1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích điều hành chính sách tỷ giá việt nam qua các giai đoạn

23 1,5K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 314,76 KB

Nội dung

Chính sách tỷ giá là những định hướng và giải pháp của nhà nước nhằm đảmbảo sự ổn định của tỷ giá và thị trường ngoại hối, thực hiện chính sách ổn định tiền tệ nhằm đạt được những mục ti

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

-** -BÀI TẬP NHÓM 2

PHÂN TÍCH ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VIỆT

NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN

Lớp : QH 2014 E - TCNH3

Giảng viên hướng dẫn : TS Trần Thị Vân Anh

Hà Nội, 4/2015

Trang 3

PHÂN TÍCH ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VIỆT NAM

QUA CÁC GIAI ĐOẠN

và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

I LÝ THUYẾT CHUNG

Trang 4

Tỷ giá hối đoái (TGHĐ) xuất hiện và phát triển cùng với sự ra đời và phát triểncủa thương mại quốc tế, được xác định dựa trên mối quan hệ cung cầu ngoại tê Tácđộng đến các mối quan hệ kinh tế, cán cân thanh toán quốc tế, giá cả hàng hóa trongnước và lưu thông tiền tệ

Tỷ giá hối đoái là sự so sánh mối tương quan giá trị giữa hai đồng tiền vớinhau; nói cách khác, TGHĐ là giá cả của đơn vị tiền tệ nước này được thể hiệnbằng số lượng đơn vị tiền tệ nước khác (Trần Hoàng Ngân - 2014)

Chính sách tỷ giá là những định hướng và giải pháp của nhà nước nhằm đảmbảo sự ổn định của tỷ giá và thị trường ngoại hối, thực hiện chính sách ổn định tiền

tệ nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế - xã hội đã dự định

II THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

1 Chính sách tỷ giá thời kỳ 1976 - 1989: Tỷ giá cố định, đa tỷ giá.

Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, mang nặng tính bao cấp, Nhà nước thựchiện chính sách tỷ giá cố định Quan hệ tỷ giá của VNĐ chủ yếu là với SUR và cácnước trong khối XHCN theo phương thức thỏa thuận, còn lại với các đồng tiền khác

về cơ bản là ko xác lập quan hệ tỷ giá

Tỷ giá được chia làm 2 khu vực, bao gồm Khu vực 1: Tỷ giá trong phe XHCN

và Khu vực 2: Tỷ giá ngoài phe XHCN

a Tỷ giá khu vực I:

Trong thời gian này, VN có quan hệ thương mại chủ yếu với các nước XHCN.Hình thức buôn bán phổ biến là hàng đổi hàng theo 1 tỷ giá cố định được quy địnhtrong các hiệp định song phương và đa phương Tỷ giá được chia thành nhiều nhómtương thích với từng mục đích quan hệ KT khác nhau, bao gồm:

- Tỷ giá mậu dịch: Là tỷ giá dùng trong thanh toán có liên quan đến mua, bán hàng

hóa, dịch vụ vật chất giữa các nước trong phe XHCN Nó được xác định dựa trên cơ

sở so sánh giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng VND và tính bằng ngoại tệ ở nướcngoài

- Tỷ giá phi mậu dịch: Là tỷ giá dùng trong thanh toán, chi trả hàng hóa hoặc dịch

vụ vật chất không mang tính thương mại giữa các nước trong phe XHCN, như chi

về ngoại giao, đào tạo, hội thảo, hội nghị Nó được xác định trên cơ sở giá bán lẻ

Trang 5

của một số mặt hàng tại 2 nước tính theo đồng tiền của 2 nước Tại VN trong 1 thời

kỳ dài đã quy định tỷ giá phi mậu dịch thấp hơn rất nhiều so với tỷ giá mậu dịch đểđiều tiết lại phần "chênh lệch giá" do những người nước ngoài được mua rẻ ở VN.Trong thời kỳ này nếu tỷ giá mậu dịch là 3,27 VND/SUR thì tỷ giá phi mậu dịch là1,7 VND/SUR cùng thời điểm Tất cả các tỷ giá phi mậu dịch giữa VN với các nướcđều dần dần hết hiệu lực trong năm 1989 và cuối cùng là ngày 31/12/1999

