1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên và thực tiễn áp dụng

13 690 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 38,66 KB

Nội dung

Như vậy, có thể thấy hạn chế quyền của cha, mẹ là một chế tài mà pháp luật quy định để áp dụng đối với cha, mẹ thông qua một quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Tòa án.Khi c

Trang 1

A.Mở bài:

Trẻ em là tương lai của đất nước Ngay trong lời mở đầu của công ước quốc tế

về quyền trẻ em đã khẳng định: “ Do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, trẻ em cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời”.Tại khoản 1 Điều 3, công ước quốc tế về quyền trẻ em

quy định rằng: “ Trong tất cả những hành động liên quan đến trẻ em, dù do các cơ quan phúc lợi xã hội công cộng hay tư nhân, Tòa án, các nhà chức trách hành chính hay cơ quan lập pháp tiến hành thì lợi ích tốt nhất của trẻ em là mối quan tâm hàng đầu”.Bảo vệ trẻ em là bảo vệ sự phát triển trong tương lai của quốc gia.

Vì vậy việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em là một trong những truyền thống tốt đẹp , nay vẫn còn không ít người cha, người mẹ thực hiện việc chăm sóc, bảo

vệ và giáo dục con chủ yếu là dựa trên bản năng, thực sự chưa coi đó là nghĩa vụ pháp lý Do đó quyền trẻ em nói chung và quyền của con chưa thành niên nói riêng chưa được đảm bảo một cách tốt nhất.Vì vậy theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000: bên cạnh việc quy định nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con, pháp luật còn quy định biện pháp chế tài đối với hành vi vị phạm, trong đó có biện pháp hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên Để hiểu thêm về vấn đề em xin

trình bày bài làm số 8:Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

và thực tiễn áp dụng.

B Nội dung:

I Khái quát về quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

1 Khái niệm về quyền của cha mẹ

Quyền của cha, mẹ là một thuật ngữ pháp lý thể hiện tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đối với nhân thân và tài sản của con, được pháp luật quy định nhằm bảo đảm tối đa lợi ích của con Quyền và nghĩa vụ này gắn liền với nhân thân của cha mẹ, không thể chuyển giao cho người khác

2 Quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

Quyền của cha, mẹ có thể do cha, mẹ cùng thực hiện chung hoặc cha, mẹ thực hiện riêng ( như trường hợp cha mẹ li hôn, trường hợp con riêng) Những dù cha,

mẹ có thực hiện quyền cha, mẹ riêng hay chung thì theo quy định của pháp luật hiện hành cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với con

Quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên bao gồm quyền và nghĩa vụ nhân thân, quyền và nghĩa vụ tài sản:

Thứ nhất, đối với con chưa thành niên, cha, mẹ có quyền quyết định chế độ

pháp lý về nhân thân của con.

Về nguyên tắc, cha, mẹ, có quyền đặt họ tên cho con Dân tộc và quốc tịch của con được xác định theo dân tộc và quốc tịch của cha hoặc của mẹ Theo quy định của pháp luật hiện hành, cha, mẹ chính là người có quyền và nghĩa vụ khai sinh cho con Nơi cư trú của con chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ

Trang 2

Thứ hai, Cha, mẹ có nghĩa vụ yêu thương, trông nom, chăm sóc, bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của con

Cha, mẹ phải đảm bảo cho con có một điều kiện sống an toàn, có những biện pháp bảo vệ cho con, để con không bị rơi vào những tình trạng nguy hiểm và tổn thương tới thể chất cũng như tinh thần, đồng thời phải tạo cho con có không gian

để sống và vui chơi, phát triển bình thường Cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ trông nom con và quyết định những biện pháp để quản lý, bảo vệ con Hơn nữa, trong cuộc sống có rất nhiều nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng, tình thần của con chưa thành niên Do vậy, cha, mẹ phải nhận biết được những nguy hiểm có khả năng xảy ra đối với con để có những biện pháp bảo vệ, trông nom con tránh khỏi những nguy hiểm đó Đồng thời cha, mẹ không được từ chối việc trông nom và bỏ mặc con chưa thành niên Có như vậy, con chưa thành niên mới được bảo vệ một cách tốt nhất

Cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ chăm sóc con, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con Quyền chăm sóc con là một quyền quan trọng, nó là quyền cơ sở vì cha,

mẹ có quyền chăm sóc con là một quyền quan trọng, thể hiện tình yêu thương đối với con, gần gũi con… qua đó nhận biết được tâm tư, nguyện vọng của con Không

ai có quyền được ngăn cản cha, mẹ chăm sóc con Cha, mẹ cũng không được từ bỏ nghĩa vụ chăm sóc con Đồng thời, cha, mẹ phải hiểu rõ chăm sóc con tức là chăm

lo từ điều kiện vật chất, sức khỏe, tinh thần cho con, quan tâm con, tạo cho con có điều kiện phát triển bình thường Thực hiện quyền chăm sóc con chính là thực hiện tổng hợp các quyền cha, mẹ khác chứ không đơn thuần chỉ là cung cấp vật chất đảm bảo cuộc sống cho con Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con là một mặt cha, mẹ trực tiếp thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với con Mặt khác, khi quyền và lợi ích của con bị người khác xâm phạm thì cha, mẹ yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích cho con

Thứ ba, cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ giáo dục con

Quyền giáo dục con được thể hiện trong việc cha, mẹ giáo dục đạo đức cho con Cha, mẹ dạy con từ những tuổi đầu tiên và làm gương tốt trong cuộc sống cho con, tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường đầm ấm, hòa thuận, tình người Cha, mẹ dạy dỗ, uốn nắn để con phát triển tốt về nhân cách Đồng thời với giáo dục đạo đức, thì cha, mẹ phải cho con được đến trường, được tiếp cận những nguồn thông tin trí thức khoa học và xã hội, để con phát triển tốt về tri thức và sự hiểu biết về thế giới xung quanh, về cuộc sống xã hội Ngoài ra, cha, mẹ định hướng, tư vấn cho con lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai Cha, mẹ tạo điều kiện cho con phát triển năng khiếu của mình và tôn trọng sự lựa chọn nghề nghiệp của con Giáo dục con là một quyền quan trọng và cần thiết của cha, mẹ Cha, mẹ thực hiện tốt quyền này sẽ tạo điều kiện cho con chưa thành niên có những nền tảng tốt

để phát triển hài hòa trí tuệ và nhân cách Có như vậy, con mới trở thành người con hiếu thảo, công dân tốt, người có ích cho xã hội

Trang 3

Thứ tư, cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì cha, mẹ có nghĩa vụ

và quyền nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự

nuôi mình ( điều 36) Nuôi dưỡng là việc cha, mẹ đảm bảo các điều kiện vật chất

để cho con phát triển về thể lực, sức khỏe và trí tuệ Khi con được sinh ra thì cha,

mẹ chính là người trước tiên có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng con Nuôi dưỡng con chưa thành niên là nghĩa vụ pháp lý của cha, mẹ Cha, mẹ dù trong hoàn cảnh nào cũng thực hiện việc nuôi dưỡng con Cha, mẹ phải thực hiện việc nuôi dưỡng con bằng tất cả khả năng và sự cố gắng của mình, để tạo ra được những điều kiện vật chất cần thiết đảm bảo cho cuộc sống của con chưa thành niên Trong trường hợp khó khăn, cha, mẹ có thể nhờ sự giúp đỡ của người khác, của nhà nước và xã hội Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng con chưa thành niên không thể thực hiện bằng nghĩa vụ khác Đối với trường hợp cha, mẹ ly hôn, người cha hoặc người mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật,mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng bằng phương thức khác, đó là cấp

dưỡng cho con( điều 56).

Thứ năm, cha, mẹ có quyền quản lý tài sản riêng của con.

