1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lập dự án DỰ ÁN TRỒNG RỪNG CHƯ RCĂM

38 992 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

 Mục đích đầu tư : - Căn cứ đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế- xã hội và chủ trương phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Gia Lai cũng như nguồn lực của Công ty, mục tiêu sản xuất kinh

Trang 2

(Tổng Giám đốc)

GIA LAI - Tháng 1 năm 2007

Trang 3

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN 1

I.1 Giới thiệu về chủ đầu tư 1

I.2 Mô tả sơ bộ thông tin dự án 1

I.3 Cơ sở pháp lý 1

CHƯƠNG II: CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ DỰ ÁN 3

II.1 Môi trường thực hiện dự án 3

II.2 Chính sách về hỗ trợ nông lâm kết hợp 4

II.3 Kết luận về sự cần thiết đầu tư 6

CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ DỰ ÁN 7

III.1 Vị trí địa lý 7

III.1.1 Các nguyên tắc chọn địa điểm đầu tư dự án 7

III.1.2 Địa điểm lựa chọn để đầu tư dự án 7

III.2 Địa hình 7

III.3 Khí hậu – Thủy văn 7

III.4 Hiện trạng hạ tầng cơ sở 7

III.5 Nhận xét chung 7

CHƯƠNG IV: QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN 8

IV.1 Quy mô đầu tư dự án 8

IV.2 Hạng mục công trình 8

IV.3 Máy móc thiết bị 8

IV.5 Thời gian thực hiện dự án 9

V.1 Trồng cây lâm nghiệp 10

V.1.1 Keo lá tràm 10

CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ MẶT BẲNG 16

VI.1.Giải pháp thiết kế mặt bằng 16

VI.1.1 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dự án 16

VI.1.2 Giải pháp kết cấu 16

VI.1.3 Giải pháp kỹ thuật 16

VI.1.5 Kết luận 17

CHƯƠNG VII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN 18

VII.1 Nội dung tổng mức đầu tư 18

VII.2 Bảng tổng mức đầu tư 19

CHƯƠNG VIII:NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN DỰ ÁN 22

VIII.1 Nguồn vốn đầu tư của dự án 22

VIII.1.1 Cấu trúc nguồn vốn và phân bổ vốn đầu tư 22

VIII.1.2 Tiến độ sử dụng vốn 22

VIII.1.3 Nguồn vốn thực hiện dự án 22

VIII.1.4 Phương án hoàn trả vốn vay và chi phí lãi vay 23

VIII.2 Tính toán chi phí của dự án 25

VIII.2.1 Chi phí nhân công 25

VIII.2.2 Chi phí hoạt động 26

CHƯƠNG IX: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH 29

Trang 4

IX.3 Các chỉ tiêu kinh tế của dự án 29 IX.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội 33 CHƯƠNG XI: KẾT LUẬN 34

Trang 5

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1 Giới thiệu về chủ đầu tư

+ Thành phần phụ : Diện tích còn lại dùng để xây dựng công trình phục vụ dự án

 Mục tiêu đầu tư : Xây dựng trang trại trồng rừng keo lá tràm

 Mục đích đầu tư :

- Căn cứ đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế- xã hội và chủ trương phát triển kinh tế-

xã hội của tỉnh Gia Lai cũng như nguồn lực của Công ty, mục tiêu sản xuất kinh doanh tại

vùng dự án của Công ty được xác định: “ Áp dụng tiến bộ kỹ thuật thuộc lĩnh vực lâm

nghiệp, phát huy tối đa tiềm năng đất đai và những nhân tố thuận lợi về điều kiện kinh tế xã

hội của vùng dự án, phấn đấu xây dựng hệ thống rừng trồng Công nghiệp có năng suất cao

góp phần tích cực trong việc bảo vệ môi trường sinh thái và có khả năng cung cấp lâu dài,

liên tục về nguyên liệu cho sản xuất giấy

- Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương;

- Góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sống tại địa phương;

- Đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận kinh doanh;

 Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới

 Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án

do chủ đầu tư thành lập

 Tổng mức đầu tư : 62,529,037,000 đồng (sáu mươi hai tỉ năm trăm hai mươi chín

triệu ba mươi bảy nghìn đồng

Vốn chủ đầu tư : 44% tổng đầu tư tương ứng với số tiền 27,529,037,000 đồng

(Ba mươi lăm tỉ đồng)

Vốn vay : 56% trên tổng vốn đầu tư, tức tổng số tiền cần vay là

35,000,000,000 đồng (Ba mươi lăm tỉ đồng)

