1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An hiện nay

101 1,9K 33

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 601 KB

Nội dung

Ngày 04/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã banhành Quyết định số 800/QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu quốc gia xâydựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 với mục tiêu: Xây dựng cộngđồng xã h

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS TRẦN VIẾT QUANG

Nghệ An, 2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của Huyện ủy, HĐND,UBND, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới và các ban, ngành, đoàn thểhuyện Nam Đàn, đặc biệt là PGS.TS Trần Viết Quang - Phó Trưởng KhoaGiáo dục Chính trị, Trường Đại học Vinh, học viên đã hoàn thành Luận vănThạc sĩ, chuyên ngành Chính trị học với đề tài “Công tác dân vận trong xâydựng nông thôn mới ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An hiện nay” Mặc dù quátrình tìm hiểu, phân tích, đánh giá và khái quát, học viên đã nỗ lực cố gắnghết mình, say sưa và tâm huyết, song đây là đề tài mới nên Luận văn khôngthể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót

Học viên xin chân thành cảm ơn mọi sự quan tâm giúp đỡ, những ýkiến đóng góp quý báu của quý thầy cô, các đồng chí lãnh đạo huyện NamĐàn, những người làm công tác dân vận và bạn bè đồng nghiệp

Vinh, tháng 10 năm 2015

Tác giả

Trần Thị Hiên

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN 1

MỤC LỤC 2

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 10

Chương 1 CÔNG TÁC DÂN VẬN VÀ VAI TRÒ CÔNG TÁC DÂN VẬN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 10

1.1 Dân vận và công tác dân vận 10

1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận 25

1.3 Xây dựng nông thôn mới và vai trò công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới 30

Kết luận chương 1 39

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DÂN VẬN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN 40

2.1 Khái quát về huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An 40

2.2 Tình hình xây dựng nông thôn mới của huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An .48

2.3 Tình hình công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An 60

Kết luận chương 2 71

Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC DÂN VẬN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN 73

3.1 Quan điểm về công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới 73

3.2 Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An 78

Kết luận chương 3 92

KẾT LUẬN 93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn được Đảng và Nhànước đặc biệt quan tâm Ngày 04/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã banhành Quyết định số 800/QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu quốc gia xâydựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 với mục tiêu: Xây dựng cộngđồng xã hội văn minh, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng hoànthiện; cơ cấu kinh tế hợp lý, các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến; gắnnông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ và du lịch; gắn pháttriển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; từng bước thực hiện côngnghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; xây dựng xã hội nôngthôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, trình độ dân trí đượcnâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, hệ thống chính trị cơ sở vữngmạnh, an ninh trật tự được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần củangười dân không ngừng được cải thiện và nâng cao Đây là một quyết tâmchính trị hết sức to lớn với phạm vi thực hiện rộng, đòi hỏi sự vào cuộcđồng bộ và tích cực của cả hệ thống chính trị

Là một trong năm huyện được Trung ương chọn làm điểm chỉ đạo xâydựng nông thôn mới, Nam Đàn xác định đây vừa là niềm vinh dự lớn, nhưngcũng là thách thức không nhỏ, đòi hỏi toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dânphải nỗ lực cố gắng Để đạt được mục tiêu trở thành huyện nông thôn mớitrước năm 2020, ngoài các nguồn lực hỗ trợ của cấp trên và các địa phươngtrong cả nước, một trong những yếu tố hết sức quan trọng có tính quyết định

là phát huy tối đa vai trò của công tác dân vận để khơi dậy mạnh mẽ cácnguồn lực trong nhân dân, đảm bảo nhân dân thực sự là chủ thể của Chươngtrình Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu đã khẳng định “Dễ mười lần

Trang 7

không dân cũng chịu Khó trăm lần dân liệu cũng xong”, “Dân vận kém thìviệc gì cũng kém Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”

Sau 4 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nôngthôn mới, Nam Đàn đã gặt hái được một số thành quả đáng ghi nhận từ côngtác dân vận như: phong trào hiến đất làm đường, góp đất thực hiện chuyển đổiruộng đất từ ô thửa nhỏ sang ô thửa lớn, góp tiền xây dựng cơ sở hạ tầng,cùng nhau đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, chỉnh trang nhà cửa, vệ sinhmôi trường, giữ gìn an ninh trật tự, Toàn huyện có 4/23 xã bao gồm: KimLiên, Nam Cát, Nam Giang và Nam Trung đã được công nhận xã đạt chuẩnquốc gia về nông thôn mới; 6/23 xã bao gồm: Nam Anh, Nam Xuân, XuânHòa, Nam Nghĩa, Nam Thượng và Vân Diên đang nỗ lực phấn đấu để có thểđạt chuẩn xã nông thôn mới; các xã còn lại đạt từ 10 - 16 tiêu chí Nhìnchung, bộ mặt nông thôn có nhiều tiến bộ và khởi sắc Tuy nhiên, bên cạnhnhững kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế như: Một bộ phận nhân dânchưa nhận thức đầy đủ về vai trò chủ thể của mình trong xây dựng nông thônmới; một số nơi vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, ngại khó nên việc huy độngnội lực trong nhân dân chưa tương xứng với tiềm năng; một số tiêu chí khôngcần nhiều kinh phí nhưng chưa làm tốt công tác dân vận để người dân đồngtình và tích cực hưởng ứng, Để sớm trở thành một trong những huyện nôngthôn mới đầu tiên của cả nước, đòi hỏi cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ

sở phải hiểu đúng, hiểu rõ vai trò “chìa khóa vàng - chìa khóa vạn năng” củacông tác dân vận để tiếp tục huy động mạnh mẽ các nguồn lực vật chất và tinhthần trong nhân dân, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng dân cư

Về mặt lý luận, việc nghiên cứu về chương trình mục tiêu quốc gia xâydựng nông thôn mới, vai trò của công tác dân vận nói chung và công tác dân vậntrong xây dựng nông thôn mới nói riêng được nhiều nhà khoa học, nhiều cán bộlãnh đạo cấp ủy, chính quyền, ban ngành, đoàn thể các cấp quan tâm nghiên cứu

Trang 8

và được đúc kết thành những công trình, những bài viết có giá trị Một số nghiêncứu liên quan đến đề tài đã được công bố như:

Nhóm công trình nghiên cứu vấn đề về công tác dân vận:

- Bài báo “Dân vận” đăng trên báo Sự thật ngày 15.10.1949 của X.Y.Z(Chủ tịch Hồ Chí Minh); Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, HàNội

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận của TS Đỗ Quang Tuấn, NxbChính trị quốc gia, Hà Nội, 2005

- Phong cách dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh của TS Thanh Tuyền,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005

- Tác phẩm dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi toả sáng, soiđường cho công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ mới của TS Nguyễn VănHùng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005

- Tư tưởng dân vận của Hồ Chí Minh với việc xây dựng kỹ năng,nghiệp vụ công tác dân vận của Lương Ngọc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,

65 năm thực hiện tư tưởng dân vận Hồ Chí Minh của Hà Thị Khiết

-Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Tạp chí Dân vận,

số 10-2014

- Dân vận - vấn đề luôn luôn mới (qua nghiên cứu tác phẩm "Dân vận"của Hồ Chí Minh) của GS.TS Mạch Quang Thắng, Tạp chí Lý luận chính trị,8-2006,

Trang 9

- Tư tưởng Hồ chí Minh về dân vận và vận dụng vào công tác dân vận

ở tỉnh Hải Dương, Luận văn Thạc sỹ, Chuyên ngành Hồ chí Minh học của LêVân Thuỷ, 2008

- Công tác dân vận của Đảng bộ tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay,Luận văn thạc sỹ Khoa học Chính trị của Hà Thị Ánh Nguyệt, Chuyên ngànhXây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011

- Tăng cường và đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dânvận trong tình hình mới của Nguyễn Duy Việt, Nxb Lao động, Hà Nội - 2014

Các công trình nghiên cứu đã đưa ra những luận cứ, luận chứng khoahọc sát với tình hình thực tiễn, làm nổi bật vai trò của công tác dân vận trong

sự nghiệp cách mạng ở nước ta nói chung và tư tưởng của Hồ Chí Minh vềcông tác dân vận nói riêng; chỉ rõ nội dung và lực lượng làm công tác dânvận, yêu cầu đối với người cán bộ làm công tác dân vận

Nhóm công trình nghiên cứu vấn đề về xây dựng nông thôn mới:

- Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg ngày 6/42009 về ban hành Bộ tiêuchí quốc gia về nông thôn mới

- Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 về phê duyệt chươngtrình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020

- Quyết định số 342/2013/QĐ-TTg ngày 20/2/2013 về sửa đổi một sốtiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới

- Nghị quyết 03/NQ-TU ngày 6/6/2011 của Tỉnh uỷ Nghệ An về việcđẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mớitỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2020

- Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 24/12/2010 của Huyện ủy Nam Đàn

về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới huyệnNam Đàn giai đoạn 2010 - 2020

Trang 10

- Xây dựng nông thôn mới phải là nhiệm vụ chính trị trọng tâm củaNguyễn Hoàng, Báo Điện tử Chính phủ ngày 16/05/2014.

- Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng ở cơ sở trong xây dựngnông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An của Nguyễn Hồ Cảnh, Trang Thông

tin điện tử, Trường Chính trị Nghệ An, ngày 23/11/2014

Các công trình nghiên cứu đã đề cập nhiều nội dung quan trọng liênquan đến quá trình phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn của ViệtNam; làm rõ bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; đề xuất một số nhiệm vụ

và giải pháp để thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về xâydựng nông thôn mới

Nhóm công trình nghiên cứu vấn đề về công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới:

- Công tác dân vận “đi trước, đi cùng, về sau” trong xây dựng nôngthôn mới của Nguyễn Mạnh Khôi - Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nghệ

An, Tạp chí Dân vận, số 9-2014

- Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới ở Nam Định của PhạmVăn Bằng - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy NamĐịnh, Tạp chí Dân vận, số 7-2014

- Công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới ở Yên Khánh củaNguyễn Trung Kiên - Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng, Tạp chí Dân vận,

số 5-2013

- Kết quả bước đầu trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong xâydựng nông thôn mới của Nguyễn Duy Việt - Phó Trưởng Ban Dân vận Trungương, Tạp chí Dân vận, số 1+2-2013

- Khối Dân vận xã với việc thực hiện xây dựng nông thôn mới của VõĐình Liên - Vụ trưởng Vụ Dân vận các Cơ quan Nhà nước Ban Dân vậnTrung ương, Tạp chí Dân vận, số 12-2012

Trang 11

- Năm mới bàn về công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới củaNguyễn Duy Việt - Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Tạp chí Dân vận,

số 1-2012

- Nông dân tỉnh Thanh Hoá trong xây dựng nông thôn mới hiện nay,Luận văn Thạc sỹ, Chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học của Đinh ThịBình, 2013

- Kinh nghiệm huy động sức dân ở Nam Cát, Nam Đàn của Lương Mai, Báo Nghệ An, số ra ngày 4/11/2014

Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã làm sáng tỏ nhiều nội dung

về lý luận và thực tiễn liên quan đến vai trò của công tác dân vận và hiệu quảcủa công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới Tuy nhiên, chưa có côngtrình nào nghiên cứu một cách hệ thống vai trò của công tác dân vận trongxây dựng nông thôn mới hiện nay

Xuất phát từ những lý do trên và với cương vị công tác của mình, tácgiả chọn vấn đề “Công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới ở huyện

Nam Đàn, tỉnh Nghệ An hiện nay” làm đề tài luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành

Chính trị học

2 Mục đích nghiên cứu

Vận dụng và nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong xây dựng nôngthôn mới ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An hiện nay

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ cơ sở lý luận về công tác dân vận trong xây dựng nông thônmới

- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác dân vận trong xây dựng nôngthôn mới ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

- Đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác dân vậntrong xây dựng nông thôn mới ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Trang 12

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu vấn đề công tác dân vận nói chung và công tác dânvận trong xây dựng nông thôn mới nói riêng

- Tập trung khảo sát, nghiên cứu công tác dân vận trong xây dựng nôngthôn mới ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An từ năm 2010 đến nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Đề tài thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng, duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận; quanđiểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác dân vận và chương trình mụctiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp như: phân tích và tổng hợp; thống kê

số liệu; phỏng vấn trực tiếp; điều tra bằng phiếu, trong đó phương pháp phântích và tổng hợp được xem là phương pháp chủ đạo

6 Ý nghĩa của luận văn

- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác dân vận trong xâydựng nông thôn mới

- Phân tích thực trạng công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới

ở Nam Đàn, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác dânvận trong giai đoạn hiện nay ở một huyện điểm xây dựng nông thôn mới

- Sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ cấp ủy, chính quyền, cácban, ngành, đoàn thể trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trìnhmục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận vănđược kết cấu thành 3 chương

Trang 13

NỘI DUNG Chương 1 CÔNG TÁC DÂN VẬN VÀ VAI TRÒ CÔNG TÁC

DÂN VẬN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1.1 Dân vận và công tác dân vận

1.1.1 Khái niệm dân, dân vận và công tác dân vận

1.1.1.1 Khái niệm dân

Dân hay còn gọi " Nhân dân" là những người sống trong một khu vực địa

lý hoặc hành chính, trong một nước, sống trong nước hay ngoài nước; là đôngđảo những người dân, thuộc mọi tầng lớp, mọi giai cấp (trong đó công nhân,nông dân, trí thức là các tầng lớp, giai cấp cơ bản) có quan hệ với bộ máylãnh đạo, cầm quyền, trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân,

do dân, vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Cơ cấu giaicấp, các tầng lớp nhân dân cũng luôn luôn thay đổi theo các thời kỳ lịch sửkhác nhau và không ngừng phát triển theo sự phát triển của đất nước Sự biếnđộng ấy bao gồm cả số lượng và chất lượng, về hoàn cảnh, điều kiện sống,tâm tư tình cảm, nhận thức, hành động khác nhau

Nhận thức đầy đủ về cơ cấu xã hội phong phú, đa dạng, tiềm năng tolớn, sức mạnh trong nhân dân, đặc điểm, hoàn cảnh cụ thể của mỗi giai cấp,tầng lớp nhân dân để hiểu đầy đủ, sâu sắc công tác dân vận và yêu cầu đặt racho công tác dân vận trong tình hình mới đòi hỏi phải không ngừng đổi mớinội dung, phương thức vận động cho phù hợp, có hiệu quả, thiết thực vớinhiệm vụ cách mạng và nhu cầu lợi ích, nguyện vọng chính đáng của các tầnglớp nhân dân, khắc phục được bệnh chủ quan, đơn điệu, thiếu toàn diện

- Dân vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của công tác dân vận

Dân là gốc của nước, là cội nguồn, gốc rễ của sức sống, sức bật của dântộc Quy luật của muôn đời cho thấy, có dân là có tất cả và mất dân là mất tất

Trang 14

cả Dân vừa là đối tượng của công tác dân vận, của các hoạt động và phongtrào mà Đảng, Nhà nước, các đoàn thể tác động; vừa là chủ thể của công tácdân vận, hoạt động dân vận, bởi nhân dân cũng làm dân vận Các hộ dân sinhsống gần gũi bên nhau khi có những mâu thuẫn, xung đột, bất hòa mà biếtcùng nhau hòa giải để đi tới đồng thuận, để tăng cường đoàn kết, hợp tác, đây

là biểu hiện cụ thể nhất về nhân dân làm dân vận Dân tham gia tuyên truyềnđường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, độngviên nhau vượt qua khó khăn, thử thách, làm công tác tư tưởng cho nhau đểthống nhất nhận thức và niềm tin, khẳng định dư luận xã hội lành mạnh,chống các tin đồn, những xuyên tạc giả dối, những kích động, mị dân đócũng là những biểu hiện của công tác dân vận, với vai trò nổi bật của ngườidân, của cộng đồng dân cư

- Vai trò của nhân dân trong xã hội

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, Nhân dân là chủ thểsáng tạo ra lịch sử, là lực lượng quyết định sự phát triển của lịch sử, thể hiện ởchỗ: Nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của mọi xã hội, trực tiếp sản xuất

ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của toàn xã hội; là lựclượng trực tiếp hay gian tiếp sáng tạo ra các giá trị tinh thần của xã hội vàkiểm chứng các giá trị tinh thần ấy Nhân dân là cội nguồn phát sinh nhữngsáng tạo văn hóa, tinh thần của xã hội, là lực lượng và động lực cơ bản củamọi cuộc cách mạng và các cuộc cải cách trong lịch sử Lịch sử nhân loại đãchứng minh, không có một cuộc cách mạng hay cuộc cải cách xã hội tiến bộnào có thể thành công nếu như không xuất phát từ nguyện vọng, lợi ích củađông đảo nhân dân, không được nhân dân tham gia

Hồ Chí Minh, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta đã nhiều lần đề cập

và chỉ rõ " Nhân nghĩa là nhân dân Trong bầu trời không có gì quý bằngnhân dân Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhândân Thiện nghĩa là tốt đẹp, vẻ vang Trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ

Trang 15

vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân" [30, tr.276] " Khi nhân dângiúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ

ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn" [28, tr.366]

Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, Đảng ta luôn nhất quán khẳng định: "Sự nghiệp cách mạng là của nhândân, do nhân dân và vì nhân dân Chính nhân dân là người làm nên nhữngthắng lợi lịch sử Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích vànguyên vọng chính đáng của nhân dân Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bómật thiết với nhân dân Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đếnnhững tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hộichủ nghĩa và của Đảng" [11, tr.65] Bí quyết của mọi thành công trong lãnhđạo và cầm quyền là tranh thủ được lòng dân: Đường lối, chính sách thuậnlòng dân, sự nghiệp của Đảng, của cách mạng trở thành sự nghiệp của nhândân Có dân giúp đỡ, tin tưởng, ủng hộ và bảo vệ thì chế độ mới bền vững

1.1.1.2 Khái niệm dân vận

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Dân vận là vận động tất cả lựclượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lựclượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việcChính phủ và Đoàn thể đã giao cho" [27, tr.698]

Dân vận được hình dung không chỉ ở con người và tổ chức mà được

hình dung là một hoạt động, bao gồm cả tuyên truyền, giảng giải, thuyết phục,vừa là phong trào xã hội, từ thi đua yêu nước, vận động đoàn kết, vừa là côngtác thực tế hàng ngày Đó là công tác để xây dựng xã hội, tổ chức cuộc sốngcho các cộng đồng dân cư, tham gia xây dựng chính thể, thực hành dân chủ,chống quan liêu tham nhũng, chống tham ô lãng phí

