1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích những giá trị chủ đạo của lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam? Nêu phương hướng vận dụng những giá trị đó đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay

33 872 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 397,5 KB

Nội dung

Đồng chí hãy phân tích những giá trị chủ đạo của lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam? Nêu phương hướng vận dụng những giá trị đó đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay? Đồng chí hãy làm rõ các giá trị cơ bản của lịch sử tư tưởng chính trị phương Tây từ cổ đại đến cận đại? Nêu phương hướng vận dụng các giá trị đó vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay?

Trang 1

Câu 1: Đồng chí hãy phân tích những giá trị chủ đạo của lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam ?

Nêu phương hướng vận dụng những giá trị đó đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay? Bài làm:

Trong mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, từ thời đại các vua Hùng đến thời đại HCM, dân tộc

ta đã tích lũy được những tư tưởng chính trị quý báu Những giá trị ấy đã trở thành một trong nhữngnguồn gốc quan trọng để hình thành tư tưởng HCM, đường lối, chính sách của Đảng và thẩm thấu trongđời sống chính trị của nhân dân ta

Những tư tưởng chính trị quý báu đó được hình thành và phát triển được quy định từ những nhân tốvề đặc điểm địa lý, hình thành, phát triển dân cư và nhà nước ta

Thật vậy, khi nghiên cứu môn học chính trị học ta thấy: Một là, với đặc điểm địa lý-chính trị của

nước ta: Việt Nam đất không rộng, người không đông, tài nguyên phong phú, dồi dào, có vị trí địa lýquan trọng, địa bàn chiến lược lợi hại vùng Đông Nam Á, luôn đứng trước hiểm họa của thiên nhiên vàcủa giặc ngoại xâm Cho nên cuộc đấu tranh chống lại sức mạnh thiên nhiên, khai thác tài nguyên thiênnhiên để không ngừng cải thiện và nâng cao cuộc sống vận chất và tinh thần của cả cộng đồng luôn làthử thách đối với sự tồn vong suốt cả chiều dài lịch sử của dân tộc Đồng thời, chiến đấu chống ngoạixâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc trở thành quy luật

sống còn của con người Việt Nam trong lịch sử cũng như hiện tại Hai là, về đặc điểm hình thành phát

triển dân tộc và nhà nước: Việt Nam là đất nước đa dân tộc, đa tôn giáo-tín ngưỡng, đa sắc thái văn hóabản địa và là quốc gia sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước nên công việc thủy lợi, bao giờ cũng nổi lênhàng đầu và yêu cầu phải thường xuyên chống kẻ thù ngoại xâm, đó là hai yếu tố tạo nên truyền thống

ĐK của dân tộc Việt Nam, đồng thời in dấu ấn nổi bật lên mối quan hệ giữa các dân tộc cùng sốngtrong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là một khối thống nhất, tính cộng đồng chung đã đạt đến mứcđộ tương đối bền vũng, cùng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Thực tế lịch sử Việt Nam đã chứng minhchính CN yêu nước Việt Nam là ngọn cờ ĐK các dân tộc anh em trên đất nước này; vượt lên lòng tựhào dân tộc của người dân mỗi dân tộc, tất cả họ chung sống hòa thuận, cùng chung lưng đấu cật để xâydựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Như vậy, dân tộc và Nhà nước Việt Nam hình thành và phát triểnngoài tính quy luật chung mà còn do nguyên nhân chủ yếu là yêu cầu tập hợp sức mạnh cộng đồngchống trả với thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm Cho nên, sự tồn tại, phát triển của Nhà nước và dântộc Việt Nam không tách rời nhau

Những đặc điểm trên đã làm cho lịch sử Việt Nam nói chung, lịch sử tư tưởng chính trị nói riêngphát triển một cách đặc thù trong dòng chảy của sự phát triển tư tưởng chính trị nhân loại

Qua các thời kỳ lịch sử, sự phát triển tư tưởng chính trị Việt Nam khá phong phú và kết đọng lại ởgiá trị chủ đạo như là động lực chính yếu trong sự tồn tại và phát triển của dân tộc Những giá trị chủđạo đó được biểu hiện như sau:

Trước hết, toàn dân đồng tâm hiệp lực dựng nước và giữ nước dưới sự lãnh đạo của một tổ chức

người tiên tiến Ở nước ta, công việc chống thiên nhiên và chống ngoại xâm là hai nhiệm vụ năng nề,chỉ có thể được giải quyết bằng sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc Thực tế lịch sử đã chứng minh,một dân tộc đất không rộng, người không đông mà luôn chống chọi với thiên tai, sức mạnh của thiênnhiên và chống ngoại xâm trên 12 thế kỹ và là mối đe dọa thường xuyên, nguy hiểm nhất đối với sựsống còn của dân tộc Cho nên, ĐK, thủy chung, kiên cường, đồng tâm hiệp lực cùng vượt qua thửthách đã trở thành đạo lý, thành quy luật cho sự tồn tại và phát triển của quốc gia, dân tộc Việt Nam.Nhiệm vụ năng nề đó, đồi hỏi phải có sự chỉ huy, điều hành một cách thống nhất trên quy mô rộnglớn ở nhiều lĩnh vực Để làm được điều đó, cần phải có người lãnh đạo đủ “Đức”, đủ “Tài”, tiêu biểucho phẩm giá, tài năng và bản lĩnh của con người, của quốc gia dân tộc với một tổ chức chặt chẽ, thốngnhất Vì vậy, những người lãnh đạo phải tổ chức mình và tổ chức cộng đồng một cách tối ưu theo yêucầu của từng nhiệm vụ cụ thể Lịch sử chứng minh rằng, khi triều đình thối nát, người đứng đầu kémtài, thiếu đức thì đất nước điêu linh, nhân dân khốn khổ Đó cũng chính là cơ hội mà kẻ thù ngoại bangluôn rình chờ để thôn tính dân tộc ta Có thể chứng minh điều này qua cuộc xâm lăng của nhà Minh vàođất nước ta khi mà cuộc cải cách của Hồ Quý Ly đã làm mất lòng dân một cách trầm trọng và việc nhàThanh kèo 20 vạn quân vào nước ta núp dưới danh bảo vệ ngai vàng cho Lê Chiêu Thống …

Hai là, tính tự lực tự cường xây dựng và phát triển nền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia ngang

tầm thời đại Từ những bài học của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước đã chứng minh rằng, chỉ có

Trang 2

thể vươn lên bằng sức mạnh của chính mình, những giá trị của nhân loại chỉ có thể phát huy được tácdụng khi gia nhập vào giá trị của dân tộc và được dân tộc nội sinh ra giá trị mới Dân tộc Việt Namluôn biết tận dụng các tác nhân bên ngoài, nhưng vẫn xác định sức mạnh nội sinh, tính tự lực, tự cườngcủa dân tộc chính là yếu tố quyết định vận mệnh và chủ quyền quốc gia dân tộc mình mà vượt qua tấtcả Lịch sử dân tộc cho thấy dân tộc Việt Nam, từ khi dựng nước cho đến nay, dân tộc ta phải tiến hành

18 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc cùng với hàng trăm cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng,thời gian chống ngoại xâm cộng lại trên 12 thế kỹ, nhưng bằng chính sức mạnh của mình, dân tộc ViệtNam vẫn giữ được nền độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ Do đó, để tồn tại và phát triển, dân tộc taphải tự vươn lên bảo vệ các quyền thiêng liêng của mình, tự xây dựng và phát triển đất nước bằngchính sức của mình

Ba là, thực thi nền chính trị nhân bản vì con người và quốc gia dân tộc Thực tế lịch sử dân tộc đã

chỉ ra rằng, chỉ có nền chính trị chăm lo đến con người, đại diện cho quyền lợi của quốc gia, dân tộcmới hợp đạo lý của con người Việt Nam, mới tập hợp và khơi dậy được sự đồng tâm hiệp lực của cảcộng đồng chống lại giặc ngoại xâm và chế ngự thiên nhiên Dân tộc và giai cấp luôn đứng trước thửthách sống còn của giặc ngoại xâm và tai họa của thiên nhiên nên một nền chính trị thuần túy phục vụcho lợi ích của giai cấp sẽ trở thành xa lạ với quãng đại quần chúng nhân dân; sẽ không huy động đượcsức mạnh của toàn dân để vượt qua thách thức Thiên nhiên khắc nghiệt, kẻ thù hùng hãn và tàn bạo,con người phải thương yêu, che chở và nương tựa vào nhau mà tồn tại và chiến đấu Chính nhân bảncòn là vũ khí vô cùng lợi hại để chiến thắng kẻ thù và là phương thức cơ bản để nhân hóa chính mình.Cho nên, đường lối chính trị “khoan dân” - “nhân nghĩa” đã tạo nên thế trận lòng dân vững chắc chonhững cuộc chiến tranh nhân dân mang tính lịch sử của dân tộc Chỉ có nền chính trị nhân bản mới đápứng được yêu cầu tồn tại và phát triển của đất nước

Như vậy, lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam là lịch sử của sự phát triển đường lối chính trị đấutranh cho nền độc lập dân tộc, chủ quyền của quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; đấu tranh vìnhững giá trị của con người Những giá trị ấy soi sáng con đường xây dựng đất nước và bảo vệ Tổquốc thân yêu của chúng ta suốt mấy ngàn năm lịch sử

Từ những giá trị chủ đạo của lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam, cùng với CN Mác-Lênin và tưtưởng HCM, Đảng ta đã vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo và đạt được những kết quả to lớn Quathực tiển 20 năm đổi mới, Đảng ta càng tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm Những phương hướng vậndụng của Đảng ta trong công cuộc đổi mới là:

Thứ nhất: Tiếp tục thực hiện và thực hiện có hiệu quả cao hơn về “Đại đoàn kết toàn dân tộc trên

nền tảng liên minh GCCN với GCND và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, là đường lốichiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩaquyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Đồng thời, “vấnđề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta Cácdân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùngnhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổquốc Việt Nam XHCN Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xoá đói giảm nghèo,nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốtđẹp của các dân tộc”

Hai là: Tạo sự chuyển biến rõ rệt về xây dựng Đảng, phát huy truyền thống cách mạng, bản chất

GCCN và tính tiên phong của Đảng; xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tưtưởng và tổ chức, đoàn kết nhất trí cao, gắn bó mật thiết với nhân dân, có phương thức lãnh đạo khoahọc, có đội ngũ cán bộ, đảng viên đủ phẩm chất và năng lực Đây là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩasống còn đối với Đảng và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta

Ba là: Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền XHCN, bảo đảm nguyên tắc tất cả

quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phốihợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Hoàn thiện hệ thốngpháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật Xây dựng, hoàn thiện cơchế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan côngquyền

Bốn là: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc tập

Trang 3

hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp củanhân dân; đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chương trình kinh tế, văn hoá, xãhội, quốc phòng, an ninh vào cuộc sống, góp phần xây dựng sự đồng thuận trong xã hội.

Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát vàphản biện xã hội Các cấp uỷ đảng và cấp chính quyền có chế độ tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhândân; thường xuyên lắng nghe ý kiến của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân phản ánh với Đảng, Nhànước những vấn đề mà nhân dân quan tâm, tham gia xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật Thựchiện tốt Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quy chế dân chủ ở mọi cấp để Mặt trận, các đoàn thể và cáctầng lớp nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị

Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể nhân dân và các hội quầnchúng, khắc phục tình trạng hành chính hoá, phô trương, hình thức; làm tốt công tác dân vận theophong cách trọng dân, gần dân và có trách nhiệm với dân

Năm là: Cán bộ phải là người có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với

Đảng, hết lòng phấn đấu vì lợi ích của nhân dân, của dân tộc; có bản lĩnh chính trị vững vàng, khôngdao động trước những khó khăn, thử thách; có năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao; có nhân cáchvà lối sống mẫu mực, trong sáng; có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân.Khắc phục những biểu hiện cá nhân, cục bộ, không công tâm, nể nang, tuỳ tiện trong công tác cán bộ.Cụ thể hoá và thể chế hoá nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cánbộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của tổ chức và người đứng đầu của tổ chức trong hệ thống chính trịvề công tác cán bộ

Tóm lại: Lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam là lịch sử của sự phát triển đường lối chính trị đấu

tranh cho nền độc lập dân tộc, chủ quyền của quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; đấu tranh vìnhững giá trị của con người Những giá trị ấy soi sáng con đường xây dựng đất nước và bảo vệ Tổquốc thân yêu của chúng ta suốt mấy ngàn năm lịch sử Những giá trị bất hủ đó cũng đã góp phần tạonên sức mạnh cho cả dân tộc làm nên Cách mạng tháng Tám - lập nên Nhà nước dân chủ cộng hòa đầutiên ở Đông Nam Á, góp phần cho chiến thắng Điện Biên Phủ và đại thắng mùa xuân 1975 - thống nhấtTổ quốc Ngày nay, dân tộc ta đang tiếp tục xây dựng đất nước “Dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh”

Câu 2: Đồng chí hãy làm rõ các giá trị cơ bản của lịch sử tư tưởng chính trị phương Tây từ cổ đại đến cận đại? Nêu phương hướng vận dụng các giá trị đó vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền

XHCN ở nước ta hiện nay?

Bài làm:

Tư tưởng chính trị phương Tây từ cổ đại đến cận đại được thể hiện ra bằng nhiều học thuyết, trườngphái khác nhau Mặc dù có không ít hạn chế, sai lầm, song từ bản chất hướng tìm các khách quan, duylý, tư duy chính trị phương Tây đã đóng góp cho nhân loại nhiều giá trị manh tính phổ biến cho việc tổchức và xây dựng NNPQ trong các chế độ xã hội

Ở phương Tây thời cổ đại (TK IV TCN - TK III) với những cuộc đấu tranh một mất một còn giữachủ nô dân chủ và chủ nô quý tộc mà biểu hiện của nó là những cuộc cải cách dân chủ ở các thành banglà đặc trưng cơ bản nổi bật của hệ tư tưởng lúc bấy giờ; trong cuộc đấu tranh đó, những tư tưởng chínhtrị tiến bộ hình thành và phát triển khá mạnh mẻ, đặt nền móng hết sức căn bản cho sự phát triển tưtưởng chính trị nhân văn của nhân loại về sau Thời trung cổ (TK IV - TK XV) là sự kết hợp và xuyênthấu lẫn nhau giữa “thần quyền” và “thế quyền” để thống trị thần dân mà biểu hiện cơ bản là sự thốngtrị của thiên chúa giáo đối với tinh thần của nông nô; ở thời kỳ này KH-KT không phát triển, triết họclà nô lệ cho thần học và rơi vào CN kinh viện nên có rất ít tư tưởng chính trị tiến bộ Sang thời cận đại(TK XVI - TK XIX), đặc trưng cơ bản là sự phát triển mạnh mẽ của triết học khai sáng và là thời kỳcủa các cuộc cách mạng dân chủ tư sản với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân lao độngđấu tranh cho các quyền cơ bản của con người mà điển hình là cuộc đại cách mạng tư sản Pháp (1789)nên có nhiều giá trị mang tính nhân loại phổ biến Đó là những nét tổng thể dệt nên nội dung cơ bản củalịch sử phát triển tư tưởng chính trị ở các nước phương Tây thời kỳ trước Mác

Việc làm rõ những giá trị cơ bản của lịch sử tư tưởng chính trị phương tây từ cổ đại đến cận đại sẽcó ý nghĩa rất quan trọng trong việc vận dụng các giá trị đó vào việc xây dựng NNPQ XHCN ở nước ta

Trang 4

Những giá trị cơ bản đó được biểu hiện như sau:

Trước hết, khi nói về thủ lĩnh chính trị, đã có rất nhiều quan điểm, ý kiến của các học giả về vấn

đề này, tiêu biểu là Socrat (469 - 399 TCN), Democrite (460 - 370 TCN), Senophone (427 - 355 TCN),Platon (427 - 374 TCN), Aristote (384 - 322 TCN), Ciceron (106 - 43 TCN) … Socrat, cho rằng, thủ

lĩnh chính trị phải là người có đạo đức, nhưng đạo đức phụ thuộc vào trí tuệ … Senophone, xem người

thủ lĩnh chính trị phải có kỷ thuật giỏi, phải có sức thuyết phục cao, người thủ lĩnh phải biết vì lợi íchchung nghĩa là phải biết chăm sóc cho người bị trị, biết hợp lại và nhân sức mạnh của mọi người Ônglà người đầu tiên đặt ra yêu cầu về thủ lĩnh chính trị khá toàn diện như: phải có chuyên môn giỏi, có uytín, vì dân… Tổng kết những tư tưởng tiến bộ trước đó, xuất phát từ quan niệm chính trị như một sự bắtnguồn từ nghĩa vụ đạo đức và duy trì đời sống cộng đồng, Ciceron đã yêu cầu người điều hành cáccông việc nhà nước cần phải sáng suốt, công minh, có khả năng hùng biện và hiểu biết pháp luật Đó làcon người có sự thông thái, có trách nhiệm, có sự cao thượng về phẩm hạnh, phải thống nhất trongminh giữa tài năng và quyền uy, biết hy sinh vì lợi ích chung, bỏ qua các lợi ích tiền bạc không chínhđáng …

Như vậy, các nhà tư tưởng chính trị thời kỳ này cho rằng, thủ lĩnh chính trị là người có đạo đức, màđạo đức đó là sản phẩm của trí tuệ và là người có tài năng Là người biết vì lợi ích chung, biết kết hợplại và nhân lên sức mạnh của mọi người, do vậy phải là người biết tác động lên dân chúng Chính phủduy nhất xứng đáng là chính phủ được nắm giữ bởi các thủ lĩnh thực sự có khoa học chính trị và cónhững tính khí phù hợp Đó còn là con người không vướng bận vế sở hữu tài sản hay lo âu giàu nghèo,một con người luôn ở trung điểm và biết uốn mình theo những lời khuyên của các bên Người cầmquyền phải biết hướng quyền lực chung vào phục vụ cho dân, biết chỉ huy mình trước khi chỉ huyngười khác, phải biết xa lánh và làm cho nhân dân phải xa lánh việc ăn chơi xa xỉ Có thể thấy, yêu cầuvề thủ lĩnh chính trị khá toàn diện

Thứ hai, về vấn đề nguồn gốc quyền lực nhà nước Ổ thời kỳ cổ đại và trung đại, một số quan

điểm nổi bậc của các học giả tiêu biểu ở thời cổ đại như: Heraclit (530 -470 TCN), Aristote (384 - 322TCN), Ciceron (106 - 43 TCN), Qguystanh (357 - 430), Tomat Dacanh (1225 - 1274), … xuất phát từviệc xem trạng thái tự nhiên của con người tự nó đã hoàn hảo nên Heraclit cho rằng, quyền lực xã hộilà quy luật vĩnh viễn, pháp luật nhằm thực hiện tính tất yếu của quyền lực và là điều kiện tối cần thiếtcho sự thống nhất xã hội … Ciceron, thì quan niệm tổ chức quyền lực là tất yếu bắt nguồn từ bản chấtcủa con người, là kết quả của một quá trình lịch sử bởi nhân dân, chứ không sinh ra bởi cá nhân ngườithực hành Phát triển cao hơn tư tưởng quyền lực tự nhiên của các triết gia tiến bộ thời cổ đại,Qguystanh (357 - 430), khẳng định do bản chất tự nhiên, con người cần đến một xã hội và một xã hộicần đến quyền uy, nên quyền lực phải có hai phẩm chất quan trọng, trước hết, quyền lực là sở hữuchung của cộng đồng xã hội; nếu quyền lực là sở hữu của cá nhân thì là một sai lầm cơ bản Và hai là,sứ mệnh của quyền lực là làm cho sự công bằng ngự trị, không có công bằng thì quyền lực đó sẽ trởnên sai biệt …

Thời kỳ cận đại, tiêu biểu thời kỳ này là J.Locke (1632 - 1704), Mongteskyơ (1689 - 1755),

J.J.Rutso (1712 -1778) … Phát triển cao hơn tư tưởng về quyền lực tự nhiên thời cổ đại và trung đại,J.Locke luận giải về nguồn gốc và bản chất của nhà nước, của quyền lực nhà nước như sau: Một là,quyền lực nhà nước về bản chất là quyền lực của nhân dân; quyền lực của nhân dân là cơ sở, nền tảngcủa quyền lực nhà nước; trong quan hệ với dân, nhà nước không có quyền riêng mà chỉ thực hiện sự ủyquyền của nhân dân Hai là, nhà nước-xã hội chính trị-xã hội công dân, thực chất là một “khế ước xãhội”; trong đó, công dân nhượng một phần quyền của mình mà hình thành quyền lực chung - quyền lựcnhà nước để điều hành, quản lý… xã hội nhằm bảo toàn quyền tự nhiên của mỗi cá nhân con người Balà, bảo toàn quyền tự nhiên của mỗi cá nhân con người, đó cũng là tiêu chí căn bản xác định giới hạn vàphạm vi hoạt động của nhà nước; đi quá giới hạn này, chính quyền trở thành chuyên chế, kẻ thù của tự

do, đối tượng của cách mạng … Từ phân tích trạng thái tự nhiên lý tưởng của con người, J.J.Rutso(1712 -1778) cho rằng,để chống lại chế độ tư hữu bất công thì mọi người liên hiệp lại với nhau hìnhthành xã hội công dân và nhân dân thiết lập nhà nước như một “khế ước xã hội”, nhưng nhà nước bị thahóa làm cho sự bất công kinh tế và xã hội tăng lên dẫn đến bất công chính trị, người trao quyền lại vôquyền Do đó, để thủ tiêu sự chuyên chế đó, phải chuyển quyền của mỗi cá nhân thành viên tập trunghình thành quyền lực chung tối cao Ở đây, có sự chuyển nhượng tự do cá nhân cho “Cơ chế xã hội”, cónghĩa là khi nhà nước vi phạm “khế ước” thì nhân dân có quyền bãi bỏ “khế ước” bằng ý chí chung

Trang 5

Như vậy, các nhà tư tưởng chính trị phương Tây từ cổ đại đến cận đại cho rằng, quyền lực chính trịlà sức mạnh của cộng đồng để điều hòa, phối hợp tạo ra sự ổn định và phát triển chung của toàn xã hội,tạo ra môi trường cho từng cá nhân có điều kiện sống, hoạt động và mưu cầu hạnh phúc Từ quyền lựccủa nhân dân , thông qua “khế ước xã hội” mà lập nên nhà nước để phục vụ cho nhân dân Cho nên, vềbản chất, nhà nước tự nó không có quyền mà chỉ là sự ủy quyền của nhân dân Nhân dân thực hiện sựkiểm tra, giám sát chặt chẽ quyền lực nhà nước do mình ủy quyền và một khi nhà nước xuất thân từ

