Xét xử phúc thẩm trong vụ án hình sự là một thủ tục tố tụng do pháp luậtquy định nhằm kiểm tra tính hợp pháp của bản án hoặc quyết định sơ thẩm;thông qua việc xét xử phúc thẩm, Tòa án cấ
Trang 1A- MỞ ĐẦU
Trong tố tụng hình sự,hoạt động xét xử của Tòa án bao giờ cũng đượccoi là giai đoạn trọng tâm, quan trọng nhất Vì thế các bản án, quyết định củaTòa án dù đã có hiệu lực hay chưa có hiệu lực pháp luật thì tính đúng phápluật, tính nghiêm minh và kịp thời vẫn là yếu tố quan trọng nhất bảo đảm hiệuquả của cả quá trình tố tụng nói chung và của giai đoạn xét xử nói riêng
Xét xử phúc thẩm trong vụ án hình sự là một thủ tục tố tụng do pháp luậtquy định nhằm kiểm tra tính hợp pháp của bản án hoặc quyết định sơ thẩm;thông qua việc xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm sẽ kiểm tra tính hợppháp và tính có căn cứ của bản án,của quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lựcpháp luật bị kháng cáo,kháng nghị và trong quá trình xét xử lại vụ án có khảnăng phát hiện những sai lầm, thiếu sót trong việc xét xử sơ thẩm và khắcphục, sửa chữa những sai lầm, thiếu sót đó một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.Nhận thức được tầm quan trọng đó của Tòa án trong quá trình xét xử phúc
thẩm,em xin chọn đề tài: “Thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm”.
Trang 2B-NỘI DUNG
I Khái quát về xét xử phúc thẩm.
1 Tính chất của xét xử phúc thẩm.
Để làm rõ thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm, cần nhận thức đúng đắn
về tính chất của phúc thẩm bởi chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Điều
230 Bộ luật tố tụng hình sự quy định “ phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hay kháng nghị” Theo quy định này việc xét xử phúc thẩm phát sinh khi có kháng cáo
hoặc kháng nghị đối với bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực phápluật Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại những bản án hoặc quyết định sơ thẩm
bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do luật định và có thể xem xét lại mộtphần hoặc toàn bộ bản án tùy theo kháng cáo kháng nghị đó Đồng thời Tòa án
Trang 3cấp phúc thẩm chỉ xem xét những gì Tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét và quyếtđịnh.
Tính chất của phúc thẩm còn thể hiện qua nhiệm vụ của Tòa án cấp này
là kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án sơ thẩm đồng thời xét lại
về nội dung vụ án Thực hiện nhiệm vụ này thì chỉ có Tòa án cấp trên trực tiếpcủa Tòa án đã xử sơ thẩm mới có quyền xét lại bản án, quyết định sơ thẩm.Việc xét xử phúc thẩm không thể do Tòa án cùng cấp với Tòa án được xử sơthẩm thực hiện vì không có đủ khả năng phát hiện cũng như không thể tự phủnhận quyết định của chính mình và sửa chữa sai sót của bản án sơ thẩm, cũngkhông thể do Tòa án cấp trên nhưng không trực tiếp của Tòa án đã xét xử sơthẩm xét lại vì xét xử phúc thẩm phải phù hợp với cách thức tổ chức Tòa ántheo địa giới hành chính, lãnh thổ Nhà nước ta
2 Thẩm quyền của tòa án cấp phúc thẩm.
Tòa án có quyền quyết định các vấn đề cụ thể của vụ án sau khi đã xemxét toàn bộ vụ án Theo những phân tích ở trên, thẩm quyền của tòa án cấp
Trang 4phúc thẩm là toàn bộ các quyền hạn mà pháp luật dành cho tòa án cấp phúcthẩm trong việc xem xét và quyết định các vấn đề cụ thể về các vụ án hình sự
đã được các tòa án cấp dưới trực tiếp xét xử sơ thẩm, nhưng bản án, quyết định
sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật do bị kháng cáo, kháng nghị Trong đó,thẩm quyền về hình thức của tòa án cấp phúc thẩm được thể hiện ở thẩm quyềnxét xử phúc thẩm và phạm vi xét xử phúc thẩm Còn thẩm quyền về nội dungcủa tòa án cấp phúc thẩm được thể hiện ở quyền quyết định của tòa án cấpphúc thẩm
Như vậy thẩm quyền của tòa án cấp phúc thẩm gồm thẩm quyền xét xửphúc thẩm, phạm vi xét xử phúc thẩm và thẩm quyền quyết định của tòa án cấpphúc thẩm
