1.1.Khái niệm bạo lực gia đình: Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên k
Trang 1MỤC LỤC
A.Đăt vấn đề 1
B Giải quyết vẫn đề 2
I.Lí luận về bạo lực gia đình và bảo vệ quyền của phụ nữ 2
1.1.Khái niệm bạo lực gia đình: 2
1.2 Khái niệm bảo vệ quyền phụ nữ: 2
II.Các biện pháp và thực trạng về bạo lực gia đình đối với phụ nữ 3
2.1.Các biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình: 3
2.2.Thực hiện các biện pháp bảo vệ,hõ trợ nạn nhân bạo lực gia đình 4
2.3 Thực trạng về bạo lực gia đình đối với phụ nữ 4
III.Các giải pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong phòng chống bạo lực gia đình 9
3.1.Cần có giải pháp nâng cao kiến thức pháp luật cho người phụ nữ 9
3.2.Thực hiện xã hội hóa hoạt động bảo vệ quyền phụ nữ 9
3.3.Nâng cao nhận thức,kĩ năng ứng xử cho phụ nữ gia đình 10
3.4 Hoàn thiện pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình: 11 C.Kết thúc vấn đề 11
A.Đặt vấn đề.
Trang 2Bạo lực gia đình là một vấn đề với đầy đủ các khía cạnh mang tính giáo
dục, kinh tế, pháp lý và sức khỏe Nó cũng là một vấn đề có liên quan tới quyền con người – xuyên suốt giữa các nền văn hóa, tôn giáo, ranh giới địa lý và mức
độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau Đây là một thực tế tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác Tầm quan trọng của việc xử lý bạo lực gia đình đã được Chính phủ Việt Nam nhìn nhận với bằng chứng cụ thể là việc thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 và nhiều văn bản pháp luật, chính sách khác Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 chính thức khẳng định bạo lực gia đình là hành vi không được chấp nhận và không nên xem đó là “vấn
đê riêng tư”
B Giải quyết vẫn đề.
I.Lí luận về bạo lực gia đình và bảo vệ quyền của phụ nữ.
1.1.Khái niệm bạo lực gia đình:
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình
Tại khoản 1 điều 2 của Luật phòng chống bạo lực gia đình qui định rõ các hành
vi bạo lực gia đình như: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc các hành vi cố ý khác xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng ; lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự nhân phẩm; Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lí gây hậu quả nghiêm trọng…
Trang 31.2 Khái niệm bảo vệ quyền phụ nữ:
Trên cơ sở khái niệm quyền con người,khái niệm quyền phụ nữ có mối quan hệ khăng khít với quyền con người.Bởi vì,phụ nữ cũng như nam giới họ cũng được hưởng tất cả các quyền con người được pháp luật ghi nhận và bảo vệ
Quyền phụ nữ là một khái niệm dùng đẻ chỉ quyền con người của phụ nữ.Phụ nữ
là một nhóm xã hội đặc biệt dễ bị tổn thương.Do đó,việc xác nhận và ghi nhận quyền con người cho họ đặc biệt đảm bảo trên cơ sở của bình đẳng cần thiết.Đây cũng là cơ sở để chúng ta đảm bảo quyền con người của phụ nữ.Khi tiếp cận khái niệm quyền phụ nữ, quyền con người được hiểu theo nghĩa xác định hơn,nó thể hiện quyền bức xúc nhất quyền con người được đặt trong hoàn cảnh xã hội nhất định, đòi hỏi sự phối hợp trách nhiệm của cả cộng đồng của cả thê giới đấu tranh cho quyền bình đẳng nam nữ.Chính vì vậy, mặc dù có rất nhiều Văn kiện quốc tế ghi nhận quyền con người nhưng chúng ta vẫn xây dựng những văn bản qui phạm pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ
Định nghĩa của Liên Hợp quốc về “Bạo lực đối với phụ nữ”
Điều 1: “Bạo lực đối với phụ nữ” được hiểu là bất kỳ hành động bạo lực trên cơ
sở giới
nào mà gây hậu quả hoặc có nguy cơ gây hậu quả có hại hoặc gây đau khổ cho người phụ
