1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÔNG CỤ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

19 283 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 77,91 KB

Nội dung

Tham gia vào thị trường ngoại hối nhằm chuyển đổi tiền tệ, đầu tư hay phòng ngừa rủi ro tỷ giá; - Các ngân hàng thương mại: tham gia vào thị trường ngoại hối nhằm cung cấp dịch vụ cho k

Trang 1

1. Tổng quan về công cụ tỷ giá hối đoái.

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Thị trường ngoại hối và công cụ tỷ giá hối đoái

1.1.1.1. Thị trường ngoại hối

Vì các nước khác nhau thì sử dụng các đồng tiền khác nhau hay những phương thức thanh toán khác nhau nên khi muốn mở rộng quan hệ thương mại quốc tế thì cần phải có một nơi để có thể trao đổi tiền giữa các nước với nhau, đó chính là thị trường ngoại hối Như vậy, thị trường ngoại hối là thị trường quốc tế trong đó đồng tiền quốc gia này có thể đổi lấy tiền của quốc gia khác

Các thành phần tham gia vào thị trường ngoại hối bao gồm:

- Nhóm khách hàng mua bán lẻ: gồm các công ty nội địa và đa quốc gia,

các nhà đầu tư quốc tế và cá nhân hay tổ chức có nhu cầu mua bán ngoại

tệ Tham gia vào thị trường ngoại hối nhằm chuyển đổi tiền tệ, đầu tư hay phòng ngừa rủi ro tỷ giá;

- Các ngân hàng thương mại: tham gia vào thị trường ngoại hối nhằm cung

cấp dịch vụ cho khách hàng và đầu tư;

- Các nhà môi giới ngoại hối: chỉ cung cấp dịch vụ môi giới chứ không

thực hiện các giao dịch mua bán;

- Ngân hàng trung ương: tham gia thị trường ngoại hối với ba mục đích:

can thiệp vào tỷ giá; mua bán, chuyển đổi tiền tệ nhằm bảo toàn và gia tăng dự trữ ngoại tệ cho quốc gia; là đại lý mua bán ngoại tệ cho chính phủ

1.1.1.2. Công cụ tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ

Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiên quan hệ cung cầu ngoại hối Công cụ tỷ giá hối đoái là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiện tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn dầu

tư, dự trữ của đất nước Về thực chất tỷ giá không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông Tuy nhiên ở

Trang 2

nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công

cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ

1.1.2. Vai trò của công cụ tỷ giá hối đoái trong chính sách tiền tệ

1.2. Kinh nghiệm thực tiễn điều hành công cụ tỷ giá của Trung Quốc

1.2.1. Chính sách tiền tệ của Trung Quốc

Về chính sách tỷ giá hối đoái, Trung Quốc cũng có những giai đoạn phát triển tương tự như Việt Nam Đó là, chính sách tỷ giá trước chuyển đổi và từ chuyển đổi Có thể khẳng định: Không riêng gì Trung Quốc, Việt Nam mà tất cả các nước trong hệ thống XHCN trước đây đều xây dựng và áp dụng chính sách tỷ giá cố định và đa tỷ giá nhưng không tuân theo hoàn toàn đúng những nguyên tắc của chế độ tỷ giá cố đinh

Trung Quốc đã sớm nhận ra tính bất cập của cơ chế quản lý dựa gần như tuyệt đối vào công cụ kế hoạch hoá và bắt đầu cải tổ, chuyển đổi nền kinh tế ngay

từ cuối những năm 70, chính xác là từ năm 1979

Cùng với quá trình cải tổ và chuyển đổi nền kinh tế, chế độ và chính sách tỷ giá hối đoái cũng được chuyển đổi cho phù hợp với những yêu cầu của nền kinh tế phát triển dựa trên cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng XHCN

Bước đầu tiên của quá trình chuyển đổi trong chế độ và chính sách tỷ giá ở Trung Quốc là giai đoạn để cho tỷ giá ấn định trước đây thả nổi theo sát với những diễn biến của tỷ giá trên thị trường Đây gần như là bước tất yếu để đưa yếu tố thị trường vào trong cơ chế xác định tỷ giá đối với hầu hết các nước tiến hành chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có

sự điều tiết và định hướng của nhà nước

Và để giảm bớt những tác động của chính sách tỷ giá lên thị trường tiền tệ, Trung Quốc đã ban hành một loạt các quy định hỗ trợ như: thực hiện chế độ ngân hàng kết hối, xoá bỏ sự ghìm giá và tăng giá ngoại hối của các công ty, xây dựng thị trường giao dịch ngoại tệ liên ngân hàng, cải tiến cơ chế hình thành tỷ giá hối đoái; cải tiến và hoàn thiện quản lý thu chi, kết toán ngoại hối, xoá bỏ kế hoạch

