Khi xây dựng khái niệm tình hình tội phạm phải nêu bật được cốt lõi của nó – đó là xu thế vận động của tội phạm mức độ tăng, giảm của nó trong một không gian, thời gian nhất định, bên c
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
“Tình hình tội phạm” là một trong những khái niệm được dùng tương đối phổ
biến ở Việt Nam khi nghiên cứu về tội phạm học Trong hầu hết các công trình nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu ứng dụng về tội phạm học ở Việt Nam hiện nay,
từ giáo trình đại học, sách nghiên cứu đến luận án tiến sĩ đều sử dụng khái niệm
“tình hình tội phạm” Có điều tác giả của những công trình này hiểu khái niệm “tình
hình tội phạm” theo nội dung không thống nhất Do vậy, tình trạng hiểu không rõ
ràng, không thống nhất về khái niệm “tình hình tội phạm” ở người học cũng như
người đọc nói chung là không tránh khỏi Nhiều quan điểm, ý kiến không rõ ràng, không thống nhất trong nghiên cứu tội phạm học có nguyên nhân từ cách hiểu không
thống nhất về khái niệm “tình hình tội phạm” Câu hỏi được đặt ra ở đây: Vậy phải hiểu khái niệm “tình hình tội phạm” như thế nào?
Trong bài tập nhóm này, nhóm xin đưa ra quan điểm cũng như nhận thức của
mình về tình hình tội phạm trên cơ sở các khác niệm về “tình hình tội phạm” của các
chuyên gia Và qua đó phân tích các đặc điểm của tình hình tội phạm, đồng thời đưa
ra các giải pháp đấu tranh với tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay
Trang 2MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
I. KHÁI NIỆM TÌNH HÌNH TỘI PHẠM 3
II. CÁC NỘI DUNG CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM 5
1. Thực trạng của tình hình tội phạm 5
2. Diễn biến của tình hình tội phạm 10
3. Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm 11
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH VỚI TÌNH HÌNH TỘI PHẠM Ơ NƯỚC TA HIỆN NAY 13
1. Về những đảm bảo 14
2. Về nội dung 15
IV. KẾT LUẬN 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 3I. KHÁI NIỆM TÌNH HÌNH TỘI PHẠM.
“Tình hình tội phạm” là một thuật ngữ đặc thù của tội phạm học Nghiên cứu
tình hình tội phạm giúp ta hiểu được bức tranh toàn cảnh về tội phạm (hoặc nhóm tội phạm hoặc một tội nào đó trong một không gian, thời gian nhất định) Đây là nội dung quan trọng của tội phạm bởi vì việc hoạch định các chính sách phòng ngừa tội phạm trước hết phải dựa trên cơ sở nghiên cứu toàn diện về tình hình tội phạm; trên
cơ sở những đặc trưng của tình hình tội phạm qua các thông số về thực trạng của tình tội hình tội phạm, diễn biến của tình hình tội phạm, cơ cấu của tình hình tội phạm, tính chất của tình hình tội phạm
Theo cuốn từ điển Tiếng Việt, “tình hình” được hiểu là: “Tổng thể nói chung
những sự kiện, hiện trượng có quan hệ với nhau, diễn ra trong không gian, thời gian nào đó cho thấy một tình trạng hoặc xu thế phát triển của sự vật”.
