Việt Nam được xác định là một địa bàn trọng điểm không chỉ đối với tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em mà còn là nơi bọn tội phạm lợi dụng đưa người di cư trái phép qua biên giới dưới nhiều
Trang 1BÁO CÁO
BUÔN BÁN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG,
NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
(Qua tổng quan và phân tích tài liệu)
Hà Nội, 6 - 2011
Trang 2MỤC LỤC
1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu 1
2 Khái niệm tiếp cận 1
3 Tình hình buôn bán phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam 3
3.1 Thực trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em 3
3.2 Các hình thức mà kẻ buôn người sử dụng 6
4 Nguyên nhân của tình trạng buôn bán người 10
5 Kết luận và giải pháp 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 31 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu
Tội phạm Buôn bán người là không chấp nhận được, đã tước đi một số quyền cơ bản của con người, là việc làm vô nhân đạo và đáng lên án trong xã hội hiện đại Nó gây
ra những tổn hại to lớn về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm đối với nạn nhân Tuy nhiên, trên thực tế vì những lí do khác nhau mà hiện tượng đó đang diễn ra từng ngày từng giờ, và có mặt ở hầu hết mọi nơi chốn
Theo Cơ quan phòng chống ma tuý và tội phạm Liên Hiệp Quốc (UNODC), Buôn bán người đứng thứ 3 trong nhóm các hành vi tội phạm mang lợi sau buôn bán ma tuý và súng Ước tính, trên thế giới hiện có khoảng 27 triệu người là nạn nhân của buôn bán người, trong khi hàng năm 600.000 đến 800.000 người bị buôn bán qua biên giới, phần lớn là phụ nữ và trẻ em gái và khoảng 1 triệu trẻ em bị bóc lột vì mục đích tình dục
Việt Nam được xác định là một địa bàn trọng điểm không chỉ đối với tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em mà còn là nơi bọn tội phạm lợi dụng đưa người di cư trái phép qua biên giới dưới nhiều hình thức như xuất khẩu lao động, cho, nhận con nuôi, môi giới kết hôn với người nước ngoài Nhiều phụ nữ, trẻ em Việt Nam đã trở thành nạn nhân của bóc lột tình dục, hôn nhân ép buộc và lao động bất hợp pháp ở nhiều quốc gia
Kể từ khi buôn bán người được biết đến ở Việt Nam từ những năm 1990, tệ nạn này ngày càng gia tăng một cách phức tạp Nhiều cá nhân tổ chức đã cố gắng để mô tả về tình hình buôn bán người ở Việt Nam Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu, báo cáo chỉ đề cập đến các khía cạnh khác nhau của một vấn đề mà chưa có sự khái quát về bức tranh chung Để có được cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng tình hình buôn bán người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam là một việc làm cần thiết Bài viết này cung cấp một bức tranh chung về tình hình buôn bán phụ nữ và trẻ em trong những năm gần đây, nguyên nhân dẫn đến buôn bán người, từ đó đề xuất một số giải pháp cho vấn đề Bài tham luận này sử dụng phương pháp tổng quan tài liệu có sẵn bao gồm những báo cáo, xuất bản phẩm, tài liệu liên ngành, sổ tay hướng dẫn, kỷ yếu hội thảo, tài liệu tập huấn
2 Khái niệm tiếp cận
Trước khi đi tìm hiểu vấn đề, làm rõ khái niệm được xem như là điều cần thiết để hiểu