“khế ước” mà vi phạm “khế ước” thành độc quyền, lộng quyền, lạm quyền chống nhân dân thì nhândân cũng có quyền thay đổi “khế ước”, kể cả bằng bạo lực cách mạng

Thứ ba, bàn về thể chế nhà nước Thời kỳ cổ đại, Herodot (480 - 425 TCN), Ông là người đầu

tiên trong lịch sử nhân loại đã phân biệt và so sánh các thể chế của nhà nước khác nhau với ba hình

thức cơ bản: Một là, “Quân chủ chuyên chế”, đây là một thể chế nhà nước do một người cầm quyền

-đó là vua Thể chế này về ưu điểm, do ra đời thường là những người có công khai quốc, thường là vì lợiích chung của nhân dân, nó là một bàn tay sắt cần thiết khi chế độ dân chủ bị rối loạn Tuy nhiên thểchế này có nhược điểm là dễ rơi vào sự độc tài, chuyên quyền, dễ bị xu nịnh, luôn có xu hướng là lạm

dụng quyền lực Hai là, “Cộng hòa quý tộc”, là thể chế của một số ít người thông thái và tiêu biểu về

phẩm hạnh của quốc gia để cầm quyền Ở thể chế này về ưu điểm, đây chính là chính quyền của nhữngngười có trình độ cao nên mọi công việc, các quyết sách chính trị đều được bàn bạc giữa những ngườitrí tuệ nên công việc có khoa học, ít sai lầm Song, giữa các nhà thông thái làm việc bên nhau sớmmuộn cũng sẽ tiêu diệt lẫn nhau, vì không ai chịu thua ai, các nhà thông thái đều muốn làm thầy của

nhau, đó chính là nhược điểm của thể chế này Ba là, “Cộng hòa dân chủ”, đây là thể chế của đông đảo

nhân dân nắm quyền và nó được thành lập bởi chế độ bỏ phiếu để bầu ra các pháp quan Ưu điểm củathể chế này là các quyết định quyết sách chính trị đều do tập thể bàn bạc một cách dân chủ, nó có xuhướng công bằng vì lợi ích chung, chăm lo cho nhân dân Tuy nhiên, nhược điểm của thể chế này là docó số đông người ít học cầm quyền thì khó có khả năng chống độc tài, chuyên chế, dễ rơi vào tiểu tiếtmà quên đi tầm chiến lược, thường thấy những chuyện trước mắt mà không thấy trước những chuyệnlâu dài và dễ bị kẻ xấu kích động lôi kéo Tuy nghiêng về thể chế quân chủ, nhưng theo Ông, loại hìnhthể chế chính trị tốt nhất là thể chế hổn hợp những đặc trưng (ưu điểm) của ba loại hình cơ bản nói trên.Theo Aristote (384 - 322 TCN), Ông cho rằng thể chế nhà nước dân chủ là thể chế người giàu, ngườinghèo không bên nào số lượng tuyệt đối Và cho rằng mọi thể chế đều có nguy cơ biến chất, thay đổibằng cuộc cách mạng Ông là người đầu tiên phân loại quyền lực nhà nước: Lập pháp, hành pháp, tưpháp; đề cao vai trò của pháp luật đối với việc ổn định xã hội Nhà nước có chức năng bảo đảm cho xãhội được sống hạnh phúc Polybe (201 - 120 TCN), kế thừa tư tưởng trước đó vào thể chế nhà nước,ông cho rằng thể chế nhà nước là phải kết hợp những ưu điểm các thể chế chứ không theo một tiêu chíthuần túy nào bởi vì trong thuần túy đã chứa đựng mầm mống sự yếu kém khi phát huy tối đa sẽ bộc lộyếu kém

Thời kỳ cận đại, phát triển tư tưởng về thể chế nhà nước thời cổ đại, J.Locke (1632 - 1704) cho

rằng, nhà nước-xã hội, chính trị-xã hội công dân, thực chất là một “khế ước xã hội”; trong đó, công dânnhượng một phần quyền của mình mà hình thành quyền lực chung - quyền lực nhà nước để điều hành,quản lý… xã hội nhằm bảo toàn quyền tự nhiên của mỗi cá nhân con người Để chống độc tài, phảithực hiện phân quyền và quyền lực phải được phân chia theo ba lĩnh vực: Lập pháp, hành pháp và liênhợp (quan hệ quốc tế) Đặc biệt “bằng mọi giá phải tách việc soạn các luật pháp ra khỏi việc thi hànhchúng” Còn Mongteskyơ (1689 - 1755), từ phân tích các hình thức nhà nước cụ thể, tiếp thu và pháttriển tư tưởng phân quyền ở J.Locke, Ông đã xây dựng học thuyết phân quyền với mục đích tạo dựngđược những thể chế chính trị bảo đảm tự do chính trị cho các công dân và Ông cho rằng, cách hữu hiệunhất để chống lạm quyền và chống độc quyền là phân chia để sao cho “quyền lực kềm chế quyền lực”,đó là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp Tư tưởng phân quyền của Mongteskyơ ảnhhưởng sâu rộng trong lịch sử chính trị nhân loại, nó mở đường cho thể chế lập hiến - thể chế Hiến pháp

1791 ở Pháp và nền Cộng hòa Tổng thống ở Mỹ với Hiến pháp Philadenphia 1787 Ở J.J.Rutso (1712 1778), các quan điểm của Ông về chính trị cấp tiến hơn nhiều so với Mongteskyơ Mongteskyơ bảo vệ

-tư -tưởng quân chủ lập hiến, -tư -tưởng đại diện nhân dân, còn J.Rutso thì tiến xa hơn, coi nguyên tắc cơbản trong học thuyết của mình là tư tưởng chủ quyền nhân dân Ông chủ trương quyền lực nhà nướcphải tập trung thống nhất, theo Ông, nếu quyền lực có phân ra các cơ quan nắm giữ các nhiệm vụ khácnhau, cũng phải coi các cơ quan đó là công cụ của chủ thể nhân dân và lệ thuộc vào chủ quyền nhân

Trang 6

dân Ảnh hưởng của tư tưởng J.Rutso đặc biệt mạnh mẽ trong thời kỳ Cách mạng Pháp Kể từ J.Rutso,hàng loạt hình thức hành động chính trị dân chủ được thể hiện và thực thi trong đời sống chính trịphương Tây và nhân loại (như: Tranh luận công khai, tiếp xúc giữa người ủy nhiệm và được ủy nhiệm,việc điều trần trước Quốc hội …).

Như vậy, tư tưởng chính trị ở phương tây thường gắn liền với pháp luật trong khi tư tưởng chính trịphương đông thường gắn liền với đạo đức Tư tưởng chính trị phương tây thường xuất phát từ “trạngthái tự nhiên” của con người, thường đề cao động lực “quyền lợi” của con người Chính trị học của giaicấp tư sản phương tây thường dựa trên cơ sở của chủ nghĩa cá nhân, tuyết đối hoá quyền lợi cá nhân

Tư tưởng chính trị của giai cấp tư sản so với tư tưởng chính trị của giai cấp phong kiến là một bước tiếnbộ trong việc giải phóng con người nhưng vẫn chưa đặt con người như là mục đích, tức là vẫn chưa thểgiải phóng đại đa số nhân dân lao động

Tuy nhiên, trong lịch sử tư tưởng chính trị của nhân loại, sự ra đời của tư tưởng chính trị Macxit là một cuộc cách mạng vĩ đại, lần đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người, một giai cấp bị áp

bức bóc lột, GCCN đã có một hệ tư tưởng cách mạng và khoa học là kim chỉ nam cho hành động củamình Trên thực tế Mác-Ănggghen đã xây dựng tư tưởng chính trị của mình khác về chất so với những

tư tưởng chính trị duy tâm trước đó Sự ra đời của tư tưởng chính trị của hai ông là bước ngoặc cáchmạng trong lịch sử tư tưởng chính trị nhân loại Với hai ông, chính trị lớn nhất là giải phóng conngười, mà muốn giải phóng con người thì phải giải quyết vấn đề giai cấp, phải giành lấy các nguồn lựcchính trị, đó là con đường giải phóng một cách khoa học và như vậy chủ nghĩa Mác chính là chủ nghĩanhân đạo hiện thực chứ không phải là chủ nghĩa nhân đạo trừu tượng chỉ dựa vào đạo đức và lòngthương người Trong quá trình đấu tranh, GCCN và nông dân, các dân tộc bị áp bức, tư tưởng chính trịMacxit đã trở thành ngọn cờ chủ đạo

Trên đây là những vấn đề cơ bản của các học thuyết chính trị thường đề cập đến và cũng là nhữngbài học kinh nghiệm mà chúng ta cần xét đến trong quá trình xây dựng hệ thống chính trị nói chung,xây dựng NNPQ XHCN nói riêng ở nước ta hiện nay

Ở Việt Nam ta, có thể nói tư tưởng về NNPQ của Đảng ta chỉ mới bắt đầu định hình từ Đại hội Đổimới - Đại hội VI (12/1986) Đây là Đại hội đổi mới về chất của Đảng CSVN về mọi mặt, trong đó cócả quan điểm về Nhà nước XHCN Báo cáo chính trị của Đại hội khẳng định: "Nhà nước ta là công cụcủa chế độ làm chủ tập thể XHCN Trong TKQĐ, đó là Nhà nước chuyên chính vô sản thực hiện chếđộ dân chủ XHCN Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chức năng của Nhà nước là thể chế hóa bằng pháp luậtquyền hạn, lợi ích, nghĩa vụ của nhân dân lao động và quản lí kinh tế, xã hội theo pháp luật " Ta thấyrằng, mặc dù Đảng vẫn xem Nhà nước ta là Nhà nước chuyên chính vô sản nhưng vè chức năng của nóđã được Đảng ta chỉ rõ là xây dựng pháp luật, quản lí xã hội và pháp luật đó phải "thể chế hóa quyềnhạn, lợi ích, nghĩa vụ của nhân dân", tức pháp luật phải là pháp luật dân chủ Tư tưởng về pháp quyềncủa Đảng được thể hiện trong Đại hội này là ở chỗ đó Tại Đại hội VI cũng đã nêu ra phương châm "lấydân làm gốc" và cơ chế "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" thể hiện chếư độ nhân dân lao độngtự quản lí Nhà nước của mình, coi trọng công tác vận động quần chúng, phát huy quyền làm chủ củanhân dân

Tiếp tục tư tưởng đó, tại Đại hội VII (06/1991), lần đầu tiên, khái niệm Nhà nước chuyên chính vôsản không còn đề cập đến nữa, mà thay vào đó là "xây dựng Nhà nước XHCN, Nhà nước của nhân dân,

do nhân dân, và vì nhân dân" và nền "dân chủ XHCN" Đây được xem là của tòan bộ tổ chức và hệthống chính trị của nước ta trong giai đọan mới Đảng ta cũng khẳng định Nhà nước là "tổ chức thựchiện và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, Nhà nước ta phải có đủ quyền lựcvà đủ khả năng định ra luật pháp và tổ chức quản lí mọi mặt đời sống xã hội bằng luật pháp Sửa đổi hệthống tổ chức Nhà nước, cải cách bộ máy hành chính, kiện tòan các cơ quan lập pháp để thực hiện cóhiệu quả chức năng quản lí Nhà nước" Đảng ta xác định: "Tiếp tục cải cách bộ máy hành chính theophương hướng: Nhà nước thực sự là của dân, do dân, vì dân Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật,dưới sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức và họat động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện thốngnhất quyền lực nhưng phân công, phân cấp rành mạch; bộ máy tinh giản, gọn nhẹ, và họat động có chấtlượng cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật quản lí" Đảng cũng khẳng định: "Nhànước Việt Nam thống nhất ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp với sự phân công rành mạch baquyền đó" Đây là lần đầu tiên các chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp được định danh đúng với

