh lý của người nghe, môi trường, giọng nói, ngôn ngữ, tuổi tác của người nói Chẳng hạn người nói có giọng nói dễ nghe thì sẽ cuốn hút người nghe

và làm cho mọi người chú ý nghe hơn người nói ngọng hay dùng từ địa phương thì người nghe sẽ không hiểu và không muốn nghe nữa Ngoài ra những thói quen xấu như: lười suy nghĩ, cắt ngang lời của người nói, giả vờ chú ý đã làm giảm đi hiệu quả của lắng nghe Vì vậy mà để rèn luyện được

kĩ năng lắng nghe thì cá nhân phải trải qua sự rèn luyện Chu trình của lắng nghe:

Sau đây nhóm xin trình bày cách rèn luyện kĩ năng lắng nghe

Thứ nhất: Thái độ lắng nghe

Thái độ lắng nghe bao gồm sự tiếp xúc bằng mắt, nhìn về hướng người đối diện, khẽ gật đầu mỗi khi muốn thể hiện sự đồng ý hoặc tán thành Những

cử chỉ đó phải được thực hiện nhịp nhàng theo lời nói, và phải phù hợp với

Trang 8

thông tin đang trình bày Thái độ lắng nghe ảnh hưởng rất lớn đến người nói, nếu người nghe có thái độ lắng nghe tích cực sẽ kích thích người nói diễn đạt tốt nhất ý kiến, quan điểm của họ vì thái độ lắng nghe của người nghe thế hiện sự tôn trọng đối với người nói Không nên đánh giá thấp hay tỏ ra coi thường những gì đang lắng nghe, ví dụ: Không nên có thái độ thờ ơ, hững hờ trước những điều đã biết rõ hoặc đã nghe qua, vì chưa chắc những điều bạn đã nghe, đã biết thì sẽ không còn điều gì mới lạ nữa, hoặc chưa chắc bạn đã hiểu hết về điều đó Vẻ mặt cũng không được lộ sự thiếu tôn trọng hay sự xao nhãng Nếu có điều không đồng ý với người nói thì hãy đợi cho đến khi họ trình bày hết quan điểm của mình

Thứ hai: Sự tập trung

Yếu tố đầu tiên để lắng nghe hiệu quả đối tác giao tiếp là tập trung Tập trung có nghĩa là trong một thời điểm chỉ làm một việc Nhiều người tin tưởng vào khả năng có thể làm tốt nhiều việc cùng một lúc hoặc một lý do nào đó: thói quen, đang có việc bận … nhưng thực sự việc tiếp nhận thông tin

từ người nói sẽ bị giảm đi rất nhiều khi người nghe để một việc khác xen vào, điều này là một phần không nhỏ dẫn đến việc giao tiếp không thành công Trong cùng một vấn đề có thể có rất nhiều cách hiểu khác nhau do nhận thức, kiến thức mỗi người là khác nhau, điều đó không có nghĩa là một vấn đề chỉ có duy nhất một cách hiểu đúng và những cách hiểu khác là sai Tâm lý của con người là cho những gì mình biết là đúng và có thái độ cảnh giác khi tiếp xúc với những ý kiến trái chiều Ngay trong việc truyền tải thông điệp từ người này sáng người khác cũng có thể nảy sinh những cách hiểu khác nhau, hãy tập trung lắng nghe để tìm ra được những điểm khác và giống, phát hiện

ra ý nghĩa thực sự từ những thông tin nhận được Tập trung lắng nghe cũng là biểu hiện tôn trọng người nói, giúp người nói có thêm sự tin tưởng để giao tiếp một cách cởi mở hơn

Thứ ba: Sự phản hồi

Trang 9

Điều này có nghĩa là bạn đang muốn xác định lại những cảm nghĩ mà người đối diện đã thể hiện thông qua bài đối thoại vừa rồi Khi trò chuyện, ai cũng đều muốn người khác lắng nghe suy nghĩ của mình, do đó hãy sử dụng những kỹ thuật để khiến cho họ biết rằng bạn cũng đang thực sự chăm chú lắng nghe Sự phản hồi có thể được thể hiện bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ:

- Để hiểu được thông điệp của người gửi, yêu cầu người nghe phải xác định lại thông điệp bằng cách trình bày lại nội dung của người nói theo cách hiểu của mình hoặc bằng cách đặt câu hỏi để xác nhận VD: Xác định cảm xúc của người nói qua những câu: Dường như bạn đang …; Bạn đang cảm thấy … phải không; … Xác định lại nội dung mà người nói muốn truyền đạt:

Ý bạn là thế này …; Tôi hiểu thế này có đúng không; … Về cùng một vấn đề,

có thể có nhiều cách hỏi phản hồi khác nhau: trực tiếp hoặc gián tiếp Hãy dùng chúng thường xuyên trong cuộc đối thoại

- Ngoài những cách nói như trên, việc sử dụng những từ đệm: dạ, vâng

ạ, thế ạ, thật sao, phải không, … một cách hợp cũng là một cách phản hồi tích cực thể hiện mình đang chăm chú lắng nghe ra hiểu cũng như thấy thích thú với vấn đề đang được đề cập đến

- Để thể hiện sự chăm chú lắng nghe của mình, những biểu hiện phi ngôn ngữ cũng là rất quan trọng Nhìn vào mắt người nói, hơi rướn người về phía họ hay những cái gật đầu khi đồng tình với quan điểm nào đó … là những biểu hiện phi ngôn ngữ thường được sử dụng, thể hiện sự tích cực tham gia và thấy hứng thú với những gì mình đang nghe Nên tránh nhìn quá chăm chú vào người nói hoặc có những hành động riêng như xem đồng hồ, nghịch những đồ vật ngả người vào ghế khi ngồi … vì đây đều là những biểu hiện không tích cực, thể hiện sự không thích thú, cảm thấy nhàm chán với vấn đề mà người nói đang nói

Thứ tư: Đặt câu hỏi

Có nhiều cách đặt câu hỏi khác nhau:

- Theo cách đặt câu hỏi thì có câu hỏi mở và câu hỏi đóng

Trang 10

- Theo cách trả lời thì có câu hỏi trực tiếp và gián tiếp.

- Theo định hướng thì có câu hỏi định hướng và câu hỏi chiến lược Việc đặt câu hỏi đúng có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn vấn đề người chúng ta đang giao tiếp quan tâm, nhưng nếu đặt câu hỏi sai thì có thể buổi nói chuyện sẽ kết thúc không tốt đẹp Nếu một người thanh niên đang mong chờ sự thông cảm về sau khi mất việc làm hoặc sau cuộc chia tay với người yêu, nhưng câu hỏi dành cho anh ta là: “Tại sao anh lại để mất một công việc như thế? Anh không thể làm tốt hơn sau”; hoặc “Tại sao anh lại để cô ấy ra đi? Đó là một cô gái tuyệt đẹp”, thì anh ta sẽ càng buồn hơn vì cảm thấy mình

là một người thất bại Trong hầu hết các trường hợp, người nói không muốn được hỏi những câu bắt đầu bởi: “Tại sao…” vì thường thường những câu như thế là những câu hỏi đóng mang ý nghĩa trách móc hoặc phê bình Những câu hỏi tốt sẽ là: “Anh cảm thấy thế nào về chuyện đó?”, “Điều đó có nghĩa gì đối với anh?”, “Tiếp theo anh sẽ làm gì?” Tất cả những ví dụ này đều nhằm khơi gợi để khám phá chứ không hề có ý đánh giá hoặc nhận xét gì cả

Câu hỏi đặt ra cũng sẽ tốt hơn nếu mang ý nghĩa gợi mở, giúp người nói nảy sinh những ý tưởng mới Cũng với ví dụ chàng trai vừa mất việc làm, những câu hỏi như: “Anh có thể làm những việc … chứ?”… Kèm theo những câu hỏi có thể là những lời khích lợi, động viên

Một trong những các đặt câu hỏi thường được áp dụng là: Đầu tiên, hỏi những câu hỏi bắt buộc phải hỏi làm trọng tâm, sau đó là những câu cần hỏi, nếu còn thời gian mới đến các câu nên hỏi, các câu nêu hỏi là những câu mang tính chất tìm hiểu thêm Các câu hỏi nên xoay quanh các từ khóa như:

Nếu, Ai, Tại sao, Cái gì, Khi nào, Cách nào … Nên dùng những từ có mức độ

nhẹ, không mang tính áp đặt như: Theo ý kiến tôi thì, theo cảm nhận tôi thì… Khi người nói trả lời câu hỏi thì cần lắng nghe để xem thái độ của họ với câu hỏi của mình như thế nào

Ngày đăng: 30/01/2016, 03:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w