1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Phân tích các bộ phận cấu thành an sinh xã hội

17 1,7K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 156 KB

Nội dung

số các nhà khoa học sử dụng hiện nay là : “ Bảo hiểm xã hội là sự bảo vệ có tínhxã hội đối với người lao động thông qua quá trình tổ chức và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung được tồn tí

Trang 1

Bài 1.

1 Phân tích các bộ phận cấu thành an sinh xã hội.

2 Anh H tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học sinh con dị tật, dị dạng Năm 1988 anh được nhận vào làm việc tại công ty X Năm 2007 anh

bị tai nạn lao động do sơ xuất trong vận hành máy bị suy giảm 28% khả năng lao động Năm 2010 do vết tai nạn lao động tái phát, anh phải vào viện điều trị 2 tháng, Sau khi giám định lại, hội đồng y khoa kết luận anh bị mất 61% khả năng lao động Do đã có 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, lại đã 49 tuổi nên anh đã làm đơn xin nghỉ hưu.

Hỏi:

a Hãy xác định các chế độ an sinh xã hội mà anh H được hưởng ?

b Hãy giải quyết quyền lợi về bảo hiểm hưu trí cho anh H theo quy định của pháp luật hiện hành ?

Trang 2

1 Phân tích các bộ phận cấu thành an sinh xã hội.

An sinh xã hội là một ngành luật khá mới mẻ ở nước ta cũng như ở trên thế giới Cho đến nay vẫn chưa có quan điểm thống nhất về các bộ phận cấu thành của An sinh xã hội mà vấn đề này chủ yếu được tiếp cận dưới hai góc độ đó là theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp

Theo nghĩa rộng, An sinh xã hội bao trùm lên nhiều mặt của cuộc sống con người Đó là các quan hệ hình thành trong lĩnh vực nhằm ổn định đời sống, nâng cao chất lượng cuộc sống của các thành viên trong xã hội, góp phần ổn định, phát triển và tiến bộ xã hội Theo nghĩa này An sinh xã hội có thể bao gồm các nhóm quan hệ sau:

- Nhóm quan hệ trong lĩnh vực giải quyết việc làm, chống thất nghiệp

- Nhóm quan hệ trong lĩnh vực chăm sóc y tế, bảo vệ sức khỏe nhân dân

- Nhóm quan hệ trong lĩnh vực dân số, kế hoạch hóa gia đình

- Nhóm quan hệ trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

- Nhóm quan hệ trong lĩnh vực cứu trợ xã hội

- Nhóm quan hệ trong lĩnh vực môi trường…

Theo nghĩa hẹp an sinh xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình Trước hết và chủ yếu là những trường hợp bị giảm sút thu nhập đáng kể do gặp những rủi ro như ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tàn tật, mất việc làm, mất người nuôi dưỡng, nghỉ thai sản, về già, cũng như các trường hợp bị thiên tai địch họa, ưu đãi đối với những thành viên có những hành động xả thân vì nước, vì dân, có những cống hiến đặc biệt cho sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Theo nghĩa này bộ phận cấu thành của An sinh xã hội sẽ gồm 4 nhóm quan hệ chủ yếu sau:

- Nhóm quan hệ bảo hiểm xã hội

- Nhóm quan hệ bảo hiểm y tế

- Nhóm quan hệ cứu trợ xã hội

- Nhóm quan hệ ưu đãi xã hội

Ở Việt Nam An sinh xã hội được tiếp cận chủ yếu theo nghĩa hẹp do đó các

bộ phận cấu thành của an sinh xã hội bao gồm 4 bộ phận chính là bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội

a Quan hệ bảo hiểm xã hội.

Theo quan điểm của ILO “ Bảo hiểm xã hội được thiết lập trên cơ sở nguyên tắc cùng nhau chia sẻ rủi ro đòi hỏi mỗi người tham gia và người bảo vệ phải đóng góp tài chính vào một quỹ chung Khi gặp phải rủi ro với những điều kiện quy định thì nhu cầu của người đó( hoặc một phần nhu cầu) sẽ được quỹ bảo hiểm xã hội thỏa mãn”

Ở Việt Nam khái niệm bảo hiểm xã hội cũng được đề cập trong nhiều tài liệu thuộc các chuyên ngành khác nhau nghiên cứu Khái niệm chung được đa

