Đã cónhiều công trình khoa học đề cập đến vấn đề này ở những mức độ khác nhau.Các công trình được xuất bản thành sách có thể kể đến: Mỹ thay đổi lớn chiến lược toàn cầu của Lý Thực Cốc,
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, với vị trí địa - chiến lược quan trọng,Đông Nam Á là khu vực thu hút sự quan tâm của các nước lớn, nhưng cácmối quan hệ quốc tế ở đây đan xen lẫn nhau hết sức phức tạp Với tư cách làsiêu cường, Mỹ đã dính líu vào Đông Nam Á tới mức hầu như hiện diện trongmọi mối quan hệ quốc tế của khu vực Ý đồ chiến lược, chính sách của Mỹkhông chỉ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các quốc gia trong khuvực mà còn tác động không nhỏ tới quan hệ đối nội, đối ngoại của từng quốcgia Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, vai trò của Đông Nam Á trong chínhsách đối ngoại của Mỹ phần nào giảm sút bởi vì mục tiêu ngăn chặn chủnghĩa cộng sản trên thế giới và ở châu Á - Thái Bình Dương (CA-TBD) của
Mỹ đã không còn là mục tiêu chiến lược hàng đầu khi chế độ XHCN ở Đông
Âu và Liên Xô sụp đổ, các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) còn lại như TrungQuốc, Việt Nam đang tiến hành cải cách theo hướng kinh tế thị trường
Tuy nhiên, bước vào thế kỷ XXI, đặc biệt là từ sau sự kiện khủng bốtại Mỹ ngày 11/9/2001, Mỹ đã điều chỉnh chiến lược toàn cầu và phát độngcuộc chiến chống khủng bố Chống khủng bố đã trở thành ưu tiên số một,quan trọng hơn bao giờ hết đối với nước Mỹ trong cả hai nhiệm kỳ của Tổngthống G Bush và cũng chính nó đã tạo ra những đổi thay trong chiến lượctoàn cầu của Mỹ nói chung, chính sách đối với CA-TBD và Đông Nam Á nóiriêng Sự kiện 11/9 đã buộc chính quyền G Bush phải xem xét lại chính sáchĐông Nam Á của mình Sự hoạt động của các tổ chức Hồi giáo cực đoan, mốiliên hệ của chúng với tổ chức Al Qaeda là đe dọa lớn nhất đối với an ninh của
Mỹ Đông Nam Á đã trở thành một trong những mặt trận chính trong cuộcchiến chống khủng bố của Mỹ Thông qua hoạt động chống khủng bố, Mỹtăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực đồng thời lôi kéo, gây áp lực với
Trang 2các nước nhằm tập hợp lực lượng hình thành "liên minh chống khủng bố" do
Mỹ cầm đầu
Việc Mỹ can dự trở lại đối với Đông Nam Á đã làm gia tăng sự longại về khả năng Mỹ can thiệp, kiểm soát và khống chế cả trên đất liền vàtrên biển những khu vực trọng yếu ở khu vực Đây là điểm đáng quan tâmnhất của tình hình thế giới những năm đầu thế kỷ XXI, tác động trực tiếp đếncác quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam Hơn nữa, đốivới Việt Nam, xét về chiến lược lâu dài, Mỹ không từ bỏ ý định can thiệp vàocông việc nội bộ của Việt Nam trên các mặt để từ đó hướng Việt Nam đi vàoquỹ đạo của CNTB Điều này được quy định bởi ý đồ của Mỹ là xoá bỏCNXH và mở rộng CNTB, nền kinh tế thị trường TBCN Cùng với các yếu tốkhác của tình hình thế giới, những tính toán lợi ích trong chính sách của Mỹ đốivới khu vực Đông Nam Á cũng biểu thị tính chất đan xen, phức tạp giữa thời
cơ và nguy cơ đã được các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX và X củaĐảng Cộng sản Việt Nam khẳng định Vì thế, trước các tình huống chiếnlược, những tính toán lợi ích của Mỹ liên quan đến an ninh quốc gia ở khuvực cũng như của nước ta, cần phải được xử lý hết sức thận trọng và khéo léotrên cơ sở khoa học
Những trình bày trên cho thấy việc nghiên cứu về "Chính sách của
Mỹ đối với Đông Nam Á những năm đầu thế kỷ XXI" có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn cấp thiết Nó không chỉ làm rõ thực chất nội dung chính sách của
Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á, vị trí của Việt Nam trong tổng thể chínhsách đó mà còn góp phần luận chứng cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn cho cácđối sách trong chính sách đối ngoại của Việt Nam với Mỹ cũng như vớinhững vấn đề liên quan ở khu vực Đông Nam Á hiện nay và những năm tới
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Do tính chất và quy mô tác động nhanh chóng, sâu sắc nên chính sáchđối ngoại của Mỹ đối với thế giới nói chung và khu vực Đông Nam Á nói
Trang 3riêng từ lâu đã trở thành đề tài được giới nghiên cứu trong và ngoài nướcquan tâm nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của hoạt động đối ngoại Đã cónhiều công trình khoa học đề cập đến vấn đề này ở những mức độ khác nhau.
Các công trình được xuất bản thành sách có thể kể đến: Mỹ thay đổi lớn chiến lược toàn cầu của Lý Thực Cốc, Nxb CTQG, Hà Nội, 1998, trong đó nêu lên
các chiến lược lớn của Mỹ đối với các khu vực trên thế giới; sự tranh giànhảnh hưởng của Mỹ và Liên Xô trước đây và những dự đoán cho tương lai của
Mỹ; Chính sách của Hoa Kỳ đối với ASEAN trong và sau chiến tranh lạnh của Lê Khương Thùy, Nxb KHXH Hà Nội, 2003; Về chiến lược an ninh của
Mỹ hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội, 2004 của Lê Linh Lan (chủ biên); Nhân tố địa - chính trị trong chiến lược toàn cầu mới của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á, Nxb CTQG, Hà Nội 2007 của Nguyễn Văn Lan (chủ biên) v.v
Bên cạnh đó còn có các bài viết của các tác giả trong và ngoài nước
như "Chính sách châu Á của Bill Clinton" của tác giả người Ấn Độ MV.
Rappai, Trung tâm Thông tin khoa học công nghệ môi trường - Bộ Quốcphòng đã nêu lên chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ Bill Clinton đốivới các khu vực và quốc gia ở châu Á, khẳng định sự can thiệp ngày càng
tăng của Mỹ vào CA-TBD; "Học thuyết Bush" của Jamie Glozov, Tạp chí châu
Mỹ ngày nay, số 2/2003; "Chính sách ngoại giao của Mỹ trong một thế kỷ mới"
của Ivoh Daaelder & James Lindsay, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 06/2003;
Hai bài viết "Sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu sau chiến tranh lạnh của Mỹ:
từ George Bush (cha) đến Bill Clinton" đăng trên Tạp chí châu Mỹ ngày nay,
số 1/2001 và "Nhìn lại sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh lạnh" đăng trên Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 1(68) tháng 3/2007 của
tác giả Hà Mỹ Hương đã nêu lên những nhân tố chi phối chiến lược toàn cầusau chiến tranh lạnh của Mỹ và những nội dung cơ bản trong chính sách đốingoại của Mỹ suốt thời kỳ từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc đến nay;
"Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống G.W Bush" của Trần Bá Khoa, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 8-10/2001; "Sự điều chỉnh chiến lược của
Trang 4Mỹ và tác động của nó đến khu vực Đông Nam Á" của Phạm Đức Thành, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, Số 11/2003; "Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Đông Nam Á từ sau sự kiện 11/9" của tác giả Phạm Cao Cường, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 6/2005; "Mỹ và an ninh Đông Nam Á hiện nay" của tác giả Lê Đình Tĩnh, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 6/2005…Đáng chú ý là Dự án Đông Nam Á trong thế kỷ 21 do Stanley
Foundation thực hiện năm 2003 - 2005, trong đó đề cập đến nhiều khía cạnhchính sách của Mỹ với Đông Nam Á như chính sách dân chủ nhân quyền, anninh - quân sự, hợp tác chống khủng bố
Nhìn chung, trong các công trình nghiên cứu và ấn phẩm khoa học kểtrên, chính sách của Mỹ và việc triển khai đối với khu vực Đông Nam Ánhững năm đầu thế kỷ 21 đã được phản ánh trên nhiều khía cạnh, nhưng chưamang tính hệ thống Mặt khác, do xuất phát từ những mục đích, yêu cầu cụthể, cùng với những phân tích, đánh giá và khuyến nghị của các nhà nghiêncứu nước ngoài do đứng trên nghiên cứu lập trường, quan điểm khác nhaunên còn nhiều điểm chưa phù hợp với lập trường, quan điểm của Việt Nam
Những trình bày ở trên là cơ sở để tác giả lựa chọn vấn đề "Chính
sách của Mỹ đối với Đông Nam Á những năm đầu thế kỷ XXI" làm đề tài
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế
3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1 Mục đích
- Làm rõ thực chất chính sách Đông Nam Á của Mỹ dưới thời Tổngthống G Bush trong đó có chính sách của Mỹ đối với Việt Nam trong giaiđoạn hiện nay
- Dự báo xu hướng chính sách của Mỹ với Đông Nam Á trong nhữngnăm tới
3.2 Nhiệm vụ
Trang 5Luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Phân tích chính sách Đông Nam Á của chính quyền Clinton từ đó rút
ra những thành công và hạn chế của chính sách này
- Phân tích vị trí chiến lược của Đông Nam Á và nội dung cũng như
quá trình triển khai chính sách Đông Nam Á của chính quyền Bush, từ đó tìm ranhững điểm khác biệt so với chính sách Đông Nam Á của chính quyền Clinton
- Phân tích chính sách của Mỹ đối với Việt Nam trong tổng thế chínhsách của Mỹ đối với Đông Nam Á
3.3 Phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu chính sách của Mỹ đốivới Đông Nam Á và việc triển khai chiến lược này trên các lĩnh vực kinh tế,chính trị, quân sự, đồng thời phân tích chính sách của Mỹ đối với Việt Namtrong một số lĩnh vực chủ yếu
- Về thời gian: Trọng tâm nghiên cứu của luận văn là thời gian từ khi
G Bush lên cầm quyền (2001) đến nay
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
4.1 Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của đề tài là hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; những nhận định, đánh giá của Đảng và Nhànước ta về quan hệ quốc tế và chiến lược của Mỹ từ sau chiến tranh lạnh đếnnay Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một cách chọn lọc các công trình nghiêncứu trong và ngoài nước về chính sách của Mỹ và việc triển khai đối với khuvực Đông Nam Á được công bố từ sau chiến tranh lạnh đến nay có liên quanđến nội dung nghiên cứu của đề tài luận văn
