1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả giám sát của hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay

141 374 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 705,5 KB

Nội dung

- Trần Văn Tân 2011, Năng lực quyết định và hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam - Thực trạng, nguyên nhân và giải

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

-NGUYỄN THỊ KIM TUYẾN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

ĐỒNG THÁP - 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

-NGUYỄN THỊ KIM TUYẾN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁM SÁT

CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Chuyên ngành: Chính trị học

Mã số: 60 31 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Người hướng dẫn khoa học: TS Đinh Trung Thành

Trang 3

ĐỒNG THÁP - 2015

Trang 4

Lời cảm ơn

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ tình cảm chân thành và lòngbiết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Chính trị,Phòng Đào tạo sau đại học trường Đại học Vinh, xin cảm ơn lãnh đạo Vănphòng Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Văn phòng Huyện ủy Châu Thành,cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của các ban ngành hữu quan, các đồng chí, đồngnghiệp

Đặc biệt tôi luôn ghi nhớ và trân trọng công sức, sự chỉ dẫn tận tình, cùnglòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Đinh Trung Thành, người đã trực tiếp hướngdẫn và đã gíúp tôi hoàn thành luận văn

Dù đã rất cố gắng và nỗ lực cao, nhưng luận văn chắc chắn không tránhkhỏi những thiếu sót Kính mong các nhà giáo, nhà khoa học giúp đỡ, góp ý đểluận văn hoàn thiện hơn

Đồng Tháp, ngày 30/5/2015 Tác giả luận văn

Trang 5

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Mục đích của luận văn 8

3 Nhiệm vụ của luận văn 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 8

6 Ý nghĩa của luận văn 9

7 Kết cấu của luận văn 9

B NỘI DUNG 10

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát và hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh 10

1.1 Vị trí, vai trò, chức năng của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh 10

1.2 Chủ thể, đối tượng, nội dung, hình thức thực hiện chức năng giám sát 24

1.3 Các yếu tố bảo đảm hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh 33

1.4 Tiêu chí đánh giá hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh 40

Chương 2: Thực trạng hoạt động giám sát và hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp 47

2.1 Đặc điểm tỉnh Đồng Tháp tác động đến thực trạng hoạt động giám sát 47

2.2 Cơ cấu, chất lượng đại biểu và tổ chức bộ máy Hội đồng nhân dân tỉnh 49

2.3 Hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp thời gian qua 51

2.4 Đánh giá hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân Tỉnh thời gian qua 74

2.5 Nguyên nhân của những hạn chế 80

Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay 90

3.1 Quan điểm nâng cao hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh .90

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh 93

C KẾT LUẬN 133

D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 134

Trang 6

Thực hiện tốt chức năng giám sát là một trong những yêu cầu cơ bản đểnâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND Qua giám sát, HĐND có thể kiểmchứng tính đúng đắn, phù hợp của các quy định pháp luật đang được áp dụng vànhững chủ trương, biện pháp đã được HĐND quyết định; kịp thời phát hiệnnhững vướng mắc để đề xuất các giải pháp tháo gỡ; góp phần thực hiện tốt hơncông tác điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương đáp ứng nhucầu bức xúc của nhân dân Thực hiện giám sát một cách toàn diện và nghiêm túccũng là những căn cứ thực tiễn giúp HĐND ban hành nghị quyết về phát triểnkinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh bảo đảm được tính khả thi và phát huyhiệu quả trong đời sống xã hội

Trong những năm qua, hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Đồng Tháp cónhiều chuyển biến rõ rệt Hàng năm, HĐND tỉnh đã xây dựng chương trình kếhoạch giám sát; tổ chức các đoàn giám sát khi cần thiết, trong thực hiện giám sát

có những hình thức phối hợp với các cấp, các ngành Do đó, đã đưa lại nhiềukết quả khả quan, bước đầu góp phần khắc phục tính hình thức trong hoạt độngcủa HĐND nói chung và hoạt động giám sát nói riêng Tuy nhiên trong thựctiễn, hoạt động giám sát của HĐND tỉnh còn nhiều hạn chế Chẳng hạn như việcxây dựng chương trình, cách thức tổ chức giám sát chưa thật sự khoa học; các

Trang 7

kết luận sau khi giám sát thường chung chung, thiếu kiểm tra, đôn đốc việc thựchiện kết luận đó nên vẫn còn hiện tượng sau giám sát đâu lại vào đấy; kỹ nănggiám sát của các đại biểu HĐND còn nhiều bất cập Chính vì vậy, hiệu quảhoạt động giám sát của HĐND hiện nay còn thấp Để khắc phục tình trạng trên,yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay là phải nâng cao hiệu quả giám sát của HĐNDtỉnh

Trong các cấp HĐND thì HĐND cấp tỉnh có vị trí, vai trò quan trọng nổibật Ở cấp này, hoạt động của HĐND được thể hiện một cách bao quát và đầy

đủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương Do đó, nghiên cứuhoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tìm hiểuhoạt động giám sát của HĐND cấp khác Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ,tác giả lựa chọn nghiên cứu hoạt động giám sát của HĐND ở một địa phương cụthể Việc nghiên cứu đó vừa góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giám sátcủa HĐND ở đây, vừa có thể rút ra những vấn đề có ý nghĩa cho việc tăngcường hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND nói chung Xuất phát từ nhữngyêu cầu bức xúc về lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả chọn đề tài "Nâng caohiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiệnnay" làm luận văn Thạc sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành Chính trị học Vấn đề giám sát và nâng cao hiệu lực giám sát của cơ quan dân cử nóichung được đề cập nhiều trên sách báo, tạp chí, diễn đàn, hội thảo khoa học.Riêng về công tác giám sát của HĐND, trong thời gian qua cũng đã có một sốcông trình khoa học đề cập tới ở những góc độ khác nhau Tiêu biểu cho nhữngcông trình đó có thể kể đến:

- Vũ Mạnh Thông (1998), Nâng cao hiệu lực giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ

Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1998

Trang 8

- Nguyễn Khắc Bộ (2001), Công tác giám sát tại kỳ họp Hội đồng nhân dân – Những vấn đề đặt ra nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân, Kỷ yếu nâng cao năng lực và hiệu quả giám sát của Hội

đồng nhân dân, Văn phòng Quốc hội

- Trần Đình Huề (2001), Mấy vấn đề về vai trò hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân và bước đầu xây dựng quy trình một cuộc giám sát, Kỷ yếu nâng cao năng lực và hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân, Văn phòng Quốc hội.

- Vũ Hùng (2001), Hoạt động giám sát của Ban Văn hóa xã hội, Hội đồng nhân dân Thành phố Đà Nẵng và một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân, Kỷ yếu nâng cao năng

lực và hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân, Văn phòng Quốc hội

- Vũ Thư (2003), Vấn đề nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân, Trong sách : “Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền

lực Nhà nước ở nước ta”, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội

- Bùi Huyền Mai (2004), Đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật học, Viện

tư pháp từ ngày 16 - 17/8/2010 tại thành phố Đà Nẵng

- Trần Văn Tân (2011), Năng lực quyết định và hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh

Quảng Nam - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Đề tài khoa học cấp tỉnh.

Trang 9

- TS.Trần Đình Đàn (2012), “Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh đối với lĩnh vực đất đai”, Đề tài khoa học cấp bộ.

- TS Phạm Ngọc Kỳ (2014), Quyền giám sát của Hội đồng nhân dân và kỹ

năng giám sát cơ bản”, Nhà xuất bản Tư pháp.

Các công trình khoa học của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chínhsách tập trung nhấn mạnh trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, Đảng vàNhà nước rất quan tâm đến vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quannhà nước, trong đó đặc biệt quan tâm tới tổ chức và hoạt động của HĐND, vớimục đích làm cho HĐND thực hiện được đúng và đầy đủ những chức năng,nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật

Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật là một trong những chứcnăng, nhiệm vụ và quyền hạn quan trọng của HĐND được ghi nhận trong Hiếnpháp năm 1992, Hiến pháp 2013 và được Luật Tổ chức HĐND và Ủy ban nhândân (UBND) năm 2003 quy định tại Chương III “Hoạt động giám sát của Hộiđồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhândân và đại biểu Hội đồng nhân dân”

Trong những năm gần đây, đặc biệt từ khi Luật Tổ chức HĐND và UBNDnăm 2003 đã có hiệu lực pháp luật, thì hoạt động giám sát của HĐND ngày càngđược quan tâm hơn và có hiệu quả hơn

Những công trình khoa học trên đã cung cấp cơ sở phương pháp luận hếtsức quan trọng trong việc tiếp cận vấn đề nâng cao hiệu quả giám sát củaHĐND Tuy nhiên, mỗi tác giả trên chủ yếu khai thác đề tài từ góc độ khoa họcpháp lý cho nên chưa bao quát, toàn diện các khía cạnh, nội dung liên quan đếncông tác giám sát của HĐND cấp tỉnh Hơn nữa, thời điểm nghiên cứu cũng diễn

ra khá lâu, trong khi giai đoạn hiện nay có nhiều đòi hỏi mới cần tiếp tục nghiêncứu để tổng kết thực tiễn Cho đến nay cũng chưa có công trình nào đề cập một

Trang 10

cách toàn diện về vấn đề nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh Đồng Thápdưới góc độ khoa học chính trị Công trình khoa học của tác giả không trùng lắpvới các công trình khoa học đã được công bố.

