1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

những nội dung pháp lý cơ bản về đấu giá hàng hóa ở Việt Nam

16 1,5K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 170,5 KB

Nội dung

Trong quan hệ đấu giá tài sản, người bán hàng hóa với tư cách độc lập với người tổ chức bán đấu giá, có các quyền sau đây Điều 191 LTM - Nhận tiền hàng đã bán đấu giá và khoản chênh lệch

Trang 1

MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, đấu giá hàng hóa đã ngày càng khẳng định vai trò là một bộ phận quan trọng trong các hoạt động thương mại Cùng với sự ra đời và phát triển của các hoạt động của hoạt động đấu giá hàng hóa, pháp luật về đấu giá hàng hóa cũng từng bước được xây dựng và hoàn thiện Việc ban hành Bộ luật Dân sự (2005), Luật Thương mại (2005) đã đánh dấu bước phát triển mới của pháp luật về đấu giá hàng hóa, góp phần tạo

cơ sở pháp lý cho hoạt động đấu giá hàng hóa ở Việt Nam Bài viết xin phân tích rõ về những

nội dung pháp lý cơ bản về đấu giá hàng hóa ở Việt Nam.

NỘI DUNG

I Khái quát về đấu giá hàng hóa

1 Khái niệm đấu giá hàng hóa

Theo Điều 185 LTM 2005 thì: “ Đấu giá hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó

người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hóa công khai để chọn người mua trả giá cao nhất”.

Có thể nói, đấu giá hàng hóa là phương thức để bên bán xác định (chọn) người mua hàng Căn cứ vào chủ thể và mục đích của đấu giá mà hoạt động đấu giá có thể được phân chia thành: đấu giá tài sản trong dân sự và đấu giá hàng hóa (là hoạt động thương mại của thương nhân) Đối tượng của đấu giá hàng hóa là hàng hóa thương mại được phép lưu thông trên thị trường.

Đầu giá hàng hóa là một hình thức công khai, mà ở đó tất cả những người tham gia đấu giá có quyền cạnh tranh bình đẳng để mua hàng hóa Đấu giá hàng hóa có tính chất đặc thù thể hiện ở chỗ chỉ có một người bán hàng hóa nhưng nhiều người tham gia mua hàng hóa Khi mà tất cả mọi người tham gia hàng hóa, họ đều muốn mua hàng hóa đó thì không còn cách nào khác họ phải cạnh tranh với nhau về giá cả, ai là người trả giá cao nhất, người

đó sẽ được mua hàng hóa đó.

Việc bán đấu giá được tổ chức một cách công khai tại một nơi nhất định và vào một thời điểm nhất định đã được thông báo trước và được tiến hành theo một trình tự do pháp luật quy định Để thực hiện hoạt động bán đấu giá hiện nay người bán đấu giá tuân thủ một loạt các bước như: niêm yết thông báo công khai bán hàng hóa, các giấy tờ có lien quan, trưng bày hàng hóa và tất cả các thủ tục cần thiết khác trước và sau khi cuộc bán đấu giá kết thúc.

2 Đặc điểm của đấu giá hàng hóa

Đầu giá hàng hóa có những đặc điểm, đặc thù so với các hoạt động thương mại khác, được thể hiện ở các điểm sau:

Thứ nhất, đấu giá hàng hóa là một phương thức bán hàng đặc biệt Trong quan hệ đấu

giá hàng hóa, người có hàng hóa có thể tự mình tổ chức bán đấu giá hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ đấu giá tổ chức việc đấu giá hàng hóa Bên bán là chủ sở hữu hàng hóa hoặc được người chủ sở hữu ủy quyền, hoặc người có trách nhiệm, lợi ích liên quan đến đấu giá hàng hóa Bên mua tài sản là những tổ chức cá nhân có nhu cầu mua hàng hóa và đáp

Trang 2

ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật để tham gia trả giá Người làm dịch vụ bán đấu giá là những tổ chức được người bán hàng hóa ủy quyền tiến hành việc bán đấu giá Vì vậy, quan hệ bán đấu giá có thể diễn ra giữa các chủ thể sau:

- Người có hàng hóa (chủ sở hữu của hàng hóa) và người mua.