Nếu xem xét tình hình tội phạm trọng xã hội, ta sẽ thấy nó không phải là luôn luôn ở trạng thái tĩnh mà ngược lại, tuỳ từng giai đoạn lịch sử, nó có thể ở trạng thái tăng hoặc giảm với các mức độ khác nhau nghĩa là nó luôn ở xu thế vận động Mặt khác khi tìm hiểu về tình hình tội phạm, ta sẽ thấy trong đo có nhiều sự kiện có quan
hệ với nhau, ảnh hướng với nhau ở mức độ nhất định Ví dụ: thực trạng của tình hình tội phạm có liên quan đến việc phản nhá điễn biến của tình hình tội phạm, cơ cấu của tình hình tội phạm có liên quan mật thiết đến tính chất của tình hình tội phạm Đồng thời, nói đến tình hình tội phạm thì bao giờ cũng gắn nó với một không gian cụ thể (địa bàn cụ thể) và một khoảng thời gian cụ thể vì tội phạm luôn luôn xảy ra trên một địa bàn cụ thể với khoảng thời gian cụ thể, xác định Khi xây dựng khái niệm tình hình tội phạm phải nêu bật được cốt lõi của nó – đó là xu thế vận động của tội phạm (mức độ tăng, giảm của nó) trong một không gian, thời gian nhất định, bên cạnh đó, khái niệm cũng phải thể hiện được các nội dung hợp thành bao gồm cả những đặc điểm về lượng và chất của tình hình tội phạm (đặc điểm về lượng của tình hình tội phạm bao gồm: thực trạng của tình hình tội phạm, diễn biến của tình hình tội phạm; đăc điểm về chất của tình hình tội phạm bao gồm: cơ cấu của tinh hình tội phạm ,tính chất của tình hình tội phạm)
Trang 4Hiện nay trong các tài liệu tội phạm học ở nước ta còn có nhiều các quan điểm khác nhau về khái niệm tình hình tội phạm
Quan điểm thứ nhất cho rằng, tình hình tội phạm mang tính giai cấp và tính
trái pháp luật: “Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực mang thuộc tính xã
hội, thường xuyên thay đổi, giai cấp, pháp luật hình sự và được phản ánh bằng toàn
bộ tình hình, cơ cấu, diễn biến của tổng thể các loại hoặc một loại tội phạm đã xảy
ra trong khoảng thời gian nhất định và trong một phạm vi nhất định” (theo Giáo
trình tội phạm học Đại học quốc gia Hà Nội)
Hoặc trong Giáo trình tội phạm học của Trường Đại học Luật Hà Nội định
nghĩa: “Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực, trái pháp luật hình sự,
mang tính giai cấp và thay đổi theo quá trình lịch sử được thể hiện ở tổng hợp các tội phạm cụ thể đã xảy ra trong xã hội và trong một khoảng thời gian nhất định”.
Quan điểm cho rằng tình hình tội phạm mang tính giai cấp là không hợp lí bởi
vì không phải mọi tội phạm phát sinh trong xã hội đều do xung đột giai cấp – giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị (ví dụ: tội phạm tham nhũng hoặc tội phạm mua bán phụ nữ phát sinh trong xã hội không có liên quan gì đến vấn đề xung đột quyền lợi giai cấp, do vậy tình hình tội phạm tham nhũng hay tình hình tội phạm mua bán phụ nữ không thể có tính giai cấp) Trong xã hội có thể có một số tội phạm nảy sinh
do xung đột quyền lợi giai cấp nhưng không phải mọi tội phạm nảy sinh đều do xung đột quyền lợi giai cấp Vì vậy không thể lấy cái thiểu số đại diện cho tất cả Mặt khác nếu cho rằng tình hình tội phạm mang tính trái pháp luật hình sự cũng không đúng Ở đây đã có sự đồng nhất tội phạm với tình hình tội phạm Chỉ có tội phạm mới là hành
vi trái pháp luật hình sự, còn tình hình tội phạm là “bức tranh” phản ánh hiện tượng tiêu cực của xã hội bị Nhà nước và xã hội lên án Được coi là trái pháp luật hình sự khi hội tụ đủ hai dấu hiệu: 1 – Được quy định trong BLHS; 2 – Không có căn cứ hợp pháp Nếu xem xét các điều luật của BLHS, ta sẽ thấy không có điều luật nào quy định về tình hình tội phạm
Trang 5Quan điểm thứ hai của GS.TS Nguyễn Ngọc Hoà trong cuốn Tội phạm và cấu
thành tội phạm, Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội năm 2006 như sau: “Tình hình tội
phạm là trạng thái, xu thế vận động của (các) tội phạm (hoặc một nhóm tội phạm hoặc một loại tội phạm) đã xảy ra trong một đơn vị không gian và đơn vị thời gian nhất định”.
Quan điểm này đã lột tả đúng bản chất của tình hình tội phạm và giúp ta phân biệt rõ ràng giữa tội phạm và tình hình tội phạm cũng như cách nhìn nhận về tình hình tội phạm dưới góc độ tội phạm học
Kế thừa và phát triển quan điểm của GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, TS Dương
Tuyết Miên cho rằng: “Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của (các)
tội phạm (hoặc nhóm tội phạm hoặc một loại tội phạm) đã xảy ra trong một đơn vị không gian và đơn vị thời gian nhất định Tình hình tội phạm được thể hiện thông qua thực trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm, trên cơ sở đó giúp cho các cơ quan có thẩm quyền xây dựng được biện pháp phòng ngừa tội phạm sát hợp với thực tiễn”.