- Tỷ giá kết toán nội bộ: Được xác định trên cơ sở tỷ giá chính thức cộng thêm hệ

số phần trăm để bù lỗ cho các đơn vị xuất khẩu Tỷ giá này không công bố ra ngoài

mà chỉ áp dụng trong thanh toán nội bộ (nên gọi là kết toán nội bộ) Tỷ giá chínhthức (tỷ giá mậu dịch) do Nhà nước công bố và cố định trong một thời gian dài Tạithời điểm công bố, tỷ giá chính thức thường thấp hơn tỷ giá thị trường (tức VND bịđịnh giá cao), do đó hoạt động xuất khẩu tính theo tỷ giá chính thức bị lỗ Để bù lỗcho xuất khẩu, Nhà nước dùng tỷ giá kết toán nội bộ bằng tỷ giá chính thức cộngthêm một tỷ lệ phần trăm quy định cho từng nhóm hàng

Đối với hàng nhập khẩu như vật tư nguyên liệu, thiết bị, Nhà nước đứng ra phânphối cho các ngành trong nền KTQD tính theo tỷ giá chính thức (giá phân phối).Như vậy các ngành, các địa phương được phân phối các loại vật tư, nguyên liệu thìđược lợi, còn Nhà nước không thu được chênh lệch giá Để hạn chế nhập khẩu hànghóa tiêu dùng hoặc hàng xa xỉ phẩm, Nhà nước áp dụng mức tỷ giá cao hơn rấtnhiều so với tỷ giá chính thức

Tỷ giá chính thức thấp nên các tổ chức KT và cá nhân có ngoại tệ không bán chongân hàng vì như vậy sẽ bị thiệt Các tổ chức đại diện nước ngoài hoặc cá nhânnước ngoài cũng hạn chế chuyển tiền vào tài khoản ở ngân hàng để chi tiêu màthường đưa hàng từ nước ngoài vào hoặc sử dụng ngoại tệ tiền mặt trực tiếp trên thịtrường tự do Do đó, cơ chế tỷ giá thời kỳ này đã trở thành 1 yếu tố tạo cho ngoại tệ

bị thả nổi, mua bán trên thị trường tự do, tạo môi trường tốt cho đô la hóa

- Tỷ giá kiều hối: Nhằm thu hút nguồn ngoại tệ mạnh từ các nước tư bản do kiều

bào chuyển về hoặc khuyến khích khách du lịch tại VN (nên còn gọi là tỷ giá dulịch), Nhà nước tính thêm 1 hệ số thu hút cộng vào tỷ giá chính thức Vì vậy, tỷ giánày thường cao hơn tỷ giá công bố chính thức và có thể lên tới 50%

b Tỷ giá khu vực II: Thời kỳ này Ngân hàng VN dựa vào quan hệ tỷ giá giữa

Trang 6

VND với đồng đô la Hongkong và tính chéo ra tỷ giá với các đồng ngoại tệ khác.Chính sách xuyên suốt về tỷ giá đối với các nước ngoài phe XHCN là ngay từ đầu

VN chỉ áp dụng một loại tỷ giá chính thức, không phân biệt theo các loại quan hệmậu dịch hay phi mậu dịch

c Nhận xét: Giai đoạn này nhà nước độc quyền về ngoại thương và ngoại hối do

đó độc quyền về ban hành và ấn định tỷ giá Việc ấn định tỷ giá ko tuân theo quan

hệ cung cầu trên thị trường làm bóp méo tỷ giá thực, gây khó khăn cho hoạt độngxuất khẩu trong thời gian dài