- Người có hàng hóa và người bán hàng hóa (được chủ sở hữu hàng hóa ủy quyền bán hàng hóa hoặc có quyền bán theo quy định của pháp luật).

- Người có hàng hóa, người bán đấu giá (thương nhân kinh doanh dịch vụ đấu giá hàng hóa) và người mua hàng hóa (người tham gia đấu giá).

Thứ hai, đối tượng của bán đấu giá hàng hóa là những hàng hóa được phép lưu thông

trong thương mại Thông thường, những hàng hóa có đặc thù về việc xác định giá thị trường (thường khó xác định giá trị) cũng như giá trị sử dụng sẽ được người bán cân nhắc để bán theo phương thức đấu giá Bằng phương thức đấu giá, người bán chỉ đưa ra một mức giá cơ

sở để người mua tham khảo (giá khởi điểm), còn giá mua bán thực tế sẽ do những người tham dự cuộc bán đấu giá xác định trên cơ sở cạnh tranh

Thứ ba, hình thức pháp lý của quan hệ bán đấu giá có thể được thiết lập dưới một

dạng đặc biệt là hợp đồng ủy quyền bán đấu giá và hợp đồng bán đấu giá hàng hóa Hợp đồng ủy quyền bán đấu giá hàng hóa được xác lập giữa người bán hàng và người làm dịch

vụ bán đấu giá Nó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ ủy quyền bán đấu giá hàng hóa Còn hợp đồng đấu giá hàng hóa thực chất là hợp đồng mua bán hàng hóa được xác lập trong quan hệ giữa người bán hàng hóa - người mua hàng và tổ chức bán đấu giá Văn bản này là cơ sở pháp lý để xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa, đồng thời là căn cứ để xác lập quyền sở hữu của người mua hàng đối với hàng hóa bán đấu giá.

Bán đấu giá hàng hóa là hoạt động dịch vụ nếu tổ chức bán đấu giá là tổ chức kinh doanh chuyên nghiệp dịch vụ bán đấu giá Qua đó chúng ta có thể hiểu bán đấu giá là một hành vi thương mại, hàng hóa bán đấu giá được bán thường là do ý chí của chủ sở hữu.

3 Chủ thể tham gia vào quan hệ đấu giá hàng hóa

3.1 Người bán hàng hóa

Người bán hàng hóa là chủ sở hữu hàng hóa, người được chủ sở hữu hàng hóa ủy quyền bán hoặc người có quyền bán hàng hóa của người khác theo quy định của pháp luật

(khoản 2 Điều 186 LTM 2005).

Như vậy, người bán hàng ở đây được phân biệt với người tổ chức đấu giá hàng hóa Người bán hàng có thể chính là chủ sở hữu hàng hóa đứng ra ký hợp đồng dịch vụ tổ chức bán đấu giá hàng hóa với người tổ chức bán đấu giá hàng hóa hoặc người bán hàng có thể là một trung gian, làm công việc cầu nối giữa người có hàng hóa (chủ sở hữu của hàng hóa) và người

tổ chức bán đấu giá hàng hóa Trong trường hợp là một bên trung gian, người bán hàng hóa có thể đóng vai trò thay mặt người có hàng hóa thiết lập các quan hệ với người tổ chức đấu giá hàng hóa, vì quyền lợi của người có hàng, theo sự ủy quyền của người có hàng hóa Mặt khác,

Trang 3

người bán hàng hóa cũng có thể là người không có quan hệ trực tiếp, không nhận được sự đồng thuận của người có hàng hóa nhưng lại có quyền bán hàng hóa Quyền này có thể phát sinh từ những quan hệ pháp lý, những thỏa thuận trước đó giữa người có quyền bán hàng hóa

và chủ sở hữu hàng hóa hoặc có thể phát sinh theo quy định của pháp luật.