Pháp luật việt nam quy định con có quyền có tài sản riêng Tuy nhiên, đối với con chưa thành niên thì khả năng quản lý, giữ gìn và định đoạt tài sản riêng đó có thể bị hạn chế Do đó, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: Cha, mẹ có quyền quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi hoặc con mất năng lực hành vi dân sự Cha, mẹ cũng có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản của con Cha, mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp người tặng cho tài sản hoặc người để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc những trường hợp khác theo quy định của pháp luật (

Điều 45) Đồng thời , khi quản lý tài sản riêng của con chưa đủ 15 tuổi, thì cha, mẹ

cũng có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con và có hỏi ý kiến của con đủ 9

tuổi trở lên ( Điều 46) Như vậy, cha, mẹ có quyền quản lý tài sản riêng của con

dưới 15 tuổi và vì lợi ích của con thì có quyền định đoạt tài sản đó Tuy nhiên, đây không phải là một quyền đơn thuần, mà song song với quyền quản lý tài sản của con thì cha, mẹ cũng phải có nghĩa vụ giữ gìn, bảo quản và sử dụng hợp lý tài sản riêng của con, quyền quản lý tài sản của con chưa thành niên của cha, mẹ bị giới hạn bởi lợi ích của con và nguyện vọng của con

Ngoài những quyền trên, cha, mẹ còn có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra cho người khác

Cha, mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra theo quy định của pháp luật dân sự, cụ thể là theo Điều 606 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: con chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ

Trang 4

thiệt hại Nếu tài sản của cha, mẹ không có đủ mà con chưa thành niên gây thiệt hại

có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu Con chưa thành niên đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản riêng của mình, không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ mới phải bồi thường phần còn thiếu

Như vậy, quyền của cha,mẹ đối với con chưa thành niên thể hiện trong các quan

hệ nhân thân và quan hệ tài sản Cha, mẹ thực hiện quyền cha, mẹ trên nguyên tắc trực tiếp, chủ động và tích cực Đồng thời, cha, mẹ không được phân biệt đối xử giữa con trai, con gái, con đẻ, con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú Cha, mẹ cần đối xử với các con là như nhau trên cơ sở chú ý tới độ tuổi, giới tính, tâm lý của con mà thể hiện sự chăm sóc, yêu thương, nuôi dưỡng cho phù hợp

II Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

1 Khái niệm và đặc điểm của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

a) Khái niệm:

Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên là một biện pháp chế tài được thể hiện bằng quyết định của Tòa án khi cha, mẹ có hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, khi cha, mẹ có lối sống đồi trụy hoặc xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội Quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên không làm chấm dứt mối quan hệ giữa cha, mẹ và con mà chỉ không cho cha, mẹ thực hiện một số quyền đối với con chưa thành niên trong một thời hạn nhất định

b) Đặc điểm:

Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên có một số đặc điểm sau:

- Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên là một biện pháp chế tài của Luật hôn nhân và gia đình: Tức là khi cha, mẹ có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ đối với con chưa thành niên hoặc có lối sống đồi trụy;…thì cha, mẹ

sẽ bị áp dụng chế tài đối với hành vi vi phạm, đó là bị hạn chế một số quyền đối với con chưa thành niên Như vậy, có thể thấy hạn chế quyền của cha, mẹ là một chế tài mà pháp luật quy định để áp dụng đối với cha, mẹ thông qua một quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Tòa án.Khi cha, mẹ bị Tòa án ra quyết định hạn chế quyền thì cha, mẹ không được thực hiện một số quyền sau: Không được quản lí tài sản riêng của con, chăm sóc, giáo dục, đại diện cho con chưa thành niên trong một khoảng thời gian nhất định Việc hạn chế quyền của cha, mẹ thể hiện thái độ của nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi của con chưa thành niên

- Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên là một biện pháp nhằm bảo vệ quyền , lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên: Con chưa thành niên là con còn đang trong độ tuổi hình thành, phát triển về thể chất và nhân cách Vì vậy, các em cần được sống trong một môi trường an toàn, lành mạnh có sự chăm sóc,