Thời gian thực hiện : Thời gian hoạt động của dự án là 20 năm và dự tính quý I năm 2008

dự án sẽ đi vào hoạt động

I.3 Cơ sở pháp lý

 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt

Nam;

Trang 6

 Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Kinh doanh Bất động sản 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 3/12/2004

 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành luật Đất đai;

 Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp;

 Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng;

 Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;

 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;

 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;

 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một

số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

 Thông tư số 69/2011/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Bộ NN&PTNT v/v hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh;

 Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập

và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;

 Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình;

 Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập

và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;

Trang 7

 Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán

dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;

 Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo

II.1 Môi trường thực hiện dự án

K’Rông Pa là một huyện của Việt Nam nằm trong tỉnh Gia Lai Huyện lỵ là thị trấn Phú Túc K’Rông Pa nằm ở phía đông nam của tỉnh Gia Lai, giáp với huyện Ea H'leo và thị xã Ayun Pa ở phía tây; Ia Pa ở phía bắc; huyện Đồng Xuân, Phú Yên ở phía đông bắc; huyện Sơn Hòa, Phú Yên ở phía đông; huyện Sông Hinh, Phú Yên ở phía đông nam; huyện Ea Kar, Đak Lak ở phía nam; huyện K’Rông Năng, Đak Lak ở phía tây nam Toàn huyện rộng 1.623,6 km² và có 56.400 người (năm 2004) Trong huyện có 14 đơn vị hành chính cấp xã

Là vùng đất có khí hậu tương đối khắc nghiệt, quanh năm nắng gió, lượng mưa thấp nhất tỉnh nhưng bù lại quỹ đất (phía tây của huyện) còn khá dồi dào nhất là đất để sản xuất nông lâm nghiệp Những năm gần đây được Nhà nước đầu tư nhiều công trình thủy lợi như

hồ Đá Bạc, hồ Sông Lòng Sông, hồ Phan Dũng…

Là vùng đất có nhiệt độ cao, nắng nóng quanh năm Đây là điều kiện thuận lợi cho cây trồng vùng nhiệt đới phát triển tố Khung nhiệt độ nằm trong khoảng 8.5-39.7 độ C chưa vượt quá mức giới hạn về yêu cầu sinh thái của các loại cây hiện có trong vùng K’Rông Pa

là vừng tiểu khí hậu cá biệt manh tính nhiệt đới khô nóng Nền nhiệt độ không tốt, nhiệt độ rất đều rất cao, lượng bốc hơi lớn, do vậy, yêu cầu lượng nước tưới cho cây trồng thường cao hơn so với các vùng khác 1,2-1,3 lần.Trong vùng có 2 con sông lớn chảy qua là sông Ba và sông K’Rông Năng Lòng sông nằm thấp hơn mặt đất tự nhiên vùng thung lũng, chênh lệch đấy sông so với mặt ruộng, trung bình là 15m Do vậy, việc khai thác nguồn nước các sông này rất khó khăn, chủ yếu bằng động lực

Ngoài ra, trong vùng còn có các sông, suối khác và nhiều hợp thủy phân dòng theo chiều ngang của huyên Trên toàn địa bàn có 22 con sông , suối các loại nhưng chỉ có 7 nhánh là có ý nghĩa về mặt thủy lợi

Trang 8

Những điều kiện trên đã góp phần tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội địa phương nói chung, kinh tế nông lâm nghiệp nói riêng

Hình: Vùng thực hiện dự án

Mặc dù Chính phủ đã ban hành những chính sách nhằm phát triển nông lâm kết hợp nhưng với huyện K’Rông Pa, những chính sách này chưa thực sự đi vào cuộc sống bởi nơi đây rất khó khăn, giao thông chưa thuận lợi, khí hậu khó lường, dân trí thấp, địa hình canh tác phức tạp do đó cần phải có những cơ chế chính sách, giải pháp kỹ thuật mang tính đặc thù như:

- Phải có chính sách khuyến khích trồng rừng tạo ra môi trường tốt giữ nước chống xói mòn, hạn hán bởi Bình Thuận hiện nay rất nhiều đất trống đồi trọc

- Cải thiện giống cây trồng để tăng năng suất sản phẩm đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, hướng đến xuất khẩu

- Đất đai rộng, phù hợp với nhiều loại cây như keo rất thích hợp cho sự phát triển trang trại như trồng rừng ,cần phải có chủ trương định hướng cụ thể

- Phải có những tổ chức đứng ra nắm bắt, điều tiết thị trường nông sản, bảo vệ quyền lợi của người dân khi có tranh chấp xảy ra

