Cạnh tranh suy cho cùng là phương thức giải quyết mâu thuẫn vềlợi ích tiềm năng giữa các nhà kinh doanh với vai trò quyết định của người tiêudùng nhằm mục đích cùng tranh giành thị trườn
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Thầy giáo – Th.S, GVCHoàng Minh Chiến – Phó Giám đốc Trung tâm Pháp luật Cạnh tranh và bảo vệngười tiêu dùng, Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội – người
đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả Thầy giáo, Cô giáo trong Bộ mônLuật Cạnh tranh; các Thầy giáo, Cô giáo trong khoa Pháp luật Kinh tế cùngvới các Thầy giáo, Cô giáo công tác tại Trường Đại học Luật Hà Nội đã nhiệttình giảng dạy, cung cấp cho em những kiến thức quý báu, em xin gửi lời cám
ơn tới gia đình, bạn bè, người thân đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoànthành khóa luận tốt nghiệp này
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2011
Tác giả khóa luận
NGHIÊM XUÂN TUYÊN
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp đã được áp dụng khálâu tại nhiều quốc gia trên thế giới nhưng mới được du nhập vào Việt Nam từnhững 1998 – 1999 Phương thức bán hàng này bắt đầu xuất hiện ở Thành phố
Hồ Chí Minh, sau đó lan ra Bình Phước, Bắc Ninh, Thái Nguyên…Vớiphương thức kinh doanh khá đơn giản mang lại lợi nhuận rất lớn nên trong thờigian ngắn nó đã thu hút khối lượng khách hàng giam gia rất đông Thực tiễnhoạt động bán hàng đa cấp của các quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Namtrong thời gian qua đã chứng minh phương thức này có tiềm năng phát triển vìnhững tính ưu việt của nó Song thời gian qua, bên cạnh những doanh nghiệpkinh doanh theo phương thức này một cách chân chính, lành mạnh thì cũng cókhông ít các doanh nghiệp lợi dụng nó như một công cụ hữu hiệu nhằm thu lợibất chính Bán hàng đa cấp bất chính đang tồn tại những nguy cơ tiềm ẩn, ảnhhưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế nói chung và lợi ích của doanh nghiệp,người tham gia bán hàng đa cấp và cuối cùng là người tiêu dùng nói riêng
Bên cạnh đó, cũng phải thấy rằng, kể từ khi Luật Cạnh tranh đượcQuốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 6thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004; Nghị định của Chính phủ Số 110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp đượcban hành cho đến nay, tuy đã phát huy được vai trò của mình song cũng đangdần bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập chưa theo kịp với sự phát triển của nền kinh
tế, nhất là khi bán hàng đa cấp bất chính ngày càng có những thủ đoạn trá hìnhtinh vi, khó phát hiện
Do đó, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn cũng như việc tìm
ra những phương hướng, giải pháp cho vấn đề này trở lên cấp thiết hơn bao giờ
hết Vì lẽ đó, tác giả đã chọn đề tài: “Bán hàng đa cấp bất chính theo pháp luật Cạnh tranh Việt Nam” làm đề tài khóa luận của mình.
Trang 32 Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, khóa luận tập trung nghiên cứu những vấn đề thực tiễnđang nổi cộm của hành vi bán hàng đa cấp bất chính Đặc biệt, khóa luận đisâu vào phân tích bản chất của hành vi này và khía cạnh không lành mạnh của
nó, từ đó đưa ra những phương hướng giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hệ thốngpháp luật điều chỉnh và quan trọng hơn là cung cấp cho độc giả một cách nhìnkhoa học, đúng đắn để tránh những nhận thức sai lầm về hành vi bán hàng đacấp bất chính
3 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được hoàn thành trên cơ sở sử dụng phương pháp luận củachủ nghĩa Mác – Lê nin về phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cùngvới những quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với phương thức bánhàng đa cấp nói chung và hành vi bán hàng đa cấp bất chính nói riêng
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tài người viết còn sử dụng một sốphương pháp có liên quan như: phương pháp thống kê, hệ thống hóa, so sánh,tổng hợp, phân tích, tổng phân hợp…
4 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungcủa khóa luận bao gồm 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về bán hàng đa cấp bất chínhtheo pháp luật Cạnh tranh Việt Nam
Chương 2: Tính không lành mạnh của hành vi bán hàng đa cấp bất chính và các quy định của pháp luật về bán hàng đa cấp bất chính
Chương 3: Thực trạng hoạt động bán hàng đa cấp bất chính và một số
kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật vềbán hàng đa cấp bất chính
Trang 4CHƯƠNG 1NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH THEO PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM 1.1 Khái quát hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
1.1.1 Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Cạnh tranh với bản chất là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanhtrong việc giành ưu thế cho mình trên thị trường để đạt được mục tiêu nhấtđịnh nào đó Cạnh tranh suy cho cùng là phương thức giải quyết mâu thuẫn vềlợi ích tiềm năng giữa các nhà kinh doanh với vai trò quyết định của người tiêudùng nhằm mục đích cùng tranh giành thị trường mua hoặc bán sản phẩm…
Trong quá trình kinh doang, các chủ thể có thể sáng tạo ra rất nhiềucác phương thức khác nhau tạo ra sự cạnh tranh ở các mức độ khác nhau, thậmchí còn có thể sử dụng cả các hành vi trái với chuẩn mực đạo đức kinh doanh
để giành được mục tiêu đó…Cạnh tranh không lành mạnh, trước hết bắt nguồn
từ những quy định trong pháp luật dân sự Theo đó, các chủ thể trong giao dịch
dân sự phải đảm bảo sự “lành mạnh” trong kinh doanh Tuy nhiên, với sự phát
triển đa dạng của các quan hệ thương mại trong điều kiện tự do kinh doanh
như hiện nay đã kéo theo những hành vi cạnh tranh “không lành mạnh” gây ra
những thiệt hại nhất định cho đối thủ kinh doanh khác trên thị trường
Ở mức độ khái quát, cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi
cạnh tranh đi ngược lại các nguyên tắc của xã hội, tập quán và truyền thống kinh doanh, xâm phạm lợi ích của các nhà kinh doanh khác, lợi ích của người tiêu dùng, lợi ích của xã hội.
Trong quá trình xây dựng luật cạnh tranh, các quốc gia trên thế giớicũng đưa ra các khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Luật Cạnh tranh Bungari ban hành ngày 02/05/1991 tại khoản 2 Điều
12 có đưa ra định nghĩa: “Cạnh tranh không bình đẳng là hành vi hoặc biểu
Trang 5hiện tiến hành các hoạt động kinh tế trái với tiêu chuẩn thông thường về kinh doanh trung thực, gây hại hoặc có thể gây hại tới những lợi ích của các đối thủ cạnh tranh trong các mối quan hệ giữa họ và người tiêu dùng…”[8]
Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh của Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa quy định: “Cạnh tranh không lành mạnh là hoạt động của các
doanh nghiệp trái với quy định của luật này, gây thiệt hại cho quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp khác, làm rối loạn trật tự kinh tế, xã hội…”[8]
Ngoài ra, khái niệm cạnh tranh không lành mạnh còn được tiếp cậntrong các điều ước quốc tế, điển hình là Công ước Pari 1883 về Quyền sở hữu
công nghiệp tại Điều 10 Bis đã đưa ra định nghĩa: “Cạnh tranh không lành
mạnh là những hành vi cạnh tranh không trung thực, vi phạm những nguyên tắc cơ bản của đạo đức kinh doanh, được tiến hành trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nhằm hưởng lợi bất hợp pháp từ thành quả kinh doanh của người khác hoặc gièm pha đối thủ cạnh tranh, qua đó giành giật khách hàng
về phía mình…”[8]
Ở Việt Nam, trước khi Luật Cạnh tranh (2004) được ban hành đã cómột số văn bản pháp luật đề cập tới một số hành vi được coi là cạnh tranhkhông lành mạnh Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu cũng đề cập đến khái niệmnày nhưng chưa mang tính thuyết phục… Khi luật Cạnh tranh (2004) được banhành thì khái niệm Cạnh tranh không lành mạnh đã được đề cập tại khoản 4
Điều 4, theo đó: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh
nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác, của người tiêu dùng”.