nữ về thân thể, tình dục hay tâm lý bao gồm cả các đe dọa thực hiện các hành động đó, ép
buộc hoặc tước đoạt sự tự do, dù xảy ra ở nơi công cộng hay trong đời sống riêng tư
Trang 4Điều 2: “Bạo lực đối với phụ nữ” được hiểu là bao gồm nhưng không giới hạn như sau:
(a) Là bạo lực về thể xác, tình dục và tâm lý xảy ra trong gia đình, bao gồm: ngược đãi,
đánh đập, lạm dụng tình dục đối với trẻ em gái trong gia đình, bạo lực liên quan đến
của hồi môn, hãm hiếp trong hôn nhân, làm tổn thương bộ phận sinh dục nữ và thực
hiện các hành vi khác gây tổn hại cho phụ nữ, bạo lực ngoài hôn nhân và sự bóc lột;
(b) Là bạo lực về thể xác, tình dục và tâm lý xảy ra trong cộng đồng, bao gồm: hãm hiếp,
lạm dụng và quấy rối tình dục, đe dọa tại nơi làm việc, cơ sở giáo dục hay bất
cứ nơi
nào, mua bán phụ nữ và ép buộc phụ nữ hành nghề mại dâm;
(c) Là bạo lực về thể xác, tình dục và tâm lý xảy ra ở bấy kỳ đâu do sự vi phạm hay bỏ qua của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
II.Các biện pháp và thực trạng về bạo lực gia đình đối với phụ nữ
2.1.Các biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình:
* Việc tuyên truyền thông tin, tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình:
Trang 5Điều 11 luạt phòng chống bạo lực gia đình đã nói khá rõ về hình thức truyền thông: truyền thông trực tiếp, truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng , truyền thông trực tiếp truyền thông qua lồng ghép trong việc giảng dạy học tập tại các cơ sở giáo dục truyền thông qua các hoạt động văn học nghệ thuật,sinh hoạt cộng đồng…
Một ttrong những hình thức truyền thông hiệu quả và phù hợp nhất ở Việt Nam hiện nay là hình thức tuyên truyền.Tuy nhiên, mặc dù các phương tiện thông tin đại chúng đã thành công trong việc tuyên truyền tới người dân việc ban hành luật phòng chống bạo lực gia đình nhưng chỉ mới dừng lại ở đó chưa biết nội dung của nó là gì
*Hòa giải mâu thuẫn,tranh chấp giữa các thành viên
Luật phòng chống bạo lực gia đình rất chú trọng đến công tác hòa giải.Công tác hòa giải phải được các cơ quan có thẩm quyền trực tiếp “động viên,hòa giải” tới các thành viên để giải quyết các mâu thuẫn triệt để hơn nữa
2.2.Thực hiện các biện pháp bảo vệ,hõ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
*Biện pháp cẩm tiếp xúc:
Luật phòng chống bạo lực gia đình và Nghị định 08/2009/NĐ-CP đã hướng dẫn
cụ thể về biện pháp cấm tiếp xúc.Tùy từng trường hợp cụ thể mà chủ tịch UBND cấp xã hoặc Tòa án có thể áp dụng các biện pháp này.Mục đích của nó là nhằm ngăn chặn việc nạn nhân có thể bị bạo lực sau khi nạn nhân yêu cầu chính quyền can thiệp
*Chăm sóc tại cơ sở khám chữa bệnh:
Khoản 3 điều 23 luật phòng chống bạo lực gia đình có qui định về trách nhiệm báo cáo về hành vi bạo lực có dấu hiệu tội phạm của cơ sở y tế.Các nạn nhân của
Trang 6bạo lực gia đình được chăm sóc và khám chữa bệnh kịp thời tại các cơ sở y tế để kịp thời phát hiện bệnh tình đồng thời cũng phát hiện hành vi bạo lực.Các nạn nhân được nhận chăm sóc tại cơ sở khám chữa bệnh giúp họ trahs được những tổn thương về mặt thể chất cũng như sớm ổn định về tinh thần
*Nhà tạm lánh:
Việc xây dựng mô hình nhà tạm lánh đã và đang phổ biến ở nhiều nơi.xây dựng nhà tạm lánh là địa chỉ tin cậy để nạn nhân lánh nạn,nhất là những nơi có người dân di cư,phụ nữ lấy chồng xa.Những ngôi nhà tạm lánh được xây dựng cũng hỗ trợ cho biện pháp cấm tiếp xúc.là nơi đa,r bảo an toàn cho các nạn nhận của bạo lực gia đình giúp họ ổn định về tình thân