Có thể thấy, việc hiểu cũng như xác định đúng quan điểm về “tình hình tội
phạm” là hết sức quan trọng và cần thiết Nó giúp chúng ta chỉ ra được đặc điểm, tính
chất cũng như nội dung về tình hình tội phạm, qua đó tìm ra được những giải pháp khắc phục tình hình tộ phạm đang diễn ra ngày một phức tạp như hiện nay
II. CÁC NỘI DUNG CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM.
1. Thực trạng của tình tình tội phạm.
Thực trạng của tình hình tội phạm là tổng hợp các số liệu về vụ phạm tội đã xảy ra, số lượng người thực hiện các tội đó và số lượng người được coi là nạn nhân trên một địa bàn nhất định và trong khoảng thời gian nhất định
Như vậy, để có cái nhìn khách quan và tương đối toàn diện về thực trạng của tình hình tội phạm, người nghiên cứu trước hết cần phải đồng thời dựa vào số liệu về
Trang 6tội phạm rõ và số liệu về tội phạm ẩn sở dĩ phải có sự kết hợp này bởi không phải mọi tội phạm xảy ra trên thực tế đều bị phát hiện và xử lý về hình sự Có khá nhiều tội phạm xảy ra trên thực tế, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau nên không bị phát hiện và do vậy không bị xử lý về hình sự
a. Tội phạm rõ.
Được coi là tội phạm rõ khi có đủ 3 nhân tố:
- Có người chứng kiến hoặc phát hiện ra tội phạm
- Tội phạm đã được tường thuật (tố cáo) với cảnh sát
- Cơ quan cảnh sát hoặc cơ quan áp dụng luật khác khẳng định đó là hành vi vi phạm luật hình sự
Hiện nay, nhiều quan điểm cho rằng tội phạm rõ là tội phạm đã bị điều tra, truy tố, xét xử về hình sự và có trong thống kê hình sự Như vậy, thời điểm để xác định tội phạm rõ là khi tội phạm bị đưa ra xét xử và có trong thống kê hình sự Quan điểm này là chưa hợp lý vì thống kê xét xử hình sự của Tòa án không thể có tính chính xác tuyệt đối
Vì vậy, thời điểm được coi là tội phạm rõ cần sớm hơn là ngay từ khi cơ quan cảnh sát nhận được tin báo về tội phạm và có sự xác nhận của cơ quan cảnh sát hoặc
cơ quan áp dụng luật khác là hành vi đó vi phạm luật hình sự
Có nghĩa là, xác định tội phạm rõ phải dựa trên thông số về vụ án xảy ra trên thực tế (chứ không phải số vụ án bị đưa ra xét xử trên thực tế), và chỉ khi làm như vậy mới phản ánh chính xác về thực trạng của tình hình tội phạm Thông số về số vụ
án xảy ra trên thực tế được lưu trữ ở cơ quan cnhr sát là đầy đủ nhất, vì thông thường, khi có tội phạm xảy ra, người dân thường báo tới cơ quan cảnh sát Thống kê của cơ quan cảnh sát phản ánh đầy đủ, bao quát hơn số liệu xét xử hình sự củ Tòa án
vì nhân tố quan trọng nhất phản ánh thực trạng của tình hình tội phạm chính là số vụ
án xảy ra trên thực tế Do vậy, nếu chỉ dựa vào số liệu xét xử của Tòa án để đánh giá tình hình tội phạm thì chắc chắn phản ánh không đúng, không đủ vì thực chất nó chỉ phản ánh một phần Chưa kể đến những vụ án bị xét xử chậm (Ví dụ như: Một thanh niên giết người từ năm 2008 nhưng do nhiều yếu tố tác động, đến năm 2011 người
Trang 7này mới bị xét xử Như vậy, trong số liệu thống kê của Tòa án thì đây là vụ án được xét xử năm 2011 nhưng thực chất vụ án này đã xảy ra năm 2008)
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là số liệu của cơ quan cảnh sát vẫn còn hạn chế (Ví
dụ như trường hợp cảnh sát xác định có tội nhưng sau đó Tòa án tuyên vô tội,…) Mặc dú số liệu của Tòa án có hạn chế nhất định nhưng khi đánh giá về thực trạng tình tình tội phạm vẫn cần tham khảo số liệu này để thấy rõ sự chênh lệch về số vụ
án xảy ra trên thực tế và số vụ án bị đưa ra xét xử hình sự Từ đó cơ quan chức năng
sẽ dánh giá về hiệu quả hoạt động của mình để có giải pháp cần thiết để phát hiện, xét xử và phòng ngừa tội phạm
Như vậy thấy rõ rằng quan điểm “được coi là tội phạm rõ khi đủ 3 yếu tố” – thời điểm được coi là tội phạm rõ từ khi cơ quan cảnh sát nhận được tin báo về tội phạm và có sự xác nhận của cơ quan cảnh sát hoặc cơ quan áp dụng luật khác là hành
vi đó vi phạm LHSVN nêu trên là hợp lý và đầy đủ hơn những tài liệu tội phạm học lưu hành ở Việt Nam hiện nay
b. Tội phạm ẩn.