Trang 5

giáo dục, nuôi dưỡng của cha mẹ Tuy nhiên, khi cha, mẹ có những hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của con chưa thanh niên, môi trường sống của con không còn được an toàn thì hạn chế quyền của cha, mẹ là cần thiết Khi hạn chế một số quyền của cha, mẹ sẽ ngăn chặn được những hành vi xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của con, đồng thời có thể ngăn chặn những yếu tố có thể ảnh hưởng gián tiếp tới sự phát triển của con chưa thành niên.Do đó, các chuyên gia tâm lý, đối với con chưa thành niên mà được sống trong tình yêu thương, chăm sóc của cha, mẹ vẫn là môi trường sống lý tượng nhất

để các em phát triển tốt tâm lý Nên việc hạn chế quyền của cha, mẹ như thế nào, trong thời gian bao lâu cũng cần phải có sự cân nhắc để bảo vệ quyền lợi tốt nhất của các con chưa thành niên

- Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên chỉ làm hạn chế một số quyền của cha, mẹ chứ không làm chấm dứt mối quan hệ giữa cha, mẹ và con:Khi cha, mẹ bị Tòa án ra quyết định hạn chế quyền cha, mẹ đối với con chưa thành niên thì họ sẽ không được thực hiện một số quyền đối với con của mình, chẳng hạn như không được chăm sóc, giáo dục, quản lý tài sản riêng của con, đại diện theo pháp luật của con… Cha, mẹ chỉ không được thực hiện một số quyền này trong một khoảng thời gian nhất định, chứ không kéo dài mãi mãi không làm chấm dứt mối quan hệ giữa cha, mẹ với con Khi hết thời hạn đó, cha, mẹ lại được thực hiện các quyền của mình đối với con chưa thành niên Hạn chế quyền của cha, mẹ không làm chấm dứt quan hệ giữa cha, mẹ với con được xuất phát từ cơ sở thực tiễn và pháp luật Cơ sở thực tiễn cho thấy, mối quan hệ giữa cha, mẹ với con là mối quan hệ thiêng liêng, cha mẹ chính là người sinh ra con; cha, mẹ và con cùng huyết thống nên giữa cha, mẹ với con được gắn kết với nhau bởi “ sợi dây vô hình” khó lý giải được Do vậy giữa cha, mẹ và con được gắn kết bởi tình cảm, bởi sự yêu thương, bởi sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau Vì vậy cha, mẹ với con có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó sâu sắc, khó có thể chia cắt Cơ sở pháp luật cho thấy mối quan hệ giữa cha, mẹ và con chỉ chấm dứt khi một bên chết Chính vì vậy, quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên của Tòa án không làm chấm dứt quan hệ giữa cha, mẹ với con

2 Căn cứ hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Điều 41, cha mẹ rơi vào các trường hợp sau đây thì có thể bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên,

theo một quyết định của tòa án: Khi cha, mẹ đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; phá tài sản của con; có lối sống đồi trụy, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì tùy từng trường hợp cụ thể tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại điều 42 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của

Trang 6

con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ một năm đến năm năm Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.

Cha mẹ là người thầy đầu tiên và quan trọng nhất đối với sự phát triển và trưởng thành của con cái Tuy nhiên, trong cuộc sống, nhiều nơi, nhiều lúc những giá trị vật chất được coi trọng hơn những giá trị đạo đức, nhiều bậc cha mẹ quan tâm lo lắng đến sự phát triển nhân cách của con em mình, ngược lại không ít những bậc cha mẹ lại tỏ ra thờ ơ, coi nhẹ trách nhiệm và các quy định của pháp luật Nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên bị vi phạm một cách nghiêm trọng.Ở nhiều gia đình, cha mẹ dùng uy quyền của mình để áp đặt cho con cái buộc chúng phải nghe theo, đồng thời, khi cần cha mẹ sẵn sàng dùng

vũ lực hoặc những lời lẽ có tính chất xúc phạm, hành hạ, ngược đãi con cái, bỏ rơi con, mặc cho con sống một cuộc sống “ thả nổi” trên các đường phố… Một số trường hợp khác, cha mẹ còn xúi giục ép buộc các em làm những việc mà pháp luật nghiêm cấm và xã hôi lên án như trộm cắp, cướp bóc, mại dâm… Đây là những hành vi phải được xem xét và có biện pháp ngăn chặn, trừng trị kịp thời, bảo đảm cho các em được sống trong một môi trường giáo dục tốt để các em có thể phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, không bị lôi kéo vào con đương phạm tội