Trong quan hệ đấu giá tài sản, người bán hàng hóa với tư cách độc lập với người tổ chức bán đấu giá, có các quyền sau đây (Điều 191 LTM)

- Nhận tiền hàng đã bán đấu giá và khoản chênh lệch thu được trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 204 của Luật này hoặc nhận lại hàng hoá trong trường hợp đấu giá không thành;

- Giám sát việc tổ chức bán đấu giá hàng hoá.

Nghĩa vụ của người bán hàng không phải là người tổ chức đấu giá (Điều 192 LTM

- Giao hàng hoá cho người tổ chức đấu giá, tạo điều kiện để người tổ chức đấu giá, người tham gia đấu giá xem xét hàng hoá và cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá đấu giá;

- Trả thù lao dịch vụ tổ chức đấu giá theo quy định tại Điều 211 của Luật này.

Về nguyên tắc, người bán hàng hóa và người tổ chức bán đấu giá phải thỏa thuận về thù lao dịch vụ đấu giá hàng hóa Tuy nhiên nếu không có thỏa thuận thì:

Thứ nhất, trong trường hợp cuộc đấu giá thành công, thù lao dịch vụ đấu giá được

xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thực cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ.

Thứ hai, trong trường hợp bán đấu giá tài sản không thành thì người có tài sản bán

đấu giá tài sản thanh toán cho tổ chức bán đấu giá tài sản các chi phí thực tế, hợp lý.

Ngoài ra, trong trường hợp giữa người bán hàng hóa và người tổ chức bán đấu giá hàng hóa không có thỏa thuận về chi phí liên quan đến cuộc bán đấu giá thì người bán hàng phải chịu chi phí vận chuyển hàng hóa đến địa điểm đã thỏa thuận và chi phí bảo quản hàng hóa trong trường hợp không giao hàng hóa cho người tổ chức đấu giá bảo quản (khoản 1 Điều 212 LTM 2005).

3.2 Người tổ chức bán đấu giá hàng hóa và người điều hành bán đấu giá

Theo khoản 1 Điều 186 LTM 2005: “Người tổ chức đấu giá là thương nhân có đăng

ký kinh doanh dịch vụ đấu giá hoặc là người bán hàng của mình trong trường hợp người bán hàng tự tổ chức đấu giá”.

Xét về bản chất, người tổ chức bán đấu giá là người tiến hành các công việc cụ thể của một cuộc bán đấu giá hàng hóa Trong trường hợp người bán hàng không tự mình tổ chức bán đấu giá hàng hóa mà thuê một tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp tiến hành bán đấu giá thì giữa hai người này phải hình thành một hợp đồng dịch vụ tổ chức bán đấu giá trước khi các công việc liên quan đến bán đấu giá hàng hóa được hình thành.

Trang 4

Người tổ chức bán đấu giá hàng hóa trong trường hợp không phải là người bán hàng hóa có những quyền sau đây:(Điều 189 LTM)

- Yêu cầu người bán hàng cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá đấu giá, tạo điều kiện cho người tổ chức đấu giá hoặc người tham gia đấu giá kiểm tra hàng hoá đấu giá và giao hàng hoá được bán đấu giá cho người mua hàng trong trường hợp người tổ chức đấu giá không phải là người bán hàng đấu giá;

- Xác định giá khởi điểm trong trường hợp người tổ chức đấu giá là người bán hàng đấu giá hoặc được người bán hàng uỷ quyền;

- Tổ chức cuộc đấu giá;

- Yêu cầu người mua hàng thực hiện việc thanh toán;

- Nhận thù lao dịch vụ đấu giá do người bán hàng trả theo quy định tại Điều 211 của Luật này

Nghĩa vụ của người tổ chức đấu giá (Điều 190 LTM)

- Tổ chức đấu giá hàng hoá theo đúng nguyên tắc, thủ tục do pháp luật quy định và theo phương thức đấu giá thoả thuận với người bán hàng.

- Thông báo, niêm yết công khai, đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết có liên quan đến hàng hoá đấu giá.