1.1.2 Đặc điểm hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Thứ nhất, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi do các chủ thể kinh doanh trên thị trường thực hiện.
Trang 6Đặc điểm này cho ta nhận biết chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranhkhông lành mạnh chính là các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanhtrên thị trường Khái niệm doanh ngiệp ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, baogồm mọi tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động tìm kiếm lợi nhuận một cáchthường xuyên…Xét trên một phạm vi rộng hơn, các quy đinh về cạnh tranhkhông lành mạnh còn có thể áp dụng đối với hành vi của nhóm doanh nghiệphoạt động có tổ chức (hiệp hội) và các cá nhân hành nghề tự do (người bánhàng rong, bác sỹ, luật sư…)
Thứ hai, hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải nhằm mục đích cạnh tranh.
Trong bất kì nền kinh tế thị trường nào, có thể nói cạnh tranh chính làyếu tố sống còn của các doanh nghiệp Quy luật cạnh tranh cũng giống nhưquy luật cung – cầu, quy luật tồn tại và đào thải của tự nhiên, nó luôn khẳng
định “chiến thắng thuộc về kẻ mạnh” và đó cũng chính là quy luật của thương trường: hiệu quả hay là chết [9] Do vậy, mục đích cạnh tranh là một trong
những yếu tố tiền đề bắt buộc để xác định một hành vi của doanh nghiệp, hiệphội…có phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không? Nếu mộthành vi của doanh nghiệp thực hiện trên thị trường không nhằm mục đích cạnhtranh sẽ loại trừ ngay khả năng xem xét tính lành mạnh hay không lành mạnhcủa hành vi đó
Thứ ba, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh.
Chuẩn mực về đạo đức kinh doanh là một khái niệm rất trừu tượng, nóphụ thuộc vào quan niệm truyền thống của mỗi quốc gia, mỗi hệ thống phápluật Có thể hiểu một cách chung nhất thì đó là những hành vi đi ngược lại vớipháp luật, thông lệ, tập quán kinh doanh
Xét từ giác độ kinh tế thì bản chất hành vi cạnh tranh không lành mạnh
về căn bản là các hành vi chiếm đoạt ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác
Trang 7một cách bất hợp pháp hoặc là hành vi hủy hoại ưu thế cạnh tranh của doanhnghiệp khác hoặc là hành vi tạo ra ưu thế cạnh tranh giả tạo
Hành vi chiếm đoạt ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác, chẳnghạn bằng cách chiếm đoạt các bí mật thương mại (vốn là các tài sản mà đối thủcạnh tranh đã phải đầu tư rất nhiều công sức mới có được) hoặc hành vi nháinhãn mác, kiểu dáng, thương hiệu, tạo sự nhầm lẫn trong khách hàng gây thiệthại trực tiếp cho đối thủ cạnh tranh
Hành vi hủy hoại ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác như gièmpha đối thủ cạnh tranh, gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khácv.v khiến cho đối thủ cạnh tranh bị mất uy tín, mất thời gian công sức để xử lýcác vấn đề mới phát sinh cũng gây ảnh hưởng trực tiếp cho đối thủ cạnh tranh
Hành vi tạo ưu thế cạnh tranh giả tạo thông qua việc quảng cáo giandối, nhái thương hiệu, kiểu dáng sản phẩm của doanh nghiệp khác v.v… vừatrực tiếp gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh lại vừa gây thiệt hại cho ngườitiêu dùng Có thể nói, thực hiện 3 loại hành vi kể trên, là một “con đường tắt”
để chiến thắng trong cạnh tranh
Doanh nghiệp thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh chính làcác doanh nghiệp “ăn không” (free riding), hưởng thành quả mà không nhờ các
nỗ lực vươn lên của mình Sản phẩm của kiểu cạnh tranh này không khuyếnkhích doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, chân chính tồn tại mà ngược lại trở
thành “mảnh đất” tốt cho các doanh nghiệp làm ăn chụp giật, không chân
chính tồn tại Khi đó cả người tiêu dùng và xã hội sẽ bị thiệt hại
Thứ tư, hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải gây thiệt hại hoặc
có thể gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, lợi ích của các doanh nghiệp khác hoặc của người tiêu dùng.
Theo Điều 4 Luật Cạnh tranh (2004) thì doanh nghiệp được quyền tự
do cạnh tranh trong khuân khổ của pháp luật, Nhà nước bảo hộ quyền tự docạnh tranh hợp pháp trong hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, trong trường hợp
Trang 8doanh nghiệp thực hiện quyền tự do kinh doanh mà gây thiệt hại đến các chủthể khác thì sẽ xếp vào các hành vi cạnh tranh không lành mạnh Những hành
vi cạnh tranh không lành mạnh này có thể gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nướcnhư: tác động đến thị trường, làm đảo lộn trật tự quản lý kinh tế ; các doanhnghiệp khác như: bị mất uy tín, giảm thị phần, giảm doanh thu, ảnh hưởng đếnhoạt động kinh doanh…còn đối với người tiêu dùng, thiệt hại do hành vi cạnhtranh không lành mạnh gây ra có thể là: bị nhầm lẫn, mua phải hàng kém chấtlượng, bị ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là thiệt hại về tính mạng…
1.3 Phân loại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Điều 39 Luật Cạnh tranh (2004) đã liệt kê ra những hành vi cạnh tranhkhông lành mạnh Tuy nhiên, để hiểu hơn về các hành vi này, chúng ta có thểphân loại dựa theo tiêu chí lợi ích của các chủ thể bị xâm hại, theo đó thì hành
vi cạnh tranh không lành mạnh được chia làm hai nhóm: xâm phạm lợi ích củacác đối thủ cạnh tranh và xâm phạm lợi ích của người tiêu dùng
Những hành vi xâm phạm lợi ích của các đối thủ cạnh tranh
Theo quy định của Luật Cạnh tranh 2004 thì những hành vi thuộcnhóm này bao gồm: Chỉ dẫn gây nhầm lẫn (Điều 40); Xâm phạm bí mật kinhdoanh (Điều 41) Ép buộc kinh doanh (Điều 42) Gièm pha doanh nghiệp khác(Điều 43); Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác (Điều 44);Phân biệt đối xử của hiệp hội (Điều 47) Đây là những hành vi rất đang lo ngại
vì nó không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của các doanh nghiệp (hạ thấp uy tín,ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh…) mà còn ảnh hưởng đến lợi ích củakhác hàng và trong tương lai có thể ảnh hưởng đến trật tự quản lý kinh tế, sự
ổn định của thị trường…
Những hành vi xâm phạm lợi ích của khách hàng
Nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng, Luật Cạnh tranh 2004 cũngđưa ra một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến người tiêudùng như: Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh (Điều 45); Khuyến
Trang 9mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh (Điều 46); Bán hàng đa cấp bất chính(Điều 48) Tất cả những hành vi này đều ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợingười tiêu dùng và cả những doanh nghiệp làm ăn chân chính Mục đích củachủ thể kinh doanh khi thực hiện những hành vi này là lôi kéo, thu hút kháchhàng về phía mình Vì vậy, cần có những biện pháp ngăn chặn nhằm đảm bảocho người tiêu dùng tránh được những thiệt hại do những hành vi này gây ra.
