Quyền của bên mua bảo hiểm.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN (Trang 45 - 46)

. Hoàng Văn Châu-Nguyễn Hồng Đàm, Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương, XNB Giáo dục

2.2.1.1Quyền của bên mua bảo hiểm.

- Nhận tiền bảo hiểm: Trong thời gian bảo hiểm, nếu xuất hiện rủi ro thuộc trách nhiệm bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm (hoặc người được bảo hiểm) sẽ được nhận một khoản tiền nhất định. Số tiền này được xác định theo các điều khoản mà hai bên đã thoả thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật. Theo khoản 1, điều 18 Luật kinh doanh bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi xảy ra rủi ro thuộc trách nhiệm bảo hiểm.

- Từ bỏ đối tượng bảo hiểm: Trong trường hợp đối tượng bảo hiểm có nguy cơ không tránh khỏi tổn thất toàn bộ, hoặc chi phí sửa chữa, khắc phục quá cao so với giá trị của đối tượng bảo hiểm, người được bảo hiểm có quyền tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm.

- Chấm dứt hợp đồng, sửa đổi hợp đồng bảo hiểm : Theo điều 23 Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam thì hợp đồng bảo hiểm chấm dứt nếu bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm và không đúng thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ các bên có thoả thuận khác. Tham chiếu Điều 417 Bộ Luật Dân sự quy định thì khi hợp đồng bảo

hiểm đã được xác lập, bên mua bảo hiểm có thể thông qua việc tuyên bố chấm dứt hoặc có thể thông qua việc không tiếp tuc nộp phí bảo hiểm để chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Mặt khác để làm cho hợp đồng luôn luôn phù hợp với hoàn cảnh mỗi bên, các bên có thể thoả thuận để sửa đổi hợp đồng.

- Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm : Điều 26 Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam quy định: "Các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm có thể thoả thuận chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm. Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượng và doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó, trừ khi việc chuyển nhượng đó thực hiện theo tập quán quốc tế."

Theo Luật bảo hiểm Hàng hải Anh 1906 một đơn bảo hiểm hàng hoá có thể được chuyển nhượng cho bất kỳ ai cùng với quyền lợi trên đối tượng, chỉ trừ cho kẻ thù nước ngoài hoặc khi đơn bảo hiểm cấm chuyển nhượng (điều 50). Đơn bảo hiểm có thể chuyển nhượng bằng cách ký hậu. Một ví dụ ở PJICO , khi hàng hoá được mua với điều kiện CIF, người bán mua bảo hiểm với đơn bảo hiểm mang tên mình hay tên môi giới của mình. Đơn bảo hiểm được chuyển nhượng với ký hậu trống, sau đó được chuyển qua ngân hàng cùng với bộ chứng từ hàng hoá và khi bộ chứng từ này được rút ra bởi người mua tại nơi đến thì người này ký tên vào đơn bảo hiểm với tư cách là người được chuyển nhượng. Trong trường hợp có tổn thất dù trước hay sau khi đơn bảo hiểm được chuyển nhượng thì người được chuyển nhượng có quyền đòi bồi thường từ phía công ty PJICO.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN (Trang 45 - 46)