Xuất phát từ vấn đề trên, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã kế thừa các quy định về việc hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên trong Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, đồng thời, làm rõ hơn và bổ sung thêm một số trường hợp cụ thể cho phép tòa án có thể hạn chế một số quyền của cha, mẹ Theo

đó, “ khi cha, mẹ đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con, phá tán tài sản của con, có lối sống đồi trụy, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội” Tòa án

có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều

42 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 1 năm đến 5 năm Tuy nhiên Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng quy định Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này tùy thuộc vào thái độ của cha mẹ

Như vậy, có thể thấy quyền và lợi ích của trẻ em được bảo vệ một cách rỗng rãi và tương đối thống nhất ở nhiều nơi trên toàn thế giới, và kể cả cha, mẹ cũng có thể bị hạn chế quyền đối với con, trong trường hợp, những người này có hành vi làm tổn hại hoặc không đủ tư cách để bảo đảm sự phát triển bình thường và lành mạnh của con mình Quy định như Điều 41 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thể hiện biện pháp chế tài của luật hôn nhân và gia đình áp dụng đối với những trường hợp cha mẹ có hành vi có lỗi hoặc phạm tội mà xâm phạm đến lợi ích của con cái Tuy nhiên, khi áp dụng điều luật này, Tòa án cần cân nhắc thận trọng, chỉ

Trang 7

tước quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con của cha mẹ trong những trường hợp thật cần thiết

vì lợi ích của con

3 Người có thẩm quyền yêu cầu tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thanh niên.

Theo điều 42 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:

“1 Cha, mẹ người thân thích của con chưa thành niên theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

2 Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

3 Cơ quan, tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu tòa án hoặc đề nghị Viện Kiểm sát yêu cầu Tòa án hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:

a) Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em;

b) Hội liên hiệp phụ nữ.

4 Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị Viện Kiểm sát xem xét, yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

Đây là một quy định mới của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, nhằm bảo đảm một cách tốt nhất, triệt để nhất quyền và lợi ích của trẻ em Bên cạnh quy định Tòa án có quyền hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con, Luật còn quy định chi tiết những người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con, cụ thể:

- Cha, mẹ, người thân thích của con chưa thành niên có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện Kiểm sát yêu cầu Tòa án hạn chế một số quyền của cha,

mẹ đối với con chưa thành niên Khi cha hoặc mẹ đứa trẻ có một trong những hành vi được liệt kê tại Điều 41, thì với tư cách là thành viên trong gia đình cũng như là người trực tiếp nuôi dạy con, hơn ai hết, người cha, mẹ còn lại của đứa con

là người sớm nhận biết một cách rõ nhất những hành vi này, cũng là người có trách nhiệm lớn nhất đối với con mình có quyền tự mình hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án hạn chế một số quyền của người kia đối với con cái, nhằm kịp thời bảo

vệ quyền và lợi ích chính đáng của con cái Trong trường hợp vì lý do nào đó mà người cha, mẹ còn lại của đứa trẻ không yêu cầu, thì những người thân thích của người chưa thành niên bao gồm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; anh ruột, chị ruột; cụ nội, cụ ngoại; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chưa thành niên( Điều 15 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP)

- Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên Theo quy định tại Điều 8 và Điều 28 khoản 1 pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, thì trong các vụ việc xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi của người chưa