Trang 7

nó trong VK của đảng - các quyền Đây có thể được xem là những dấu hiệu đầu tiên trong việc xâydựng NNPQ của Đảng ta Và tại Hội nghị đại biểu tòan quốc giữa nhiệm kỳ, khóa VII (năm 1994) đãchính thức đưa vấn đề xây dựng NNPQ XHCN ở Việt Nam vào VK của Đảng Trong VK của Đảng tạiHội nghị này đã nêu ra nhiệm vụ: "Tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyềnViệt Nam Đó là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hộibằng pháp luật, đưa đất nước phát triển theo định hướng XHCN Nhà nước pháp quyền Việt Nam đượcxây dựng trên cơ sở tăng cường, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, lấy liên minh giữa GCCN vớinông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng ta lãnh đạo” Đây là lần đầu tiên trong VK củaĐảng chính thức nêu cụ thể, tòan diện những quan điểm, nguyên tắc, nội dung xây dựng NNPQ XHCNViệt Nam Từ đây, việc xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam trở thành chủ trương có tầm chiến lược, baotrùm tòan bộ tổ chức, họat động của Nhà nước trong những năm tiếp theo.

Tiếp tục phát triển quan điểm về NNPQ, tại Đại hội VIII (06/1996), Đảng ta tiếp tục đề ra phươnghướng, nhiệm vụ xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam Đảng khẳng định lại năm quan điểm và các nhiệmvụ xây dựng, kiện toàn bộ máy Nhà nước mà Đảng đã nêu ra trước đó: "Tăng cường pháp chế XHCN,xây dựng NNPQ Quản lí xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức" Đểxây dựng, kiện tòan bộ máy Nhà nước vững mạnh, trong sạch, có hiệu lực và hiệu quả, Đại hội cũng đãxác định cần thực hiện tốt các nhiệm vụ: đổi mới, nâng cao chất lượng công tác lập pháp và giám sát tốicao của Quốc hội đối với tòan bộ họat động của Nhà nước, cải cách hành chính Nhà nước, cải cách tổchức và họat động tư pháp, đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng

Không ngừng phát triển quan điểm về NNPQ, tại Đại hội IX (04/2001), nhận thức về NNPQ đãđược phát triển lên một tầm cao mới có tính đột phá về tư duy lí luận, là sự vận dụng sáng tạo họcthuyết NNPQ vào điều kiện Việt Nam VKĐH IX khẳng định: "Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thựchiện quyền làm chủ của nhân dân, là NNPQ của dân, do dân, vì dân Quyền lực Nhà nước là thốngnhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,hành pháp, tư pháp Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chứcvà mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật"

Thực hiện đường lối lãnh đạo của Đảng ta là xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam, thực hiện nhiệm vụcủa mình là hoàn thiện chức năng lập pháp, tám tháng sau Đại hội IX, tại kì họp thứ 10 của Quốc hộikhóa X (12/2001), Quốc hội đã thông qua việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong hành pháp năm 1992.Điều 2 của Hiến pháp được sửa đổi, bổ sung ghi nhận: "Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là Nhànước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tất cả quyền lực nhà nước thuộc vềnhân dân mà nền tảng là liên minh giữa GCCN với GCND và đội ngũ trí thức Quyền lực nhà nước làthống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lậppháp, hành pháp, tư pháp"

Tại Đại hội X (04/2006), trên cở sở tổng kết lí luận và thực tiễn của 20 năm đổi mới, Đảng CSVN đãkhẳng định những yếu tố hợp thành xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng, trong đó có yếu tố xâydựng NNPQ XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Đảng ta khẳngđịnh: " Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN Việt Nam"

Trong giai đọan hiện nay, xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam ngày càng trở thành yêu cầu mang tínhtính tất yếu thời đại Xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng ta là một quá trìnhtất yếu phù hợp với lịch sử và khách quan của điều kiện Việt Nam Ngay từ khi ra đời Nhà nước ta đãmang yếu tố hợp hiến, hợp pháp và dân chủ-những nhân tố không thể thiếu của NNPQ Công cuộc Đổimới trong giai đọan hiện nay với việc xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo địnhhướng XHCN và việc tăng cường hợp tác, hội nhập quốc tế, "đưa đất nước vươn mình ra biển lớn" đòihỏi chúng ta càng phải xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN Việt Nam

Phương hướng nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện

nay, Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã chỉ rõ: “Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền

XHCN, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước làthống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành phápvà tư pháp Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bảnpháp luật Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt độngvà quyết định của các cơ quan công quyền

Trang 8

Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội Hoàn thiện cơ chế bầu cử nhằm nâng cao chấtlượng đại biểu Quốc hội; tăng hợp lý số lượng đại biểu chuyên trách, phát huy tốt hơn vai trò của đạibiểu và đoàn đại biểu Quốc hội Tổ chức lại một số Uỷ ban của Quốc hội; nâng cao chất lượng hoạtđộng của Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội Đổi mới hơn nữa quy trình xây dựng luật,giảm mạnh việc ban hành pháp lệnh Thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quyết định các vấn đề quan trọng củađất nước và chức năng giám sát tối cao

Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựnghệ thống cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại Luật hoá cơ cấu, tổ chức của Chính phủ;tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, bảo đảm tinh gọn và hợp lý Phân cấp mạnh, giao quyền chủđộng hơn nữa cho chính quyền địa phương, nhất là trong việc quyết định về ngân sách, tài chính, đầu

tư, nguồn nhân lực, thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Trung ương

Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý,quyền con người Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 Cải cách tưpháp khẩn trương, đồng bộ; lấy cải cách hoạt động xét xử làm trọng tâm; thực hiện cơ chế công tố gắnvới hoạt động điều tra Xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lậppháp, hành pháp và tư pháp

Nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân, bảo đảm quyền tự chủ vàtự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp Phát huy vai trò giámsát của hội đồng nhân dân Tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, phân định lại thẩm quyền đối vớichính quyền ở nông thôn, đô thị, hải đảo

Thực hiện các giải pháp nhằm chấn chỉnh bộ máy và quy chế hoạt động của cơ quan, cán bộ, côngchức Cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức và đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu nâng cao chất lượng cảvề năng lực và phẩm chất đạo đức Thực hiện chế độ trách nhiệm trong đề cử, bổ nhiệm chức vụ lãnhđạo theo hướng cấp trưởng giới thiệu cấp phó, cấp sử dụng trực tiếp giới thiệu để cấp có thẩm quyềnxem xét, quyết định Có cơ chế kịp thời đưa ra khỏi bộ máy nhà nước những công chức không xứngđáng, kém phẩm chất và năng lực”

Tóm lại: Khi nghiên cứu tư tưởng chính trị của các thời đại lịch sử phương Tây, chúng ta không

được quên tính giai cấp của nó, mặt khác không vì thế mà phủ nhận toàn bộ nội dung, tri thức kháchquan trong các học thuyết chính trị mà phải biết chọn lọc, rút ra những cái giá trị để kế thừa, làm giàutri thức của mình, kể cả đối với tư tưởng chính trị tư sản hiện đại

Việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCNVN thực sự vững mạnh đồng thời nâng cao hiệu quả vàchất lượng lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước đã trở một đòi hỏi bức thiết của cuộc sống, của sựnghiệp đổi mới, sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta vì chỉ có xây dựng nhà nước pháp quyền đủ mạnhmới có thể bảo vệ và phát huy những thành quả trong quá trình đổi mới về mọi mặt (chính trị, kinhtế,văn hoá, quan hệ quốc tế…), mới có đủ khả năng giải quyết vấn đề mới nảy sinh do mặt trái của cơchế thị trường, của kinh tế nhiều thành phần mang lại, và mới có khả năng đương đầu và đập tan chiếnlược “diễn biến hoà bình” mà các thế lực chống đối đang ráo riết tiến hành

Muốn thế, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta cùng nhau ra sức xây dựng nhà nước Cộng hòaXHCN Việt Nam là nhà nước “của dân, do dân và vì dân”, “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhândân”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức phải vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trungthành của nhân dân, vừa “Hồng”, vừa “Chuyên”, mà trước hết, mỗi cán bộ, công chức hàng giờ, hàngngày phải ra sức phấn đấu học tập, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức HCM./

Câu 3: Từ lý luận về quyền lực chính trị, đồng chí hãy nêu những giải pháp cơ bản để phát huy quyền lực chính trị của nhân dân lao động ở nước ta hiện nay?

Bài làm:

Chính trị học là khoa học về đấu tranh cho quyền lực, là khoa học về giành, giữ và thực thi quyềnlực trong xã hội có giai cấp Quyền lực chính trị là vấn đề trung tâm của mọi cuộc đấu tranh giai cấp,mục tiêu trực tiếp của mọi chủ thể chính trị Không nắm lấy được quyền lực chính trị thì lợi ích của giaicấp hay dân tộc không thể nào thực hiện được Song quyền lực chính trị chỉ xuất hiện và tồn tại khi xãhội có sự phân chia giai cấp, còn quyền lực đã xuất hiện cùng với loài người được tổ chức thành xã hội

Trang 9

và sẽ tồn tại cùng với đời sống xã hội.