2.3 Thực trạng về bạo lực gia đình đối với phụ nữ.
Một điều tra ở 8 tỉnh Hội liên hiệp Phụ Nữ vào năm 2008, có 23% số gia đình được hỏi có hành vi bạo hành về thể chất, 30% số gia đình có bạo lực về tình dục
và 25% số gia đình được hỏi có hành vi bạo lực về tinh thần trong đó phụ nữ là nạn nhân chiếm 97% [6, tr.98]
Trong thời gian gần đây hàng loạt các bài báo đăng trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã gây ra sự bức xúc và phẫn nộ của các thành viên trong xã hội
về sự gia tăng của vấn đề bạo lực gia đình Chúng ta có thể liệt kê một số bài báo sau đây: "Đổ xăng đốt vợ" trên báo Công An Nhân Dân ra ngày 07/12/2002;
"Khống chế, đổ thuốc diệt cỏ vào miệng vợ" đăng trên báo Thanh Niên ra ngày 05/07/2003; "Kẻ giết vợ dã man" đăng trên báo Phụ Nữ Việt Nam ra ngày 08/09/2003; "Thảm cảnh gia đình" trên Tuổi Trẻ Online ngày 23/07/2010
Trang 7Những bài báo trên đã mô tả những hành động dã man, vô nhân tính của người chồng đối với người vợ và những bi kịch gia đình đau lòng sau những vụ bạo hành ấy Trên đây chỉ là những hành vi bạo lực gia đình đã được phát hiện và xử
lý, còn trong thực tế có rất nhiều nạn nhân đang phải sống chung với bạo lực gia đình mà đối tượng gây ra bạo lực không ai khác là những thành viên gần gũi nhất trong gia đình thì chưa được trừng trị nghiêm minh của pháp luật
Hậu quả của bạo lực gây ra là một nỗi đau đặc biệt nghiêm trọng, nó không chỉ gây tổn thương đến cuộc sống, sức khỏe, danh dự của các thành viên trong gia đình mà còn vi phạm tới các chuẩn mực đạo đức xã hội, tiếp tay cho sự gia tăng các tệ nạn như: mại dâm, ma túy, người lang thang, tội phạm vị thành niên, nạn buôn bán trẻ em và phụ nữ
Mặc dù cả xã hội đang lên án những hành vi bạo lực gia đình, đặc biệt là đối với những người phụ nữ Thế nhưng một số vụ bạo hành trong thời gian gần đây cho thấy sự dã man và tàn bạo vô nhân tính của những người chồng "quỷ dữ" Có rất nhiều phụ nữ đã tử vong vì những chấn thương do chính chồng mình gây ra Điều này đã để lại những nỗi đau vô cùng lớn cho những người thân còn lại trong gia đình
Những vết thương trên người chị Lý do chồng bạo hành
Mới đây nhất, hành vi tra tấn dã man người vợ của Nguyễn Tiến Thịnh (trú tại phường Hùng Vương, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) đang gây ra một làn sóng căm phẫn trong dư luận xã hội Chỉ vì mâu thuẫn trong gia đình, Nguyễn Tiến Thịnh đã dùng mọi thủ đoạn đê hèn để đánh đập "tra tấn" người vợ là Lê Thị Lý trong nhiều ngày khiến chị phải nhập viện trong tình trạng đa chấn thương
Trang 8Không chị tra tấn, đánh đập, Nguyễn Tiến Thịnh còn bắt chị Lý xem lại video hắn quan hệ với người tình rồi buộc chị phải quan hệ đúng với những gì mà trong video Thậm chí Thịnh còn quay lại video lại cảnh đánh đập vợ rồi mở cho chính mẹ vợ xem Chị Lý chỉ được đưa đến bệnh viện khi may mắn thoát khỏi địa ngục trần gian đó
Cách đây không lâu, người dân tỉnh Hải Dương cũng bàng hoàng với vụ án Vũ Tiến Đại (trú tại xã Cẩm Đông, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) đánh chết
vợ Chỉ vì một củ khoai sạn trong khi ăn, Vũ Tiến Đại đã bực tức chửi bới vợ và dùng chân đá mạnh vào mạng sườn của vợ Thế nhưng cú đá oan nghiệt này đã cướp đi mạng sống của người vợ bao năm chung sống với mình
