Như vậy, nghĩa vụ chứng minh có thể hiểu là nghĩa vụ của Tòa án và các chủ thể khác theo quy định của pháp luật khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng trong hoạt động cung cấp, thu
Trang 1MỞ BÀI
Mỗi vụ việc dân sự phát sinh tại Tòa án thường chứa đựng những mâu thuẫn nhất định giữa các bên đương sự nên rất phức tạp Để giải quyết được vụ việc dân sự thì mọi vấn đề của vụ việc dân sự dù ai nêu ra cũng đều phải được làm rõ trước khi Tòa án quyết định giải quyết vụ việc dân sự Do vậy, việc nghiên cứu
để hiểu rõ về nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự là rất cần thiết để từ đó
có cái nhìn bao quát nhất về hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự
NỘI DUNG
I Khái quát chung
1 Khái niệm nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự
Chứng minh trong tố tụng dân sự là hoạt động tố tụng của các chủ thể tố tụng theo quy định của pháp luật trong việc làm rõ các sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự
Nghĩa vụ là việc mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc phải làm đối với xã hội, hoặc đối với người khác Như vậy, nghĩa vụ chứng minh có thể hiểu là nghĩa vụ của Tòa án và các chủ thể khác theo quy định của pháp luật khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng trong hoạt động cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Việc chứng minh làm rõ các sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự là rất cần thiết cho việc giải quyết tất cả các vụ việc dân sự Khi giải quyết bất kỳ vụ việc dân sự nào cũng đều phải tiến hành hoạt động chứng minh Do đó, pháp luật tố tụng dân sự quy định rất chặt chẽ về nghĩa vụ chứng minh Theo đó, các chủ thể có nghĩa vụ chứng minh phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ chứng minh của mình trong quá trình tố tụng dân sự Việc thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng nghĩa vụ chứng minh sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả giải quyết vụ việc dân sự
2 Cơ sở của việc quy định nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự
Trang 2a, Cơ sở lý luận
Trong quan hệ tố tụng dân sự, Tòa án, Viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng có mối liên hệ mật thiết với nhau trong một vụ án Mọi hành vi tố tụng của các chủ thể trong toàn bộ quá trình tố tụng đều nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án đó Mặt khác, pháp luật nội dung và pháp luật hình thức là hai bộ phận có mối liên hệ mật thiết, không thể tách rời Luật tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa Tòa án nhân dân và những người tham gia tố tụng trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án, bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân, thiết lập lại các quan hệ pháp luật về nội dung bị vi phạm hay tranh chấp Pháp luật nội dung ghi nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Khi các quyền và lợi ích này bị xâm phạm, họ có quyền khởi kiện để đòi quyền lợi hợp pháp của mình Như vậy, khách thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là đối tượng xem xét của Tòa án nhân dân do chính các yêu cầu của đương sự, tổ chức xã hội khởi kiện và mong muốn được Tòa án giải quyêt Họ
là những người có khả năng đưa ra chứng cứ chính xác nhất làm căn cứ chứng minh có những yêu cầu của mình nên họ có nghĩa vụ phải chứng minh
Như vậy, việc quy định nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự là cần thiết nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của những chủ thể có nghĩa vụ chứng minh, đảm bảo việc thực hiện pháp luật được công bằng, nghiêm minh, giải quyết vụ việc dân sự hiệu quả và tuân theo pháp luật
b, Cơ sở pháp lý
Để đảm bảo nguyên tắc “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” được
quy định trong Hiến pháp 1992 cũng như đảm bảo nguyên tắc nguyên tắc quyền
tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự, BLTTDS 2004 đã quy định quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự thành một nguyên tắc (Điều 6) và
cụ thể hóa tại các Điều 58, 63, 79, 117, 118…BLTTDS 2004 Theo đó, các chủ thể có nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự bao gồm: đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước
Trang 3hoặc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, Tòa án
và Viện kiểm sát Để giải quyết đúng được các vụ việc dân sự thì tất cả các sự kiện, tình tiết liên quan đến vụ việc đều phải chứng minh, bao gồm những tình tiết, sự kiện mà các chủ thể căn cứ vào đó đưa ra yêu cầu hay phản đối yêu cầu của người khác và những tình tiết, sự kiện có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ việc dân sự
II- Nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự
1, Nghĩa vụ chứng minh của đương sự
BLTTDS đề cao vai trò, trách nhiệm chứng minh của đương sự vì bản thân đương sự là người trong quan hệ phát sinh tranh chấp, hơn ai hết họ là người hiểu rõ nhất nguyên nhân, điều kiện phát sinh tranh chấp, nội dung vụ án, họ cũng là người đưa ra yêu cầu do vậy họ phải cung cấp chứng cứ cho tòa án Ngoài ra vì sự thật là cơ sở yêu cầu và đề nghị của các bên nên các bên sẽ quan tâm, bằng mọi cách tìm ra chứng cứ để khẳng định nó
Trong các vụ án dân sự thì đương sự là chủ thể đầu tiên đươc nhắc tới có
nghĩa vụ chứng minh Điều 79 BLTTDS có quy định: “1 Đương sự có yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp.2 Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ
và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh”.