II Thẩm quyền của Toàn án cấp phúc thẩm
1 Thẩm quyền và phạm vi xét xử phúc thẩm của Tòa án.
a) Về thẩm quyền xét xử:
Trang 5Về thẩm quyền xét xử phúc thẩm, theo Điều 20, Điều 28 Luật tổ chức tòa
án nhân dân năm 2002, Pháp lệnh tổ chức tòa án quân sự năm 2002, Bộ luật Tốtụng Hình sự năm 2003 thì thẩm quyền xét xử phúc thẩm được quy định chonhững tòa án sau:
+ Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyềnxét xử phúc thẩm các vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lựcpháp luật của tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh bịkháng cáo, kháng nghị Về hình sự, thẩm quyền xét xử phúc thẩm được giaocho tòa chuyên trách hình sự của tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương
+ Tòa án cấp quân khu có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các vụ án màbản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án quân sự khuvực bị kháng cáo, kháng nghị
+ Các tòa phúc thẩm TANDTC có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các vụ
án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án nhân
Trang 6dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bị kháng cáo, kháng nghị Hiện nay,
ở nước ta có ba tòa phúc thẩm thuộc tòa án nhân dân tối cáo đặt trụ sở tại HàNội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh
+ Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các vụ án,quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của tòa án quân sự cấp quân khu
bị kháng cáo, kháng nghị
b) Về phạm vi xét xử cấp phúc thẩm.
Có thể hiểu đây là giới hạn mà pháp luật cho phép Tòa án cấp phúc thẩmđược xem xét và quyết định khi xử phúc thẩm.Theo thông tư số 19/TATC ngày2/10/1974 của TANDTC cho phép Tòa án xem xét trong nội dung kháng cáo,kháng nghị.Tuy nhiên trong trường hợp có đồng phạm nếu như khi giảm nhẹhình phạt cho các bị cáo có kháng cáo, hoặc bị kháng nghị mà thấy có thể giảmnhẹ hình phạt cho các đối tượng không nằm trong diện kháng cáo, kháng nghịthì Tòa án cấp phúc thẩm vẫn xem xét giảm nhẹ cho các bị cáo đó Kế thừa vàphát triển các quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm, điều 241BLTTHS quy
Trang 7định “Tòa án cấp phúc thẩm xem xét nội dung kháng nghị,kháng cáo.Nếu xét thấy cần thiết thì Tòa cấp phúc thẩm có thể xem xét các phần không bị kháng cáo, kháng nghị của bản án”.
Việc xem xét này được hiểu là quyền và nghĩa vụ của Tòa án cấp phúcthẩm Còn các phần khác của bản án không bị kháng cáo,kháng nghị Tòa áncấp phúc thẩm có thể xem xét khi thấy cần thiết Đây là quyền chủ quan củaTòa án cấp phúc thẩm Vì cơ sở pháp lý làm phát sinh việc xét xử phúc thẩmkhông phải là nội dung của kháng cáo, kháng nghị mà là việc kháng cáo, khángnghị hợp lệ của các chủ thể có quyền kháng cáo, kháng nghị, nên quyền hạncủa Tòa án cấp phúc thẩm không bị hạn chế bởi nội dung của kháng cáo, khángnghị mà có quyền xem xét toàn bộ bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị.Khi xem xét nội dung của kháng cáo, kháng nghị Tòa án cấp phúc thẩm cóquyền chấp nhận như nội dung của kháng cáo, kháng nghị và cũng có thể xửtrái ngược với nội dung của kháng cáo, kháng nghị Đó là trường hợp Việnkiểm soát kháng nghị, người bị hại kháng cáo yêu cầu theo hướng tăng nặng
Trang 8nhưng có căn cứ thì Tòa án cấp phúc thẩm vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụngđiều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn và giảm mức bồi thường thiệt hại.Đối với các phần khác của bản án không bị kháng cáo, kháng nghị thì Tòa áncấp phúc thẩm chỉ xem xét khi không làm xấu tình trạng của bị cáo và khônggây bất lợi cho những người tham gia tố tụng.
Với nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án sơ thẩm,Tòa án cấp phúc thẩm phát hiện và khắc phục những sai sót của Tòa án cấpdưới Đó là những sai sót trong trường hợp sau:
1 Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
2 Điều tra không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể khắc phục được
3 Áp dụng không đúng Bộ luật Hình sự
4 Xử lý vật chứng, quyết định bồi thường thiệt hại, tính án phí không đúng
2 Thẩm quyền quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm.
Thẩm quyền quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm thể hiện ở việc khi xétlại bản án hoặc quyết định sơ thẩm, Tòa án có quyền quyết định các vấn đề cụ
Trang 9thể của vụ án sau khi đã xem xét toàn bộ vụ án Thẩm quyền quyết định củaTòa án cấp phúc thẩm được quy định tại khoản 2 điều 248 Bộ luật TTHS 2003,theo đó, tòa án cấp phúc thẩm có quyền quyết định:
“a) Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm b) Sửa bản án sơ thẩm.
c) Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra hoặc xét xử lại.