Trang 3

số các nhà khoa học sử dụng hiện nay là : “ Bảo hiểm xã hội là sự bảo vệ có tính

xã hội đối với người lao động thông qua quá trình tổ chức và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung được tồn tích dần do sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động dưới sự điều tiết của Nhà nước nhằm đảm bảo phần thu nhập thỏa mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu của người lao động và gia đình họ khi gặp những biến cố, rủi ro làm giảm hoặc mất thu nhập theo lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, tuổi già, chết…” Theo quan điểm của ILO cũng như quan điểm của Việt Nam Bảo hiểm xã hội được xem là một trụ cột chính, cơ chế chính trong an sinh xã hội

Quan hệ bảo hiểm xã hội có một số đặc trưng sau:

- Đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội ra đời như một biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ người lao động trước những biến cố về thu nhập Bảo hiểm xã hội là quyền lợi của mọi người lao động nên đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội được pháp luật hầu hết các quốc gia quy định là mọi người lao động trong xã hội, không có sự phân biệt Tuy nhiên không phải quốc gia nào ngay từ đầu đã thiết lập được hệ thống bảo hiểm xã hội cho mọi lao động trong xã hội mà phụ thuộc vào điều kiện kinh

tế - xã hội do đó các quốc gia khi thiết lập hệ thống bảo hiểm xã hội thường bắt đầu bằng một nhóm đối tượng sau đó dần dần mở rộng phạm vi áp dụng tiến tới bao quát toàn bộ lao động trong xã hội bên cạnh đó người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng góp theo tỷ lệ nhất định và nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ Đối tượng hưởng Bảo hiểm xã hội là người lao động và thân nhân của họ trong trường hợp khi đáp ứng yêu cầu hưởng trong từng chế độ bảo hiểm cụ thể Mục đích của bảo hiểm xã hội chính là nhằm bảo vệ thu nhập cho người lao động trong các trường họp gặp rủi ro biến cố dẫn đến bị giảm hoặc mất thu nhập

do đó đối tượng tác động của bảo hiểm xã hội chính là thu nhập của người lao động

- Hình thức bảo hiểm

Thường có hai loại là bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện Với hình thức bảo hiểm bắt buộc mức đóng góp và hình thức đóng góp được quy định cụ thể trong văn bản pháp luật Còn với hình thức bảo hiểm tự nguyện thì pháp luật cho người tham gia bảo hiểm tự lựa chọn mức đóng và chê độ hưởng

- Nguồn trợ cấp bảo hiểm.

Do các bên tham gia quan hệ bảo hiểm đóng góp, chủ yếu là ba bên người lao động, người sử dụng lao động đóng góp theo tỷ lệ nhất định và nhà nước đóng vai trò là bên hỗ trợ Từ nguồn đóng góp này hình thành nên quỹ bảo hiểm

xã hội Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tiền tệ tập trung do cơ quan chức năng quản

lý thống nhất theo chế độ tài chính, hoạch toán độc lập và được nhà nước bảo hộ

Trang 4

- Mức trợ cấp bảo hiểm.

Chủ yếu căn cứ vào mức đóng góp của người lao động vào quỹ bảo hiểm

xã hội nhiều hay ít và mức độ rủi ro, thương tật của người lao động ít hay nhiều

Về cơ bản mức bảo hiểm được quán triệt theo nguyên tắc “ phân phối theo lao động” Tuy nhiên còn vận dụng cả nguyên tắc tương trợ lấy “số đông bù số ít” Mức trợ cấp được chi trả bằng tiền một lần hoặc hàng tháng nhằm bù đắp thu nhập bị mất hoặc giảm sút của người lao động

- Chế độ bảo hiểm xã hội.

Chế độ bảo hiểm xã hội gồm nhiều chế độ trợ cấp khác nhau tùy thuộc vào điều kiện riêng của từng quốc gia Có thể xem xét một số chế độ bảo hiểm xã hội chủ yếu sau:

+ Chế độ bảo hiểm ốm đau

Chế độ này có mục đích là nhằm đảm bảo thu nhập cho người lao động trong trường hợp phải tạm thời nghỉ việc vì lý do ốm đau, tai nạn không liên quan đến bệnh nghề nghiệp Điều kiện hưởng là có sự kiện ốm đau tai nạn và đáp ứng yêu cầu đóng tài chính trong một thời gian nhất định

+ Chế độ bảo hiểm thai sản.