Mỗi một bên đương sự khi tham gia tố tụng đều phải chứng minh tất cả tình tiết sự kiện của sự việc dân sự mà trên cơ sở đó họ đưa ra các yêu cầu hay phản đối yêu cầu của người khác Khi nguyên đơn đưa ra yêu cầu bằng cách khởi kiện thì họ có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp,
bị đơn đưa ra yêu cầu bác bỏ ý kiến của nguyên đơn thì họ có nghĩa vụ chứng minh cho việc bác bỏ đó là có căn cứ, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi đưa ra yêu cầu cũng phải chứng minh… nguyên tắc này thống nhất với nguyên
Trang 4tắc về quyền tự định đoạt của đương sự, quyền và lợi ích của họ phải do chính
họ quyết định
Quy định trên đã thể hiện sự công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ chứng minh
và không có đương sự nào được miễn trừ nghĩa vụ chứng minh dù đương sự đó yêu cầu hay phản đối yêu cầu để bảo vệ lợi ích của mình hay lợi ích chung Việc thực hiện không đúng và đầy đủ quyền và nghĩa vụ chứng minh của mỗi đương
sự có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giải quyết vụ án BLTTDS đã quy định các bên đương sự phải chịu trách nhiệm về việc không thực hiện nghĩa vụ chứng
minh của họ: “Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không dưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ đó” Hậu quả
là nếu là nguyên đơn thì có thể sẽ bị bác yêu cầu, bị đơn sẽ bị xử thua kiện, sẽ phải chấp nhận các yêu cầu đã được chứng minh của nguyên đơn
Ngoài ra, pháp luật hiện hành còn quy định nghĩa vụ chứng minh của các đương sự là một quá trình, có thể được tiến hành ở bất kì giai đoạn tố tụng dân
sự nào Theo Điều 165, 175 BLTTDS thì ngay khi khởi kiện thụ lý vụ án, đương
sự đã thực hiện quyền, nghĩa vụ chứng minh bằng việc người khởi kiện phải gửi kèm theo đơn khởi kiện tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp Bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan nhận được thông báo về thụ lý vụ án phải gửi cho tòa án bản ghi ý kiến đối với yêu cầu khởi kiện và chứng cứ, tài liệu kèm theo
Trong quá trình tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa
vụ giao nộp chứng cứ cho tòa án (Điều 84 BLTTDS)
Tại phiên tòa, các bên đương sự được tranh luận để chứng minh bảo vệ quyền lợi của mình, thời gian tranh luận của họ không bị hạn chế (Điều 233 BLTTDS)
Kèm theo đơn kháng cáo, ngưởi kháng cao phải gửi cho tòa án các tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ
và hợp pháp (Điều 244 BLTTDS)
Trang 5Để đảm bảo cho các đương sự thực hiện nghĩa vụ chứng minh thì Điều 7, Điều 385 BLTTDS quy định trách nhiệm cung cấp chứng cứ của các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cho đương sự và biện pháp xử lý đối với những trường hợp vi phạm
Việc pháp luật quy định đương sự có nghĩa vụ chứng minh là vô cùng quan trọng và thiết thực bởi vì chỉ khi có đầy đủ chứng cứ và các tình tiết của vụ án
đã được làm rõ thì tòa án mới có thể giải quyết đúng đắn vụ án dân sự Đối với đương sự, việc chứng minh giúp họ làm rõ được cơ sở quyền và lợi ích hợp pháp của mình từ đó có thể thuyết phục tòa án bảo vệ
2 Nghĩa vụ chứng minh của người đại diện của đương sự
Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự là người thay mặt cho đương sự trong việc xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho đương sự Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền
Khi tham gia vào hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động chứng minh nói riêng thì người đại diện theo pháp luật, người đại diện do Toà án chỉ định có nghĩa vụ thực hiện tất cả nghĩa vụ chứng minh của đương sự họ đại diện, còn người đại diện theo uỷ quyền thực hiện nghĩa vụ chứng minh của đương sự trong phạm vi được uỷ quyền (Điều 74 BLTTDS) Tuy nhiên, hai loại người đại điện này đều có điểm chung là đều có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của đương sự mà mình đại diện là có căn cứ và hợp pháp Và đặc biệt là, vai trò chứng minh của họ chỉ phát sinh sau khi phát sinh vai trò chứng minh của đương
sự Đương sự không thể hoặc có hạn chế nhất định không thực hiện được quyền
và nghĩa vụ của mình thì theo quy định của pháp luật họ có thể nhờ đến sự giúp
đỡ của người đại diện hoặc tòa án sẽ chỉ định người đại diện cho họ Hoạt động
chứng minh của người đại diện là “thay mặt, nhân danh” đương sự, hành vi
Trang 6chứng minh của họ cũng chính là hành vi của đương sự và hướng đến việc bảo
vệ quyền và lợi ích của đương sự Khi tư cách đương sự chấm dứt thì tư cách đại diện của họ cũng chấm dứt
3 Nghĩa vụ chứng minh của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự.
Khoản 1 Điều 63- BLTTDS quy định: “Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người được đương sự nhờ và tòa án chấp nhận để tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.”
Đây là một trong những chủ thể thể hiện khá rõ nét nghĩa vụ chứng minh Hơn nữa, do có sự hiểu biết về pháp luật, nên họ thường chủ động, tích cực tự mình cũng như động viên “thân chủ” của mình thực hiện tốt nghĩa vụ chứng minh Theo pháp luật hiện hành, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có nghĩa vụ chứng minh để bảo vệ cho chứng cứ đưa ra, lí lẽ và lập luận cho các yêu cầu và phản đối yêu cầu của các đương sự mà mình bảo vệ là
có cơ sở Pháp luật cho phép họ có thể tham gia vào vụ án ở bất cứ giai đoạn nào, tại các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm Để thực
hiện nghĩa vụ chứng minh, họ có quyền: “2 Xác minh, thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho tòa án, nghiên cứu hồ sơ vụ án và được sao chụp những tài liệu cần thiết trong hồ sơ để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự 5 Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của họ” Trong trường hợp này, vai trò chứng minh của
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là việc đưa ra các chứng
cứ, lí lẽ để chứng minh cho các yêu cầu và sự phản đối yêu cầu của đương sự là
có cơ sở, bởi vì đương sự là người đề ra việc chứng minh, yêu cầu hoặc phản yêu cầu nhưng do có hạn chế về mặt pháp lý cũng như kinh nghiệm tố tụng nên
họ phải cần đến sự hỗ trợ của người bảo vệ lợi ích hợp pháp cho mình
Trang 74 Nghĩa vụ chứng minh của cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện bảo vệ lợi
ích công cộng, lợi ích của Nhà nước hoặc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của người khác
Đó là các chủ thể như: cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ; công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở; Cơ quan, tổ chức trong phạm
vi nghĩa vụ, quyền hạn của mình Các chủ thể này sẽ tham gia tố tụng và có nghĩa vụ theo Khoản 3 Điều 79 BLTTDS Tuy không có quyền và lợi ích gắn liền với vụ việc dân sự như đương sự, nhưng cá nhân, cơ quan, tổ chức này cũng đưa ra yêu cầu và biết rõ sự việc Do đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức khi yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước hay quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ
và hợp pháp Trong trường hợp các cá nhân, cơ quan, tổ chức này không thực hiện được nghĩa vụ chứng minh của mình sẽ dẫn đến sự bất lợi cho các đương sự
5 Nghĩa vụ chứng minh của Tòa án