Trang 10thẩm không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị được chia làm hai trường hợpchính đó là không chấp nhận về hình thức và không chấp nhận về nội dung.
Thứ nhất, kháng cáo, kháng nghị không được chấp nhận về mặt hình
thức thường là kháng cáo, kháng nghị không đúng thẩm quyền, thủ tục, thờihạn do luật quy định Trong thực tế, trường hợp này thường xảy ra đối vớikháng cáo, vì Viện kiểm sát kháng nghị sai thẩm quyền hoặc quá thời hạn là rất
ít xảy ra
Thứ hai, kháng cáo, kháng nghị không được chấp nhận về mặt nội dung
khi các yêu cầu trong kháng cáo, kháng nghị không có căn cứ pháp luật Tòa áncấp sơ thẩm đã xét xử chính xác, khách quan không có lý do gì để làm thay đổibản án hoặc quyết định của tòa án
Theo nguyên tắc thì tòa án cấp phúc thẩm khi đã không chấp nhận khángcáo, kháng nghị thì phải giữ nguyên bản án Tuy nhiên, thực tế cho thấy cótrường hợp tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo, kháng nghịnhưng không ra quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm vì có lý do sửa hay hủy
Trang 11bản án này Ví dụ, trong một vụ án đồng phạm, hội đồng xét xử bác kháng nghịtăng nặng hình phạt đối với bị cáo A (tức là A vẫn được giữ nguyên hình phạtnhư trong bản án của tòa sơ thẩm) nhưng lại giảm hình phạt đối với bị cáo Bkhông có kháng cáo Theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 248 thì tòa áncấp phúc thẩm khi không chấp nhận kháng cáo kháng nghị thì phải quyết địnhgiữ nguyên bản án, nhưng theo quy định về phạm vi xét xử của tòa án cấp phúcthẩm tại Điều 241 – BLTTHS thì tòa án cấp phúc thẩm có thể được xem xétcác phần khác không được kháng cáo kháng nghị của bản án Vì thế, theo em,Tòa án cấp phúc thẩm vẫn có quyền không chấp nhận kháng nghị, kháng cáođồng thời vẫn có thể quyết định sửa bản án, hủy bản án để điều tra lại hoặc hủybản án và đình chỉ vụ án đối với những phần khác của bản án không bị khángnghị, kháng cáo nếu có căn cứ pháp luật.
b Sửa bản án sơ thẩm.
Sửa bản án sơ thẩm là việc tòa án cấp phúc thẩm làm thay đổi nội dung của bản
án sơ thẩm trong những trường hợp luật định Theo quy định tại Điều 249 –
Trang 12BLTTHS năm 2003 thì tòa án cấp phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm theohướng có lợi hoặc không có lợi cho bị cáo.
-Sửa bản án có lợi cho bị cáo
Theo Khoản 1, 2 của Điều 249 BLTTHS năm 2003 thì khi sửa bản án theohướng có lợi cho bị cáo, tòa án cấp phúc thẩm không bị phụ thuộc vào nộidung của kháng nghị, kháng cáo Tòa án có quyền sửa bản án theo hướng có lợicho bị cáo ngay cả khi kháng cáo, kháng nghị có yêu cầu tăng nặng hình phạtđối với bị cáo nhưng có căn cứ giảm hình phạt, thậm chí có thể miễn hình phạttheo căn cứ tại điều 25 BLHS năm 1999 Đối với bị cáo không kháng cáo hoặckhông bị kháng cáo, kháng nghị, nếu có căn cứ, tòa án cấp phúc thẩm vẫn cóthể sửa bản án theo hướng giảm nhẹ hình phạt hoặc mức bồi thường thiệt hạicho bị cáo
Tuy nhiên, khi tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án theo hướng có lợi cho bịcáo thì không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của nhữngngười tham gia tố tụng khác như người bị hại, nguyên đơn dân sự
Trang 13-Sửa bản án theo hướng không có lợi cho bị cáo.