Việc phân loại như trên có ý nghĩa rất quan trọng không những cho Cơquan quản lí cạnh tranh trong quá trình xử lí các hàng vi cạnh tranh mà còngiúp cho các doanh nghiệp, giúp cho người tiêu dùng có thể nhận biết đượcnhững hành vi này qua đó có những biện pháp bảo vệ mình đồng thời xử línhững hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Tuy nhiên, việc phân loại này chỉ mang tính chất tương đối, vì cónhững hành vi xâm hại đến lợi ích của cả hai nhóm chủ thể như hành vi épbuộc kinh doanh, hành vi quảng cáo, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lànhmạnh…
1.2 Khái quát về bán hàng đa cấp bất chính.
1.2.1 Quá trình ra đời và phát triển của phương thức bán hàng đa cấp.
Nguồn gốc của phương thức bán hàng đa cấp hay còn gọi kinh doanhtheo mạng (Multi Level Marketing – MLM) là một ngành nghề có từ giữa thế
kỉ XIX ở Mỹ Lịch sử của phương thức bán hàng này gắn liền với tên tuổi củanhà hóa học người Mỹ có tên là Karl Renborg (1887-1973), người sáng lập racông ty kinh doanh theo mạng đầu tiên trên thế giới mang tên NutriliteProduct Ông là người đầu tiên đã ứng dụng ý tưởng kinh doanh theo mạngvào trong cuộc sống, tạo ra một hệ thống, một ngành kinh doanh có hiệu quả
và triển vọng nhất thế kỷ 21
Karl Renborg có thời gian 20 năm sống tại Trung Quốc và làm việc tạinhiều công ty khác nhau Giữa những năm 1920-1930 ông và một số người
Trang 10nước ngoài khác bị bắt khi chính quyền thuộc về tay Tưởng Giới Thạch Trongđiều kiện sống rất thiếu thốn, ông đã nhận thấy vai trò của dinh dưỡng đối vớisức khỏe con người Để khắc phục điều kiện sống thiếu dinh dưỡng, Renborg
đã tìm ra phương pháp cạo sắt từ những chiếc đinh rỉ cho vào khẩu phần ăndành cho người tù và thỏa thuận với cai tù để xin các loại rau cỏ khác nhau bổxung vào khẩu phần ăn hàng ngày Ông và một số ít bạn tù làm theo phươngpháp này nên có sức đề kháng tốt hơn và sống sót được đến ngày trở về quêhương
Năm 1927 Ông Renborg về Mỹ và bắt đầu chế biến các chất bổ sungdinh dưỡng khác nhau dựa trên cỏ linh lăng là một loại cỏ có chứa rất nhiềuvitamin, khoáng chất, đạm và nhiều thành phần có ích khác Ông đề nghịnhững người quen của ông thử nghiệm miễn phí sản phẩm nhưng ông đã thấtbại, không ai dám dùng thử vì họ không muốn mình làm vật thí nghiệm ÔngRenborg đề nghị các bạn của ông giới thiệu chất bổ sung dinh dưỡng này chongười quen của họ, còn nếu người quen của họ mua sản phẩm thì ông hứa sẽtrả hoa hồng Ông cũng quyết định trả hoa hồng cho các người quen của bạnmình nếu giới thiệu sản phẩm tiếp theo quan hệ của họ
Năm 1934 ông Karl Renborg sáng lập ra công ty "Vitamins California"
và nhờ phương pháp phân phối hàng mới này, khi người tiêu dùng cũng trởthành người truyền bá sản phẩm (Distributor - Nhà phân phối độc lập), công tycủa ông đã nhanh chóng đạt doanh số 7 triệu USD mà không hề mất một đồngquảng cáo nào Cuối năm 1939 đầu 1940 ông Renborg đổi tên công ty thành
"Nutrilite Products" theo tên sản phẩm và vẫn giữ nguyên phương pháp tiêuthụ Những công tác viên của ông tự tìm người mới, chỉ cho người mới đầy đủthông tin về sản phẩm và dạy cho người mới phương pháp xây dựng mạng lướibắt đầu từ những người quen của mình
Những người tham gia mạng lưới của công ty nhận được sự giúp đỡhướng dẫn tận tình của người bảo trợ Phương pháp phân phối hàng của ông
Trang 11tầng, và trong nhiều tài liệu thì năm 1940 là năm khởi đầu của MLM vàRenborg được coi là ông tổ của ngành kinh doanh này.
Lịch sử tiếp theo của MLM gắn liền với tên tuổi của hai cộng tác viêncủa "Nutrilite Products" là Rich De Vos và Jey Van Andel Sau một thời gianlàm việc có hiệu quả với công ty "Nutrilite Products" hai ông đã nhận thấy sứcmạnh to lớn của Multi Level Maketing và đã sáng lập ra công ty riêng củamình mang tên "American Way Corporation", viết tắt là Amway và hiện nayAmway đã trở thành một công ty hàng đầu thế giới trong ngành MLM với chinhánh trên 125 nước trên toàn thế giới Năm 1975 trong hội đồng liên bangHoa Kỳ có những người phản đối MLM và quy kết MLM với hình tháp ảo làhình thức bất hợp pháp bị cấm tại Hoa Kỳ Đây là đòn đánh đầu tiên của chínhphủ vào MLM Bắt đầu cuộc chiến của các công ty MLM để khẳng định chân
lý, tính đúng đắn của mình Công ty Amway đứng mũi chịu sào, suốt bốn nămliền hầu tòa từ năm 1975-1979 Cuối năm 1979 Toà án thương mại liên banghoa kỳ công nhận phương pháp kinh doanh của Amway không phải là hìnhtháp ảo và được chấp nhận về mặt luật pháp Từ đó Bộ luật đầu tiên về MLM
đã ra đời tại Mỹ
Richard Poe, phóng viên của báo Success - một tờ báo rất nổi tiếng tạiMỹ- Trong cuốn: "Làn sóng thứ ba-Kỷ nguyên của MLM" đã chia MLM ralàm các thời kỳ:
Thời kỳ thứ nhất: thời kỳ bắt đầu hình thành của ngành MLM: từ 1940
cho đến năm 1979 chỉ có khoảng 30 công ty MLM ra đời tại Mỹ
Thời kỳ thứ hai: từ 1979 - 1990 là thời kỳ bùng nổ của MLM Mỗi đêm
ngủ dậy có hàng trăm công ty MLM bố cáo thành lập với đủ loại sản phẩm và
sơ đồ kinh doanh Đây là thời kỳ phát triển và chọn lọc tự nhiên
Thời kỳ thứ ba: Từ 1990 trở đi, nhờ tiến bộ của công nghệ thông tin,
truyền thông, MLM đã mang màu sắc mới Các nhà phân phối độc lập có thểđơn giản hóa công việc của mình nhờ vào điện thoại, điện đàm, hội thảo vô
Trang 12tuyến, internet và nhiều phương tiện khác Nếu như ở làn sóng thứ II, nhữngnhà phân phối độc lập giỏi phải là nhà hùng biện và họ phải đi lại như con thoiđến các mạng lưới thì ở làn sóng thứ III, bất cứ ai cũng có thể sử dụng thời giờnhàn rỗi của mình để tham gia MLM Hàng ngàn công ty đã áp dụng MLM đểtruyền bá sản phẩm của mình Các công ty áp dụng phương pháp bán hàngtruyền thống như Ford, Colgate, Canon, Coca-cola và nhiều công ty nổi tiếngkhác đã bắt đầu áp dụng phương pháp MLM để phân phối những mặt hàng độcđáo của mình.