rõ hơn về tình hình buôn bán phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam Các khái niệm liên quan bao gồm: Buôn bán người; Buôn bán phụ nữ trẻ em; Kẻ buôn người; Người mua; Người môi giới
Trang 4Buôn bán người Có nhiều định nghĩa về buôn bán người, nhưng chưa có định nghĩa
riêng ở Việt Nam, nghiên cứu sử dụng định nghĩa của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc: Buôn bán con người là một phong trào bí mật và bất chính đưa người qua biên giới phần lớn là từ các nước đang phát triển và một số nước đang chuyển đổi kinh tế nhằm mục tiêu cuối cùng là ép buộc phụ nữ và các em gái hoạt động tình dục hoặc bóc lột về kinh tế và tình trạng bóc lột lợi nhuận từ những việc làm này Những kẻ buôn người và tập đoàn tội ác cũng như các hoạt động bất hợp pháp khác liên quan đến buôn bán con người như là việc cưỡng bức lao động trong nhà, ép buộc làm vợ, nghề nghiệp không minh bạch và con nuôi bất hợp pháp (Hội đồng bảo an Liên hợp quốc 1994)
Theo định nghĩa này thì các đặc trưng của buôn bán người được biểu hiện như sau:
- Hành vi: Tuyển dụng, chuyên chở, chuyển giao, che dấu, chứa chấp, tiếp cận, hoặc nhận người trong nước hoặc qua biên giới
- Phương thức: Lừa gạt, bắt cóc, lừa dối, ép buộc, cưỡng bức hoặc đe doạ, sử dụng bạo lực, lạm dụng quyền hành hoặc lợi dụng tình hình khó khăn của một người nào
đó Đối với trường hợp buôn bán trẻ em: bất cứ phương thức nào đều được tính đến, ngay cả việc sự đồng ý của trẻ em
- Mục đích: Bóc lột sức lao động, khai thác mại dâm hoặc những hình thức bóc lột tình dục khác, hay cắt bỏ những bộ phận của cơ thể
- Địa bàn: Trong nước, nước ngoài và tại địa phương
Phụ nữ, trẻ em bị buôn bán: là phụ nữ, trẻ em bị một người hay một nhóm người sử
dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực hay những hình thức ép buộc khác, bắt cóc, lừa gạt, lạm dụng quyền lực hay địa vị, tình trạng dễ bị tổn thương để mua bán (giao nhận tiền hoặc giao nhận một lợi ích vật chất khác) nhằm mục đích bóc lột (cưỡng bức bán dâm hoặc các hình thức bóc lột tình dục khác, lao động hoặc dịch vụ cưỡng bức, nô lệ hoặc làm việc như tình trạng nô lệ hoặc lấy đi các bộ phận trên cơ thể)
Kẻ buôn người: là kẻ cám dỗ người nào đó bằng cách quyến rũ, dùng bạo lực hoặc đe
dọa bạo lực hoặc các hình thức khác, nhằm mục đích buôn bán kiếm lời (bằng tiền hoặc bất kì vật chất khác) Kẻ buôn người có thể là những người tiếp nhận hoặc chuyển người khác trong nội bộ đất nước hoặc ra nước ngoài
Người mua: là người có nhu cầu mua người khác nhằm mục đích bắt buộc lao động
hoặc nô lệ tình dục (bao gồm cả những người vợ phụ thuộc), đóng vai trò chủ nhân có quyền sở hữu hoặc chiếm hữu người khác để bóc lột, vứt bỏ hoặc trao đổi
Trang 5Người môi giới: thường được xem là trung gian đóng vai trò đầu mối, dắt mối, theo
dõi, tìm kiếm, ép buộc, buôn bán phụ nữ cho mạng lưới buôn người nhằm mục đích kiếm lời
3 Tình hình buôn bán phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam
3.1 Thực trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em
Buôn bán người là tệ nạn được ghi nhận vào những năm 1990, khi buôn bán người được xem là một bộ phận của nạn mại dâm nhằm cung cấp nguồn phụ nữ rẻ mạt từ các vùng khác nhau Kể từ thời điểm đó, Việt Nam trở thành một trong những đường dây buôn bán phụ nữ quốc tế và khu vực
Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có một con số chính xác nhất, tổng hợp được đã có bao nhiêu phụ nữ, trẻ em bị buôn bán, bởi sự khó khăn trong việc xác định hành vi phạm tội, người bị hại và chính bởi sự che dấu của gia đình, nạn nhân gắn liền với hệ lụy xã hội có thể xảy ra trong nền văn hóa phương Đông Tuy nhiên, các nghiên cứu, khảo sát, số liệu thống kê cho thấy có những bằng chứng chân thực, sinh động để khẳng định rằng nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em là có thực và số lượng các vụ việc có liên quan đến buôn bán phụ nữ và trẻ em mặc dù ở mỗi thời điểm và khu vực có khác nhau nhưng luôn có xu hướng tăng lên theo thời gian, năm sau số lượng nhiều hơn năm trước và không có dấu hiệu giảm sút
Từ năm 2004 trở về trước, chưa có một chương trình quy mô quốc gia thống kê về nạn buôn người ở Việt Nam, nhưng ở một số tài liệu đã cho thấy tình hình buôn bán người tồn tại khá phố biến và nghiêm trọng Thống kê của tác giả Lê Thị Quý cho thấy, từ
1994 – 2001 có 3787 các trường hợp buôn bán phụ nữ bị bắt, trong đó 44.5% ở trong nước và 55,5% là phụ nữ ra nước ngoài Tại tỉnh Quảng Ninh từ năm 1999 – 2003 có 1.053 phụ nữ và trẻ em bị buôn bán sang Trung Quốc Tại đồng bằng sông MêKông đến năm 2003 có hàng chục nghìn phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan Năm 2000, theo ước tính có 11.310 cô gái Việt Nam bị buộc phải làm gái điếm ở Campuchia trong đó 8610 là ở PhNom Pênh” (Lê Thị Quý, 2004:18)
Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, trong năm 2002, có 3.781 trường hợp buôn bán phụ nữ và trẻ em với tổng số 10.218 nạn nhân Trong đó, 87% nạn nhân bị bán cho các dịch vụ tình dục kể từ năm 1995 Báo cáo năm 2004 của cơ quan này cũng cho thấy con số trẻ em bị buôn bán trên toàn quốc là 15.000 em (HT 014-CHI,2006:4)
Trang 6Từ năm 2004 thực hiện chương trình 134, đã bắt đầu có những con số thống kê chính thức về tình hình buôn bán người ở Việt Nam Theo báo cáo gần đây nhất của các địa phương, qua 6 năm thực hiện chương trình 130/CP, từ năm 2004 - 2010 tại Việt Nam
đã xảy ra 1949 vụ mua bán người với 3.543 đối tượng, lừa bán 4.793 nạn nhân
Báo cáo từ Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em (2004-2009), tổng kết trong 05 năm thực hiện chương trình 130/CP, cả nước xảy ra 1.586 vụ buôn bán phụ nữ và trẻ em, có 2.888 đối tượng, lừa bán 4.008 nạn nhân, trong đó mua bán phụ nữ: 1.218 vụ, 2.310 đối tượng phạm tội, 3.019 nạn nhân, mua bán trẻ em: 191 vụ, 268 đối tượng, 491 nạn nhân Mua bán cả phụ nữ, trẻ em: 177 vụ,
310 đối tượng, 498 nạn nhân.” (Ban chỉ đạo 130/CP, 2009:1)
Báo cáo của Tổng cục cảnh sát và báo cáo của Công an các địa phương cũng không có chênh lệch đáng kể Theo công tác nắm tình hình của cơ quan này trong 5 năm từ
2004 đến hết 6 tháng đầu năm 2009 đã phát hiện đấu tranh 1.619 với 3.091 đối tượng, xác định 4.140 nạn nhân, số vụ phát hiện và đấu tranh có xu hướng gia tăng năm sau cao hơn năm trước” (Ban chỉ đạo 130/CP, 2009:47)
Báo cáo của Tòa án nhân dân chỉ ra rằng số vụ phạm tội mua bán trẻ em mà cơ quan này xét xử có sự gia tăng trong những năm vừa qua (Ban chỉ đạo 130/CP, 2009:66)
Bảng 1: Số vụ phạm tội mua bán phụ nữ trẻ em theo thống kê của Toà án nhân dân