-4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trang 6Trong quá trình giải quyết những nhiệm vụ đề ra, Luận văn quán triệt
và tuân thủ hệ quan điểm, nguyên lý phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩaduy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và những quan điểm lý luận củaĐảng Cộng sản Việt Nam về quan hệ quốc tế và đường lối đối ngoại
Luận văn kết hợp phương pháp lôgic với phương pháp lịch sử;phương pháp phân tích với phương pháp tổng hợp; đồng thời còn sử dụng cácphương pháp bổ trợ như: hệ thống, thống kê, đối chiếu so sánh v.v
Mọi nhận định, đánh giá trong luận văn đều được xây dựng trên cơ sởphân tích, khái quát những dữ kiện thực tế và những công trình khoa học đãcông bố trong và ngoài nước liên quan đến đề tài
5 Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Trên cơ sở phân tích một cách hệ thống nội dung chính sách của Mỹđối với Đông Nam Á những năm đầu thế kỷ 21, luận văn làm rõ thực chấtchính sách của Mỹ đối với Đông Nam Á
- Làm rõ vị trí của Việt Nam trong chính sách Đông Nam Á của Mỹhiện nay
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiêncứu và giảng dạy những nội dung về lịch sử thế giới hiện đại và quan hệ chínhtrị quốc tế Ngoài ra, một số nhận định, đánh giá được trình bày trong Luậnvăn có thể góp phần cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định chínhsách an ninh quốc phòng và đối ngoại trong bối cảnh và tình hình mới
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, kết cấucủa luận văn bao gồm 3 chương với 7 tiết
Trang 7đi nhưng các xung đột lãnh thổ, sắc tộc, tôn giáo lại tăng lên cùng với nhữngmối đe dọa an ninh phi truyền thống Những vấn đề kinh tế nổi lên chiếm ưuthế trong các chương trình nghị sự của tất cả các quốc gia Do vậy, duy trì hòabình, ổn định trong môi trường quốc tế mới và tìm kiếm lợi thế tương đốitrong trật tự quốc tế mới đang hình thành là mục tiêu chiến lược của mỗinước
Sau chiến tranh lạnh, nước Mỹ đứng trước những cơ hội và thách thứcđan xen nhau Môi trường quốc tế về cơ bản thuận lợi cho việc thực hiện mưu
đồ bá chủ của Mỹ Nước Nga đang trong thời kỳ chuyển đổi đầy khó khăn.Các trung tâm kinh tế Nhật Bản, Tây Âu tuy mạnh nhưng chưa đủ tiềm lựctổng hợp thách thức vị trí của Mỹ Bên cạnh đó, sự tan rã của Liên Xô và hệthống XHCN là cơ hội to lớn để Mỹ truyền bá mô hình kinh tế thị trường vàdân chủ nhân quyền kiểu phương Tây ra toàn thế giới Tuy nhiên, Mỹ lại phảiđối phó với những khó khăn xuất phát từ ngay trong lòng nước Mỹ Về kinh
tế, cuộc chạy đua vũ trang tốn kém trong thập kỷ 80 làm cho kinh tế Mỹ suygiảm nghiêm trọng Tốc độ tăng trưởng GDP giảm liên tục, sức cạnh tranhgiảm sút, nợ liên bang trầm trọng, thâm hụt cán cân buôn bán và ngân sách
Trang 8lên đến mức báo động, mức sống của người dân ít được cải thiện Về chínhtrị, trong giới lãnh đạo Mỹ cũng như công chúng Mỹ, cuộc đấu tranh giữa haitrường phái "biệt lập" và "quốc tế" chưa chấm dứt phản ánh sự chưa thốngnhất trong nhận thức về vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ, đây là một khó khănđối với việc hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ trong thời kỳmới Ngoài ra, Mỹ còn phải đối phó với những thách thức mới trong môi trườngquốc tế, đó là sự vươn lên của các trung tâm quyền lực, xu hướng ly tâm trongcác nước đồng minh của Mỹ, các mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Trước những khó khăn, thách thức như vậy, chính quyền Clinton vẫnphải tiếp tục theo đuổi mục tiêu chiến lược bao trùm là duy trì sự lãnh đạo của
Mỹ đối với thế giới Những quyền lợi to lớn và quan tâm chiến lược sâu sắc ởhầu khắp mọi nơi trên thế giới do các chính quyền Mỹ gây dựng từ sau chiếntranh thế giới thứ hai không cho phép bất kỳ một tổng thống nào có thể từ bỏ
để tập trung củng cố nội bộ theo "chủ nghĩa biệt lập" Chính vì thế, trongtuyên bố nhậm chức ngày 20/1/1993, Tổng thống B Clinton tuyên bố: "Mỹvẫn có trách nhiệm trên thế giới Dân tộc chúng ta (Mỹ) sẵn sàng lãnh đạomột thế giới đang bị thách thức ở khắp mọi nơi" Để đạt mục tiêu "lãnh đạothế giới", các nhà hoạch định chiến lược Mỹ đưa ra chiến lược toàn cầu mới
"Can dự và mở rộng" dựa trên việc mở rộng cộng đồng các nền dân chủ theokinh tế thị trường đồng thời răn đe, ngăn chặn các hiểm họa đối với Mỹ vàđồng minh của Mỹ với 3 trụ cột chính là: Bảo vệ vững chắc an ninh của Mỹbằng một lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu cao; Hỗ trợ cho sự hồi sinhkinh tế của Mỹ; Thúc đẩy dân chủ nhân quyền ở nước ngoài [9, tr.11] Trên
cơ sở đó, khi tập trung vào các mối đe dọa mới và các cơ hội mới, mục tiêuchính của Mỹ là:"Tăng cường an ninh của Mỹ qua việc duy trì tiềm lực phòngthủ mạnh và thúc đẩy các biện pháp hợp tác an ninh, khuyến khích sự thịnhvượng kinh tế của Mỹ qua việc mở rộng của thị trường nước ngoài và thúcđẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu; thúc đẩy dân chủ ở nước ngoài" [9, tr.12]
Trang 9Để thực hiện các mục tiêu này, chính quyền Clinton chủ trương xây dựng mộtchính sách đối ngoại gồm ba nội dung chính:
Thứ nhất, khôi phục sức mạnh kinh tế Mỹ thông qua đẩy mạnh kinh tế
đối ngoại, tự do hóa thương mại toàn cầu nhằm đảm bảo an ninh kinh tế, trên
cơ sở đó hỗ trợ cho chiến lược quân sự quốc phòng, bảo vệ vững chắc vị trí báquyền của Mỹ Giành lại vị thế lãnh đạo kinh tế trong nền kinh tế thế giớiđược chính quyền Clinton coi là ưu tiên và lợi ích quốc gia sống còn của Mỹtrong giai đoạn mới Quyết tâm đó được Tổng thống B Clinton khẳng địnhtrong tuyên bố nhậm chức ngày 20/1/1993:"Tôi sẽ tập trung vào kinh tế như mộtchùm lase" Theo đó, kinh tế trở thành ưu tiên hàng đầu trong trong tất cả cáclĩnh vực trong đó có quan hệ đối ngoại: "Lợi ích kinh tế phải là trọng tâm chủyếu của chính sách đối ngoại Mỹ" [10, tr 16] và: "Trên mặt trận kinh tế, chắcchắn với sự kết thúc của chiến tranh lạnh, hoạt động kinh tế do sự phụ thuộclẫn nhau nhiều hơn và sự thu hẹp lại của khoảng cách về thông tin liên lạcngày càng trở nên quan trọng trong chính sách đối ngoại của chúng ta" [60, tr.25] Xuất phát điểm của chính sách phục hồi kinh tế của chính quyền Clinton
là kinh tế đối ngoại gắn liền với kinh tế trong nước và do đó, cùng với cácchính sách kinh tế trong nước, thì chính quyền B Clinton kiên trì theo đuổi tự
do hóa thương mại, coi đây là biện pháp chiến lược quan trọng nhất và làđộng lực chính của chính sách kinh tế đối ngoại Mỹ.Với các nước đang pháttriển, Mỹ khuyến khích xu hướng kinh tế thị trường, thúc đẩy tự do thươngmại và đầu tư, tự do cạnh tranh, mở cửa cho hàng hóa Mỹ thâm nhập …
Thứ hai, xây dựng lực lượng quốc phòng vững mạnh làm công cụ khống
chế các nước đồng minh cũng đồng thời là đối thủ, khống chế các khu vực và đủkhả năng đối phó với các mối đe dọa khác về an ninh trên thế giới Tổng thống
B Clinton khẳng định: "Sức mạnh kinh tế và quân sự của chúng ta, cũng nhưsức mạnh tư tưởng của chúng ta làm cho các nhà ngoại giao giữ vị trí hàng đầugiữa những người ngang sức nhưng dù sao thì lực lượng quân sự vẫn là yếu tố
Trang 10không thể thay thế được của sức mạnh cường quốc chúng ta Kể cả khi chiếntranh lạnh đã hết, đất nước ta vẫn buộc phải duy trì các lực lượng quân sự cóhiệu quả để ngăn chặn nguy cơ từ nhiều phía và khi cần thiết, chiến đấu vàchiến thắng địch" [10] Để xây dựng lực lượng vũ trang mạnh, Mỹ chú trọngphát triển kỹ thuật quân sự cao của cả vũ khí thông thường và hạt nhân Bêncạnh đó, nhằm đảm bảo cho lực lượng quân sự có thể đối phó nhanh nhạy vớinhững đe dọa tiềm tàng, phù hợp với khả năng thực tế của Mỹ, chính quyềnClinton chủ trương cơ cấu lại quân đội, thúc ép đồng minh gánh vác thêm chiphí đóng quân của Mỹ ở nước ngoài trong kế hoạch "chia sẻ trách nhiệm";giải quyết các cuộc xung đột thông qua cơ chế đa phương có sự chỉ đạo củaMỹ
Thứ ba, thúc đẩy dân chủ nhân quyền Đây là một trong ba trụ cột
trong chính sách đối ngoại của chính quyền Clinton và là một bộ phận cấuthành trong trật tự thế giới mới với sự lãnh đạo của Mỹ, do Mỹ dàn dựng Khichiêu bài chống chủ nghĩa cộng sản cũng như các biện pháp quân sự trực tiếp
đã giảm hẳn tác dụng thì dân chủ nhân quyền là công cụ thích hợp hơn cả để
Mỹ tập hợp lực lượng Đồng thời, thông qua quá trình này, Mỹ muốn áp đặtcác giá trị Mỹ đối với các dân tộc khác Trong thời gian cầm quyền, Clinton
đã tìm nhiều cách để thúc đẩy dân chủ nhân quyền ở các nơi trên thế giới, đặcbiệt là ở các nước đang phát triển, đồng thời tác động vào các nước XHCNcòn lại Những biện pháp chính quyền Clinton đã áp dụng là Bộ Ngoại giao
Mỹ nghiên cứu và viết báo cáo về tình trạng nhân quyền trên thế giới để gửiQuốc hội, thông qua các Hội nghị nhân quyền quốc tế, các cơ chế đa phương
để tác động vào những nước mà Mỹ cho là "vi phạm nhân quyền" Ngoài ra,
Mỹ còn sử dụng các biện pháp kinh tế như gắn vấn đề dân chủ nhân quyềnvới ưu đãi thương mại, Quy chế Tối huệ quốc, thậm chí cấm vận, cô lập chínhtrị Tuy nhiên, chính quyền Clinton cũng chủ trương không đặt ra yêu cầuđạt được mục tiêu dân chủ nhân quyền bằng bất cứ giá nào trong quan hệ với
Trang 11các nước, không để vấn đề này ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế và an ninh củaMỹ.
