Thực trạng các quy định của Việt Nam về hợp đồng bảo hiểm hàng hoá XNK chuyên chở bằng đường biển.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN (Trang 63 - 64)

. Hoàng Văn Châu-Nguyễn Hồng Đàm, Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương, XNB Giáo dục

3.2Thực trạng các quy định của Việt Nam về hợp đồng bảo hiểm hàng hoá XNK chuyên chở bằng đường biển.

XNK chuyên chở bằng đường biển.

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã thực hiện công cuộc đổi mới về kinh tế, từng bước đưa nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, tạo tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển kinh tế mới, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Trong lĩnh vực bảo hiểm, ngày 18 tháng 12 năm 1993, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Nghị định 100/CP về kinh doanh bảo hiểm, một văn bản pháp lý chuyên ngành đầu tiên đặt nền móng cho pháp luật về bảo hiểm trong điều kiện kinh tế thị trường. Nghị định này là bước ngoặt quan trọng, tuyên bố chấm dứt độc quyền Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế khác nhau kể cả kinh tế tư nhân nước ngoài tham gia vào hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam.

Do Việt Nam là nước đi sau các nước trên thế giới về lĩnh vực bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng hoá XNK bằng đường biển nói riêng nên nhìn chung pháp luật Việt Nam điều chỉnh lĩnh vực này chủ yếu được xây dựng theo mô hình các quy định của pháp luật nước ngoài, đặc biệt là Luật bảo hiểm Anh.

Các văn bản pháp luật của Việt Nam điều chỉnh hợp đồng bảo hiểm hàng hoá XNK chuyên chở bằng đường biển hiện nay gồm:

+ Bộ luật Hàng hải Việt Nam được Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1990 có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 1991.

+ Luật kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 9 tháng 12 năm 2000 có hiệu lực thi hành ngày 1 tháng 4 năm 2001..

+ Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 28 tháng 10 năm 1995 có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 1996.

+ Quyết định 305/BH ngày 9 tháng 8 năm 1990 của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển (QTC 1990).

Dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật trên, đặc biệt QTC 1990 của Bộ Tài chính, các công ty bảo hiểm có quyền đưa ra các quy tắc riêng của mình, với điều kiện chúng không trái với quy định của pháp luật nói chung và của QTC 1990 nói riêng. Chẳng hạn Bảo Việt có các quy tắc của riêng họ như QTC 1995, QTC 1998, QTC 2000, QTC 2001…

Như vậy, đối với hợp đồng bảo hiểm hàng hải nói chung và hợp đồng bảo

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN (Trang 63 - 64)