(2004 - 2008)
0 20 40 60 80 100
120
140
160
0 50 100 150 200 250 300 350
Số vụ phạm tội mua bán phụ nữ
Số vụ phạm tội mua bán trẻ em
Số bị cáo phạm tội mua bán phụ nữ
Số bị cáo phạm tội mua bán trẻ em
Nguồn: Tòa án Nhân dân Kinh nghiệm trong phối hợp truy tố, xét xử các vụ án về mua bán phụ nữ, trẻ em; kiến nghị và đề xuất của ngành Tòa án nhân dân trong Tài liệu Hội nghị
Tổng kết 05 chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ trẻ em (2004-2009)
Trang 7Theo báo cáo của cơ quan này, trong 5 năm từ 2004 đến năm 2008 có tổng cộng 748
vụ phạm tội buôn bán phụ nữ và trẻ em với 1367 bị cáo phạm tội Số vụ phạm tội gần như gia tăng theo các năm, năm sau cao hơn năm trước Nếu năm 2004 chỉ có 79 vụ phạm tội mua bán phụ nữ thì năm 2006 là 121 và đến năm 2008 là 149 Số vụ phạm tội mua bán trẻ em năm 2004 là 31, đến năm 2006 là 36 và lên 48 vụ năm 2008
Kết quả công tác phát hiện, đấu tranh tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em của Cảnh sát nhân dân cho thấy cũng có sự gia tăng đáng kể (lưu ý số liệu trong năm 2009 không phải là số thực trong tài liệu, tài liệu chỉ thể hiện đến sáu tháng đầu năm 2009, số liệu trong báo cáo đã được nhân theo hệ số 2)
Bảng 2: Số vụ phạm tội mua bán phụ nữ trẻ em theo thống kê của Cảnh sát nhân dân
(2004 - 2009)
344
830
379
449 391
0
200
400
600
800
1000
1200
Số vụ buôn bán phụ nữ trẻ em Số đối tượng Số nạn nhân
Nguồn: Tổng cục cảnh sát Thực trạng tình hình, kết quả đạt được trong thực hiện chương trình 130/CP Rút ra những bài học kinh nghiệm đấu tranh phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em của lực lượng cảnh sát nhân dân trong Tài liệu Hội nghị Tổng kết 05 chương
trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ trẻ em (2004-2009)
So với trước năm 2004, số liệu thống kê về tỷ lệ tội phạm buôn bán bán, số lượng nạn nhân bị buôn bán rõ ràng hơn Tuy nhiên, chưa có con số thống kê chính xác hiện có bao nhiêu vụ buôn bán tương ứng với nạn nhân bị buôn bán, đặc biệt là số lượng nam giới bị buôn bán Các tài liệu nói về mại dâm trẻ em, chủ yếu là nói về các em bé gái,
số lượng về trẻ em trai bị bán được đề cập rất hạn chế, thường trẻ em được đề cập đến không có sự phân biệt về giới Lí do có thể bởi một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, chưa thống nhất trong quản lý và phối hợp giữa các ban ngành Ngay trong thực hiện chương trình 130, mỗi ban ngành có cách xây dựng và quản lý dữ liệu riêng Ngành tư pháp dựa vào số vụ việc được phát hiện và thụ lý Ngành Công an dựa vào
số trường hợp được báo cáo và tham gia xử lý Bên Bộ đội biên phòng dựa vào số vụ
Trang 8việc được trình báo và tham gia giải cứu Hội phụ nữ dựa vào báo cáo ngành dọc từ dưới lên
Thứ hai, dường như có sự tránh né khi đề cập các vấn đề buôn bán phụ nữ, trẻ em tại địa phương Một vài tài liệu có thể hiện số lượng tội phạm, người bị bán ở địa phương, nhưng những con số đưa ra lại có sự mâu thuẫn với số liệu tổng thể khi cho rằng hiện tượng này đang giảm một cách nhanh chóng Điều đáng nói, hiện trạng này tồn tại ở tài liệu của các tỉnh tham gia chương trình quốc gia
Thứ ba, do sự phức tạp của vấn đề, khi khó xác định rằng một người ra đi là họ có thể