Chế đố này nhằm bảo đảm thu nhập và sức khỏe cho người lao động trong các trường hợp mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ Đối tượng áp dụng chủ yếu

là lao động nữ mang thai, sinh con Điều kiện áp dụng ngoài điều kiện mang thai, sinh con phải bảo đảm thời gian nhất định tham gia đóng bảo hiểm Mục đích của chế độ bảo hiểm này là nhằm bảo đảm thu nhập và sức khỏe cho bà mẹ

và trẻ em

+ Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp.

Đây là chế độ nhằm bù đắp thu nhập cho người lao động bị tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp Phạm vi đối tượng áp dụng tùy thuộc vào khái niệm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp của mỗi quốc gia

Quyền lợi của người lao động khi gặp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp

là chăm sóc y tế , trợ cấp trong trường hợp mất sức lao động tạm thời hoặc vĩnh viễn

+ Chế độ bảo hiểm hưu trí.

Đây là chế độ trợ cấp dài hạn nhằm bảo đảm thu nhập của người lao động khi về già ( hết tuổi lao động), không còn tham gia quan hệ lao động

Điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí chủ yếu bao gồm tuổi đời, thời gian đóng bào hiểm và độ suy giảm khả năng lao động

+ Chế độ bảo hiểm tàn tật.

Chế độ bảo hiểm tàn tật là chế độ trợ cấp nhằm đảm bảo thu nhập và sức khỏe khi gặp rủi ro tàn tật dẫn đến mất khả năng lao động

Trang 5

Điều kiện hưởng trợ cấp tàn tật cơ bản bao gồm mức độ tàn tật được xác định trên cơ sở khả năng lao động và thời gian đóng bảo hiểm Quyền lợi được hưởng là trợ cấp được chi trả định kì và có thể không giới hạn về thời gian, được chăm sóc y tế và phục hồi chức năng Ở Việt Nam nội dung chế độ bảo hiểm tàn tật được nồng ghép trong các chế độ khác của BHXH như ốm đau, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, hưu trí…

+ Bảo hiểm tử tuất.

Chế độ bảo hiểm tử tuất bao gồm hai chế độ: là bảo đảm chi phí mai táng cho người chết và chế độ tiền tuất cho thân nhân khi bị mất nguồn thu nhập phụ thuộc Chế độ bảo đảm mai táng phí thường được chi trả một lần với mức ấn định chung cho người thực hiện mai táng Trợ cấp tiền tuất thường được quy định mức đồng đều cho mọi thân nhân theo tỷ lệ gắn với thu nhập

+ Chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

Với mục đích là nhằm bảo đảm thu nhập cho người lao động trong trường hợp bị thất nghiệp, hỗ trợ tạo điều kiện cho người lao động trở lại thị trường lao động, điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp thường phức tạp hơn so với các chế

độ bảo hiểm khác nó có sự liên quan chặt chẽ đến vấn đề việc làm và giải quyết việc làm Ở Việt Nam bảo hiểm thất nghiệp được quy định lần đầu tiên trong luật bảo hiểm xã hội năm 2006 và triển khai thực hiện chế độ bảo hiểm này và ngày 1/1/2009 trong đó quy định quyền lợi của người được hưởng là trợ cấp thất nghiệp, chi phí hỗ trợ học nghề, tìm việc làm cho người lao động

- Thời gian hưởng bảo hiểm xã hội thường ổn định và lâu dài.

b Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội do nhà nước tổ chức thực hiện, nhằm huy động sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động, các tổ chức và cá nhân, để thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo quy định tại điều

lệ này cho người có thẻ bảo hiểm y tế khi ốm đau (Nghị định

63/2005/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế).

Bảo hiểm y tế có một số đặc trưng sau:

- Đối tượng áp dụng của bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm y tế có đối tượng tham gia rộng rãi bao gồm mọi thành viên trong

xã hội bao gồm cả những người tham gia quan hệ lao động( có thu nhập) và cả những người không có thu nhập, sống phụ thuộc, đồng thời không có sự phân biệt về giới tính, tuổi tác, khu vực làm việc…

Như vậy hệ thống bảo hiểm y tế được coi là lý tưởng khi bao quát được mọi thành viên trong xã hội Tuy nhiên thực tế thì rất ít quốc gia đạt được điều này Trước mắt phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội mà các quốc gia quy định cụ thể phạm vi áp dụng về lâu dài bảo hiểm y tế hướng tới bao quát toàn bộ dân chúng trong xã hội