Thời kì thứ tư: đánh dấu sự bùng nổ của MLM trên toàn cầu Rất nhiều
công ty MLM thành công tại Trung quốc, Hàn quốc, Nhật và “qua mặt” cả cáccông ty ở Mỹ về tốc độ phát triển Nửa cuối thập kỷ 90 còn đánh dấu nhữngthay đổi đáng kể trong nhận thức về MLM Các tập đoàn lớn đua nhau quay rahợp tác với các mạng lưới phân phối kiểu MLM Các chuyên viên của các tạpchí có uy tín như Wall Street Journal cũng ra sức khẹn ngợi MLM Không chỉ
có thế, các “đại gia” trong làng doanh nghiệp thế giới còn thi nhau mở cáccông ty con theo mô hình MLM và hợp tác chiến lược với các công ty MLM.Cuộc chạy đua kiếm tiền bằng MLM đã bắt đầu
Một số thống kê:
• Trên thế giới có hơn 30.000 công ty phân phối hàng theo mô hìnhMLM Doanh số toàn ngành MLM đạt hơn 400 tỷ USD Tốc độ tăng trưởnghàng năm từ 20% - 30%
• Mỹ: hiện có 2.000 công ty hoạt động và cứ mười gia đình thì có mộtngười làm trong ngành MLM chiếm khoảng 15% dân số, có 500.000 người trởthành triệu phú nhờ MLM
• Nhật bản: 90% hàng hoá & dịch vụ được phân phối thông qua ngànhMLM, có 2,5 triệu Nhà Phân Phối đạt Doanh thu 30 tỷ USD
Trang 13• Việt nam: hiện nay có trên 30 Cty MLM và trên 100.000 nhà phânphối Con số này đang tăng lên từng giờ sau khi luật cạnh tranh chính thức cóhiệu lực từ sau ngày 1/7/2005
• Mỗi ngày trên thế giới có 60.000 người tham gia vào ngành MLM
• Cứ 100 người là triệu phú trên thế giới thì có đến 40 người xuất phát
từ ngành MLM và dự báo trong thế kỷ 21 thì 70% hàng hóa và dịch vụ sẽ đượcphân phối theo phương thức này
Trong vòng hơn 55 năm qua, trải qua các giai đoạn phát triển, MLM
đã thực sự lớn mạnh và trở thành một kênh phân phối hợp pháp và hiệu quả.Nếu như trước kia, nó luôn bị xem như một dạng kinh doanh không chínhthức, thậm chí không được thừa nhận; những nhà doanh nghiệp MLM khôngnghĩ đến việc có thể được xuất hiện trên các tạp chí tài chính hoặc trong cácbài phóng sự của Wall Street Journal, được nhắc đến trong các cuộc họp hộiđồng quản trị hay tại những cuộc hội nghị khoa học của các trường đại học vềkinh doanh thì cùng với làn sóng thứ 4, MLM đã thoát ra khỏi sự cô lập Ngàynay, vai trò quan trọng của mô hình MLM trong nền kinh tế toàn cầu đã đượcthừa nhận rộng rãi Báo chí kinh doanh đưa tin không ngớt về những thànhcông của lĩnh vực này Công chúng xem MLM như một giải pháp cho vấn đềviệc làm – một vấn đề nóng của xã hội hiện đại Khác với các doanh nghiệpMLM trước kia, các doanh nghiệp làn sóng thứ 4 đã hòa nhập vào thế giớidoanh nghiệp nói chung Cùng với Thương mại điện tử, MLM đang tạo thànhmột “làn sóng mới” trong giới kinh doanh ngày nay [30]
1.2.2 Khái niệm bán hàng đa cấp và bán hàng đa cấp bất chính.
Trước khi tìm hiểu về bán hàng đa cấp bất chính sẽ là cần thiết khi tiếpcận khái niệm bán hàng đa cấp – phương thức kinh doanh theo mạng đã ngàycàng phát triển tại Việt Nam
Theo quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Cạnh tranh (2004) và Điều 3Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 về quản lý hoạt động bán
Trang 14hàng đa cấp thì bán hàng đa cấp được hiểu là một phương thức tiếp thị để bán
lẻ hàng hóa đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau;
- Hàng hóa được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hoặc của người tham gia;
- Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia bán hàng đa cấp cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới đó được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận.
Phương thức này nhanh chóng được các doanh nghiệp lựa chọn và sửdụng phổ biến bởi lẽ nó đưa hàng hóa tiếp cận một cách trực tiếp và nhanhchóng đến khách hàng trên quy mô rộng
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng phương thức bán hàng này không ítcác doanh nghiệp đã lợi dụng nó như một công cụ đắc lực cho việc kiếm lợibất chính Nhiều doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh bất hợp pháp, lừa đảongười tiêu dùng như đưa ra những điều khoản đặt cọc, buộc phải mua một sốlượng sản phẩm lớn, mua hàng hóa kém chất lượng…Những hành vi này bị coi
là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và theo Luật Cạnh tranh (2004) thì đây
là hành vì bán hàng đa cấp bất chính
Điều 48 Luật Cạnh tranh (2004) quy định:
“Cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp:
Trang 151 Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
2 Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho người tham gia để bán lại;
3 Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
4 Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để
dụ dỗ người khác tham gia.”
1.2.3 Đặc điểm bán hàng đa cấp và bán hàng đa cấp bất chính.
* Phương thức bán hàng đa cấp
Thứ nhất, bán hàng đa cấp là hình thức của bán hàng trực tiếp trong đó
hàng hóa được bán trực tiếp từ cá nhân tới cá nhân, có nghĩa là hàng hóa đượclưu thông từ tay người tham gia bán hàng đa cấp trực tiếp đến tận tay ngườitiêu dùng mà không thông qua địa điểm bán lẻ cố định
Thứ hai, người tham gia bán hàng đa cấp hoạt động độc lập nhân danh
chính mình mà không phải là nhân viên của doanh nghiệp bán hàng đa cấp.Giữa doanh nghiệp và người tham gia bán hàng đa cấp phải kí kết hợp đồngtham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật
Thứ ba, người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng,
tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác trong quá trình tham gia vào mạng lướibán hàng đa cấp Nguồn thu này có thế là: từ doanh số bán hàng của chính họ,
từ doanh số bán hàng từ những người tham gia cấp dưới trong mạng lưới đãđược doanh nghiệp chấp thuận…
Thứ tư, chính sách mua lại hàng hóa là một đặc trưng cơ bản của
phương thức bán hàng này Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của nhiều
Trang 16quốc gia trên thế giới đều ghi nhận vấn đề này Theo quy định của Luật Cạnhtranh (2004) thì doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải mua lại hàng hóa đã báncho người tham gia và hoàn lại số tiền tối thiểu bằng 90% số tiền mà ngườitham gia đã bỏ ra để mua hàng sau khi đã trừ đi những khoản chi phí hợp lí.
* Bán hàng đa cấp bất chính
Bán hàng đa cấp bất chính trước hết mang đầy đủ các đặc trưng cơ bảncủa bán hàng đa cấp Bên cạnh các đặc trưng nêu trên, bán hàng đa cấp bất
chính còn hàm chứa dấu hiệu “bất chính” của hành vi mà doanh nghiệp thực
hiện Tính bất chính của hành vi mà doanh nghiệp thực hiện thể hiện ở việc:doanh nghiệp đã thực hiện các hành vi trái pháp luật (hành vi bị cấm) nhằm thulợi bất chính từ việc tuyển người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp (tínhkhông lành mạnh của hành vi)
Như đã phân tích, cạnh tranh được coi là một quy luật tất yếu của nềnkinh tế thị trường và lợi ích chính là mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệpkhi tiến hành hoạt động kinh doanh Để đạt được mục tiêu này, nhiều doanhnghiệp không dựa vào năng lực của chính mình mà họ sử dụng các thủ đoạnbất chính để làm giảm khả năng cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh khác vàdành những lợi thế về phía mình, một trong những thủ đoạn như vậy là bánhàng đa cấp bất chính
Dưới góc độ kinh tế và pháp lý, thì bán hàng đa cấp bất chính luôn gây
ra những tác động xấu và tiêu cực, do đó cần phải ngăn cấm triệt để Vì vậy,pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều ban hành pháp luật về bánhàng đa cấp nhằm mục đích duy trì và bảo về nền thương mại công bằng vàbình đẳng, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động bán hàng đa cấp chân chínhphát triển
Pháp luật về bán hàng đa cấp sẽ giúp chúng ta chỉ ra ranh giới giữachân chính và bất chính Nếu doanh nghiệp thực hiện các hành vi bán hàng đacấp chân chính thì pháp luật luôn tạo ra một hành lang pháp lý cho doanh