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Trang 3

mang tính mệnh lệnh đối với thu chi ngoại hối… kết hợp với việc kiểm soát chặt chẽ của ngân hàng trung ương đối với các hoạt động ngoại hối ở các ngân hàng thương mại bằng cách quy định ngân hàng nào được phép chuyển đổi và với số lượng là bao nhiêu Các ngân hàng này có toàn quyền hoạt động trong thị trường ngoại hối

Kết quả của một loạt những điều chỉnh kết hợp thả lỏng và xiết chặt từng bộ phận trong chính sách tỷ giá và tiền tệ vào thời điểm này đã có tác động tích cực nhanh chóng khôi phục lại đà tăng trưởng trong xuất nhập khẩu và nền kinh tế Trung Quốc

Bảng 4 : Tình hình kinh tế Trung Quốc những năm 1994 - 1997.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đã phải chấp nhận trả giá bằng một mức lạm phát cao không mong muốn (thường xuyên ở mức hai con số), lớn hơn mức ảnh hưởng thông thường của tỷ giá hối đoái đến mức giá cả hàng hoá - dịch vụ của một nước Để giảm bớt sức ép điều chỉnh và phá giá đồng Nhân dân tệ; trong thời gian này, Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện một sự phối hợp khá linh hoạt và mềm dẻo giữa chính sách tỷ giá với chính sách tiền tệ, tài chính Sau khi có nhiều biện pháp quản lý chặt ngoại hối đầu những năm 90, từ năm 1994 - 1996 Trung Quốc

đã có những điều chỉnh quản lý ngoại hối lỏng hơn như: Cho phép các công ty xuất khẩu tăng tỷ lệ giữ ngoại tệ, các công ty nước ngoài từng bước được giao dịch, mua bán các loại ngoại tệ mạnh, tạo điều kiện để đồng Nhân dan tệ xâm nhập nhanh hơn vào thị trường tiền tệ Thế giới… Song song với việc quản lý chặt trên

Trang 4

thị trường ngoại hối, để giảm bớt sức ép đối với xuất khẩu và sự tăng trưởng của nền kinh tế, Chính phủ Trung Quốc đã phối hợp với các chính sách tiền tệ nới lỏng

và kích cầu

1.2.2. Bài học kinh nghiệm

Những phân tích trên đây cho thấy sự thành công của Trung Quốc trong công cuộc cải tổ và chuyển đổi nền kinh tế trong 20 năm qua, có phần đóng góp quan trọng trong cách điều hành linh hoạt và chủ động chính sách tỷ giá hối đoái của Chính phủ Trung Quốc Mặc dù, Trung Quốc chưa phải là một nước có nền kinh tế thị trường phát triển hoàn thiện, nhưng thực tiễn điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc trong những năm qua đã thể hiện sự phân tích sâu sắc những bài học của nền kinh tế thị trường từ các nước phát triển và vận dụng một cách linh hoạt vào hoàn cảnh thực tế của Trung Quốc

Trong những năm qua, Việt Nam cũng đã có những thành công trong việc điều hành chính sách tỷ giá hối đoái để giúp: Chống lạm phát, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, ổn định và phát triển nhanh nền kinh tế… Nhưng đó đã thực sự là một chính sách tỷ giá có hiệu quả cao chưa ? Chúng tôi thấy, có rất nhiều quan điểm khác nhau nhưng hình như chưa ai đặt ra câu hỏi như vậy Từ sự phân tích về chính sách tỷ giá của Trung Quốc, chúng tôi muốn mạnh dạn đặt câu hỏi: Liệu chúng ta có thể điều hành một chính sách tỷ giá

có hiệu quả hơn giai đoạn vừa qua không ?

- Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy rõ:

Chính sách tỷ giá là một bộ phận của chính sách tiền tệ và nằm trong mối quan hệ của hệ thống các chính sách kinh tế Vì vậy, chính sách tỷ giá chỉ có thể đạt được những mục tiêu của mình khi quá trình điều hành được đặt ra trong mối quan hệ của hệ thống các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ

Mục tiêu của chính sách tỷ giá và các chính sách kinh tế khác, trong đó phải tính đến mục tiêu của chính sách tiền tệ, trong ngắn hạn thường có sự mâu thuẫn với nhau Một sự phối hợp chặt chẽ và linh hoạt trong điều hành các chính

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Trang 5

sách có thể đem lại hiệu quả cao hơn cho chính sách tỷ giá giảm thiểu được những hậu quả rủi ro đối với nền kinh tế mà nó có thể gây ra

Thời điểm và mức điều chỉnh tỷ giá là những vấn đề có tính chất quyết định đối với hiệu quả của chính sách tỷ giá

Hàm lượng của các yếu tố thị trường (như: Quan hệ cung - cầu về ngoại hối, sở thích, chính sách, lạm phát, lợi tức của các tài sản nội ngoại tệ ) phản ánh trong tỷ giá càng cao thì khả năng có một chính sách tỷ giá có hiệu quả cao

và chống đỡ được với các cú sốc đối với nền kinh tế càng lớn

Chính sách tỷ giá có khả năng dự kiến những diễn biến của tỷ giá cao sẽ tạo khả năng ổn định tương đối dài hạn và giảm thiểu được những rủi ro hối đoái, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài - một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hoá

Chính sách phá giá đồng nội tệ ở các nước đang phát triển có thể mang lại nhiều lợi ích hơn và phải trả giá ít hơn, xét cả về ngắn hạn và dài hạn (tạo lợi thế

so sánh mới, tăng sức cạnh tranh quốc tế, mở rộng nhanh quan hệ ngoại thương, quan hệ kinh tế đối ngoại, thu hút đầu tư có hiệu quả và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh…)

Tính nhạy cảm và khả năng phản ứng của các nhà điều hành chính sách luôn là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành bại của chính sách tỷ giá - một loại chính sách kinh tế phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố dự kiến và rủi ro trong quá trình biến động, đặc biệt là sự liên quan chặt chẽ của nó với những yếu tốt rủi ro có tính chất chính trị Vì vậy, kinh nghiệm vẫn luôn luôn chỉ là kinh nghiệm, nó chỉ thực sự có giá trị khi những người phân tích và khai thác kinh nghiệm tìm được lối đi riêng trong điều kiện cụ thể của mình

2. Thực trạng điều hành công cụ tỷ giá hối đoái ở Việt Nam từ 2007 – nay

2.1. Thực trạng điều hành công cụ tỷ giá

2.1.1. Năm 2007

- Bối cảnh nền kinh tế thế giới:

Trang 6

Một trong những điểm nổi bật của kinh tế thế giới năm 2007 là những xáo trộn trong thị trường tài chính do việc cho vay dưới chuẩn của Mĩ tạo ra Kinh tế thế giới đạt mức tăng trưởng 4,9% - thấp hơn mức tăng trưởng 5% của năm 2006 Lãi suất LIBOR và SIBOR ổn định trong 6 tháng đầu năm và đến 7/2007 thì lãi suất giảm 0.77%/năm so với đầu năm Đồng USD giảm giá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt trên thế giới

- Bối cảnh kinh tế Việt Nam:

Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) Điều này đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho Việt Nam khi hội nhập sâu rộng

Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh tạo ra nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn cho Việt Nam

- Mục tiêu:

Với bối cảnh năm 2007, chính phủ đã đưa ra mục tiêu cho toàn nền kinh tế

là mức tăng trưởng kinh tế đạt ở mức cao 8,5% trong đó tăng trưởng xuất khẩu đạt 20% Chỉ số lạm phát phải khống chế ở mức 8,5% Hơn nữa nước ta đang trong thời kì hội nhập sâu rộng, cần xây dựng một hệ thống pháp lý phù hợp, tránh cho Việt Nam chịu những thiệt thòi không đáng có trong thương mại quốc tế

Chính phủ cũng đưa ra mục tiêu đối với chính sách tiền tệ : “Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao hơn nữa hiệu lực quản lý nhà nước, làm tốt hơn công tác tham mưu cho Chính phủ và triển khai điều hành tốt chính sách tiền tệ để đảm bảo

ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát; vận hành các công cụ CSTT theo cơ chế thị trường; đồng thời, có những cảnh báo sớm về diễn biến thị trường để tránh gây đột biến, dẫn tới đỗ vỡ trên tổng thể”

- Thực trạng điều hành công cụ tỷ giá hối đoái:

Trước diễn biến của dòng ngoại tệ chảy vào Việt Nam ồ ạt làm tăng cung ngoại tệ gây áp lực tăng giá VND, ngân hàng nhà nước đã có những chính sách

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Trang 7

linh hoạt Ngoài việc mua ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối, NHNN còn tiến hành nới lỏng biên độ dao động ngoại tệ từ (0,25%) lên (0,5%) và (0,75%) để giảm áp lực này Nhìn chung tỷ giá năm 2007 tương đối ổn định

- Đánh giá:

o Thành công:

Chính sách tiền tệ năm 2007 hỗ trợ tốt cho việc tăng trưởng kinh tế Quy

mô thị trường tiền tệ được mở rộng Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường như lãi suất, tỷ giá được ổn định

Chất lượng tín dụng được cải thiện, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 2,2% (so với mức 2,64%) năm 2006 Cơ cấu tổng phương tiện thanh toán thay đổi theo chiều hướng tích cực

o Hạn chế:

Chính sách tiền tệ vẫn chưa hạn chế được lạm phát như mục tiêu đã đề ra NHNN vẫn để cho lượng vốn dư thừa trong hệ thống ngân hàng lớn

2.1.2. Năm 2008

- Bối cảnh kinh tế thế giới:

Kinh tế thế giới tăng trưởng ở mức 3,4%; thấp hơn nhiều mức 4,9% năm

2007 Nền kinh tế thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng nặng nề Trong 6 tháng đầu năm: giá xăng dầu, giá thực phẩm tăng cao trong khi đó giá nhà đất, giá chứng khoán giảm mạnh do ảnh hưởng cuả cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ Trong 6 tháng cuối năm, kinh tế thế giới đứng trước nguy cơ thiểu phát, giảm phát, suy giảm kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao

- Bối cảnh kinh tế Việt Nam:

Kinh tế Việt Nam không chịu ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng đầu năm 2008 nhưng những ảnh hưởng gián tiếp cũng khiến Việt Nam gặp những khó khăn không nhỏ Trong 6 tháng đầu năm 2008, giá dầu thế giới tăng mạnh khiến cho các mặt hàng trong nước tăng giá liên tục gây ra lạm phát, giá trị xuất khẩu giảm do kinh tế thế giới khủng hoảng Trong 6 tháng cuối năm, lạm phát

Trang 8

giảm nhưng kéo theo tăng trưởng kinh tế giảm, thâm hụt cán cân thương mại tăng cao Như vậy, bối cảnh kinh tế năm 2008 đã đặt ra cho Việt Nam nhiều khó khăn cần phải giải quyết: lạm phát tăng cao, thâm hụt cán cân thương mại cao, nguồn đầu tư nước ngoài giảm mạnh, thị trường xuất khẩu chủ yếu của nước ta bị suy thoái

- Mục tiêu:

Với những biến động của nền kinh tế thế giới, nửa đầu năm 2008, NHNN

đã chuyển mục tiêu tăng trưởng kinh tế đầu năm thành mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, tăng trưởng kinh tế ở mức vừa phải Nữa cuối năm 2008, mục tiêu là ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô

Đối với chính sách tiền tệ thì mục tiêu của NHNN là thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, góp phần kiềm chế lạm phát, đảm bảo sự ổn định của thị trường tiền tệ

- Thực trạng điều hành công cụ tỷ giá hối đoái:

Năm 2007, đối mặt với nguy cơ lạm phát, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, thắt chặt vào cuối năm Nhưng đến năm 2008, lạm phát tăng cao NHNN tiếp tục thắt chặt hơn chính sách tiền tệ

Ngân hàng đã điều hành tỷ giá linh hoạt bằng các biện pháp can thiệp vào thị trường ngoại hối với việc mua vào và bán ra ngoại tệ một cách linh hoạt Giảm lãi suất USD kết hợp với lãi suất VND cao đã tạo ra sức hút của thị trường với nhà đầu tư Điều chỉnh tỷ giá USD/VND tăng thêm 3% lên mức 16.989 làm giảm nguy

cơ tăng giá VND

- Đánh giá:

o Thành công:

Chính sách tỷ giá năm 2008 là một thành công lớn nhất của việc điều hành nền kinh tế năm 2008 Chính sách tỷ giá đã giúp cho Việt Nam hạn chế phần nào những nguy cơ đến từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, từng bước khôi phục nền kinh tế

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Trang 9

o Hạn chế:

Chính sách tiền tệ thắt chặt thời điểm đầu năm là đúng hướng nhưng liều lượng, thời gian tiến hành chưa hợp lý, cường độ chưa thích hợp… tạo ra một áp lực cho các ngân hàng, khiến cho các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất

2.1.3. Năm 2009

- Bối cảnh kinh tế thế giới:

Nền kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng năm 2008 đã được dự báo có mức tăng trưởng chậm lại, khoảng 0,5% - thấp hơn cả mức tăng trưởng kinh tế sau chiến tranh thế giới lần thứ II Trong đó tốc độ tăng trưởng của Mỹ chỉ khoảng 1,6%, Nhật Bản 2,3% và Anh là gần 3%

- Bối cảnh kinh tế Việt Nam:

Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ của cuộc khủng hoảng này từ năm 2008 và kéo dài đến năm 2009, tuy nhiên nền kinh tế đang có những dấu hiệu hồi phục nhưng tương đối chậm

- Mục tiêu:

Với chỉ số lạm phát năm 2008 là 22,97%; năm 2009 chính phủ đã đặt ra mục tiêu kiềm chế lạm phát, với chỉ số lạm phát là 15% Mục tiêu tăng trưởng kinh

tế bền vững, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,5% Ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc

độ tăng trưởng hợp lý, bền vững, chủ động ngăn ngừa suy giảm, đảm bảo an sinh

xã hội; đẩy mạnh hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế một cách chủ động và hiệu quả; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; tạo điều kiện thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm

2006 -2010

- Thực trạng điều hành công cụ tỷ giá hối đoái:

- Đánh giá:

o Thành công:

Trang 10

Năm 2009 là một năm mà chính sách tiền tệ dễ thực hiện với chỉ một mục tiêu là tăng trưởng kinh tế Và đúng như vậy, chính sách tiền tệ năm 2009 đã hỗ trợ rất tốt cho tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,3% và lạm phát ở mức 6,5%

o Hạn chế:

Ngay từ đầu năm nhu cầu vốn các doanh nghiệp tăng mạnh, trong khi các ngân hàng không đủ đáp ứng Điều này đã tạo ra một cuộc chạy đua lãi suất huy động năm 2009 Và cuối cùng ngân hàng đã tiến hành giảm lãi suất cơ bản làm giảm áp lực về vốn cho các doanh nghiệp nhưng lại tạo ra sự bất ổn trên thị trường ngoại hối Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng trên thị trường ngoại hối năm 2010

2.1.4. Năm 2010

- Bối cảnh kinh tế thế giới:

Kinh tế thế giới đã hồi phục sau khủng hoảng nhưng vẫn tăng trưởng chậm Theo dự báo của IMF, thương mại toàn cầu sẽ hồi phục vào giữa năm 2010 khi đạt mức tăng trưởng 3,2% Năm 2010, châu Á được đánh giá là khu vực sẽ phục hồi sớm nhất, trong đó đáng chú ý là sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc Đà phục hồi của kinh tế thế giới và châu Á sẽ phụ thuộc nhiều vào sự phục hồi của kinh tế Mỹ, đặc biệt là lĩnh vực tài chính – tiền tệ và bất động sản tại nước này

- Bối cảnh kinh tế Việt Nam:

Kinh tế nước ta đã phục hồi và tăng trưởng khá trong quý IV- 2009, nhưng khó khăn và thách thức vẫn còn nhiều: thiếu vốn; thị trường xuất khẩu hàng hóa và thu hút khách du lịch nước ta phụ thuộc vào Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… Việc liên tục thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, tăng mạnh cung tiền có thể dẫn đến nguy cơ lạm phát

Nhưng nước ta cũng có những thuận lợi: Kinh tế nước ta tuy chịu tác động tiêu cực từ sự suy thoái kinh tế thế giới, nhưng mức độ không nhiều Nguồn vốn

Page

10

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Ngày đăng: 25/01/2016, 18:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w