- Để nông lâm kết hợp phát triển cũng cần phải có những định hướng phù hợp, nhiều nơi chuyển đổi đất rừng sang trồng cây khác như cao su do đó phá vỡ môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến cơ cấu cây trồng, ảnh hưởng sản phẩm của mô hình nông lâm kết hợp

Tóm lại, huyện K’Rông Pa hội tụ những điều kiện về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội để dự án trồng rừng được hình thành và phát triển

II.2 Chính sách về hỗ trợ nông lâm kết hợp

+ Chính sách về đất đai

Trang 9

- Nghị định 163/1999/NĐ-CP, ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp

- Thông tư liên tịch số 62/2000/TTLT/BNN-TCĐC, ngày 6/6/2000 về hướng dẫn việc giao đất, cho thuê đất và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp

- Nghị định số 01-CP ngày 4/1/1995 của Chính phủ về giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn trồng thủy sản trong các doanh nghiệp nhà nước

- Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11/1/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên, cũng có những quy định khuyến khích làm nông lâm kết hợp Ví dụ: được tận dụng tối đa 20% diện tích đất chưa có rừng được giao để sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp (Điều 30)

- Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về Mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng Trong quyết định này, hàng loạt các chính sách được đề ra, nhờ đó đã có tác động thúc đẩy sản xuất nông lâm kết hợp Ví dụ như: chính sách về đất đai, chính sách về đầu tư và tín dụng, chính sách hưởng lợi và tiêu thụ sản phẩm, chính sách thuế, chính sách về khoa học và công nghệ

- Thông tư liên tịch số 28/1999/TTg-LT, ngày 3/2/1999 của Bộ NN-PTNT, Bộ KHĐT

và Bộ Tài chính về hướng dẫn việc thực hiện Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ

+ Chính sách về khoa học công nghệ

Chính sách về khoa học công nghệ trong nông lâm kết hợp, tại Điều 9 của Quyết định 661/QĐ-TTg đã nêu rõ: Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, tập trung chỉ đạo việc nghiên cứu tuyển chọn, lai tạo, nhập nội các giống cây rừng có khả năng thích nghi tốt, đạt hiệu quả cao và kỹ thuật trồng rừng thâm canh, các biện pháp bảo vệ

và phòng chống cháy rừng để phổ biến nhanh ra diện rộng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành quy trình, quy phạm hướng dẫn

kỹ thuật trong đó đề cập đến các biện pháp kỹ thuật áp dụng hệ thống nông lâm kết hợp trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh và làm giàu rừng

Viện khoa học Lâm nghiệp đã có nhiều nghiên cứu và rất thành công trong việc xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp trong các vùng sinh thái trên phạm vi cả nước Những kết quả nghiên cứu khoa học cùng với các mô hình này đã giúp cho nông dân áp dụng trên diện tích đất được giao của các hộ và các trang trại đem lại hiệu quả sử dụng đất cao cả về kinh tế và môi trường sinh thái

+ Chính sách về khuyến nông lâm đối với nông lâm kết hợp

Chính sách về khuyến lâm để hỗ trợ phát triển nông lâm kết hợp của Chính phủ được phản ánh trong:

- Nghị định 13/CP ngày 2/3/1993 về quy định công tác khuyến nông Theo đó ngày 2/8/1993 đã ban hành Thông tư liên bộ số 01/LBTT về hướng dẫn thi hành Nghị định số 13/CP Sau khi có nghị định 13/CP, công tác khuyến nông lâm ở Việt Nam đã có những bước phát triển rất nhanh chóng

- Hệ thống tổ chức khuyến nông lâm đã được thiết lập từ trung ương đến địa phương Ngoài các hoạt động khuyến nông của Chính phủ, nhiều tổ chức quốc tế, các tổ chức phi

Trang 10

chính phủ trong và ngoài nước đã thực hiện nhiều chương trình khuyến nông khuyến lâm trên phạm vi cả nước

II.3 Kết luận về sự cần thiết đầu tư

Sau khi nghiên cứu và nắm vững các yếu tố kinh tế, kỹ thuật cũng như các cơ chế chính sách của Chính phủ nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng trong lĩnh vực nông lâm

nghiệp, Công ty Cổ Phần Việt Á chúng tôi quyết định đầu tư xây dựng dự án Trồng rừng kết

hợp chăn nuôi tại khu vực xã Chư RCăm, huyện K’Rông Pa tỉnh Gia Lai một nơi hội tụ đầy

đủ các điều kiện về tự nhiên và kinh tế xã hội để phát triển nông lâm nghiệp một cách bền vững, lâu dài đồng thời đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và hướng đến thị trường xuất khẩu;