2 Chính sách tỷ giá thời kỳ 1989 - 1992: Tỷ giá thả nổi.

Tỷ giá được xác định dựa hoàn toàn trên cung cầu ngoại tệ trên thị trường Mặc

dù tỷ giá được NHTW công bố nhưng thực chất là thả nổi theo giá thị trường

Bảng 2.1: Diễn biến tỷ giá hối đoái USD/VND giai đoạn 1989-1992

Đơn vị tính: Đồng

Năm Tháng 1 Tháng 3 Tháng 6 Tháng 9 Tháng 12 1989

Nguồn: Ngân hàng nhà nước

Năm 1990 mức tỷ giá USD/VND vào thời điểm cuối năm đã tăng tới 50% sovới đầu năm Mức tăng giá USD năm 1991 còn cao hơn Tình trạng leo thang củagiá USD đã kích thích tâm lý dự trữ USD nhằm mục đích đầu cơ ăn chênh lệch giá.Ngoại tệ vốn đã khan hiếm lại không được dùng cho hoạt động xuất khẩu mà bịbuôn bán lòng vòng giữa các tổ chức trong nước Mọi cố gắng quản lý ngoại tệ củachính phủ đều không thành công, có những quyết định của Chính phủ về quản lý

Trang 7

ngoại tệ đã bị mất hiệu lực ngay khi vừa mới công bố Ngân hàng không kiểm soátđược lưu thông ngoại tệ Dự trữ ngoại tệ mà ngân hàng nắm được trong các năm

1991 - 1992 chỉ đủ cho 7 ngày nhập khẩu

Như vậy, mặc dù trên danh nghĩa Nhà nước thi hành cơ chế quản lý chặt chẽđối với lưu thông ngoại tệ nói chung, tỷ giá hối đoái nói riêng, nhưng trên thực tế tỷgiá hối đoái đã bị thả nổi ngoài ý muốn của Chính phủ Tình trạng tỷ giá hối đoái bịthả nổi thời kỳ này có nguyên nhân do cơ chế quản lý ngoại tệ chậm được sửa đổi,không theo kịp bước chuyển của kinh tế theo hướng thị trường Nhưng nguyênnhân quan trọng nhất là do những khó khăn trong kinh tế đối ngoại: cán cân ngânsách, cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt Do mất nguồn "nhập siêu" từ Liên Xô(cũ) nên Việt Nam thiếu ngoại tệ nghiêm trọng, cán cân thương mại với Liên Xô(cũ) năm 1991 - 1992 thay đổi so với thời kỳ từ năm 1990 trở về trước như sau:

Bảng 2.2: Cán cân thương mại Việt Nam từ 1986-1992

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam

Những số liệu trên Bảng 2.2 cho thấy sự giảm sút nghiêm trọng của nhậpkhẩu trong các năm 1991 - 1992 do ảnh hưởng của sự đổ vỡ các mối quan hệ ngoạithương với Liên Xô (cũ) và Đông Âu Những năm 1990 trở về trước phần nhậpsiêu với Liên Xô thường được chuyển thành nợ với lãi suất thấp (một dạng củaODA) thậm chí xóa được nợ hay chuyển thành viện trợ không hoàn lại Đó là mộtnguồn bù đắp quan trọng cho thâm hụt mậu dịch của Việt Nam

Việc từ năm 1991 trở đi bị giảm mất nguồn "nhập siêu" đó rõ ràng là nguyênnhân quan trọng của tình trạng thiếu ngoại tệ khiến cho nhiều đơn vị xuất khẩu phải

áp dụng hình thức "nhập trả chậm", tức nhập hàng trước, trả tiền sau, tất nhiên điềunày chịu lãi suất cao hơn Tình trạng mua vét USD để trả nợ đến hạn đã dẫn đếncác cơn "sốt" USD theo chu kỳ vào cuối quý, cuối năm

