Sự tác động to lớn từ những tư tưởng mới và thực tiễncải cách hiệu quả của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, làm cho các sỹphu yêu nước Việt Nam trong đó có Phan Bội Châu nhận
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
ĐÀO CẢNH XUÂN
SỰ CHUYỂN BIẾN TRONG TƯ TƯỞNG ĐẠO
ĐỨC CỦA PHAN BỘI CHÂU GIAI ĐOẠN 1925 -1940
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Long An, 2015
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
ĐÀO CẢNH XUÂN
SỰ CHUYỂN BIẾN TRONG TƯ TƯỞNG ĐẠO
ĐỨC CỦA PHAN BỘI CHÂU GIAI ĐOẠN 1925 – 1940
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 60310201
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Văn Dũng
Long An, 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Đào Cảnh Xuân, là học viên cao học chuyên ngành Chính trị học, khóa 2013 – 2015 của Khoa Giáo dục Chính trị, Trường Đại học Vinh
Tôi xin cam đoan đây là phần nghiên cứu do tôi thực hiện
Các tài liệu trích dẫn sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, Những kết luận khoa học rút ra trong luận văn là kết quả tìm tòi, nghiên cứu của bản thân tác giả luận văn
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Học viên:
Đào Cảnh Xuân
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Phòng Sau Đại học, Khoa Giáo dục Chính trị Trường Đại học Vinh và Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã tạo điều kiện thuận lợi trong thời giantôi học Cao học Bên cạnh đó, tôi cũng cảm ơn thầy, cô trường Đại học Vinh đã nhiệt tình giảng dạy và cung cấp cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong suốt quá trình tôi học tập chuyền ngành Chính trị học tại Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
Tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến PGS.TS Bùi Văn Dũng, Trường Đạihọc Vinh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
và thực hiện đề tài
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng, nhưng luận văn chắc còn nhiều thiếu sót, với ý thức luôn tự học hỏi và nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học, tôi rất mong được sự góp ý của quý thầy, cô và các bạn
Long An, 2015
Đào Cảnh Xuân
Trang 5MỤC LỤC
TRANG
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 10
Chương 1: NHỮNG TIỀN ĐÊ VÀ ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA PHAN BỘI CHÂU 10
1.1.Tiểu sử Phan Bội Châu 10
1.2 Bối cảnh lịch sử trong nước và quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tác động đến tư tưởng đạo đức Phan Bội Châu 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 38
Chương 2: QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN TRONG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA PHAN BỘI CHÂU GIAI ĐOẠN (1925 - 1940) 40
2.1 Sự xác lập của tư tưởng đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Phan Bội Châu trước năm 1925 40
2.2 Những yếu tố tác động trực tiếp và những nội dung cơ bản trong tư tưởng đạo đức của Phan Bội Châu (1925 – 1940) 60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 84
Chương 3: GIÁ TRỊ VÀ Ý NGHĨA TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA PHAN BỘI CHÂU VỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY 86
3.1 Ý nghĩa lý luận và giá trị tư tưởng đạo đưc Phan Bội Châu 86
3.2 Giải pháp phát huy những giá trị đạo đức của Phan Bội Châu trong công tác giáo dục đạo đức cho con người Việt Nam hiện nay 95
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 115
PHẦN KẾT LUẬN 117
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã chứng kiến quá trình hìnhthành và phát triển mau lẹ của chủ nghĩa tư bản Sự phát triển của chủ nghĩa tưbản trong giai đoạn này thực chất là bước chuyển biến từ giai đoạn tự do cạnhtranh sang giai đoạn tư bản độc quyền Nó làm cho những mâu thuẫn vốn có củachủ nghĩa tư bản phát triển đến “đỉnh cao”, đó là mâu thuẫn ở bên trong mỗinước tư bản, mâu thuẫn giữa nhân dân lao động cơ bản là giai cấp công nhân vớigiai cấp tư sản và mâu thuẫn ở bên ngoài là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốcvới các dân tộc thuộc địa
Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là một bộ phận của thếgiới cũng chịu tác động từ những biến động to lớn trên Sự biến đổi của xã hộiViệt Nam được đánh dấu bằng mốc thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, biếnViệt Nam thành thuộc địa của thực dân Pháp Dưới chính sách khai thác thuộcđịa tàn ác của thực dân Pháp trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
và tư tưởng, Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần tội ác từ chính sách khai thác thuộcđịa của thực dân Pháp ở Đông Dương: “Chúng tôi không những bị áp bức vàbóc lột một cách nhục nhã, mà còn bị hành hạ và đầu độc một cách thê thảm…bằng thuốc phiện, bằng rượu… Chúng tôi phải sống trong cảnh ngu dốt, tối tăm
vì chúng tôi không có độc lập tự do” [50, 22-23] Hậu quả là làm cho xã hội ViệtNam đã lạc hậu lại càng lạc hậu hơn, nhân dân ta sống trong kiếp nô lệ, kết cấu
giai cấp trong xã hội Việt Nam có sự phân hóa mạnh mẽ Xã hội Việt Nam lúc
này tồn tại rất nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn về lợi ích các giai cấp, mâuthuẫn về ý thức hệ tư tưởng… nhưng mâu thuẫn cơ bản nhất, bức thiết nhất cầngiải quyết lúc này là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dânPháp xâm lược Để giải quyết mâu thuẫn bức thiết này, các cuộc đấu tranh củanhân dân ta trên các lập trường, quan điểm tư tưởng khác nhau diễn ra mạnh mẽ
Trang 7Một bộ phận “hủ nho” vẫn giữ nguyên lập trường “trung quân ái quốc” đấutranh cho lợi ích giai cấp địa chủ phong kiến đang lâm vào “suy vi” Một bộphận sĩ phu khác thích ứng với những điều kiện biến đổi của lịch sử như PhanChâu Trinh, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp… đã tiếp cậnnhững tư tưởng mới, tư tưởng của phong trào Khai Sáng qua Tân văn, Tân thư
từ Nhật Bản và Trung Quốc Những tư tưởng mới bàn về tính thượng tôn củapháp luật, quyền bình đẳng giữa con người với con người trong các mối quan hệ
xã hội Mặt khác, các sĩ phu còn chịu ảnh hưởng từ những cuộc cải cách đấtnước hiệu quả của nhiều quốc gia như ở Nhật thời Minh Trị, cuộc cách mạngTân Hợi ở Trung Quốc Sự tác động to lớn từ những tư tưởng mới và thực tiễncải cách hiệu quả của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, làm cho các sỹphu yêu nước Việt Nam trong đó có Phan Bội Châu nhận ra sự thiếu phù hợpcủa nội dung tư tưởng cũ, tư tưởng Nho giáo nói chung và tư tưởng về đạo đứcnói riêng đối với việc giải quyết những vấn đề cấp bách của dân tộc Việt Nam ởcuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Phan Bội Châu với vốn hiểu biết rộng, trình độ lý luận sắc bén, ông đã tìmđến và tiếp biến những tư tưởng mới trên cái nền của tư tưởng cũ Rất nhiều tácphẩm, bài viết trong quá trình hoạt động của Phan Bội Châu chứa đựng những tưtưởng về triết học, chính trị, văn hóa, đạo đức… Đặc biệt, tư tưởng đạo đức và
cả cuộc đời chiến đấu vì lý tưởng đạo đức vì nước, vì dân của ông có giá trị rất
to lớn Nó thôi thúc lòng tự tôn dân tộc, nó xác định vị trí và vai trò của mỗingười con đất Việt phải có trách nhiệm với bờ cõi, non sông mà quyết chí đứnglên chiến đấu bảo vệ
Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiệnđại hóa gắn với xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Thực chất của nhiệm vụ này là tạo nền tảng vật chất và tinh thần vững chắc đểnước ta đi lên chủ nghĩa xã hội Trải qua hơn 30 năm thực hiện nhiệm vụ trên,bên cạnh những thành công đã đạt được, những mặt trái của kinh tế thị trường
Trang 8tác động đến nhiều vấn đề của đời sống nước ta như: sự bất bình đẳng trong xãhội, sự phân biệt giàu nghèo, nguy cơ suy thoái tư tưởng đạo đức… của một bộphận không nhỏ người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ Trong đó, những chuẩnmực đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc không được coi trọng, dẫn đếnnhiều hiện tượng sống buông thả; bàng quan; lãnh cảm; không dám đấu tranhbảo vệ cái đúng đắn, cái tốt đẹp mà chạy theo những lối sống trụy lạc, đua đòi,tàn sát lẫn nhau theo kiểu “băng nhóm xã hội đen”… Vì thế giáo dục tư tưởngđạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tư tưởng đạo đức của những nhà tưtưởng lớn như: Phan Châu Trinh; Huỳnh Thúc Kháng; Phan Bội Châu có ýnghĩa rất to lớn đối với nước ta hiện nay.