Tóm lại, nhằm xây dựng sức mạnh một cách toàn diện trên tất cả các
lĩnh vực kinh tế, quân sự, chính trị tư tưởng, chiến lược đối ngoại của Mỹ sauchiến tranh lạnh tập trung vào ba nội dung chính: an ninh kinh tế, an ninhquân sự và thúc đẩy dân chủ nhân quyền Đảm bảo lợi ích kinh tế được coi là
ưu tiên cao nhất của chính quyền Clinton nhưng sức mạnh quân sự vẫn đượcchú trọng và lần đầu tiên, dân chủ nhân quyền được nâng lên thành một trụcột bên cạnh hai nội dung truyền thống là kinh tế và quân sự Có thể nói, cơ
sở tư tưởng của chính sách đối ngoại của Clinton là sự kết hợp giữa chủ nghĩa
tự do và chủ nghĩa hiện thực, hay nói cách khác, đó là "chủ nghĩa hiện thựcdân chủ" theo cách gọi của chính Clinton
1.2 NỘI DUNG VÀ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH ĐÔNG NAM Á CỦA CHÍNH QUYỀN B CLINTON
Dưới chính quyền B Clinton, CA-TBD ngày càng chiếm vai trò quantrọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ Trong Chiến lược "Cam kết và mởrộng", Đông Á được coi là khu vực có tầm quan trọng ngày càng lớn đối vớicác mục tiêu của Mỹ Báo cáo Chiến lược an ninh quốc gia năm 1995 cũngkhẳng định, "khu vực này có ý nghĩa ngày càng tăng đối với nền an ninh và
sự tồn tại của Mỹ Không ở đâu ba yếu tố trong chiến lược của chúng ta (Mỹ)lại liên hệ chặt chẽ với nhau như vậy và cũng không ở đâu sự cần thiết phảitiếp tục có sự dính líu của Mỹ lại hiển nhiên như vậy" và "khi nghĩ về khuvực CA-TBD thì vấn đề an ninh nổi lên trước và sự hiện diện về quân sựđược cam kết của Mỹ sẽ tiếp tục có tác dụng như một nền tảng cho vai trò anninh của Mỹ ở khu vực năng động này của thế giới" [11, tr 28] Với tư cách
là một cường quốc CA-TBD, Mỹ coi sự có mặt thường xuyên của mình ởCA-TBD là "đặc biệt quan trọng" Đối với khu vực này, Mỹ phải giữ được
"vai trò lãnh đạo chủ chốt" để không cho bất cứ một cường quốc nào nổi lên
Trang 12chống lại Mỹ, đồng thời phải thúc đẩy kinh tế thị trường và tự do dân chủ cólợi cho Mỹ Mục tiêu cụ thể của Mỹ ở CA-TBD là:
1 Duy trì sự cân bằng tương đối ổn định giữa các cường quốc trongkhu vực, ngăn ngừa xung đột quân sự và bất cứ cường quốc hay liên minh nàonổi lên thống trị khu vực, thách thức lợi ích của Mỹ; đảm bảo lợi ích an ninhkinh tế, đề cao giá trị Mỹ
2 Không cho một quốc gia nào giành được thế mạnh quân sự và tạo ramối đe dọa trực tiếp đối với các nước láng giềng
3 Bảo đảm sự lưu thông hàng hóa và tài nguyên trong khu vực vàgiữa khu vực này với Mỹ
4 Khuyến khích các nhà nước và các chế độ cam kết sự cởi mở vềchính trị và tăng khả năng kinh tế cho các công dân của họ;
5 Tăng cường sáng kiến của các quốc gia khu vực nhằm hợp tác mộtcách chặt chẽ với Mỹ trong các mục tiêu về an ninh, kinh tế và chính trị [1, tr.10]
Trên cơ sở những mục tiêu đó, chính quyền Clinton đã xây dựng chiến
lược châu Á - TBD bao gồm các nội dung: Thứ nhất, duy trì và tiếp thêm sinh
lực cho các liên minh trụ cột giữa Mỹ với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia,
Thái Lan và Philippines Thứ hai, dính líu với các quốc gia hàng đầu khác
trong khu vực, trong đó có "các kẻ thù cũ" trong cuộc chiến tranh lạnh trước
đây Thứ ba, xây dựng một cấu trúc khu vực để duy trì sự phát triển kinh tế, thúc đẩy sự hợp nhất và bảo đảm sự ổn định lâu dài Thứ tư, ủng hộ dân chủ
và nhân quyền phục vụ cho các lý tưởng cũng như các lợi ích của Mỹ [ 59, tr
10]
Để thực hiện các mục tiêu trên, Mỹ tiếp tục nhấn mạnh đến việc củng
cố các liên minh song phương vốn là trọng tâm chiến lược của Mỹ trong suốthơn 40 năm qua, đồng thời tuyên bố rằng, Mỹ cam kết đóng góp tích cực vào
Trang 13an ninh khu vực thông qua sự tham gia tích cực vào các diễn đàn đa phươngmới hình thành như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) Theo quan điểm chiếnlược của Mỹ thì những cơ cấu đa phương đó "sẽ bổ sung chứ không phải thay
thế các quan hệ tay đôi của Mỹ trong khu vực" [58, tr 8-9] Đây là nét mới
trong chiến lược Đông Á, lần đầu tiên chính quyền Mỹ chú trọng hơn tới cáckênh hợp tác khác ngoài các liên minh song phương và ủng hộ những nỗ lựctiến tới xây dựng cơ chế hợp tác an ninh đa phương ở khu vực Những biệnpháp này của chính quyền Clinton là nhằm bảo đảm an ninh cho khu vực CA-TBD, từ đó tiếp tục mở rộng thương mại và tạo ra môi trường dân chủ có lợicho CNTB trên phạm vi toàn cầu Chiến lược An ninh của Mỹ đối với khuvực Đông Á - Thái Bình Dương (EASR) năm 1998 tiếp tục nhấn mạnh "sựhiện diện (của Mỹ) ở tiền duyên, củng cố các liên minh song phương, và thamgia tích cực trong các diễn đàn an ninh đa phương, đặc biệt là Diễn đàn Khuvực ASEAN (ARF)" và "mở rộng chính sách can dự để bao gồm cả nhữngquốc gia bên ngoài giới bạn bè và đồng minh" của Mỹ [63, tr 1]
Đối với Đông Nam Á, Chiến lược an ninh quốc gia cho thế kỷ mớicủa Mỹ năm 1998 khẳng định: "Lợi ích chiến lược của chúng ta ở Đông Nam
Á là tập trung vào việc phát triển các quan hệ kinh tế, an ninh song phương vàkhu vực, hỗ trợ ngăn chặn và giải quyết xung đột, tăng cường sự tham gia vàotiến trình phát triển kinh tế của khu vực" Các mục tiêu an ninh của Mỹ trongkhu vực là: Duy trì liên minh an ninh của Mỹ với Thái Lan và Philippines;Duy trì những dàn xếp an ninh với Singapore và các nước ASEAN khác;Khuyến khích sự nổi lên của một ASEAN liên kết hùng mạnh có khả năngtăng cường an ninh và thịnh vượng khu vực Trên cơ sở đó, chính sách của
Mỹ đối với Đông Nam Á được kết hợp theo hai hướng chính: Thứ nhất, duy
trì quan hệ ngày càng có hiệu quả với ASEAN và tăng cường đối thoại an
ninh trong khuôn khổ Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) Thứ hai, theo đuổi
các sáng kiến tay đôi với từng nước Đông Nam Á nhằm thúc đẩy dân chủnhân quyền và ổn định chính trị; hỗ trợ cải cách kinh tế theo hướng thị
Trang 14trường; giảm tác động của tội phạm có tổ chức, đặc biệt là luồng di chuyểnheroin từ Myanmar vào các nước trong khu vực [39, tr 63] Chiến lược an
ninh quốc gia cho thế kỷ mới cũng nêu rõ mục tiêu của Mỹ trong việc thúc
đẩy dân chủ, nhân quyền ở khu vực bao gồm các nỗ lực: tạo ra đối thoại chínhtrị có ý nghĩa giữa nhà cầm quyền Myanmar và phe đối lập dân chủ; Hợp tácvới chính phủ mới của Indonesia để thúc đẩy cải thiện sự tôn trọng nhânquyền, tăng cường các tiến trình dân chủ và giải pháp chấp nhận được về mặtquốc tế cho vấn đề Đông Timor; Hợp tác với ASEAN khôi phục nền dân chủCampuchia và khuyến khích sự tôn trọng hơn đối với nhân quyền; Đạt kết quảtìm kiếm đầy đủ nhất có thể các quân nhân mất tích, thúc đẩy tôn trọng nhânquyền ở Việt Nam và hối thúc Việt Nam thực thi đầy đủ chương trình tái định
cư cho người Việt Nam hồi hương
Có thể khẳng định rằng, chính sách của chính quyền B Clinton đốivới Đông Nam Á là nhằm duy trì sự ổn định trong khu vực và thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế Đây là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình triển khai chínhsách của Mỹ với khu vực và được thể hiện trong các lĩnh vực chủ yếu sau:
1.2.1 Trong lĩnh vực chính trị
Để duy trì sự lãnh đạo của mình ở Đông Nam Á, Mỹ chủ trương tăngcường quan hệ với các nước ASEAN thông qua các Hội nghị Bộ trưởngASEAN (AMM), Hội nghị sau Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (PMC), Đối thoại
Mỹ - ASEAN và Diễn đàn khu vực ARF Các nhà lãnh đạo Mỹ đã nhiều lầnkhẳng định sự cam kết đối với các nước đồng minh và bạn bè của Mỹ thôngqua các bản báo cáo chiến lược, các bài phát biểu và các cuộc viếng thăm cấpcao của Tổng thống B.Clinton và nhiều quan chức Mỹ đến các quốc gia ĐôngNam Á như Thái Lan, Philippines, Indonesia
Tuy đã rút khỏi Đông Nam Á, nhưng Mỹ cũng không muốn các nướclớn khác mở rộng ảnh hưởng nhằm lấp khoảng trống chiến lược mà Liên Xô
và Mỹ để lại Do đó, trong ý đồ của Mỹ, ASEAN có vai trò đối trọng ngăn
Trang 15cản sự lớn mạnh gia tăng của các nước lớn khác trong khu vực Về vấn đềnày, Báo cáo chiến lược an ninh của Mỹ đối với CA-TBD chỉ rõ: "Sự xuấthiện của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) như một đấu thủ khu
vực ngày càng có ảnh hưởng là một diễn biến quan trọng".[58, tr.9] Nhưng
mục tiêu này của Mỹ không hẳn trùng hợp với lợi ích an ninh của các nướcĐông Nam Á bởi hơn ai hết, các nước Đông Nam Á đã quá hiểu những tổnthất thiệt thòi do sự chi phối, can thiệp của các cường quốc bên ngoài trongthời kỳ chiến tranh lạnh Giờ đây, cái họ cần là một môi trường hòa bình ổnđịnh để phát triển Khi chiến tranh lạnh kết thúc, trong vấn đề xây dựng trật tựthế giới mới ở khu vực CA-TBD, các nước lớn đều muốn khẳng định vai tròảnh hưởng của mình đối với khu vực Tình hình đó giúp cho Đông Nam Á cókhả năng trở thành một nhân tố quan trọng cân bằng giữa các nước lớn Đứngtrước cơ hội mới này, một số nước Đông Nam Á đã điều chỉnh chiến lược chỉdựa vào Mỹ và phương Tây trong thời kỳ chiến tranh lạnh sang thực hiệnchiến lược ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa Ngoại trưởng IndonesiaAli Alatas đã nói: "Chúng tôi không thể ngăn không cho bốn cường quốc(Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Nga) vào khu vực này, nhưng phải cân bằng giữa họvới nhau và giữa họ với ASEAN" [35, tr 206] Đây cũng là lý do khiến choASEAN, một mặt vừa tiếp tục duy trì quan hệ song phương tốt đẹp với Mỹ,Nhật, Trung Quốc, Nga, mặt khác cũng tỏ thái độ của mình trong việc quyếtđịnh các công việc của Hiệp hội và khu vực chứ không hoàn toàn tuân theo "ýkiến chỉ đạo" của các nước lớn Điều này chứng tỏ ASEAN đã trở thành một
tổ chức khu vực ngày càng có uy tín và tự chủ hơn, họ có thể quyết định cácvấn đề của mình không cần sự can thiệp của các nước lớn
Như trên đã đề cập, dân chủ nhân quyền là một trong 3 trụ cột chínhtrong chính sách đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh lạnh Ở châu Á, vấn đề nàyđược thể hiện rõ hơn bất cứ khu vực nào, đã có lúc nó được coi như ưu tiêncao nhất và trở thành vấn đề nguyên tắc trong quan hệ giữa Mỹ với các nướcĐông Nam Á, cũng như với Nhật Bản và Trung Quốc, hai đối tượng chủ chốt
Trang 16của Mỹ Đây là một trong những vấn đề gay cấn biểu hiện rõ rệt nhất sự bấtđồng giữa Mỹ và các nước Đông Nam Á, cũng như tính tự chủ của ASEANtrong quan hệ với Mỹ Giới chức Mỹ dưới chính quyền Clinton thường chỉ tríchmạnh những thành tích về nhân quyền tại các quốc gia ASEAN Theo các nhànghiên cứu, sau chiến tranh lạnh, không một vấn đề nào trở thành trung tâmtrong quan hệ giữa Mỹ với Đông Nam Á hơn là vấn đề dân chủ và nhân
quyền [80, tr 45] Đây không chỉ là vấn đề trong quan hệ của Mỹ với các
nước có chế độ chính trị khác Mỹ như Myanmar, Việt Nam mà còn đối với cảcác nước vốn có chế độ chính trị gần với Mỹ như Malaysia, Singapore vàIndonesia Để thúc đẩy nhân quyền, chính sách của Mỹ có lúc đã đi tới chỗchỉ tập trung vào các biện pháp trừng phạt, gây sức ép để đạt được những thayđổi trong quan hệ với các nước châu Á Chẳng hạn, đối với Indonesia, Mỹ đedọa dùng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) nếu nước này không sửa đổi các bộluật trong nước quy định mức lương tối thiểu và quyền của các hiệp hội Năm
1993, do có những mối quan tâm ngày càng tăng về việc kiểm soát củaIndonesia ở Đông Timor, bao gồm cả việc Indonesia dùng súng bắn vào đoànbiểu tình hồi tháng 10/1991, Quốc hội Mỹ đã không cho Indonesia tham dựvào chương trình đào tạo và huấn luyện quân sự quốc tế Ở Malaysia, Mỹthan phiền về việc kiểm soát hoạt động của các tổ chức xã hội trong ngành
công nghiệp điện tử và một số vấn đề tranh cãi thương mại [35, tr 209].
