Theo như quá trình thẩm tra chứng cứ của tòa án thì vụ việc trên là trường hợp tranh chấp quyền sử dụng đất do vi phạm sự tự nguyện trong giao dich dân sự mà ở đây là sự lừa dối của vợ c
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên Giao dịch dân sự là hành vi mang ý chí của chủ thể tham gia giao dịch Mọi thỏa thuận, cam kết đều là nội dung cốt lõi của giao dịch Các bên tham gia giao dịch tự thể hiện ý chí và có sự thống nhất ý chí của các bên thì giao dịch được giao kết Sự tự do thỏa thuận của các bên tham gia giao dịch phải phù hợp với những quy định tại Điều 4 BLDS 2005 Song, trên thực tế không phải tất cả mọi giao dịch đều được các bên tiến hành nghiêm túc theo thỏa thuận ban đầu mà vẫn có sự vi phạm như không theo đúng ý chí đã thỏa thuận khi thiết lập, hay vì một mục đích cá nhân nào đó mà một bên chủ thể tham gia giao dịch đã đưa ra các tiêu chí làm cho đối tác tham gia lầm tưởng đó
là sự thật nên đã tham gia giao dịch; hoặc do chính chủ thể tham gia giao dịch có sự hiểu biết hạn hẹp về lĩnh vực mà họ tham gia, dẫn đến hậu quả là một bên tham gia giao kết bị thiệt hại Dưới đây là một số trường hợp tranh chấp thực tế do vi phạm sự
tự nguyện trong giao dịch dân sự Thông qua các trường hợp tranh chấp này, chúng
ta có thể xem xét cách giải quyết của tòa án, từ đó đưa ra những nhận xét về cách giải quyết và nắm được những yêu cầu về sự tự nguyện trong giao dịch dân sự
NỘI DUNG
A Một số vấn đề lý luận về giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện
I Một số khái niệm liên quan
1 Giao dịch dân sự
“Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự” (Điều 121 BLDS)
2 Giao dịch dân sự vô hiệu
Theo Điều 127 Bộ luật dân sự quy định: “Giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện quy định ở Điều 122- BLDS” Cụ thể:
- Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự
- Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội
- Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện
- Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp pháp luật có quy định
Trang 33 Giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện
Sự tự nguyện trong giao dịch dân sự được thể hiện ở chỗ các bên chủ thể tham gia giao dịch dân sự là theo đúng ý muốn của mình mà không phải chịu bất kỳ một sức ép nào từ phía chủ thể khác Và yếu tố sự tự nguyện tham gia giao kết giao dịch dân sự của các bên chủ thể còn được nhà làm luật quy định thành một trong những điều kiện bắt buộc phải có để giao dịch dân sự phát sinh được hiệu lực pháp lý Phần
c Khoản 1 Điều 122 BLDS quy định: “Người tham gia giao dịch dân sự phải hoàn toàn tự nguyện” Khi thực hiện giao dịch dân sự, các bên phải hoàn toàn tự nguyện,
không ai được dùng bất cứ thủ đoạn nào nhằm buộc một người cam kết thỏa thuận trái với ý chí của người đó Mọi giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện đều bị tuyên
bố là vô hiệu
II Quy định của pháp luật hiện hành về giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện
1 Các loại giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện căn cứ theo nguyên nhân vi phạm
Các trường hợp bị coi là vi phạm tính tự nguyện trong giao dịch dân sự bao gồm: - Điều 129 BLDS: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo.
- Điều 131 BLDS: Giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn.
- Điều 132 BLDS : Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối, đe doạ.