Trang 8

Tình trạng leo thang giá USD đã thúc đẩy lạm phát do đồng Việt Nam bịmất giá mạnh và do giá hàng nhập khẩu tăng nhanh Trước tình hình đó, từ năm

1992 chính phủ đã chọn con đường thay đổi cách quản lý ngoại tệ và đổi mới vềchính sách và cơ chế nêu trên là:

- Thay thế bằng biện pháp hành chính: Bắt buộc các đơn vị quốc doanh cóngoại tệ phải bán cho ngân hàng theo tỷ giá ấn định; bằng biện pháp kinh tế: mởtrung tâm giao dịch ngoại tệ để cho các doanh nghiệp và ngân hàng trao đổi, muabán ngoại tệ với nhau theo thỏa thuận Trung tâm giao dịch ngoại tệ tại TPHCM và

Nhận xét: Cơ chế hình thành và quản lý tỷ giá hối đoái mềm dẽo như trên cộng với

sự can thiệp điều tiết của NHNN đối với lượng ngoại tệ mua bán tại các phiên giaodịch đã xóa được tâm lý đầu cơ ngoại tệ và ngăn được xu hướng tăng giá USD trênthị trường Từ tháng 3/1992 giá USD bắt đầu giảm Tỷ giá USD/VND vào thờiđiểm cuối năm 1991 tại thị trường tư nhân Hà Nội có lúc lên đến 14.500, nhưngđến tháng 3/1992 chỉ còn 11.550 và tiếp tục giảm cho đến cuối năm 1992

3 Chính sách tỷ giá thời kỳ 1992 - 1998: Tỷ giá cố định có điều tiết

3.1 Giai đoạn 1992 – 1996:

Trong giai đoạn này nhà nước chủ trương đổi mới quan hệ đối ngoại và chínhsách tỷ giá, từng bước xóa bỏ cơ chế độc quyền ngoại thương, cho phép các tổ chứckinh tế được phép xuất nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài

NHNN công bố tỷ giá chính thức và biên độ dao động nhưng mang tính cốđịnh và tăng cường các biện pháp quản lý hành chính về tỷ giá như:

- Quy định biên độ dao động của tỷ giá so với tỷ giá chính thức được công bốmỗi ngày

- Buộc các đơn vị kinh tế có ngoại tệ phải bán ngoại tệ cho Ngân hàng theo tỷgiá ấn định

- Công khai hóa các chỉ số kinh tế quan trọng như tỷ giá chính thức và biên độ

Trang 9

dao động, tỷ giá thị trường, chỉ số giá, giá vàng 

Trong giai đoạn này tốc độ tăng của tỷ giá hối đoái chậm hơn tốc độ tăng lạmphát Việc duy trì tỷ giá ổn định trong một thời gian khá dài đã đóng vai trò quantrọng trong việc củng cố sức mua của VND, kiềm chế lạm phát, góp phần đẩymạnh việc thu hút vốn ngoại tệ vào ngân hàng, khuyến khích đầu tư nước ngoài;tuy nhiên không khuyến khích xuất khẩu, ngoại thương kém phát triển

Vào thời điểm cuối năm 1992, do kết quả sự can thiệp của NHNN vào thịtrường ngoại tệ, tỷ giá USD/VND dần dần ổn định khiến cho lượng ngoại tệ củacác doanh nghiệp được giải tỏa khỏi yếu tố đầu cơ, hướng mạnh vào kinh doanhxuất nhập khẩu Đồng thời ngoại tệ bên ngoài vào nhiều (ước tính từ 1 -18/01/1993, nhân dịp tết nguyên đán Nhâm Thân có khoảng 60.000 người ViệtNam ở nước ngoài về ăn tết, mang về một lượng ngoại tệ khoảng 300 đến 400 triệuUSD) nên tình hình cung cầu ngoại tệ có lúc đảo ngược, cung lớn hơn cầu, khiếncho giá USD giảm nhanh Mức tỷ giá USD/VND phổ biến trên thị trường tư nhântại Hà Nội trong tháng 01/1993 là 10.300 - 10.400 Có ngày giá USD tụt xuống chỉcòn 9.950 tại Hà Nội và 9.750 tại TPHCM (13/01/1993)