Rõ ràng, bằng chính sách nhân quyền, Mỹ đã can thiệp sâu vào côngviệc nội bộ của các nước Đông Nam Á, gây nên những phản ứng gay gắt củacác nước trong khu vực Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ
26 ở Singapore, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã phê phán chính sáchcủa Mỹ muốn gắn chính sách viện trợ với nhân quyền Và cũng với lý dotương tự, họ phê phán hành động của Mỹ đe dọa cắt Quy chế Tối huệ quốcdành cho Trung Quốc để nước này có sự thay đổi về nhân quyền Trước sựphản ứng gay gắt đó, từ năm 1994, chính quyền Clinton phải điều chỉnh lại
Trang 17chính sách đối ngoại dựa vào giá trị của Mỹ bằng cách quyết định không gắnvấn đề nhân quyền với vấn đề kinh tế, quân sự…
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Mỹ đã từ bỏ chính sách nhânquyền của mình mà ở đây chỉ đơn thuần là sự sắp xếp lại thứ tự các mục tiêu
mà thôi [72, tr 96] Nhân quyền vẫn tiếp tục là vấn đề tồn tại trong quan hệgiữa Mỹ và ASEAN Mỹ vẫn luôn nêu vấn đề nhân quyền của Indonesia vàMyanmar trong các Hội nghị PMC Đặc biệt, việc các nước ASEAN tiếp nhậnMyanmar làm thành viên ASEAN bất chấp sự phản đối của Mỹ và các nướcphương Tây đã phản ánh sự mâu thuẫn trong cách nhìn nhận về vấn đề nhânquyền của Mỹ và ASEAN Đối với các nước ASEAN, việc kết nạp Myanmarkhông chỉ nhằm thiết lập một tổ chức khu vực thống nhất, mà còn nằm tronglợi ích của Đông Nam Á tránh việc Myanmar rơi vào quỹ đạo của một cườngquốc khu vực Qua đó có thể thấy rõ tính độc lập tự chủ của ASEAN tăng lên
rõ rệt khi họ giành lấy quyền tự quyết của mình, như khẳng định của Bộtrưởng Ngoại giao Indonesia, Chủ tịch ủy ban thường trực ASEAN AliAlatas: "Việc kết nạp ai là thành viên, dành cho nước nào quy chế quan sátviên đó là quyền của ASEAN" cũng như việc các Bộ trưởng Ngoại giaoASEAN khẳng định kiên quyết chống lại mưu đồ của bất cứ nước nào đưanhững vấn đề không liên quan đến thương mại như gắn tiêu chuẩn lao độngvới vấn đề thương mại vào chương trình nghị sự cuộc họp cấp Bộ trưởng đầutiên của WTO tháng 12/1996 [7, tr 2] Có thể thấy, những thay đổi của thời
kỳ sau Chiến tranh lạnh đã tạo cho ASEAN một cơ hội đặc biệt để có thể pháttriển thành một lực lượng quan trọng ở CA-TBD mà Mỹ cũng phải tính tớitrong các vấn đề song phương và quốc tế
1.2.2 Trong lĩnh vực quân sự - an ninh
Mặc dù coi kinh tế và dân chủ nhân quyền là những mục tiêu hàngđầu trong chính sách đối ngoại của mình ở châu Á, nhưng Mỹ vẫn chú trọngđến chính sách an ninh như một trụ cột quan trọng nhất của "Cộng đồng CA-
Trang 18TBD" (quan điểm do Tổng thống Cliton đưa ra năm 1993) nhằm duy trì lợiích của Mỹ trong khu vực Chính phủ Mỹ cho rằng, sự đe dọa của Liên Xômất đi nhưng vẫn còn tồn tại nhiều nhân tố "không ổn định" hoặc "không xácđịnh" Những nhân tố này tuy không tạo ra sự đe dọa an ninh trực tiếp đối với
Mỹ nhưng lại đe dọa an ninh và ổn định của khu vực CA-TBD, uy hiếp nhữnglợi ích của Mỹ ở nước ngoài Do vậy, chính phủ Clinton đã có sự điều chỉnhchính sách an ninh của Mỹ ở khu vực này, cụ thể là: duy trì sự hiện diện quân
sự của Mỹ ở CA - TBD, lấy các điều ước đồng minh song phương làm cơ sở,lấy đối thoại an ninh song phương để bổ sung, dùng lực lượng quân sự to lớnmạnh mẽ làm hậu thuẫn, bảo đảm chắc chắn ổn định của khu vực CA - TBD,
giữ gìn bảo vệ lợi ích của Mỹ ở khu vực này [22 tr 13-20] Ở CA - TBD, Mỹ
thường xuyên duy trì khoảng 100.000 quân nhằm tăng cường khả năng canthiệp vào công việc của khu vực trong trường hợp khẩn cấp Mỹ tiếp tục củng
cố các liên minh quân sự song phương và đa phương với Nhật Bản, HànQuốc, Philippines, Thái Lan và Australia, coi đó là chìa khóa đảm bảo các lợiích của Mỹ tại CA-TBD Đối với Mỹ, sáu cam kết an ninh chủ chốt của Mỹtại CA-TBD là các Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật (8/9/1951), Mỹ - Nam TriềuTiên (1/10/1953), Mỹ - Australia (1/9/1951), Mỹ - Philippines (30/8/1951),
Mỹ - Thái Lan (8/9/1954) và Hiệp định Hiệp hội tự do với nước Cộng hòaquần đảo Marshall, Nhà nước Liên bang Micronesia và nước Cộng hòa Palau(4/11/1986) vẫn là bất khả xâm phạm trong những năm 90
Ở Đông Nam Á, Mỹ chia sẻ lợi ích với các nước ASEAN trong việcngăn ngừa Đông Nam Á trở thành khu vực cạnh tranh chiến lược giữa cáccường quốc khu vực Mục tiêu của Mỹ là, mở rộng hệ thống tiếp cận và bố trítiền tiêu của Mỹ ở Đông Nam Á để tạo điều kiện thuận lợi cho việc huấnluyện tập trận song phương và khả năng phối hợp hành động với nhau nhằmtăng cường khả năng phối hợp hành động của Mỹ với các đồng minh và bạn
bè trong các cuộc khủng hoảng [35, tr 216] Để thực hiện các mục tiêu đó,
Mỹ tái khẳng định cam kết của mình với hai nước thành viên ASEAN là
Trang 19Philippines và Thái Lan Đồng thời, lợi dụng mối lo ngại của các nước ĐôngNam Á, Mỹ thúc ép họ mở rộng thêm khả năng tiếp cận của Mỹ đối với khuvực Bởi vì, tuy Mỹ đã tái khẳng định cam kết của mình với các nước đồngminh và bạn bè và tiếp tục có mặt trong khu vực CA-TBD, song sự điều chỉnhchính sách của Mỹ và việc Mỹ rút quân khỏi Philippines vẫn gây cho cácnước này mối lo ngại về những nguy cơ tiềm tàng như việc Trung Quốc tăngcường hiện đại hóa quân đội, sự thiếu tin cậy giữa các nước trong khu vực,vấn đề Campuchia và nhất là vấn đề tranh chấp ở biển Đông Ngoài ra, cùngvới việc giảm bớt sự có mặt ở CA-TBD, Mỹ đòi Nhật Bản phải gánh vác mộtphần nghĩa vụ an ninh khu vực Điều đó khiến cho các nước Đông Nam Á hếtsức lo ngại Mặc dù Nhật Bản luôn tuyên bố không có ý định trở thành cườngquốc quân sự nhưng phần lớn các nước Đông Nam Á dù có cách nhìn khácnhau về vai trò an ninh của Nhật đều không chấp nhận sự có mặt của quân độiNhật ở Đông Nam Á Chẳng hạn, năm 1997, khi Mỹ và Nhật sửa đổi Hiệpước an ninh chung và coi vùng biển Đông Nam Á thuộc phạm vi phòng thủchung của mình thì các nước ASEAN đã phản đối quyết liệt Cuối cùng, Mỹ,Nhật đã phải đặt vùng biển Đông Nam Á ngoài phạm vi phòng thủ [33, tr 5].
Sự phản ứng này cho thấy tính chủ động tăng lên của ASEAN trong cả cácvấn đề an ninh khu vực Song chính vì những nguyên nhân nói trên, các nướcASEAN vẫn muốn tiếp tục duy trì sự hợp tác an ninh với Mỹ Quan hệ quân
sự giữa Mỹ và một số nước thành viên ASEAN như Philippines, Thái Lanvẫn được tiến hành thông qua các cuộc tập trận song phương hay đa phươnghàng năm, thậm chí các nước ASEAN khác như Singapore, Indonesia cũng đãtiến hành các cuộc tập trận với các lực lượng vũ trang của Mỹ Năm 1995, Mỹ
và Thái Lan đã tiến hành 35 cuộc tập trận và năm 1996 có cuộc tập trận lớnmang tên "Hổ mang vàng" Để chia sẻ trách nhiệm, Mỹ khuyến khíchAustralia tiến hành các cuộc tập trận chung với các nước ASEAN Ngoài ra,các nước ASEAN còn tăng cường khả năng phòng thủ thông qua các quan hệhợp tác quân sự giữa các nước thành viên
Trang 20Mỹ vẫn tìm cách duy trì sự có mặt quân sự ở khu vực bằng cách thaythế các căn cứ quân sự ở Philippines bằng các hình thức mới với các nướcĐông Nam Á khác Cuối năm 1992, sau 18 tháng thương lượng tay đôi, chínhphủ Philippines đã từ chối gia hạn Hiệp định về các căn cứ quân sự đã ký với
Mỹ trước đây, buộc Mỹ phải rút toàn bộ quân và phương tiện ra khỏi hai căn
cứ Clark và Subic, kết thúc sự có mặt gần một thế kỷ của Mỹ ở Philippines.Tuy vậy, Mỹ vẫn tiếp tục duy trì hiệp định hỗ trợ phòng thủ với Philippines
Để đảm bảo các lực lượng triển khai phía trước của Mỹ có khả năng tiếp cậnđến khu vực được thuận tiện và dễ dàng, Chính quyền Mỹ đã thương lượngvới các nhà lãnh đạo ASEAN cho phép Mỹ đặt các cơ sở hậu cần và sửa chữa
ở các nước này Ngày 4-1-1992, trong chuyến thăm Singapore của Tổngthống G.Bush (cha), Mỹ đã đạt được thỏa thuận chuyển căn cứ hậu cần của
Mỹ từ Subic (Philippines) sang Singapore Hàng năm, có 80-90 lượt tàu hảiquân Mỹ đến thăm Singapore và nước này theo định kỳ còn tiếp nhận các đơn
vị không quân - một bộ phận chủ chốt của lực lượng Thái Bình Dương của
Mỹ, hoạt động giữa Đông Bắc Á và Trung Đông Tương tự, từ năm 1992, tạiIndonesia, những tàu hải quân lớn của Mỹ cũng ghé vào để được sửa chữađịnh kỳ Malaysia cũng cho phép Mỹ sử dụng các phương tiện sửa chữa tàu
và máy bay của mình Brunei và Mỹ thực hiện phối hợp luyện tập định kỳtheo bản ghi nhớ hợp tác đã ký kết trước đây [93, tr 3] Cuối năm 1994, Mỹ
đề nghị Thái Lan cho phép Mỹ lập kho vũ khí nổi dưới dạng hàng không mẫuhạm trên vùng vịnh Thái Lan để "đảm bảo an ninh cho khu vực" Tuy nhiên,Thái Lan thấy rằng mối đe dọa an ninh đối với Thái Lan không lớn để phải cókho vũ khí thường xuyên trên đất Thái; ngoài ra, là thành viên của ASEAN,Thái Lan phải tuân thủ tuyên bố của ASEAN về khu vực hòa bình, tự do vàtrung lập (ZOPFAN); hơn nữa, Thái Lan cần thúc đẩy quan hệ mọi mặt vớicác nước láng giềng để thực hiện chính sách ngoại giao đa phương của mình,
do đó chính phủ Thái Lan đã quyết định từ chối lời đề nghị của Mỹ về kho vũkhí nổi Như vậy, mặc dù rút hết lực lượng quân sự ở Philippines nhưng thực
Trang 21chất Mỹ vẫn mong muốn duy trì sự có mặt ở Đông Nam Á dưới hình thứckhác, không thường trực Tuy nhiên, với lực lượng phản ứng linh hoạt vàtrang thiết bị hiện đại, Mỹ có khả năng khi cần điều quân từ vùng biển nọđến vùng biển kia dễ dàng và như vậy sẽ đỡ tốn kém hơn nhiều so với việcchi phí để lập một căn cứ quân sự mới trong khi các nước trong khu vựckhông muốn điều đó [23, tr 23-27] Do vậy, Mỹ cũng không quá sốt sắngtrong việc ép buộc các nước ASEAN chấp thuận sự trở lại của quân đội Mỹ.
