An sinh xã hội chỉ sự bảo vệ của xã hội đối với những thành viên của mình, bằng một loạt những biện pháp công cộng, chống đỡ sự hẫng hụt về kinh tế và xã hội do bị mất hoặc bị giảm đột ngột nguồn thu nhập vì ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già và chết, kể cả sự bảo vệ chăm sóc y tế và trợ cấp gia đình có con nhỏ.
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Chủ đề: Lý giải tại sao nói rằng xóa đói giảm nghèo góp phần thúc đẩy an sinh xã hội? Bài làm I/KHÁI QUÁT VỀ AN SINH XÃ HỘI 1/Khái niệm An sinh xã hội chỉ sự bảo vệ của xã hội đối với những thành viên của mình, bằng một loạt những biện pháp công cộng, chống đỡ sự hẫng hụt về kinh tế và xã hội do bị mất hoặc bị giảm đột ngột nguồn thu nhập vì ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già và chết, kể cả sự bảo vệ chăm sóc y tế và trợ cấp gia đình có con nhỏ. →Mục tiêu:Tạo lưới bảo vệ nhiều tầng lớp cho các thành viên trong xã hội giúp các cá nhân rơi vào cảnh yếu thế ổn định cuộc sống. 2/Bản chất ASXH là một chính sách xã hội, có mục tiêu cụ thể được cụ thể hóa bởi luật pháp, các chương trình quốc gia tồn tại trong tiểm thức mỗi con người, mỗi cộng đồng dân tộc. ASXH là một cơ chế công cụ để thực hiện phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng xã hội. ASXH là sự che chắn bảo vệ cho các thành viên trong xã hội trước các rủi ro, biến cố, khó khăn bất hạnh. ASXH thể hiện tính nhân văn, nhân đạo. 3/Chức năng của ASXH Duy trì thu nhập ổn định cho các thành viên rơi vào cảnh yếu thế ở mức tối thiểu giúp họ bảo đảm ổn định cuộc sống Thành lập các quỹ tài chính để thực hiện trợ giúp cho các thành viên trong xã hội khi họ rơi vào cảnh yếu thế 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Gắn kết các thành viên trong xã hội, góp phần đề phòng, giảm thiểu, chia sẻ rủi ro với các thành viên trong xã hội. 4/Các chính sách an sinh xã hội Hệ thống an sinh xã hội được xây dựng có sự khác nhau giữa các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, có thể thấy những cơ chế chủ yếu của nó bao gồm: bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội (còn gọi là cứu tế xã hội), các chế độ trợ cấp từ quỹ công cộng, các chế độ trợ cấp gia đình, các quỹ dự phòng, sự bảo vệ do người sử dụng lao động cung cấp, các dịch vụ liên quan đến an sinh xã hội Bảo hiểm xã hội: Là chính sách trợ giúp bảo vệ cho người lao động và gia đình họ khi gặp rủi ro biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm. - BHXH là một chính sách ASXH lớn. Tuy nhiên nó lại chỉ được thực hiện khá hoàn thiện với đối tượng là những người lao động được hưởng lương có thu nhập bậc trung, do đối tượng này có quan hệ hợp đồng dài hạn và có sự tham gia đóng góp của chủ sử dụng lao động vào quĩ BHXH. Còn với các đối tượng là lao động nông dân và lao động tự do chính sách BHXH thường không hoàn chỉnh và được thực hiện muộn hơn. Trong khi đây là những đối tưọng có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương trước những biến cố bất thường của cuộc sống. Cứu trợ xã hội : Là chính sách che chắn, bảo vệ cho các thành viên trong xã hội gặp khó khăn bất hạnh dẫn tới không lo liệu được cuộc sống của bản thân và gia đình ở mức tối thiểu. - Với chính sách cứu trợ xã hội, mặc dù người nghèo là một trong những diện đươc hưởng nhiều nhưng phần lớn các trợ cấp từ cứu trợ xã hội đều mang tính tức thì và ngắn hạn. Nó chỉ có khả năng giải quyết tạm thời những khó khăn trước mắt cho những người không may gặp thiên tai, địch hoạ hoặc lâm vào hoàn cảnh yếu thế không tự lo liệu được cuộc sống của mình. Chính sách này được coi là lưới chắn thứ hai hoặc thứ ba cho mọi thành viên trong công đồng. 