Trang 8

thành niên hoặc của người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, nếu không có

ai khởi kiện thì Viện kiểm sát – với tư cách là cơ quan có chức năng giám sát việc thi hành pháp luật có quyền khởi tố Đây là một quy định quan trọng và cần thiết

để bảo vệ một cách khách quan và kịp thời quyền lợi của trẻ em trong những trường hợp các em không có người đại diện đứng ra bảo vệ hoặc yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi của mình bị xâm phạm

- Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự cũng có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên Đây là quy định đề cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức xã hội trong việc bảo vệ quyền , lợi ích của con cái, nhằm hạn chế tất cả các hình thức ngược đãi của cha mẹ đối với con Ngoài các cá nhân và tổ chức nói trên, các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác cũng có quyền đề nghị Viện kiểm sát xem xét, yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

4 Hậu quả pháp lý của việc hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:

“1 Trong trường hợp một trong hai người là cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế một

số quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.

2 Trong trường hợp cha mẹ đều bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên được giao cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự

và luật này.

3 Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”

Đây cũng là một quy định mới của luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 nhằm bảo vệ quyền, lợi ích tốt nhất cho con chưa thành niên Đồng thời, thể hiện quyền bình đẳng của cha mẹ trong việc thực hiện quyền đối với con chưa thành niên Theo đó, khi một trong hai người(cha- mẹ) bị Tòa án hạn chế một số quyền đối với con chưa thành niên thì người kia phải thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con Đây là một điều đương nhiên vì đối với trẻ chưa thành niên thì cha mẹ là người đại diện đương nhiên của con mình

Theo quy định tại Điều này thì khi mà người cha hoặc mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì họ không được trực tiếp thực hiện quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con, tùy từng mức độ vi phạm và tùy từng trường hợp mà thời hạn bị hạn chế quyền này kéo dài từ 1 năm đến 5 năm Việc chăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục con,

Trang 9

quản lý tài sản riêng của con và đại diện cho pháp luật cho con sẽ do người cha, hoặc mẹ không bị hạn chế thực hiện, nếu cả hai cha mẹ cùng bị hạn chế thì người thực hiện những công việc này do người giám hộ cho con thực hiện, việc cử giám

hộ cho con theo quy định của Bộ luật dân sự Khi cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con thì người đó vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con tức là vẫn phải đảm bảo và cung cấp cho con những nhu cầu vật chất cho con

III Thực trạng áp dụng:

1.Những thành tựu đạt được

Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 ra đời, có những quy định cụ thể và chi tiết hơn về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thanh niên như quy định căn cứ hạn chế, thủ tục và hậu quả pháp lý của việc hạn chế quyền của cha, mẹ tại điều 41, điều 42 và điều 43

2 Những hạn chế còn tồn tại

Hiện nay, rất nhiều trẻ em bị cha mẹ có những hành vi vi phạm nghĩa vụ nghiêm trọng đối với các em, nhưng cả xã hội coi đó là chuyện bình thường của gia đình, cho đến khi có nhiều trường hợp cha, mẹ có hành vi bạo lực về tinh thần cũng như thể chất với con, ép buộc con làm việc trái pháp luật mà được báo chí đưa tin và vấn đề này đã trở lên báo động thì các cơ quan chức năng mới giật mình

và đặt ra câu hỏi làm gì với cha mẹ này để bảo vệ các em, mặc dù trong Luật HN&GĐ 2000 có hẳn các quy định về việc hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên Nhưng thực tế từ khi Luật 2000 có hiệu lực đến nay thì trường hợp cha mẹ bị xử lý hạn chế quyền đối với con là rất ít so với các trường hợp trong thực tiễn, và việc áp dụng quy định này còn rất lúng túng, cụ thể như sau:

Thứ nhất, các chủ thể có quyền yêu cầu tòa án hạn chế quyền của cha mẹ,

cũng như những cơ quan chức năng chưa nhận thức và hiểu rõ về quy định này của pháp luật nên chưa có nhiều trường hợp cha mẹ bị xử lý hạn chế quyền

Thứ hai, không có đủ điều kiện để thực hiện việc hạn chế quyền của cha mẹ đối

với con chưa thành niên vào thực tiễn.