Mục đích của dân vận là làm cho nhân dân trưởng thành cả ý thức dânchủ và năng lực làm chủ, nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền nhànước và xây dựng các tổ chức, đoàn thể của mình Qua dân vận mà Đảng,

Trang 16

Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể cũng trưởng thành, do khắc phục đượcnhững yếu kém, lạc hậu, bất cập và phát huy được những ưu điểm, mặt mạnh,đảm bảo cho các tổ chức thể hiện đúng tính chất dân chủ, thực sự là tiếng nói

và ý chí của dân, là thực hiện đúng sự trao truyền, ủy quyền của người dân,thực hiện ý chí, quyền lực nhân dân, lợi ích, nguyện vọng của nhân dân Tùythuộc trạng thái, tinh chất và kết quả dân vận như thế nào mà niềm tin vàhành động của nhân dân, dựa trên các nền tảng khoa học, đạo đức và nhânvăn sẽ như thế ấy

Dân vận như một hàn thử biểu, một chất chỉ thị màu cho thấy Đảng,

Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tất cả hệ thống chính trị có ảnhhưởng, tác động đến dân như thế nào và uy tín đối với nhân dân, dân tộc và xãhội sẽ ra sao? Nói cách khác, qua thực trạng và kết quả dân vận mà đánh giáđược tác dụng và ảnh hưởng của Đảng, Nhà nước và các tổ chức trong côngtác vận động nhân dân; vì lợi ích và quyền làm chủ của nhân dân

Dân vận là thước đo của một xã hội phát triển, một nhà nước pháp

quyền, một nền dân chủ và hệ thống chính trị đổi mới, phát triển

Tầm quan trọng đặc biệt của "Dân vận" đòi hỏi hệ thống chính trị, vớiNhà nước là giường cột phải thực sự là hệ thống chính trị của dân, do dân, vìdân Hệ thống chính trị hiện nay đang ra sức đổi mới để khắc phục những yếukém và phát huy dân chủ làm cho hệ thống chính trị thực sự là của dân đểphục vụ dân Đổi mới toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực của đời sống, các thiếtchế và thể chế, trong đó có hệ thống chính trị để đáp ứng yêu cầu phát triểnbền vững, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và pháp chế

xã hội

Trong khái niệm dân vận, rõ ràng có chủ thể và đối tượng, có hoạt động

để thực hiện những quan hệ tương tác và chuyển hóa, có nhiệm vụ và mụcđích, có nội dung và phương pháp thực hiện, có điều kiện để đảm bảo đạtđược kết quả và hiệu quả Dân vừa là chủ thể, vừa là đối tượng, khách thể của

Trang 17

dân vận Với tư cách chủ thể, dân vừa là người chủ, làm chủ, dân cũng vừalàm dân vận, chứ không chỉ có Đảng hay các cán bộ chuyên trách dân vậnmới làm.

1.1.1.3 Khái niệm công tác dân vận

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh: Công tác dân vận là vận động nhândân làm cách mạng Toàn Đảng phải làm công tác dân vận, phụ trách công tácdân vận và chịu trách nhiệm cao nhất đối với công tác này bởi Đảng có trọngtrách lãnh đạo và cầm quyền Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh, công tác dân vậnkhông phải là nhiệm vụ của riêng của một cá nhân cán bộ, đảng viên hay tổchức nào Nghĩa là, mọi cấp chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, côngchức, viên chức, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang đều phải có trách nhiệm,thường xuyên làm công tác dân vận

Công tác dân vận của Đảng được thực hiện trong điều kiện "nước ta lànước dân chủ" và do vậy người dân được biết, được bàn, được làm, đượckiểm tra các công việc của Đảng và Chính phủ, trong đó có "công tác dânvận" Như vậy có thể hiểu rằng, trong công tác dân vận của Đảng không thểkhông tính đến dự luận xã hội từ phía người dân Điều này thể hiện đặc biệt rõtrong bối cảnh mô hình dân vận ở nước ta đang biến đổi từ mô hình cũ đặctrưng cho thời kỳ cách mạng, thời kỳ kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạchhóa tập trung quan liêu bao cấp sang thời kỳ đổi mới kinh tế theo cơ chế thịtrường Nếu dân vận là vận động nhân dân làm cách mạng để thực hiện mụctiêu giải phóng và phát triển, vì độc lập tự do của Tổ quốc và dân tộc, vì hạnhphúc cuộc sống của con người, vì dân chủ và quyền làm chủ thực chất củanhân dân thì công tác dân vận là công tác cách mạng do Đảng khởi xướng vàlãnh đạo thực hiện để đạt tới mục tiêu vĩ đại nêu trên Cũng có thể hình dungcông tác dân vận là một nhiệm vụ cách mạng ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, ởthời kỳ nào của cách mạng cũng có tầm chiến lược quan trọng Đó cũng là

Trang 18

thực hiện một phương thức, một điều kiện căn bản đảm bảo cho cách mạngthành công.

Công tác dân vận còn cần phải hình dung như một hoạt động diễn ratrong đời sống xã hội, trước hết trong đời sống chính trị của Đảng, Nhà nước,Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân Hoạt động đó phải tập hợp, thuhút, lôi cuốn và thúc đẩy đông đảo toàn dân tham gia Quần chúng nhân dântham gia vào hoạt động ấy, không phải ở tư thế thụ động, bị động, càng khôngphải do áp lực, buộc phải tham gia như thực hiện một quyết định hành chínhnào Hoàn toàn không phải như vậy, mà trái lại, chính quần chúng nhân dântham gia một cách chủ động, tự giác, tích cực vào hoạt động ấy với tư tư cáchchủ thể, tư cách người chủ, trên cơ sở dân giác ngộ, dân hiểu biết và dân tintưởng vào đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước Trong việc xác định

vị thế và vai trò của dân tham gia vào công tác dân vận, cần phải quán triệtquan điểm của Đảng từ vấn đề con người mà tập hợp đông đảo những conngười trong xã hội, đó là nhân dân

Công tác dân vận của Đảng rất quan trọng Trong điều kiện và bối cảnhhiện nay, nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của dân, trình độ của dân đã khác xa sovới trước Nhiều vấn đề mới, phức tạp luôn nảy sinh chưa hề có trong các giaiđoạn lịch sử trước đây Giải quyết mối quan hệ giữa Đảng với dân lúc này đòihỏi nhận thức mới, năng lực trí tuệ mới, phương pháp và phong cách mới mànổi bật là khoa học - dân chủ - nhân văn Đảng không chỉ lãnh đạo sự nghiệpđổi mới mà toàn Đảng phải coi đổi mới là trường học thực tiễn vĩ đại, toànĐảng phải học tập trong trường học ấy với người thầy vĩ đại của mình là cuộcsống, là dân tộc và nhân dân

Công tác dân vận do Đảng trực tiếp lãnh đạo là nhiệm vụ, trách nhiệm

tổ chức thực hiện của Nhà nước, chính quyền các cấp; Mặt trận Tổ quốc, đoànthể các cấp làm nòng cốt, tham mưu Công tác dân vận phải thu hút và lôicuốn sự tham gia, cộng đồng trách nhiệm, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác các

Trang 19

nguồn lực, phối hợp các nguồn lực và sáng kiến hoạt động của tất cả mọithành viên của hệ thống chính trị, của cộng đồng xã hội, dân tộc và tôn giáo,

kể cả sự tham gia của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài Nhìn từ phíaphương diện công tác xã hội và hoạt động xã hội, công tác dân vận thông quacác thiết chế tổ chức đại diện của quần chúng hoàn toàn có khả năng thu hút

sự hợp tác quốc tế bằng việc thiết lập các mối quan hệ với các đối tác tươngứng (các hội và hiệp hội, các tổ chức đoàn kết, hữu nghị với các nước, quốc

tế, khu vực và thế giới, các tổ chức nhân đạo vì hòa bình )

Để phát triển sự hợp tác, đoàn kết và hữu nghị giữa nhân dân Việt Namvới nhân dân các nước, còn phải đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao nhândân, một phương thức hỗ trợ rất có hiệu quả cho ngoại giao của Đảng và Nhànước, cùng đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước vì mục tiêu phục vụ cuộcsống của nhân dân

Công tác dân vận chính là toàn bộ hoạt động của Đảng Cộng sản nhằmvận động, thuyết phục, tập hợp, hướng dẫn mọi tầng lớp nhân dân tiến hành

sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo Thông qua công tác dân vận mà tăngcường mối liên hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân Trong điều kiện Đảngcầm quyền xây dựng chủ nghĩa xã hội, mối liên hệ đó được thể hiện bằngđường lối chính sách của Đảng và việc thực hiện đường lối chính sách đóthông qua Nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, thông qua các

tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội và tổ chức Đảng Mối liên hệ giữa Đảng vànhân dân là một tất yếu khách quan để giành thắng lợi của cách mạng

Công tác dân vận không chỉ là trực tiếp vận động mà còn có nhữnghoạt động không trực tiếp vận động: Dân vận chẳng những phải có người làmtuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng và chínhsách Nhà nước, tập hợp tổ chức phong trào thi đua trong nhân dân Điều này

đã thường làm từ trước đến nay và rất cần thiết, phải thường xuyên coi trọng,nhưng chưa đủ Dân vận còn là những hoạt động của tổ chức trong hệ thống

Trang 20

chính trị và hoạt động của cá nhân ảnh hưởng làm thay đổi nhận thức, thayđổi hành động của người dân theo chiều hướng tiến bộ, cách mạng Như vậydân vận không chỉ có những hoạt động trực tiếp vận động nhân dân mà còn cónhững hoạt động gián tiếp như: xây dựng đường lối, quan điểm, luật pháp, cơchế chính sách; sự trong sạch của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể; sựgương mẫu của cán bộ, đảng viên, công chức, việc chức Những hoạt độngkhông trực tiếp vận động này lại là yếu tố cơ bản, giải pháp cơ bản của côngtác dân vận Vấn đề đặt ra ở đây là nghiên cứu và xây dựng quan điểm, giảipháp cho công tác dân vận lại phải coi trọng việc nghiên cứu tìm ra cả trongcác giải pháp trực tiếp và giải pháp gián tiếp về xây dựng Đảng, Nhà nướctrong sạch, vững mạnh; đường lối, chủ trương, cơ chế chính sách thực sự vìdân, do dân và xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chứcgương mẫu cho nhân dân noi theo để làm cơ sở tuyên truyền, vận động nhândân tin Đảng, theo Đảng làm cách mạng.