- Bảo quản hàng hoá đấu giá khi được người bán hàng giao giữ.

- Trưng bày hàng hoá, mẫu hàng hóa hoặc tài liệu giới thiệu về hàng hóa cho người tham gia đấu giá xem xét.

- Lập văn bản bán đấu giá hàng hoá và gửi đến người bán hàng, người mua hàng và các bên có liên quan quy định tại Điều 203 của Luật này.

- Giao hàng hóa đấu giá cho người mua phù hợp với hợp đồng tổ chức dịch vụ đấu giá hàng hoá.

- Làm thủ tục chuyển quyền sở hữu đối với hàng hoá bán đấu giá phải đăng ký quyền

sở hữu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người bán hàng

- Thanh toán cho người bán hàng tiền hàng đã bán, kể cả khoản tiền chênh lệch thu được từ người rút lại giá đã trả quy định tại khoản 3 Điều 204 của Luật này hoặc trả lại hàng hoá không bán được cho người bán hàng theo thoả thuận Trường hợp không có thoả thuận thì phải thanh toán tiền cho người bán hàng chậm nhất là ba ngày làm việc sau khi nhận được tiền của người mua hàng hoặc phải trả lại ngay hàng hoá trong thời hạn hợp lý sau cuộc đấu giá.

Ngoài ra, trong trường hợp giữa người bán hàng hóa và người tổ chức bán đấu giá hàng hóa không có thỏa thuận về chi phí liên quan đến cuộc đấu giá thì người tổ chức đấu giá chịu chi phí bảo quản hàng hóa được giao, chi phí niêm yết, thông báo, tổ chức bán đấu giá và các chi phí có liên quan khác (khoản 2 Điều 212 LTM 2005).

“Người điều hành đấu giá là người tổ chức đấu giá hoặc người được người tổ chức đấu giá uỷ quyền điều hành bán đấu giá” (khoản 2 Điều 187 LTM 2005)

Trang 5

Người điều hành chính là người xuất hiện chủ yếu và điều khiển các phiên bán đấu giá theo một trình tự được pháp luật quy định với những điều kiện bán hàng do người bán hàng đưa ra.

Người điều hành đấu giá có các quyền và nghĩa vụ theo (hoặc là) quy định của người

tổ chức bán đấu giá hàng hóa trong trường hợp người điều hành là người của tổ chức bán đấu giá hàng hóa; hoặc là theo thỏa thuận giữa người điều hành và người tổ chức bán đấu giá hàng hóa trong các trường hợp khác.

3.3 Người mua hàng hóa

Theo khoản 1 Điều 187 LTM 2005: “Người tham gia đấu giá hàng hoá là tổ chức,

cá nhân đăng ký tham gia cuộc đấu giá”.

Về đối tượng đăng ký mua hàng hóa, trên nguyên tắc nhà nước khuyến khích sự cạnh tranh rộng rãi có lợi cho người bán hàng trong hoạt động bán đấu giá Tuy nhiên, để bảo vệ tính trung thực và hợp pháp của cuộc bán đấu giá, pháp luật vẫn cầm một số trường hợp sau không được quyền tham gia đấu giá tài sản:

- Người không có năng lực hành vi dân sự, người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người tại thời điểm đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

- Người làm việc trong tổ chức bán đấu giá tài sản, nơi thực hiện việc bán đấu giá tài sản đó, cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người đó; người trực tiếp giám định, định giá tài sản, cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người đó.

- Người được chủ sở hữu ủy quyền bán tài sản; người ra quyết định tịch thu tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; người có thẩm quyền quyết định bán tài sản nhà nước; người ký hợp đồng thuê tổ chức bán đấu giá tài sản để bán đấu giá tài sản nhà nước; cá nhân, tổ chức có quyền bán tài sản của người khác theo quy định của pháp luật

- Người không có quyền mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật, bao gồm: Người không được tham gia mua tài sản để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự; Người không đủ điều kiện tham gia mua tài sản đối với một số loại tài sản theo quy định của pháp luật về loại tài sản đó.