Quan niệm về quyền lực, ngay từ thời cổ đại, trong tác phẩm “Chính trị Aten”, Arixtốt đã nghiêncứu vấn đề quyền lực và xem xét những đặc điểm cơ bản của nó; theo Ông, quyền lực không chỉ là cáivốn có của mọi sự vật biết cảm giác, mà của cả giới tự nhiên vô cơ Trong thời trung cổ, các nhà thầnhọc đưa “quyền lực thượng đế” lên vị trí hàng đầu; họ xem loài người chỉ là cái phát sinh từ quyền lựcthượng đế Các nhà không tưởng và các nhà bách khoa thời phục hưng đã đặt vấn đề lật đổ quyền lực

PK để xác lập quyền lực tư sản là nhiệm vụ trung tâm của lực lượng dang lên đương đại (GCTS) Cònngày nay, quyền lực bao gồm quyền và lực, quyền lực chính là sức mạnh bắt người khác phải phụctùng Theo quan điểm chính trị học từ lập trường triết học xã hội, đặc biệt triết học DVBC, cho thấy:Quyền lực là phạm trù rút ra từ hoạt động của con người, từ các quan hệ của họ khi xuất hiện giai cấpvà nhà nước Quyền lực hiểu theo một cơ cấu xã hội, nó thuộc về quyền lực xã hội, bao gồm rất nhiều

“nhánh” khác nhau xuất phát từ tính đa dạng của các quan hệ xã hội

Nhưng sự hiện diện của quyền lực không phải lúc nào cũng nằm trong tay của một thế lực Nó có sựổn định, cũng có sự đảo lộn trật tự Vì vậy việc tìm cách để thủ đắc quyền lực chính trị là vấn đề lôicuốn mọi cá nhân và thể chế Thực tế lịch sử cũng cho thấy rằng, xung đột quyền lực là một hiện tượngkhách quan và phổ biến Không phải mọi hiện tượng xung đột quyền lực đề có nghĩa tiêu cực đối với sựphát triển Khái quát thực tiễn lịch sử xã hội loài người từ khi phân chia thành giai cấp đến nay, CNMác-Lênin rút ra kết luận: Đấu tranh giai cấp là một trong những nguyên nhân, nguồn gốc, động lựcphát triển của xã hội có đối kháng giai cấp Ở đây, đấu tranh giai cấp là một trường hợp điển hình củaxung đột quyền lực trong mối quan hệ giữa các giai cấp Sự xung đột quyền lực đó đóng vai trò độnglực phát triển xã hội, nghĩa là nó mang ý nghĩa tích cực

Nhận thức trên là căn cứ nghiên cứu quyền lực chính trị Vậy quyền lực chính trị chính là quyền lựccủa một hay của liên minh giai cấp, tập đoàn xã hội hoặc của nhân dân (trong điều kiện của CNXH), nónói lên “Khả năng của một giai cấp thực hiện lợi ích của mình (C/Mác) Hay “Quyền lực chính trị làbạo lực có tổ chức của giai cấp để đàn áp giai cấp khác” (Ph.Ăngghen) Với khái niệm này, ta thấy rằngquyền lực chính trị luôn gắn liền với giai cấp, gắn liền với bản chất nhà nước Còn quyền lực chính trịcủa nhân dân lao động là quyền quyết định của toàn dân đối với quyền lực nhà nước mà thực chất làcủa bộ phận trung tâm trong nhân dân, bộ phận thống trị trong kinh tế Và trong CNXH thì quyền lựcchính trị cơ bản thuộc về nhân dân lao động

Quyền lực chính trị ra đời gắn liền với sự xuất hiện của các giai cấp trong xã hội, nhưng các chế độxã hội có bản chất khác nhau thì quyền lực chính trị cũng sẽ hiểu khác nhau Song, dù chế độ xã hội

nào thì quyền lực chính trị cũng biểu hiện trên các đặc điểm cơ bản sau: Một là quyền lực chính trị bao

giờ cũng mang tính giai cấp Hình thức tổ chức quyền lực chính trị có thể là thế chế chính trị chỉ mộtgiai cấp hoặc của sự liên minh giữa các giai cấp hay của nhân dân Nhưng thực chất của quyền lực đó

bao giờ cũng thuộc về một giai cấp nhất định, giai cấp thực thụ cầm quyền (đây là đặc điểm hết sức

khác nhau giữa quyền lực chính trị và quyền lực xã hội); Hai là quyền lực chính trị biểu hiện ra bên

ngoài là thống nhất nhưng trong quan hệ nội tại thường hàm chứa sự khác biệt và thậm chí chứa đựng

mâu thuẫn đối kháng; Ba là sức mạnh của quyền lực chính trị là sức mạnh của giai cấp.

Quyền lực chính trị tiêu biểu tập trung ở quyền lực nhà nước Quyền lực nhà nước là quyền lực củagiai cấp thống trị (giai cấp cầm quyền) Là một bộ phận quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước cũngmang đầy đủ tính chất và đặc trưng của quyền lực chính trị Nhà nước không chỉ biểu hiện tập trung vàmạnh mẽ nhất, quyền lực của giai cấp cầm quyền mà còn nhân danh quyền lực công, quyền lực xã hộiđối với mọi giai cấp và tầng lớp khác Ngoài ra, quyền lực nhà nước cũng có tính đặc thù riêng và vớichức năng thống trị giai cấp và chức năng xã hội

Ngày nay, hình thức biểu hiện của quyền lực chính trị được biểu hiện ở hai hình thức: Một là, tuyệtđại bộ phận các nước tư bản, hình thức biểu hiện của quyền lực chính trị được tổ chức theo kiểu phânlập quyền lực, gắn với chế độ đa đảng đối lập, đa nguyên chính trị Hai là, các nước XHCN và một sốnước tư bản, hình thức biểu hiện của quyền lực chính trị lại được tổ chức theo kiểu tập trung thốngnhất, gắn liền với chế độ nhất nguyên chính trị

Qua nghiên cứu chính trị học ta thấy, trong các chế độ có bản chất chính trị - xã hội khác nhau thìnội dung quyền lực chính trị cũng biểu hiện khác nhau vì cơ sở xuất phát của quyền lực chính trị là xuấtphát từ nền tảng chế độ kinh tế-xã hội và xuất phát từ lợi ích giai cấp và bảo vệ giai cấp

Trang 10

Trong chế độ TBCN, sau khi lật đổ chế độ phong kiến thiết lập nên nhà nước tư sản của GCTS VềPTSX có tiến bộ hơn trước tuy nhiên PTSX TBCN là bóc lột giá trị thặng dư do QHSX dựa trên cơ sởchiếm hữu tư nhân TBCN về TLSX Do GCTS chiếm giữ TLSX nên GCTS nắm quyền lực chính trị.Vì thế trong chế độ TBCN quyền lực chính trị không thuộc về nhân dân lao động Đặc biệt để duy trìbản chất bóc lột, CNTB sử dụng quyền lực chính trị bảo vệ GCTS là thiểu số và trấn áp đa số nhân dânlao động Vậy trong chủ nghĩa TB quyền lực chính trị thuộc vê một số ít người (giai cấp tư sản) chứkhông thuộc về đa số nhân dân lao động Quan niệm quyền lực chính trị ”thuộc về nhân dân lao động “đã xuất hiện từ thời cổ đại và được tuyên bố, ghi nhận một cách phổ biến trong hiến pháp của các nướccộng hoà dân chủ tư sản nhưng trên thực tế cũng chỉ là hình thức rất hạn chế.

Xét chung cho các chế độ xã hội có giai cấp đối kháng thì giai cấp bóc lột không ngừng củng cố vàxây dựng quyền lực nhà nước để quyền lực nhà nước có đầy đủ sức mạnh trấn áp các giai cấp khác Dovậy, trong các chế độ xã hội có giai cấp đối kháng, quyền lực chính trị cơ bản thuộc về giai cấp bóc lột,còn nhân dân lao động về cơ bản không nắm được quyền lực chính trị

Khác với các chế độ XH nói trên, trong CHXH xét về mặt lợi ích thì quyền lực chính trị cơ bảnthuộc về GCCN, GCND, tầng lớp trí thức (hay nói khái quát là thuộc về nhân dân lao động) vì nó xuất

phát từ hai cơ sở : Một là xuất phát từ bản thân của chế độ XHCN mà nét đặc trưng nhất là chế độ công

hữu về tư liệu sản xuất,nhân dân lao động là người nắm giữ TLSX chủ yếu nên nắm quyền lực kinh tế,

chính trị, văn hoá, xã hội từ đó nắm được quyền lực nhà nước làm công cụ xây dựng xã hội mới; Hai là

xuất phát từ lợi ích của giai cấp cầm quyền GCCN là giai cấp cầm quyền; lợi ích của GCCN trong chếđộ XHCN là cơ bản thống nhất với lợi ích của nhân dân lao động

Tóm lại, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân lao động, chỉ thực sự có được khi xuất hiện cơ sởkhách quan cho sự thống nhất giữa tính giai cấp và tính nhân dân Nhà nước trong các chế độ bóc lộtdựa trên sự thống trị của chế độ sở hữu tư nhân, giai cấp cầm quyền bao giờ cũng là giai cấp bóc lột,một giai cấp có lợi ích căn bản đối lập với lợi ích của nhân dân lao động Hơn nữa trong xã hội dựa trênchế độ sở hữu tư nhân không có sự bình đẳng về kinh tế do đó không thể có sự bình đẳng về chính trị-xã hội Đặc biệt trong xã hội TBCN ngày nay, giai cấp tư sản nắm toàn bộ tư liệu sản xuất hình nênnhững công ty độc quyền, đa quốc gia, xuyên quốc gia chi phối nền kinh tế thế giới thì càng chứngminh rõ ràng quyền lực chính trị thuộc về giai cấp tư sản chứ không phải thuộc về nhân dân lao động.Quyền lực chính trị của nhân dân lao động là quyền quyết định của toàn dân đối với quyền lực nhànước mà thực chất là của bộ phận trung tâm trong nhân dân, bộ phận thống trị trong kinh tế Trong lịchsử, có ba thể chế chính trị thực thi quyền lực của nhân dân, đó là: Thể chế chính trị dân chủ Athens cổđại; thể chế chính trị dân chủ TBCN và thể chế chính trị dân chủ XHCN Ở từng loại thể chế đó, quyềnlực chính trị của nhân dân mang tính đặc trưng Dưới chế độ xã hội XHCN nói chung, ở nước ta nóiriêng toàn bộ quyền lực chính trị, cơ bản nhất là quyền lực của nhà nước đều thuộc về nhân dân

Kế thừa và phát huy về “quyền lực chính trị”, Hồ Chí Minh xác định, nhiệm vụ của cách mạng ở'Việt Nam trước hết là giành được chính quyền vào tay nhân dân Chỉ khi nào giành được chính quyềnvào tay mình, nhân dân mới có được quyền lực chính trị Và sau khi ngành được chính quyền, quyềnlực đều thuộc về nhân dân, Người viết: ''Trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của chúng ta, tất cảmọi quyền lực đều là của nhân dân, tức là của các giai cấp công, nông, tiểu tư sản và tư sản dân tộc''.Theo Người, nhân dân ở đây được xác định là toàn thể những người dân yêu nước không phân biệt giaicấp Người chỉ rõ: ''Nhân dân là bốn giai cấp công, nông, tiểu tư sản, tư sản dân tộc và những phần tửkhác yêu nưởc'' Nhân dân trong quan niệm của Hồ Chí Minh bao gồm nhiều giai cấp, tầng lớp khácnhau, kể cả các giai cấp tư sản, Khẳng định mọi quyền lực trong Nhà nước ta là của nhân đân có nghĩalà quyền lực đó phải là của tất cả các thành phần dân chúng khác nhau trong xã hội, chỉ trừ bọn phảnquốc, hại dân Như vậy, theo cách nhìn nhận của Hồ Chí Minh, lực lượng người chủ quyền lực của Nhànước ta là rất rộng Nó không chỉ bó hẹp là quyền lực của giai cấp công nhân, nông dân và những ngườidân lao động mà của đông đảo các giai cấp, tầng lớp khác nhau có tinh thần yêu nước

Quyền lực chính trị của NDLĐ của nước ta với nội dung rất phong phú và được đặt dưới sự lãnh đạocủa Đảng CSVN Chúng ta, có thể xem xét trên các quyền cơ bản sau:

Một là, quyền tổ chức quyền lực nhà nước Nhân dân thông qua ý chí chung lập ra Hiến pháp và

bầu ra QH HP quy định những nguyên tắc cơ bản, kết cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của quyềnlực nhà nước và từng cơ quan quyền lực nhà nước QH là cơ quan quyền lực cao nhất có quyền lập

Trang 11

Hiến và lập pháp Toàn bộ việc tổ chức quyền lực nhà nước từ TW đến địa phương và từng cơ sở đềuđược quy định bởi pháp luật do nhân dân lập ra.