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Ưu đãi xã hội đối: Là sự đãi ngộ cả về vật chất và tinh thần của toàn xã hội đối với người có công, người đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Chính sách ưu đãi xã hội lại chỉ áp dụng với những cá nhân và tập thể có công trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hơn nữa thì đây là một chính sách đặc thù mà không phải tất cả các nước trên thế giới đều thực hiện. Bởi lẽ mảng chính sách này phụ thuộc chủ yếu vào truyền thống lịch sử và thể chế chính trị của từng nước. Quỹ dự phòng: được sử dụng để đối phó với các rủi ro biến cố mang tính chất thảm họa đòi hỏi sự trợ giúp, hỗ trợ một cách khẩn cấp và kịp thời. Quỹ dự phòng tổ chức, cá nhân do các cá nhân tổ chức tự thành lập( tự bảo hiểm hoặc tham gia bảo hiểm thương mại). Xóa đói giảm nghèo: là chính sách trợ giúp cho các cá nhân hoặc hộ gia đình lâm vào cảnh đói nghèo. 5. Hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam Bảo hiểm xã hội Hệ thống ASXH mà đặc biệt là cơ chế BHXH đã hình thành rất sớm Sự đảm bảo của người sử dụng lao động đối với người lao động tàn tật ở Việt Nam ngay từ những ngày đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Điều này đã khẳng định tầm nhìn của những người lãnh đạo và chính sách xã hội của nhà nước ta – nhà nước của giai cấp công – nông, của những người lao động. Về nội dung thực hiện, xét từ năm 1945 đến nay, ở nước ta gần như thực hiện đầy đủ các chế độ cần có của cơ chế BHXH và rất nhiều cơ chế khác của ASXH. Do ảnh hưởng của chiến tranh liên miên, kinh tế – xã hội không ổn định, thay đổi qua nhiều thời kỳ dẫn đến tình trạng nội dung các chế độ đảm bảo của BHXH nói riêng, ASXH nói chung có tính ổn định không cao, đôi lúc chạy theo việc giải quyết nhu cầu xã hội trước mắt, chứ không được xây dựng có hệ thống, lâu dài. 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Do cơ chế quản lý kinh tế – xã hội theo kiểu tập trung bao cấp nên một thời gian dài, cũng như các vấn đề khác, BHXH, ASXH với rất nhiều chế độ đều gần như được bao cấp miễn phí từ nhà nước, cơ chế huy động từ nhiều phía vốn có và vốn là thế mạnh của hệ thống này không được vận dụng. Điều này, một mặt, là gánh nặng cho NSNN trong điều kiện xây dựng và phát triển kinh tế thời chiến, khủng hoảng kinh tế kéo dài, một mặt, không thể đáp ứng nhu cầu đảm bảo tốt cho các đối tượng được đảm bảo trong xã hội, nếu có chỉ trong một nhóm nhỏ, thời gian ngắn rồi không có điều kiện tiếp tục duy trì. Một thời gian dài, cũng do đặc điểm cơ chế quản lý kinh tế-xã hội, chế độ đảm bảo của BHXH và ASXH chỉ mới chăm lo cho công nhân – viên chức nhà nước, lực lượng vũ trang, người có đóng góp cho cách mạng chứ chưa thực sự mở rộng đảm bảo cho mọi người lao động trong xã hội. Hiện nay, hệ thống ASXH nói chung, hệ thống BHXH nói riêng ở Việt Nam đã bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới và đang đứng trước một