3 Giải pháp

Thứ nhất, cần phải tuyên truyền cho cha mẹ cũng như thành viên trong xã hội

hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con trong Luật HN&GĐ, quyền của trẻ em trong Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em Làm cho cha mẹ biết mình thực hiện quyền và nghĩa vụ ra sao, được làm gì và không được làm gì với con Đồng thời tuyên truyền cho cha mẹ biết được quy định hạn chế quyền của cha mẹ khi cha mẹ vi phạm quyền đối với con, đó chính là chế tài sẽ được áp dụng đối với

họ Đồng thời chỉ dẫn biết cách bảo vệ quyền của trẻ em, khi quyền của trẻ em bị

vi phạm thì phải phát hiện kịp thời và báo cho cơ quan chức năng biết để xử lý kịp thời những hành vi vi phạm của cha mẹ Chỉ cho họ tránh tư tưởng cho rằng việc cha mẹ vi phạm quyền đối với con của cha mẹ chỉ là chuyện riêng của gia đình

Trang 10

Thứ hai, Cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước,

các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ quyền trẻ em Các cơ quan này nên có cơ chế phối hợp với nhau chặt chẽ trong việc bảo vệ quyền trẻ em Phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm này Cần xây dựng và tuyên truyền cho trẻ em biết về đường dây nóng hỗ trợ các em, khi có sự cần giúp đỡ của các em thì phải thông báo ngay cho các cơ quan đoàn thể địa phương nhất là chính quyền xã có biện pháp tức thời bảo vệ các em Cần có những cơ sở để các em được nuôi dưỡng trong và khi có quyết định hạn chế quyền cha mẹ của các em khi cha mẹ có hành vi

vi phạm Đồng thời có biện pháp khẩn cấp tạm thời như tách các em ra khỏi cha

mẹ khi cha mẹ có hành vi vi phạm, biện pháp niêm phong hoặc phong tỏa tài sản của cha mẹ để cha mẹ phải thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con khi bị hạn chế quyền

Thứ ba, Khi có hành vi vi phạm xảy ra, cần xử lý nghiêm minh các hành vi

này của cha mẹ Đồng thời Tòa án trong các bản án khi xử lý về mặt hình sự với người cha, người mẹ thì cũng cần phân tích để người cha, người mẹ này cũng như những người khác biết và hiểu về hành vi sai trái của người cha, người mẹ vi phạm, đồng thời bên cạnh hình phạt về mặt hình sự, thì trong trường hợp cần thiết, Thẩm phán nên tuyên hạn chế quyền của người cha, người mẹ này, để đảm bảo quyền lợi cho người con, giao người con đó cho một nơi, hoặc chủ thể tin cậy chăm sóc, để đứa trẻ được phát triển trong môi trường sống lành mạnh

C Kết luận

Như vậy, khi cha mẹ thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình đối với con chưa

thành niên thì cũng là việc cha mẹ không đặt mình vào các trường hợp phải hạn chế quyền Bên cạnh đó việc hạn chế quyền của cha mẹ khi cha mẹ có hành vi vi phạm nghiêm trọng đối với con chưa thành niên cũng là một việc bảo vệ quyền trẻ

em, ngăn ngừa hành vi vi phạm của cha mẹ, giúp các em có một môi trường sống lành mạnh để các em sống và phát triển lành mạnh, khắc phục dần những tổn thương về thể chất, tình thần mà cha mẹ đã gây ra cho các em.Việc hoàn thiện quy định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên phải dựa trên quan điểm của Đảng và nhà nước về bảo vệ quyền trẻ em.Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật như bổ sung, hướng dẫn cụ thể căn cứ hạn chế quyền, về người yêu cầu Tòa án giải quyết,…Hoàn thiện pháp luật về hạn chế quyền của cha, mẹ trong thực tiễn có hiệu quả

Ngày đăng: 29/01/2016, 15:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w