2 Mục đích của luận văn

Nghiên cứu cơ sở lý luận, khảo sát, đánh giá hoạt động giám sát, đề xuấtmột số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hơn nữa cơ chế giám sát củaHĐND tỉnh Đồng Tháp, bảo đảm HĐND thực sự là cơ quan quyền lực, đại diệncho ý chí và nguyện vọng của nhân dân địa phương trong việc thực hiện quyềnlàm chủ của mình

3 Nhiệm vụ của luận văn

- Phân tích cơ sở lý luận về hoạt động giám sát và hiệu quả giám sát củaHĐND tỉnh

- Khảo sát, đánh giá thực trạng giám sát và hiệu quả giám sát của HĐNDtỉnh Đồng Tháp

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giám sát của HĐNDtỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động giám sát tại các Kỳ họp củaHĐND tỉnh, hoạt động giám sát giữa hai kỳ họp theo nghị quyết hàng năm, hoạtđộng giám sát của Thường trực, các Ban của HĐND tỉnh và của đại biểu HĐNDtỉnh Đồng Tháp trong những năm qua và các giải pháp nâng cao hiệu quả giámsát của HĐND tỉnh Đồng Tháp thời gian tới

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về Nhà

Trang 11

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, vai trò

và hoạt động của chính quyền địa phương

Để thực hiện mục đích, nhiệm vụ của đề tài luận văn, trong quá trình thựchiện luận văn, tác giả sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu: phươngpháp phân tích tổng hợp, hệ thống hoá, so sánh; phương pháp quan sát, phươngpháp chuyên gia, phương pháp tổng kết thực tiễn

6 Ý nghĩa của luận văn

- Luận văn góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về chức nănggiám sát và hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh Đặc biệt làm rõ đặc điểmcủa công tác giám sát ở HĐND tỉnh Đồng Tháp

- Trên cơ sở đánh giá toàn diện thực trạng về chất lượng hoạt động giám sátcủa HĐND tỉnh Đồng Tháp, luận văn đề xuất các phương hướng, giải phápnhằm nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh trong giai đoạn mới

- Luận văn có thể sử dụng làm tư liệu nghiên cứu tham khảo cho công tácnâng cao năng lực, kỹ năng hoạt động HĐND của đại biểu dân cử và cho cơquan thường trực của HĐND các cấp trong tỉnh

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củaluận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát và hiệu quả giám sát của

HĐND cấp tỉnh

Chương 2: Thực trạng hoạt động giám sát và hiệu quả giám sát của HĐND

tỉnh Đồng Tháp

Chương 3: Yêu cầu khách quan, quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu

quả giám sát của HĐND tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay

Trang 12

B NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT VÀ HIỆU QUẢ GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH

1.1 Vị trí, vai trò, chức năng của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

1.1.1 Vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp (Hiến pháp 1959, Hiến pháp

1980, Hiến pháp 1992), Hiến pháp nước ta đều quy định đầy đủ vị trí, tính chất,chức năng, được cụ thể hóa bằng nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND Thực tiễnhoạt động của HĐND từ khi ra đời đến nay thực sự là tài sản và kinh nghiệmquý báu cho quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân,

do dân, vì dân Trãi qua bao giai đoạn, cùng với sự thăng trầm của đất nước, hệthống các cơ quan dân cử ở địa phương đã khẳng định được vị trí của mình

Điều 2, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: "Nhà nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, doNhân dân, vì Nhân dân Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhândân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân " [15, tr.8] Vớikhẳng định trên, nguồn gốc, bản chất quyền lực Nhà nước ta là quyền lực nhândân

Ngay từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng và Nhà nước ta, vớinhận thức sâu sắc vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyềnnhà nước, đã quan tâm đến việc xây dựng, củng cố và phát triển HĐND NướcViệt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời là chính quyền dân chủ đầu tiên của nước ta.Đúng với mục tiêu xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam lànhà nước của dân, do dân, vì dân, Đảng ta luôn coi trọng quyền làm chủ củanhân dân thông qua phổ thông đầu phiếu để bầu ra các cơ quan quyền lực Nhà

Trang 13

nước Vì thế, HĐND đã được xây dựng như là một hệ thống cơ quan quyền lựcNhà nước ở địa phương do nhân dân trực tiếp bầu ra, thể hiện được vai trò là cơquan đại biểu của nhân dân, là chỗ dựa vững chắc để nhân dân xây dựng, củng

cố chính quyền ngày càng lớn mạnh

Nói đến vị trí là nói đến chỗ đứng của HĐND trong hệ thống chính trị và

bộ máy nhà nước Điều 1 Luật Bầu cử HĐND nêu rõ HĐND là cơ quan do nhândân bầu ra, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trựctiếp và bỏ phiếu kín Con đường hình thành này là một yếu tố quan trọng tạo nên

- Sự hiện diện của HĐND trong hệ thống chính trị có vai trò to lớn trongviệc hình thành Nhà nước kiểu mới ở nước ta, thể hiện được tính giai cấp sâusắc, tính nhân dân thực sự của Nhà nước, tạo niềm tin vững chắc cho nhân dân

về một chính quyền của dân, do dân, vì dân

- Hội đồng nhân dân các cấp đã trở thành nơi thực hiện quyền làm chủ củanhân dân Những người có đủ năng lực, phẩm chất sẽ tham gia vào HĐND vàthông qua họ, HĐND trở thành diễn đàn để người dân lao động thực hiện quyềnlàm chủ nhà nước và xã hội của mình

- Hội đồng nhân dân là cầu nối giữa chính quyền trung ương với chínhquyền địa phương, vừa bảo đảm sự tập trung thống nhất trong hoạt động của bộ

Trang 14

máy nhà nước trên phạm vi toàn quốc, vừa bảo đảm phát huy được nội lực từngđịa phương, cơ sở Thông qua Quốc hội và HĐND các cấp, bằng quyền dân chủtrực tiếp của mình, nhân dân thực hiện được quyền làm chủ trên phạm vi cảnước và trước hết là làm chủ ở ngay địa phương, cơ sở mình.

Điều 113 Hiến pháp 2013 và điều 1 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm

2003 xác định: "Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địaphương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, doNhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơquan nhà nước cấp trên" [15], [36] Hiến pháp cũng quy định thẩm quyền rộngrãi cho HĐND, bảo đảm thật sự là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương,chịu trách nhiệm và toàn quyền quyết định những vấn đề trọng đại ở địa phươngtrong khuôn khổ quy định của Hiến pháp và pháp luật Điều 6, Hiến pháp 2013ghi: "Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dânchủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quankhác của Nhà nước" [15, tr.10]

Như vậy, trong bộ máy nhà nước, HĐND các cấp là cơ quan quyền lựcnhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra, đại diện cho ýchí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân ở địa phương đó HĐND cóquyền quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương theo Hiến pháp 2013là: “Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giámsát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghịquyết của Hội đồng nhân dân,”[15, tr.50]

Từ những quy định của Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức HĐND và UBNDnăm 2003, có thể khái quát vị trí, vai trò của HĐND trên hai góc độ sau đây:

Thứ nhất, HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

Trang 15

Tính quyền lực nhà nước ở địa phương của HĐND biểu hiện ở một số mặtnhư sau:

+ Có quyền căn cứ vào pháp luật tham gia thành lập bộ máy các cơ quannhà nước khác ở địa phương như bầu, miễn nhiệm, bãi miễn các chức danh củaUBND là cơ quan chấp hành của mình; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩmnhân dân của Tòa án nhân dân cùng cấp; cũng như có quyền bỏ phiếu tín nhiệmđối với các chức danh do HĐND bầu ra

+ Có quyền căn cứ vào Hiến pháp và pháp luật ra Nghị quyết để triển khaicác mặt công tác ở địa phương trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng,

an ninh, văn hóa, giáo dục

+ Có quyền giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật ở địa phương

Do vị trí pháp lý như trên, quyền lực của HĐND được giới hạn trongphạm vi đơn vị hành chính lãnh thổ, tuy là cơ quan quyền lực nhà nước ở địaphương, HĐND không có quyền lập pháp mà là cơ quan có chức năng quản lýđịa phương, thực hiện nhiều hoạt động mang tính chấp hành và điều hành Tínhchất quyền lực của HĐND được thể hiện trên nhiều phương diện, nhưng xét vềmặt địa vị pháp lý không giống với Quốc hội Quốc hội được Hiến pháp ghinhận là cơ quan quyền lực cao nhất của cả nước cả về phạm vi, cấp độ cũng nhưthẩm quyền, đặc biệt là quyền ban hành Hiến pháp, pháp luật Ở nước ta, Quốchội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp HĐND cũng là cơ quanquyền lực nhà nước nhưng chỉ có quyền ban hành nghị quyết - là loại văn bảnpháp quy dưới luật, phải bảo đảm những quy định và quyết định của các cơ quannhà nước cấp trên ở trung ương và địa phương được thực hiện HĐND phải chịutrách nhiệm trước các cơ quan chính quyền cấp trên, chịu sự hướng dẫn hoạtđộng của Chính phủ và chịu sự lãnh đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Trang 16