Hai là, quyền lãnh đạo quyền lực nhà nước Nhân dân tổ chức ra quyền lực nhà nước nên phải

thực hiện sự lãnh đạo đối với quyền lực đó Để sự lãnh đạo tập trung và thống nhất , nhân dân traoquyền lãnh đạo nhà nước cho đội tiên phong của giai cấp và dân tộc; đội tiên phong đó chính là ĐảngCSVN Nhưng để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng luôn đúng ý nghuyện của mình, nhân dân không chỉtham gia vào quá trình hình thành đường lối, chủ trương mà còn phải thực hiện quyền phản biện vàgiám sát đối với hoạt động lãnh đạo của Đảng, nhà nước, giám sát đối với mọi cán bộ đảng viên vàcông chức nhà nước

Ba là, quyền quản lý quyền lực nhà nước Để đại biểu cho mọi tổ chức và hoạt động của nhà nước

luôn xuất phát từ và vì lợi ích chung Thông qua các tổ chức đại diện, các đại biểu do mình bầu ra vàqua các tổ chức chính trị-xã hội và bằng quyền làm chủ trực tiếp của mình, nhân dân phải thực hiệnquyền giám sát, kiểm tra, kiểm soát việc các cơ quan nhà nước sử dụng quyền lực mà mình ủy thác đểkịp thời điều chỉnh, uốn nắn khi phát hiện có những biểu hiện lệch lạc Đồng thời, thông qua sự tácđộng của xã hội công dân, nhân dân buộc nhà nước phải luôn phục tùng chủ quyền tối thượng củamình

Bốn là, quyền phán quyết và tự quyết, Tuy thông qua các đạo luật, các quyết nghị của cơ quan

quyền lực của mình, nhân dân ủy nhiệm quyền quản lý, điều hành công việc thường xuyên của đấtnước cho các cơ quan nhà nước Song, đối với những vấn đề lớn có liên quan đến sự hưng suy của quốcgia dân tộc phải do toàn thể nhân dân trực tiếp phán quyết thông qua các cuộc trưng cầu dân ý Đối vớinhững việc liên quan trực tiếp đến từng bộ phận dan cư, là vấn đề chính yếu của bộ phận nhân dân đóthì chỉ có họ mới có quyền tự quyết cho chính mình Không một ai có thể thay thế quyền phán quyết vàquyền tự quyết này của nhân dân khi chưa được nha ủy thác

Năm là, quyền chấp hành nhà nước Nhà nước thực thi quyền lực của nhân dân đã trao cho nên

mỗi người dân đều có quyền tuân thủ quyền lực nhà nước mà không một ai có quyền cản trở Bời vì,chấp hành quyền của mọi người đã trao là chấp hành chính mình mà không chấp hành một ai, cả khimỗi người là thành viên của tất cả Hơn nữa, làm tròn nghĩa vụ với nhà nước còn chính là quyền lợi củamỗi người dân

Sáu là, quyền thực hiện quyền công dân Là công dân của nhà nước, nhân dân có quyền được đề

cử, ứng cử, bầu cử người thay mặt mình và quyền được ứng cử, được bầu cử hay bổ nhiệm vào cácchức vụ của cơ quan nhà nước; quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, hoihọp …; quyền chất vấn cán bộ, công chức nhà nước và quyền được nhà nước phải đáp ứng những điềukiện vật chất và tinh thần đại biểu cho yêu cầu tồn tại, phát triển của một công dân … Đồng thời thôngqua ý chí chung, nhân dân còn có quyền bãi miễn đại biểu và cơ quan nhà nước do mình bầu ra một khiđại biểu và cơ quan nhà nước đó không còn xứng đáng là đại biểu chân chính của nhân dân nữa

Bảy là, quyền được thụ hưởng quyền con người Là con người, mỗi người dân đề có những quyền

thiêng liêng bất khả xâm phạm là quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc Nhà nướcphải tôn trọng, công nhận quyền tự tổ chức cuộc sống, tự lựa chọn những giá trị, nghề nghiệp, côngviệc, nơi ở và làm việc Nhà nước có nghĩa vụ bảo vệ danh dự và phẩm giá, lợi ích và sự nghiệp, tínhmạng và tài sản của mỗi con người; đồng thời, còn phục vụ các phúc lợi xã hội và dịch vụ công ích …vì cuộc sống của mỗi người và sự phát triển của con người

Như vậy, ở nước ta quyền lực chính trị của NDLĐ là quyền của toàn dân và của từng công dân thựchiện ý chí lợi ích của mình thông qua quyền lực nhà nước trên lập trường của GCCN, phù hợp với lợiích quốc gia dân tộc

Trong giai đoạn hiện nay, việc thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân thông qua cơ chế và hệthống chính trị ở nước ta đã đạt được một số thành tựu như: đã từng bước xây dựng mối khối đại đoànkết dân tộc, xóa bỏ dần những mặc cảm do chiến tranh để lại, giữ vững chính quyền nhân dân trên cơsở đổi mới, bảo đảm vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng, dân chủ hóa một bước trong đời sống xã hội.Bên cạnh đó, việc thực hiện cơ chế quyền lực chính trị cũng còn một số hạn chế về năng lực và hiệuquả lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lỳ và điều hành của Nhà nước, kết quả hoạt động của các tổ chứcchính trị xã hội chưa ngang tầm với tình hình nhiệm vụ mới Bộ máy Đảng, Nhà nước và đoàn thể cònchậm sắp xếp, còn có các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, vi phạm quyền dân chủ … Việc tổ chức cho

Trang 12

nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể và góp ý cho cán bộ, đảng viên ở không ítnơi tiến hành một cách hình thức, số lượng và thành phần tham gia góp ý chưa nhiều Đội ngũ cán bộchủ chốt chưa thực hiện đều đặn việc đối thoại trực tiếp, tự kiểm điểm trước dân và nghe dân góp ý phêbình xây dựng Chế độ tự phê bình chưa được thực hiện rộng rãi, chưa trở thành nền nếp ở cơ sở.Hiện nay, để phát huy quyền lực chính trị thuộc về nhân dân lao động, đảng ta khảng định: “Dân chủxã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân Nhà nước đại diện quyền làm chủ củanhân dân, đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối chính trị của Đảng Mọi đường lối, chính sáchcủa Đảng và pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân”và “Xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên và công chức phải thực sự là công bộccủa nhân dân Xác định các hình thức tổ chức và có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền dân chủ trêncác lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội Đề cao trách nhiệm của các tổ chức Đảng, Nhà nước đốivới nhân dân Bộ máy nhà nước, các thiết chế khác trong hệ thống chính trị có nhiệm vụ đề xuất ý kiếnvới Đảng trong quá trình xây dựng, hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng”.Tuy nhiên, để hiện thực hóa điều đó đòi hỏi phải giải quyết hàng loát các vấn đề, trong đó xét từ sựlãnh đạo của ĐCSVN hiện nay, ít nhất phải tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản sau:

Một là, để đảm đương vai trò lãnh đạo xã hội, vai trò cầm quyền trong chế độ dân chủ, Đảng phải

thật sự là lực lượng đại diện cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc, thời đại (Lê-nin) hay là ''độitiên phong dũng cảm và bộ tham mưu sáng suốt của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động và của cảdân tộc”, như vậy, nhiệm vụ đầu tiên cần đặc biệt lưu tâm là nâng cao trình độ trí tuệ, tư duy lý luậncủa Đảng Vấn đề này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, bởi chỉ có Đảng nào được vũ trang bằng lý luậntiên phong của một giai cấp tiên phong thì mới làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong trong thực tế Ở đây

có nhiều nội dung, nhưng điều cấp thiết nhất hiện nay là các loại vấn đề sau: Thứ nhất, nhận thức và

xử lý đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa bản chất giai cấp và vai trò lực lượng đại diện cho lợi íchcủa giai cấp công nhân, nhân dân lao động và lợi ích của cả dân tộc của ĐCSVN Đảng phải lãnh đạoxã hội theo lập trường giai cấp công nhân, nhưng phải vì lơi ích của nhân dân, sống trong sự đùm bọc,

chở che của nhân dân, của dân tộc thì mới trường tồn Thứ hai, cụ thể hóa thành những nội dung có

tính thể chế và cơ chế để thực hiện đúng đắn nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng Chỉ có thể dựavào những quy định có tính thể chế và thông qua cơ chế rõ ràng mới kịp thời phát hiện được những cánhân, tập thể, dùng quyền áp đặt những quyết định ảnh hưởng tiêu cực cho tập thể, cho đất nước Đồngthời phải thực hiện một cách thực tế, hiệu quả hơn nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong Đảng

Hai là, lãnh đạo xã hội, lãnh đạo chính quyền trong thể chế dân chủ, một mặt, Đảng phải định

hướng cho sự phát triển của đất nước, xã hội bằng những quyết sách chính trị đúng đắn, có tính khả thi,mặt khác, phải thông qua công tác tổ chức và công tác cán bộ để xây dựng hệ thống chính trị nói chungvà bộ máy nhà nước nói riêng vững mạnh

Một hệ thống chính trị vững mạnh, có hiệu quả là thước đo phản ánh tính chất và trạng thái của chếđộ chính trị Trên cơ sở phương pháp phân tích hệ thống có thể thấy, sức mạnh, chất lượng và hiệu quảcủa hệ thống chính trị ở nước ta không chỉ phụ thuộc vào chất lượng và hiệu quả của từng thành tố(Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội), mà còn phụ thuộc rất nhiều vào việc giải quyết mốiquan hệ giữa các thành tố đó trên cơ sở phân định rõ chức năng, thẩm quyền giữa các tổ chức nói trên.Vấn đề đặt ra là làm sao vừa đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của cả hệ thống, vừa đảm bảo phát huytính độc lập tương đối của các thành tố, trong đó quan trọng nhất ở nước ta hiện nay là thẩm quyền,chức năng và trách nhiệm của bộ máy nhà nước

Với tư cách là trụ cột của hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước mạnh, hoạt động có hiệu quả là tiêuchí phản ánh tập trung sức mạnh và hiệu quả của cả hệ thống Trong điều kiện hiện nay, đó là Nhà nướcpháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân Nhà nước đó tương thích với đặc trưng của nền kinh tế thịtrường định hướng XHCN, vừa đảm đương tốt vai trò định hướng, điều tiết nền kinh tế thị trường, vừalà cộng sự tích cực để kinh tế thị trường phát triển, đủ sức hội nhập quốc tế

Nội dung xây dựng Nhà nước, củng cố, nâng cao hiệu lực của bộ máy nhà nước là rất phong phú,nhưng điểm mấu chốt hiện nay là cơ chế tuyển chọn và sử dụng một đội ngũ công chức trong bộ máynhà nước thật sự có tài năng, có phẩm chất và được quyết định trên cơ sở sự đồng thuận của Đảng vàcủa nhân dân Trên cơ sở đội ngũ công chức có phẩm chất và năng lực; xác lập, phân định rõ ràng chức

Trang 13

năng, thẩm quyền của từng tổ chức trong bộ máy và từng vị trí công việc cụ thể trong bộ máy đó, tiếnhành bố trí công việc phù hợp cho mỗi người và có cơ chế, chế tài kiểm tra, thẩm định đúng, xử lý(khen thưởng và kỷ luật) kịp thời, thỏa đáng, nghiêm lệnh đối với mọi tổ chức, mọi cá nhân.