- Người không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; người không thuộc trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Người mua hàng hóa có quyền theo quy định của pháp luật nhưng chủ yếu tập trung vào một số vấn đề chính như:

+ Tham gia trả giá.

+ Được quyền mua hàng hóa nếu đạt được điều kiện trong cuộc bán đấu giá.

+ Được quyền trả lại hàng hóa trong trường hợp hàng hóa không đúng với niêm yết, thông báo.

+ Được quyền nhận lại tiền đặt cọc trong trường hợp không mua được hàng hóa.

Trang 6

+ Được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với những sai sót về thông tin về hàng hóa của người tổ chức bán đấu giá.

Nghĩa vụ của người mua hàng hóa

+ Đặt cọc để đăng ký mua hàng theo yêu cầu của người tổ chức bán đấu giá.

+ Tham gia trả giá.

+ Chịu mọi chi phí liên quan đến cuộc bán đấu giá nếu đã được chọn là người mua hàng mà lại từ chối mua hàng dẫn đến cuộc bán đấu giá không thành.

4 Các nguyên tắc của bán đấu giá hàng hóa

Nguyên tắc đấu giá hàng hóa là những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt quá trình thực hiện đấu giá hàng hóa Các nguyên tắc này được thể hiện trong các quy định của pháp luật

về đấu giá hàng hóa Theo điều 188 LTM 2005: “Việc bán đấu giá hàng hóa trong thương

mại được thực hiện theo nguyên tắc công khai, trung thực, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia”.

4.1 Nguyên tắc công khai

Nguyên tắc công khai là nguyên tắc đảm bảo cho phiên đấu giá được diễn ra trôi chảy, đảm bảo tính trung thực khách quan, từ đó bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia quan hệ.

Đấu giá hàng hóa là hình thức công khai lựa chọn người mua hàng hóa nên mọi vấn

đề có liên quan đến cuộc bán đấu giá và những thông tin về hàng hóa bán đấu giá phải được công khai cho tất cả những ai muốn biết dưới các hình thức như niêm yết, thông báo, trưng bày, giới thiệu về tài sản…

Bán đấu giá một cách công khai thì người mua mới biết đến để xem hàng hóa, đánh giá được chất lượng hàng hóa, biết được thông tin về hàng hóa Và một điều quan trọng hơn: công khai để hạn chế và giảm bớt những hành vi tiêu cực trong đấu giá hàng hóa Tại phiên đấu giá, người điều hành bán đấu giá phải công khai các mức giá được trả và họ tên người mua trả giá cao nhất của mỗi lần trả giá… Pháp luật có quy định như vậy để tránh tình trạng móc ngoặc giữa khách hàng mua hàng hóa bán đấu giá và người điều hành cuộc bán đấu giá.

4.2 Nguyên tắc trung thực

Đây là một nguyên tắc đặc thù quan trọng, cơ bản nhất trong bán đấu giá hàng hóa Nếu nguyên tắc trung thực không được đưa vào để thực hiện trong đấu giá hàng hóa thì sẽ xảy ra tình trạng lừa đảo, mọc ngoặc hoặc thiên vị, quấy phá làm ảnh hưởng, phương hại đến lợi ích của các chủ thể có liên quan.

Các thông báo về cuộc bán đấu giá và thông tin về hàng hóa, các giấy tờ có liên quan đến hàng hóa đấu giá, những đặc điểm khuyết tật không nhìn thấy của hàng hóa (nhất là khi hàng hóa là những tài sản có giá trị về lịch sử, nghệ thuật), các giấy tờ xác định tư cách người tham gia đấu giá phải thật rõ ràng, chính xác và đầy đủ để không tạo ra sự nhầm lẫn hay lừa dối đối với các bên mà sự lừa dối đó sẽ làm cho cuộc đấu giá bị vô hiệu Người bán cần phải trung thực khi xác định giá khởi điểm của hàng hóa Không nên đưa ra mức giá khởi điểm

Trang 7

quá cao so với giá trị thực tế của hàng hóa sẽ làm cho người mua bị thiệt Người mua có quyền trả lại hàng hóa cho tổ chức bán đấu giá và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu chất lượng của hàng hóa không đúng như thông báo Quy định tính trung thực cho mỗi cuộc bán đấu giá cũng chính là nhằm bảo vệ quyền lợi cho các bên tham gia bán đấu giá, nhất là trong các cuộc bán đấu giá hàng hóa lớn thì tính trung thực đóng vai trò thiết yếu.