Thứ hai, HĐND là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm

chủ của nhân dân địa phương

Ở địa phương, HĐND là cơ quan duy nhất được thành lập bằng một cuộcbầu cử do cử tri địa phương trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bìnhđẳng, bỏ phiếu kín Hình thức hoạt động chủ yếu của HĐND là kỳ họp toàn thể.Mọi quyết định của HĐND được thông qua bằng việc biểu quyết theo nguyêntắc đa số Tính chất đại diện của HĐND về mặt hình thức được thể hiện rõ nétnhất ở vấn đề cơ cấu đại biểu trong HĐND HĐND là đại diện tiêu biểu chotiếng nói của các tầng lớp nhân dân trong xã hội, được cấu thành từ các đại biểu

ưu tú của mọi tầng lớp nhân dân, từ các dân tộc, tôn giáo, công nhân, nông dân,trí thức…Trong đó có một số lượng đại biểu nhất định đại diện cho nữ giới,người dân tộc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trangnhân dân và các cơ quan nhà nước khác đóng tại địa phương Điều này có nghĩa,HĐND không đại diện cho một đảng phái, tổ chức nào mà đại diện cho toàn thểnhân dân; thành phần trong HĐND thể hiện khối đại đoàn kết của toàn dân sốngtrên địa phương, đại diện cho trí tuệ, tinh thần và sức mạnh tập thể của nhân dânđịa phương

Tính chất đại diện của HĐND khác với tính chất đại diện của Quốc hội.Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân (Điều 69, Hiến pháp 2013);đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở đơn

vị bầu cử ra mình và của nhân dân cả nước (Điều 79, Hiến pháp 2013) CònHĐND là cơ quan chỉ đại diện cho nhân dân địa phương bầu ra mình, đồng thờichịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương đó và cơ quan nhà nước cấp trên

Tính đại diện của HĐND còn thể hiện ở chỗ HĐND có quyền chủ độnggiải quyết các vấn đề trong phạm vi địa phương, không đối lập với lợi ích chungcủa quốc gia và chính sách, pháp luật của nhà nước Vị trí đại diện của HĐND

có thể hình dung HĐND như chiếc cầu nối giữa nhân dân và nhà nước, tạo điều

Trang 17

kiện cho nhân dân làm chủ Như vậy, HĐND là tổ chức chính quyền gần gũinhân dân nhất, hiều rõ tâm tư nguyện vọng và yêu cầu của nhân dân, chịu sựkiểm tra giám sát của nhân dân địa phương Các đại biểu không còn được nhândân tín nhiệm sẽ bị bãi nhiệm.

Tuy nhiên, về lý luận cũng như thực tiễn chúng ta chưa quan tâm đúngmức đến việc xây dựng mô hình từng cấp và tổng kết kinh nghiệm trong hoạtđộng của HĐND Vì thế, trên thực tế cả về mặt tổ chức cũng như hoạt động củaHĐND các cấp vẫn còn là một trong những khâu yếu kém của bộ máy nhà nước

Do vậy có ý kiến cho rằng: cần bỏ HĐND, hay nói cách khác sự tồn tại củaHĐND không cần thiết vì hoạt động của nó rất hình thức, làm cho bộ máy nhànước thêm cồng kềnh, tốn kém Đó là quan điểm trái với bản chất của Nhà nước

ta – Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, theo đó, phải có cơ quanđại diện của nhân dân ở trung ương cũng như ở khắp các địa phương, cơ sở đểnhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình

Hiến pháp quy định mở để tổ chức chính quyền địa phương phù hợp vớiđặc điểm đơn vị hành chính, không phải mở để tước đoạt quyền làm chủ củanhân dân Hiến pháp năm 2013 đã quy định mỗi cấp chính quyền gồm HĐND

và UBND được tổ chức phù hợp với đặc điểm của khu vực nông thôn, thành thị,hải đảo và khu vực hành chính – kinh tế đặc biệt theo quy định của pháp luật.Diễn giải quy định này của Hiến pháp, cơ quan soạn thảo dự Luật Tổ chức chínhquyền địa phương cho rằng, như vậy sẽ có những nơi không tổ chức HĐND

Dự án Luật Chính quyền địa phương về cơ bản vẫn là Luật Tổ chứcHĐND và UBND, có bổ sung một số nội dung quan trọng nhằm cụ thể hóa Hiếnpháp năm 2013 Cơ quan soạn thảo dự án Luật trình Quốc hội hai phương án về

mô hình tổ chức chính quyền địa phương Theo đó có một phương án sẽ tổ chứcHĐND đầy đủ ở các cấp chính quyền; một phương án sẽ bỏ HĐND quận,phường Việc đưa ra cả hai phương án như vậy chứng tỏ cơ quan soạn thảo cũng

Trang 18

lúng túng trong vấn đề này Phải có quan điểm chắc chắn trên cơ sở lý luận vàthực tiễn vững vàng chứ không thể tư duy về tổ chức bộ máy chính quyền địaphương theo kiểu thích thì giữ, không thích thì bỏ Luật Tổ chức chính quyềnđịa phương – luật về cấp chính quyền gần dân nhất tuyệt đối không được cảmtính.

Hiến pháp 2013 quy định mở là để tìm ra mô hình thích hợp như ở hải đảokhông có cấp xã, từ huyện xuống thẳng các khu dân cư, và tại những khu dân cưnày có đại diện hành chính để giải quyết một số nhu cầu của người dân Nhưngkhông thể có chuyện một cấp chính quyền chỉ có UBND mà không có HĐND,bởi Hiến pháp đã quy định rõ: UBND là cơ quan do HĐND bầu ra và là cơ quanchấp hành của HĐND Không phải do HĐND bầu ra thì không được gọi làUBND Nếu không do HĐND bầu ra thì quá trình bầu ra thành viên UBNDkhông phải từ ý nguyện của nhân dân Cơ quan đó có đại diện cho những ngườilao động, cử tri ở khu vực đó hay là đại diện cho chính quyền cấp trên cũngkhông rõ Chúng ta cũng không thể gọi cơ quan đó là Ủy ban hành chính, vìkhông có chế định này trong Hiến pháp 2013, mà chỉ có UBND

Kiên trì quan điểm bỏ HĐND quận, phường, một số ý kiến cho rằng,không có HĐND quận, phường người dân vẫn có thể thực hiện quyền dân chủgián tiếp thông qua đại biểu HĐND thành phố hoặc đại biểu Quốc hội Đúng là

có thể, vì đại biểu HĐND tỉnh, thành phố hay đại biểu Quốc hội cũng là nhữngngười đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân ở địa phương đó Nhưng mộtnăm hai lần đi tiếp xúc cử tri thì dân khó có thể phán ánh, mong chờ gì Phải lấynhững người trực tiếp, gần với cuộc sống của dân làm đại diện cho dân, khôngthể thay đổi bằng một thiết chế khác Đại biểu phường ở ngay khu phố, khu dân

cư nên người dân có thể chạy qua nhà để phản ánh một sự vụ, sự kiện Thực tiễnchứng minh phải có HĐND ở các cấp chính quyền địa phương để đại diện cho

Trang 19

dân quyết định, giám sát việc thực thi quyền lực nhà nước và bảo đảm quyềnlàm chủ cho người dân ở địa phương.

“Qua quá trình thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân quận, huyện,phường thì thấy đúng là có bớt đi được biên chế, bớt đi được bộ máy Nhưngthực tế là, những người giữ chức vụ thường trực Hội đồng nhân dân, chuyênviên Văn phòng vẫn còn nguyên trong biên chế, chỉ chuyển sang hoạt độngtrong lĩnh vực khác Tức là không hề giảm số lượng người trong bộ máy quản lýnhà nước Quá trình thí điểm này chỉ cho thấy, bớt đi được đầu tên cơ quan làThường trực Hội đồng nhân dân, chứ ngay cả khi sáp nhập các cơ quan quản lýnhà nước hay địa phương thì số lượng cán bộ, công chức, viên chức trong bộmáy cũng không giảm đi” [42]

Trong thực tế, hoạt động quyết định, giám sát của HĐND đều có hạn chế

Về mặt lý luận cũng như thực tiễn, cách thành lập HĐND, cơ cấu đại biểu, hìnhthức hoạt động mới chỉ là dấu hiệu về mặt hình thức, còn hiệu quả hoạt độngtrong thực tế mới là cơ sở phản ánh đầy đủ nhất tính chất đại diện của HĐND

Vị trí, vai trò HĐND là hoàn toàn có cơ sở, được ghi nhận trong Hiếnpháp và các văn bản pháp luật khác HĐND có thể đứng đúng vị trí, thể hiệnđúng vai trò của nó khi vị trí, vai trò được ghi nhận đó được triển khai có hiệuquả trên thực tế Vấn đề đặt ra là, bằng cách nào để HĐND thực hiện đượcquyền lực của mình trên thực tiễn là mục đích hướng tới của công cuộc đổi mới

và hoàn thiện bộ máy nhà nước nói chung và HĐND các cấp nói riêng

1.1.2 Chức năng của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Chức năng của HĐND là những phương diện hoạt động chủ yếu củaHĐND nhằm thực hiện vai trò, nhiệm vụ của HĐND Điều 1, Luật Tổ chứcHĐND và UBND năm 2003, HĐND các cấp đều có hai chức năng cơ bản: chứcnăng quyết định và chức năng giám sát

Trang 20

- Chức năng quyết định.

