Trên đây là các điều kiện bảo hiểm đường biển của ICC 1982, với 5 điều kiện là A, B, C, bảo hiểm chiến tranh và bảo hiểm đình công. Còn các điều kiện bảo hiểm của QTC 1990 thì chỉ có các điều kiện A, B, C. Chiến tranh và đình công được xếp vào rủi ro loại trừ. Nhìn chung, các điều kiện A, B, C của QTC 1990 tương đương với các điều kiện A, B, C của ICC 1982.
- Trách nhiệm của người bảo hiểm về mặt không gian và thời gian.
Trách nhiệm của người bảo hiểm đối với hàng hoá về mặt không gian và thời gian được quy định bởi "điều khoản bảo hiểm từ kho tới kho". Điều khoản này của Bảo Việt quy định như sau:
Bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực kể từ khi hàng hoá được bảo hiểm rời khỏi kho hoặc nơi chứa hàng tại địa điểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm để bắt đầu vận chuyển. Bảo hiểm này tiếp tục có hiệu lực trong quá trình vận chuyển bình thường và kết thúc tại một trong số các thời điểm sau đây, tuỳ theo trường hợp nào xảy ra trước:
+ Khi giao hàng vào kho hay nơi chứa hàng cuối cùng của người nhận hàng hoặc của một người nào khác tại nơi nhận có tên ghi trong hợp đồng bảo hiểm;
+ Khi giao hàng cho bất kỳ kho hay nơi chứa hàng nào khác, dù trước khi tới hay tại nơi nhận hàng ghi trong hợp đồng bảo hiểm mà người được bảo hiểm dùng làm:
Nơi chia hàng hay phân phối hàng, hoặc
Nơi chứa hàng ngoài hành trình vận chuyển bình thường.
+ Khi hết hạn 60 ngày kể từ khi hoàn thành việc dỡ hàng khỏi tầu biển tại nơi dỡ cuối cùng ghi trên đơn bảo hiểm. Ví dụ, hàng về cảng Hải Phòng được đưa vào kho của cảng Hải Phòng thì bảo hiểm chấm dứt.
Trong quá trình vận chuyển nói trên, nếu xảy ra chậm trễ ngoài sự kiểm soát của người được bảo hiểm, tàu đi chệch hướng, dỡ hàng bắt buộc, chuyển tải ngoại lệ hoặc thay đổi hành trình thì bảo hiểm vẫn giữ nguyên hiệu lực với điều kiện phải thông báo cho người bảo hiểm biết về việc xảy ra và phải trả thêm phí bảo hiểm nếu có yêu cầu.2
2.1.3 Phân loại hợp đồng.
2.1.3.1 Căn cứ số lượng chuyến hàng được mua bảo hiểm.
- Hợp đồng bảo hiểm chuyến: là hợp đồng bảo hiểm cho một chuyến hàng từ một nơi này đến một nơi khác ghi trên hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm chuyến được tính từ khi hàng hoá lên tàu đến khi hàng hoá vào kho (hoặc 60 ngày sau khi lô hàng cuối cùng được dỡ ra khỏi tàu. Ví dụ bảo hiểm chuyến hàng từ Sài Gòn- Singapore .
Do hợp đồng bảo hiểm chuyến được ký một lần và chỉ có giá trị một lần nên nó có nhược điểm là tốn kém về thời gian và chi phí giao dịch.
- Hợp đồng bảo hiểm bao: là hợp đồng bảo hiểm cho nhiều chuyến hàng trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Đối với các chủ hàng có khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu lớn và ổn định, thông thường họ ký kết với công ty bảo hiểm một hợp đồng bảo hiểm bao, trong đó người bảo hiểm cam kết sẽ bảo hiểm tất cả các chuyến hàng xuất nhập khẩu trong năm.
Trong hợp đồng bảo hiểm bao, hai bên chỉ thoả thuận những vấn đề chung nhất như: tên hàng được bảo hiểm, loại tàu chở hàng, cách tính giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối đa cho mỗi chuyến và điều kiện bảo hiểm, cách thanh toán phí bảo hiểm và tiền bồi thường, cấp chứng từ bảo hiểm... Trong hợp đồng bảo hiểm bao có thể quy định một hạn ngạch của số tiền bảo hiểm, khi hết số tiền bảo hiểm đó, hợp đồng sẽ hết hiệu lực. Theo hợp đồng bảo hiểm bao,
(2)