Với niềm tin sản phẩm do chúng tôi tạo ra sẽ được người tiêu dùng trong tỉnh và khu vực ưa chuộng, với niềm tự hào sẽ góp phần tăng giá tri ̣ tổng sản phẩm lâm nghiệp, tăng thu nhâ ̣p, tạo việc làm cho lao động tại địa phương và nhất là góp phần cải thiện môi trường sinh

thái chúng tôi tin rằng dự án Trồng rừng Chư CRăm tại xã Chư RCăm, huyện K’Rông Pa

tỉnh Gia Lai là sự đầu tư cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay

Trang 11

CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ DỰ ÁN

III.1 Vị trí địa lý

III.1.1 Các nguyên tắc chọn địa điểm đầu tư dự án

Việc lựa chọn địa điểm đầu tư dự án phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

- Phải phù hợp với mục tiêu và nội dung quy hoạch tổng thể, lâu dài của tỉnh

- Phải đảm bảo yêu cầu kỹ nhằm đem lại hiệu quả cao

- Phải đáp ứng các yêu cầu và điều kiện để bảo vệ vệ sinh môi trường

III.1.2 Địa điểm lựa chọn để đầu tư dự án

Dự án “Trồng rừng Chư RCăm” được xây dựng tại: Khu vực xã Chư RCăm, huyện K’Rông Pa tỉnh Gia Lai trên tổng diện tích 991.57 ha

III.2 Địa hình

Khu vực đầu tư dự án tương đối bằng phẳng, nằm trong 3 thung lũng nằm trên đất tỉnh Gia Lai Địa bàn huyện hầu như bị các dãy núi cao bao bọc 4 phía, do vậy ở đây rất khuất gió, tốc dộ gió trung bình 2-3 m/s Sự che chắn này làm cho lượng mưa ở đây rất thấp

và khí hậu ngày và đêm đều rất nóng

III.3 Khí hậu – Thủy văn

K’Rông Pa là vừng tiểu khí hậu cá biệt manh tính nhiệt đới khô nóng Nền nhiệt độ không tốt, nhiệt độ rất đều rất cao, lượng bốc hơi lớn, do vậy, yêu cầu lượng nước tưới cho cây trồng thường cao hơn so với các vùng khác 1,2-1,3 lần.Trong vùng có 2 con sông lớn chảy qua là sông Ba và sông K’Rông Năng Lòng sông nằm thấp hơn mặt đất tự nhiên vùng thung lũng, chênh lệch đấy sông so với mặt ruộng, trung bình là 15m

III.4 Hiện trạng hạ tầng cơ sở

- Đường giao thông: đang đầu tư xây dựng

- Hệ thống điện: chưa có Sử dụng máy phát điện dự phòng công suất 120KVA

- Nguồn nước: hệ thống cung cấp nước phục vụ nước sinh hoạt và nước tưới phục vụ trồng trọt, chăn nuôi chủ yếu dựa vào ngầm và suối trong khu vực dự án

- Theo kết quả kiểm kê rừng của Phân viện điều tra quy hoạch rừng II cung cấp cho tỉnh Bình Thuận thì hiện trạng vùng dự án chủ yếu là đất nông nghiệp và đất trống có cây bụi rải rác nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng

- Theo kết quả kiểm tra, khảo sát thực địa của đoàn công tác gồm các Sở, Ban, Ngành của tỉnh thì hiện trạng của khu vực này chủ yếu là đất bằng, phần lớn là đồng cỏ tự nhiên, rừng trạng thái R1, R2

III.5 Nhận xét chung

Từ những phân tích trên, chủ đầu tư nhận thấy rằng khu đất đầu tư dự án rất thuận lợi

để tiến hành thực hiện Các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, hạ tầng là những yếu tố làm nên sự thành công của một dự án đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng

Trang 12

CHƯƠNG IV: QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

IV.1 Quy mô đầu tư dự án

Dự án “Trồng rừng Chư CRăm” được đầu tư trên tổng diện tích 991.57 ha Trong đó bao gồm:

+ Trồng rừng: Trồng cây công nghiệp gồm cây keo lá tràm, nhằm phủ xanh đất trống, đồi trọc, nhanh chóng tạo lập được các đai rừng phòng hộ, làm hàng rào ngăn lửa phân phối hợp lý để chặn đứng nạn xói mòn đất nhất là vào mùa mưa, đẩy nhanh tốc độ phục hồi độ phì của đất, tạo ra thảm xanh cải tạo tiểu khí hậu trong vùng Cây keo lá tràm sẽ được tập trung trồng tại những khu đất cao, khô cằn tại vùng dự án vừa phù hợp với điều kiện sinh thái của cây