Điều 1, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 ghi nhận: "Hội đồngnhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềmnăng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế, xã hội, củng

cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thầncủa nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước".Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 cũng xác định cụ thể nội dung nhữngvấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND bao gồm:

+ Quyết định về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (Điều 11).+ Quyết định về phát triển giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, thểdục, thể thao (Điều 12)

+ Quyết định về phát triển khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường(Điều 13)

+ Quyết định về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội (Điều 14).+ Quyết định về thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo(Điều 15)

+ Quyết định về việc thi hành pháp luật (Điều 16)

+ Quyết định về việc xây dựng chính quyền địa phương (Điều 17)

Nội dung, chức năng quyết định của HĐND cấp tỉnh rất rộng, bao gồm tất

cả các mặt của đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học, quốc phòng, an ninh.Điều này một lần nữa khẳng định rõ hơn vị trí, vai trò và tầm quan trọng củaHĐND trong chính quyền địa phương Mặt khác, đây cũng là những căn cứpháp lý để tạo ra môi trường thuận lợi cho chính quyền địa phương khai thác hếtmọi tiềm năng, nội lực sẵn có của mình, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinhthần cho nhân dân địa phương, khẳng định vai trò, vị trí của mình

Trang 21

Trong chức năng quyết định, HĐND có thẩm quyền rất lớn đối với sựphát triển toàn diện của địa phương Vì vậy, khi đưa ra các quyết định đó phảibảo đảm tính dân chủ và tính khả thi trên thực tế, tránh tình trạng mọi vấn đềđược quyết định trước, đến kỳ họp HĐND, đại biểu chỉ giơ tay biểu quyết,không có sự bàn bạc, thảo luận Thực hiện thảo luận và biểu quyết dân chủ làđiều kiện bảo đảm chất lượng đối với các quyết định của HĐND Đồng thời,HĐND phải bảo đảm được sự lãnh đạo thống nhất của trung ương, nghĩa là bảođảm cho quy định và quyết định của cấp trên được thi hành triệt để ở địaphương, đồng thời phát huy quyền chủ động, sáng tạo của địa phương, bảo đảmnguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng bộ máy nhà nước.

- Chức năng giám sát.

Điều 1 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định: "Hội đồngnhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồngnhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp;giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việctuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị

vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương" [36]

Hoạt động giám sát của HĐND mang tính quyền lực nhà nước và quyềnlực HĐND trong lĩnh vực giám sát là quyền lực của nhân dân địa phương traocho đại biểu của mình, thay mặt nhân dân địa phương thực hiện quyền dân chủtheo pháp luật quy định HĐND thay mặt cho nhân dân địa phương, cho cử tri

đã bầu ra mình để quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương và giámsát việc thi hành những quyết định đó Chức năng giám sát của HĐND gắn liềnvới chức năng quyết định những vấn đề cơ bản về kinh tế, xã hội của HĐND.Thực hiện tốt chức năng này giúp HĐND kiểm tra, đánh giá hoạt động của các

cơ quan nhà nước trong việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, các nghị quyết củaHĐND và phát hiện được sự không phù hợp, thiếu thực tế của các Nghị quyết

Trang 22

do HĐND ban hành để sửa đổi, bổ sung Kết quả giám sát sẽ là căn cứ đểHĐND thực hiện quyền bãi nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ chủ chốt (Chủ tịch,Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên của UBND,Trưởng Ban và các thành viên Ban của HĐND) hoặc sẽ là căn cứ để HĐND bãi

bỏ những quyết định sai trái của UBND cùng cấp, những nghị quyết sai trái củaHĐND cấp dưới trực tiếp

Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, vị trí, vai trò và chức năng củaHĐND rất quan trọng Trong đó chức năng giám sát có vai trò đặc biệt lớn Doyêu cầu của luận văn đặt ra, vấn đề giám sát của HĐND cần được nghiên cứusâu cả về mặt lý luận và thực tiễn Trên cơ sở đó chúng ta có những căn cứ để đềxuất một số phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát củaHĐND cấp tỉnh nói chung và HĐND tỉnh Đồng Tháp nói riêng trong điều kiệnđổi mới ở nước ta hiện nay

1.1.3 Khái niệm hoạt động giám sát và hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

- Khái niệm giám sát:

Theo từ điển Tiếng Việt, giám sát là theo dõi và kiểm tra xem có thựchiện đúng những điều quy định hay không

Theo Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội ban hành năm 2003, tạikhoản 1 Điều 2 giải thích: “Giám sát là việc Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốchội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội và đạibiểu Quốc hội theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cánhân chịu sự giám sát trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốchội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội” [35, tr 8]

Trong Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, tuy không định nghĩacụm từ giám sát nhưng các nội dung trong chương III của luật này quy định cụ

Trang 23

thể nội dung mà HĐND tiến hành giám sát bao gồm: giám sát tổ chức hoạt độngcủa các cơ quan do HĐND bầu ra và giám sát việc thi hành pháp luật và nghịquyết của các đối tượng chịu sự giám sát của HĐND thông qua các hìnhthức: xem xét báo cáo công tác của những đối tượng theo quy định pháp luật;xem xét trả lời chất vấn của những đối tượng này; tổ chức các đoàn giám sát; bỏphiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND bầu, thông qua việc tiếp dân

và theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến HĐND…

Trong các công trình nghiên cứu một số tài liệu, thuật ngữ "giám sát"được hiểu theo nhiều cách, từ nhiều góc độ khác nhau nhưng các quan niệm trênđều đề cập đến nội dung cơ bản: giám sát là việc theo dõi, xem xét và kiểm tramột chủ thể nào đó về một việc làm đã thực hiện đúng hoặc thực hiện chưa đúngnhững điều đã quy định để từ đó có biện pháp điều chỉnh hoặc xử lý đối với việclàm sai, nhằm đạt được những mục đích hiệu quả xác định từ trước, bảo đảmcho các quyết định thực hiện đúng và đầy đủ Thuật ngữ "giám sát" nếu hiểutheo nghĩa chung thì phạm vi áp dụng của nó rất rộng, muốn có một khái niệm

cụ thể thì hoạt động giám sát bao giờ cũng gắn với một chủ thể xác định, chẳnghạn như giám sát của Quốc hội, giám sát của HĐND, giám sát của nhân dân

Như vậy, giám sát là một trong hai chức năng quan trọng của HĐND,thông qua hoạt động giám sát chúng ta có thể kiểm chứng lại tính đúng đắn, sựphù hợp về các quy định của pháp luật đã, đang được áp dụng trong cuộc sống

và những chủ trương, biện pháp mà HĐND đã quyết nghị; giúp chúng ta pháthiện ra những khó khăn, vướng mắc và kịp thời có những giải pháp tháo gỡ đểthực hiện nhiệm vụ một cách chủ động Hoạt động giám sát còn là cơ sở để thựchiện công tác thẩm tra và đi đến quyết định vấn đề một cách chính xác, bảo đảmcác nghị quyết ban hành có chiều sâu, sát thực tiễn, phù hợp với tâm tư, nguyệnvọng của cử tri

Trang 24

Căn cứ vào các yếu tố cấu trúc của khái niệm giám sát, căn cứ vào nhữngquy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và các vănbản pháp luật khác, hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh được hiểu như sau:

Giám sát của HĐND cấp tỉnh là tổng thể các hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và các đại biểu HĐND nhằm theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của các cơ quan tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên cũng như nghị quyết của HĐND cấp tỉnh; từ đó đưa ra các kết luận và phương án xử lý phù hợp để khắc phục những tồn tại, hạn chế, phát huy mọi tiềm năng, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá- xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh; không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.

Điểm đặc biệt HĐND vừa là chủ thể thực hiện hoạt động giám sát nhưngđồng thời cũng là đối tượng chịu sự giám sát của Quốc hội

- Khái niệm hiệu quả giám sát:

Xác định hiệu quả giám sát là một nhiệm vụ phức tạp và đầy khó khăn cả

về mặt lý luận và thực tiễn Theo các nhà ngôn ngữ học, khái niệm hiệu quảđược hiểu là kết quả đạt được trong việc thực hiện một nhiệm vụ nhất định.Trong khi đó các nhà quản lý hành chính lại cho rằng: hiệu quả là sự so sánhgiữa các chi phí đầu tư với các giá trị của đầu ra, sự tăng tối đa lợi nhuận và tốithiểu chi phí, là mối tương quan giữa sử dụng nguồn lực và tỷ lệ đầu ra, đầu vào

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu về hiệu quả giám sát của HĐND, cầnphải đặt hiệu quả trong mối quan hệ với hiệu lực giám sát của HĐND Hiệu quảcao hay thấp phụ thuộc vào việc HĐND thực hiện chức năng giám sát của mìnhtheo quy định của pháp luật đến đâu cũng như những kết luận kiến nghị từ hoạtđộng giám sát có được các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnhhay không Để bảo đảm hiệu lực, hoạt động giám sát có chất lượng, nghĩa là

Trang 25

phải đưa ra những kết luận đề xuất đúng đắn Trong mối quan hệ giữa chấtlượng và hiệu lực giám sát thì chất lượng giám sát là tiền đề bảo đảm thực hiệnhiệu lực nhưng để bảo đảm hiệu lực giám sát cần có sự tự giác chấp hànhnghiêm chỉnh của các chủ thể bị giám sát đối với các kết luận, đề xuất đúng đắnrút ra từ hoạt động giám sát Đồng thời cần có các biện pháp xử lý đối với cácchủ thể không chấp hành nghiêm các kết luận đề xuất đó Một khi chất lượng vàhiệu lực giám sát được bảo đảm thì đương nhiên hiệu quả giám sát sẽ tốt hơn.Như vậy giữa hiệu lực và hiệu quả giám sát có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Tuy nhiên, vì tính hiệu quả của hoạt động giám sát, bên cạnh việc bảo đảm vềmặt hiệu lực phải tính toán những chi phí đầu tư cần phải ở mức tối ưu.