Trang 17nghiệp phát triển Ngược lại, khi doanh nghiệp có các hành vi vượt quá giớihạn mà pháp luật đã đề ra, vượt quá giới hạn chân chính và phạm vào ranh giớibất chính thì pháp luật sẽ có các chế tài nghiêm khắc để ngăn chặn và qua đórăn đe các doanh nghiệp thực hiện hành vi bất chính, đồng thời bảo vệ được lợiích chính đáng của doanh nghiệp bán hàng đa cấp chân chính, người tham gia,người tiêu dùng và toàn xã hội…
Trang 18CHƯƠNG 2TÍNH KHÔNG LÀNH MẠNH CỦA HÀNH VI BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH VÀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH 2.1 Nhận diện hành vi bán hàng đa cấp bất chính qua mô hình
“kim tự tháp”
Nhận thức được những ưu điểm của bán hàng đa cấp nên ngày càng cónhiều doanh nghiệp áp dụng phương thức này để tiêu thụ hàng hóa Khi nghiên
cứu về bán hàng đa cấp, nhiều người nhầm lẫn với mô hình “kim tự tháp” –
một hình thức lừa đảo bị cấm theo pháp luật của tất cả các quốc gia trên thếgiới Sự nhầm lẫn này là điều khó tránh khỏi, bởi lẽ giữa chúng có những điểmtương đồng mà nếu không hiểu rõ bản chất thì khó có thể phân biệt được
Chúng ta cùng đi phân tích bản chất của “kim tự tháp”, đối chiếu với phương
thức bán hàng đa cấp để thấy được sự khác biệt căn bản giữa chúng
“Kim tự tháp” là cấu trúc có hình chóp nhọn, càng về đáy càng được
mở rộng Điều này tương tự như trong phương thức bán hàng đa cấp, ngườiđâu tiên tham gia sớm nhất sẽ giới thiệu nhiều người khác tham gia vào hệthống, tiếp đến những người tham gia tiếp theo sẽ lại tiếp tục giới thiệu nhữngngười tiếp theo…do đó số người tham gia tăng theo cấp số nhân Chúng tacũng chứng minh điều này qua một ví dụ sau:
Giả sử người thứ nhất khi tham gia giới thiệu được 05 người, 05 ngườinày, mỗi người lại giới thiệu được 05 người thì chúng ta có hệ thống hình thápnhư sau:
Trang 19………….……
……… ………
Như vậy, có thể thấy, nếu coi người đầu tiên là cấp 01 thì đến cấp thứ
15, số người tham gia đã lên đến con số 30.517.578.125 (gấp gần 5 lần dân sốthế giới hiện nay)
Khi nghiên cứu về cấu trúc “kim tự tháp” có thể thấy đây là cấu trúc
không bền vững, bởi lẽ nó được cấu thành từ những yếu tố không hợp lí, cũng
chính là những yếu tố “bất chính” Cụ thể:
Thứ nhất, doanh nghiệp yêu cầu người tham gia phải có một khoản
tiền trước khi tham gia vào hệ thống dưới các hình thức như tiền mua hàng,tiền đặt cọc…Điều này dẫn đến sự không bền vững và bất hợp lí bởi lẽ, người
Trang 20tham gia có nguy cơ bị mất khoản tiền đã đầu tư này nếu như họ không giớithiệu được những người khác tham gia vào hệ thống, bên cạnh đó nguy cơ nàycòn xuất phát từ nguyên nhân do thông thường doanh nghiệp sẽ không hoàn trả100% số tiền ban đầu, nếu có hoàn trả thì doanh nghiệp cũng đã chiếm dụng sốvốn của người tham gia trong một thời gian nhất định.
Thứ hai, hàng hóa chủ yếu được lưu thông giữa những người tham gia
trong hệ thống ở các cấp khác nhau chứ không phải tới tay người tiêu dùng.Đây chính là cách doanh nghiệp dồn hàng cho người tham gia Khi muốn thamgia vào hệ thống người tham gia phải mua một số lượng hàng hóa nhất định,cho dù phần lớn họ không có nhu cầu sử dụng (thực chất người tham gia quantâm đến tiền thưởng, tiền hoa hồng từ việc giới thiệu hơn là sử dụng hàng hóa
đã mua…) Doanh nghiệp cũng không hề quan tâm đến việc liệu hàng hóa cóđến tay người tiêu dùng cuối cùng mà không phải là người tham gia vào hệthống hay không?
Thứ ba, những hàng hóa được lưu thông trong nội bộ kim tự tháp chỉ
mang giá trị “ảo”, giá trị của nó rất nhỏ và thường không tương xứng với số
tiền mà khách hàng đã bỏ ra (giá cao hơn rất nhiều so với giá của các sản phẩmcùng loại trên thị trường) Chính vì lẽ đó mà doanh nghiệp thường không camkết mua lại hàng hóa đã bán cho người tham gia
Thứ tư, tiền hoa hồng, tiền thưởng mà người tham gia nhân được chỉ từ
hoặc chủ yếu từ việc giới thiệu, dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới bánhàng đa cấp chứ không dựa vào kết quả bán bất kì hàng hóa nào trên thịtrường Do vậy, dẫn đến tình trạng người tham gia không hề quan tâm đến việcbán hàng như thế nào mà họ chỉ quan tâm làm sao lôi kéo, dụ dỗ được càngnhiều người tham gia vào hệ thống càng tốt
Thứ năm, với cách hưởng lợi ích như trên thì người tham gia luôn
được hưởng lợi (dù là bất chính) nhưng hầu hết những người vào sau lại phảiđối mặt với một nguy cơ đó là bị mất khoản đầu tư ban đầu Đây là lý do vì sao
Trang 21họ luôn cố gắng lôi kéo nhiều người vào hệ thống để nhanh chóng thu hồi lạikhoản tiền đã bỏ ra Điều này dẫn tới việc số người tham gia vào hệ thống tăng
nhanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội Có thể nói họ đã “mua dây
buộc mình”, đây chính là điểm các doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính lợi
dụng để lừa đảo
Số tiền có được không xuất phát từ việc bán hàng hóa mà từ việc dụ
dỗ, lối kéo người khác tham gia vào hệ thống Chính điều này đã làm cho cấutrúc kim tự thấp bất ổn định, khi mà người vào sau không thể giới thiệu thêmđược người vào sau nữa thì cấu trúc này sẽ sụp đổ và lúc đó có hàng trăm thậmchí hàng tỷ người bị thiệt hại, ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến nền kinh tế
xã hội…
Nói tóm lại, cấu trúc “kim tự tháp” là một dạng của bán hàng đa cấp
bất chính, nó được xây dựng, cầu thành từ những yếu tố không ổn định, không
có cơ sở hợp lí, nó có thể gây ra những hậu quả khôn lường Chính vì vậy,pháp luật của tất cả các quốc gia trên thế giới đều cấm mô hình này
2.2 Tính không lành mạnh của hành vi bán hàng đa cấp bất chính.
Người Việt Nam mới chỉ làm quen với phương thức bán hàng đa cấptrong vài năm gần đây Trong khi đó, các nhà làm luật và những người có tráchnhiệm quản lý kinh tế của chúng ta chỉ quan tâm đến việc điều chỉnh pháp luậtsau khi xảy ra hàng loạt các vụ việc lừa đảo, chiếm dụng vốn liên quan đến cácdoanh nghiệp bán hàng đa cấp trên thị trường gây ra những xáo trộn lớn trongđời sống kinh tế - xã hội Do chỉ được tiếp nhận từ mặt trái của hiện tượng,nhiều nhà quản lý đã gay gắt cho rằng cần phải cấm đoán triệt để việc xâydựng hệ thống kinh tiêu đa cấp Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy rằng, hệ thốngnày vẫn cứ phát sinh, hoạt động và lôi kéo được rất nhiều người thuộc nhiềutầng lớp khác nhau ở nhiều địa phương tham gia Do đó, vấn đề được đặt racho khoa học pháp lý và cho công tác xây dựng pháp luật là cần nhanh chóngnghiên cứu, thiết kế khuôn khổ pháp lý phù hợp để điều tiết có hiệu quả hoạt
Trang 22động này, đồng thời ngăn ngừa các toan tính sử dụng phương thức bán hàng đacấp như một công cụ lừa đảo, xâm hại lợi ích của xã hội Ngày 24/8/2005,Chính phủ đã ban hành Nghị định 110/2005/NĐ-CP về quản lý hoạt động bánhàng đa cấp Tuy nhiên, dưới góc độ pháp luật Cạnh tranh, hoạt động tiêu thụhàng hoá bằng mạng lưới đa cấp được nhìn nhận như một trong các phươngthức mà các doanh nghiệp sử dụng để tìm kiếm, mở rộng vị trí của họ trên thịtrường nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh Với đặc thù tiếp cận từ mặt trái,pháp luật Cạnh tranh của nhiều nước đã coi hành vi bán hàng đa cấp là mộtdạng thuộc đối tượng điều chỉnh của nó khi hành vi mang bản chất bất chính(không lành mạnh) Vấn đề cần phải làm rõ là phân tích bản chất không lànhmạnh của hành vi dưới góc độ của lý luận cạnh tranh, từ đó xác định cơ chếđiều chỉnh phù hợp Ngoài ra,, tuy đã ra đời được 07 năm nên Luật Cạnh tranhViệt Nam cũng đã bắt đầu bộc lỗ những hạn chế, thiếu sót, không theo kịp với
sự phát triển ngày càng nhanh của nền kinh tế nên trong quá trình thực thi cầnphải có những phân tích thực tế để tìm kiếm những khúc mắc mà thị trường đặt
ra, hy vọng có được những dự báo phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả áp dụngpháp luật
Dưới đây, tác giả bài viết xin đi phân tích sâu vào bản chất của hành vibán hàng đa cấp bất chính dưới cả góc độ kinh tế lẫn pháp lý để từ đó làm rõtính không lành mạnh của hành vi này Khi nghiên cứu về bán hàng đa cấp bấtchính, chúng ta thấy nổi lên một vài đặc trưng cơ bản sau đây:
a Bán hàng đa cấp bất chính mang bản chất của sự chiếm dụng vốn.