- Điều 133 BLDS: Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận
thức và làm chủ hành vi của mình
2 Các loại giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện căn cứ vào mức độ của
sự vi phạm
Bao gồm: Giao dịch dân sự vô hiệu tương đối vi phạm sự tự nguyện về ý chí của chủ thể và giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối vi phạm sự tự nguyện về ý chí của chủ thể
3 Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 137
BLDS 2005 Theo đó, giao dịch dân sự vô hiệu sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập Các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
4 Thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm
sự tự nguyện
Áp dụng theo Điều 145 BLDS năm 2005
3
Trang 4-B Ba vụ việc có tranh chấp do vi phạm sự tự nguyện trong giao dịch dân sự
I Vụ việc thứ nhất
1 Nội dung vụ việc: Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Chị Tạ Thu Hằng – Sinh năm 1977 (nguyên đơn) trú tại: Điền Xá, Quang Tiến, Sóc Sơn, Hà Nội, có nhu cầu mua và chuyển nhượng đất để làm nhà ở, thông qua chị Ngô Thị Đang giới thiệu vợ chồng anh Nguyễn Văn Lâm (sinh năm 1967) và chị Ngô Thị Lâm (sinh năm 1971) là bị đơn ở Minh Phú, Sóc Sơn, Hà Nội có đất thổ cư, nhưng không có nhu cầu sử dụng, muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất Chị Hằng đã gặp vợ chồng anh Lâm đặt vấn đề chuyển nhượng để lấy đất làm nhà ở Hai bên thỏa thuận chuyển nhượng 175m2 với giá thành là 165.000.000 đồng bằng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Trước ngày hai bên làm hợp đồng, chị Hằng đã đặt cọc cho vợ chồng anh Lâm hai lần: lần 1 là 6.000.000 đồng, lần 2 là 59.000.000 đồng và thỏa thuận khi nào hoàn tất thủ tục chuyển nhượng thì chị sẽ giao nốt 100.000.000 đồng Vợ chồng anh Lâm có cam kết tại Điều 4 của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên là sau 45 ngày kể từ ngày 1/6/2004, vợ chồng anh sẽ hoàn thành thủ tục chuyển nhượng Nhưng đến nay vợ chồng anh chị Lâm vẫn chưa làm được giấy tờ hợp pháp Qua tìm hiểu, chị Hằng biết được miếng đất đó và toàn bộ khu đất liền kề xung quanh mà thôn, xã đã tự ý bán cho dân, nhưng đến nay chưa chuyển đổi cho bất kỳ ai mua thành đất thổ cư, hiện vẫn là đất nông nghiệp Do đó, chị Hằng không mua chuyển nhượng nữa Mặt khác, vợ chồng anh Lâm cũng không làm được thủ tục là đất thổ cư để sang tên cho chị như đã cam kết trong hợp đồng Vậy nên ngày 14/9/2006, chị Hằng đã làm đơn lên tòa án nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu vợ chồng anh Lâm phải hoàn trả lại số tiền đặt cọc 65.000.000 đồng Theo vợ chồng anh Lâm thì đất mà gia đình anh mua là đất đấu thầu giãn dân Trước khi chuyển nhượng, chị Hằng đã đến xem đất và tự nguyện đặt cọc hai lần với tổng số tiền đã được nêu trên Khi hết thời hạn 45 ngày phải hoàn thành thủ tục như đã cam kết trong bản hợp đồng chuyển nhượng vợ chồng anh Lâm
đã mời chị Hằng đến làm thủ tục nhưng chị Hằng không đến với lý do chưa chạy đủ tiền Đến tháng 2/2006 (âm lịch), chị Hằng đã trả lời không mua nữa và đòi vợ chồng anh Lâm trả ngay 65 triệu đặt cọc Vợ chồng anh chị đồng ý trả nhưng trả dần mỗi năm từ 7 đến 10 triệu đồng Số tiền vợ chồng anh Lâm đã nhận được chị Hằng,
vợ chồng anh đã nộp tiền đất cho thôn, trả tiền đền bù, tiền cho người môi giới Ngoài ra, theo yêu cầu của chị Hằng, gia đình anh còn đổ đất, xây tường rào nên toàn bộ số tiền mà chị Hằng đưa anh chưa được tiêu đồng nào
2 Giải quyết của Tòa án
Tranh chấp trên đã được Tòa án nhân dân huyện Sóc Sơn xét xử và quyết định tại bản án số 27/2006/DSST ngày 7/12/2006:
Trang 51 Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị Tạ Thị Thu Hằng đối với anh Nguyễn Văn Lâm và chị Ngô Thị Lâm về việc hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
2 Xác định: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất lập ngày 1/6/2004 giữa chị Tạ Thu Hằng với anh Nguyễn Văn Lâm và chị Ngô Thị Lâm là vô hiệu toàn
bộ về hình thức và nội dung.
Hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 1/6/2004 giữa chị Hằng và anh Lâm, chị Lâm.
3 Buộc anh Nguyễn Văn Lâm, chị Ngô Thị Lâm phải có trách nhiệm trả lại chị Tạ Thị Hằng số tiền 65.000.000 đồng.
Kể từ ngày án có hiệu lực thi hành, chị Hằng có đơn xin thi hành án mà vợ chồng anh Lâm, chị Lâm không tự giác thi hành thì phải chịu lãi suất ngân hàng tại thời điểm thi hành án.
Án sơ thẩm còn tuyên về án phí và quyền kháng cáo cho các đương sự.
3 Nhận xét về cách giải quyết của Tòa án
Thứ nhất, về vấn đề hợp đồng.
Theo như quá trình thẩm tra chứng cứ của tòa án thì vụ việc trên là trường hợp tranh chấp quyền sử dụng đất do vi phạm sự tự nguyện trong giao dich dân sự
mà ở đây là sự lừa dối của vợ chồng anh Lâm với chị Tạ Thu Hằng Tại thời điểm chị Hằng và vợ chồng anh Lâm thỏa thuận chuyển nhượng 175m2 đất thì trên thực
tế vợ chồng anh Lâm không có đất, đối tượng để giao dịch vẫn là đất nông nghiệp và tại thời điểm đó nó vẫn thuộc quyền quản lý của chính quyền địa phương và cũng chưa hề có đơn hoặc quyết định nào giao đất đó cho vợ chồng anh Lâm được quyền
sử dụng Ngoài ra, hai bên cũng chưa bàn giao đất mốc giới cho nhau và anh Lâm cũng không làm được thủ tục là đất thổ cư để sang tên cho chị Hằng như đã cam kết trong hợp đồng
Xét về mặt giấy tờ, anh Lâm có xuất trình một đơn xin đấu thầu đất ở lâu dài
ngày 16/6/2004 (trong khi Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất lập ngày
1/6/2004 là ngày chị Hằng đã giao tiếp 59.000.000 đồng cho vợ chồng anh Lâm), tức là sau 15 ngày nhận 65.000.000 đồng của chị Hằng, càng thể hiện vợ chồng anh Lâm không hề có đất chuyển nhượng mà thể hiện rõ dấu hiệu lừa dối trong quan hệ này Ngoài ra anh Lâm còn xuất trình biên lai thu tiền đất và danh sách các hộ, biên bản họp của thôn lập ngày 25/5/2004 và 1 số biên bản của thôn, chi bộ Đảng nơi có đất họp kiến nghị mở đường và xin chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất thổ cư, lại càng chứng minh cho việc hai bên thoả thuận chuyển nhượng khi bên chuyển nhượng không hề có tư cách sở hữu, sử dụng đất và hợp đồng này không có thị thực
5
Trang 6-cho phép của chính quyền địa phương và cơ quan nhà nước có thẩm quyền là vi phạm phần đ Khoản 2 Điều 6 Luật Đất đai năm 2003 và phần d Khoản 1 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ
Điều đó chứng tỏ, khi tham gia ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng 175m2 đất nói trên thì vợ chồng anh Lâm không có quyền sở hữu đất hay nói cách khác vợ chồng anh Lâm không có mảnh đất trên mà vẫn ký hợp đồng quyền sử dụng đất với chị Hằng và còn nhận tiền đặt cọc đất của chị Hằng
Do đó, áp dụng Điều 132 Bộ luật Dân sự thì hợp đồng chuyển nhượng trên giữa vợ chồng anh Lâm và chị Hằng bị coi là vô hiệu do bên vợ chồng anh Lâm đã
vi phạm điều luật này mà ở đây là lừa dối chị Hằng Không những thế, hợp đồng chuyển nhượng trên còn vi phạm khoản 2 Điều 124 Bộ luật Dân sự do hợp đồng trên chỉ là sự tự nguyện giữa hai bên mà không có công chứng hay chứng thực của cơ quan có thẩm quyền Từ đó tòa chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị Tạ Thu Hằng đối với anh Nguyễn Văn Lâm và chị Ngô Thị Lâm về việc huỷ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vì lí do “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” lập ngày 1/6/2004 giữa chị Tạ Thị Thu Hằng với anh Nguyễn Văn Lâm và chị Ngô Thị Lâm là vô hiệu toàn bộ về hình thức và nội dung, nên những điều khoản và thỏa thuận trong hợp đồng đó không có hiệu lực
Thứ hai, về thanh toán tiền giữa các bên.
