Trách nhiệm của người bảo hiểm đối với hàng hoá

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN (Trang 39 - 40)

- Trách nhiệm về mặt tổn thất

Trách nhiệm của người bảo hiểm đối với tổn thất, hư hỏng của hàng hoá có nghĩa là tổn thất nào của hàng hoá được người bảo hiểm bồi thường và tổn thất nào không được bồi thường. Trách nhiệm này lại phụ thuộc vào các điều kiện bảo hiểm mà các bên thoả thuận trong hợp đồng. Các điều kiện bảo hiểm là sự quy định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với đối tượng bảo hiểm hay là sự khoanh vùng các rủi ro bảo hiểm để người được bảo hiểm có thể lựa chọn.

Hiện nay nhiều nước trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam đều áp dụng các điều kiện bảo hiểm của Học hội bảo hiểm Luân Đôn (Institute of London Underwriters). Các điều kiện bảo hiểm do Học hội bảo hiểm Luân Đôn ban hành gọi là ICC (Institute Cargo Clause). Đến nay, Học hội bảo hiểm Luân Đôn đã ban hành hai điều kiện là ICC 1963 và ICC 1982.

Ở Việt Nam, khi Bảo Việt ra đời, công ty này đã ban hành Quy tắc chung của bảo hiểm Việt Nam (QTC 1965). Quy tắc này tương đương với ICC 1963. Đến năm 1990, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 305/BH ban hành Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển (QTC 1990). Có thể nói, các điều kiện bảo hiểm của QTC tương đương đồng với các điều kiện bảo hiểm của ICC 1982. Trong bảo hiểm hàng hoá của Anh cũng như của Việt Nam hiện nay có ba điều kiện bảo hiểm gốc là : điều kiện bảo hiểm A, điều kiện bảo hiểm B và điều kiện bảo hiểm C.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU CHUYÊN CHỞ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN (Trang 39 - 40)