Luật Cạnh tranh quy định cấm doanh nghiệp yêu cầu người muốn thamgia phải đặt cọc hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạnglưới bán hàng đa cấp Lập luận mà các doanh nghiệp bán hàng đa cấp đưa ra đểbảo vệ cho những yêu cầu của mình là các nghĩa vụ đặt cọc hay trả tiền củangười tham gia được coi như biện pháp bảo đảm an toàn, uy tín, bình đẳng
Trang 23trọng uy tín của doanh nghiệp và của sản phẩm Tuy nhiên dưới góc độ lýthuyết, việc đặt cọc này là một điều bất hợp lý:
- Người tham gia mạng đa cấp chỉ là người tiếp thị để bán lẻ sản phẩmgiúp cho doanh nghiệp Với tư cách của mình, người tham gia tiến hành tiếpthị sản phẩm đến với khách hàng Doanh nghiệp không ký gửi hàng hóa chongười tham gia để bán dùm Khi người tham gia trực tiếp bán lẻ hàng hóa chokhách hàng, họ phải thực hiện theo phương thức mua đi bán lại để hưởng phầnchênh lệch Vì vậy, nghĩa vụ đặt cọc hay trả tiền cho việc tham gia là không cócăn cứ
- Bản chất của bán hàng đa cấp là người tham gia tiếp thị sản phẩmgiúp doanh nghiệp và được hưởng lợi ích từ kết quả tiếp thị, bán hàng củamình và của mạng lưới do mình tổ chức ra Do đó, quan hệ qua lại về lợi ích vànghĩa vụ giữa doanh nghiệp với người tham gia thực sự chỉ phát sinh khi ngườitham gia thực hiện việc tiếp thị sản phẩm Việc gia nhập mạng lưới chưa đemlại cho người tham gia bất cứ lợi ích gì, nên chưa thể ràng buộc trách nhiệmvật chất đối với họ
- Về bản chất, đặt cọc trong các giao dịch phát sinh trên thị trường làbiện pháp bảo đảm vật chất mà các chủ thể phải thực hiện với nhau nhằm đảmbảo cho việc thực hiện một nghĩa vụ; việc trả tiền là nghĩa vụ thanh toán củamột chủ thể cho việc được hưởng một lợi ích ngang giá Vì vậy, việc doanhnghiệp buộc người muốn tham gia phải thực hiện các nghĩa vụ nói trên nhưmột điều kiện để xem xét việc có được tham gia mạng lưới hay không là tráivới bản chất của việc đặt cọc hay của nghĩa vụ trả tiền trong các thương vụ
Từ các lý lẽ trên, những khoản tiền mà doanh nghiệp có được từ nghĩa
vụ vô lý đã áp đặt cho người muốn tham gia là những khoản tài chính màdoanh nghiệp đã chiếm dụng được Nghi án về chiến lược chiếm dụng vốntrong bán hàng đa cấp là vụ việc của Công ty TNHH Thế Giới Mới, trụ sở tại
số 4B2 đường Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội Công ty Thế Giới Mới là công ty
Trang 24chuyên phân phối não bạch kim Melatonin và tảo xoắn Spirulina với tên gọi là
“Thực phẩm bổ dưỡng” Theo phương thức kinh doanh của công ty này, nhữngngười muốn tham gia vào hệ thống kinh doanh đa cấp phải đặt một khoản tiềncọc mới có quyền tham gia đồng thời khoản tiền cọc này có sự phân biệt giữacác vùng, miền trên cả nước tùy theo mức độ hấp dẫn và phát triển của thịtrường Theo đó, những người tham gia ở các tỉnh phía Nam thì phải đặt 240USD, còn ở phía Bắc là 120 USD tiền đặt cọc mới được cấp giấy ủy quyền làmđại lý trong một năm cùng với 3 hợp thực phẩm bổ dưỡng đi tiếp thị, mở rộngthị trường của doanh nghiệp Hợp đồng được thực hiện theo 9 đợt, mỗi đợt kéodài 10 ngày Sau 6 kỳ nộp tiền thì người tham gia sẽ được thưởng ở kỳ thứ bảy
33 USD; đồng thời nếu giới thiệu được hai đại lý mới sẽ được thưởng 36 USD,
số tiền thưởng mỗi năm sẽ tăng lên theo số đại lý mới và doanh thu do bán sảnphẩm Nếu người tham gia nào hoàn thành các chỉ tiêu do Công ty đề ra thìngoài việc nhận lại tiền đặt cọc, sẽ được thêm ít nhất 135 USD Trong vòng 2tháng kể từ ngày ký hợp đồng nếu người tham gia không tiêu thụ được sảnphẩm nào thì Công ty sẽ hoàn trả lại 120 USD ban đầu dưới dạng “kinh phíquảng cáo theo định kỳ” và được hưởng 3 sản phẩm đã được công ty giao banđầu Sau đó Công ty sẽ chấm dứt hợp đồng Với những thông tin hấp dẫn đó,Công ty Thế Giới Mới đã thiết lập được một hệ thống đại lý theo kiểu bánhàng đa cấp với hơn 4000 người tham gia và số tiền đặt cọc thu về là rất lớn(trong vòng 4 tháng hoạt động từ tháng 4/2002 đến tháng 8/2002) Sau đó, với
lý do các chuyên gia Trung Quốc bỏ trốn, Công ty Thế Giới Mới đã chấm dứthoạt động và chiếm đoạt số tiền đặt cọc khổng lồ của những người tham giamạng lưới bán hàng đa cấp của nó [31] Qua vụ việc, có thể thấy để nhữngngười muốn tham gia đặt cọc hoặc trả một khoản tiền nhất định, doanh nghiệpbán hàng đa cấp thường đưa ra những mời chào hấp dẫn về thu nhập trongtương lai Nếu bình tĩnh trước sự hấp dẫn của đồng tiền sẽ thấy doanh nghiệpkhông thể kham nổi với chi phí thưởng quá lớn dành cho người tham gia Từ
Trang 25đó có thể thấy trước được khả năng lừa đảo để chiếm đoạt số tiền đặt cọc là rấtcao.
b Bán hàng đa cấp bất chính phản ánh chiến lược dồn hàng cho người tham gia.