Quyết định của tòa án buộc anh Nguyễn Văn Lâm, chị Ngô Thị Lâm phải có trách nhiệm trả lại chị Tạ Thu Hằng trú tại Điền Xá, Quang Tiến, Sóc Sơn, Hà Nội
số tiền 65.000.000 đ là hoàn toàn đúng đắn (áp dụng theo Điều 137 – BLDS năm
2005 về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu)
Ngoài ra tòa còn căn cứ vào "giấy nhận tiền" lập ngày 11/4/2004 âm lịch có chữ ký của chị Hằng với vợ chồng anh Lâm thể hiện ở cuối giấy giao nhận có thoả
thuận: "Nếu bên mua không mua thì mất số tiền đặt Nếu bên bán phá vỡ hợp đồng thì bị phạt gấp 10 lần số tiền đã giao" Song vấn đề ở đây là theo "giấy nhận tiền"
và "hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất" đương sự xuất trình thì cả hai tài liệu trên về hình thức không phải giấy nhận tiền đặt cọc, mà thể hiện sự thoả thuận chuyển nhượng 175m2, chị Hằng đã giao trước lần một 6.000.000 đ, 3 ngày sau giao tiếp lần hai là 59.000.000 đ nữa, đây thực chất là các bước thực hiện hợp đồng chuyển nhượng, nên khi hợp đồng này vô hiệu thì do giao dịch dân sự không thực hiện được và việc chiếm giữ 65.000.000 đ của chị Hằng là không còn căn cứ nên buộc anh chị Lâm phải hoàn trả lại cho chị Hằng
Tóm lại, những quyết định trên của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội là
hoàn toàn chính xác và phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành
Trang 7II Vụ việc thứ hai
1 Nội dung vụ việc: Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà.
Theo đơn khởi kiện gửi đến Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, anh Nguyễn
Hữu Lễ (Nguyên đơn Sinh năm 1964 Trú tại: Xóm Đông Găng, xã Tân Hòa,
huyện Quốc Oai, TP Hà Nội) trình bày:
Năm 2001, anh kết hôn với chị Đào Khánh Vân (Bị đơn Sinh năm 1979 Trú
tại: Khu A, tập thể bệnh viện E, tổ 53 phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) có đăng kí kết hôn tại UBND xã Tân Hòa, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội Trước
và sau khi kết hôn anh Lễ là công dân Việt Nam cư trú tại cộng hòa Séc Năm 2003, anh Lễ và chị Vân đã mua căn hộ số 801 nhà 18T2 khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính Tại thời điểm mua nhà anh Lễ đang cư trú tại Cộng hòa Séc nên vợ anh là chị Vân đã đứng ra mua căn hộ đó Nguồn tiền để mua căn hộ là vay của bố anh Lễ là ông Nguyễn Hữu Môn và anh em anh Lễ là anh Nguyễn Hữu Bái, Nguyễn Hữu Bình, Nguyễn Hữu Linh Tổng số tiền vay là 480.000.000 đồng
Đầu năm 2004, anh Lễ đón chị Vân sang Séc làm ăn và căn hộ 801 nhà 18T2 chị Vân cho thuê Do vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn, năm 2008 chị Vân đệ đơn xin ly hôn Ngày 18/11/2008 chị Vân rút đơn xin ly hôn nên Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án Ngày 20/3/2009 chị Vân đã tự ý bán
căn hộ 801 nhà 18T2 cho chị Ngô Phương Liên (Bị đơn Sinh năm 1972 Trú tại:
Phòng 801 nhà 18T2, khu Trung Hòa Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội và tại số nhà 15 ngõ 201 Cầu Giấy, thành phố Hà Nội) Theo anh Lễ thì căn hộ 801 nhà
18T2 có nguồn gốc là của vợ chồng anh Nguyễn Tân Chung và chị Nguyễn Thu Huyền ký hợp đồng mua trực tiếp với Tổng công ty Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (VINACONEX) Sau đó vợ chồng anh Chung đã bán lại cho ông Nguyễn Đức Hành trú tại số nhà 14 - D6 phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân Ngày 28/3/2003 ông Nguyễn Đức Hành đã bán căn hộ trên cho vợ chồng anh
Tháng 5/2007 anh Lễ về nước, đến tháng 6/2007 anh Lễ đến căn hộ số 801 nhà 18T2 để ở thì thấy anh Đào Quốc Khánh (anh trai chị Vân) và bà Đặng Thị Hạnh (mẹ chị Vân) ở đó Anh Lễ đã ở căn hộ số 801 nhà 18T2 từ tháng 6/2007 đến ngày 06/3/2009 thì bị chị Vân đuổi ra khỏi nhà Nay anh Lễ khởi kiện cho rằng việc chị Vân tự ý chuyển nhượng căn hộ 801 nhà 18T2 là tài sản chung của vợ chồng anh cho chị Ngô Phương Liên mà không được sự đồng ý của anh là không hợp pháp Anh đề nghị Tòa án hủy hợp đồng chuyển nhượng căn hộ số 801 nhà 18T2 giữa chị Đào Khánh Vân và chị Ngô Phương Liên
Theo bản tự khai ngày 15/01/2010 chị Ngô Phương Liên cho rằng: Anh Nguyễn Hữu Lễ khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng mua bán căn hộ 801 nhà 18T2 là không có căn cứ, trước khi chị mua căn hộ này chị đã tìm hiểu và thấy việc mua bán giữa chị và chị Đào Khánh Vân là hợp pháp, chị cũng đã xem xét hợp đồng ủy
7
Trang 8-quyền của vợ chồng anh Nguyễn Tân Chung và chị Nguyễn Thu Huyền ủy -quyền cho chị Vân toàn quyền mua bán căn hộ trên, tháng 3 năm 2009 chị và chị Vân đã đến phòng công chứng số 3 kí kết hợp đồng mua bán nhà
Trong bản tự khai bị đơn Đào Khánh Vân trình bày: Năm 2008 chị có đệ đơn xin
ly hôn anh Lễ nhưng sau đó chị rút đơn và Tòa án đã đình chỉ giải quyết vụ án Chị Vân trình bày chị rút đơn xin ly hôn là do chị và anh Lễ trước đó đã được Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tây giải quyết cho ly hôn theo Quyết định ly hôn số 369 ngày 07/9/2004 do thẩm phán Trương Hòa Bình ký Chị Vân cho rằng việc mua bán căn
hộ 801 nhà 18T2 không có liên quan gì đến anh Lễ vì tiền để mua căn hộ trên là tiền của chị Vân Ngoài lời khai của chị Vân, tại Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân, bà Đặng Thị Hạnh (mẹ chị Vân) cũng có lời khai tài sản của chị Vân và anh Lễ có 01 nhà chung cư căn hộ số 801 nhà 18T2 Như vậy, ngoài lời khai, chị Vân không có tài liệu nào chứng minh căn hộ trên là tài sản riêng của chị Trong quá trình giải quyết
vụ án, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã kiểm tra, xác minh và phát hiện Quyết định ly hôn số 369 do chị Vân xuất trình trong hồ sơ vụ án là giả mạo, tòa án nhân dân tỉnh Hà Tây (cũ) không có Thẩm phán nào là Trương Hòa Bình
2 Giải quyết của Tòa án
Áp dụng các Điều 25, 27, 34, 131 của Bộ luật tố tụng dân sự; các Điều 131, 132,