Với những đóng góp to lớn của Phan Bội Châu cho sự nghiệp cách mạngcủa dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Đồng thời, ông cũng để lại những
tư tưởng đạo đức có giá trị sâu sắc, cho nên việc nghiên cứu tư tưởng đạo đứccủa Phan Bội Châu là một vấn đề rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay Quanghiên cứu tư tưởng đạo đức của ông giúp chúng ta có cách nhìn khách quan,khoa học, đồng thời rút ra những giá trị tích cực và chỉ ra giải pháp nhằm pháthuy những giá trị tư tưởng đạo đức Phan Bội Châu đồng thời ngăn chặn vàphòng ngừa những hiện tượng suy thoái về đạo đức, lối sống cho con người Việt
Nam hiện nay Từ tầm quan trọng nêu trên chúng tôi chọn đề tài: “Sự chuyển
biến trong tư tưởng đạo đức của Phan Bội Châu giai đoạn (1925 - 1940)” làm
luận văn tốt nghiệp thạc sỹ
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Phan Bội Châu là một nhà yêu nước chân chính, với tài năng và có tầmảnh hưởng đối với phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX Nhà chí sỹ cách mạng, suốt cuộc đời trăn trở về lí tưởng đạo đức độc lậpcho dân tộc, tự do cho nhân dân, bên cạnh đó ông cũng luôn tìm đến những tưtưởng mới nhằm hiện thực hóa lí tưởng đạo đức cao cả đó Nghiên cứu về PhanBội Châu cho đến nay thu hút được rất nhiều học giả trong và ngoài nước Các
Trang 9công trình nghiên cứu về Phan Bội Châu rất đa dạng, nhưng những công trìnhnày nghiên cứu tập trung trên các hướng sau:
Hướng nghiên cứu thứ nhất, những công trình nghiên cứu về Phan Bội
Châu và các nhà tư tưởng gắn với lịch sử dân tộc giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX Đầu tiên phải kể đến công trình nghiên cứu đồ sộ: “Sự phát triển của
tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng Tháng Tám” [27], [28] ; “Đại cương lịch sử Việt Nam” [58] Cũng nghiên cứu về tình hình tư tưởng thời kỳ
này còn có công trình nghiên cứu “Bước chuyển tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX” [17] v.v Các công trình trên chỉ ra những điều kiện kinh tế
- xã hội Việt Nam và xu thế chung của thời đại tác động cho sự ra đời tư tưởngcủa Phan Bội Châu cũng như các nhà tư tưởng đương thời ông Bên cạnh đó, cáccông trình trên phân tích khá sâu sắc về tư tưởng triết học và tư tưởng chính trịcủa Phan Bội Châu Từ sự phân tích đó các tác giả chỉ ra sự khác biệt, bướcchuyển căn bản trong tư tưởng của Phan Bội Châu so với các nhà tư tưởngđương thời Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định Phan Bội Châu xứng đáng lànhà tư tưởng tiêu biểu nhất của Việt Nam đầu thế kỷ XX
Hướng thứ hai, các công trình nghiên cứu một cách khái quát hệ thống
từng giai đoạn, từng nội dung tư tưởng của Phan Bội Châu Với chủ đề này cũng
có các công trình tiêu biểu như:
Công trình“Nghiên cứu Phan Bội Châu” [59] Đây là công trình tập hợp
