Cưỡng chế thi hành án

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH VỀ CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM (Trang 33 - 35)

Theo khoản 2, Điều 9 của Dự thảo Luật thi hành án thì quy định; người phải thi hành án có điều kiện thi hành mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế theo quy định của luật này.

Các biện pháp cưỡng chế thi hành án là các biện pháp bảo đảm việc thi hành án, được chấp hành viên áp dụng trong trường hợp phải thi hành án không tự nguyện thi hành án. Các biện pháp cưỡng chế thi hành án được Chấp hành viên áp dụng theo quy định của pháp luật. Việc áp dụng một hay nhiều biện pháp và áp dụng biện pháp nào là do chấp hành viên lựa chọn và quyết định là tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án, Chấp hành viên phải điều tra, xác minh nắm vững hoàn cảnh kinh tế của người phải thi hành án và gia đình họ, phong tục tập quán của từng địa phương đồng thời kết hợp với chính quyền địa phương giáo dục thuyết phục đương sự thi hành án. Chỉ trong trường hợp họ không tự nguyện thi hành án hoặc cần phải ngăn chặn việc tẩu tán tài sản thì Chấp hành viên mới áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án.

Đối với những trường hợp cưỡng chế cần phải có lực lượng bảo vệ thì Cơ quan thi hành án phải thông báo cho Cơ quan Công an cùng cấp, Cơ quan Công an địa phương nơi tổ chức cưỡng chế biết và yêu cầu lực lượng bảo vệ. Trường hợp cưỡng chế những việc phức tạp có khả năng ảnh hưởng xấu đến chính trị, trật tự xã hội địa phương thì Cơ quan thi hành án báo cáo lãnh đạo Cơ quan tư pháp để chủ động phối hợp các Cơ quan hữu quan hỗ trợ việc cưỡng chế.

Không được tổ chức cưỡng chế thi hành án trong các ngày nghĩ theo quy định của Luật lao động trong khoản thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ sang, 15 ngày trước và sau Tết nguyên đáng, các ngày truyền thồng đối với các đối tượng chính sách nếu họ là người phải thi hành án và các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định hoặc vì lý do đặc biệt do Chính phủ quy đinh.

Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án có ý nghĩa quan trọng đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ của người phải thi hành án đã được Tòa án xác định trong các bản án, quyết định được thi hành, bảo đảm hiệu lực của các bản án, quyết định.

Theo Điều 7 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 thì cưỡng chế thi hành án được quy định như sau:

Căn cứ vào quyết định thi hành án, Chấp hành viên định cho người phải thi hành án thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày được quyết định thi hành án để tự nguyện thi

hành án. Nếu người phải thi hành án có điều kiện thi hành mà không thi hành án thì Cơ quan thi hành án phải ra quyết định cưỡng chế thi hàn án.

Trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án sau đây:

+ Khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền thu hồi giấy có giá trị của người phải thi hành án;

+ Trừ vào khoản thu nhập của phải thi hành án;

+ Phong tỏa tài khoản, tài sản của người phải thi hành án tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc;

+ Kê biên xử lý tài sản của người phải thi hành án kể cả tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ;

+ Buộc giao nhà, chuyển quyền sử dụng đất giao vật, tài sản khác;

+ Cấm hoặc buộc người phải thi hành án không làm hoặc làm công việc nhất định;

Theo Pháp lệnh hiện hành thì việc cưỡng chế chỉ thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành án chứ không có lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án theo Điều 75 của Dự thảo Luật thi hành án. Đây là điểm mới của Dự thảo Luật thi hành án, nhằm tạo điều kiện cho các Chấp hành viên dễ dàng hơn trong việc cưỡng chế. Vì khi đã có kế hoạch thì các Chấp hành viên sẽ chủ động hơn về thời gian cũng như phương án cưỡng chế và đương nhiên việc cưỡng chế sẽ được tiến hành một cách có trình tự như kế hoạch.

Trước khi tổ chức cưỡng chế thi hành án, Chấp hành viên phải phối hợp với Cơ quan Công an và Thủ trưởng Cơ quan thi hành án phê duyệt kế hoạch cưỡng chế, trừ trường hợp phải cưỡng chế ngay.

Nội dung của kế hoạch cưỡng chế bao gồm: - Thời gian cưỡng chế;

- Lực lượng tham gia cưỡng chế; - Phương án tiến hành cưỡng chế; - Dự trù mức chi phí cưỡng chế.

Dự trù mức chi phí cưỡng chế được thông báo cho đương sự trước khi tiến hành cưỡng chế.

Căn cứ kế hoạch cưỡng chế, Cơ quan Công an bố trí đầy đủ lực lượng, vũ khí, phương tiện cần thiết giữ gìn trật tự, kịp thời ngăn chặn, xử lý những hành vi tẩu tán tài sản, hành vi cản trở, chống đối việc thi hành án, bảo vệ hiện trường, dẫn giải người phải

thi hành án, tạm giữ ngừơi chống đối, Khởi tố vụ án hình sự khi có dấu hiệu phạm tội và theo yêu cầu khác của Chấp hành viên.

Kế hoạch cưỡng chế phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, Cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế và các cơ quan có liên quan đến việc thi hành an.

Bên cạnh những điểm mới đó thì các biện pháp cưỡng chế của Dự thảo Luật thi hành án dân sự có thêm 2 điểm mới nhằm mở rộng hơn cho các Chấp hành viên các biện pháp cưỡng chế mà ở Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 không có; thu giữ tài sản của người phải thi hành án; quản lý, khai thác tài sản.

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH VỀ CÔNG NHẬN VÀ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM (Trang 33 - 35)