134, 137, 219, 225 của Bộ luật dân sự năm 2005; Điều 27, 28 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, Nghị quyết số 02/2000 ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, Pháp lệnh án phí, lệ phí của Tòa án:
- Xác nhận căn hộ số 801 nhà 18T2, diện tích 65m2 khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội là tài sản chung của vợ chồng anh Nguyễn Hữu Lễ và chị Đào Khánh Vân
- Tuyên bố Hợp đồng mua bán số công chứng 528.2009/MBCHCC ngày 20/3/2009 đối với căn hộ số 801 nhà 18T2 diện tích 65m2 khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội giữa bên bán là anh Nguyễn Tân Chung, chị Nguyễn Thu Huyền do chị Đào Khánh Vân đại diện và bên mua là chị Ngô Phương Liên vô hiệu
- Chị Ngô Phương Liên phải trả căn hộ số 801 nhà 18T2 diện tích 65m2 khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội cho
vợ chồng anh Nguyễn Hữu Lễ và chị Đào Khánh Vân
- Chị Đào Khánh Vân phải tự hoàn trả chị Ngô Phương Liên số tiền 1.650.000.000 đồng
- Chị Đào Khánh Vân và anh Nguyễn Hữu Lễ phải bồi thường thiệt hại cho chị Ngô Thị Phương Liên số tiền là 755.000.000đ Trong đó, phần của mỗi người phải
Trang 9bồi thường cho chị Phương Liên là 377.500.000đ Tổng cộng chị Đào Khánh Vân phải thanh toán trả chị Ngô Phương Liên số tiền là 2.027.500.000đ
- Về án phí: Anh Nguyễn Hữu Lễ phải chịu 18.875.000đ án phí dân sự sơ
thẩm Anh Nguyễn Hữu Lễ đã nộp 36.000.000đ (theo biên lai thu số 306 ngày 10/11/2009) tại Cục thi hành án dân sự thành phố Hà Nội Anh Nguyễn Hữu Lễ
được hoàn trả số tiền 17.125.000đ Chị Đào Khánh Vân phải chịu 72.550.000 đồng
án phí dân sự
- Các đương sự có mặt (anh Lễ, chị Vân, chị Liên) có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án Các đương sự vắng mặt có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả xét xử hoặc kể từ ngày niêm yết bản án
3 Nhận xét về cách giải quyết của tòa án
Nhóm đồng ý với cách giải quyết của Tòa án vì những lý do sau:
Thứ nhất, anh Nguyễn Hữu Lễ và chị Đào Khánh Vân đều thừa nhận anh chị
kết hôn với nhau năm 2001, đăng ký có kết hôn tại UBND xã Tân Hòa, huyện Quốc Oai Từ khi kết hôn, vợ chồng anh chưa ly hôn Năm 2008 chị Vân có đơn xin ly hôn với anh Lễ tại Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân, vụ án được chuyển thẩm quyền đến Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội giải quyết Sau đó chị Vân có đơn xin rút yêu cầu khởi kiện ly hôn nên Tòa án đã đình chỉ giải quyết vụ án Quyết định ly hôn số 369 ngày 07/09/2004 của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tây đã thu thập và do chị Vân xuất trình có trong hồ sơ vụ án là giả mạo, anh Lễ và chị Vân về pháp lý vẫn là
vợ chồng Theo quy định tại khoản 1 Điều 27, 28 Luật Hôn nhân và Gia đình năm
2000 thì “Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng”, theo đó căn hộ trên là tài sản chung của vợ chồng anh Lễ, chị Vân.