Giá trị trước thuế

VAT

Giá trị sau thuế

II Chi phí trang thiết bị máy

Trang 13

(HITACHI CS33EB)

+ Bình phun nước chữa cháy và

Dụng cụ PCCC rừng

+ Bình chữa cháy đeo vai 15 bình 870 11,864 1,186 13,050

IV.5 Thời gian thực hiện dự án

Thời gian hoạt động của dự án là 20 năm và dự tính quý I năm 2008 dự án sẽ đi vào hoạt động

Trang 14

CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN

V.1 Trồng cây lâm nghiệp

V.1.1 Keo lá tràm

 Đặc điểm, giá trị kinh tế

Cây gỗ cao tới 25 - 30m, cành nhỏ, tự tỉa cành tốt, dễ trồng bằng hạt, sống lâu, cố định đạm Có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất, kể cả đất nghèo kiệt, thoát nước kém Cây mọc nhanh, tốc độ sinh trưởng cao trong vài năm đầu Song trên một nơi nếu trồng nhiều chu kì liên tục có thể dẫn tới nghèo Kali và Mg trong đất Gỗ làm trụ mỏ, bột giấy (giấy gói), ván dăm, thân cành làm củi tốt do nhiệt lượng của than cao Trong lâm sinh dùng làm cây trồng phòng hộ, cải tạo môi trường, nâng cao độ phì đất

 Kỹ thuật tạo cây con

1 Vườn ươm

- Ưu tiên phát triển các vườn ươm nhỏ phân tán gần khu vực trồng rừng (không xa quá 4km)

- Gần nguồn nước sạch đủ tưới quanh năm Tránh dùng nước ao tù, nước đọng

- Mặt bằng vườn ươm tương đối bằng phẳng (không dốc quá 5o), cao ráo thoát nước tránh úng ngập Có diện tích đủ lớn để dãn bầu hoặc phân loại cây con

- Tránh đặt vườn ươm nơi thung lũng hẹp thiếu ánh sáng hoặc đỉnh đồi có gió lùa

- Đất vườn ươm có thành phần cơ giới thịt nhẹ hay pha cát, không dùng đất đã qua canh tác cây nông nghiệp nhiều năm bị bạc mầu hoặc đã bị nhiễm sâu bệnh

2 Giống

2.1 Thu mua hạt giống

Dự án chỉ cho phép dùng hạt giống từ các nguồn giống được nhà nước công nhận Giống được thu hái từ các vườn giống hoặc lâm phần chuyển hoá Hạt giống các loại keo thường được cung ứng từ các tỉnh phía Nam, cho nên khi mua về từ các cơ sở sản xuất giống phải có lí lịch ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng

2.2 Bảo quản hạt giống

Hạt mua về nên tiến hành gieo ươm ngay để đạt chất lượng gieo ươm cao Trường hợp cần bảo quản, có thể áp dụng phương pháp bảp quản khô:

- Sau khi hạt đã phơi khô, độ ẩm của hạt đưa vào bảo quản từ 7 - 8%

- Hạt đựng trong chum vại hoặc lọ thuỷ tinh có nút kín, sau đó được cất trữ nơi thoáng mát

- Kiểu bảo quản này tỷ lệ nảy mầm có thể suy giảm từ 20 - 30%

3 Tạo bầu

3.1.Vỏ bầu

- Loại vỏ bầu PE mầu trắng đục hoặc đen, bảo đảm độ bền, dai để khi đóng bầu hoặc quá trình tạo cây trong vườn cũng như khi vận chuyển không bị hư hỏng

Trang 15

- Kích thước bầu: 7x11cm Bầu không đáy và đục lỗ xung quanh Không dùng bầu có đáy hoặc cắt góc đáy

3.2.Thành phần hỗn hợp ruột bầu

- Phân chuồng ủ hoai: 10%

- Supe lân Lâm thao: 2%

- Đất tầng A dưới tán rừng : 88%

Yêu cầu phân chuồng:

· Phân phải qua ủ hoai

· Thành phần cơ giới: thịt nhẹ, pha cát (sét vật lí 20-30%) Tuyệt đối không được gieo

"Chay", không có phân chuồng hoặc dùng đất tầng B sau đó bón thúc phân vô cơ (đạm lá)

3.3 Kỹ thuật pha trộn đất ruột bầu

- Đất tập kết tại vườn ươm, được đập nhỏ và sàng có đường kính 4cm loại bỏ rễ cây, sỏi đá, đất sét, rồi vun thành đống cao 15 - 20cm Sau đó phun ẩm và dùng vải mưa, giấy bóng ủ 4 - 5 ngày ngoài nắng