Theo Luật Cạnh tranh, chiến lược này được thực hiện thông qua cáchành vi: doanh nghiệp bán hàng đa cấp yêu cầu người muốn tham gia phải muamột số lượng hàng hoá ban đầu để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng
đa cấp; hoặc không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hoá đãbán cho người tham gia để bán lại
Bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để bán lẻ sản phẩm đến tayngười tiêu dùng, những người tham gia chỉ là người giúp doanh nghiệp tiếp thị
và tiêu thụ sản phẩm mà không phải là đại lý bao tiêu hay người tiêu thụ sảnphẩm của doanh nghiệp Vì thế, hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp có tínhchất của hợp đồng hợp tác giữa doanh nghiệp và người tham gia Người thamgia không là người tiêu dùng trong giao dịch này (trừ phi họ là người có nhucầu tiêu thụ sản phẩm, khi đó, họ sẽ giao kết một thương vụ khác với doanhnghiệp) Trong quá trình tiếp thị, người tham gia tìm kiếm khách hàng, sau đómua sản phẩm từ doanh nghiệp để bán lẻ cho người tiêu dùng với mong muốnđược hưởng hoa hồng, tiền thưởng Đương nhiên, khi người tham gia bánkhông được hoặc bán không hết số sản phẩm đã mua, thì doanh nghiệp cónghĩa vụ phải mua lại với mức giá hợp lý để không gây thiệt hại quá lớn chongười tham gia Mức hợp lý được xác định ít nhất bằng 90% giá đã bán chongười tham gia Tỷ lệ tối đa 10% giá đã mua mà người tham gia phải chịu (nếukhông bán được hàng hóa) được coi như khoản vật chất ràng buộc hòng thúc
ép họ nỗ lực thực hiện nghĩa vụ tiếp thị đã thoả thuận trong hợp đồng Hành vibuộc người muốn tham gia phải mua một lượng hàng nhất định ban đầu đểđược quyền tham gia bán hàng đa cấp, hoặc từ chối mua lại sản phẩm hoặcmua với giá thấp hơn 90% giá đã bán đi ngược lại bản chất và mục đích của hệ
Trang 26hiện hành vi dồn hàng cho người tham gia Việc dồn hàng cho người tham giađược hiểu là bằng hành vi của mình, doanh nghiệp đã biến người tham gia trởthành người tiêu dùng bất đắc dĩ của họ.
Vụ việc của Công ty TNHH Thương mại Lô Hội là một minh chứngsống động cho trường hợp này Căn cứ vào Báo cáo kết luận kiểm tra của SởThương mại TP Hồ Chí Minh ngày 04/12/2003 về việc truyền tiêu đa cấp cácloại thực phẩm dinh dưỡng và mỹ phẩm được nhập khẩu từ Hoa Kỳ của Công
ty Lô Hội, có thể thấy: Khi Công ty yêu cầu người muốn tham gia phải muamột lượng hàng để được gia nhập vào hệ thống truyền tiêu đa cấp, người tiêudùng đã phải bỏ số tiền lớn đi mua giá trị ảo quá cao so với giá trị thật của sảnphẩm và cũng chính những người này tham gia vào mạng lưới tuyên truyềnsản phẩm Kinh doanh theo mạng trong trường hợp này đã tạo ra một tầng lớpdịch vụ ảo, thực chất người tham gia trước hưởng hoa hồng của người tham giasau Hậu quả nặng nề cho xã hội không chỉ về mặt kinh tế, hàng chục ngànngười hưởng hoa hồng lẫn nhau trên giá trị ảo Hay như một ví dụ đã nêu:công ty Sinh Lợi đặt điều kiện cho người tham gia là mỗi tháng phải bán đượchai sản phẩm, tương đương với 6.000.000 đồng để duy trì quyền tham gia vàquyền hưởng hoa hồng Nếu trong tháng đó, người tham gia chỉ bán được mộtsản phẩm và không muốn vị mất 6.000.000 đã bỏ ra thì thì họ phải bỏ ra3.000.000 đồng để mua một sản phẩm nữa cho đủ 6.000.000 [27]
c Bán hàng đa cấp bất chính tập trung chủ yếu vào việc lôi kéo, dụ
dỗ người tham gia.
Luật Cạnh tranh quy định cấm doanh nghiệp không được thực hiệnhành vi cho người tham gia được nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh
tế khác chủ yếu từ việc giới thiệu người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng
đa cấp Theo hệ thống bán hàng đa cấp truyền thống, những người tham giađược hưởng hoa hồng, tiền thưởng hoặc các lợi ích kinh tế khác từ hai nguồn:
- Thứ nhất, từ kết quả tiếp thị, bán lẻ sản phẩm của họ
Trang 27- Thứ hai, từ kết quả tiếp thị, bán hàng hóa của người tham gia bánhàng đa cấp cấp dưới trong mạng lưới do họ đã xây dựng và bảo trợ trong mộtphạm vi nhất định (có một giới hạn về cấp nhất định)
Điều này đã giúp cho doanh nghiệp đồng thời đạt được hai mục đích:một là, khích thích người tham gia nỗ lực tiếp thị và bán hàng hóa; hai là, thúcđẩy người tham gia xây dựng, tổ chức và vận hành mạng lưới cấp dưới có nănglực và hoạt động hiệu quả Mặc dù lợi ích có được từ hai nguồn kể trên, songtất cả đều được tính toán từ kết quả bán hàng của mạng lưới bán hàng màngười tham gia đã xây dựng (trong đó có bản thân họ); bởi lẽ hệ thống bánhàng đa cấp chỉ đơn giản là một dạng mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của doanhnghiệp
Do đó, khi hệ thống bán hàng đa cấp đem lại cho người tham gianhững lợi ích chủ yếu từ việc giới thiệu những người tham gia mới mà không
từ kết quả tiếp thị và bán hàng của họ, thì mạng lưới đa cấp này bị coi là khôngbình thường Với lợi ích được hưởng, người tham gia sẽ chỉ chú trọng đến việc
dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp mà không nỗ lực tiếnhành các hoạt động tiếp thị và bán hàng hóa Với hành vi này, khi thiết lậpmạng bán hàng đa cấp, doanh nghiệp dường như đã không quan tâm đến việctiếp thị và tiêu thụ hàng hóa mà chỉ tìm cách tổ chức mạng lưới đa cấp Đươngnhiên, mạng lưới đa cấp này đã không có được chức năng của mạng bán hàng
đa cấp được pháp luật thừa nhận Trong thực tế, khi thực hiện chiến lược này,doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản tiền lớn để thành lập mạng đa cấp trongkhi thu nhập từ việc bán hàng hóa là không đáng kể và không khống chế thế
hệ, cấp bán hàng được hưởng hoa hồng, tiền thưởng Số tiền doanh nghiệpphải trả cho người tham gia sẽ tăng dần theo cấp số lượng người tham gia mới.Lúc này, nguy cơ xảy ra các cuộc khủng hoảng về tài chính cho doanh nghiệp
là tất yếu Do đó, các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để bù đắp khoản chi phí
đã trả cho người tham gia Thông thường, doanh nghiệp bán hàng đa cấp đặt ra
Trang 28những điều kiện về mức hàng hóa tối thiểu mà người muốn gia nhập phải muahoặc đặt ra mức phí gia nhập đối với thành viên mới.
d Bán hàng đa cấp bất chính mang tính lừa dối.