đói hỏi bức bách là phải nhanh chóng hoàn thiện các chế độ đảm bảo (số lượng, nội dung đảm bảo, nguồn huy động,…), nhằm đảm bảo tốt cho mọi người lao động (hưởng lương và cả tự do, công chức nhà nước lẫn hợp đồng lao động với mọi chủ sử dụng lao động khác) trong một điều kiện mới (kinh tế thị trường, phát triển khu vực kinh tế tư nhân, hội nhập quốc tế). Ngoài việc sớm thực hiện các chế độ trợ cấp thuộc cơ chế BHXH, nước ta cũng đã sớm thực hiện nhiều cơ chế khác thuộc hệ thống ASXH. Cứu trợ xã hội Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thường xuyên có thiên tai (bão tố, lũ lụt, …), hơn nữa, liên miên trải qua chiến tranh chống xâm lược, vì vậy một bộ phận không nhỏ người dân luôn sống trong tình trạng nghèo túng, khó khăn. Tinh thần tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam sớm nảy nở và phát huy cao độ. 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Từ khi thực hiện đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước ta càng quan tâm thực hiện các chính sách cứu trợ, bảo trợ xã hội đối với những người nghèo khó, tàn tật. Ưu đãi xã hội Cơ chế ưu đãi xã hội là nét riêng có trong hệ thống ASXH Việt Nam. Cơ chế này nhằm đảm bảo cho 2 nhóm người chủ yếu như sau: Nhóm những người đã có công sức đóng góp cho vận mệnh của đất nước, công cuộc cách mạng của dân tộc. Việc ưu đãi đặc biệt những người này so với những người lao động bình thường kể cả những người lao động bất hạnh khác là phù hợp với truyền thống lâu đời của dân tộc: uống nước nhớ nguồn. Nhóm những người đã và sẽ cung cấp sức lao động quiù báu cho nền kinh tế-xã hội bao gồm những người già đã có quá trình làm việc, lao động lâu năm, cống hiến sức lao động cho xã hội, những bà mẹ có công sinh nở, nuôi nấng con trẻ và trẻ em – nguồn sức lao động cho sự phát triển kinh tế-xã hội trong tương lai lâu dài. Dịch vụ xã hội Dịch vụ xã hội và trợ cấp (bằng tiền) ASXH (trợ cấp BHXH, bảo hiểm y tế, ưu đãi xã hội, …) là 2 mặt của cùng một hành động bảo vệ an toàn cho xã hội nói chung và cho người lao động nói riêng. Tùy thuộc vào sự phát triển của kinh tế cũng như nhu cầu của xã hội trong từng thời kỳ mà dịch vụ xã hội phát triển ở những loại nào nhưng hầu như quốc gia nào cũng quan tâm đến việc cung cấp dịch vụ y tế để đảm bảo cho rủi ro ốm đau lên hàng đầu. Các khoản đảm bảo khác được cung cấp bởi người sử dụng lao động a. Trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc b. Sự đảm bảo của người sử dụng lao động đối với người lao động tàn tật c. Sự đảm bảo của người sử dụng lao động đối với lao động bị tai nạn lao động xóa đói giảm nghèo 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Xóa đói giảm nghèo là một chiến lược của chính phủ Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề đói nghèo và phát triển kinh tế tại Việt Nam. Như vậy chính sách xoá đói giảm nghèo được coi là giải pháp có tính lâu dài và bền vững, người nghèo thoát nghèo, tự đảm bảo cuộc sống của mình, góp phần tạo ra mạng lưới an sinh toàn diện cho mỗi quốc gia. Chính sách xoá đói giảm nghèo là một chính sách cần được thực hiện trong lâu dài, việc thực hiện tốt chính sách này có một ý nghĩa hết sức to lớn. II. Chương trình xóa đói giảm nghèo 1. Khái niệm đói nghèo và nguyên nhân của đói nghèo a. Khái niệm Đói nghèo, hiểu theo nghĩa