Tình trạng giá USD giảm nhanh đã ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và kíchthích nhập khẩu quá mức nên NHNN lại phải can thiệp nhằm tăng giá USD Tronghầu hết các phiên giao dịch của quý I/1993, hệ thống ngân hàng đã phải mua USDvào nhằm ngăn chặn xu hướng giảm giá của đồng tiền này Từ tháng 3/1993 đồngUSD đã lên giá dần và duy trì xu hướng lên giá một cách ổn định Từ cuối năm

1994 đồng USD liên tục mất giá so với các đồng tiền chủ chốt khác, đặc biệt so vớiđồng Yên Nhật Bản, nhưng trên thị trường Việt Nam, đồng USD vẫn đứng vững,tuy với tốc độ nhỏ (tăng 1,7% trong năm 1994 và tăng 0,4% trong quý I/1995) đãtạo điều kiện cân đối lợi ích của xuất khẩu và nhập khẩu và phù hợp kinh tế hướngngoại

Ngày 20/9/1994, Thống đốc NHNNVN đã ban hành quyết định số 203/QĐ-NH

về việc thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Thành lập và tổ chức vận hànhtốt hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng cũng chính là tiền đề, là nềntảng ban đầu vô cùng quan trọng cho việc thiết lập thị trường hối đoái hoàn chỉnh -một nhu cầu khách quan và vô cùng bức xúc của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Trang 10

Sau khi thành lập, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đã có những đóng góp nhấtđịnh trong việc giải quyết mâu thuẩn giữa cung và cầu ngoại tệ của nền kinh tế mộtcách có tổ chức, thu hút các nguồn ngoại tệ và đưa nó vào luồng chu chuyển trênmột thị trường chính thức, thống nhất và có tổ chức, đáp ứng một cách có hiệu quảnhất các nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế Đồng thời, hạn chế các chu chuyển ngoại

tệ tự phát, hình thành giữa các chủ thể, vốn dĩ là nơi tiềm ẩn những hiện tượng tiêucực và bất lợi trong lĩnh vực quản lý ngoại hối và ổn định tiền tệ

Việc thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đã tạo điều kiện thuận lợi choNHNN phát huy vai trò chủ động điều tiết, can thiệp trên thị trường, bình ổn tỷ giáhối đoái

Sự ổn định của tỷ giá hối đoái trong các năm 1993, 1994, 1995 chứng tỏ sự hợp

lý của chính sách tỷ giá hối đoái Việt Nam trong giai đoạn này và tạo điều kiện choViệt Nam hoàn thành một cách toàn diện các kế hoạch sản xuất trong nước và xuấtkhẩu Cơ chế xuất nhập khẩu đã được cải thiện đáng kể Tỷ lệ xuất nhập khẩu trongthời kỳ 1991 - 1995 là 1/1,2 Đầu năm 1996, mức dao động tỷ giá là + 0,2% sau đótăng nhanh trong các tháng cuối năm

Năm 1996 là năm có mức thâm hụt cán cân thương mại cao ở Việt Nam là 4

tỷ USD, tỷ lệ nhập siêu so với GDP lên đến mức 16%, cao gấp ruỡi so với các nước

có mức nhập siêu cao trên thế giới

Từ những vấn đề trên đã làm tăng sức ép giảm giá lên đồng Việt Nam Do vậyNHNN đã có biện pháp mở rộng biên độ giao dịch từ 0,5% trước đây lên 1% vàotháng 11/1996 Ngoài ra, tỷ giá chính thức cũng được nâng dần lên từ cuối năm

1996 đến đầu năm 1997 đã góp phần giảm bớt sức ép đối với tỷ giá hối đoái củađồng Việt Nam