Tại khoản 3 Điều 249 – BLTTHS quy định: “Trong trường hợp VKS kháng nghị hoặc người bị hại kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm có thể tăng hình phạt, áp dụng điều khoản Bộ luật Hình sự về tội nặng hơn, tăng mức bồi thường thiệt hại…Tòa án vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều khoản
Bộ luật Hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo, giảm mức bồi thường thiệt hại” Theo đó, tòa án cấp phúc thẩm có quyền tăng hình phạt, áp dụng
hình phạt tội nặng hơn đối với bị cáo khi có kháng cáo của người bị hại, khángnghị của VKS yêu cầu
Theo thông tư liên tịch số 01-TANDTC-VKSNDTC/TTLT, Tòa án cấpphúc thẩm chỉ được sửa bản án theo hướng không có lợi cho bị cáo khi cókháng cáo của người bị hại, kháng nghị của Viện kiểm sát yêu cầu tăng nặnghình phạt; có mặt bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm; có căn cứ để tăng nặng; tạiphiên tòa sơ thẩm không vi phạm thẩm quyền Nếu chỉ có kháng cáo, kháng
Trang 14nghị theo hướng có lợi cho bị cáo, thì tòa án cấp phúc thẩm chỉ có thể y án sơthẩm hoặc sửa bản án sơ thẩm theo hướng có lợi cho bị cáo Việc tòa án cấpphúc thẩm sửa bản án theo hướng không có lợi cho bị cáo chỉ áp dụng vớinhững bị cáo bị kháng nghị, kháng cáo mà không áp dụng đối với bị cáo không
bị kháng cáo, kháng nghị BLTTHS quy định như trên để đảm bảo hiệu lực củachế định kháng cáo, kháng nghị, bảo đảm tính ổn định của bản án sơ thẩmkhông bị kháng cáo, kháng nghị cũng như quyền và lợi ích của bị cáo và thựchiện đúng nguyên tắc của Luật tố tụng hình sự là “không làm xấu hơn tìnhtrạng của bị cáo”
c Hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại
Hủy bản án sơ thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm quyết định phủ nhậnhoàn toàn kết quả xét xử ở cấp sơ thẩm với các lý do khác nhau và vì nhữngmục đích khác nhau Trong quy định tại Điều 250 – BLTTHS thì việc hủy bản
án sơ thẩm để điều tra lại có những lý do sau đây:
Trang 15Thứ nhất, tòa án cấp phúc thẩm sẽ hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại nếu
“nhận thấy việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được” Theo đó, tòa án cấp phúc thẩm có quyền hủy bản án sơ
thẩm để điều tra lại khi hội tụ đủ hai điều kiện là: Việc điều tra ở cấp phúcthẩm không đầy đủ và cấp phúc thẩm không thể bổ sung được Song, các vănbản hướng dẫn hiện nay không giải thích rõ thế nào là điều tra không đầy đủ.Nên qua thực tiễn thi hành, ta có thể hiểu, điều tra không đầy đủ mà tòa án cấpphúc thẩm không thể tự bổ sung là hồ sơ vụ án thiếu những yếu tố thuộc đốitượng chứng minh bắt buộc của vụ án như các chứng cứ có tình tiết định tội, gỡtội, xác định các tình tiết ảnh hưởng đến hình phạt Hiện nay, nếu phát hiệnnhững trường hợp cơ quan điều tra vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trongquá trình điều tra thì Tòa án phúc thẩm chỉ hủy án sơ thẩm để xét xử lại, đểtrong quá trình chuẩn bị xét xử Tòa án cấp sơ thẩm ra quyết định trả hồ sơ đểđiều tra bổ sung
Trang 16Thứ hai, tòa án cấp phúc thẩm sẽ hủy bản án của tòa án cấp sơ thẩm nếu
như thành phần xét xử sơ thẩm không đúng luật quy định hay có vi phạmnghiêm trọng thủ tục tố tụng (Khoản 2 Điều 250 – BLTTHS năm 2003) Theo
đó, tòa án cấp phúc thẩm có quyền hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại trong haitrường hợp
+ Thành phần Hội đồng xét xử không đúng luật Đây là trường hợp luậtquy định thành phần HĐXX phải có hai thẩm phán và ba Hội thẩm khi xét xử
bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình nhưng HĐXX lạikhông đủ như thế Hoặc trường hợp xét xử bị cáo là người chưa thành niên thìthành phần HĐXX bắt buộc phải có một Hội thẩm nhân dân là giáo viên hoặccán bộ Đoàn mà HĐXX không thỏa mãn điều kiện đó thì cũng bị coi là khôngđúng luật và sẽ bị tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án
+ Có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng, theo quy định tạimục 4.4 Chương I của Nghị quyết 04/2004/NQ – HĐTP của Hội đồng thẩmphán hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần “Xét xử sơ thẩm” của
Trang 17BLTTHS thì: “Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là trường hợp BLTTHS quy định bắt buộc phải tiến hành hoặc tiến hành theo thủ tục tố tụng đó, nhưng
cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng bỏ qua hoặc thực hiện không đúng xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc làm cho việc giải quyết vụ án thiếu khách quan toàn diện ”.
Trên thực tế, những trường hợp tòa án cấp phúc thẩm cho là tòa án cấp sơthẩm vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng có thể là: Xét xử sai thẩm quyền,không có người bào chữa trong những trường hợp luật quy định bắt buộc phải
có, xét xử vắng mặt bị cáo không đúng các trường hợp luật định…
d Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
Điều 251 – BLTTHS quy định: “Khi có một trong những căn cứ quy định tại điểm 1 và điểm 2 Điều 107 của Bộ luật này thì Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, tuyên bố bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án; nếu có