Công tác dân vận phải chú ý việc an dân và quan trọng hơn là phải cógiải pháp để phát huy sức mạnh của nhân dân Phải tập trung quan tâm lãnhđạo, chỉ đạo chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, xây dựng đoàn kết và sựđồng thuận trong nhân dân; đồng thời phải chăm lo tìm các giải pháp độngviên, bảo đảm phát huy quyền làm chủ và khơi dậy các tiềm năng, sức mạnhtrí tuệ, sự sáng tạo và sức mạnh nội lực của nhân dân; dựa vào dân để xâydựng Đảng, chính quyền vững mạnh; dựa vào dân để thực hiện sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương,đơn vị Tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng vàchính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân,tạo phong trào cách mạng rộng lớn, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiệnthành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Công tác Dân vận phải được phân công rõ trách nhiệm cho các tổ chứctrong hệ thống chính trị Khi bàn tới công tác dân vận phải bàn tới đối tượng

Trang 21

dân vận là dân và ai làm dân vận, phân công trách nhiệm như thế nào Nghịquyết số 25 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về "Tăng cường

và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hìnhmới" đã chỉ rõ: "Công tác dân vận là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị,của mọi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên cácđoàn thể nhân dân, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Trong đó Đảng lãnhđạo, chính quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận, các đoàn thể làm tham mưu,nòng cốt" [12, tr.2] Đảng lãnh đạo chính quyền tổ chức thực hiện toàn bộcông tác dân vận; Mặt trận, đoàn thể làm tham mưu nòng cốt là quan điểmmới, là bước phát triển quan trọng về lý luận công tác dân vận của Đảng ta

1.1.2 Nội dung và lực lượng làm công tác dân vận

1.1.2.1 Nội dung của công tác dân vận

Mục tiêu công tác dân vận của Đảng chính là mục tiêu chung của cáchmạng Việt Nam Mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể đềuhướng tới mục tiêu: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, thực hiện dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước tiến lênchủ nghĩa xã hội Đảng ta chỉ rõ: “Các tổ chức Đảng từ Trung ương đến chi

bộ phải lấy công tác vận động và chăm lo lợi ích của quần chúng làm một nộidung chủ yếu trong hoạt động của mình”

Nội dung công tác dân vận của Đảng bao gồm hai vấn đề lớn là thựchiện các nhiệm vụ chính trị và chăm lo lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhândân

Về thực hiện các nhiệm vụ chính trị, tổ chức Đảng và các tổ chức trong

hệ thống chính trị có nhiệm vụ:

Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao trình độ mọi mặt của nhân dân nhưgiáo dục chính trị - tư tưởng, giáo dục đạo đức, nếp sống; nâng cao trình độvăn hóa, khoa học - kỹ thuật,… của nhân dân

Trang 22

Tạo tiền đề vật chất và pháp lý để động viên, khích lệ, vận động nhândân tổ chức thành phong trào thi đua yêu nước nhằm thực hiện thắng lợi mọichủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội,

an ninh quốc phòng

Vận động, tập hợp, khuyến khích nhân dân tham gia vào các loại hình

tổ chức khác nhau bao gồm: các đoàn thể chính trị - xã hội; các tổ chức xã hộinghề nghiệp; tổ chức nhân đạo, từ thiện; tổ chức hữu nghị; các hình thức tổchức và hoạt động đa dạng khác như câu lạc bộ, các loại hình tự quản ở cơ sở,

tổ hòa giải, nhóm nhu cầu, sở thích,

Về chăm lo lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân, tổ chức Đảng

và các tổ chức trong hệ thống chính trị có nhiệm vụ:

Cải thiện dân sinh, tức là chăm lo nâng cao đời sống vật chất và tinhthần của mỗi người dân và cả cộng đồng dân cư, bao gồm các điều kiện về ăn,

ở, mặc, học hành, đi lại, bảo vệ sức khỏe, nghỉ ngơi, môi trường sống,…

Nâng cao dân trí: làm sao cho nhân dân ai cũng được học hành, đượcnâng cao trình độ văn hóa, khoa học - kỹ thuật, được hưởng thụ văn hóa, nghệthuật, thông tin, được chăm lo lợi ích xã hội: y tế, thể thao, du lịch; chăm lolợi ích tâm tinh, thực hiện tự do tín ngưỡng; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Phát huy dân chủ, đảm bảo quyền làm chủ thực sự của nhân dân trêncác lĩnh vực của đời sống xã hội thông qua Nhà nước, các đoàn thể nhân dân

và làm chủ trực tiếp

1.1.2.2 Lực lượng làm công tác dân vận

Trong mọi thời kỳ cách mạng, công tác dân vận luôn có tầm chiến lượchết sức quan trọng, là một trong những nhân tố góp phần quyết định thắng lợicủa dân tộc Vậy ai là người có trách nhiệm làm công tác dân vận? Trong bàibáo "Dân vận", Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Tất cả cán bộ chính quyền, tất

cả cán bộ Đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân (Liên Việt,Việt Minh, ) đều phải phụ trách dân vận" [27, tr.699] Qua thực tiễn cách

Trang 23

mạng, cũng như quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta có thể khẳngđịnh tất cả cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân đều là lựclượng làm dân vận Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, mỗi thànhviên trong hệ thống chính trị phải làm công tác dân vận theo những phươngthức khác nhau và phải luôn phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình làmdân vận.

Đảng phải đề ra đường lối, chính sách và phương thức lãnh đạo các giaicấp, tầng lớp nhân dân một cách phù hợp để đường lối, chính sách của Đảng

đi vào lòng dân, khơi dậy và phát huy tính tích cực, sáng tạo của mỗi ngườidân để mỗi người dân có thể phát huy nội lực, tự giác và quyết tâm đóng góptrí tuệ, công sức, tiền của thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhànước Muốn vậy, mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trước khithông qua, ban hành, cần trưng cầu dân ý và thực hiện đúng lời dạy của Chủtịch Hồ Chí Minh, đó là: Luôn luôn gần gũi nhân dân; ra sức nghe ngóng vàhiểu biết nhân dân; học hỏi nhân dân; lãnh đạo nhân dân bằng cách tuyêntruyền, giải thích, cổ động, giáo dục, tổ chức, dựa vào nhân dân để thực hiệnnguyện vọng chính đáng của nhân dân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định

“Có biết làm học trò dân, mới làm được thầy học dân" [28, tr.88-89] Hiện nay,chúng ta đang đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh, trong đó có nội dung học cách làm dân vận của Người Rõ ràng, học cáchlàm dân vận của Bác sẽ thu hút được trí tuệ của toàn dân, của toàn xã hội vàoviệc hoạch định chính sách sát với thực tế, mang tính khả thi cao

Dân vận không chỉ là công việc của Đảng, mà còn là công việc củachính quyền Chính quyền và cán bộ của chính quyền phải coi trọng và thamgia công tác dân vận Theo Hồ Chí Minh, mọi tổ chức, mọi quyền lực, mọicán bộ nhân viên Nhà nước đều không được quên rằng:

“Nhiệm vụ của Chính quyền ta và Đoàn thể ta là phụng sự nhân dân.Nghĩa là làm đầy tớ cho dân

Trang 24

Đã phụng sự nhân dân, thì phải phụng sự cho ra trò Nghĩa là việc gì lợicho dân, thì phải làm cho kỳ được Việc gì hại cho dân, thì phải hết sức tránh”[28, tr.88]

Theo Hồ Chí Minh, Nhà nước làm việc là vì lợi ích của nhân dân do đóNhà nước phải là người đại diện trung thành của nhân dân Mọi cán bộ, nhânviên Nhà nước không thể là "quan cách mạng", mà phải là "đầy tớ" của nhândân, mà đầy tớ "làm việc cho nhân dân phải làm cho tốt" Phục vụ nhân dântrở thành điều kiện tồn tại của Nhà nước, của Chính phủ Hồ Chí Minh cònnhấn mạnh: "Chính phủ nhân dân bao giờ cũng phải đặt quyền lợi dân lên trênhết thảy" [28, tr.22]; "Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chínhphủ" [27, tr.60]