Ba là, khi đã xem dân chủ XHCN là mục tiêu, động lực của CNXH ở nước ta hiện nay thì việc bảo

đảm và phát huy dân chủ trong hệ thống chính trị, trong xã hội là một trong những yêu cầu cấp thiết.Đương nhiên, đây là một quá trình không ngừng hoàn thiện cả về nhận thức lẩn tổ chức thực hiện, vớinỗ lực từ phía lãnh đạo, quản lý lẫn từ phía nhân dân

Sức mạnh của đất nước, của dân tộc là sức mạnh của toàn dân, của chế độ Phương thức và conđường để tạo dựng và phát huy sức mạnh đó chính là sự đồng thuận, sự kết hợp thống nhất giữa ''ýĐảng'' và ''lòng dân''

Trong điều kiện một Đảng cầm quyền, dân chủ trong xã hội chỉ được đảm bảo thực thi có hiệu quảkhi trước hết phải thực hành dân chủ trong Đảng Trong xã hội, lúc này, có thể xem việc thực hiện Quychế dân chủ ở cơ sở là khâu đột phá để hoàn thiện nền dân chủ XHCN ở nước ta

Chỉ khi nào quần chúng nhân dân lao động ở nước ta cảm nhận được những giá trị đích thực của nềndân chủ XHCN dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN mang lại cho họ thì lúc đó dân chủ XHCN, nguyên tắcquyền lực thuộc về nhân dân lao động mới trở thành hành động chung của toàn xã hội, từng bước đượchiện thực hóa

Tóm lại, chúng ta đã và đang sống trong chế độ XHCN, nhiệm vụ của chúng ta là phát huy quyền

lực chính trị của nhân dân lao động, để đảm bảo vững chắc cho việc củng cố và đổi mới hệ thống chínhtrị ở nước ta hiện nay Muốn vậy chúng ta cần ra sức quán triệt tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng vàthực hiện có hiệu quả di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh : “Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích

đều vì dân” Và Người đã từng nói: ''Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân Trong thế giới,

không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân Trong xã hội không có gì tốt đẹp vẻ vangbằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân''

Câu 4: Vận dụng quan điểm của CN Mác-Lênin về mối quan hệ giữa chính trị với kinh tế để

phân tích luận điểm sau: “Không có một lập trường chính trị đúng đắn thì một giai cấp nhất định

nào đó không thể giữ sự thống nhất của mình và do đó, cũng không thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình trong lĩnh vực sản xuất”

Bài làm:

Chính trị và kinh tế là hai lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội có Nhà nước Vai trò lãnh đạocủa chính trị đối với kinh tế là một vấn đề mà mọi chủ thể kinh tế và chính trị đều quan tâm Mối quanhệ giữa chúng tác động trực tiếp đến quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài từ khi có sự phân chiagiai cấp nói chung và của từng quốc gia dân tộc nói riêng Vì vậy, việc hình thành những quan điểmđúng đắn về chính trị và kinh tế, xử lý tốt mối quan hệ giữa chúng là vấn đề sống còn của một chế độxã hội Trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, chúng ta không thể ho nghiên cứu vấn đề chính trịvới kinh tế

Nói đến sự tác động của chính trị đến kinh tế, Lênin cho rằng: “không có lập trường chính trị đúngđắn thì một giai cấp nhất định nào đó không thể giữ được sự thống trị của mình và do đó cũng không

thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình trong lĩnh vực sản xuất” Để có quan điểm đúng đắn, xử lý tốt

mối quan hệ giữa chính trị với kinh tế trong quá trình xây dựng đất nước, giữ vững định hướng XHCNtrong quá trình phát triển kinh tế, chúng ta hãy phân tích làm rõ luận điểm trên

Theo Chính trị học, Chính trị được quan niệm là những công việc nhà nước hay xã hội Phạm vi hoạtđộng gắn với những quan hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc và các nhóm xã hội khác nhau mà hạt

nhân của nó là vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước Về thực chất, chính trị là quan hệ về

lợi ích (trước hết và cơ bản là lợi ích kinh tế) giữa các giai cấp, các lực lượng XH, các quốc gia, dân tộcmà việc thực hiện lợi ích đó phải thông qua quyền lực nhà nước Trong chính trị, vấn đề quyền lựcchính trị (mà trọng tâm là quyền lực nhà nước) luôn là mục tiêu của các giai cấp Khi nắm được quyềnlực chính trị, quyền lực nhà nước tức là nắm được công cụ cơ bản nhất để giải quyết các vấn đề lợi íchcủa các giai cấp Do vậy, xét từ góc độ quan hệ với kinh tế thì vấn đề chính trị thực chất cũng chính làvấn đề kinh tế bởi vì giải quyết vấn đề quyền lực chính trị sẽ trực tiếp tác động đến động lực của sựphát triển kinh tế Mác, Lênin đã rút ra kết luận: Quan hệ chính trị xét về bản chất là do quan hệ kinh tế,

Trang 14

chính sự ra đời và tồn tại của giai cấp, chính nhu cầu của các giai cấp quyết định nội dung của các lợiích chính trị.

Còn về kinh tế, được hiểu là toàn bộ các lĩnh vực, các ngành khác nhau của một nền kinh tế quốcdân, mà cơ sở của nó là các quan hệ cơ bản: Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức vàquản lý lao động XH, quan hệ phân phối sản phẩm làm ra Phạm vi kinh tế là cơ sở cần thiết và sâu xanhất của xã hội loài người, gần như toàn bộ các mối quan hệ khác trong xã hội đều được quy định bởilĩnh vực kinh tế, vì vậy nó quyết định chế độ chính trị và quyết định quyền lực nhà nước

Thực chất vấn đề chính trị với kinh tế, về cơ bản, đã được V.I.Lênin khái quát thành hai luận điểmnang tính kinh tế như sau:

Một: Vai trò quyết định của kinh tế đối với chính trị Kinh tế là nền tảng của chính trị, kinh tế

bao giờ cũng quyết định chính trị và điều này được khẳng định hoàn toàn trong lý luận cũng như trong

thực tiễn Về mặt lý luận, theo CN Mác-Lênin thì CSHT quy định cấu trúc, tính chất của KTTT và

TTXH quyết định YTXH Kinh tế là nhân tố cơ bản thuộc CSHT, trong khi chính trị là nhân tố chủ yếucủa KTTT, vì vậy các quan hệ kinh tế quy định các quan hệ chính trị Về mặt thực tiễn: Ở hình tháikinh tế xã hội CHNL thì với QHSX của chế độ CHNL, thể chế chính trị thuộc về giai cấp chủ nô, ởhình thái kinh tế xã hội TBCN thì với QHSX của chế độ TBCH, thể chế chính trị thuộc về GCTS ởCNXH thì thể chế chính trị thuộc về GCCN

Kinh tế thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của chính trị, thậm chí một vấn đề kinh tế không lớn nhưngcó thể trở thành một vấn đề chính trị phức tạp, có thể làm đảo lộn đời sống chính trị, xã hội Lực lượngnào, giai cấp nào nắm kinh tế thì lực lượng đó, giai cấp đó nắm quyền lực chính trị, chi phối đời sốngxã hội Ngược lại, nếu một giai cấp, lực lượng xã hội đã làm chủ về quyền lực chính trị mà không xâydựng và giữ được địa vị chủ đạo về kinh tế thì sớm muộn cũng sẽ không thể duy trì được quyền lựcchính trị Chính vì vậy, Lênin viết “Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế” Luận điểm này chỉ

rõ nguồn gốc chính trị là từ kinh tế, chính trị chỉ hình thành tồn tại và phát triển trên cơ sở đòi hỏikhách quan bởi sự phát triển kinh tế Từ thực trạng kinh tế, kết cấu giai cấp xã hội, mà hình thành nênmột chế độ tương ứng Nền chính trị của một nước bao giờ cũng là sản phẩm trực tiếp của khuynhhướng kinh tế chủ đạo, QHSX thống trị Tính quy định của kinh tế đối với chính trị còn thể hiện ở chỗnền chính trị của một nước tuy là phản ánh tổng thể các xu hướng kinh tế nhưng bao giờ cũng là sảnphẩm trực tiếp của xu hướng kinh tế chủ đạo

Khẳng định tính quyết định của kinh tế đối với chính trị, chúng ta càng nhận thức rõ rằng trong quátrình đổi mới ở nước ta hiện nay đang tồn tại một nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó có cả thànhphần kinh tế XHCN lẫn TBCN và nền kinh tế này sẽ duy trì suốt thời kỳ quá độ; nếu như trong nềnkinh tế nhiều thành phần đó chúng ta không củng cố, xây dựng thành phần kinh tế XHCN trở thành mộtthành phần kinh tế mạnh, chủ đạo, có khả năng chi phối các thành phần kinh tế khác thì khó đảm bảođược định hướng XHCN Đây cũng là vấn đề nguyên tắc trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện naycũng như trong suốt thời kỳ quá độ, bởi vì thành phần kinh tế XHCN đóng vai trò chủ đạo trong nềnkinh tế sẽ là cơ sở cho tồn tại vững chắc của hệ thống chính trị XHCN

Hai: Vai trò chính trị đối với kinh tế: Kinh tế của vai trò quyết định đến chính trị, tuy nhiên chính

trị luôn mang tính độc lập của nó và có tác động trở lại đến kinh tế một cách toàn diện Chính trị thựchiện khả năng nhận thức các qui luật kinh tế khách quan, nhận thức được thực trạng kinh tế của đấtnước và từ đó định hướng các qui luật vận động, phát triển nhằm đạt đến mục đích lợi ích giai cấp Chính trị với kinh tế là một khái niệm chỉ sự tác động của quyền lực chính trị mà trước hết và trựctiếp là quyền lực nhà nước đến các quá trình kinh tế xã hội Sự tác động này thực hiện bằng đường lốikinh tế, thể chế chính trị với kinh tế, các chủ thể chính trị với kinh tế Nó tác động đến mục đích pháttriển kinh tế, cơ cấu và cơ chế kinh tế, hiệu quả kinh tế XH, phương thức vận hành và phân phối sảnphẩm Phạm vi tác động trên toàn bộ nền kinh tế, các lĩnh vực kinh tế cơ bản, các đơn vị kinh tế, các kỹthuật kinh tế-XH, các chủ thể kinh tế; từ quan hệ của các lĩnh vực cơ bản chính trị như: đường lối,chính sách, tổ chức, thiết chế chính trị đến toàn bộ nền kinh tế nói chung hoặc tác động đến các lĩnhvực kinh tế cơ bản của nền kinh tế quốc dân Biểu hiện của sự tác động của chính trị với kinh tế có thểkhái quát một số nội dung sau:

Trước hết: Chính trị định hướng cho kinh tế phát triển dựa trên quy luật khách quan, nhận thức

được quy luật khách quan Bất cứ một nền kinh tế nào cũng đều có sự định hướng chính trị, bởi nếu

Trang 15

không định hướng thì mục tiêu kinh tế, lợi ích kinh tế của giai cấp sẽ không được thực hiện, cũng nhưkinh tế sẽ phát triển tự do, vô tổ chức sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội Do đó, bất cứ chính trịcủa giai cấp cầm quyền nào cũng phải làm nhiệm vụ định hướng kinh tế.Tuy nhiên, muốn định hướngthì chủ thể chính trị phải có kiến thức, tri thức, trình độ nhất định để nhận thức đúng quy luật, để địnhhướng đạt mục tiêu kinh tế phục vụ cho giai cấp của mình.