Về phần mình, các nước ASEAN cũng không muốn Mỹ đặt căn cứquân sự trong khu vực Ngày 2/11/1994, khi đề cập về vấn đề này, Bộ trưởngNgoại giao Indonesia đã nêu rõ: "Cần có Mỹ ở châu Á như một nhân tố cânbằng nhưng sự hiện diện của họ không phải dưới hình thức căn cứ quânsự"[28,tr.193] Chính vì vậy, Thái Lan đã từ chối đề nghị của Mỹ đặt các căn
cứ quân sự trên lãnh thổ của mình Ngày 30/10/1994, Bộ trưởng Nội vụ TháiLan Chao Valit cảnh cáo việc Mỹ đưa vũ khí đến vịnh Thái Lan có thể gây ra
lo ngại cho các nước láng giềng Để đảm bảo an ninh và tăng cường tính tựchủ, giữa các nước ASEAN đã tăng cường hợp tác quân sự với nhau Ngày22/7/1992, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 25 ở Manila,Tổng thống Philippines Fidel Ramos kêu gọi hợp tác phòng thủ chung giữacác nước ASEAN Ngày 2/8/1994, Malaysia và Philippines ký Hiệp ướcphòng thủ chung Đặc biệt, các nước ASEAN đã đưa ra sáng kiến biến ĐôngNam Á thành khu vực phi vũ khí hạt nhân Từ ngày 14 đến 15/12/1995, Hộinghị cấp cao ASEAN lần thứ năm họp tại Bangkok đã ký kết Hiệp ước khuvực Đông Nam Á phi vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) Tuy nhiên, Mỹ không cóthái độ tích cực đối với Hiệp ước này Mỹ cho rằng, những điều khoản ghitrong Hiệp ước Đông Nam Á phi vũ khí hạt nhân là không rõ ràng, vi phạmquyền tự do đi lại trên biển mà LHQ đã quy định Tháng 2/1996, Mỹ quyếtđịnh không ủng hộ Hiệp ước về khu vực phi vũ khí hạt nhân ở Đông Nam Á
Trang 22chủ yếu do Mỹ lo ngại rằng, đưa vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địavào vùng phi vũ khí hạt nhân sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ
Cùng với việc củng cố quan hệ quân sự - an ninh song phương, chínhquyền Clinton chủ trương chú trọng hơn đến việc phát huy vai trò của liênminh quốc tế, thực hiện an ninh tập thể Đây là điểm mới so với thời kỳ chiếntranh lạnh khi vai trò của Mỹ trong việc đảm bảo an ninh ở khu vực châu Á -TBD được thông qua các hiệp ước phòng thủ song phương với Nhật Bản, HànQuốc, Australia, Philippines và Thái Lan Nhân tố mới đó trong chính sách anninh châu Á của chính quyền Mỹ thể hiện qua sự tham gia có tính chất xây dựng
và ủng hộ các cuộc đối thoại an ninh khu vực Tổng thống B.Clinton đã giảitrình cụ thể về an ninh đa phương là việc: "Xây dựng những dàn xếp đa phươngnhằm đáp ứng được với những thời cơ mới Những dàn xếp đó có thể đóng vaitrò như những tấm lá chắn xếp chờm lên nhau, riêng rẽ thì đóng vai trò bảo
vệ, chung lại thì che đỡ toàn bộ những quan tâm riêng của chúng ta" [9, tr.24] Thông qua việc thực hiện cam kết an ninh đa phương đồng thời với cácquan hệ an ninh song phương duy trì thế cân bằng chiến lược trong khu vực,
Mỹ có thể đạt được cả mục tiêu chính sách đối ngoại của mình là duy trì sựlãnh đạo của Mỹ về quân sự ở khu vực lẫn việc giảm bớt chi phí trong điềukiện thực lực của Mỹ suy yếu tương đối thông qua chia sẻ trách nhiệm Tuynhiên, chú trọng đến an ninh đa phương không có nghĩa là Mỹ sẽ loại bỏ cácquan hệ song phương truyền thống mà Mỹ "chỉ coi đây là sự bổ sung cho cácquan hệ đồng minh song phương mà Mỹ đã ký kết chứ không phải thay thếcác mối quan hệ này", thậm chí Mỹ còn khẳng định "chiến lược của Mỹkhông dựa trên chủ nghĩa đa phương mà dựa trên sự tái khẳng định các liênminh song phương hiện có Chúng ta đang xây dựng các thể chế đa phươngxung quanh các mối quan hệ song phương nòng cốt" [79, tr 4]
Với chiến lược này, Mỹ chủ trương không chỉ coi Diễn đàn hợp táckinh tế CA-TBD (APEC) là diễn đàn kinh tế mà còn muốn biến nó thành diễnđàn cho các vấn đề an ninh, một liên minh đảm bảo an ninh Nhưng ý đồ này
Trang 23đã bị nhiều nước thành viên phản đối vì họ không muốn APEC nằm dưới sựkiểm soát của Mỹ Do vậy, chính quyền Mỹ buộc phải từ bỏ dự định Trongphiên điều trần ngày 7/5/1998 trước Tiểu ban những vấn đề Đông Á và TBDcủa ủy ban Đối ngoại thuộc Hạ viện về chính sách an ninh, Trợ lý Bộ trưởngNgoại giao Stanley O Roth đã giải thích ý nghĩa an ninh đó là: "Việc thảoluận về kinh tế, xây dựng niềm tin và làm giảm bớt căng thẳng và bằng cách
đó, APEC góp phần vào an ninh khu vực" Ở Đông Nam Á, Mỹ cũng dànhcho hội nghị PMC sự chú ý lớn hơn: "PMC đang dần phát triển thành mộtdiễn đàn ngày càng quan trọng cho các cuộc hiệp thương an ninh khu vực.Chúng ta (Mỹ) hoan nghênh các cuộc hiệp thương an ninh tăng lên trongkhuôn khổ của hội nghị PMC Quá trình này có thể khuyến khích các quốcgia chia sẻ thông tin, truyền đạt các ý định, làm giảm căng thẳng, giải quyếtcác tranh chấp và thúc đẩy sư tin cậy một cách bổ ích Mỹ sẽ tham dự đầy đủ"[94, tr 5] Các nước tham gia hội nghị này gồm các thành viên ASEAN và
Mỹ, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Canada, EU Còn Nga vàTrung Quốc là khách mời Theo quan điểm của Mỹ, trong một tương laikhông xa, chính tổ chức này sẽ trở thành diễn đàn thảo luận những vấn đề cốt
tử nhất và sẽ là mầm mống của hệ thống điều chỉnh an ninh khu vực [31, tr
15]
Năm 1993, sự ra đời của Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) đã nhanhchóng thu hút sự chú ý của Mỹ, Lúc đầu, Mỹ lo ngại một diễn đàn an ninh ởkhu vực sẽ làm lu mờ vai trò của các hiệp ước an ninh tay đôi giữa Mỹ vớimột số đồng minh Đông Á Nhưng dần dần thái độ của Mỹ thay đổi Thôngqua diễn đàn ARF, Mỹ muốn khẳng định chính sách CA-TBD của mình, kiềmchế các đối thủ tiềm tàng và trấn an các nước ASEAN Trong bản điều trầnngày 27/6/1995, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Winston Lord đã nói: "ARF
có khả năng tiến triển thành một bộ phận của cấu trúc an ninh khu vực, ARF
có thể góp phần xây dựng lòng tin và đóng một vai trò hữu ích trong việc
Trang 24ngăn chặn những cuộc xung đột tương lai tại khu vực CA-TBD, tiến dần từngbước đến việc xây dựng sự đồng thuận giữa các nước tham gia Diễn đàn này
sẽ là chiếc chìa khóa của chiến lược dài hạn của Mỹ nhằm phát triển ARF vàcác cuộc đối thoại an ninh tương tự khác" Với những lý do đó, Mỹ đã ủng hộ
và tham gia tích cực vào ARF nhằm tìm kiếm một vai trò chủ chốt trong tổchức này Thực chất, sự thay đổi này trong chiến lược an ninh của Mỹ chỉ làmột sách lược mới, mượn lực lượng của các nước khác để duy trì vị trí lãnhđạo thế giới trong tình hình thực lực kinh tế của Mỹ suy giảm và khả năngkhống chế các nước khác đã giảm sút
Để đảm bảo lợi ích của mình ở khu vực, một điểm nóng khu vực mà
Mỹ không thể không chú ý dù ở mức độ nhiều hay ít, đó là vấn đề tranh chấpbiển Đông Những tranh chấp gay gắt của nhiều quốc gia về chủ quyền đối vớiquần đảo Trường Sa có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống kinh tế quốc tế.Hàng năm, một lượng tàu lớn nhỏ chở hàng hóa thường xuyên đi qua khu vựcnày Buôn bán qua đây đáng giá khoảng 568 tỷ USD, chiếm 15% thương mạicủa thế giới Theo dự tính, sự tăng trưởng kinh tế có thể sẽ làm tăng thêm gấp 4lần khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển ở khu vực này [68, tr.7-11] Như vậy, nếu ở đây xảy ra xung đột sẽ có thể làm gián đoạn việc vậnchuyển này và có ảnh hưởng có hại đến các nền kinh tế ở khu vực lẫn nềnkinh tế của Mỹ, nhất là khi có khoảng 87% lượng dầu nhập khẩu từ TrungĐông được vận chuyển qua các con đường biển Đông Nam Á Có thể thấy,biển Đông có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về mặt chiến lược, quân sự lẫnkinh tế không chỉ với các nước trong khu vực mà cả đối với Mỹ
Trong một thời gian dài trước đây, Mỹ luôn giữ lập trường "không canthiệp" vào tranh chấp ở biển Đông, ngay cả trong vụ xung đột giữa TrungQuốc với Việt Nam tại Trường Sa năm 1988, Tư lệnh Hạm đội Thái BìnhDương của Mỹ tuy nhận định đây là vụ việc "hết sức nghiêm trọng", nhưng
Mỹ vẫn "không can thiệp" Sau chiến tranh lạnh, khi tranh chấp chủ quyền ởbiển Đông ngày càng phức tạp, Mỹ bắt đầu thay đổi chính sách Ngày
Trang 2525/2/1992, khi Trung Quốc công bố "Luật lãnh hải", xác định chủ quyền vềmặt pháp lý đối với biển Đông, Mỹ tỏ ra lo ngại Mỹ tuyên bố nếu có quốc gianào sử dụng vũ lực để giành chủ quyền ở Trường Sa, họ sẽ có thể can thiệp.Tuy nhiên, ở thời kỳ này, khi Mỹ chưa điều chỉnh chiến lược an ninh CA-TBD, mặc dù quan tâm đến tranh chấp ở quần đảo Trường Sa cũng như cácvấn đề thuộc biển Đông và lo ngại về xung đột vũ trang tiềm tàng nảy sinh từnhững tranh chấp này, nhưng lập trường không can thiệp của Mỹ vẫn giữnguyên Sự quan tâm của Mỹ đối với vấn đề này thực sự rõ rệt và mang tínhthực chất là từ năm 1995, khi Philippines phát hiện thấy Trung Quốc xâydựng các kết cấu tại đảo Vành Khăn cách đảo Palawan của Philippines 135dặm về phía Tây Các hành động phản ứng gay gắt của các bên tranh chấp cónguy cơ làm bùng lên thành xung đột ảnh hưởng đến an ninh khu vực Đây làmột trong những nguyên nhân khiến cho Mỹ tỏ rõ lập trường đối với vấn đềnày Mỹ bắt đầu chuyển quan điểm từ trung lập bị động sang trung lập tíchcực (active neutrality) Trong Bản báo cáo về Chiến lược an ninh quốc gia của
Mỹ đối với Đông Á - TBD đã nêu rõ sự quan tâm của Mỹ đối với tranh chấpTrường Sa và các vấn đề biển Đông: "Mỹ coi những vùng biển sâu ở biểnNam Trung Hoa là vùng biển chung của quốc tế Lợi ích chiến lược của Mỹtrong việc duy trì các tuyến giao thông nối liền Đông Nam Á, Đông Bắc Á vàĐại Tây Dương làm Mỹ nhận thấy sự cần thiết phải chống lại bất cứ tuyên bốhải phận nào vượt quá quy định của Công ước quốc tế về Luật biển" [58, tr.9] Ngày 31/5/1995, Mỹ công khai tuyên bố "ủng hộ Manila ngăn chặn hànhđộng xâm lược của Trung Quốc" Tháng 6/1995, Hạ viện Mỹ thông qua "Dự
án Luật lợi ích hải ngoại của Mỹ", chỉ rõ tự do hàng hải ở biển Đông là "cực kỳquan trọng" đối với an ninh quốc gia Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ, là "lợiích cơ bản của Mỹ" Đặc biệt, Tuyên bố ngày 10/5/1995 của Bộ Ngoại giao Mỹ
đã nêu rõ lập trường của Mỹ đối với vấn đề biển Đông, trong đó nhấn mạnh:
Trang 26- Mỹ có lợi ích lâu dài trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở biểnĐông Duy trì sự tự do đi lại của tàu bè là lợi ích cơ bản của Mỹ Việc đi lạikhông bị ngăn cản của tất cả tàu bè và máy bay ở biển Nam Trung Hoa là cầnthiết cho hòa bình và phồn vinh của toàn khu vực CA-TBD
- Mỹ kiên quyết chống lại việc sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực đểgiải quyết tranh chấp chủ quyền và kêu gọi tất cả các bên kiềm chế và tránh
có hành động gây mất ổn định khu vực
- Mỹ kêu gọi các bên có yêu sách tăng cường những nỗ lực ngoại giaonhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến tranh chấp chủ quyền, tính đếnlợi ích của tất cả các bên cũng như đóng góp vào hòa bình và phồn vinh trongkhu vực Mỹ sẵn sàng giúp đỡ bằng mọi cách điều mà các bên có yêu sách coi
Tuyên bố trên của Mỹ đã được các nước ASEAN hoan nghênh bởi vì
nó phù hợp với lập trường của ASEAN Đặc biệt, thái độ rõ ràng hơn của Mỹ
về vấn đề Trường Sa và biển Đông đã góp phần cùng với những nỗ lực củacác nước ASEAN làm dịu bớt căng thẳng ở Đông Nam Á
1.2.3 Trong lĩnh vực kinh tế
Trong bối cảnh chính sách đối ngoại của Mỹ nhấn mạnh vào các hoạt
động kinh tế, đặc biệt là thương mại, thì không khu vực nào quan trọng hơn
Trang 27CA-TBD Với nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh và năng động, chiếm hơn50% GDP và mậu dịch thế giới, CA-TBD đang dần trở thành một trung tâmkinh tế thế giới Khu vực này chiếm 40% giá trị thương mại giữa Mỹ với cácnước, khoảng 2-3 triệu nhân công Mỹ làm các công việc có liên quan đếnxuất khẩu hàng hóa sang đây và có khả năng thu hút tới 1000 tỷ USD vốnFDI của Mỹ vào cơ sở hạ tầng Nơi đây chiếm vị trí nòng cốt trong chính sách
đối ngoại an ninh kinh tế của Mỹ còn bởi vì: Thứ nhất, sự nổi lên của các nền
kinh tế Đông Á và sự tăng trưởng nhanh của các nền kinh tế này trong thập kỷ
80 và những năm đầu thập kỷ 90 đã tạo ra những thị trường xuất khẩu hấp dẫn
đối với chính sách thương mại mở rộng của chính quyền Clinton Thứ hai, sự
mất cân bằng trong buôn bán giữa Mỹ với Đông Á là nguồn gốc chủ yếu dẫnđến những thâm hụt buôn bán của Mỹ, điều này đang làm xói mòn sức mạnhkinh tế của Mỹ Năm 1993 buôn bán của Mỹ với Đông Á chiếm khoảng 1/3 tổngbuôn bán của Mỹ với thế giới và gần bằng buôn bán của Mỹ với Tây Âu hoặckhu vực thương mại tự do Bắc Mỹ Tuy nhiên, về các nguồn góp phần dẫn đếnnhững thâm hụt buôn bán của Mỹ thì Đông Á chiếm tới 83% Sự mất cân bằngnhư vậy không chỉ làm phương hại đến buôn bán mà còn liên quan chặt chẽđến vấn đề việc làm ở Mỹ Như vậy, việc Mỹ tăng cường mở rộng đầu tư buônbán sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương còn để giải quyết những vấn đềkinh tế gay gắt như sự thâm hụt lớn cán cân buôn bán giữa Mỹ với các nướcchâu Á đầu những năm 90 và tạo ra cơ hội việc làm cho giới lao động Mỹ[22, tr 13; 16]
Trong hoạt động kinh tế đối ngoại ở khu vực CA-TBD, một mục tiêuquan trọng của Mỹ là phát triển quan hệ với các nước ASEAN Theo phântích của các nhà chiến lược Mỹ, cùng với Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan,Hàn Quốc, ASEAN có triển vọng trở thành thị trường xuất khẩu lớn của Mỹ.Một số dự báo cho thấy, năm 2010, ASEAN bao gồm 10 nước Đông Nam Ávới dân số khoảng 700 triệu người sẽ có GDP hơn 1000 tỷ USD, trở thành thịtrường lớn nhất, năng động nhất trong khu vực Do đó, trong chiến lược kinh
Trang 28tế của Mỹ đối với CA-TBD, quan hệ thương mại Mỹ - ASEAN có vị trí rấtquan trọng Chính vì vậy, Mỹ đã mở rộng danh sách "các thị trường đang nổilên" sang cả các nước thành viên khối ASEAN Danh sách này thể hiện sựđánh giá lại của Mỹ đối với thị trường bên ngoài, đây là điều kiện hết sứcquan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Mỹ Từ năm 1993, Mỹ luôncoi các thị trường đang nổi lên là những vị trí chủ chốt trong việc thúc đẩyhợp tác thương mại bên ngoài Bộ trưởng Thương mại Mỹ R.Brown nói rằng,mục tiêu của chính quyền Mỹ là muốn thấy xuất khẩu của Mỹ sang các nướcASEAN sẽ bằng hoặc vượt quá xuất khẩu sang Trung Quốc hoặc Nhật Bảntrong 10 năm tới Vì vậy, Mỹ đã nâng quan hệ với ASEAN lên thành quan hệnòng cốt trong khu vực, đặc biệt về quan hệ kinh tế
Trên thực tế, kim ngạch buôn bán hai chiều Mỹ - ASEAN tăng nhanhqua các năm: năm 1994 đạt 84 tỷ USD, tăng 15% so với năm 1993, năm 1995đạt 101 tỷ USD, năm 1996 đạt gần 110 tỷ USD ASEAN là thị trường nướcngoài lớn thứ năm của Mỹ sau Nhật Bản, EU, Canada và Mehico Xuất khẩucủa Mỹ sang ASEAN đã tăng 155% từ năm 1990 đến 1997 Bất chấp khủnghoảng tiền tệ, năm 1997, xuất khẩu của Mỹ sang ASEAN vẫn tăng 11% sovới năm 1996 Xuất khẩu sang ASEAN tạo khoảng 700.000 việc làm chongười Mỹ Các mặt hàng kỹ thuật cao chiếm ưu thế trong xuất khẩu của Mỹ,những mặt hàng đó bao gồm các máy xử lý dữ kiện tự động, máy tính và cácphụ kiện, các thiết bị viễn thông Đối với các nước ASEAN, thị trường Mỹ
có ý nghĩa lớn hơn nhiều so với thị trường nội bộ ASEAN Mỹ là thị trườngxuất khẩu hàng đầu của Philippines, Singapore và Thái Lan, lớn thứ hai củaMalaysia, Indonesia Trong năm 1999, kim ngạch xuất khẩu của các nướcASEAN sang Mỹ đạt 70 tỷ USD Chỉ số đó vượt EU (55,7 tỷ USD), Nhật(37,6 tỷ USD) Trong thương mại với Mỹ, ASEAN thường xuyên xuất siêu
Cơ sở của việc các nước ASEAN tăng xuất khẩu sang Mỹ là mức cầu của Mỹđối với hàng hóa của các nước ASEAN [15, tr 72] Nếu như trong thời kỳ
Trang 29chiến tranh lạnh, buôn bán giữa Mỹ và ASEAN chủ yếu là các mặt hàngnguyên liệu thì đến nay các mặt hàng chế tạo đã chiếm phần lớn
Để thúc đẩy buôn bán và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà kinhdoanh Mỹ, chính quyền Cliton đã thực hiện các biện pháp đàm phán thươngmại song phương và đa phương Chính vì vậy, trong thời kỳ này, đối thoại
Mỹ - ASEAN là một nhân tố quan trọng giúp tăng cường sự hợp tác kinh tế
và cả hai phía đều tranh thủ diễn đàn này để giải quyết những mâu thuẫntrong thương mại Mỹ và ASEAN đã thiết lập thêm những nhóm tư vấn đểtăng cường sự hợp tác kinh tế Các cuộc họp thường kỳ bao gồm đối thoại Mỹ
- ASEAN, OPIC, EXIM Bank của Mỹ; cuộc họp của các bộ trưởng kinh tếASEAN - Đại diện thương mại Mỹ, hàng năm có cuộc họp của ủy ban phốihợp đầu tư buôn bán (TICC) và hàng tháng có các cuộc họp của ủy ban hợptác kinh tế (ECC) ở Washington DC Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN (US
- ASEAN Bussines Council) được thành lập từ năm 1979 vẫn tiếp tục đượctăng cường để thúc đẩy hơn nữa quan hệ buôn bán giữa Mỹ và các nướcASEAN Với chiến lược hướng vào xuất khẩu, các cơ quan này đã phối hợptạo điều kiện thuận lợi cho các công ty Mỹ mở rộng buôn bán với các nướcASEAN Nhờ đó, quan hệ thương mại giữa Mỹ và ASEAN phát triển nhanhchóng trong những năm 90
Mặt khác, do sau chiến tranh lạnh mục tiêu đã thay đổi, kinh tế đã trởthành mối quan tâm hàng đầu nên Mỹ có những biện pháp khá cứng rắn trongviệc giải quyết các vấn đề kinh tế với các nước ASEAN Các biện pháp cứngrắn của Mỹ đã gây ra những phản ứng bất bình từ phía các nước ASEAN Đó
là việc Mỹ yêu cầu các nước ASEAN phải trả tiền bản quyền cho các sảnphẩm của Mỹ, mở cửa cho hàng hóa Mỹ, việc Mỹ và các nước phát triển lợidụng nhân quyền, điều kiện lao động để chèn ép các nước đang phát triển.ASEAN cũng kiên quyết phản đối việc gắn tiêu chuẩn lao động với vấn đềthương mại, gắn viện trợ với nhân quyền…
Trang 30Về đầu tư, nằm trong khu vực phát triển năng động, các nước
ASEAN là thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Mỹ vìcác sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao, giá thành tương đối thấp Mỹ đầu
tư khá mạnh vào các nước ASEAN đặc biệt là các nước có trình độ phát triểncao như Indonesia, Singapore, Malaysia Nửa đầu thập kỷ 90, đầu tư của Mỹvào các nước ASEAN tăng lên hết sức nhanh chóng Theo số liệu của BộThương mại Mỹ, năm 1995 tổng vốn đầu tư được phê duyệt của Mỹ vàoSingapore là 1,5 tỷ USD, Malaysia là 700 triệu USD, đầu tư của Mỹ vàoASEAN đạt 3,6 tỷ USD vào cuối năm 1996, cao hơn năm 1995 17,3% và caohơn 200% so với đầu thập niên 90 Chỉ số này cũng tăng với tỷ lệ hơn 100% ởmỗi nước ASEAN thời kỳ 1990- 1996 Về đầu tư được chấp thuận, Mỹ là mộttrong số các nhà đầu tư hàng đầu ở hầu hết các nước ASEAN Năm 1998, FDIvào khu vực ASEAN là 19,6 tỷ USD, năm 1999 là 16,9 tỷ USD trong đó khốilượng FDI của Mỹ vào khu vực này tăng từ 1,1 tỷ USD năm 1998 lên 9,4 tỷUSD năm 1999 [15, tr 77]
Cùng với sự gia tăng nhanh chóng về số vốn đầu tư, sự đa dạng hóađầu tư của Mỹ ngày càng tăng lên ở khu vực Vào giữa những năm 80, phầnlớn đầu tư của Mỹ vào ASEAN tập trung trong khu vực dầu mỏ, khí đốt,chiếm hơn một nửa tổng số đầu tư của Mỹ trong khu vực Xu hướng này dầnthay đổi theo hướng công nghiệp chế tạo chiếm phần lớn nhất trong hoạt độngđầu tư của Mỹ ở ASEAN, trong khi dầu mỏ chỉ chiếm khoảng 1/3 Đầu tư của
Mỹ phân bố tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế tạo với 37,7%, dầukhí chỉ còn 28,3%, dịch vụ và các ngành công nghiệp khác chiếm 34,4%trong tổng số vốn đầu tư của Mỹ vào ASEAN Điều này cũng phù hợp với sựthay đổi tương ứng trong cơ cấu kinh tế của các nước ASEAN
Viện trợ: Dưới chính quyền Clinton, viện trợ phát triển vẫn được xem
là một biện pháp tài chính quan trọng để thực hiện các mục tiêu của Mỹ, mặc
dù so với thời kỳ chiến tranh lạnh thì viện trợ của Mỹ dành cho các nước
Trang 31trong khu vực đặc biệt là các nước ASEAN đã giảm đáng kể Điều đó mộtphần là do sau chiến tranh lạnh, Mỹ phải đối phó với những khó khăn về kinh
tế, mặt khác Mỹ cho rằng các nước ASEAN đã trở thành những nước có nềnkinh tế đủ mạnh Viện trợ tài chính của Mỹ được thực hiện dưới 3 hình thứcchủ yếu là viện trợ quân sự dành cho các đối tác quân sự và an ninh chiếnlược như Nhật Bản, Hàn Quốc, viện trợ phát triển chính thức (ODA) dành chocác khu vực kinh tế chiến lược và viện trợ cho các tổ chức phi chính phủ(NGOs)