bị buôn bán hay không “tình trạng trẻ em – phụ nữ thuộc diện bị buôn bán hoặc có các dấu hiệu nghi bị buôn bán diễn ra tất cả các địa bàn khảo sát” (Actinonaid, 2008:11), tài liệu này cũng đưa thêm “theo nhận định của các cơ quan chức năng địa phương, đa
số những người ra đi là bị lừa, một số tự nguyện, một số ít định đi rồi sẽ về những lí
do nào đấy mà ở lại” Con số phụ nữ bị buôn bán càng khó chính xác hơn khi “có rất ít trường hợp mà những người bị ảnh hưởng báo cáo với chính quyền Đối với những phụ nữ đã lấy chồng ở Trung Quốc và những phụ nữ khác vẫn còn ở lại Trung Quốc, khó có thể xác định là liệu các trường hợp của họ có được coi là buôn bán người hay không” (Oxfam,2002:12)
Qua phân tích cho thấy, dù chưa có những con số thống nhất xác định chính xác
có bao nhiêu vụ phạm tội buôn bán phụ nữ, trẻ em và bao nhiêu phụ nữ, trẻ em
bị buôn bán nhưng việc buôn bán phụ nữ và trẻ em là một vấn đề phức tạp và hiện hữu ở Việt Nam, gia tăng trong những năm gần đây và chưa có chiều hướng giảm xuống trong thời gian tới
3.2 Các hình thức mà kẻ buôn người sử dụng
Các hình thức buôn bán phụ nữ và trẻ em rất đa dạng, các hình thức thường được bọn buôn người áp dụng là: Lừa gạt, bắt cóc, lừa dối, ép buộc, cưỡng bức hoặc đe doạ, sử dụng bạo lực, lạm dụng quyền hành hoặc lợi dụng tình hình khó khăn của một người nào đó Các hình thức này được sử dụng linh hoạt tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể nhưng ngày càng được sử dụng tinh vi, táo bạo và tàn nhẫn hơn
Một trong những hình thức phổ biến mà kẻ buôn người thường sử dụng để đạt được mục đích của mình đó là lừa đảo phụ nữ, hứa kiếm việc làm có thu nhập cao Điều này xuất phát từ nhu cầu to lớn và chính đáng của mọi người, đặc biệt là những người phụ
nữ, những gia đình nghèo ở các vùng nông thôn
Nông thị M làm nghề buôn hoa quả… Tuyển bảo M đừng buôn hoa quả nữa mà mua vải về bán được nhiều lời hơn Tuyển hứa cho M vay tiền và
Trang 9dụ M đi sâu vào Trung quốc để mua rẻ hơn M theo Tuyển tới một vùng heo hút (Lê Thị Quý, 2000:130)
Cũng xuất phát từ mong muốn thoát nghèo, kẻ buôn người đã cám dỗ người phụ nữ chấp nhận đối với việc kết hôn thông qua những lời hứa hẹn về tương lai tươi sáng, một cuộc sống tươi đẹp ở nơi đến với một người chồng tốt và một công việc tốt Điều này đã được chấp nhận từ phía người bị bán lẫn sự đồng thuận của gia đình họ
Những thủ đoạn mà những kẻ buôn bán sử dụng để “tuyển dụng” trẻ em và phụ nữ phụ thuộc vào hoàn cảnh của những trẻ em và phụ nữ liên quan nhưng thường họ bị
dụ dỗ và lừa gạt ngay từ đầu
Hầu hết tất cả các phụ nữ bỏ trốn khỏi cảnh bị bán ở Trung Quốc và trình báo chính quyền địa phương đều nói rằng họ đã bị lừa ngay từ đầu (OXFAM,2002:18)
Một thủ đoạn khác của bọn buôn người là đón lọng phụ nữ Việt nam ở biên giới sang tham quan, du lịch hoặc buôn bán ở Trung Quốc rồi bán cho các tú ông, tú bà hoặc cho đàn ông Trung Quốc làm vợ
Trong thời gian gần đây phương thức buôn bán có sự biến chuyển Nếu trước đây buôn bán phụ nữ và trẻ em thường chỉ gắn với các thủ đoạn dụ dỗ, lừa gạt thì nay còn gắn với bạo lực, cưỡng bức, dùng vũ lực hoặc thuốc gây mê có thể được sử dụng để kiểm soát và bắt cóc trẻ em và người lớn thậm chí cả giết người
