bằng đường biển
-Giá trị bảo hiểm: Một hợp đồng bảo hiểm không thể không đề cập đến giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm. Đây là yếu tố cơ bản để tính phí và giải quyết bồi thường. Giá trị bảo hiểm của hàng hoá được bảo hiểm phải là giá trị do người bảo hiểm khai báo và được người bảo hiểm thừa nhận. Trong trường hợp nếu người bảo hiểm không khai báo được giá trị bảo hiểm thì có thể áp dụng cách tính giá trị bảo hiểm như sau:
Giá trị của hàng hoá được bảo hiểm = = Giá tiền hàng ghi trên hoá đơn bán hàng (hoặc giá hàng thực tế tại nơi gửi hàng nếu không có hoá đơn)
++ Cước phí + Cước phí vận chuyển + + Phí bảo hiểm = = C CIF
Trừ khi có thoả thuận khác, trong giá trị bảo hiểm khai báo, người được bảo hiểm có thể tính gộp cả tiền lãi ước tính. Tuy nhiên, tiền lãi này không vượt quá 10% giá trị bảo hiểm.
Giá trị hàng hoá được bảo hiểm = CIF + lãi ước tính (10% CIF)
Nếu số tiền bảo hiểm hàng hoá nhỏ hơn giá trị bảo hiểm thì người bảo hiểm sẽ bồi thường những mất mát, hư hỏng và các chi phí khác liên quan thuộc phạm vi bảo hiểm trên cơ sở tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm.
Nếu số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm thì phần cao hơn đó không được thừa nhận.
-Số tiền bảo hiểm là toàn bộ hay một phần giá trị bảo hiểm, do người được bảo hiểm yêu cầu và được bảo hiểm. Về nguyên tắc, số tiền bảo hiểm chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm. Nếu số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm thì phần lớn đó sẽ không được tính. Ngược lại, nếu số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm, tức là người được bảo hiểm tự bảo hiểm lấy một phần, thì người bảo hiểm cũng chỉ bồi thường trong phạm vi số tiền bảo hiểm. Trong trường hợp tổn thất bộ phận, người bảo hiểm sẽ bồi thường theo tỷ lệ số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm.
-Phí bảo hiểm là một khoản tiền mà người được bảo hiểm phải trả cho người bảo hiểm để được bồi thường khi có tổn thất xảy ra cho đối tượng bảo hiểm do các rủi ro đã thoả thuận gây nên. Phí bảo hiểm được tính toán trên cơ sở thống kê tổn thất nhằm đảm bảo trang trải tiền bồi thường và có lãi.
Phí bảo hiểm đối với hàng hoá XNK được tính toán trên cơ sở tỷ lệ phí bảo hiểm và phụ thuộc vào số tiền bảo hiểm hoặc giá trị bảo hiểm.
I = R.A Nếu A < V I = R.V nếu A = V
Khi XNK theo điều kiện FOB hoặc CFR thì : I = R.CIF = R(C+F) (1-R)
Khi XNK theo điều kiện CIF (hoặc CIP) thì : I = R.110% CIF (hoặc CIP)
- Rủi ro là những tai nạn, tai họa, sự cố xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên hoặc những mối đe doạ nguy hiểm khi xảy ra thì gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm, ví dụ tàu đắm hàng mất, hàng bị đổ vỡ, hư hỏng...
- Tổn thất là những thiệt hại, hư hỏng, mất tài sản của đối tượng bảo hiểm do rủi ro gây ra. Nếu rủi ro là mối đe doạ, là nguyên nhân gây ra tổn thất, thì tổn thất là cái xảy ra là hậu quả của rủi ro. Tổn thất được chia thành nhiều loại.
+ Căn cứ vào mức độ, quy mô tổn thất:
Tổn thất bộ phận : là tổn thất một phần đối tượng bảo hiểm của một hợp đồng bảo hiểm.
Tổn thất toàn bộ : Gồm tổn thất toàn bộ thực tế (tổn thất do đối tượng bảo hiểm bị phá huỷ hoàn toàn hay bị hư hỏng nghiêm trọng không còn là vật phẩm như cũ hoặc người được bảo hiểm bị tước quyền sở hữu đối với đối tượng bảo hiểm) và tổn thất toàn bộ ước tính (những tổn thất mà xét thấy không sao tránh khỏi tổn thất toàn bộ thực tế hay những chi phí để sửa chữa, khôi phục và đưa đối tượng bảo hiểm về nơi đến bằng vượt quá giá trị của đối tượng bảo hiểm.
+ Căn cứ vào quyền lợi, trách nhiệm :
Tổn thất riêng: Là tổn thất của riêng từng quyền lợi bảo hiểm do thiên tại, tai nạn bầt ngờ gây nên.
Tổn thất chung: Là những thiệt hại xảy ra do những chi phí hy sinh đặc biệt được tiến hành một cách cố ý và hợp lý nhằm cứu hàng hoá và cước phí khỏi bị tai hoạ trong hành trình chung trên biển.
Từ sự trình bày trên, ta thấy cách tính giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm, cách xác định tổn thất trong hợp đồng bảo hiểm hàng hoá XNK bằng đường biển có những đặc thù riêng. Cách tính trên là hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế, và cũng phù hợp với điều kiện thực tế của các doanh nghiệp kinh doanh XNK, cũng như doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam và nước ngoài, nên đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này tham gia vào thị trường bảo hiểm hàng hoá XNK bằng đường biển một cách thuận lợi.
Hiện nay do chưa có một văn bản nào quy định về mức phí bảo hiểm, chính bởi vậy, các công ty bảo hiểm thường tự đặt ra mức phí bảo hiểm riêng của mình để cạnh tranh với các công ty bảo hiểm khác. Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp bảo hiểm trước sự cạnh tranh đó, các doanh nghiệp bảo hiểm đã liên kết lại trong tổ chức "Hiệp hội bảo hiểm" để điều hoà và giữ thế cân bằng trong kinh doanh trước hiện tượng giảm phí bảo hiểm, tăng tỷ lệ hoa hồng; đồng thời liên kết dưới các hình thức liên doanh với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài để tăng tiềm lực kinh tế , kinh nghiệm và mở rộng thị trường.