Các khoản ODA do Mỹ cung cấp cho khu vực CA-TBD thường đượcthực hiện theo hai hình thức song phương và đa phương Viện trợ đa phươngđược thực hiện thông qua các tổ chức tài chính tiền tệ thế giới như WB, IMF,ADB Viện trợ song phương được cấp trực tiếp thông qua Cơ quan phát triểnquốc tế Mỹ (USAID), Chương trình mậu dịch phát triển (TDP) và một phầnđược thực hiện qua các tổ chức phi chính phủ của Mỹ Năm 1995, Mỹ cungcấp cho châu Á 0,28 tỷ USD viện trợ, trong đó nước tiếp nhận viện trợ lớnnhất là Philippines 73 triệu USD, Indonesia 63,3 triệu USD, Campuchia 39,5
triệu USD [30, tr 27]
Tháng 7/1997, khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt đầu xảy ravới Thái Lan, các nước trong khu vực đã mong đợi vào sự giúp đỡ của Mỹ đểvượt qua khó khăn Nhưng Mỹ đã phớt lờ và chỉ tham gia vào các cố gắngcủa IMF để giúp đỡ ASEAN Chủ trương của Mỹ lúc đầu là đứng ngoàikhông muốn ra tay giúp đỡ giải quyết cuộc khủng hoảng của các nước ĐôngNam Á vì Mỹ cho rằng tác động của cuộc khủng hoảng này không hoặc ít ảnhhưởng đến Mỹ Chỉ đến khi cuộc khủng hoảng này lan rộng sang Hàn Quốcthì Mỹ mới thực sự lo ngại vì Hàn Quốc là một đồng minh chiến lược của Mỹ
ở Đông Bắc Á, đồng thời là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Mỹ Thêm vào
đó, nếu Nhật Bản cũng bị cuốn vào khủng hoảng thì hậu quả đối với Mỹ sẽ rấtlớn vì Nhật lúc này đang là chủ của 300 tỷ USD trái phiếu do chính phủ Mỹ
Trang 32phát hành Bên cạnh đó, về mặt chính trị, do các nước Đông Nam Á phải thihành chính sách thắt chặt tiền tệ nên họ không thể thực hiện hoặc kéo dài khảnăng thanh toán những hợp đồng mua vũ khí đã ký với Mỹ
Để củng cố lợi ích chiến lược, không còn cách nào khác, Mỹ buộc phảigiúp các nước châu Á giải quyết cuộc khủng hoảng này Chính quyền Mỹ đãđưa ra chiến lược 4 điểm để ổn định tài chính: 1 Ủng hộ cải cách kinh tế của cácnền kinh tế Đông Nam Á và Đông Á; 2 Hiệp đồng với các cơ quan tài chínhquốc tế theo hướng xây dựng ổn định tài chính và khôi phục lòng tin của các nhàđầu tư quốc tế để thu hút số tư bản cần thiết cho việc phục hồi và tăng trưởngkinh tế; 3 Bảo đảm trên cơ sở song phương, dùng viện trợ tài chính nhân đạo vàkhi cần thiết, dùng viện trợ tài chính khẩn cấp; 4 Thúc giục Nhật Bản và cáccường quốc kinh tế hàng đầu khác có biện pháp tích cực nhằm đạt được sự tăngtrưởng toàn cầu Thực hiện chiến lược này, Mỹ thông qua IMF để tiến hành cácbiện pháp giúp đỡ giải quyết khủng hoảng IMF cùng với các nước công nghiệpphát triển đã bỏ ra 100 tỷ USD để giúp các nước Đông Nam Á và Hàn Quốc.Mặt khác, Mỹ luôn tìm cách chứng tỏ sự quan tâm và giúp đỡ đối với ĐôngNam Á như cử các quan chức cao cấp kinh tế và quốc phòng đến các nước đanggặp khủng hoảng nhằm xác định các cam kết của Mỹ với các nước này về kinh tế
và an ninh quốc phòng
Tuy nhiên, việc tham gia giải quyết khủng hoảng cũng thể hiện rõ ý
đồ của Mỹ là muốn các nước châu Á chấp nhận mô hình chủ nghĩa tự do kinh
tế Với vị trí siêu cường kinh tế số 1 thế giới, Mỹ đang muốn xây dựng mộttrật tự thế giới mới theo ý mình thông qua các tổ chức quốc tế mà Mỹ đã lũngđoạn Chẳng hạn, trong IMF Mỹ đóng vai trò then chốt vì Mỹ có cổ phần lớnnhất với 18% Muốn nhận được sự trợ giúp của IMF, các nước bị khủng hoảngphải thực hiện theo các điều kiện hết sức gắt gao của IMF như mở cửa thịtrường, cải cách các thể chế tài chính và có những thay đổi cơ bản về cơ cấu kinh
tế mà điều này, trước mắt gây cho các nước này rất nhiều khó khăn Nếu như
Trang 33việc chấp nhận cải cách theo các điều kiện của IMF gây nhiều khó khăn cho cácnước trong khu vực thì trái lại, nó đem đến cơ hội cho các tổ chức công nghiệpkhổng lồ của Mỹ mở rộng phạm vi hoạt động của mình trong khu vực Đông Á.Chẳng hạn, City Bank của Mỹ đã thương lượng để mua hết cổ phần của ngânhàng First Bangkok Bank Indonesia đã hủy bỏ những luật hạn chế ngườinước ngoài mua cổ phần trong các công ty của họ Nhờ đó, công ty sản xuất
xe hơi Mỹ General Motors đã mua nốt 40% cổ phần của cổ đông Indonesiatrong một công ty nguyên là công ty hợp doanh với 60% vốn cổ phần của Mỹ[32, tr 34]
Các nước châu Á muốn thoát khỏi cái ô của Mỹ đã đề xuất việc lậpQuỹ tiền tệ châu Á với số vốn hoạt động khoảng 100 tỷ USD Điều này đã bị
Mỹ phản đối vì nếu một quỹ tiền tệ đa phương khác được thành lập và hoạtđộng lấn át IMF trong một khu vực phát triển năng động thì ý đồ nhất thể hóakinh tế theo kiểu Mỹ sẽ không thành công Về việc tham gia giải quyết khủnghoảng, trong nội bộ nước Mỹ không có sự thống nhất Chính phủ Mỹ khôngđược sự ủng hộ của Quốc hội trong kế hoạch giúp đỡ các nước Đông Á vàĐông Nam Á Quốc hội Mỹ đã buộc Tổng thống Clinton rút lại đề nghị traoquyền thương lượng nhanh Hiệp định thương mại (fast tract) cho Tổng thống,trì hoãn xem xét đề nghị tài trợ thêm cho IMF 18 tỷ USD, thậm chí còn yêu
cầu giảm cổ phần của Mỹ trong IMF.[13, tr.16] Việc tài trợ cho IMF giúp các
nước Đông Nam Á khắc phục cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ và tiếp tụcthực hiện tự do hóa thương mại là vấn đề quan trọng liên quan tới lợi ích củachính nước Mỹ Nếu không giải quyết êm đẹp trong nội bộ để có chính sáchthống nhất có thể sẽ gây khó khăn cho sự tham gia và vai trò của Mỹ tại khu vựcnày Chính vì vậy, trong Thông điệp liên bang của Tổng thống Bill Clinton ngày27/1/1998 đã nhấn mạnh: "Do tình trạng hỗn loạn ở châu Á sẽ tác động đến tất
cả các nền kinh tế trên thế giới trong đó có nền kinh tế của chúng ta (Mỹ) nênviệc làm cho tác động tiêu cực đó trở thành nhỏ nhất có thể được là vì một thế
Trang 34giới an toàn hơn là việc làm đúng đối với Mỹ Chuẩn bị đối phó với một cơn bão
xa có thể đổ vào bờ biển của chúng ta là khôn ngoan hơn nhiều so với việc phớt
lờ tiếng sấm cho đến khi những đám mây đen phủ kín trên đầu" [37, tr 3]
Có thể thấy rõ là với việc sử dụng các thể chế tài chính quốc tế thôngqua các biện pháp cải cách tài chính khắt khe, Mỹ đã đạt được một phần mụctiêu của chiến lược kinh tế CA-TBD và đem lại tự do hóa thương mại có lợicho Mỹ, thắt chặt sự kiểm soát của Mỹ đối với các nền kinh tế khu vực Hơnnữa, sự khủng hoảng kinh tế đã dẫn tới sự khủng hoảng chính trị đã tạo cho
Mỹ cơ hội can thiệp vào công việc nội bộ của các nước trong khu vực
Dưới chính quyền Clinton, mặc dù đã nhấn mạnh nội dung kinh tếnhư một trong những trụ cột của chính sách đối ngoại và Mỹ đã tham gia mộtvài cơ chế đối thoại kinh tế với ASEAN, nhưng gần như chưa có biện pháp cụ
thể nào được Mỹ triển khai Điều này có lý do của nó: Thứ nhất, kỳ vọng ban
đầu về hợp tác kinh tế đa phương của Mỹ ở khu vực là APEC, chứ không phải
ASEAN Thứ hai, các biện pháp kinh tế - thương mại của Mỹ đối với từng
nước Đông Nam Á là khác nhau và mức độ ưu tiên trong các mối quan hệ nàycũng khác nhau Chẳng hạn trong khi Malaysia, Singapore, Thái Lan chiếmcác thứ hạng cao trong bảng xếp hạng các đối tác thương mại của Mỹ, thìphần còn lại của Đông Nam Á hầu như không chiếm một vị trí gì đáng kể
Như vậy, sau chiến tranh lạnh, Đông Nam Á không còn là khu vực có lợi
ích sống còn như thời kỳ Mỹ tiến hành chiến tranh Việt Nam Tuy nhiên, khuvực này vẫn có một ý nghĩa đáng kể trong chiến lược CA-TBD của Mỹ Điềunày được quy định bởi những thay đổi của tình hình quốc tế và khu vực cũngnhư tính tự chủ và vai trò ngày càng tăng lên của ASEAN trong các vấn đề quốc
tế và khu vực trên các phương diện kinh tế, quân sự và chính trị Chính sách của
Mỹ đối với khu vực châu Á - TBD nói chung và Đông Nam Á nói riêng dựa trên
hai xu hướng chính: Thứ nhất, từ bỏ chính sách kiên quyết trừng phạt (punitive
policy) của các chính quyền trước đây để đi vào phong cách tìm kiếm lợi ích
Trang 35chung và thỏa hiệp trong giải quyết tranh chấp Thứ hai, thử nghiệm và khẳng
định sự lãnh đạo của Mỹ trong các cơ chế đa phương trong khi vẫn duy trì vàtăng cường quan hệ song phương sẵn có của Mỹ Đây là những điểm mới trongcách thức thi hành chính sách đối ngoại của chính quyền Clinton Những xuhướng này đóng vai trò tích cực trong việc tạo lập môi trường ổn định trong khuvực phù hợp với lợi ích của Mỹ là một Đông Nam Á hòa bình, ổn định và pháttriển
Đối với ASEAN, Mỹ không còn đóng vai trò là người bảo trợ duynhất bởi Mỹ tránh can thiệp trực tiếp vào các vấn đề tranh chấp của khu vựcnhư tranh chấp biển Đông và Mỹ không có một chính sách rõ ràng cụ thể đốivới khu vực Về phần mình, ASEAN đã trở thành một tổ chức khu vực cótiếng nói nhất định trên trường quốc tế và có tính tự chủ cao hơn, tự giải quyếtđược các vấn đề của mình không có sự can thiệp của các nước lớn Chẳnghạn, ASEAN đã đưa ra các sáng kiến thành lập APEC, ARF và đóng vai tròchủ đạo trong ARF Đó là điểm khác biệt so với ASEAN thời chiến tranh lạnhkhi tổ chức này bị chi phối bởi các nước lớn nhất là Mỹ
Tuy nhiên, trong chính sách Đông Nam Á của chính quyền Clintondường như có sự mâu thuẫn giữa mục tiêu, lợi ích và những hành động cụ thể.Lợi ích của Mỹ ở Đông Nam Á là một khu vực hòa bình, ổn định và phát triển.Nhận xét về chính sách Đông Nam Á của Mỹ, Báo cáo của Lực lượng nhiệm
vụ đặc biệt (ITF) 2001 nêu rõ: "Ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực bị yếu đi dothái độ thờ ơ, ăn hiếp và phản ứng chậm trễ trong cuộc khủng hoảng 1997-
1998 Hơn nữa, việc thiếu quan tâm đến tình hình Đông Timo đã làm sai lệnhhoàn toàn hướng tiếp cận với Indonesia của Mỹ và có thể làm cho các nhàhoạch định chính sách không quan tâm nhiều hơn đến khu vực Điều đó đượcminh chứng bởi thái độ chậm trễ và dường như uể oải đối với việc Trung Quốcxâm lấn biển Nam Trung Hoa năm 1995 và 1999" [74, tr 23] Cuộc khủnghoảng tài chính tiền tệ 1997 là một ví dụ điển hình nhất cho thái độ này của
Mỹ Phản ứng của chính quyền Clinton khi khủng hoảng bắt đầu ở Đông Nam