chung, là tình trạng thiếu hụt những điều kiện cần thiết để đảm bảo mức sống tối thiểu của một cá nhân hay một cộng đồng dân cư. Ngày nay, khái niệm đói nghèo thường được sử dụng với hai cấp độ, đó là: Nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối. Nghèo tuyệt đối gắn liền với tình trạng thiếu hụt các điều kiện cần thiết để bảo đảm nhu cầu về dinh dưỡng (gọi là đói) và tiếp cận với các nhu cầu tối thiểu khác như chữa bệnh, học tập, đi lại (gọi là nghèo). Nghèo tương đối được hiểu theo nghĩa rộng hơn so với nghèo tuyệt đối. Nghèo tương đối trước hết được gắn liền với tình trạng một cá nhân hay một bộ phận dân cư có thu nhập thấp hơn thu nhập trung bình của các thành viên khác trong xã hội. Ngoài ra, khái niệm nghèo tương đối không chỉ dừng lại ở thu nhập thấp, mà còn bao gồm ở nhiều khía cạnh như: thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dung trong lúc gặp khó khăn, dễ bị tổn thương khi gặp phải những đột biến bất thường trong cuộc sống, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định… 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 b. Nguyên nhân của đói nghèo. - Nguyên nhân khách quan: + Do sự không thuận lợi của điều kiện tự nhiên ở một số vùng, miền. + Do gặp phải sự kiện bất thường trong cuộc sống như ốm, đau, bệnh tật, tai nạn. + Do mặt trái của nền kinh tế thị trường mà chưa có sự can thiệp đầy đủ, kịp thời của chính phủ… - Nguyên nhân chủ quan: + Trình độ văn hóa thấp. + Gia đình đông con. + Tập tục lạc hậu, lười biếng lao động… Ở Việt Nam cũng có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng đói nghèo của các hộ dân. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao Động Thương binh và Xã hội năm 2004, tình trạng đói nghèo ở Việt Nam do các nguyên nhân chủ yếu sau: + Thiếu vốn sản xuất: 79% + Thiếu kiến thức sản xuất: 70% + Thiếu thông tin thị trường: 35% + Ốm đau, bệnh tật: 32% + Không có đất sản xuất: 29% + Đông con: 24% + Không tìm được việc làm: 24% + Rủi ro bất thường trong cuộc sống: 5,9% + Gia đình có người mắc tệ nạn xã hội: 1% 2. Xóa đói giảm nghèo Đói nghèo không chỉ là vấn đề của riêng những người rơi vào cảnh đói nghèo, mà còn là một vấn đề xã hội lớn, cần tới sự quan tâm của toàn xã hội. Bởi vì, đói nghèo có thể gây ra những tác động tiêu cực cả về mặt kinh tế và xã hội sâu sắc: Đói nghèo gây suy thóai kinh tế, gia tăng tội phạm xã hội; tăng dịch 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 bệnh do không đủ sức khỏe chống chọi với bệnh tật; gây bất ổn chính trị thậm chí dẫn tới nội chiến, chiến tranh,… Chính vì vậy xóa đói giảm nghèo là mục tiêu quan trọng của bất kì quốc gia nào nhằm hướng tới phát triển một xã hội công bằng và văn minh. Ở Việt Nam, xóa đói giảm nghèo được coi là sự nghiệp cách mạng của toàn dân, là một trong những chương trình trọng điểm quốc gia về phát triển kinh tế xã hội. III. Chứng minh: “ Xóa đói giảm nghèo góp phần thúc đẩy an sinh xã hội ’’ Một là, xóa đói giảm nghèo là một trong các chính sách của an sinh xã hội.Xóa đói giảm nghèo không chỉ là một mục tiêu của một quốc gia mà còn là mục tiêu của toàn thế giới.Vì vậy thực hiện tốt xóa đói giảm nghèo cũng là góp phần thực hiện tốt an sinh xã hội, một phần thúc đẩy an sinh xã hội phát triển. Hai là, mục tiêu của chính sách xóa đói giảm nghèo