Trang 6

-Chế độ hưởng bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm y tế không nhằm bù đắp thu nhập cho người hưởng bảo hiểm mà người tham gia bảo hiểm được hưởng các dịch vụ y tế như chăm sóc sức khỏe ban đầu, thăm khám, điều trị đa khoa, chuyên khoa, các dịch vụ xét nghiệm, chiếu chụp, cấp thuốc, chi phí nằm viện … trên cơ sở bảo hiểm y tế mà họ tham gia

- Hình thức tham gia bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm y tế có hai hình thức là hình thức bảo hiểm bắt buộc và hình thức bảo hiểm tự nguyện Nhóm người lao động tham gia quan hệ lao động thường

áp dụng chế bắt buộc bởi ưu điểm dễ dàng nhất trong việc xác định mức đóng góp Nhóm đối tượng lao động tự do khó xác định, thường quy định tự nguyện tham gia với mức đóng góp tự lựa chọn

- Bảo hiểm y tế là chi phí ngắn hạn, không xác định trước, không phụ thuộc vào thời gian đóng góp và mức đóng góp mà phụ thuộc vào mức bệnh tật và khả năng cung ứng dịch vụ y tế.

-Quỹ bảo hiểm y tế.

Hiện nay có hai mô hình quỹ bảo hiểm y tế đó là mô hình quỹ bảo hiểm y

tế hình thành từ nguồn tài chính công và mô hình quỹ bảo hiểm từ nguồn đóng góp trong đó phổ biến là mô hình quỹ bảo hiểm y tế từ sự đóng góp với mô hình này nguồn tài chính hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của người tham gia theo

tỷ lệ nhất định từ tiền lương, tiền thu nhập, nhà nước hỗ trợ đóng góp cho một số đối tượng đặc biệt Quỹ bảo hiểm y tế được hoạch toán độc lập với ngân sách nhà nước chủ yếu chi phí y tế mà người tham gia sử dụng

Quỹ bảo hiểm y tế được thiết lập với hai loại quỹ là quỹ bảo hiểm bắt buộc

và quỹ bảo hiểm tự nguyện, trong đó quỹ bảo hiểm bắt buộc đóng vai trò quan trọng Sự hỗ trợ giữa các loại quỹ cũng được đặt ra nhằm đảm bảo sự chi trả bảo hiểm cho người tham gia

c Pháp luật về cứu trợ xã hội.

Cứu trợ xã hội bao gồm tổng hợp các hình thức và các biện pháp khác nhau nhằm trợ giúp các đối tượng thiệt thòi, yếu thế hoặc bị hẫng hụt trong cuộc sống

mà bản thân họ không có đủ khả năng tự lo liệu, giải quyết được Thông qua sự trợ giúp mà tạo cho họ điều kiện tồn tại và hòa nhập với cộng đồng, từ đó góp phần đảm bảo ổn định và công bằng xã hội

Quan hệ cứu trợ xã hội là quan hệ được hình thành giữa người cứu trợ và người được cứu trợ Người cứu trợ là người có trách nhiệm hoặc là người có khả năng cứu trợ có thể là nhà nước, cộng đồng nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế Người được cứu trợ là những cá nhân công dân thực sự có nhu cầu cứu trợ, đang gặp rủi ro, bất hạnh

Quan hệ cứu trợ xã hội có một số đặc trưng sau:

Trang 7

- Đối tượng cứu trợ.

Bao gồm mọi người dân không có sự phân biệt khi gặp phải những rủi ro, bất hạnh trong cuộc sống Tuy nhiên các quốc gia cũng có sự lựa chọn nhóm đối tượng hưởng theo thứ tự ưu tiên những người bất hạnh, khó khăn, rủi ro nhất Theo ILO, đối tượng cứu trợ xã hội được đề xuất đầu tiên bao gồm người già, người cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật…

- Hình thức cứu trợ.

Gồm hai hình thức cứu trợ là cứu trợ thường xuyên và cứu trợ đột xuất cứu trợ thường xuyên thường áp dụng đối với những người hoàn toàn không thể tự

lo được cuộc sống trong một thời gian dài, hoặc trong suốt cả cuộc đời họ Cứu trợ đột xuất thường áp dụng đối với những người không may bị thiên tai mất mùa, hoặc gặp những biến cố bất thường không có nguồn sinh sống tức thời

- Nguồn cứu trợ.