Yêu cầu về tính trung thực còn thể hiện ở việc pháp luật quy định những người có thân phận pháp lý hay hoàn cảnh đặc biệt mà sự tham dự của họ có ảnh hưởng đến sự trung thực của cuộc bán đấu giá thì không được tham gia trả giá.

4.3 Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia

Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia được thể hiện khá

rõ qua việc pháp luật đưa ra những quy định về chủ thể ký kết hợp đồng ủy quyền bán đấu giá hàng hóa Quyền lợi của các bên tham gia quan hệ bán đấu giá hàng hóa còn được đảm bảo thông qua việc pháp luật quy định cụ thể về tất cả các vấn đề như thời gian, địa điểm, quyền hạn của các bên tham gia quan hệ đấu giá hàng hóa Như vậy pháp luật về bán đấu giá hàng hóa ở Việt Nam đã thể hiện rất rõ nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia quan hệ đấu giá hàng hóa.

Quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ đấu giá hàng hóa đều phải được coi trọng và đảm bảo đầy đủ Người bán hàng có quyền xác định giá khởi điểm của hàng hóa, có quyền yêu cầu tổ chức bán đấu giá thanh toán đầy đủ tiền bán hàng ngay sau khi cuộc đấu giá kết thúc, được bồi thường thiệt hại nếu tổ chức bán đấu giá hoặc bên mua hàng hóa có hành vi xâm hại đến lợi ích của mình Người mua hàng hóa có quyền xem xét hàng hóa, yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, được tự đặt giá, được xác lập quyền sở hữu đối với đối với hàng hóa sau khi hoàn thành văn bản đấu giá và họ đã thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán Tổ chức bán đấu giá được thu của người bán hàng lệ phí và các khoản chi phí cần thiết khác cho việc tổ chức bán đấu giá theo quy định của pháp luật.

II Pháp luật về thủ tục đấu giá hàng hóa

Bán đấu giá đã có mặt ở Việt Nam từ khá lâu nhưng bán đấu giá hàng hóa với tính chất là hành vi thương mại của thương nhân thì mới được ghi nhận trong pháp luật những năm gần đây Vì vậy, hoạt động bán đấu giá hàng hóa còn khá yếu ớt và các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động này cũng còn sơ lược Các văn bản pháp luật quy định về bán đấu giá hiện nay bao gồm:

- Bộ luật dân sự 2005;

- Luật thương mại 2005;

- Nghị định số 17/2010/NĐ-CP của chính phủ ngày 4/3/2010 về bán đấu giá tài sản Bán đấu giá hàng hóa cũng được tiến hành theo trình tự thủ tục giống như bán tài sản nói chung Theo quy định của LTM 2005, thủ tục đó gồm các bước:

- Lập hợp đồng tổ chức đấu giá hàng hóa.

- Xác định giá khởi điểm.

Trang 8

- Chuẩn bị bán đấu giá hàng hóa (thông báo về việc bán đấu giá, đăng ký tham gia đấu giá, trưng bày hàng hóa đấu giá).

- Tiến hành đấu giá.

- Hoàn thành văn bản đấu giá.

- Đăng ký quyền sở hữu đối với hàng hóa đấu giá.