Sức mạnh của Đảng, của Nhà nước là ở sự gắn bó máu thịt với nhândân Trách nhiệm dân vận của cơ quan chính quyền xuất phát từ bản chấtcủa Nhà nước ta - Nhà nước của dân, do dân, vì dân Khi Đảng trở thànhĐảng cầm quyền, mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân chủ yếu thông quamối quan hệ giữa chính quyền với nhân dân Chính quyền làm tốt thì Đảng

có uy tín; ngược lại, chính quyền phục vụ nhân dân không chu đáo, cán bộcửa quyền, hách dịch thì uy tín của Đảng sẽ giảm Với chức năng và nhiệm

vụ quản lý nhà nước, quản lý xã hội, hầu hết các hoạt động của cơ quanchính quyền đều có quan hệ với đông đảo nhân dân; tác động trực tiếp đếnđời sống vật chất và tinh thần, đến tư tưởng và tình cảm, đến việc thực hiệncác quyền và nghĩa vụ của công dân, cho nên cơ quan chính quyền, cán bộchính quyền phải làm công tác dân vận Cấp uỷ Đảng phải lãnh đạo cơquan chính quyền thực hiện thường xuyên và có hiệu quả công tác dân vậntrên các lĩnh vực theo chức trách và khả năng của chính quyền

Chính quyền làm dân vận bằng các chính sách đúng đắn trên tất cả cáclĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng; bằng việc

tổ chức điều hành để giải quyết đúng đắn, hiệu quả các vấn đề liên quan đến

Trang 25

dân Đồng thời, Chính quyền làm dân vận bằng việc phối hợp với Mặt trận

Tổ quốc, các đoàn thể động viên nhân dân tham gia các phong trào hànhđộng cách mạng và xây dựng chính quyền Chính sách đúng, cơ chế tốt, khiđược phổ biến đến dân, dân hiểu rõ thì tự nó tạo ra sự phấn khởi, hào hứngtrong nhân dân, củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và

sự quản lý của Nhà nước Chính sách và cơ chế tác động trực tiếp đến đờisống của nhân dân, đến tư tưởng và hành động của nhân dân Chính sáchđúng, cơ chế không tốt hoặc ngược lại thì không có phương pháp vận độngnào có thể làm cho nhân dân tin tưởng, phấn khởi và hành động có kết quả

Hồ Chí Minh chỉ rõ:

Chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi

Song từ nguồn gốc đi đến thắng lợi thực sự, còn phải tổ chức, phải đấutranh

Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chínhsách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểmtra Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích [27, tr.520]

Do đó, cơ quan chính quyền và cán bộ chính quyền phải hiểu rằngchính sách đúng, cơ chế tốt là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của Nhà nước,của cơ quan chính quyền để phục vụ nhân dân và động viên, phát huy sứcmạnh của nhân dân

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân là người đại diện cho lợiích chung và lợi ích riêng của từng giai cấp, từng tầng lớp nhân dân, đồngthời là cầu nối của Đảng, Nhà nước với nhân dân Chủ tịch Hồ Chí Minhkhẳng định: "Những đoàn thể ấy là tổ chức của dân, phấn đấu cho dân, bênhvực quyền của dân, liên lạc mật thiết nhân dân với Chính phủ" [27, tr.520].Như vậy, bản chất của đoàn thể nhân dân là tổ chức của dân, do đó vai trò củaMặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân là phải vận động quần chúng baogồm các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội tham gia vào các tổ chức của

Trang 26

mình Công tác vận động quần chúng phải dựa trên chiến lược: "Đoàn kết,đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công!" [32, tr.607].

Đối với Mặt trận Tổ quốc, Hồ Chí Minh căn dặn:

Chính sách Mặt trận là một chính sách quan trọng Công tác mặt trận làmột công tác rất quan trọng trong toàn bộ công tác cách mạng Trong cáchmạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa,Mặt trận dân tộc thống nhất vẫn là một trong những lực lượng to lớn của cáchmạng Việt Nam

Chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ các tầng lớp nhân dân, động viên lựclượng của nhân dân,

Phải đoàn kết tốt các đảng phái, các đoàn thể, các nhân sĩ

Phải đoàn kết các dân tộc anh em, cùng nhau xây dựng Tổ quốc

Phải đoàn kết chặt chẽ giữa đồng bào lương và đồng bào các tôn giáo, [32, tr.605-606]

Hồ Chí Minh hết sức quan tâm đến công tác vận động, thu hút, tập hợpđoàn viên, hội viên của các đoàn thể và các hội quần chúng để từ đó phát triểnphong trào không ngừng lớn mạnh Người nhắc nhở Đoàn Thanh niên rằng:

"Nhiệm vụ của các bạn là phải tìm đủ mọi cách để gây một phong trào thanhniên to lớn và mạnh mẽ" [27, tr.185]; đoàn viên, thanh niên luôn phải đi đầutrong các phong trào cách mạng Tổ chức "Đoàn Thanh niên Lao động phải làcánh tay đắc lực của Đảng trong việc tổ chức và giáo dục thế hệ thanh niên vànhi đồng thành những chiến sĩ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựngchủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản" [32, tr.21] Để thu hút, tập hợp lựclượng đông đảo của đoàn viên, thanh niên cho sự nghiệp cách mạng, Ngườicòn căn dặn: "Về phần mình, thì Đoàn phải nghiên cứu tìm ra những hìnhthức và phương pháp thích hợp để đoàn kết và tổ chức thanh niên một cáchrộng rãi và vững chắc, để làm tròn nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao phócho thanh niên, cho Đoàn" [30, tr.263]

Trang 27

Đối với phụ nữ, Hồ Chí Minh nhận thức rõ vị trí và vai trò quan trọngcủa chị em trong sự nghiệp cách mạng, Người khẳng định: "Trong lịch sửcách mệnh chẳng có lần nào là không có đàn bà con gái tham gia Vậy nênmuốn thế giới cách mệnh thành công, thì phải vận động đàn bà con gái côngnông các nước" [24, tr.288] Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc tổchức, động viên, lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia vào sự nghiệp cứunước, xây dựng nước nhà Người khẳng định:

"Phụ nữ ta chẳng tầm thường,

Đánh Đông, dẹp Bắc làm gương để đời" [25, tr.222]

Khơi dậy niềm tự hào của phụ nữ Việt Nam, Người động viên chị emtham gia vào Hội Việt Minh, thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Người nói:

"Hội Liên hiệp Phụ nữ phải là lực lượng mạnh mẽ giúp Đảng động viên, tổchức và lãnh đạo phụ nữ tiến lên chủ nghĩa xã hội " [32, tr.21]

Đối với nông dân, Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Vận động nông dân là phảivận thế nào cho toàn thể nông dân động, nghĩa là: làm cho nông dân hiểu rõquyền lợi của dân tộc và của giới mình; làm cho nông dân vào Hội Nông dâncứu quốc cho đông để phấn đấu cho mục đích của mình và tích cực tham giacông cuộc kháng chiến kiến quốc" [27, tr.711]

Như vậy, theo Hồ Chí Minh, lực lượng làm công tác dân vận không chỉ

là lực lượng của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, mà còn là lực lượng của toàn

bộ hệ thống chính trị, đi đầu là các tổ chức Đảng, chính quyền rồi đến Mặttrận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân Phải có nhận thức đầy đủ như vậy,chúng ta mới thực sự đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vậntheo quan điểm "Quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân" [27, tr.698]; "Trongbầu trời không gì quý bằng nhân dân Trong thế giới không gì mạnh bằng lựclượng đoàn kết của nhân dân" [30, tr.276]

Trang 28

1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận

1.2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của công tác dân vận

Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ViệtNam, ông cha ta luôn biết dựa vào dân, phát huy lực lượng to lớn của toàndân để tiến hành cuộc đấu tranh chống thiên tai và chống giặc ngoại xâm Bàihọc “Nước lấy dân làm gốc” đã được áp dụng trong nhiều thời kỳ, tạo nên sứcmạnh để dân ta trường tồn, chấn hưng nền văn hoá dân tộc và chiến thắngnhiều kẻ thù lớn mạnh hơn ta gấp bội lần

Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy rất rõ sức mạnh to lớn của quần chúngnhân dân khi được tổ chức, lãnh đạo Vì vậy, Người luôn coi công tác vậnđộng nhân dân là công tác hết sức quan trọng, có tính chiến lược quyết địnhthắng lợi của cách mạng Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn đạt chân lý

ấy bằng những lời giản dị Bác nói: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhândân Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”[30, tr.276];

"Nước lấy dân làm gốc

Gốc có vững cây mới bền, Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân" [27, tr.409-410] Người coi dân là chủ xã hội, là gốc của nước, mọi quyền hành và lựclượng đều phải ở nơi dân Người luôn luôn tin ở nhân dân và đánh giá đúngvai trò của nhân dân Người khẳng định: “Cách mạng là sự nghiệp của quầnchúng chứ không phải là sự nghiệp của cá nhân anh hùng nào Thành côngcủa Đảng ta là ở nơi Đảng ta đã tổ chức và phát huy lực lượng cách mạng

vô tận của nhân dân” [32, tr.197]; “Kinh nghiệm trong nước và các nướccho chúng ta biết: có lực lượng dân chúng việc to tát mấy, khó khăn mấylàm cũng được Không có, thì việc gì làm cũng không xong” [27, tr.295]

Vì vậy, Hồ Chí Minh luôn xem công tác dân vận là nhiệm vụ cốt yếu của

Trang 29

Đảng và của cả hệ thống chính trị Theo Người, muốn làm cách mạngthành công thì phải làm tốt công tác dân vận.