là nhằm trợ giúp những gia đình nghèo đói trong xã hội về tiền vốn, về ưu đãi về thuế, về khoa học kĩ thuật…để họ tự vươn lên và thoát khỏi đói nghèo, giúp cho họ chủ động hơn trong cuộc sống chứ không chỉ đơn thuần là hỗ trợ định kì về mặt tài chính để rồi họ lại rơi vào cảnh nghèo vẫn hoàn nghèo. Đó cũng là một trong những mục tiêu của an sinh xã hội, vì vậy nên thực hiện được các mục tiêu đề ra là một thành công lớn trong công tác an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy an sinh xã hội phát triển và thực hiện tốt mục tiêu của an sinh xã hội. Như vậy khi chính sách này được thực hiện có hiệu quả thì nó sẽ góp phần làm giảm số lượng hộ nghèo xuống thông qua đó thì đối tượng cần trợ cấp của ASXH cũng được thu hẹp. Nhờ đó phần làm giảm gánh nặng chi tiêu cho các trợ cấp ASXH. - Ba là, đảm bảo cho việc chi trả trong tương lai đươc bền vững hơn. Xoá đói giảm nghèo tạo điều kiện cho chính sách ASXH tăng chất lượng hoạt động thông qua việc tăng mức trợ cấp ASXH. Khi đói nghèo giảm và xã hội giàu có hơn, các quĩ ASXH sẽ dồi dào hơn trong khi đối tượng cần trợ cấp ASXH cũng giảm. Vì vây, người nghèo nói riêng và những người gặp khó khăn nói chung có 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 điều kiện để hưởng mức trợ cấp cao hơn mà không cần phải nâng mức đóng góp của xã hội. - Bốn là, xoá đói giảm nghèo mang lại những mặt tích cực cả về kinh tế và xã hội: góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế, giảm thiểu tệ nạn xã hội, đem lại sự ổn định về chính trị, giảm dịch bệnh do có khả năng chống lại dịch bệnh… Nhờ vậy mà phần nào đã góp phần làm cho chính sách ASXH phát triển hơn. - Năm là, hỗ trợ người nghèo về giáo dục là một trong những nội dung của chương trình xoá đói giảm nghèo. Việc người nghèo có cơ hội để tiếp cận với giáo dục có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó giúp cho họ có thể nâng cao trình độ, nâng cao hiểu biết, có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, dễ dàng hơn trong việc hoà nhập vào thị truờng lao động, làm giảm số lượng người thất nghiệp, dẫn đến giảm gánh nặng cho quĩ bảo hiểm thất nghiệp. Đây là một chính sách quan trọng giúp họ thoát nghèo nâng cao thu nhập. Khi chênh lệch thưc tế lớn hơn so với mức chênh lệch được xã hội chấp nhận có thể sẽ dẫn đến những cuộc đấu tranh phân chia lại sản phẩm xã hội, đe doạ sự ổn định, hoà bình xã hội, và qua đó ảnh hưởng đến toàn bộ sức sản xất của nền kinh tế quốc dân. Các chương trình xoá đói giảm nghèo có vai trò quan trọng trong việc hạ thấp sự chênh lệch vượt quá giới hạn. Thực ra thì đây cũng là một hình thức phân phối lại thu nhập, lấy sự đóng góp của những người có thu nhập cao san sẻ cho những người có thu nhập thấp. Sáu là, chính sách xóa đói giảm nghèo nếu được thực hiện tốt và đồng bộ sẽ rất có hiệu quả, bởi nó bảo đảm ASXH lâu dài và bền vững: nghĩa là khi thực hiện tốt chính sách xóa đói giảm nghèo tức là một phần của hệ thống an sinh xã hội được duy trì và thực hiện tốt, khi một trong các chính sách của an sinh xã hội được thực hiện tốt thì kéo theo sự thực hiện tốt của các chính sách khác 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 trong hệ thống an sinh xã hội.Chính bởi vậy thúc đẩy an sinh xã hội phát triển ngày càng toàn diện trên tất cả mọi