“Một hôm khi đang bẻ ngô ngoài đồng vắng, K bị ba thanh niên đến gí con dao nhọn và ra lệnh cho cô phải đi theo chúng Sau khi hãm hiếp cô gái, chúng đưa cô đến một thành phố và bắt cô bán dâm một năm Sau đó chúng bán cho một người ở miền Trung” (Lê Thị Quý, 2004:21)
“Chị Đinh Thị B đang đi mua vỏ bao ở đất Đông Hưng Ninh và Tính lừa chị B vào nhà rồi bọn chúng đóng cửa lại, nhốt chị B vào trong nhà Bọn Chiến đã dùng thủ đoạn đánh đập, cưỡng ép chị B phải lấy chồng Trung Quốc” (Lê Thị Quý, 2000:132)
“B đi chợ để may một bộ quần áo mới chuẩn bị cho ngày khai trường Ra chợ, tình cờ cô gặp lại một người bạn cũ Người bạn cho cô một cái kẹo Khi ăn xong thì B lịm đi không biết gì nữa Khi tỉnh dậy cô thấy mình đang
ở trên tầu cạnh một người đàn bà lạ” (Lê Thị Quý, 2000:134)
Bọn buôn người có thể đóng vai những kẻ mối lái hôn nhân và hứa với những người phụ nữ rằng họ sẽ được giới thiệu với những người chồng tương lai thành đạt Một số
Trang 10người nước ngoài đến một đất nước nào đó để tìm gặp phụ nữ, cưới và dụ dỗ họ ra nước ngoài
Đối tượng nước ngoài, chủ yếu là người Trung Quốc, Campuchia, Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan… lợi dụng danh nghĩa kinh doanh, du lịch để móc nối với các đối tượng trong nước dụ dỗ, lừa gạt phụ nữ, trẻ em đưa ra nước ngoài dưới dạng kết hôn, cho nhận con nuôi, du lịch, xuất khẩu lao động (Ban chỉ đạo 130/CP, 2009:49)
Hiện tượng buôn bán người thông qua con đường này là có thực, người phụ nữ bị lừa gạt đẩy vào các hoạt động mại dâm hoặc trao tay “làm vợ” người khác hay bị biến thay đổi vai trò từ vợ thành người giúp việc hoặc nô lệ tình dục
B và C đi từ tỉnh An Giang Họ được giới thiệu tới “người chồng” của mình thông qua trung gian môi giới, tại Việt Nam và làm thủ tục hôn nhân đầy đủ Họ đến Đài Loan vào tháng 3/4/2005 Tại sân bay, họ bị những người đàn ông “lạ mặt” chặn lại và sau đó “đẩy họ vào nghề mại dâm” (Maria, 2005:30-31)
Hiện tượng đàn ông nước ngoài mua “vợ” Việt Nam có cưới hỏi đàng hoàng nhưng khi về nước lại bán vợ cho người khác Hoặc “là sự dối lừa khi chủ rể làm đám cưới là một người đẹp trai nhưng khi cô dâu sang đến nhà chồng thì chú rể lại được thay thế bằng ông già, người tàn tật hoặc người mắc bệnh tâm thần” Đó cũng là sự ép buộc phụ nữ Việt Nam phải làm vợ nhiều người hoặc làm gái mại dâm (Lê Thị Quý, 2004:24)
Sự mở cửa kinh tế đã cho phép nhiều đàn ông nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực Do hoàn cảnh công việc, họ không thể mang vợ con theo Để giải khuây, họ kiếm vợ nhỏ ở Việt Nam Khi hết hạn về nước, cũng có người mang
“vợ” về nhưng không phải để chung sống mà để bán cho người khác hoặc vào nhà chứa Không ít phụ nữ sau khi cưới đã trốn về và tố cáo việc các cô bị chồng bán cho người khác hoặc nhà chứa Có người được ở với chồng nhưng không phải với tư cách người vợ mà là tư cách người giúp việc và nô lệ tình dục (Lê Thị Quý, 2000:134-135)
Hình thực lừa gạt qua con đường xuất khẩu cũng tồn tại khá phổ biến Những người lao động thông qua các trung tâm môi giới để được lựa chọn làm việc tại các nhà máy
ở nước ngoài, tuy nhiên, khi đến họ phải làm công việc mà họ không mong muốn Nhiều người đã bỏ ra ngoài làm, họ trở thành lao động bất hợp pháp và chịu cảnh ngược đãi về thân thể từ chính người thuê họ