1 Lập hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa

Đấu giá hàng hóa có thể được thực hiện bởi chính chủ sở hữu hàng hóa hoặc thông qua một người bán (không phải là tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp) Trong những trường hợp này, các chủ thể tự tiến hành đấu giá hàng hóa và tự chịu trách nhiệm về công việc này Tuy nhiên, do tính chất khá phức tạp của việc tổ chức một cuộc bán đấu giá, hơn nữa, do tính đặc thù của hàng hóa mà sự thành công hay thất bại của một cuộc bán đấu giá hàng hóa phụ thuộc rất nhiều vào cách thức tổ chức bán đấu giá Chính vì vậy, hầu hết các chủ sở hữu hàng hóa, một khi đã lựa chọn đấu giá hàng hóa bằng phương thức đấu giá thì cũng lựa chọn cho mình một người trung gian, thương nhân bán đấu giá chuyên nghiệp để tiến hành đấu giá.

Khi đó, việc lập hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa là thủ tục đầu tiên trong trình tự bán đấu giá hàng hóa Người bán đấu giá chỉ được quyền tiến hành bán đấu giá sau khi có sự ủy quyền của người bán hàng hóa bằng một hợp đồng có hiệu lực pháp luật Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa được ký kết giữa người bán hàng và người bán đấu giá, hợp đồng này phải được ký dưới hình thức văn bản (hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương) Trong Điều 193 LTM 2005 quy định:

+ Trường hợp hàng hoá được đấu giá là đối tượng cầm cố, thế chấp thì hợp đồng dịch

vụ tổ chức đấu giá phải được sự đồng ý của bên nhận cầm cố, thế chấp và bên bán phải thông báo cho các bên tham gia đấu giá về hàng hóa đang bị cầm cố, thế chấp.

+ Trường hợp trong hợp đồng cầm cố, thế chấp có thoả thuận về việc bán đấu giá mà người cầm cố, thế chấp vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc từ chối giao kết hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá thì hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá được giao kết giữa người nhận cầm cố, thế chấp với người tổ chức đấu giá.

Nội dung của hợp đồng ủy quyền bán đấu giá hàng hóa như sau:

- Họ, tên, địa chỉ của người có tài sản bán đấu giá; tên, địa chỉ của người bán đấu giá tài sản;

- Thời hạn, địa điểm bán đấu giá tài sản;

- Liệt kê, mô tả tài sản bán đấu giá;

- Giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá;

- Thời hạn, địa điểm, phương thức giao tài sản để bán đấu giá;

- Việc thanh toán tiền bán tài sản trong trường hợp bán đấu giá thành;

- Các chi phí thực tế, hợp lý cho việc bán đấu giá tài sản;

Trang 9

- Quyền, nghĩa vụ của các bên;

- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

- Các thoả thuận khác.

Như vậy, việc lập hợp đồng ủy quyền đấu giá hàng hóa là bước đầu tiên trong thủ tục bán đấu giá hàng hóa Nhưng không phải ở trường hợp nào thì cũng nhất thiết có hợp đồng

ủy quyền bán đấu giá Vì trong nhiều trường hợp người bán hàng không cần đến tổ chức bán đấu giá mà các chủ thể này tự mình tiến hành bán đấu giá hàng hóa.

2 Xác định giá khởi điểm

Giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá được xác định trước khi ký kết hợp đồng bán đấu giá tài sản hoặc trước khi chuyển giao tài sản để bán đấu giá, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Giá khởi điểm của hàng hóa do người bán xác định Trong trường hợp người tổ chức đấu giá được uỷ quyền xác định giá khởi điểm thì phải thông báo cho người bán hàng trước khi niêm yết việc bán đấu giá.

Điều 194 LTM 2005 quy định:

“Trường hợp hàng hoá đấu giá là đối tượng cầm cố, thế chấp thì người nhận cầm

cố, thế chấp phải thoả thuận với người cầm cố, thế chấp xác định giá khởi điểm.

Trường hợp trong hợp đồng cầm cố, thế chấp có thoả thuận về việc bán đấu giá mà người cầm cố, thế chấp vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc từ chối giao kết hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá thì giá khởi điểm do người nhận cầm cố, thế chấp xác định”.