mặt. Bẩy là, việc tổ chức thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu do nhà nước trung ương và các cấp chính quyền địa phương. Ngoài ra, nó còn được thực hiện bởi các hội đoàn thể như: Hội nông dân, Hội sinh vật cảnh, Hội cựu chiến binh…Nếu chính sách ban hành đúng và thực hiện tốt sẽ huy động được một nguồn vốn đáng kể từ các tầng lớp dân cư, cung như các tổ chức quốc tế ngoài nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước để thực hiện.Từ đó giảm gánh nặng về tài chính cho hệ thống an sinh xã hội góp phần san sẻ tài chính của an sinh xã hội để thực hiện các thành phần khác của hệ thống an sinh xã hội một cách đầy đủ và toàn diện hơn. Chính bởi vậy cũng góp phần phát triển ASXH, thúc đẩy hệ thống ASXH phát triển. Xóa đói giảm nghèo với an sinh xã hội. Với mục đích của an sinh xã hội là tạo ra hệ thống các tấm lưới bảo vệ cho các thành viên trong xã hội, vai trò của xóa đói giảm nghèo đối với an sinh xã hội được thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau: - Xóa đói giảm ngèo là một phần quan trọng nằm trong chính sách ASXH của mỗi quốc gia. Cùng với BHXH, cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội, các chương trình xóa đói giảm nghèo tạo ra một tấm lưới toàn diện bảo vệ cho các thành viên xã hội. Nếu như BHXH hướng đối tượng là người lao động, cứu trợ xã hội hướng những người khó khăn và bị tổn thương trong cuộc sống, ưu đãi xã hội hướng tới những người có công với nước, thì xóa đói giảm nghèo hướng tới một diện bảo vệ quan trọng dễ bị tổn thương nhất trong cuộc sống đó là tất cả những người nghèo. - Xóa đói giảm nghèo góp phần đảm bảo ASXH một các lâu dài và bền vững. Mặc dù BHXH là một chính sách ASXH lớn, nhưng thực tế cho thấy đối tượng được hưởng lợi từ BHXH chủ yếu là các tầng lớp dân cư có thu nhập bậc trung, chứ không phải người nghèo. Còn với chính sách cứu trợ xã hội, mặc dù người nghèo là một trong những diện được hưởng nhiều, nhưng các trợ giúp này 10 [...]... xóa đói, giảm nghèo sẽ cao hơn, bền vững hơn Thứ ba, huy động sự tham gia của các cấp, các ngành vào công tác xóa đói, giảm nghèo đói ở từng địa phương Thực tế cho thấy vấn đề đói nghèo và công tác xóa đói, giảm nghèo phải được xem là mối quan tâm không phải của riêng người nghèo, mà là của toàn xã hội Đảng, Nhà nước cần phải huy động sự tham gia của các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội, ... được giảm xuống - Xóa đói giảm nghèo tạo điều kiện cho chính sách ASXH tăng chất lượng hoạt động thông qua việc tăng mức trợ cấp ASXH Khi đói nghèo giảm và xã hội giàu có hơn, các quỹ ASXH sẽ dồi dào hơn trong khi đối tượng cần trợ cấp ASXH cũng giảm Vì vậy, người nghèo nói riêng và những người gặp khó khăn nói chung có điều kiện để nhận mức trợ cấp ASXH tốt hơn IV Xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam Xóa đói. .. tức thì và ngắn hạn Vì vậy, xóa đói giảm nghèo được coi là giải pháp có tính lâu dài và bền vững, giúp người nghèo thoát nghèo, tự đảm bảo cho cuộc sống của mình, góp phần tạo ra mạng lưới an sinh toàn diện cho mỗi quốc gia - Xóa đói giảm nghèo, xét về lâu dài, góp phần giảm gánh nặng cho hệ thống ASXH thông qua việc thu hẹp đối tượng cần trợ cấp ASXH Khi tỉ lệ người nghèo giảm xuống tất yếu sẽ có ít... trình xoá đói giảm nghèo cũng như những thành