Tội phạm ẩn là thuật ngữ được đưa ra bởi các nhà tội phạm học và xã hội học
mô tả số lượng tội phạm không được tường thật hoặc không bi phát hiện và nó trả lời cho câu hỏi về độ tin cậy của thống kê tội phạm chính thức
Như vậy, về cơ bản tội phạm ẩn đã nhấn mạnh tới hai đặc tính của nó là: chưa được tường thuật hoặc chưa bị phát hiện và không có trong thống kê hính sự chính thức Quan niệm này hoàn toàn phù hợp, vì tội phạm ẩn cần được hiểu: Tội phạm ẩn
là số lượng tội phạm đã thực hiện trên thực tế nhưng không được tường thuật với cơ quan có thẩm quyền hoặc chưa bị phát hiện một cách chính thức và do vậy chưa bị đưa ra xét xử, cho có thống kê hình sự chính thức
- Phân loại tội phạm ẩn:
Tội phạm ẩn khách quan: Là trường hợp đã xảy ra trên thực tế, nhưng do
những nguyên nhân khách quan, cơ quan chức năng không phát hiện ra vụ phạm tội
(Ví dụ: một kẻ giết người trong rừng, không có người qua lại, rồi trôn người xuống
hố sâu, trồng cây mới lên – thủ đoạn tinh vi và không có người chứng kiến vụ việc)
Trang 8Tội phạm ẩn chủ quan: Là trường hợp tội phạm đã xảy ra trên thực tế, cán bộ
hoặc cơ quan chức năng đã nắm được vụ việc nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà vụ án không được thụ lý, xử lý hình sự và do đó không có trong số liệu
thống kê (Ví dụ: Cán bộ điều tra đã được người dân báo về vụ trộm tài sản nhưng do
nhận hối lộ người kẻ phạm tội và người nhà kẻ phạm tội nên cán bộ điều tra chỉ lập hồ sơ xử lý hành chính)
Hiện nay, có quan điểm cho rằng còn có loại tội phạm ẩn thứ 3 là tội phạm ẩn thống kê Tuy nhiên, đây quan điểm nay chưa đúng, vì xét các điều kiện thì tội phạm
ẩn thống kê vẫn là tội phạm rõ vì đã được đưa ra xét xử rồi thì đương nhiên là tội phạm rõ (đây gọi là sai số thống kê)
- Nguyên nhân dẫn đến tội phạm ẩn:
Nguyên nhân từ phía nạn nhân: nạn nhân không tố cáo tội phạm do bị người
phạm tội hoặc người nhà người phạm tội đe dọa; không tin tưởng vào cơ quan pháp luật; sơ phiền hà hoặc sợ công khai bí mật đời tư (Ví dụ: Các vụ án hiếp dâm, nạn nhân thường không tố giác vì sợ công khai bí mật đời tư,…)
Nguyên nhân từ người phạm tội: người phạm tội thực hiện tội phạm bằng thủ
đoạn tinh vi, hoặc người phạm tội đã đe dọa nạn nhân, người làm chứng hoặc người phạm tội đã đưa hối lộ,…
Nguyên nhân từ phía cơ quan chức năng: như thái độ thiếu tinh thân trách
nhiệm, cán bộ có hành vi nhận hối lộ để không xử lý vụ việc hoặc do nể nang, quen biết nên bao che không xử lý,
Nguyên nhân từ phía người làm chứng: người làm chứng không dám tố cáo tội
phạm hoặc đứng ra làm chứng vụ việc do nhiều nguyên nhân như sợ bị trả thù, sợ liên lụy khó khăn cho bản thân, quen biết hoặc là người thân của người phạm tội (Ví dụ: Vụ Lê Văn Luyện người nhà đã bao che, không cáo hành vi phạm tội của hắn, )
- Phương pháp điều tra tội phạm ẩn:
Điều tra về tội phạm tự tường thuật: các nhà nghiên cứu phải cam đoan giữ
danh tính cho người tường thuật, đảm bảo họ không phải lo lắng cũng như sợ hãi sẽ
bị bắt giữ hay xử lý
Trang 9Kết quả điều tra cho thấy số tội phạm xảy ra trên thực tế cao hơn nhiều so với
số tội phạm có trong thống kê chính thức Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này
là diện nghiên cứu chưa rộng (chủ yếu tập trung vào người trẻ tuổi) và sự tường thuật rất khó xác định sự trung thực,…
Điều tra nạn nhân của tội phạm: các nhà nghiên cứu cam kết giữ danh tính của