Trong đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh thì yếu

tố kết quả thu về sau khi tiến hành các hoạt động giám sát cũng có tính lưỡngtính Có thể vừa xác định được kết quả một cách định lượng vừa xác định đượckết quả một cách định tính (nhưng chủ yếu bằng định tính) Có những hoạt độnggiám sát có thể lượng hoá được kết quả thu về Tuy vậy, trong nhiều trường hợpkết quả thu về không chỉ đơn giản tính bằng những yếu tố định lượng mà còndựa vào cả yếu tố định tính Hiệu quả giám sát của HĐND cấp tỉnh không nhữngthể hiện ở chỗ các chủ thể bị giám sát đã chấn chỉnh uốn nắn hoạt động củamình theo đúng quy định của Hiến pháp, pháp luật và nghị quyết của HĐND màthông qua giám sát nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cá nhân có chứctrách, củng cố niềm tin của cử tri đối với cơ quan dân cử Làm tốt công tác giámsát sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến các vấn đề kinh tế - xã hội, góp phầnbảo đảm tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh

Trong thực tế, lâu nay việc đánh giá hiệu quả giám sát mới chủ yếu dừnglại qua các con số: Số lượng các đoàn giám sát, các vấn đề được chất vấn quacác kỳ họp còn từ kết quả của các hoạt động đó mang lại hiệu quả như thế nàotrong thực tế rất khó xác định

Trang 26

Như vậy, nói một cách khái quát, hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh phảibao hàm cả những yếu tố định tính "chính là những ảnh hưởng (hiệu ứng tíchcực) mà hoạt động giám sát mang lại, góp phần nâng cao chất lượng hoạt độngcủa bộ máy Nhà nước và toàn xã hội" [4, tr.98-99] Đồng thời thông qua hoạtđộng giám sát sẽ tăng cường mối quan hệ giữa HĐND với các cơ quan nhà nướckhác, góp phần xây dựng chính quyền địa phương ngày càng vững mạnh.

Từ những phân tích trên, hiệu quả giám sát của HĐND được hiểu là hiệulực thi hành các kiến nghị của hoạt động giám sát, đem lại kết quả phù hợp vớimục đích giám sát, với những chi phí hợp lý về thời gian, trí lực, vật lực….chohoạt động giám sát

1.2 Chủ thể, đối tượng, nội dung, hình thức thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

1.2.1 Chủ thể, đối tượng giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

1.2.1.1 Chủ thể giám sát

Theo Điều 57 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, giám sát củaHĐND bao gồm: giám sát của HĐND tại kỳ họp, giám sát của Thường trựcHĐND, giám sát của các Ban của HĐND và giám sát của đại biểu HĐND

Như vậy, chủ thể thực hiện quyền giám sát của HĐND bao gồm:

- HĐND: Tập thể các đại biểu HĐND tại phiên họp hội đồng

Trang 27

nại, tố cáo của công dân ở địa phương Như vậy, Đến Luật Tổ chức HĐND vàUBND năm 2003 thì chủ thể giám sát của HĐND ngày càng được mở rộng vàquy định chặt chẽ hơn.

1.2.1.2 Đối tượng giám sát

Theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, đối tượng giám sát củaHĐND bao gồm:

+ Thường trực HĐND, UBND, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dâncùng cấp (Khoản 1, Điều 58)

+ Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, các thành viên khác của UBND, Thủtrưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân,Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp (Khoản 2, Điều 58)

+ Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trangnhân dân và công dân ở địa phương (Điều 1, Điều 41, Điều 42, Điều 55)

Như vậy, theo pháp luật hiện hành, đối tượng giám sát của HĐND cấptỉnh rất phong phú và đa dạng, bao gồm tất cả các cơ quan nhà nước, đơn vị kinh

tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân ở địa phương

Tuy nhiên, trong luật hiện hành không phân cấp giám sát giữa HĐND cáccấp, điều đó không có nghĩa HĐND mỗi cấp thực hiện thẩm quyền giám sát nhưnhau đối với mọi hoạt động của đối tượng chịu giám sát Đối tượng, phạm vi,mức độ giám sát của HĐND phụ thuộc vào vị trí, vai trò và sự phân cấp, tínhchất của mối quan hệ giữa HĐND với đối tượng chịu sự giám sát Chẳng hạnvới UBND do mối quan hệ chấp hành (trực thuộc) của cơ quan này với HĐND

mà phạm vi mức độ giám sát của HĐND rất lớn, bao trùm mọi hoạt động củaUBND và khả năng xử lý lớn đối với quyết định, hành vi và cả nhân sự củaUBND

Trang 28

Nhưng với Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân thì hoạt động giámsát của HĐND chủ yếu ở việc xem xét tính pháp chế của các bản án đã được giảiquyết và sự phối hợp của Toà án, Viện Kiểm sát với địa phương trong việc thựchiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương Kết quả giám sát của HĐND đốivới Toà án chỉ có thể là đề nghị Nếu có hậu quả pháp lý nào đó đối với Toà ánchỉ là hậu quả gián tiếp, không xuất phát từ thẩm quyền của HĐND.

1.2.2 Nội dung giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Để có cơ sở pháp lý cho HĐND tỉnh thực hiện tốt chức năng giám sát,trước hết phải xác định rõ nội dung giám sát của cơ quan này Theo các quy địnhcủa Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003: Khi quyết định những vấn đềthuộc nhiệm vụ quyền hạn của mình, HĐND ra nghị quyết và giám sát việc thựchiện Nghị quyết đó; và căn cứ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ quyền hạn củaHĐND, nội dung giám sát của HĐND cấp tỉnh bao gồm các lĩnh vực sau:

- Giám sát về lĩnh vực kinh tế (Điều 11)

- Giám sát các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá,thông tin, thể dục, thể thao (Điều 12)

- Giám sát các hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoa học, côngnghệ, tài nguyên và môi trường (Điều 13)

- Giám sát việc thực hiện nghĩa vụ quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xãhội (Điều 14)

- Giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo (Điều 15)

- Giám sát việc thi hành pháp luật (Điều 16)

- Giám sát việc xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giớihành chính (Điều 17)

Trang 29

Như vậy, nội dung giám sát của HĐND cấp tỉnh rất rộng, toàn diện, baoquát toàn bộ hoạt động quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sốngkinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, xây dựng và củng cố chính quyền, thựchiện pháp luật, bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở địa phương.

1.2.3 Các hình thức thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Hình thức là cách thức mà HĐND cấp tỉnh áp dụng để giám sát các đốitượng theo quy định của pháp luật

Theo Điều 58 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và Quy chế hoạtđộng của HĐND 2005, HĐND cấp tỉnh sử dụng các hình thức giám sát sau:

Thứ nhất, xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND, UBND, Tòa

án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp

Đây là một hình thức giám sát trực tiếp rất quan trọng của HĐND HĐNDxem xét thảo luận báo cáo công tác của Thường trực HĐND, UBND, Tòa ánnhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp tại kỳ họp cuối năm Tại kỳ họpgiữa năm, các cơ quan này gửi báo cáo công tác đến đại biểu HĐND để HĐND

có thể xem xét thảo luận khi cần thiết Việc xem xét, thảo luận các báo cáo hàngnăm hoặc 6 tháng tại các kỳ họp cuối năm hay giữa năm được tiến hành theomột trình tự chặt chẽ do luật định Trong đó có thẩm tra, thảo luận, tranh luận,chất vấn, phản biện của đại biểu HĐND đối với các đối tượng thuộc quyền giámsát của HĐND tỉnh Theo quyết định của Thường trực HĐND, báo cáo của cácđối tượng giám sát được chuyển cho các Ban của HĐND thẩm tra, nghiên cứutrước Các Ban tổ chức họp toàn thể, tiếp thu ý kiến tham gia thảo luận của cácthành viên, các Ban phải chuẩn bị báo cáo thẩm tra trình trước HĐND

Việc HĐND xem xét, thảo luận các báo cáo được diễn ra theo một trình

tự nhất định: người đứng đầu các cơ quan chịu sự giám sát trình bày báo cáo,

Trang 30

Trưởng Ban HĐND trình bày báo cáo thẩm tra, HĐND thảo luận, người đứngđầu cơ quan chịu giám sát trình bày báo cáo và có thể trình bày thêm những vấn

đề có liên quan mà HĐND quan tâm, HĐND ra nghị quyết về công tác của cơquan đã báo cáo khi xét thấy cần thiết [50; tr.79]

Thông qua việc xem xét báo cáo của đối tượng chịu giám sát giúp HĐND

có thể kiểm soát tình hình thực thi Hiến pháp, pháp luật và các văn bản của cơquan nhà nước cấp trên cũng như nghị quyết của HĐND trong thực tiễn đờisống xã hội, tăng cường trách nhiệm cá nhân của thành viên UBND và nhữngngười đứng đầu các ban ngành về công tác của họ trước HĐND

- Thứ hai, chất vấn, nghe trả lời chất vấn.

Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp là nội dung quan trọng

thể hiện quyền giám sát của đại biểu HĐND đối với cơ quan chấp hành, đượcnhiều đại biểu tham gia thực hiện dựa trên cơ sở những ý kiến, kiến nghị chínhđáng của cử tri và những thông tin đại biểu có được qua hoạt động thực tiễn, cótác dụng tích cực trong việc thể hiện trách nhiệm của đại biểu HĐND đối với cửtri Đại biểu khi chất vấn phải nắm được vấn đề, phải có thông tin và phải chuẩn

bị sẵn các câu hỏi tiếp theo để đạt mục đích chất vấn là làm rõ những vấn đề mà

cử tri quan tâm và kỳ vọng vào đại biểu HĐND, làm rõ trách nhiệm, nguyênnhân và yêu cầu phải có giải pháp khắc phục

Vai trò điều hành của chủ tọa kỳ họp rất quan trọng để tạo nên thành côngcủa kỳ họp Do vậy, chủ tọa kỳ họp phải điều khiển theo chương trình đã đượcHĐND thông qua, thể hiện tính dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể trong việc xemxét và quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương Chủ tọa cần địnhhướng để đại biểu tập trung thảo luận đối với những vấn đề còn nhiều ý kiếnkhác nhau, những vấn đề mà cử tri quan tâm để các đại biểu nghiên cứu, thamgia phát biểu ý kiến Chủ tọa phải làm trung tâm và là chổ dựa cho đại biểu

Trang 31

HĐND, đồng thời cũng là chổ dựa cho UBND và các ngành trong chất vấn vàtrả lời chất vấn

Điều 115 Hiến pháp năm 2013 có nêu: "Đại biểu Hội đồng nhân dân cóquyền chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên khác của Ủy ban nhândân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân và Thủtrưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân Người bị chất vấn phải trả lời trước Hộiđồng nhân dân" Để cụ thể hoá Hiến pháp, Điều 61 và khoản 2 Điều 58 Luật Tổchức HĐND và UBND năm 2003, Điều 53 Quy chế hoạt động của HĐND năm

2005 đã quy định một cách chi tiết về trình tự, thủ tục chất vấn tại kỳ họp vàgiữa hai kỳ họp của đại biểu HĐND Cụ thể:

+ Đại biểu HĐND ghi rõ nội dung chất vấn, người bị chất vấn vào phiếughi chất vấn và gửi đến Thường trực HĐND để chuyển đến người bị chất vấn

+ Thường trực HĐND tổng hợp chất vấn của đại biểu HĐND; dự kiếndanh sách những người có trách nhiệm trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND và báocáo HĐND quyết định

+ Người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ về các nội dung mà đạibiểu HĐND đã chất vấn và xác định rõ trách nhiệm, biện pháp khắc phục

+ Đại biểu HĐND có thể nêu thêm câu hỏi liên quan đến nội dung đã chấtvấn Sau khi nghe trả lời chất vấn nếu chưa đồng ý với nội dung trả lời thì cóquyền yêu cầu HĐND tiếp tục thảo luận hoặc kiến nghị HĐND xem xét tráchnhiệm của người bị chất vấn

Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005 có quy định việc chất vấn và trảlời chất vấn giữa hai kỳ họp với một số quy trình tương tự chất vấn tại kỳ họp.Nhưng trên thực tế, HĐND tỉnh Đồng Tháp chưa thực hiện hoạt động này trongthời gian qua

Trang 32

- Thứ ba, xem xét văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp, nghị

quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với Hiến pháp và những

văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.

Đây là hình thức HĐND giám sát tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bảnquy phạm pháp luật do các đối tượng chịu sự giám sát của HĐND ban hành Đểthực hiện tốt nhiệm vụ trên, tại các kỳ họp HĐND cũng như giữa hai kỳ họp,Thường trực HĐND, các Ban HĐND và đại biểu HĐND phải thường xuyênthực hiện việc giám sát các văn bản thuộc thẩm quyền của mình nhằm có nhữngkiến nghị, đề xuất kịp thời

Pháp luật hiện hành chưa quy định một cách cụ thể quy trình HĐND xemxét tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật Từ Hiến pháp đếncác đạo luật như Luật Tổ chức HĐND và UBND, Luật Ban hành văn bản quyphạm pháp luật của HĐND và UBND, Quy chế hoạt động của HĐND mới dừnglại ở những quy định khái quát, chung chung nên rất khó thực thi Trong thực tế,các bước để HĐND xem xét tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản được quy địnhthường được thực hiện là:

+ Đại diện của Thường trực HĐND trình văn bản quy phạm pháp luật códấu hiệu trái với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quannhà nước cấp trên, HĐND thảo luận

+ Trong quá trình thảo luận, người đứng đầu cơ quan đã ban hành văn bảnquy phạm pháp luật có thể trình bày bổ sung những vấn đề liên quan Hệ quảcủa hoạt động này có thể dẫn đến hai khả năng: HĐND ra nghị quyết khi vănbản quy phạm pháp luật trên không trái với Hiến pháp, luật và văn bản quyphạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, hoặc quyết định bãi bỏ một phầnhoặc toàn bộ văn bản đó

- Thứ tư, thành lập đoàn giám sát.

Trang 33

Theo Điều 55, Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005, căn cứ vàochương trình giám sát của HĐND hoặc khi xét thấy cần thiết, Thường trựcHĐND tự mình hoặc theo đề nghị của các Ban của HĐND hoặc của đại biểuHĐND trình HĐND quyết định thành lập đoàn giám sát.

Khác với hoạt động thanh tra, kiểm tra, những nội dung hoạt động củađoàn giám sát bao giờ cũng được thông báo trước cho đối tượng chịu giám sáttrong thời gian chậm nhất là 7 ngày trước khi đoàn giám sát tiến hành hoạt độnggiám sát Thành phần đoàn giám sát có đại diện Ban thường trực Ủy ban Mặttrận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, các tổ chức thành viên Mặt trận và yêu cầu đạidiện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có liên quan, các chuyên gia về lĩnh vựcđược giám sát tham gia đoàn giám sát khi xét thấy cần thiết Trong quá trình làmviệc với đối tượng chịu giám sát, đoàn giám sát có quyền xem xét, xác minh tất

cả những vấn đề mà đoàn xét thấy cần thiết; có quyền yêu cầu các cơ quan tổchức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin tài liệu

có liên quan đến nội dung giám sát, đồng thời giải trình tất cả những vấn đề màđoàn giám sát quan tâm Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệthại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thìđoàn giám sát có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ápdụng các biện pháp cần thiết để chấm dứt hành vi vi phạm, xử lý người vi phạm,khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị vi phạmtheo quy định của pháp luật HĐND có trách nhiệm xem xét báo cáo kết quảgiám sát, Thường trực HĐND có trách nhiệm theo dõi kết quả giải quyết của cơquan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát

+ Thứ năm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do

HĐND bầu

Việc đánh giá cán bộ có nhiều phương pháp, cách làm, lấy phiếu tínnhiệm là một trong những công cụ đánh giá cán bộ, thực hiện giám sát quan

Trang 34

trọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những người được bầu, bổ nhiệmgiữ các chức vụ lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương Đối với cơquan dân cử, trong đó có HĐND cấp tỉnh, việc lấy phiếu tín nhiệm trực tiếp tạinghị trường là công cụ giám sát quan trọng và có hiệu lực cao Đây không chỉ làquan điểm cá nhân của đại biểu HĐND mà là ý chí của cơ quan quyền lực nhànước ở địa phương đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhândân Lấy phiếu tín nhiệm không chỉ phản ánh trách nhiệm, mối quan hệ của đạibiểu HĐND đối với các chức danh do HĐND bầu, mà còn là trách nhiệm củađại biểu HĐND trước cử tri Lấy phiếu tín nhiệm còn có thể xem như một hìnhthức tập thể cử tri và nhân dân kiểm soát quyền lực đối với cán bộ do mình bầu

ra, là một chủ trương rất đúng, rất kịp thời trong điều kiện quyền lực nhà nước là

thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền đã được hiến định trong Hiến

pháp

Mặc dù theo quy định của pháp luật có nhiều chủ thể (như Thường trựcHĐND, các Ban HĐND, đại biểu HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Namcấp tỉnh) có quyền đặt ra vấn đề bất tín nhiệm nhưng việc trình HĐND xem xét

bỏ phiếu tín nhiệm chỉ thuộc thẩm quyền của Thường trực HĐND Thường trựcHĐND xem xét việc này khi có đề nghị của ít nhất một phần ba tổng số đại biểuHĐND hoặc kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp Ngườiđược đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quyền trình bày ý kiến của mình trướcHĐND, HĐND thảo luận và bỏ phiếu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín.Trong trường hợp không được quá nửa tổng số đại biểu HĐND tín nhiệm thì cơquan hoặc người đã giới thiệu để bầu ra người có trách nhiệm trình HĐND xemxét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm người không được HĐND tínnhiệm

Quy định bỏ phiếu tín nhiệm theo pháp luật Việt Nam chỉ áp dụng đối với

cá nhân chứ không áp dụng đối với tập thể

Trang 35

1.3 Các yếu tố bảo đảm hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

1.3.1 Các quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Đây là yếu tố đầu tiên tác động rất lớn đến hiệu quả giám sát của HĐNDcấp tỉnh Các quy định pháp luật về giám sát có vai trò tạo cơ sở pháp lý choHĐND thực hiện quyền năng giám sát của mình Nếu luật không quy định mộtcách cụ thể về hoạt động giám sát của HĐND thì việc ghi nhận chức năng giámsát của HĐND trong Hiến pháp cũng chỉ là hình thức Năm 2003, Luật Tổ chứcHĐND và UBND đã cụ thể, chi tiết hoá chức năng giám sát của HĐND, nhờ đóhiệu quả giám sát của HĐND trong thực tiễn được nâng lên rất nhiều