Thứ hai: Chính trị lựa chọn mô hình phát triển kinh tế Một mô hình kinh tế được xác định đúng,

phù hợp là điều kiện hết sức quan trọng cho sự phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế, phù hợp với lợiích của giai cấp Chính trị có khả năng nhận thức đầy đủ điều kiện thực trạng kinh tế, tài nguyên, conngười lao động và các điều kiện chính trị, xã hội, lịch sử có khả năng xây dựng một mô hình kinh tếthích hợp

Thứ ba: Chính trị điều tiết tốc độ phát triển kinh tế Tốc độ phát triển kinh tế phù hợp là điều hết

sức cần thiết cho sự phát triển chung của một chế độ xã hội Nếu kinh tế trì trệ, chậm phát triển, chínhtrị phải tác động thông qua đường lối, chủ trương, chính sách kinh tế hoặc các biện pháp kích cầu khácđể kinh tế có độ tăng trưởng hợp lý Trong trường hợp kinh tế tăng trưởng quá nhanh không phù hợpvới sự phát triển xã hội thì chính trị phải có sự điều tiết Sự phát triển không phù hợp giữa kinh tế vớixã hội thường dẫn đến sự bất ổn về chính trị Vì vậy, chính trị can thiệp vào kinh tế mà cụ thể là tốc độphát triển là hết sức cần thiết, nó cũng liên quan trực tiếp đến lợi ích kinh tế của giai cấp

Thứ tư: Vai trò của chính trị tác động đến các chủ thể kinh tế Chính trị của giai cấp cầm quyền

không thể không tác động đến chủ thể kinh tế Bởi sự tác động này sẽ tạo điều kiện cho các chủ thểkinh tế phát triển và trong đó sẽ góp phần mang lại lợi ích nhất cho giai cấp cầm quyền Hiện nay, mỗithành phần kinh tế được coi là chủ thể kinh tế Vậy chính trị phải tác động lên các chủ thể, để đảm bảotất cả các chủ thể này đều phát triển tốt, trên cơ sở phát huy mặt tích cực và hạn chế của từng chủ thểkinh tế Tạo điều kiện cho chủ thể thực hiện lợi ích riêng, đồng thời góp phần thực hiện lợi ích chungcủa quốc gia dân tộc trên cơ sở định hướng chính trị, vì vậy không thể không có sự tác động của chínhtrị vào các chủ thể kinh tế

Thứ năm: Vai trò của chính trị trong việc quản lý chính trị-XH, con người trong các cơ sở sản xuất.

Nói đến vấn đề quản lý sản xuất, quản lý kinh tế tức là là quản lý con người, quản lý xã hội, chính trị.Quản lý này nhằm đem lại điều kiện tốt nhất để kinh tế phát triển Đặc biệt, đối với nền kinh tế nhiềuthành phần trong điều kiện đổi mới ở nước ta hiện nay, mà hệ thống chính trị của chúng ta không thểkhông chi phối, kiểm soát đến tất cả các thành phần kinh tế, đặc biệt là các thành phần kinh tế tư bản tưnhân Vì vậy, để quản lý xã hội, quản lý con người của nước ta hiện nay, các doanh nghiệp nhà nướchoặc doanh nghiệp tư nhân phải có tổ chức Đảng, các tổ chức quần chúng trong các doanh nghiệp đểphát huy được vai trò của nhân tố con người

Sự tác động của chính trị đối với kinh tế có thể theo hai hướng: Một là, nếu chính trị tác động cùng

chiều với sự phát triển kinh tế, khi đó chính trị có vai trò tích cực, thúc đẩy phát triển LLSX và phân

công lao động xã hội theo hướng chuyên môn hóa, hợp tác hóa Hai là, nếu chính trị tác động ngược

chiều với sự phát triển kinh tế, khi đó chính trị là vật cản đối với sự phát triển kinh tế

Từ những tác động trên của chính trị đến kinh tế, Lênin cho rằng “Chính trị không thể không giữ địavị ưu tiên so với kinh tế” Luận điểm này khẳng định tính ưu tiên cho chính trị so với kinh tế, là hợp lývì ưu tiên cho chính trị là ưu tiên cho vấn đề cơ bản nhất, quyết định đến sự phát triển của bản thân kinhtế Theo luận điểm này, kết quả đạt được về phát triển kinh tế phải tính đến việc bảo vệ củng cố và pháttriển thành quả chính trị đạt được (củng cố và phát triển hệ thống chính trị) bởi vì có ổn định chính trịthì kinh tế mới phát triển Luận điểm này cũng cho thấy phải có quan điểm chính trị khi giải quyết cácvấn đề kinh tế và phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước đối với phát triểnkinh tế là tất yếu khách quan Chính trị phải được ưu tiên và giữ hàng đầu so với kinh tế vì chính trị cókhả năng can thiệp một cách tự giác vào quá trình kinh tế khách quan Ưu tiên cho chính trị thì vấn đềđặt ra là khi giải quyết các vấn đề kinh tế cụ thể phải đứng trên quan điểm, lập trường chính trị đúngđắn và phải thấy rằng việc giải quyết các vấn đề kinh tế phải góp phần duy trì và củng cố quyền lựcchính trị của chủ thể trong quá trình phát triển kinh tế

Đối với điều kiện nước ta thì việc giải quyết xử lý các vấn đề kinh tế cụ thể phải xuất phát từ lợi íchcủa GCCN và đông đảo quần chúng nhân dân lao động Chính điều đó đảm bảo tính định hướng chínhtrị trong quá trình phát triển kinh tế Thiếu quan điểm chính trị trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế

Trang 16

thì kinh tế có thể vẫn tăng trưởng cao nhưng lúc đó trung tâm quyền lực chính trị có thể không còn nằmtrong tay giai cấp thống trị đương thời mà sẽ nằm trong tay thành phần kinh tế đang đóng vai trò chủđạo trong nền kinh tế Như vậy, ưu tiên cho chính trị ở đây chính là ưu tiên cho vấn đề quyền lực chínhtrị của một giai cấp Lênin viết ““Không có lập trường chính trị đúng đắn thì một giai cấp nhất định nàođó không thể giữ được sự thống trị của mình và do đó cũng không thể hoàn thành được nhiệm vụ củamình trong lĩnh vực sản xuất” Mặt khác, trong kinh tế dù cải tổ hay đổi mới như thế nào cũng phảiluôn giữ vững hệ tư tưởng chính trị vì hệ tư tưởng chính trị quy định phương hướng mục tiêu, bản chấtcủa chế độ xã hội Trong điều kiện cách mạng XHCN, sự ưu tiên của chính trị so với kinh tế là tất yếuđể xây dựng CNXH, đó chính là giành, giữ và sử dụng quyền lực chính trị và xây dựng nền kinh têmới, nền kinh tế XHCN.

Cần lưu ý rằng trong mối quan hệ chính trị với kinh tế, nhiều trường hợp đã có chính sách chính trịđúng đắn nhưng trình độ năng lực, tổ chức, chỉ đạo thực tiễn, phương thức hoạt động hệ thống chính trịkhông vươn tới ngang tầm nhiệm vụ chính trị đề ra, thì chính trị vẫn có thể cản trở kinh tế hoặc để kinhtế phát triển chệch hướng, trái với đường lối chính trị đã lựa chọn Vì thế chính trị phải tự đổi mới, phảicó cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động, thiết chế vận hành phù hợp với cơ sở kinh tế Từ nhữngphân tích trên cho thấy rằng các Đảng chính trị không thể sai lầm về đường lối chính trị Trong nhữngđiều kiện nhất định, có thể hy sinh kinh tế cục bộ để đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững lâu dàitheo sự định hướng của chính trị

Thực tế ở nước ta đã khẳng định rằng những thay đổi lớn kinh tế, thường bắt đầu từ những quyếtsách chính trị mang tính bước ngoặc

Nhìn lại quá trình Đảng lãnh đạo đất nước từ trước năm 1986, chúng ta thấy rằng tình hình nước tanói riêng và các nước XHCN nói chung đã có thời gian khá dài do tuyệt đối hóa vai trò của đường lốichính trị, duy trì quá lâu cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã dẫn đến sự kiềm hãm sự phát triển kinhtế và dẫn đến khủng hoảng trầm trọng Chúng ta đã hành động trái quy luật “kinh tế quyết định chínhtrị” khi cho rằng mâu thuẫn nổi lên ở đầu thời kỳ quá độ là mâu thuẫn giữa chế độ chính trị tiên tiếnvới QHSX lạc hậu, do đó phải đẩy mạnh cải tạo QHSX (mà trong đó chủ yếu là cải tạo xóa bỏ cácthành phần kinh tế phi XHCN) nhằm làm cho QHSX phù hợp với chế độ chính trị tiên tiến Từ đó nảysinh ra mâu thuẩn chủ yếu giữa QHSX với LLSX , nhiệm vụ công nghiệp hóa được đẩy lên một cáchduy ý chí trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết Từ những sai lầm về đường lối chỉ đạo này, dẫnđến nền kinh tế chậm phát triển, xã hội rơi vào khủng hoảng

Trên cơ sở đánh giá đúng những nguyên nhân sai lầm trên, Đảng và Nhà nước ta đã có những quyếtsách quan trọng để cải cách đổi mới toàn diện tất cả các lãnh vực của đời sống KT-XH, đưa đất nước rakhỏi khủng hoảng và phát triển ngày càng vững chắc Để tiếp tục đưa công cuộc đổi mới tiến lên, làmcho đất nước ta phát triển nhanh, vững bền theo định hướng XHCN trong thời kỳ đổi mới đòi hỏi phảinâng cao hơn nữa tính tự giác trong sự lãng đạo chính trị đối với kinh tế Xử lý mối quan hệ chính trịvới kinh tế trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, cần chú ý một số vấn đề sau:

Thứ nhất: Xác định mối quan tương quan giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị Chủ

trương của Đảng là lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, xây dựng Đảng là khâu then chốt, tùy theo thànhquả và yêu cầu của đổi mới kinh tế mà từng bước đổi mới về chính trị Thực hiện quan điểm đó, chúng

ta chuyển từng bước nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp với tình trạng QHSX bị quan liêu hóa, LLSXtrong tình trạng vô chủ ở nhiều cấp độ khác nhau sang nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế thị trườngvới các bước đi thích hợp, biến nền kinh tế về cơ bản dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và tập thể đối vớiTLSX thành nền kinh tế dựa trên sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu TLSX Đổi mới cơ chế quản lýtừ trạng thái kế hoạch hóa tập trung cao độ, mệnh lệnh hành chính sang cơ chế thị trường có sự quản lýcủa nhà nước theo định hướng XHCN … Trên cơ sở của những thành tựu mà Đảng ta thực hiện từngbước đổi mới về chính trị, để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo; Nhà nước đổi mới để đảm bảo vai trò quản lýnền kinh tế có hiệu quả nhất Các tổ chức chính trị-xã hội của quần chúng nhân dân từng bước hoànthiện để góp phần tích cực vào công việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội và góp phần quản lý kinh tếđổi mới nói chung

Thứ hai: Định hướng XHCN với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần Mục tiêu kiên định

trong quá trình đổi mới ở nước ta đó là CNXH, mà trong suốt TKQĐ là định hướng XHCN Để tiếp cậnmục tiêu ấy, chúng ta thực hiện kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong nội dung phát triển của xã hội

Ngày đăng: 31/12/2015, 11:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w