Trong bài báo “Dân vận” (đăng trên báo Sự thật ngày 15 tháng 10 năm1949) thể hiện rõ nét sự quan tâm đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh về côngtác vận động nhân dân trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng và bảo vệ Tổquốc Hồ Chí Minh nêu lên những quan điểm, tư tưởng, phương châm, nội dung

và mục tiêu công tác vận động nhân dân rất sâu sắc, có tính chỉ đạo chiếnlược và có thể xem đây là một cương lĩnh trong công tác dân vận Trước hết,Người khẳng định vai trò hết sức to lớn, quan trọng của nhân dân đối với sựnghiệp cách mạng nước ta Người viết: “Quyền hành và lực lượng đều nơidân” [27, tr.698] Sau đó, Người chỉ rõ thế nào là công tác dân vận và tầm quantrọng của công tác này Người viết: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng củamỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàndân ” [27, tr.698]là làm cho dân được làm chủ, được hưởng quyền dân chủ.Người còn khẳng định: “Lực lượng của dân rất to Việc dân vận rất quan trọng.Dân vận kém thì việc gì cũng kém Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”[27, tr.700]

Như vậy, theo Hồ Chí Minh, công tác dân vận có vị trí, vai trò hết sức quantrọng, quyết định sự thành công hay thất bại của cách mạng

1.2.2 Hồ Chí Minh với những yêu cầu đối với người cán bộ dân vận

Cán bộ dân vận là người trực tiếp gần gũi với dân, làm việc với dân nênphải làm sao để dân nghe, dân tin và dân làm theo Chủ tịch Hồ Chí Minhkhẳng định: "Những người phụ trách dân vận cần phải óc nghĩ, mắt trông, tainghe, chân đi, miệng nói, tay làm Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viếtmệnh lệnh Họ phải thật thà nhúng tay vào việc" [27, tr.699]

Như vậy, theo Hồ Chí Minh để công tác vận động có hiệu quả, ngườicán bộ dân vận phải có phương pháp, tác phong công tác khoa học, sâu sát, tỉ

Trang 30

mỉ và thiết thực; tuyệt đối không được làm việc qua loa, đại khái, giản đơn;hết sức tránh những biểu hiện lời nói không đi đôi với việc làm, hoặc "đánhtrống bỏ dùi" Cán bộ dân vận phải sống trong lòng dân, sát cơ sở, sát thực tế;đến với nhân dân để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, giúp nhândân giải quyết các công việc cụ thể, đề xuất chính sách hoặc điều chỉnh chínhsách cho phù hợp; vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách

Cán bộ dân vận không chỉ biết nói theo nghị quyết, hô hào động viênquần chúng, mà phải "thật thà nhúng tay vào việc", thậm chí cầm tay chỉ việccho dân làm Muốn vậy cán bộ dân vận phải có năng lực thực sự, có kiến thức ởnhiều lĩnh vực công tác để cùng nhân dân thực hiện các công việc chung Cán

bộ dân vận cần có khả năng tổ chức, vận động, thuyết phục; có phương pháp,tác phong quần chúng và có tư cách phẩm chất cách mạng

Đối tượng của cán bộ dân vận rất phong phú và đa dạng về trình độ nhậnthức, về quan điểm, chính kiến, nguyện vọng và quyền lợi khác nhau vì thếtrước một vấn đề nào đó thường khó để có sự nhất trí cao ngay từ đầu, thậmchí có thể sẽ có nhiều ý kiến, quan điểm mâu thuẫn, đối lập Người cán bộdân vận phải kiên trì lắng nghe, tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục

để đi đến nhất trí, từ đó mới cùng bàn bạc cách thức tổ chức thực hiện

Người làm công tác dân vận phải có tác phong giản dị, chân thành, gắn

bó với nhân dân Có như vậy nhân dân mới tin tưởng bộc lộ hết tâm tư,nguyện vọng và cán bộ dân vận mới nắm bắt được tình hình một cách đầy đủ

và chính xác nhất để từ đó tham mưu cho cấp ủy, chính quyền có chủ trương,đường lối đúng đắn và giải pháp thích hợp Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phêphán tác phong quan liêu "bàn giấy" của nhiều cán bộ, đảng viên như sau:

"Thích làm việc bằng giấy tờ thật nhiều Ngồi một nơi chỉ tay năm ngónkhông chịu xuống địa phương kiểm tra công tác và để chỉ vạch những kếhoạch thi hành chỉ thị, nghị quyết của Đoàn thể cho chu đáo Những chỉ thị,nghị quyết cấp trên gửi xuống các địa phương có thực hiện được hay không,

Trang 31

các đồng chí cũng không biết đến" [27, tr.73] Bệnh quan liêu, giấy tờ sẽ dẫnđến hậu quả hết sức tai hại Người từng khẳng định: "Cái lối làm việc như vậyrất có hại Nó làm cho chúng ta không đi sát phong trào, không hiểu rõ đượctình hình bên dưới, cho nên phần nhiều chủ trương của chúng ta không thihành được đến nơi đến chốn" [27, tr.73] Tác hại hơn, bệnh quan liêu thường

đi liền với tác phong chuyên quyền, độc đoán, mất dân chủ Đây là một trongnhững nguyên nhân dẫn đến quan hệ Đảng - Dân bị giảm sút

Để làm tốt công tác vận động nhân dân, người cán bộ dân vận còn phảihiểu thấu đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhànước; hiểu thấu cách làm, rồi đi vào quần chúng, khéo giải thích cho nhân dânhiểu rõ thì sẽ tập hợp được sức mạnh, các tầng lớp nhân dân sẽ hăng hái hưởngứng, tham gia tích cực mọi công việc

Muốn đạt hiệu quả trong công tác dân vận, cán bộ dân vận phải tin vàolực lượng, sức mạnh của nhân dân và phải được dân tin Trong quá trình lãnhđạo cách mạng Việt Nam, bài học luôn luôn tin tưởng vào nhân dân, gắn bó máuthịt với nhân dân là bài học quan trọng trong công tác dân vận của Đảng Có dân

là có tất cả, biết dựa vào dân, phát huy tài dân, lòng dân, sức dân để vượt quamọi khó khăn, thử thách, đem lại thắng lợi cho cách mạng Do đó, về lựa chọncán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải lựa chọn "Những người liên lạc mậtthiết với dân chúng, hiểu biết dân chúng Luôn luôn chú ý đến lợi ích của dânchúng Như thế, thì dân chúng mới tin cậy cán bộ và nhận cán bộ đó là ngườilãnh đạo của họ" [27, tr.275]

Tạo được lòng tin trong nhân là vấn đề quan trọng trong công tác dânvận Một khi nhân dân đã mất niềm tin thì công tác vận động sẽ trở nên vônghĩa, hiệu quả thấp, thậm chí có thể tác động ngược lại Muốn có niềm tin vàgiữ được niềm tin, cán bộ dân vận phải luôn bắt đầu từ nguyên tắc "lấy dânlàm gốc" và "bao nhiêu lợi ích đều vì dân"; đồng thời phải có đầy đủ uy tín, tưcách, đạo đức, tài năng để động viên, lôi cuốn và thuyết phục nhân dân

Trang 32

Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên, người làm công tácdân vận phải đầu tàu, gương mẫu Theo Người, không gương mẫu, cán bộ,đảng viên không làm dân vận được Sự gương mẫu của người cán bộ dân vậnphải bằng hành động thiết thực, không được chỉ nói suông; phải thực sự xungphong, đi đầu trong các phong trào tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm,chống quan liêu mệnh lệnh, chống tham ô, lãng phí Người viết: "Nhữngngười phụ trách dân vận cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệngnói, tay làm Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh Họ phảithật thà nhúng tay vào việc" [27, tr.699]; "Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làmgương cho người khác bắt chước Nếu miệng thì tuyên truyền bảo người tasiêng làm, mà tự mình thì ăn trưa, ngủ trễ; bảo người ta tiết kiệm, mà tự mìnhthì xa xỉ, lung tung, thì tuyên truyền một trăm năm cũng vô ích" [27, tr.108].