Toà án có nghĩa vụ chứng minh tính khách quan trong vụ án, chứng minh cho quyết định, bản án của mình đưa ra là công bằng và hợp pháp
Trong hoạt động thu thập chứng cứ để chứng minh, tòa án chủ yếu dựa trên
sự chứng minh của đương sự Để thực hiện nghĩa vụ của mình, Tòa án đề ra đối tượng chứng minh và đốc thúc, hỗ trợ hoạt động chứng minh của các bên đương
sự Trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu thì Toà án có thể tiến hành các biện pháp xác minh thu thập chứng cứ- Điều
85 BLTTDS Việc làm này được thực hiện trong suốt quá trình tố tụng, ngay cả khi đã lập hồ sơ vụ việc Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng việc thu thập chứng cứ của tòa án không phải là nghĩa vụ mà chỉ mang tính hỗ trợ cho việc thu thập chứng cứ của đương sự, làm căn cứ để giải quyết vụ việc và phục vụ cho việc làm rõ cơ sở quyết định của tòa án Tòa án sẽ thực hiện việc đánh giá, công bố công khai chứng cứ trước khi sử dụng( Điều 96,97 BLTTDS)
Trang 8Trong hoạt động nghiên cứu, đánh giá chứng cứ, Tòa án sẽ xem xét và đưa ra phán quyết của mình trên cơ sở chứng cứ mà các bên đưa ra Để quyết định giải quyết vụ việc của mình có sức thuyết phục thì Tòa án không thể không làm rõ những cơ sở của quyết định đó, tức là phải chứng minh những sự kiện làm cơ sở cho các kết luận của Tòa án Mặt khác, mặc dù đương sự có nghĩa vụ xuất trình chứng cứ trước Tòa án nhằm thuyết phục về những yêu cầu mà mình đưa ra là
có căn cứ, song chứng cứ do các đương sự cung cấp không phải lúc nào cũng có
độ chính xác tuyệt đối ( vì có thể có sự giả mạo hoặc nhầm lẫn) Dó đó, tòa án phải trực tiếp xem xét, phân tích, so sánh chứng cứ tại phiên tòa Đây là nội dung chủ yếu, cơ bản và có ý nghĩa quyết định trong hoạt động của tòa án
6 Nghĩa vụ chứng minh của Viện kiểm sát
Trong tố tụng dân sự, Viện kiểm sát có nghĩa vụ chứng minh là khi tham gia phiên tòa và kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm để bảo vệ cho quan điểm của mình là có căn cứ và hợp pháp Viện kiểm sát tham gia hoạt động chứng minh một cách hết sức tích cực, nghĩa vụ của Viện kiểm sát do luật định Trong nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật, nếu thấy rằng việc xét xử của Tòa án là chưa khách quan, không có căn cứ, chưa công bằng thì Viện kiểm sát thực hiện quyền kháng nghị Cũng tương tự, khi đương sự có yêu cầu, khiếu nại đối với việc tòa án thu thập chứng cứ thì Viện kiểm sát phải tham gia để bảo vệ quyền lợi của các bên (Khoản 2 Điều 21) cụ thể là những vụ án do tòa án thu thập chứng cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 85 hoặc những vụ án mà tòa án tự mình tiến hành một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 87, khoản 2 Điều 88, điểm b khoản 1 Điều 92 Khi đó, Tòa án nhân dân phải chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nghiên cứu (trừ trường hợp Viện kiểm sát cùng cấp với tòa án cấp phúc thẩm đã kháng nghị phúc thẩm và Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm đã kháng nghị theo theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc theo thủ tục tái thẩm) trong
Trang 9một thời gian luật định để tiến hành xem xét Viện kiểm sát có quyền kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm khi xét thấy có căn cứ, Viện kiểm sát phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 251, khoản 5 Điều 287 BLTTDS, có quyền nghiên cứu hồ sơ (Điều 262), tham gia phiên tòa (khoản 2 Điều 264), có quyền phát biểu ý kiến
III Thực trạng và giải pháp hoàn thiện
1 Thực trạng
a) Ưu điểm:
Thứ nhất: Các quy định về chứng minh trong TTDS có nhiều điểm tiến bộ.