Mẹ mất, bố vướng vào vòng lao lý đã khiến cho những đứa con của Vũ Tiến Đại
bơ vơ giữa dòng đời
Người dân Phú Xuyên, Hà Nội, chắc hẳn vẫn không thể quên vụ án mạng kinh hoàng cướp đi sinh mạng của 3 mẹ con trong một gia đình Nạn nhân của vụ án mạng gia đình trên là Vũ Thị Thủy cùng hai con là Vũ Công và Vũ Ngọc Anh Nguyên nhân ban đầu của vụ việc xuất phát từ mâu thuẫn gia đình, trong lúc
“điên loạn” Vũ Văn Thành đã nhẫn tâm dùng dao nhọn đâm chết người vợ và 2 con
Sau khi ra tay sát hại gia đình, Thành đã tự đâm mình để tự vẫn Dù được hàng xóm đưa đi bệnh viện cấp cứu nhưng hai cháu bé do mất nhiều máu đã chết ngay sau đó, còn chị Thủy và Thành được đưa vào bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng nguy kịch Chị Thủy sau đó cũng tử vong
Năm 2009, người dân xã Vĩnh Lương (Nha Trang, Khánh Hòa) hết sức kinh hoàng khi cơ quan công an phát hiện ra một vụ án giết người hết sức man rợ
Trang 9Nạn nhân trong vụ án này là chị Trần Thị Hiếu đã bị người chồng Trần Văn Ban dùng dao chặt, chém nhều nhát dẫn đến tử vong Sau khi sát hại chị Hiếu xong, Ban đã ném xác vợ xuống hầm phân heo rồi bịt kín lại Phải nhiều ngày sau những người thân trong gia đình chị Hiếu mới phát hiện ra thi thể của chị
Kết cục đau xót và hệ lụy đau lòng từ các vụ bạo hành
Với hành vi dã man và tàn ác của mình, Trần Văn Ban đã bị TAND tỉnh Khánh Hòa kết án tử hình về tội giết người
Trần Văn Ban đã bị TAND tỉnh Khánh Hòa kết án tử hình về tội giết người Mới đây TAND Nghệ An cũng đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo
Hồ Hữu Tiến (SN 1976, xóm 2, xã Hội Sơn, Anh Sơn, Nghệ An) về tội giết người Nạn nhân của Tiến trong vụ án này chính là người vợ đã bao năm chung sống cùng mình Chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt trong gia đình, Tiến đã dùng dao đâm, chém liên tiếp khiến vợ mình tử vong trên đường đi cấp cứu Với hành vi man rợ của mình, Tiến đã bị TAND tỉnh Nghệ An kết án tù chung thân Đây chỉ
là một số vụ án điển hình trong thời gian qua gây phẫn nộ trong dư luận xã hội Trên đây chỉ là một trong số ít các vụ án gia đình gây chấn động dư luận trong thời gian vừa qua Những hành động man rợ của những kẻ sát nhân mang tên người chồng đều sẽ bị pháp luật trưng trị một cách thích đáng Thế nhưng những tổn thương do nạn bạo hành gây ra nhiều hệ lụy khó lường khác
Theo kết quả điều tra ở 8 tỉnh của Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam năm 2008, có 23% số gia đình được hỏi có hành vi bạo hành về thể chất; 30% số gia đình có hành vi bạo lực về tình dục; 25% số gia đình được hỏi có hành vi bạo lực về tinh thần trong đó phụ nữ là nạn nhân chiếm 97% Bạo lực gia đình đã tác động và
Trang 10ảnh hưởng nghiêm trọng tới mỗi gia đình Bạo lực gia đình đã làm nhiều gia đình tan nát, ly dị, ly thân…
Bạo lực gia đình ở Việt Nam cũng làm gia tăng số trẻ em vi phạm pháp luật Số liệu thống kê của Viện KSND tối cao 2008 cho thấy 71% trẻ vị thành niên phạm pháp là do không được quan tâm chăm sóc đúng mức Nguyên nhân phạm tội của trẻ vị thành niên xuất phát từ gia đình: 8% trẻ phạm tội có bố mẹ ly hôn, 49% phàn nàn về cách đối xử của bố mẹ Theo số liệu điều tra 2.209 học viên các trường giáo dưỡng, có tới 49,81% trong số này sống trong cảnh bị đối xử hà khắc, thô bạo, độc ác của bố mẹ