"Nói miệng, ai cũng nói được Ta cần phải thực hành Kháng chiến, kiến quốc,

ta phải cần kiệm Nhưng tự mình phải cần và kiệm trước đã Trước hết, mìnhphải làm gương, gắng làm gương trong anh em và khi đi công tác, gắng làmgương cho dân Làm gương về cả ba mặt: tinh thần, vật chất và văn hoá" [26,tr.150] "Tuyên truyền phải miệng nói tay làm, phải tuỳ hoàn cảnh mà tổ chứcgiúp đỡ nhân dân thực sự, không phải chỉ dân vận bằng diễn thuyết Muốn vậycán bộ phải làm gương mẫu" [28, tr.320] "Cán bộ, đảng viên, đoàn viên phảigương mẫu, phải thiết thực, miệng nói tay làm để làm gương cho nhân dân.Nói hay mà không làm thì vô ích cán bộ, đảng viên, đoàn viên phải miệngnói tay làm, phải xung phong gương mẫu" [33, tr.136-137]

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn mạnh vai trò của cán bộ trongcông tác dân vận; đồng thời Người cũng chỉ rõ ở nhiều nơi một số cán bộ xemnhẹ công tác dân vận, quan liêu, mệnh lệnh, sống xa dân; không biết cáchtuyên truyền vận động; ít xuống cơ sở tiếp xúc dân; chỉ thích nói cho dânnghe mà ít nghe dân nói nguyện vọng, tâm tư, nhu cầu của mình Không ítcán bộ, nhân viên trong cơ quan Nhà nước không biết cách tuyên truyền,

Trang 33

thuyết phục nhân dân, thích ngồi bàn giấy để ra các quyết định quản lý Thái

độ quan liêu, thờ ơ, bàng quang của cán bộ, đảng viên trước những nguyệnvọng của dân sẽ dẫn đến suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, đốivới chính quyền

Đối với người cán bộ dân vận phải tận tâm, tận tụy, yêu nghề, sẵn sàngnhận nhiệm vụ ở mọi lúc, mọi nơi; phải say mê nghiên cứu, tìm tòi, tích lũykinh nghiệm, đề xuất những vấn đề liên quan đến nhân dân, vì lợi ích củanhân dân; sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích của nhân dân, vì phongtrào chung; phải trăn trở trước những khó khăn trong đời sống xã hội; thườngxuyên sâu sát để lắng nghe, nắm bắt những vấn đề bức xúc, nổi cộm của dân,tích cực đề xuất giải pháp giải quyết có hiệu quả để đem lại lợi ích cho nhândân Người cán bộ dân vận “Có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhândân và hoan nghênh nhân dân phê bình mình” [28, tr.293]

Nói tóm lại, cán bộ dân vận phải sống trong lòng dân, phải “Đến từngngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, phải “Đi dân nhớ, ở dân thương, làmdân tin” Xây dựng đội ngũ cán bộ dân vận có phẩm chất đạo đức trongsáng, có năng lực thực tiễn, sâu sát cơ sở, thực sự “Gần dân, hiểu dân, họcdân và có trách nhiệm với dân” là cơ sở của “Dân vận khéo”, là con đườngdẫn tới sự thành công "Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công" [27,tr.700]

1.3 Xây dựng nông thôn mới và vai trò công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới

1.3.1 Nông thôn và nông thôn mới

- Khái niệm “nông thôn”

“Nông thôn” là khái niệm thông dụng, nhưng có nội hàm rộng Trongquan niệm của người Việt, khái niệm “nông thôn” thường đồng nghĩa vớilàng, xóm, thôn , đó là môi trường kinh tế sản xuất chủ yếu với nghề trồnglúa nước cổ truyền, không gian sinh tồn, không gian xã hội và cảnh quan văn

Trang 34

hóa xây đắp nên nền tảng tinh thần, tạo thành lối sống, cốt cách và bản lĩnhcủa người Việt.

Khi bàn về khái niệm nông thôn, người ta thường so sánh nông thônvới đô thị Có ý kiến cho rằng, khi xem xét nông thôn nên dùng chỉ tiêu mật

độ dân số (số lượng dân cư ở nông thôn thấp hơn so với đô thị) Có quan điểmcho rằng cần dựa vào tiêu chí trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng (cơ sở hạtầng nông thôn không phát triển bằng thành thị) Quan điểm khác lại cho rằngnên dựa vào tiêu chí trình độ tiếp cận thị trường, phát triển hàng hoá để xácđịnh vùng nông thôn (nông thôn có trình độ sản xuất hàng hoá và khả năngtiếp cận thị trường thấp hơn so với đô thị) Hay có quan điểm cho rằng vùngnông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp là chủ yếu, tức là nguồn sinh kếchính của cư dân nông thôn trong vùng là từ hoạt động sản xuất nôngnghiệp Những ý kiến này chỉ đúng trong từng khía cạnh cụ thể, từng nướcnhất định; phụ thuộc vào trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế, cơ chế áp dụngcho từng nền kinh tế

Như vậy, khái niệm “nông thôn” chỉ có tính chất tương đối, có thể thayđổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc giatrên thế giới Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam chúng ta có thể hiểu:

“Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nôngdân Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá - xã hội

và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng củacác tổ chức khác”

Nông thôn nước ta là khu vực rộng lớn và đông dân nhất, đa dạng

về thành phần tộc người, về văn hóa; là nơi bảo tồn, lưu giữ các phongtục, tập quán của cộng đồng

Hệ thống xã hội nông thôn Việt Nam được khái quát theo bốn đặctrưng cơ bản sau:

Trang 35

Một là, kết cấu hạ tầng của nông thôn cơ bản vẫn còn thấp kém, lạc

hậu

Hai là, cơ cấu kinh tế nông thôn cơ bản vẫn mang tính thuần nông; cư

dân sinh sống ở đây đa phần là nông dân, các nhóm thợ thủ công nghiệp,buôn bán nhỏ

Ba là, quan hệ, tổ chức cộng đồng trong nông thôn truyền thống thường

diễn ra trong phạm vi làng, xã, dựa trên cơ sở huyết thống nên hết sức gầngũi, gắn bó

Bốn là, sinh hoạt văn hóa ở nông thôn mang tính cổ truyền, thể hiện

đậm nét bản sắc dân tộc

- Khái niệm “nông thôn mới”

Hiện nay, có nhiều quan niệm, cách hiểu khác nhau xung quanh kháiniệm Nông thôn mới Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấphành Trung ương Đảng khóa X đưa ra mục tiêu xây dựng nông thôn mới là

“Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấukinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với pháttriển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổnđịnh, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinhthái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảngđược tăng cường” Quyết định số 800-QĐ/TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn

mới giai đoạn 2010 - 2020 xác định mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết

cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức

tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp,dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôndân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảovệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dânngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [40, tr.1]

Trang 36

Với tinh thần đó, nông thôn mới có năm nội dung cơ bản: Một là, nông thôn có làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; Hai là sản xuất bền vững, theo hướng hàng hóa; Ba là đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; Bốn là bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển; Năm là xã hội nông thôn được quản lý tốt và dân chủ.

Nông thôn mới còn thực hiện chức năng rất quan trọng - chức năngsinh thái Nếu sản xuất công nghiệp phát triển phá vỡ mối quan hệ tự nhiênvốn có giữa con người và thiên nhiên, thì sản xuất nông nghiệp lại có chứcnăng phục vụ hệ thống sinh thái, luôn luôn làm cho con người gần gũi, gắnchặt với thiên nhiên và dung dưỡng thiên nhiên Vì vậy, xây dựng nông thôncần hạn chế việc gạch hóa, bê tông hóa, phố hóa các làng quê truyền thống

Nghị quyết Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định: “Triển khai xâydựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm cụ thể từng vùng theo các bước đi

cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy những truyền thốngvăn hóa tốt đẹp của nông thôn Việt Nam Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầngnông thôn Tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư củadoạnh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động”

1.3.2 Nội dung xây dựng nông thôn mới

Nông thôn mới ở nước ta hiện nay được xây dựng theo “Bộ tiêu chíquốc gia về xây dựng nông thôn mới” của Chính phủ (ban hành kèm theoquyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009), bao gồm 19 tiêu chí: quy hoạch

và thực hiện quy hoạch; giao thông; thủy lợi; điện; trường học; cơ sở vật chấtvăn hóa; chợ nông thôn; bưu điện; nhà ở dân cư; thu nhập; hộ nghèo; cơ cấulao động; hình thức tổ chức sản xuất; giáo dục; y tế; văn hóa; môi trường; hệthống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; an ninh, trật tự xã hội được giữvững

Các tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới có thể chia thành 5nhóm, bao gồm: Nhóm tiêu chí Quy hoạch (có 1 tiêu chí); nhóm tiêu chí về

Trang 37

Hạ tầng kinh tế - xã hội (có 08 tiêu chí); nhóm tiêu chí về Kinh tế và Tổ chứcsản xuất (có 04 tiêu chí); nhóm tiêu chí về Văn hóa - Xã hội - Môi trường (có

04 tiêu chí) và nhóm tiêu chí về Hệ thống chính trị (có 02 tiêu chí)

- Về quy hoạch nông thôn mới

Đây là nội dung tiền đề phải được triển khai thực hiện trước một bước

để làm cơ sở thực hiện có hiệu quả các nội dung khác Khi triển khai quyhoạch phải rà soát, kế thừa, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch đã có, xâydựng các quy hoạch theo yêu cầu của Chương trình xây dựng nông thôn mới(quy hoạch chung, quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng, quy hoạch các khudân cư, quy hoạch sản xuất )

- Về xây dựng cơ sở hạ tầng

Đây là nội dung quan trọng để thúc đẩy sản xuất, cải thiện điều kiệnsống của nhân dân Để chuẩn bị thực hiện nội dung này, trước hết phải khảosát, đánh giá thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có và dựa trên các tiêu chí

về cơ sở hạ tầng của xã nông thôn mới để xác định những việc cần làm,những công trình cần xây dựng, đưa ra nhân dân thảo luận, lựa chọn cách làm

và thứ tự ưu tiên làm trước, làm sau theo hướng với những công trình đã cóthì tập trung cải tạo, nâng cấp để đạt chuẩn, chỉ xây dựng mới những côngtrình chưa có Những công trình có yêu cầu kỹ thuật phức tạp, vốn lớn, mớilập dự án đầu tư và đấu thầu thi công, còn chủ yếu chỉ lập báo cáo kinh tế kỹthuật rồi tổ chức để nhân dân trong xã tự làm, có sự giám sát của cộng đồng

Việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đòi hỏi một lượng vốn lớn, theoquan điểm phát huy nội lực, vì vậy, cần tuyên truyền vận động, huy động sựtham gia đóng góp của nhân dân với nhiều hình thức đa dạng, như đóng gópbằng tiền, vật liệu, ngày công và hiến đất để phục vụ xây dựng các công trình(mở rộng đường, xây dựng kênh mương, trường học, nhà văn hóa, trạm y

Trang 38

tế, ), kêu gọi sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, đóng góp xâydựng quê hương của con em thành đạt đang công tác ở xa (cả trong nước vànước ngoài) Đồng thời, sự hỗ trợ ban đầu của ngân sách Nhà nước Trungương và địa phương có ý nghĩa rất quan trọng để tạo lòng tin và tạo đà choviệc thực hiện Chương trình

- Về phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân

Đây là một trong những nội dung quan trọng nhất của Chương trình, làyếu tố quyết định sự phát triển bền vững, lâu dài của nông thôn mới, nhưngcũng là nội dung khó nhất nên đòi hỏi các cấp, các ngành phải tập trung chỉđạo Cùng với phát triển sản xuất, các tổ chức kinh tế tập thể được củng cố vàphát triển thêm, gắn liền với mô hình sản xuất mới, hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ,

là cầu nối giữa hộ nông dân với các đơn vị khoa học, doanh nghiệp và thịtrường

- Về văn hóa, xã hội, môi trường

Quan tâm hơn đến phát triển giáo dục, y tế, nước sạch và vệ sinh môitrường; cải tạo nhà ở (xóa nhà tạm), xây dựng ba công trình vệ sinh ở hộ giađình, phát triển các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, khôi phụccác lễ hội văn hóa truyền thống, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống vàlàm phong phú thêm đời sống tinh thần ở nông thôn

- Về xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh

Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh vừa là mục tiêu, vừa là cơ sởbảo đảm cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới Đểthực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới trước hết đòi hỏiphải nâng cao vai trò làm chủ của cư dân sinh sống ở nông thôn, sự tham giachủ động, tích cực của mọi người dân, của tất cả các tổ chức trong hệ thống

Trang 39

chính trị ở cơ sở; đồng thời, thông qua đó củng cố, xây dựng được hệ thốngchính trị ở cơ sở vững mạnh, hoạt động có hiệu quả

1.3.3 Vai trò công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới

1.3.2.1 Tuyên truyền, phổ biến để toàn Đảng, toàn dân nhận thức đúng đắn về chủ trương, quan điểm, giải pháp, cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong xây dựng nông thôn mới

Cấp ủy, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các ban ngành, đoàn thể và cả hệthống chính trị phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt tạo thành nhữngđợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong đời sống của nhân dân

Cấp ủy ban hành nghị quyết, xây dựng kế hoạch triển khai nghị quyếtđến tận các chi bộ, phân công cán bộ, đảng viên đến họp và quán triệt chonhân dân ở các xóm

Chính quyền thành lập Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho cácthành viên; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể tổ chức họp xómthảo luận, nghiên cứu kỹ chương trình và các giải pháp tổ chức thực hiện

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân quán triệt, xác định tráchnhiệm cho đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân; lựa chọn nội dungphù hợp để tham gia

Mở các cuộc thi tìm hiểu, các chuyên mục, chuyên trang tuyên truyềnthường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng Mở nhiều lớp tậphuấn, hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể và kỹ năng vận động tổ chức phong tràoquần chúng tham gia xây dựng nông thôn mới

1.3.2.2 Tổ chức cho nhân dân tham gia xây dựng, giám sát việc thực hiện quy hoạch, các đề án về nông thôn mới

Đề án xây dựng nông thôn mới thể hiện toàn diện các lĩnh vực pháttriển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và ảnh hưởng trực tiếp tớiđời sống, quyền lợi của nhân dân Đây là một khối lượng công việc lớn vàmới ở nông thôn từ trước đến nay chưa có Một mặt là để quán triệt cho dân

Trang 40

hiểu, nhưng mặt khác là phải huy động sự đóng góp của nhân dân ngay từkhâu xây dựng đề án và lập quy hoạch.

Công việc lập dự án, quy hoạch có nhiều việc, nhiều khâu và liên quanđến đất đai, nhà ở, đời sống của nhân dân, nên phải lấy ý kiến của nhân dânnhiều lần, trình bày kỹ với nhân dân để nhân dân hiểu và tham gia Sau khihoàn thành phải công khai đề án, quy hoạch tại các hội nghị và nơi công cộng

để nhân dân được biết cụ thể Từ đó nhân dân sẽ tích cực ủng hộ, tích cựcđồng hành và giám sát quá trình thực hiện

1.3.2.3 Tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới

Phong trào thi đua yêu nước là động lực quan trọng thúc đẩy việc thựchiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ở các địa phương Công tácdân vận phải khơi dậy mạnh mẽ tinh thần lao động, sáng tạo, tính tích cực,chủ động của mỗi tổ chức, cá nhân Hàng năm, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận

Tổ quốc và các đoàn thể trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, cần lựa chọn phátđộng các phong trào thi đua yêu nước, phong trào “dân vận khéo” cụ thể đểtạo thành những phong trào hành động cách mạng trên các lĩnh vực nhưphong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; chuyển đổi cơ cấu câytrồng, vật nuôi; hiến đất làm đường, góp tiền xây dựng nông thôn mới; xâydựng đời sống văn hóa, nếp sống văn hóa; bảo vệ môi trường; toàn dân thamgia bảo vệ an ninh tổ quốc; xây dựng khu dân cư tự quản; tố giác tội phạm,

1.3.2.4 Tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp các nguồn lực

tham gia xây dựng nông thôn mới

Xây dựng Nông thôn mới là chương trình tổng hợp, là cuộc vận độngtoàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốcphòng, là nhiệm vụ trọng yếu của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội

Ngày đăng: 24/01/2016, 11:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Ban Dân vận Trung ương - Vụ nghiên cứu: Cẩm nang công tác Dân vận, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang công tác Dân vận
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật
[2]. Ban Dân vận Trung ương - Vụ nghiên cứu: Tập bài giảng về công tác dân vận, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng về công tác dân vận
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật
[3]. Ban Dân vận Trung ương: Nghiệp vụ công tác của cán bộ dân vận, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ công tác của cán bộ dân vận
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật
[4]. Ban Dân vận Huyện ủy Nam Đàn: Báo cáo thực hiện công tác dân vận các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thực hiện công tác dân vận
[5]. Ban Dân vận Huyện ủy Nam Đàn: Báo cáo tổng kết phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2010 - 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết phong trào thi đua "“Dân vận khéo”
[6]. Phạm Văn Bằng - Ủy viên BTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nam Định: Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới ở Nam Định, Tạp chí Dân vận, số 7-2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới ở Nam Định
[7]. Chính phủ: Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 800/2010/QĐ-TTg
[8]. Chính phủ: Quyết định 491/2009/QĐ-TTg về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 491/2009/QĐ-TTg
[9]. Chính phủ: Quyết định 342/2013/QĐ-TTg về sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 342/2013/QĐ-TTg
[10]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
[11]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn Kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn Kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật
[12]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 3/6/2013 Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 25-NQ/TW
[13]. Đảng bộ huyện Nam Đàn: Báo cáo chính trị tại Đại hội khóa XXIV, nhiệm kỳ 2005 - 2010; khóa XXV, nhiệm kỳ 2010 - 2015; khóa XXVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị
[16]. Trịnh Xuân Giới: Cán bộ dân vận thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cán bộ dân vận thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
[17]. Nguyễn Văn Hùng: Tác phẩm dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi toả sáng, soi đường cho công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi toả sáng, soi đường cho công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ mới
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
[18]. Hà Thị Khiết - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương: 65 năm thực hiện tư tưởng dân vận Hồ Chí Minh, Tạp chí Dân vận, số 10-2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 65 năm thực hiện tư tưởng dân vận Hồ Chí Minh
[19]. Hà Thị Khiết - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động quần chúng trong tình hình mới, Tạp chí Dân vận, số 4-2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động quần chúng trong tình hình mới
[20]. Nguyễn Mạnh Khôi - Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nghệ An: Công tác dân vận “đi trước, đi cùng, về sau” trong xây dựng nông thôn mới, Tạp chí Dân vận, số 9-2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác dân vận “đi trước, đi cùng, về sau” trong xây dựng nông thôn mới
[21]. Nguyễn Trung Kiên - Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng: Công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới ở Yên Khánh, Tạp chí Dân vận, số 5- 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới ở Yên Khánh
[22]. Võ Đình Liên - Vụ trưởng Vụ Dân vận các CQNN, Ban Dân vận Trung ương: Khối Dân vận xã với việc thực hiện xây dựng nông thôn mới, Tạp chí Dân vận, số 12-2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khối Dân vận xã với việc thực hiện xây dựng nông thôn mới

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w