+) Bảo đảm việc làm rõ các tình tiết của vụ việc dân sự như: quy định đúng các chủ thể chứng minh trong TTDS; quyền và nghĩa vụ chứng minh của các chủ thể Mặt khác, các quy định hiện nay cũng rõ ràng hơn, hợp lý hơn, từ đó đã
đề cao được trách nhiệm của các chủ thể khác trong việc thực hiện nghĩa cụ chứng minh của họ, tranh ỷ lại vào Tòa án
+) Lần đầu tiên, các sự kiện, tình tiết không phải chứng minh được quy định trong BLTTDS Điều này giúp hướng các chủ thể chứng minh không mất quá nhiều thời gian, công sức vào những tình tiết không cần thiết
+) Bộ luật TTDS quy định rõ ràng trình tự, thủ tục chứng minh (cung cấp chứng cứ, tranh luận, …) đã tạo điều kiện cho các chủ thể chứng minh thực hiện được các quyền và nghĩa vụ chứng minh của mình, góp phần giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự
Thứ hai: Vai trò chứng minh của các chủ thể ngày càng quan trọng hơn
trong giai đoạn hiện nay Và các chủ thể tiến hành cũng như tham gia tốt tụng dân sự ngày càng có có những hiểu biết hơn về nghĩa vụ chứng minh của mình
Điều này là do một số lý do như: Công cuộc đổi mới và hoàn thiện hệ thống tư pháp dựa trên sự lãnh đạo của Đảng; Xu thế của sự hội nhập; Quyền con người,
quyền công dân trong giai đoạn hiện nay ngày càng được quan tâm
Trang 10b) Hạn chế
Hiện nay, nghĩa vụ chứng minh còn chưa được thực thi hiệu quả Nhiều đương sự không biết mình có nghĩa vụ phải chứng minh hoặc không biết mình phải chứng minh bằng cách nào, v.v Phần lớn, những hạn chế đều xuất phát từ các quy định của BLTTDS:
+) BLTDS quy định những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh nhưng không có các quy định về những tình tiết, sự kiện phải chứng minh Điều này làm mất cân đối giữa các quy định của BLTTDS và ảnh hưởng đến việc chứng minh của các chủ thể Bởi lẽ, dù là người chủ động cung cấp chứng cứ, nhưng các đương sự thường không có hiểu biết nhiều về pháp luật nên rất khó khăn trong việc xác định chứng cứ nào là cần thiết cho việc giải quyết vụ việc
+) Điều 6, Điều 85 BLTTDS hiện hành đã đề cao vai trò chứng minh của đương sự nhưng lại hạn chế sự chủ động của Tòa án trong việc giải quyết vụ việc dân sự; không đảm bảo cho Tòa án giải quyết nhanh và đúng đắn các vụ việc dân sự (ví dụ, trong trường hợp phát hiện thấy chứng cứ đang bị tiêu hủy) +) Điều 64 quy định rằng người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự có quyền xác minh, thu thập chứng cứ và cung cấp cho Tòa án nhưng lại không quy định những biện pháp thu thập chứng cứ mà họ được áp dụng Liệu
họ có được sử dụng các biện pháp của Tòa án không? Trong trường hợp người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phía bên kia cho rằng việc thu thập chứng cứ đó không hợp pháp thì Tòa án căn cứ vào đâu để chấp nhận hay bác bỏ
+) Để đảm bảo cho các đương sự thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh, Điều 7 và 385 BLTTDS quy định trách nhiệm cung cấp chứng cứ của các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cho đương sự và biện pháp xử lý với những trường hợp vi phạm Tuy nhiên, những quy định này chưa cụ thể nên việc thực hiện quyền này của đương sự còn gặp rất nhiều khó khăn