Chủ yếu từ ngân sách nhà nước và từ các nguồn ủng hộ của nhân dân và cộng đồng quốc tế Người thụ hưởng không phải đóng góp bất kì các khoản nào vào quỹ cứu trợ bởi mục đích cứu trợ xã hội được coi như biểu hiện của việc đảm bảo quyền con người trong xã hội, là trách nhiệm của nhà nước đối với công dân của mình và mang ý nghĩa xã hội, nhân đạo

- Mức trợ cấp và thời gian hưởng trợ cấp.

Mức trợ cấp ít hay nhiều và thời gian hưởng trợ cấp ngắn hay dài căn cứ chủ yếu vào mức độ khó khăn của người được cứu trợ và nguồn cứu trợ Ngoài trợ cấp bằng vật chất như tiền, hiện vật còn có thể được trợ cấp về tinh thần như chăm sóc y tế, phục hồi chức năng…

d Ưu đãi xã hội.

Ưu đãi xã hội là sự đãi ngộ về vật chất và tinh thần đối với người có công với nước, với dân, với cách mạng( và thành viên gia đình họ) nhằm ghi nhận những công lao đóng góp, hi sinh cao cả của họ Trong hệ thống an sinh xã hội Việt Nam, ưu đãi xã hội có vị trí to lớn và đặc biệt Nó có vị trí to lớn, vì trải qua những năm tháng lâu dài và gian khổ của cuộc chiến tranh giữ nước thì số lượng những thương binh liệt sĩ người có công với cách mạng là khá lớn khoảng 6,3 triệu người chiếm 8% dân số Nó có vị trí đặc biệt vì ưu đãi xã hội trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật an sinh xã hội một nét đặc thù của an sinh xã hội Việt Nam

Quan hệ ưu đãi xã hội được hình thành giữa hai bên: Người ưu đãi và người được ưu đãi Người ưu đãi thường là nhà nước, người đại diện thay mặt cho quốc gia có trách nhiệm đền ơn đáp nghĩa đối với những cống hiến, hi sinh của người có công Người được ưu đãi là những cá nhân có cống hiến hi sinh trong sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong một số trường hợp

là thành viên gia đình của người có công

Trang 8

Quan hệ pháp luật ưu đãi có một số đặc trưng sau:

- Đối tượng ưu đãi:

Là người có công với đất nước Hiện nay khái niệm người có công được hiểu theo hai nghĩa là nghĩa rộng và nghĩa hẹp

Theo nghĩa rộng là những người không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, tuổi tác… có những thành tích đóng góp hoặc những cống hiến xuất sắc phục vụ cho lợi ích của dân tộc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật

Theo nghĩa hẹp người có công chỉ bao gồm những đối tượng có công trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc ở thời kì cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam Đó là những người không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, tuổi tác… đã có những đóng góp, cống hiến xuất sắc trong thời kì cách mạng được cơ quan tổ chức có thẩm quyền công nhận như những người hoạt động cách mạng trước tháng Tám năm 1945, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lao động, thương binh, bệnh binh… Đây là nhóm đối tượng thuộc phạm vi áp dụng chủ yếu của pháp luật ưu đãi xã hội Việt Nam…

So với các đối tượng khác của hệ thống pháp luật an sinh xã hội đối tượng

ưu đãi xã hội có điểm đặc điểm là nghĩa vụ đóng góp vật chất và tình trạng kinh

tế, nhu cầu sống không được đặt ra như một điều kiện hưởng bởi chế độ ưu đãi

xã hội không chỉ có ý nghĩa hỗ trợ về mặt vật chất đối với những đóng góp hi sinh và còn có ý nghĩa vinh danh người có công

- Nguồn trợ cấp ưu đãi.

Với việc xác định ưu đãi xã hội là nghĩa vụ của Nhà nước đối với người có công nên nguồn trợ cấp ưu đãi chủ yếu do ngân sách nhà nước đảm bảo Mặt khác ưu đãi xã hội là một nội dung mang nặng tích xã hội thể hiện truyền thống, đạo lý, tình cảm và trách nhiệm của cộng đồng đối với người có công vì vậy song song với việc Nhà nước thực hiện ưu đãi xã hội bằng nguồn tài chính công

sự tham gia của cộng đồng bằng nguồn tài chính tự nguyện cũng giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện ưu đãi xã hội

- Chế độ ưu đãi.

Người có công và thân nhân của họ được hưởng những lợi ích về vật chất

và tinh thần trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như y tế, giáo dục đào tạo, lao động, việc làm, trợ cấp trong đời sống sinh hoạt…

- Mức hưởng trợ cấp và thời gian hưởng.