- Phân chuồng qua ủ hoai và phân Lân nếu vón cục cũng phải đập nhỏ và sàng

- Các thành phần kể trên được định lượng(đong bằng thúng, sảo ) theo tỷ lệ đã quy định và trộn đều trước khi đóng bầu

- Để có độ kết dính khi đóng bầu, đất được tưới nước ẩm, nhưng tránh quá ướt kết vón

3.4 Xếp bầu trên luống và kỹ thuật đảo bầu

- Luống để xếp bầu được trang cho phẳng, đất nhỏ mịn, sạch cỏ Luống có quy cách: Chiều rộng 1m, chiều dài 10 - 20m và cao 15 - 20cm Rãnh luống: 40 - 50cm

- Xếp bầu theo hàng, cứ 2 hàng để cách 1 hàng Mật độ bầu trên luống khoảng 280bầu/m2

- Từ tháng thứ 2 phải tiến hành thăm bầu Khi rễ cọc phát triển ra ngoài đáy bầu phải tiến hành cắt phần rễ thò ra ngoài bầu và đảo bầu kết hợp phân loại cây để tiện chăm sóc (ít nhất phải đảo bầu 2 lần)

- Chỉ tiến hành đảo bầu vào những ngày dâm mát hoặc có mưa nhỏ

4 Xử lý hạt giống

- Diệt khuẩn bằng cách ngâm hạt trong dung dịch thuốc tím KMnO4 nồng độ 0,1% (1gam thuốc tím pha cho 1 lít nước) thời gian ngâm: 30 phút

- Sau đó vớt ra tiếp tục ngâm trong nước sôi 100oC để nguội dần trong 8 giờ

- Vớt hạt ra ủ trong túi vải bông, mỗi túi ủ không quá 3 kg hạt để nơi khô ráo ấm áp

- Hàng ngày tiến hành ủ chua bằng nước sạch, cho đến khi hạt nứt nanh 30% đem gieo (tránh để nanh quá dài khi gieo có thể bị gẫy mầm)

- Trong suốt thời gian ủ hạt phải giữ nhiệt độ 30 - 40oC

5 Thời vụ gieo

· Gieo hạt để trồng cây vụ Xuân:Tháng 10 - 12

· Gieo hạt để trồng cây vụ Thu: Tháng 3 - 4

Trang 16

6 Gieo hạt và cấy cây

+ Gieo hạt nứt nanh trực tiếp vào bầu:

- Tạo 1 lỗ sâu 0.3 - 0.5cm giữa bầu và gieo 1 - 2 hạt đã nứt nanh, sau đó phủ lớp đất mỏng từ 3 - 5mm

- Dùng rơm rạ đã qua khử trùng bằng cách ngâm trong nước vôi phủ trên mặt luống

- Thường xuyên tưới nước giữ độ ẩm cho đất

- Khi cây mầm đội mũ, cần dỡ bỏ rơm rạ và tạo dàn che tránh nắng

+ Cấy cây mầm vào bầu:

- Để tiết kiệm hạt và tạo độ đồng đều, gieo hạt trên luống, sau đó cấy cây mầm vào bầu

- Hạt gieo theo hàng hoặc gieo vãi Số hạt gieo: 1kg/15 - 20m2

- Gieo gieo xong phủ lớp đất mịn dày không quá 4mm, sau đó phủ rơm rạ trên mặt luống Rơm rạ để phủ cần được khử trùng bằng nước vôi

- Thường xuyên giữ độ ẩm trong đất Tưới 6 lít nước cho 1m2

- Cấy cây mầm khi chưa có lá thật (còn lá kép lông chim) thường đạt tỷ lệ sống cao nhất

- Chỉ tiến hành cấy cây khi trời râm mát hoặc mưa nhẹ, tránh những ngày nắng gắt, gió mùa Đông Bắc Trước hôm cấy cần tưới đất ướt đều: Cứ 1m2 tưới 4 - 6 lít nước

- Cây cấy sau khi nhổ cần nhúng luôn vào bát nước để tránh khô rễ mầm Cấy đến đâu nhổ đến đấy Loại bỏ những cây xấu

- Dùng que nhọn chọc 1 lỗ sâu 1- 2 cm ở giữa bầu, đặt cây mầm sao cho cổ rễ ngang mặt bầu và dùng que ép chặt đất rễ mầm Trường hợp rễ cây mầm quá dài có thể cắt bớt, nhưng tránh gây dập nát