Như vậy, vấn đề đặt ra là để nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND cấptỉnh đòi hỏi Nhà nước phải ban hành đầy đủ các văn bản pháp luật trong lĩnhvực giám sát cho HĐND nói riêng và toàn bộ hoạt động của HĐND nói chung

1.3.2 Tổ chức bộ máy hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

HĐND ở nước ta là cơ quan hoạt động không thường xuyên, cùng với đặcđiểm đại biểu HĐND làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên ảnh hưởng rất lớn,trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của HĐND nói chung và giám sát nói riêng.Hơn nữa, HĐND là một cơ quan mang tính chất đại diện ở địa phương, nên vềmặt tổ chức lâu nay vẫn chưa được chú ý cả về lý luận và thực tiễn Để thựchiện tốt chức năng giám sát của mình, HĐND ngày càng chú ý hoàn thiện vềmặt tổ chức Từ khi HĐND mới chỉ có một Ban thư ký đại biểu, không cóThường trực, đến nay HĐND đã thành lập các cơ quan của mình: Thường trựcHĐND, các Ban HĐND, trong đó đã có những đại biểu hoạt động chuyên trách,phần nào đáp ứng được nhu cầu công việc trước mắt Tuy nhiên, với tình hìnhnhiệm vụ như hiện nay, cần phải tập trung nghiên cứu đổi mới về mặt tổ chức bộ

Trang 36

máy của HĐND, trong đó phải chú ý đến bộ phận giúp việc cho Thường trựcHĐND

Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trựcHĐND được quy định tại Điều 52 và 53 của Luật Tổ chức HĐND và UBNDnăm 2013 Chúng ta thấy rằng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND làrất nặng nề, để đảm nhiệm được nhiệm vụ này đòi hỏi bộ máy Thường trựcHĐND phải đủ mạnh thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Tuynhiên, hiện nay do cơ cấu, tổ chức bộ máy của Thường trực HĐND còn nhiềubất cập, chưa có quy định thống nhất, có địa phương bố trí Chủ tịch HĐND là Bíthư cấp ủy, có nơi là Phó Bí thư cấp ủy, có nơi là Ủy viên Ban Thường vụ cấp

ủy, một số ít hoạt động chuyên trách, nhưng hầu hết là hoạt động kiêm nhiệm;Phó Chủ tịch HĐND có nơi được cơ cấu Ủy viên Ban Thường vụ cấp ủy, có nơichỉ là cấp ủy viên; Ủy viên Thường trực HĐND có nơi được cơ cấu là cấp ủyviên, có nơi không là cấp ủy viên…Cơ cấu tổ chức của Thường trực HĐNDgiữa các địa phương cấp tỉnh chưa có quy định thống nhất, nên chất lượng, hiệuquả hoạt động của HĐND giữa các tỉnh nói chung và Thường trực HĐND nóiriêng có sự khác nhau

Đối với những nơi Phó Chủ tịch HĐND được cơ cấu là Ủy viên Ban Chấphành Đảng bộ tỉnh (tương đương) thì hoạt động của HĐND sẽ bị hạn chế hơn,

cụ thể như: trong các cuộc họp của Ban Thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, để đưa rathảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng về phát triển kinh tế - xã hộicủa địa phương, các cuộc họp này không có Phó Chủ tịch HĐND tham dự, nênnhững nhiệm vụ cấp ủy giao cho UBND thực hiện, HĐND chỉ biết chứ chưa cóđiều kiện tham gia sâu, vì vậy sẽ khó khăn trong việc theo dõi, giám sát việctriển khai thực hiện Mặc dù cuộc họp có sự tham gia của Chủ tịch HĐNDnhưng vì Chủ tịch hoạt động kiêm nhiệm, đảm đương nhiều công việc của cấp

ủy, nên thời gian dành cho hoạt động chung của Thường trực HĐND chưa

Trang 37

nhiều Việc điều hòa hoạt động của HĐND, xử lý các vấn đề của Thường trựcHĐND chủ yếu do Phó Chủ tịch HĐND đảm nhiệm.

Đặc biệt, nếu Chủ tịch HĐND hoạt động kiêm nhiệm, Phó Chủ tịchHĐND không là Ủy viên Ban Thường vụ cấp ủy, Ủy viên Thường trực HĐNDkhông là cấp ủy viên, khi đó hiệu quả hoạt động của Thường trực HĐND càngkhó khăn hơn, chất lượng, hiệu quả hoạt động hạn chế hơn Xét về mặt chínhquyền, vị trí HĐND cao hơn UBND nhưng về mặt Đảng thì Ban Thường vụ cấp

ủy lãnh đạo cấp ủy viên, nên rất khó khăn cho Thường trực HĐND khi đưa ra ýkiến kết luận và chỉ đạo thực hiện, nhất là đối với UBND Từ đó, hiệu lực, hiệuquả hoạt động của HĐND bị giảm sút, chưa thực hiện được vai trò là cơ quanquyền lực của nhà nước ở địa phương

Về chức danh Ủy viên Thường trực HĐND, theo quy định của Luật Tổchức HĐND và UBND năm 2003, Thường trực HĐND cấp tỉnh, cấp huyệngồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên Thường trực HĐND Trong quá trìnhhoạt động, nhiều người băn khoăn về chức danh Ủy viên Thường trực HĐND.Nếu đặt câu hỏi, Ủy viên Thường trực HĐND đứng ở vị trí nào trong hệ thốngcác chức danh lãnh đạo của cơ quan nhà nước, sẽ nhận được câu trả lời là: dướiPhó Chủ tịch (HĐND, UBND) và trên cấp trưởng ngành (đối với cấp tỉnh),trưởng phòng (đối với cấp huyện) Sở dĩ quan niệm và nhận thức như vậy là doviệc căn cứ vào phụ cấp trách nhiệm Đối với mỗi chức danh lãnh đạo trong hệthống các cơ quan nhà nước, chức danh nào có mức phụ cấp trách nhiệm caohơn thì chức danh đó có vị trí cao hơn Đối chiếu theo tiêu chuẩn này thì chứcdanh Ủy viên Thường trực HĐND nằm ở “khoảng giữa” Tuy nhiên, việc đứng

ở “khoảng giữa” không phải là lý do chính để nhìn nhận chức danh Ủy viênThường trực còn chưa phù hợp mà do tác động trong các mối quan hệ công tác

và tính chất công việc Thực tế hiện nay, nhận thức của không ít cán bộ trong cơquan nhà nước về chức danh này vẫn chưa thật đầy đủ

Trang 38

Ngoài ra, trong Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 7/5/2007 của Thủtướng Chính phủ về việc Ban hành quy định, tiêu chuẩn, định mức và chế độquản lý, sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệpcông lập, công ty nhà nước, chức danh Ủy viên Thường trực cả ở cấp tỉnh và cấphuyện đều không được nhắc đến Do vậy, ở một số nơi, Văn phòng HĐND phảiđưa chức danh này vào danh mục “cán bộ lãnh đạo có phụ cấp lãnh đạo từ 0,7đến dưới 1,25” Qua những minh chứng nêu trên, chúng ta có thể thấy rằng vaitrò, chức năng của Ủy viên Thường trực HĐND chưa được quy định cụ thể, rõràng, tương đối mờ nhạt, dẫn đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Thường trựcHĐND nói riêng và hoạt động của HĐND nói chung cũng bị ảnh hưởng và giảmsút ít nhiều.

Về bộ máy Văn phòng, theo Nghị quyết số 545/2007/NQ-UBTVQH12ngày 11/12/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì Văn phòng Đoàn Đại biểuQuốc hội và HĐND Tỉnh là cơ quan giúp việc có nhiệm vụ tham mưu và tổchức phục vụ hoạt động của Ban của HĐND Tỉnh (Điều 1) Tuy nhiên, về vị trípháp lý thì Văn phòng và Ban có địa vị pháp lý ngang nhau thì Văn phòngkhông thể làm tham mưu cho các Ban được Quy định như vậy là không hợp lý

và thực tế trong hoạt động còn nhiều vướng mắc

1.3.3 Năng lực, bản lĩnh và trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân

Điều đầu tiên trong Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005 một lần nữakhẳng định vai trò của đại biểu HĐND: Đại biểu HĐND là người đại diện cho ýchí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, gương mẫu chấp hành pháp luật,chính sách của nhà nước, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật,chính sách và tham gia vào việc quản lý nhà nước

Giám sát là một công việc khó khăn và phức tạp, đại biểu dân cử phảiluôn ý thức được đây là một trong những điều kiện chủ quan mà bất cứ một

Trang 39

người đại biểu nào cũng phải tự trau dồi nâng cao nghiệp vụ Như vậy, muốnđảm đương tốt vai trò của mình, đại biểu HĐND không những phải nắm vữngcác quy định pháp luật về công tác giám sát mà còn phải có kỹ năng, trình độ,bản lĩnh và trách nhiệm khi tiến hành các hoạt động giám sát