Trang 36Á khá thờ ơ, chậm chạp hoàn toàn khác thái độ của Mỹ khi cứu vãn khủnghoảng ở Mexico chỉ hai năm trước đó, hay khác với chính sách cứu trợ nhanhchóng và hiệu quả dành cho Hàn Quốc sau đó Trong khi đó, Trung Quốc đãgây ấn tượng hơn đối với các nước Đông Nam Á bằng cam kết không phá giáđồng Nhân dân tệ và viện trợ kinh tế cho Thái Lan, Indonesia Ông HenryKissinger (cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ) đã phải thốt lên: "Cùng với cuộckhủng hoảng này, thái độ chống Mỹ trong khu vực lại đang nổi lên Mỹ phải
trả giá cho hàng thập kỷ không ổn định ở Đông Nam Á" [38, tr 16] Nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng, chính Mỹ đã gián tiếp gây ra cuộc khủng hoảng này Bởi
lẽ, do đồng nhất Đông Á với Đông Bắc Á, chính quyền Clinton đã hối thúc cácnước Đông Nam Á theo gương Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông ápdụng mô hình nhà nước phát triển, trong đó nhấn mạnh tự do hóa tài chính.Hậu quả là các biện pháp tự do đã gián tiếp gây ra cuộc khủng hoảng trầmtrọng này
Đánh giá những hạn chế trong chính sách Đông Nam Á của chínhquyền Clinton, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, chính quyền Clinton đã coinhẹ Đông Nam Á Thậm chí có ý kiến còn khẳng định, chính quyền Clintonkhông có chính sách Đông Nam Á, còn nếu có thì đó là một chính sách thiếu
"một chiến lược rõ ràng và nhất quán" Trong giới hoạch định chính sách Mỹ
từ lâu đã tồn tại quan niệm rằng, chính sách châu Á chỉ có nghĩa là chính sáchđối với Đông Bắc Á mà thôi Hệ quả của những hạn chế này là ảnh hưởng của
Mỹ trong khu vực giảm đi, trong khi ảnh hưởng của Trung Quốc - đối thủtiềm tàng của Mỹ lại tăng lên do Trung Quốc có chính sách tương đối toàndiện với khu vực này Theo đó, các mục tiêu của Mỹ đặc biệt là mục tiêu
"không để một nước nào nổi lên đe dọa vị trí của Mỹ" bị đặt thành vấn đề nếunhư Mỹ không kịp thời có sự điều chỉnh chính sách phù hợp với khu vực
Trang 37Chương 2
CHÍNH SÁCH ĐÔNG NAM Á CỦA CHÍNH QUYỀN G.W.BUSH TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY
2.1 NHỮNG NHÂN TỐ CHI PHỐI CHÍNH SÁCH ĐÔNG NAM Á CỦA CHÍNH QUYỀN G BUSH
2.1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực những năm đầu thế kỷ 21
Thế giới những năm đầu thế kỷ XXI vận động trong một bối cảnh cónhiều biến đổi phức tạp, nhanh chóng và khó lường Một thập niên sau khiChiến tranh lạnh kết thúc, thế giới vẫn đang ở trong thời kỳ quá độ sang mộttrật tự mới theo xu hướng đa cực Trong bối cảnh đó, đã diễn ra những thayđổi có tính chất đan xen nhau phức tạp, tác động trên nhiều chiều tuyến đếnquan hệ song phương và đa phương của các quốc gia - dân tộc Tính phức tạpcủa mối quan hệ quốc tế cho thấy, mặc dù khó có thể xảy ra cuộc chiến tranhlớn nhưng không vì thế mà những mâu thuẫn cơ bản của thời đại đã được giảiquyết Những mâu thuẫn này tiếp tục vận động với những hình thức mới, nộidung mới Xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, những bất ổn do mâu thuẫndân tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố xảy ra ở nhiều nơi,nhất là tại khu vực các nước đang phát triển, lại phản ánh những đặc trưngmới trong quan hệ quốc tế
Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển với bướctiến nhảy vọt; đặc biệt là công nghệ thông tin và phát triển kinh tế tri thức cóbước chuyển quan trọng, chi phối quá trình phát triển của thế giới và của mỗiquốc gia Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan, vừa
là quá trình hợp tác để phát triển, vừa là quá trình đấu tranh của các nướcđang phát triển để bảo vệ lợi ích quốc gia Xu hướng toàn cầu hóa mở ranhững cơ hội như: mở rộng thị trường, tiếp cận được khoa học-công nghệ
Trang 38hiện đại, thu hút nguồn vốn và đầu tư từ bên ngoài thuận lợi hơn, tạo ra độnglực cạnh tranh lớn trong nền kinh tế Phát triển của mọi quốc gia nằm trong
sự tác động và phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng Trong bối cảnh đó, sẽxuất hiện nhiều cơ hội để các nước đang phát triển đột phá, đồng thời nhữngquốc gia nào không biết tận dụng những cơ hội đó để tích lũy năng lực nộisinh đủ mạnh, sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn Tuy nhiên, quá trìnhtoàn cầu hóa cũng tạo ra những nguy cơ không nhỏ đòi hỏi các quốc gia phảithích ứng trong từng thời điểm, hoàn cảnh cụ thể Mặt khác, trong bối cảnhtoàn cầu hóa hiện nay, những mâu thuẫn vốn có của xã hội tư bản càng trởnên sâu sắc hơn Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất xã hội hóa cao với quan
hệ sản xuất chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất ngày càngtrở nên gay gắt Toàn cầu hóa hiện nay không "san lấp" mà còn "đào sâu thêm
hố ngăn cách" giàu nghèo Toàn cầu hóa đang làm nảy sinh những vấn đềtoàn cầu cấp bách, môi trường sống của con người đang bị phá hủy nghiêmtrọng Do đó, trong mỗi quốc gia, đặc biệt là các nước tư bản phát triển đã vàđang xuất hiện nhiều phong trào xã hội hoài nghi về sự "trường cửu" của chế
độ tư bản và đấu tranh nhằm khắc phục chủ nghĩa tư bản, xây dựng một xãhội mới bền vững
Môi trường an ninh toàn cầu vẫn tiềm ẩn những bất trắc khó lường Sựkiện nước Mỹ bị tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 đã "giáng một đòn mạnh
mẽ vào quan hệ quốc tế, tình hình an ninh thế giới, đồng thời cũng dẫn tới sựbiến đổi tương đối quan trọng của nhân tố quyền lực và làm thay đổi nhân tố
cơ bản chi phối diễn biến tình hình thế giới" Tiếp sau sự kiện 11/9 là cuộcchiến dưới danh nghĩa chống khủng bố của Mỹ ở Afganistan và cuộc chiếntranh do Mỹ, Anh phát động chống Irắc đã đẩy nền an ninh toàn cầu tới nguy
cơ bị đe dọa nghiêm trọng Lợi dụng thời cơ, Mỹ công khai tham vọng "báchủ" thế giới, bởi vậy càng về những năm gần đây, đặc biệt từ khi Đảng Cộnghòa lên nắm quyền, chính quyền Mỹ càng ngạo mạn thi hành một chính sáchcường quyền, hiếu chiến mang nặng tính vị kỷ, bất chấp tổ chức Liên hợp
Trang 39quốc, những cam kết trong thông lệ quốc tế, sự phản ứng của nhiều nước lớn
và cộng đồng quốc tế Trong Thông điệp liên bang năm mới 2006, Tổngthống G.Bush khẳng định nước Mỹ phải tiếp tục giữ vai trò "lãnh đạo thếgiới" vì đây là biện pháp duy nhất để bảo vệ người dân Mỹ Điều đó có nghĩa
là Mỹ cần thực hiện chính sách can dự mạnh mẽ hơn nữa vào thế giới, an ninhtrong tương lai của nước Mỹ phụ thuộc vào việc nước Mỹ thực hiện "mục tiêudài hạn" của mình là "xóa bỏ chế độ chuyên chế trên thế giới" và "phổ biến dânchủ" tới mọi quốc gia Kết quả của chính sách này đã không tăng thêm vị thế của
Mỹ trên trường quốc tế mà ngược lại còn đặt nước Mỹ trước nhiều lực lượngkhông ưa Mỹ, thậm chí căm ghét Mỹ, coi Mỹ là kẻ thù cần phải tiến công vànhư vậy với chính sách ấy Mỹ đã tự đặt mình vào hoàn cảnh tăng thù, bớtbạn
Chủ nghĩa đơn phương làm cho hình ảnh về "tượng thần Tự do" xấu
đi, buộc Mỹ phải điều chỉnh đôi chút chính sách "bá chủ" theo hướng chú ýhơn đến hành động hợp tác đa phương nhằm giành sự ủng hộ quốc tế để Mỹtiếp tục thực hiện và phát động các cuộc chiến ở một số địa bàn chiến lượcbảo đảm lợi ích của Mỹ Mặc dù có sự điều chỉnh ở mức độ nhất định song,chính sách "bá chủ" bao gồm những nội dung của chủ nghĩa đơn phương, răn
đe bằng sức mạnh quân sự, cường quyền, hiếu chiến của Mỹ vẫn không thayđổi thậm chí liên tiếp có những bước leo thang nguy hiểm trong chính sáchcủa nhà cầm quyền Mỹ đối với an ninh thế giới Thông điệp liên bang ngày29/1/2002 của tổng thống G.Bush, khi đề cập đến chống "khủng bố" để bảo
vệ nước Mỹ trong "hòa bình", Mỹ tự cho mình được quyền phán quyết, phânloại quốc gia nào đứng về phía Mỹ, quốc gia nào đứng về phía khủng bố, đâu
là "Trục ma quỷ", rằng phòng ngự là con đường chết mà phải đưa chiếntrường tới lãnh thổ đối phương để loại trừ mối đe dọa trước khi chúng xuấthiện Theo đó, Mỹ chủ trương sử dụng quyền "đánh đòn phủ đầu", kể cả việc
sử dụng vũ khí hạt nhân đối với các quốc gia bị buộc tội là nguy cơ đe dọađến lợi ích của Mỹ Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ được công bố ngày
Trang 4020/9/2002 đã vứt bỏ nguyên tắc phổ biến trong thông lệ quốc tế hơn nửa thế
kỷ qua Nó có tác động tiêu cực đối với quá trình kiến tạo nền hòa bình thời
kỳ sau chiến tranh lạnh, đặt thế giới trước nguy cơ mới của sự mất ổn định:xung đột, bạo lực và cuộc chạy đua vũ trang
Sau sự kiện 11/9/2001, xu hướng vận động phát triển của thế giới trởnên khó dự đoán, tính bất ổn ngày càng gia tăng ở nhiều khu vực trên thế giới
Có thể nói, ở khu vực CA-TBD nói chung và Đông Nam Á nói riêng, mặc dùkhông còn tình trạng đối đầu giữa các cường quốc, nhưng sự thay đổi tươngquan lực lượng giữa các cường quốc cùng với quá trình thay đổi chính sách
và điều chỉnh chiến lược của các nước lớn, đã tạo ra một tình thế không chắcchắn về chiến lược, buộc các nước trong khu vực phải tìm biện pháp bảo đảm
an ninh cho mình trong mọi tình huống
Trong bối cảnh lịch sử mới đầu thế kỷ XXI, với lợi thế về sự ổn địnhtương đối của môi trường an ninh, chính trị và sự phát triển kinh tế năngđộng, vị trí chiến lược của CA-TBD ngày càng được nâng cao Các nướctrong khu vực có điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hợp tác, liên kết, cải thiệnquan hệ vì mục tiêu phát triển Dưới tác động của cách mạng khoa học - côngnghệ hiện đại và xu thế toàn cầu hóa, mức độ phụ thuộc và tùy thuộc lẫn nhaugiữa các nước gia tăng, đồng thời tương quan thực lực, nhất là giữa các nướclớn biến đổi nhanh chóng với sự trỗi dậy của các đối thủ "nặng ký" trên bàn
cờ quyền lực CA-TBD Xu hướng gia tăng cạnh tranh quyền lực của các nướclớn và sự biến đổi một cách linh hoạt phương thức tập hợp lực lượng tại CA-TBD hiện nay ảnh hưởng sâu sắc đến cục diện hợp tác khu vực Tuy chưa xáclập các cơ cấu hợp tác thể chế hóa cao mang tính siêu quốc gia giống như môhình Liên minh châu Âu (EU), nhưng các nước CA-TBD lại năng động tìmkiếm cho mình những mô thức hợp tác thích hợp trên các cấp độ rất đa dạngtrong quy mô toàn khu vực hay tiểu khu vực, từ song phương đến đa phương
và với các cơ chế hợp tác năng động