Thứ hai, sau khi chị Vân nhận chuyển nhượng căn hộ 801 nhà 18T2 từ vợ
chồng anh Chung chị Huyền bằng một hợp đồng ủy quyền, tháng 3/2009 chị Vân đã chuyển nhượng căn hộ trên cho chị Ngô Phương Liên với giá hai bên thỏa thuận là
1.650.000đ Như vậy, theo quy định tại Điều 219 BLDS về “Sở hữu chung của vợ chồng” và Điều 225 BLDS thì việc chị Vân tự ý chuyển nhượng căn hộ trên là tài
sản có trong thời kỳ hôn nhân và là tài sản chung vợ chồng khi không có sự đồng ý của anh Lễ nên việc chuyển nhượng này là không hợp pháp
Mặt khác, bằng một văn bản ủy quyền và Quyết định ly hôn với anh Lễ đã làm
cho chị Liên lầm tưởng là chị Vân có đầy đủ quyền chuyển nhượng căn hộ 801 nhà 18T2 nên chị Liên đã đồng ý mua căn hộ trên Với những tài liệu chị Vân xuất trình, Phòng đăng kí Đất và Nhà quận Thanh Xuân đã tiến hành các thủ tục chuyển nhượng theo quy định nên chị Vân là người có lỗi trong việc làm cho hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng căn hộ 801 nhà 18T2 vô hiệu Chị Liên không có lỗi
9
Trang 10-Theo quy định tại Điều 132 BLDS năm 2005: “Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch
về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên đã xác lập giao dịch đó” Vậy, hợp đồng mua bán bán nhà trên đã được thực hiện do có sự lừa dối
Hợp đồng chuyển nhượng giữa chị Vân và chị Liên thể hiện chị Liên nhận chuyển nhượng từ vợ chồng anh Chung, chị Huyền thông qua người đại diện là chị Vân Tại phiên tòa chị Liên cũng thừa nhận là nhận chuyển nhượng căn hộ trên từ chị Vân Như vậy, việc chị Vân nhận chuyển nhượng căn hộ 801 nhà 18T2 sau đó chuyển nhượng lại cho chị Liên đã vi phạm các Điều 219, 225 BLDS năm 2005 và theo quy định tại các Điều 131, 132, 134 của Bộ luật dân sự và hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2003 ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì hợp đồng mua bán nhà giữa chị Vân và chị Liên bị Tòa án tuyên vô hiệu là hoàn toàn chính xác
Thứ ba, theo quy định tại các Điều 132; khoản 2 Điều 137; khoản 2 Điều 146
của Bộ luật dân sự và hướng dẫn tại điểm 2.4 tiểu mục 2 Mục I Nghị quyết số 01/2003 ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì bên có lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại Hợp đồng chuyển nhượng căn hộ 801 nhà 18T2 giữa chị Vân và chị Liên bị vô hiệu, chị Vân phải hoàn lại tiền cho chị Liên và chị Liên phải trả lại căn hộ đó cho vợ chồng anh
Lễ, chị Vân và việc bồi thường thiệt hại được tính theo giá trị chênh lệch trên cơ sở lỗi của các bên theo biên bản định giá tài sản ngày 26/5/2010 Do đó, việc Tòa án tuyên xử và xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp chuyển nhượng này vô hiệu
là phù hợp với quy định của pháp luật và thực tế vụ án
Thứ tư, về án phí: Việc Tòa án yêu cầu anh Nguyễn Hữu Lễ phải nộp
18.875.000đ án phí dân sự sơ thẩm Chị Đào Thị Khánh Vân phải nộp 72.550.000 đồng án phí dân sự cũng phù hợp với quy định tại Điều 130, 131 Bộ luật tố tụng dân
sự và Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 ngày 27 tháng 02 năm 2009 về án phí lệ phí Tòa án, Điều 7 Nghị định 70/CP ngày 12/6/1997 về án phí, lệ phí Tòa án
III Vụ việc thứ ba
1 Nội dung vụ việc
Công ty TNHH dịch vụ thương mại sản xuất Việt Á Châu (nguyên đơn - bên mua) đã kiện Công ty TNHH Connell Bros (bị đơn - bên bán) để đòi bồi thường thiệt hại về việc hàng hóa do Công ty TNHH Connell Bros cung cấp không đạt yêu cầu về chất lượng Cụ thể như sau:
Ngày 7/7/2003, Công ty TNHH dịch vụ thương mại sản xuất Việt Á Châu (Công ty Việt Á Châu) ký hợp đồng số 241/03 - VU mua của Công ty Connell Bros sản phẩm Myflame 84527E, số lượng 16.080 kg, đơn giá 2,9 USD/kg CIF HCMC,