Khoản 2 Điều 23 Nghị định 17/2010 quy định: Việc xác định giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá được thực hiện như sau:

- Đối với tài sản bán đấu giá để thi hành án, thì giá khởi điểm được xác định theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;

- Đối với tài sản bán đấu giá là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, thì giá khởi điểm được xác định theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; trong trường hợp không xác định được giá tài sản theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì thành lập hội đồng để xác định giá tài sản;

- Đối với tài sản là tang chứng, vật chứng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định bán đấu giá, thì giá khởi điểm được xác định theo quy định của pháp luật về hình

sự, tố tụng hình sự và pháp luật khác có liên quan;

- Đối với tài sản bán đấu giá là tài sản nhà nước, thì giá khởi điểm được xác định theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

- Đối với tài sản là quyền sử dụng đất được bán đấu giá để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất, thì giá khởi điểm được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai;

Trang 10

- Đối với tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức có yêu cầu bán đấu giá, thì giá khởi điểm do tổ chức, cá nhân tự xác định hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác.

Có thể nói, việc quy đinh mức giá khởi điểm là một bước rất quan trọng Người bán hàng hay tổ chức bán đấu giá phải xác định mức giá phù hợp với hiện trạng, giá trị thực tế của hàng hóa bán đấu giá.

3 Chuẩn bị bán đấu giá hàng hóa

Sau khi hợp đồng dịch vụ tổ chức bán đấu giá hàng hóa được xác lập, các bên đã xác định được giá khởi điểm, người bán hàng hóa hoặc tổ chức bán đấu giá hàng hóa phải tiến hành mọi công việc chuẩn bị cần thiết để tổ chức cuộc bán đấu giá như:

* Niêm yết, thông báo công khai việc bán đấu giá.

Tổ chức bán đấu giá tài sản phải niêm yết việc bán đấu giá tài sản là động sản tại nơi bán đấu giá, nơi trưng bày tài sản và nơi đặt trụ sở của tổ chức bán đấu giá tài sản chậm nhất

là bảy ngày trước khi tiến hành bán đấu giá, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Đối với bất động sản, tổ chức bán đấu giá tài sản phải niêm yết việc bán đấu giá tài sản tại nơi bán đấu giá, nơi có bất động sản bán đấu giá và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có bất động sản bán đấu giá chậm nhất là ba mươi ngày trước ngày mở cuộc bán đấu giá, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

Đối với tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức, thời hạn niêm yết việc bán đấu giá tài sản có thể được rút ngắn theo thoả thuận của các bên

Niêm yết, thông báo công khai về việc bán đấu giá tài sản có nội dung chủ yếu sau:

- Tên, địa chỉ của tổ chức bán đấu giá tài sản;

- Thời gian, địa điểm bán đấu giá tài sản;

- Danh mục tài sản, số lượng, chất lượng của tài sản bán đấu giá;

- Giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá;

- Địa điểm, thời hạn trưng bày tài sản bán đấu giá;

- Địa điểm, thời hạn tham khảo hồ sơ tài sản bán đấu giá;

- Địa điểm, thời hạn đăng ký mua tài sản bán đấu giá;

- Những thông tin cần thiết khác liên quan đến tài sản bán đấu giá, gồm cả những thông tin mà người có tài sản bán đấu giá yêu cầu thông báo công khai.

Niêm yết, thông báo công khai về cuộc đấu giá là một bước quan trọng và cần thiết trong thủ tục bán đấu giá hàng hóa Hình thức này giúp cho các thông tin về cuộc bán đấu giá được phổ biến một cách nhanh chóng.

* Đăng ký mua đấu giá và đặt cọc.

Việc đăng ký mua là rất cần thiết để tổ chức bán đấu giá có thể nắm được số lượng cũng như tư cách của những người sẽ tham gia đấu giá Người tham gia đấu giá tài sản có thể uỷ quyền bằng văn bản cho người khác thay mặt mình tham gia đấu giá.

Người tham gia đấu giá tài sản phải nộp phí tham gia đấu giá và khoản tiền đặt trước Phí tham gia đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.

Ngày đăng: 30/01/2016, 01:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w