Khái niệm 1 Định nghĩa

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN (Trang 28 - 31)

2.1.1.1 Định nghĩa

Cho đến nay trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hợp đồng bảo hiểm. Theo David Bland, hợp đồng bảo hiểm được hiểu "là một thoả

thuận giữa hai bên nhằm ràng buộc nhau về mặt pháp lý. Một bên đưa ra đề nghị và bên kia chấp nhận theo cùng các điều khoản. Như vậy một bên thanh toán (hoặc cam kết thanh toán) phí bảo hiểm còn bên kia cam kết bồi thường trong những trường hợp thoả thuận."

Bộ luật Dân sự Việt Nam tại Chương II đã đưa ra 13 loại hợp đồng dân sự thông dụng trong đó có hợp đồng bảo hiểm. Cụ thể Điều 571 - Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 1995 quy định "Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa các bên theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm."

Hợp đồng bảo hiểm theo quy định của Điều 12 của Luật Kinh doanh bảo hiểm đuợc Quốc hội thông qua ngày 9 tháng 12 năm 2000 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2001 có quy định về hợp đồng bảo hiểm như sau: "Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho nguời thụ huởng hoặc bồi thuờng cho nguời đuợc bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm".

Theo Điều 200 Bộ luật Hàng hải Việt Nam thì "Hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hợp đồng được ký kết giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm mà theo đó người bảo hiểm thu bảo hiểm phí do người được bảo hiểm trả và người được bảo hiểm được người bảo hiểm trả bồi thường tổn thất của đối tượng bảo hiểm do các rủi ro hàng hải gây ra theo mức độ và điều kiện đã thoả thuận với người bảo hiểm".

Do vậy hợp đồng bảo hiểm hàng hoá XNK bằng đường biển là một dạng cụ thể của hợp đồng bảo hiểm nói chung, đó là sự cam kết giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm, quy định quyền và nghĩa vụ các bên. Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá XNK bằng đường biển có mẫu sẵn, quy định quyền và nghĩa vụ các bên. Hợp đồng bảo hiểm được coi là nguồn luật điều chỉnh quan hệ bảo hiểm

cụ thể theo hợp đồng đó. Khi xảy ra tranh chấp, hợp đồng bảo hiểm hàng hoá XNK bằng đường biển là căn cứ đầu tiên để cơ quan tài phán xét xử.

Tuy nhiên hợp đồng bảo hiểm hàng hoá XNK bằng đường biển chỉ quy định các điều khoản chung nhất như đặc trưng hàng hoá, điều kiện bảo hiểm, các chỉ dẫn người được bảo hiểm khi tổn thất xảy ra. luật dẫn chiếu... Những vấn đề mà hợp đồng không quy định sẽ được giải quyết theo pháp luật.

2.1.1.2 Tính chất

Hợp đồng bảo hiểm có những tính chất chung trong khuôn khổ pháp luật, ngoài ra còn có một số tính chất riêng biệt do đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành bảo hiểm chi phối.

- Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng song vụ, mở sẵn. Các bên ký kết hợp đồng đều có quyền và nghĩa vụ với nhau. Quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Nghĩa vụ của tham gia bảo hiểm là nộp phí bảo hiểm, là đề phòng và hạn chế tổn thất…. Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm là thực hiện là thực hiện trách nhiệm bồi thường (hoặc chi trả bảo hiểm) khi có rủi ro xảy ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm .

-Hợp đồng bảo hiểm mang tính tương thuận. Với tính chất này, chỉ cần hai bên chấp thuận là đi đến ký kết. Việc đi đến ký kết dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng trong khuôn khổ pháp luật. Tuy nhiên nội dung hợp đồng chủ yếu đều do doanh nghiệp bảo hiểm soạn thảo, người tham gia bảo hiểm sẽ tự do lựa chọn cho phù hợp với yêu cầu của mình.

- Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng có bồi thường. Quyền và nghĩa vụ của hai bên tham gia hợp đồng bảo hiểm thể hiện mối quan hệ tiền tệ rõ nét. Tức là người tham gia bảo hiểm phải trả bằng cách nộp phí bảo hiểm mới được đảm bảo có quyền lợi kinh tế từ doanh nghiệp bảo hiểm. Vì vậy dù hợp đồng đã được ký

kết, nhưng người tham gia bảo hiểm chưa nộp phí thì hợp đồng vẫn chưa có hiệu lực và người tham gia chưa thể đòi hưởng quyền lợi của mình.

- Hợp đồng bảo hiểm là loại hợp đồng may rủi. Trong thời hạn hiệu lực hợp đồng, nếu rủi ro thuộc trách nhiệm bảo hiểm xảy ra, bên tham gia bảo hiểm sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường hoặc chi trả. Trái lại, nếu rủi ro thuộc trách nhiệm bảo hiểm không xảy ra, mặc dù người được bảo hiểm đã nộp phí bảo hiểm, nhưng người được bảo hiểm sẽ không nhận được bất cứ một khoản hoàn trả nào từ phía doanh nghiệp bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro từ phía bên tham gia bảo hiểm chuyển giao cho họ, đổi lại doanh nghiệp bảo hiểm nhận được phí bảo hiểm. Nhưng rủi ro này mới tồn tại ở trạng thái tương lai, có thể xảy ra, có thể không xảy ra. Vì thế không xác định được hiệu quả của hợp đồng bảo hiểm khi ký kết hợp đồng và người ta quan niệm là loại hợp đồng may rủi.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w