3.2 Giai đoạn 1997 – 1998:

Đây là giai đoạn cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ diễn ra ở khu vực ĐôngNam Á, điểm xuất phát là Thái Lan, sau đó lan nhanh khắp khu vực và có tầm ảnhhưởng rộng khắp trên phạm vi thế giới, Việt Nam cũng không tránh khỏi nhữngảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Xét trên góc độ vĩ mô, nền kinh tế Việt Namphải đối đầu với những cơn sốc rộng khắp trong các lĩnh vực như tài chính - ngânhàng; ngoại thương; đầu tư; chính sách tài khoá; tăng trưởng kinh tế, dự trữ ngoại tệ

Trang 11

và nợ nước ngoài Mặt khác, những hạn chế của chính sách tỷ giá hối đoái thời kỳ

từ năm 1992-1996 đã trở nên trầm trọng khi cuộc khủng hoảng xảy ra và đặt chúng

ta trước những vấn đề nan giải cấp bách trong việc lựa chọn, điều chỉnh chính sách

tỷ giá hối đoái Cuộc khủng hoảng đã làm cho một loạt đồng tiền của các nướctrong khu vực như: đồng Won (Hàn Quốc), đồng Baht (Thái Lan), đồng Rupiah( Indonesia), đồng Ringgit (Malaysia) giảm giá mạnh so với đồng USD Điều này

vô hình trung làm cho VND bị định giá cao hơn thực tế so với các đồng tiền củacác nước trong khu vực Nếu trong giai đoạn từ cuối năm 1992 đến tháng 7/1997chỉ có một lần duy nhất điều chỉnh biên độ giao dịch từ ± 1% lên ± 5% vào ngày27/02/1997, thì từ tháng 7/1997 đến đầu năm 1999 NHNN đã nhiều lần thay đổibiên độ (khoảng 10 lần)

NHNN công bố tỷ giá chính thức và biên độ nhưng liên tục được điều chỉnh

để phản ánh và điều tiết tỷ giá thị trường Trong giai đoạn này nhu cầu mua ngoại

tệ luôn lớn hơn nhu cầu bán ngoại tệ và hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngânhàng có lúc bị ngừng trệ Cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á gây ảnh hưởng tâm lý

xã hội, đẩy tỷ giá thị trường tự do tăng mạnh

Chính phủ đã triển khai các giải pháp mạnh trong điều hành chính sách tiền

tệ như cung ứng tiền cho mở rộng tín dụng, xây dựng cơ bản, thu mua lúa tạm trữchờ xuất khẩu, cấp vốn lưu động cho các doanh nghiệp nhà nước Ngày14/02/1998, Chính phủ ban hành quyết định 37/1998/QĐ - TTg " Về một số biệnpháp quản lý ngoại tệ " nhằm kiểm soát hoạt động ngoại tệ trên khắp lãnh thổ ViệtNam, quy định các tổ chức có nguồn thu ngoại tệ từ bán hàng hóa và dịch vụ phảichuyển ngay vào tài khoản ngoại tệ của mình ở các TCTD được phép kinh doanhngoại tệ và phải bán hết số dư ngoại tệ còn lại sau khi đã trừ các nhu cầu chi ngoại

tệ hợp lý Chính phủ khẳng định quyền và kiểm soát duy nhất của Nhà nước đối vớimọi nguồn ngoại tệ lưu hành trên thị trường cũng như việc chu chuyển ngoại tệ củanền kinh tế trên lãnh thổ Việt Nam Đi đôi với việc triển khai Quyết định 37, các cơquan chức năng đã ra quân một cách đồng bộ, xử lý một cách kiên quyết các saiphạm đã làm nhu cầu tăng giả tạo ngoại tệ giảm hẳn

Ngày 10/01/1998, Thống đốc NHNNVN đã ra Quyết định số 17/98/QĐ NHNN ban hành "Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái" Với sự xuất hiện của quy

Ngày đăng: 28/01/2016, 23:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w