Như vậy, đại biểu HĐND là nguồn gốc của mọi vấn đề liên quan đến chấtlượng và hiệu quả giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương Một

cơ quan đòi hỏi có cơ cấu tổ chức hợp lý nhưng để thực hiện tốt chức năng,nhiệm vụ, yếu tố con người trong tổ chức đó đóng vai trò vô cùng quan trọng

1.3.4 Chương trình, kế hoạch, chất lượng và hiệu lực giám sát của Hội đồng nhân dân

Hiệu quả công việc phụ thuộc rất nhiều vào công tác chuẩn bị Trong quátrình giám sát, xây dựng kế hoạch và lựa chọn hình thức giám sát phù hợp làđiều kiện để bảo đảm thế chủ động cho HĐND khi thực hiện chức năng, nhiệm

vụ của mình HĐND phải xây dựng chương trình giám sát hàng năm, kế hoạch

giám sát hàng quý, hàng tháng của Thường trực, các Ban và đại biểu; xây dựng

kế hoạch giám sát cụ thể bằng nội dung cũng như những cuộc giám sát đột xuất

từ yêu cầu của cử tri, dư luận xã hội

Chương trình giám sát phải có trọng tâm, trọng điểm, nội dung giám sátcần tập trung vào những vấn đề thiết thực, bức xúc được đa số đại biểu HĐNDbiểu quyết tán thành và được đông đảo cử tri ở địa phương quan tâm HĐNDcần ra nghị quyết tổ chức giám sát Các cuộc giám sát đều phải lập kế hoạch,xây dựng chương trình cụ thể, thông báo sớm về nội dung, thời gian và thốngnhất cách thức thực hiện Các thành viên của đoàn giám sát phải nắm vững mụcđích, yêu cầu, phương pháp giám sát

Cũng cần phải thấy rằng mọi cố gắng trong việc xây dựng chương trình,lập kế hoạch và lựa chọn hình thức giám sát có thể sẽ không đưa lại một kết quả

Trang 40

nào nếu HĐND thiếu kiểm tra, đôn đốc các kết luận sau khi giám sát Việc kiểmtra, đôn đốc các kết luận sau khi giám sát buộc đối tượng chịu giám sát phải kịpthời uốn nắn, chấn chỉnh hoạt động của mình theo đúng quy định của pháp luật

và nghị quyết của HĐND, và đó cũng là một trong những điều kiện nâng caohiệu lực, hiệu quả giám sát hiện nay

Chất lượng, hiệu lực và hiệu quả giám sát có mối quan hệ chặt chẽ vớinhau Hiệu quả giám sát cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng hoạt động giámsát cũng như những kết luận, kiến nghị từ hoạt động giám sát có được thực hiệnnghiêm chỉnh hay không Giám sát có chất lượng nghĩa là đưa ra được nhữngkết luận, đề xuất đúng đắn Chỉ khi giám sát có chất lượng mới tạo tiền đề đểbảo đảm hiệu lực của giám sát Trong mối quan hệ giữa chất lượng và hiệu lựcgiám sát thì chất lượng giám sát là tiền đề bảo đảm hiệu lực, nhưng để bảo đảmhiệu lực giám sát còn cần sự tự giác chấp hành nghiêm chỉnh của các chủ thểchịu giám sát đối với các kết luận, đề xuất đúng đắn rút ra từ hoạt động giám sát.Đồng thời, cần có các biện pháp xử lý đối với những chủ thể không chấp hànhnghiêm các kết luận, đề xuất đó Một khi chất lượng và hiệu lực giám sát đượcbảo đảm thì đương nhiên hiệu quả của hoạt động giám sát sẽ tốt hơn Vì thếtrong các giải pháp bảo đảm hiệu quả giám sát phải tính đến các giải pháp liênquan đến chất lượng và hiệu lực giám sát

Giám sát là công việc khó khăn và phức tạp bao gồm nhiều khâu, nhiềucông đoạn, đồng thời đòi hỏi sự tinh tế và nhạy bén, nếu không có kế hoạchnghiên cứu trước các đối tượng được giám sát thì rất dễ rơi vào hình thức Mặtkhác, phạm vi giám sát của HĐND rất rộng, lại đặt trong điều kiện chúng tađang thực hiện chương trình hoạt động giám sát nên việc xây dựng chươngtrình, lên kế hoạch, lựa chọn hình thức, bảo đảm chất lượng, hình thức giám sát

phù hợp là những việc làm hết sức cần thiết

Ngày đăng: 23/01/2016, 23:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban công tác đại biểu của Quốc hội (2012), Kỷ yếu Hội thảo nâng cao năng lực giám sát của Hội đồng nhân dân, Sóc Trăng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu Hội thảo nâng caonăng lực giám sát của Hội đồng nhân dân
Tác giả: Ban công tác đại biểu của Quốc hội
Năm: 2012
2. Nguyễn Khắc Bộ (2001), Công tác giám sát tại kỳ họp Hội đồng nhân dân – Những vấn đề đặt ra nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân, Kỷ yếu nâng cao năng lực và hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân, Văn phòng Quốc hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác giám sát tại kỳ họp Hội đồng nhândân – Những vấn đề đặt ra nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt độngcủa Hội đồng nhân dân
Tác giả: Nguyễn Khắc Bộ
Năm: 2001
3. Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quốc hội và Hội đồng nhân dân (1996), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Tác giả: Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Nhà XB: NxbChính trị quốc gia
Năm: 1996
4. Nguyễn Sỹ Dũng (chủ biên) (2004), Quyền giám sát của Quốc hội, nội dung và thực tiễn từ góc nhìn tham chiếu, Nxb Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền giám sát của Quốc hội, nộidung và thực tiễn từ góc nhìn tham chiếu
Tác giả: Nguyễn Sỹ Dũng (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Tư pháp
Năm: 2004
5. TS.Trần Đình Đàn (2012), “Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh đối với lĩnh vực đất đai”, Đề tài khoa học cấp bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát củaHội đồng nhân dân tỉnh đối với lĩnh vực đất đai”
Tác giả: TS.Trần Đình Đàn
Năm: 2012
6. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IX
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
7. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ X
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
8. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XI
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Báo cáo Tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 30 năm đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tổng kết một số vấn đề lýluận – thực tiễn qua 30 năm đổi mới
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật
Năm: 2015
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng, Tài liệu lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự thảo các văn kiện trình Đại hộiXII của Đảng
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2015
11. Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ IX, Tài liệu lưu hành nội bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộtỉnh Đồng Tháp lần thứ IX
Tác giả: Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp
Năm: 2010
12. Văn Đặng (2015), “Bổ sung quy định chế tài cụ thể trong hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân”, Người Đại Biểu Nhân Dân, (số 111) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bổ sung quy định chế tài cụ thể trong hoạt độnggiám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân”," Người Đại Biểu Nhân Dân
Tác giả: Văn Đặng
Năm: 2015
13. Từ Minh Hải (2015), “Hướng tới tính chuyên nghiệp cao của cơ quan dân cử”, Người Đại Biểu Nhân Dân, (số 117) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng tới tính chuyên nghiệp cao của cơ quandân cử”,"Người Đại Biểu Nhân Dân
Tác giả: Từ Minh Hải
Năm: 2015
14. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (đã sửa đổi bổ sung năm 2001) (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (đãsửa đổi bổ sung năm 2001)
Tác giả: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (đã sửa đổi bổ sung năm 2001)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
15. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
Nhà XB: NxbLao động – xã hội
32. Vũ Hùng (2001), “Hoạt động giám sát của Ban Văn hóa xã hội, Hội đồng nhân dân Thành phố Đà Nẵng và một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân”, Kỷ yếu nâng cao năng lực và hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân, Văn phòng Quốc hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động giám sát của Ban Văn hóa xã hội, Hộiđồng nhân dân Thành phố Đà Nẵng và một số kiến nghị nhằm góp phần nângcao chất lượng và hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân”, "Kỷ yếu nâng caonăng lực và hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân
Tác giả: Vũ Hùng
Năm: 2001
33. TS. Phạm Ngọc Kỳ (2014), Quyền giám sát của Hội đồng nhân dân và kỹ năng giám sát cơ bản”, Nhà xuất bản Tư pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền giám sát của Hội đồng nhân dânvà kỹ năng giám sát cơ bản
Tác giả: TS. Phạm Ngọc Kỳ
Nhà XB: Nhà xuất bản Tư pháp
Năm: 2014
40. Trần Văn Tân (2011), Năng lực quyết định và hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Đề tài khoa học cấp tỉnh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng lực quyết định và hiệu quả hoạt động giámsát của Hội đồng nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnhQuảng Nam - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp
Tác giả: Trần Văn Tân
Năm: 2011
41. Nguyễn Thị Bích Thuận (2011), Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước của tỉnh Đồng Tháp trong xây dựng nông thôn mới, Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng đội ngũ côngchức hành chính nhà nước của tỉnh Đồng Tháp trong xây dựng nông thôn mới
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Thuận
Năm: 2011
42. Phương Thủy (2014), “Phải giữ đến cùng thiết chế Hội đồng nhân dân, điều kiện tiên quyết và cuối cùng của nền dân chủ nhân dân”, Người đại biểu nhân dân, (số 337) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phải giữ đến cùng thiết chế Hội đồng nhândân, điều kiện tiên quyết và cuối cùng của nền dân chủ nhân dân”," Người đạibiểu nhân dân
Tác giả: Phương Thủy
Năm: 2014

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w