tựu trong giảm nghèo mà Việt Nam đạt đựơc không chỉ chứng minh cho tính đúng đắn cuả quan điểm nói trên đồng thời cũng có tác động tích cực đến công tác giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm tỉ lệ thất nghiệp và giảm thiểu tệ nạn xã hội Thông qua việc giải quyết đồng bộ các giải pháp giảm nghèo nói trên mỗi năm Việt Nam giảm được 300 ngàn hộ nghèo, về... 0918.775.368 phẩm đã giảm từ 35,6% (giai đoạn 1998 - 1999) xuống còn 11,9% (giai đoạn 2002 - 2003) Đây là thành tựu rất quan trọng đối với bộ phận nghèo trong xã hội hiện nay, vì chuẩn nghèo về lương thực, thực phẩm luôn là mốc đầu tiên nói lên ranh giới giữa đói và nghèo, chứng tỏ chúng ta đã giảm được cơ bản tình trạng đói (xóa đói) Tăng thu nhập và chi tiêu của dân cư: Thành tựu xóa đói giảm nghèo còn thể... thương - Nghèo, đói, thu nhập thấp dẫn đến hạn chế tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản Tóm lại, mặc dù đã đạt được thành tựu rất to lớn trong công tác xóa đói giảm nghèo và công bằng xã hội, song những thách thức đặt ra là vấn đề cần được các cấp, các ngành tiếp tục nghiên cứu, có những giải pháp hữu hiệu để công tác xóa đói, giảm nghèo của chúng ta tiếp tục thu được những thành tựu mới, thực sự góp phần. .. không mất tiền để giúp người nghèo vươn lên trong cuộc sống của mình Việc gắn giảm nghèo bền vững với phát triển hệ thống an sinh xã hội là mục tiêu cơ bản và là giải pháp quan trọng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo ở nước ta Điều này cũng đã được khẳng định tại chiến lược tăng truởng và giảm nghèo, được chính phủ Việt Nam đưa ra thực hiện từ năm 2002 Xuất phát từ quan điểm nêu trên, việc triển khai... tham gia lao động xã hội luôn đạt mức cao so với các nước đang phát triển Nguyên nhân của những thành tựu xóa đói, giảm nghèo và công bằng xã hội Thứ nhất, nhìn tổng thể có thể thấy rằng, nguyên nhân cơ bản tạo ra thành tựu giảm nghèo đói của Việt Nam trong những năm qua là nhờ đổi mới cơ chế, chính sách, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp Đường lối đổi mới đã mở ra những cơ hội thuận lợi cho... khỏi đói nghèo là một trong những nội dung quan trọng và thiết thực nhất của an sinh xã hội Nhà nước với tư cách nhà quản lí sẽ tạo điều kiện cho người nghèo, những người gặp rủi ro, bất hạnh trong xã hội có cơ hội tiếp cận bình đẳng đối với các nguồn lực phát triển và dịch vụ xã hội, như được vay vốn để làm ăn, được hưởng các quyền lợi về chăm sóc sức khoẻ, giáo dục đào tạo để họ tự vươn lên thoát nghèo. .. trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo như chương trình 135 với các xã đặc biệt khó khăn, chương trình 134… song năm 2009 Chính phủ tiếp tục ban hành nghị quyết 30a để giảm nghèo bền vững cho 62 huyện nghèo nhằm mục tiêu giảm chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng miền Việt Nam luôn coi chính sách xoá đói giảm nghèo là một trong những ưu tiên chính sách hàng đầu và chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều . Chủ đề: Lý giải tại sao nói rằng xóa đói giảm nghèo góp phần thúc đẩy an sinh xã hội? Bài làm I/KHÁI QUÁT VỀ AN SINH XÃ HỘI 1/Khái niệm An sinh xã hội chỉ. minh: “ Xóa đói giảm nghèo góp phần thúc đẩy an sinh xã hội ’’ Một là, xóa đói giảm nghèo là một trong các chính sách của an sinh xã hội .Xóa đói giảm nghèo