nạn nhân tham gia tường thuật vì nếu tiết lộ rất có thể bất lợi cho nạn nhân đặc biệt trong tội phạm tính dục hay hôn nhân gia đình
Phương pháp này cũng vẫn tồn tại hạn chế là không phải nạn nhân nào cũng tường thuật đúng sự thật (do ngại hoặc không hợp tác), hơn nưa, phương pháp này không bao quát được tất cả các nạn nhân của tội phạm (nạn nhân chết, không có khả năng nhận thức…) hoặc có tội phạm không có nạn nhân (xâm phạm an ninh quốc gia)
Ngoài ra còn có một số nguồn khác là số liệu từ bệnh viện, trung tâm tư vấn pháp lý, để xác định số lượng tội phạm
- Chỉ số tội phạm:
Được xác đinh để chỉ mức độ phổ biến tội phạm trong dân cư Đây là vấn đề không thể bỏ qua khi đánh giá tình trạng của tình hình tội phạm
Chỉ số tội phạm được tính theo tỉ lệ số tội phạm (hoặc vụ phạm tội) trên 100.000 dân (hoặc 10.000 dân) Chỉ số tội phạm luôn được gắn liền trên một địa bàn nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định Công thức:
HSTP = 100.000 (10.000)
Ví dụ: Dân số tỉnh A trong năm 2008 là 810.000 dân Số vụ hiếp dâm ở tỉnh A năm 2009 là 148 vụ Vậy chỉ số tội hiếp dâm trên tỉnh A năm 2009 là:
HSTP = 100.000 = 18,27
- Thông số về nạn nhân:
Thông số về nạn nhân đóng vai trò quan trọng trong việc mô tả thực trạng của tình hình tội phạm Các vấn đề cần làm rõ: số lượng nạn nhân; thông tin về đặc điểm nhân thân của nạn nhân; thiệt hại nạn nhân gánh chịu; tình huống trở thành nạn nhân
Trang 10 Chỉ số tội phạm và thông số tội phạm đều cần thiết và quan trong trong việc đánh giá tình tình tội phạm, từ đó cơ quan chức năng hoạch định chính sách phòng ngừa, đưa ra giải pháp phù hợp với thực tế
2. Diễn biến của tình tình tội phạm.
Diễn biến của tình hình tội phạm là sự phản ánh xu hướng tăng, giảm hoặc ổn định tương đối của tội phạm nói chung (hoặc một tội hoặc một nhóm tội) xảy ra trong khoảng thời gian nhất định và trên một địa bàn nhất định
Việc nghiên cứu diễn biến của tình hình tội phạm có ý nghĩa quan trọng, nó không chỉ giúp cho nhận diện toàn cảnh về tội phạm rõ nét mà còn giúp cho việc dự đoán xu hướng vận động của tội phạm trong thời gian tiếp theo, từ đó giúp việc xây dưng biện pháp phòng ngừa sát với thực tiễn hơn
Diễn biến tình hình tội phạm có thể bị thay đổi do tác động của các yếu tố: các yếu tố xã hội (sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế, vấn đề di dân, sự gia tăng dân số ở các thành phố lớn, sự chênh lệch về mức sống của người dân…); Sự thay đổi về mặt pháp lý trong đó, sự thay đổi của pháp luật hình sự trong việc mở rộng hoặc thu hẹp tội phạm cũng như biện pháp xử lý hình sự cũng ảnh hưởng đáng kể đến xu thế vận động của xã hội
Khoảng thời gian thực tế nghiên cứu diễn biến là 5 năm (10 năm) vì đây là khoảng thời gian tương đối dài, ổn định nên độ chính xác tương đối cao Trước tiên, người ta sẽ chọn ra năm thứ nhất của đơn vị thời gian nghiên cứu là năm gốc và số liệu liên quan đến số vụ án và người phạm tội xảy ra trong năm này là số liệu gốc (coi là 100%), sau đó sẽ lấy số liệu của các năm tiếp theo đối chiếu với số liệu gốc để tìm ra xu thế tăng hay giảm của năm tiếp theo (tính theo tỉ lệ %)
Sử dụng phương pháp số tương đối động thái định gốc để xác định diễn biến cảu tình hình tội phạm theo công thức sau:
Ydb = 100%
Trong đó: Mi: số vụ phạm tội hoặc số người phạm tội trong từng năm xác định;
Mo: số vụ phạm tọi hoặc số người phạm tội trong năm gốc