- Cấy xong cắm ràng ràng che bóng nhẹ và tưới nước cho cây

7 Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh

7.1.Tưới cây

- Thường xuyên giữ đất ẩm sau khi gieo hoặc cấy cây nếu trời không mưa

- Trong tháng đầu nếu trời không mưa, tưới mỗi ngày ít nhất 1-2 lần vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều 2 - 4lít/1m2 Tưới liên tục trong 20 ngày đầu, sau đó dỡ vật liệu che bóng và chỉ tưới khi đất khô

- Ở giai đoạn sau tuỳ theo thời tiết mà điều chỉnh lịch tưới cho phù hợp: Cách 10 - 15 ngày tưới 1 lần

- Trước khi xuất vườn 15 - 20 ngày tuyệt đối không được bón thúc và hạn chế tưới nước để hãm cây

Trang 17

- Có thể bón thúc để thúc đẩy sinh trưởng của cây con, trong trường hợp dinh dưỡng ruột bầu không bảo đảm hoặc vào những giai đoạn thời tiết không thuận lợi như rét đậm, sương muối Cứ 15 - 20 ngày thúc 1 lần

- Dùng loại phân hỗn hợp N:P:K = 25:58:17 với nồng độ 2 - 3% tưới 2 lít/m2 Hoặc dùng phân Supe Lân Lâm thao khi cây có biểu hiện tím lá: 2kg bón cho 1000 bầu chia làm 6 lần (Mỗi lần bón 0,170kg/1000bầu Hoà phân với nồng độ 0,5% (1kg phân/200 lít nước) Tưới dung dịch nước phân bằng bình hương sen Sau khi tưới phân phải tưới rửa bằng nước

(3) Bệnh lí thiếu dinh dưỡng khoáng

- Trong vườn xuất hiện một số cây thậm chí một đám cây có các biểu hiện thiếu dinh dưỡng khoáng chất, cây còi cọc, tím lá, bạc lá hoặc vàng còi, cây không có màu xanh lục

- Cách điều trị: Ngoài việc bón thúc, phun phòng bệnh theo chế độ kể trên cần tăng cường Supe Lân Lâm thao nồng độ 0,2% với liều lượng 2,5 lít/m2 cứ 4 - 5 ngày 1 lần kéo dài 1 - 2 tuần cho đến khi cây khỏi bệnh

(4) Sâu hại

Khi xuất hiện sâu hại, ngoài việc thường xuyên kiểm tra và bắt sâu vào sáng sớm, có thể dùng 0,05 lít Fenitrotion pha với 10 lít nước phun liều lượng 1 lít /10m2

8 Tiêu chuẩn cây xuất vườn

· Tuổi cây: 3 - 5 tháng tuổi

· Đường kính cổ rễ: 0,25 - 0,30 cm

· Chiều cao bình quân: 25 - 30 cm

· Cây đã hoá gỗ hoàn toàn

· Cây không bị nhiễm bệnh

· Bộ rễ phát triển tốt và có nấm cộng sinh

· Cây không bị cụt ngọn, không nhiều thân

 Trồng rừng

- Phương thức trồng

(1) Trồng làm cây phù trợ cây bản địa lá rộng, chịu bóng

- Trồng hỗn giao theo hàng với cây bản địa lá rộng như: Trám trắng, Dẻ đỏ

- Bố trí trồng cây Keo lá tràm xen giữa các hàng cây lá rộng

(2) Trồng làm cây "đến trước" để sau đó trồng cây bản địa

- Trồng trên diện rộng hoặc hỗn giao với Thông theo đám, sau 2-3 năm trồng cây bản địa lá rộng dưới tán

Trang 18

- Trong các đám hỗn giao Keo với Thông bố trí theo hàng như trồng Thông

- Cự li mật độ trồng ban đầu

(1) Đối với trồng làm cây phù trợ cây bản địa lá rộng

- Cây Keo lá tràm: Cự li 3x2m Mật độ 1.660cây/ha

- Cây bản địa lá rộng: theo quy định của Dự án đối với từng loài cây

(2) Đối với trồng làm cây đến trước

- Cây Keo lá tràm: Cự li 3x2m Mật độ 1.660cây/ha

- Cây bản địa lá rộng trồng dưới tán sau 2-3 năm: theo quy định của Dự án đối với từng loài cây

- Thời vụ trồng

· Vụ Xuân: Từ 10.2 đến 30.3

· Vụ Thu: Từ tháng 7 – 9

- Xử lí thực bì

- Nơi thực bì thưa thớt, đất trống trảng cỏ: Không cần xử lí thực bì

- Nơi có thực bì rậm rạp nhiều tế guột: Xử lí thực bì cục bộ theo băng chừa băng chặt song song với đường đồng mức Băng chặt rộng 2m, băng chừa rộng 1m Cự ly giữa các hàng: 3m