Như vậy, bạo lực gia đình đã tạo lên những bi kịch vô cùng đau xót cho nhiều thế hệ và gây ra những hệ lụy tiêu cực cho sự phát triển của xã hội
Số liệu điều tra của Trung tâm Nghiên cứu Giới và Phát triển, bạo lực gia đình
đã làm cho gia đình tan nát chiếm 49,7% Thống kê của TAND tối cao cũng cho chúng ta thấy hậu quả nghiêm trọng của bạo lực gia đình: năm 1998 có 55.419
vụ ly hôn, trong đó 28.686 vụ bạo lực, chiếm 52%, năm 1999 có 52.774 vụ ly hôn, trong đó 29.751 vụ bạo lực, chiếm 56%; năm 2000 có 51.361 vụ ly hôn, trong đó 32.164 vụ bạo lực, chiếm 62%; trung bình trong 5 năm từ 2000 đến
2005 cả nước có 352.000 vụ ly hôn thì có tới 39.730 vụ ly hôn do bạo lực gia đình (chiếm 53,1%)
III.Các giải pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong phòng chống bạo lực gia đình.
3.1.Cần có giải pháp nâng cao kiến thức pháp luật cho người phụ nữ
Cần có hình thức tuyên truyền phù hợp với từng loại đối tượng đầu tư nhân lực cũng như kinh phí cho hoạt động này, mở rộng mô hình các câu lạc bộ tuyên
Trang 11truyền phổ biến pháp luật kết hợp giữa giáo dục pháp luật với việc nâng cao kiến thức mọi mặt cho phụ nữ nhất là vấn đề giáo dục giới tính cho nữ thanh niên để họ tránh được tình trạng có thai ngoài ý muốn dẫn đến những cuộc hôn nhân bất đắc dĩ ảnh hưởng đến hạnh phúc của gia đình tương lai.Phổ biến , giáo dục pháp luật không chỉ mang lại cho phụ nữ những kiến thức pháp luật để họ bảo vệ quyền lợi cho bản thân mình mà thông qua đó chị em cũng sẽ tìm được tiếng nói chung và giúp đỡ lần nhau cùng đấu tranh chống những hành vi sai trái xâm hại đến lợi ích của họ.Tuy nhiên, cần phải nói thêm rằng giáo dục pháp luật với ý nghĩa là giải pháp quan trọng để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Muốn làm tốt vấn đề này thì cần phải phát huy vai trò của Hội lien hiệp phụ nữ đặc biệt là các tổ chức đoàn thể cấp cơ sở vì cấp cơ sở bao giờ cũng gần gũi chị em hơn, nắm bắt được những tâm tư nguyện vọng của chị em hơn và nhất là kịp thời lên tiếng bằng những hình thức phù hợp nhằm bảo vệ quyền lợi cho chị em, đoàn viên chị em mạnh dạn đưa ra ánh sang những hành vi vi phạm quyền phụ nữ
3.2.Thực hiện xã hội hóa hoạt động bảo vệ quyền phụ nữ.
Mỗi người, mỗi cơ quan mỗi tổ chức xa hội, gia đình Nhà nước đều cùng vào cuộc để bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ.Nhà nước ban hành các qui định pháp luật thể hiện nguyên tắc nam nữ bình đẳng, tổ chức việc tuyên truyền giáo dục pháp luật tới người dân người dân phải có ý thức nghiêm chỉnh chấp hành các qui định của pháp luật các tổ chức xã hội cũng vào cuộc để thực hiện việc phổ biến tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật ,đặc biệt là Hội phụ nữ là cơ quan đại diện cho quyền lợi của phụ nữ nói lên tiếng nói của chị em bảo vệ quyền lợi cho chị em, cần phát huy thật tốt vai trò của tập thể trợ giúp pháp lí cho người nghèo, Trung tâm trợ giúp pháp lí cho người nghèo,Trung tâm trợ giúp pháp lí cho chị em phụ nữ để bảo vệ quyền lợi trên thực tế