Luật Cạnh tranh cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp cung cấp nhữngthông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp,thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ, lôi kéo ngườikhác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp
Việc đưa ra các thông tin gian dối có thể nhằm mục đích (i) dụ dỗ, lôikéo người khác tham gia bằng cách tác động vào bản tính hám lợi của conngười thông qua những thông tin về lợi ích của người tham gia đang đượchưởng hoặc sẽ được hưởng nếu tham gia; (ii) thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩmvới những thông tin về tính chất công dụng gây ra sự nhầm lẫn để những ngườitham gia tiếp thị, bán hàng hóa cho người tiêu dùng Sự lừa dối này không chỉlàm giảm uy tín của người tham gia trước người tiêu dùng mà còn đe dọa đếnlợi ích chính đáng của khách hàng, của xã hội, nhất là khi những sản phẩmđược tiêu thụ là sản phẩm kém chất lượng
Liên quan đến các thủ đoạn lừa dối trong bán hàng đa cấp, có thể kểđến một số vụ việc mà báo chí cũng như các cơ quan nhà nước đã làm rõ trongnhững năm vừa qua Một điều đáng lưu ý là các vụ việc có liên quan đến hành
vi đưa thông tin gian dối trong bán hàng đa cấp chủ yếu tập trung vào các loạisản phẩm là thực phẩm và thuốc chữa bệnh - những sản phẩm ảnh hưởng trựctiếp đến tính mạng và sức khoẻ con người Nghi án lớn nhất được báo giới đưatin là vụ việc những người tham gia mạng lưới truyền tiêu cho sản phẩm NONIcủa Công ty Tahitan Noni International tuyên truyền và phổ biến các tài liệu vềsản phẩm nước trái nhàu nhãn hiệu Noni, đã được giới truyền thông đề cập đếntrong tháng 5 và tháng 6/2005 Theo đó, những thông tin đã và đang được hàngchục ngàn người tham gia truyền đi trong xã hội với nội dung: cây nhàu đượctrồng ở đảo TAHITIAN cho trái rất tốt khác với trái nhàu ở những nơi khác vì
Trang 29nó được sống trong môi trường có mật độ dân số thấp và trong môi trường đấtđen như ngọc trai, nước tốt, không khí trong lành Vì thế với kết quả thửnghiệm của 16.000 người (trong đó có 160 người là bác sĩ) đã trực tiếp sửdùng thức uống dinh dưỡng TAHITIAN NONI kết quả tốt với 32 căn bệnh,trong đó có cả các bệnh nan y như ung thư, HIV, tiểu đường…, kết quả thấpnhất là 51% (với bệnh giảm đau) [28] Những thông tin này chưa được bất cứ
cơ quan hữu quan nào kiểm tra và xác định tính xác thực của nó, trong khingười dân vẫn sử dụng hòng mong chữa được bệnh tật của mình với quan niệmmang bệnh thì vái tứ phương
Về phía cơ quan nhà nước, thời gian vừa qua dù còn nhiều lúng túngnhưng cũng đã xử lý được một số vụ việc về bán hàng đa cấp Phần lớn cáccông ty bị xử lý đều có hành vi cung cấp thông tin gian dối cho khách hàng vàcho người tham gia Ví dụ, trong Quyết định xử phạt hành chính đối với Công
ty cổ phần Sinh Lợi, Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh đã kết luận: Công ty
cổ phần Sinh Lợi đã có những chỉ dẫn bằng các thông tin sai lệch, thiếu trungthực, không đầy đủ cho khách hàng, người tiêu dùng…; hoặc một trường hợpkhác, trong Báo cáo kết quả kiểm tra trình Thường trực Ủy ban nhân dân TP
Hồ Chí Minh đối với hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty TNHH Âu Việt
Á, Giám đốc Sở Thương mại khẳng định: Công ty đã có hành vi lừa dối ngườitiêu dùng bằng các kiểu quảng cáo truyền miệng của mạng lưới cộng tác viênđông đảo để giới thiệu, thổi phồng quá mức các sản phẩm của Vision chữa trịđược nhiều bệnh [32]
Từ những vụ việc nói trên, việc đưa thông tin gian dối trong bán hàng
đa cấp đang diễn ra theo chiều hướng phức tạp, đa dạng về phương thức truyền
bá thông tin Mặt khác, do đặc thù của bán hàng đa cấp là tính truyền tiêu dướihình thức rỉ tai, cho nên tính xã hội trong việc xây dựng mạng lưới cũng nhưtiêu thụ sản phẩm rất lớn Một khi có sự gian dối để lôi kéo người tham gia vàlôi người tiêu thụ, hậu quả gây ra cho xã hội không ai có thể lường trước được
Vì thế, tính gian dối của thông tin và khả năng gây hậu quả của nó đối với đời
Trang 30sống xã hội là cơ sở thực tế để kết luận về tính bất chính của hành vi vi phạm.Tuy nhiên, tính độc lập trong hoạt động của người tham gia đặt ra một vài vấn
đề cho việc xác định trách nhiệm Trong bán hàng đa cấp, người tham gia tiếnhành tiếp thị để bán lẻ sản phẩm một cách độc lập Người tiêu dùng cuối cùng
sẽ chỉ biết đến người đã trực tiếp giới thiệu và bán sản phẩm cho họ, là ngườitham gia Do đó, việc đổ trách nhiệm qua lại giữa người tham gia và doanhnghiệp bán hàng đa cấp rất dễ xảy ra Ví dụ, các thông tin trong tờ rơi hay tàiliệu mà người tham gia phân phối sản phẩm nước trái nhàu NONI cung cấpcho người tiêu dùng không thể xác định là do người tham gia hay do doanhnghiệp bịa ra Chỉ biết rằng, khi báo giới và cơ quan chức năng vào cuộc,người đứng đầu văn phòng đại diện của Công ty Tahitan Noni International tạiViệt Nam đã phủ nhận mọi trách nhiệm, và cho rằng các thông tin nói trên dongười tham gia tự nghĩ ra mà Công ty không được biết Công ty chỉ kiểm soát
số lượng sản phẩm được bán ra từ những người tham gia Từ vụ việc này cóthể thấy rằng, để kết luận về hành vi lừa dối của doanh nghiệp bán hàng đa cấp
sẽ không đơn giản
2.3 Các quy định của pháp luật về bán hàng đa cấp bất chính.
Xuất phát từ thực tiễn của hoạt động bán hàng đa cấp, cùng với đó lànhững mặt tiêu cực ngày càng bộc lộ của phương thức bán hàng này Trên cơ
sở tiếp thu, học hỏi có chọn lọc những quy định của pháp luật các quốc gia trênthế giới, Luật Cạnh tranh (2004) và Nghị định số 110/2005/NĐ-CP về quản lýhoạt động bán hàng đa cấp đã liệt kê những hành vi bất chính – dấu hiệu nhậnbiết giữa bán hàng đa cấp chân chính và bán hàng đa cấp bất chính Cụ thể,doanh nghiệp sẽ bị coi là bán hàng đa cấp bất chính nếu có một trong nhữnghành vi sau đây:
a Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
Trang 31Theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 7 Nghị định số
110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2005 về quản lí bán hàng đa cấp, cấm các doanhnghiệp thực hiện các hành vi sau đây:
“1 Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
2 Yêu cầu người muốn tham gia phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
3 Yêu cầu người muốn tham gia phải trả tiền hoặc trả bất kỳ khoản phí nào dưới hình thức khoá học, khoá đào tạo, hội thảo, hoạt động xã hội hay các hoạt động tương tự khác để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, trừ tiền mua tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này”
Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp thường yêu cầu người tham gia
phải bỏ tiền để “quyền tham gia” vào mạng lưới bán hàng đồng thời đưa ra
khoản hoa hồng rất cao để lôi kéo nhiều người đặt cọc và tham gia Sau khinhận tiền đặt cọc các doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính không hoạt độngnữa thậm chí bỏ trốn để gây thiệt hại về tài sản cho chính những người thamgia này Điển hình là trường hợp của Công ty Thế giới mới đẫ lừa đảo chiếmđoạt gần 6 tỷ đồng của gần của gần 200 người tham gia mạng lưới Để thamgia vào mạng lưới bán hàng của Công ty, mỗi đại lý phải đặt cọc từ 1,8 triệuđến 3,6 triệu đồng/hợp đồng và được nhận 03 hộp sản phẩm thực phẩm bổdưỡng từ Công ty mẹ ở Trung Quốc, sau đó họ đã để các chuyên gia TrungQUốc lấy khoản tiền 6 tỷ đồng của người tham gia rồi bỏ trốn
Việc yêu cầu người tham gia đặt cọc hay phải mua trước một lượnghàng hóa nhất định là điều không hợp lý, đi ngược lại với phương thức bánhàng này, bởi lẽ người tham gia không trực tiếp bán hàng cho người tiêu dùng
mà chỉ là giới thiệu để người tiêu dùng mua hàng của công ty mà thôi Họ chỉtham gia nhằm kiếm những khoản lợi nhuận từ việc tiếp thị, giới thiệu sản
phẩm chứ không nhằm mục địch “mua bán” hàng hóa, do đó việc yêu cầu