- Trong băng chặt: Phát dọn hết cỏ dại cây bụi, với loài cây có khả năng tái sính phải cuốc lật gốc ra ngoài băng chừa

- Công việc xử lí thực bì phải hoàn thành trước khi trồng rừng 1 - 2 tháng

- Cuốc hố

- Quy cách hố: 40x40x40cm

- Hố bố trí so le hình nanh sấu giữa các hàng

- Khi cuốc để riêng phần đất tốt: đất đen tới xốp ra một bên

- Thời gian cuốc hố phải hoàn thành trước lúc trồng rừng từ 1 - 2 tháng

- Trình tự trồng từ đỉnh xuống chân đồi

- Khi trồng nhất thiết phải rạch vỏ bầu Dùng dao lam hay kéo sắc rạch bầu, tránh hư hại bầu

- Dùng cuốc hoặc xẻng bới 1 lỗ giữa hố sâu bằng chiều cao của bầu cây trồng Đặt cây sao cho cổ rễ ngang mặt hố, rồi vun đất xung quanh cho kín Có thể dùng tay hoặc chân dẫm chặt xung quang gốc cây, tránh nhẵm vào bầu làm vỡ bầu

 Chăm sóc và bảo vệ rừng

Sau khi trồng rừng cần chăm sóc và bảo vệ liên tục trong 8 năm cho đến khi khép tán, đặc biệt 4 năm đầu nhằm bảo đảm tỷ lệ sống cao và cây sinh trưởng tốt

1 Chăm sóc rừng mới trồng

Trang 19

1.1.Chăm sóc năm đầu

- 2 lần với cây trồng vụ xuân và 1 lần với cây trồng vụ thu

- Lần 1 ngay sau khi trồng rừng 1 - 2 tháng (tháng 5,6)

- Lần 2 vào các tháng:11, 12

- Trồng dặm những cây chết

- Phát dọn dây leo, cây bụi cỏ dại trong rạch trồng cây

- Xới đất xung quanh hố với đường kính rộng 40 - 50cm

- Bảo vệ không cho gia súc phá cây Phát hiện những cây bị nhiễm nấm cắt bỏ phần lá

bị bệnh, những cây bị nặng nhổ đem đốt tránh lây lan

- Phòng chống cháy rừng bằng thi công các đường băng cản lửa

Trường hợp không tiến hành bón thúc trước khi trồng cây vì lí do nào đó thì tiến hành bón phân vào thời điểm xới đất, vun gốc lần chăm sóc đầu tiên Liều lượng như quy định trên và bón cách gốc 5 - 10cm Quy định hướng bón để dễ kiểm tra

1.2.Năm thứ 2

- 2 lần vào các thời điểm đầu và cuối mùa mưa

- Phát dọn dây leo, cỏ dại, cây bụi trong rạch trồng cây

- Bảo vệ kết hợp chăm sóc những cây tái sinh mục đích mới xuất hiện

- Bảo vệ không cho gia súc phá và phòng chống cháy rừng: Duy tu các đường băng cản lửa

1.3 Năm thứ 3

- 2 lần vào các thời điểm đầu và cuối mùa mưa

- Phát dọn dây leo, cỏ dại, cây bụi trong rạch trồng cây

- Trồng dặm những cây chết

- Xới đất xung quanh gốc cây với đường kính rộng 60cm, sâu 3 - 4cm, vun gốc

- Bảo vệ kết hợp chăm sóc cây tái sinh mục đích

- Bảo vệ không cho gia súc phá và phòng chống cháy rừng: Duy tu các đường băng cản lửa

1.4 Năm thứ 4

- 1 lần vào các thời điểm đầu mùa mưa

- Phát dọn dây leo, cỏ dại, cây bụi chèn ép cây trồng

- Bảo vệ kết hợp chăm sóc cây tái sinh mục đích

- Bảo vệ không cho gia súc phá và phòng chống cháy rừng: Duy tu các đường băng cản lửa

- Trong phương thức trồng làm cây phù trợ đối với cây trám trắng, thì tỉa cành hoặc điều chỉnh mật độ sớm để không ảnh hưởng đến nhu cầu ánh sáng của cây trồng chính

2 Chăm sóc nuôi dưỡng rừng non

- Trong giai đoạn này chủ yếu bảo vệ không để cháy rừng

- Nơi có thực bì rậm rạp, cần phát luỗng thực bì trước mùa hanh khô

- Điều chỉnh khoảng không, loại bỏ cây bụi, tái sinh phi mục đích chèn ép cây trồng

Ngày đăng: 25/01/2016, 15:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w