Mức trợ cấp căn cứ vào thời gian và mức độ cống hiến, hi sinh của người

có công Mức trợ cấp đảm bảo sao cho đời sống vật chất và tinh thần của người được hưởng trợ cấp ít nhất bằng mức sống trung bình của người dân nơi họ cư trú Thời gian hưởng trợ cấp tương đối ổn định và lâu dài

Trang 9

Tóm lại các bộ phận cấu thành an sinh xã hội theo quan điểm của Việt Nam hiện nay phổ biến được tiếp cận theo nghĩa hẹp theo đó an sinh xã hội sẽ bao gồm 4 bộ phận chính là bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội Việc xác định các bộ phận cấu thành của an sinh xã hội là cơ sở lí luận quan trọng cho việc thống nhất xác định các nội dung cơ bản của pháp luật an sinh xã hội Việt Nam

2 Bài tập.

a Hãy xác định các chế độ an sinh xã hội mà anh H được hưởng?

Theo quy định của pháp luật anh H có thể được hưởng các chế độ an sinh

xã hội sau

- Chế độ ưu đãi đối với người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học theo quy định của pháp lệnh ưu đãi đối với người có công với cách mạng năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2007.

Theo quy định của pháp luật người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học chỉ hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng khi thỏa mãn hai yếu tố sau:

Thứ nhất: Người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học phải là một trong những đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 54/2006/ NĐ – CP hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người

có công cụ thể như sau:

“a) Cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam

b) Cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Công an nhân dân c) Cán bộ, công nhân, viên chức trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các đoàn thể chính trị - xã hội khác

d) Thanh niên xung phong tập trung

e) Dân công

f) Công an xã, dân quân, du kích, tự vệ, cán bộ thôn, ấp, xã, phường”

Thứ hai điều kiện hưởng chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học ( khoản 2 Điều 22 Nghị định 54/2006/ NĐ –

CP hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công ):

“- Đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ tháng 8 năm 1961 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hoá học

- Bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do hậu quả của chất độc hoá học

Trường hợp không có vợ hoặc chồng hoặc đã có con trước khi tham gia kháng chiến mà bị mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do hậu quả của chất độc hoá học”

Trang 10

Theo tình huống đề bài anh H có tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có thể mặc nhiên khẳng định anh H thuộc một trong các đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 54/2006/ NĐ – CP hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi đối với người có công Tuy nhiên điều kiện hưởng phải thõa mãn hai điều kiện khoản 2 Điều 22 Nghị định 54/2006/ NĐ –

CP hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công mà dữ kiện đề bài mới chỉ đề cập anh H sinh con dị tật, dị dạng mà chưa có các dữ kiện khác nên có hai khả năng xảy ra:

+ Trường hợp thứ nhất anh H thõa mãn điều kiện đã công tác, chiến đấu, phục

vụ chiến đấu từ tháng 8 năm 1961 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hoá học( Công văn số 3984/ LĐTBXH- NCC ngày 12/11/2010 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có hướng dẫn vùng chịu ảnh hưởng chất độc hóa học do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam là các địa phương từ vĩ tuyến 17 trở vào, địa bàn chiến trường C (Lào), Chiến trường K ( Campuchia) Công văn số 501/ LĐTBXH- NCC ngày 25/2/2011 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có bổ sung thêm 10 xã thuộc huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị gồm: Vĩnh Quang, Vĩnh Giang, Vĩnh Tân, Vĩnh Thành, Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà, Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thủy vào vũng bị ảnh hưởng chất độc hóa học do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam) và bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật( phải thuộc một trong 17 loại bệnh nằm trong danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với CĐHH/dioxin do Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20 tháng 2 năm 2008) thì anh H được hưởng chế độ ưu đãi xã hội đối với người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học

+ Trường hợp thứ hai anh H không thỏa mãn một trong hai điều kiện nêu trên thi đương nhiên anh không được hưởng chế độ ưu đãi đối với người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học

Chế độ ưu đãi này được áp dụng đối với anh H và con của anh H.

Đối với anh H chế độ ưu đãi gồm :

Trợ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động;

Bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng lao động; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng bệnh tật của từng người và khả năng của Nhà nước;

Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế, miễn hoặc giảm nghĩa vụ lao động công ích theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào hoàn cảnh của tiuwngf người, khả năng của Nhà nước và địa phương;

Ngày đăng: 30/01/2016, 01:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w