một số tác phẩm chuyên khảo, bài báo viết về đề tài Phan Bội Châu trong 50năm nghiên cứu của tác giả Nội dung chủ yếu của công trình này là tập hợpnhững bài viết giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu của Phan Bội Châu, nghiêncứu đến vấn đề con người của Phan Bội Châu và tập hợp những bài viết, bài traođổi ý kiến tiêu biểu của tác giả trong nhiều khía cạnh về Phan Bội Châu Nhìn
Trang 10chung đây là tài liệu có giá trị, thể hiện tâm huyết của tác giả khi nghiên cứu vềPhan Bội Châu
Một công trình nữa “Phong trào Đông Du và Phan Bội Châu” [47] Đây
là công trình của Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây nhằm kỷ niệm 100
năm phong trào Đông Du Hay một công trình khác “Phan Bội Châu về tác gia
và tác phẩm” [61] Nội dung của cuốn sách tập hợp 60 bài chuyên khảo và cảm
nhận của các nhà khoa học trong nước và thế giới Nội dung của những côngtrình này được các tác giả khẳng định phong trào Đông Du và nhà yêu nước, nhàcách mạng, nhà tư tưởng Phan Bội Châu có một vị trí và ý nghĩa rất quan trọngtrong lịch sử dân tộc đầu thế kỷ XX, đồng thời khẳng định Phan Bội Châu chính
là ngọn cờ đầu trong phong trào Duy Tân nước ta hồi đầu thế kỷ XX
Nghiên cứu và trình bày về chủ đề này cũng cần nói tới các công trình
như: “Phan Bội Châu” của Hoài Thanh Hay trong cuốn “Phan Bội Châu và xã
hội Việt Nam ở thời đại ông”, [31]; hay công trình “Phan Bội Châu nhà yêu nước - nhà văn hóa lớn” [60] Điểm mới của các công trình này so với các công
trình nghiên cứu cùng đề tài, tác giả khéo léo tiếp cận dưới góc độ văn học và sửdụng nhuần nhiễn phương pháp lịch sử và logic Các công trình đã chỉ ra đượcbước chuyển trong cuộc đời, sự nghiệp cách mạng nói chung của Phan Bội Châutrong bối cảnh Việt Nam, khu vực Đông Nam Á và thế giới
Những công trình gần đây nhất nghiên cứu về tư tưởng của Phan Bội
Châu cũng cần nói đến như: “Tư tưởng dân chủ của Phan Bội Châu” [53]; “ Tư
tưởng triết học và chính trị của Phan Bội Châu” [36]; và luận văn thạc sĩ chính
trị học của Nguyễn Ngọc Điệp, với đề tài: “Sự chuyển biến trong tư tưởng chính
trị của Phan Bội Châu trước năm 1925”, Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014 Những công trình này chủ yếu tập trungnghiên cứu chuyên sâu về những nội dung tư tưởng triết học, chính trị học hay
Trang 11tư tưởng dân chủ của Phan Bội Châu Đồng thời nêu bật ý nghĩa của những tưtưởng đó đối với lịch sử dân tộc Việt Nam Hai hướng nghiên cứu trên, nội dungcủa các công trình chưa nghiên cứu tư tưởng đạo đức của Phan Bội Châu, phầnlớn các công trình thông qua tấm gương chiến đấu, hoạt động chính trị và sựchuyển biến trong lập trường chính trị của ông để rút ra nhận xét khái quát, PhanBội Châu xứng đáng là tấm gương đạo đức tiêu biểu cho thế hệ những nhà Nhoyêu nước đầu thế kỷ XX.
Hướng thứ ba, nghiên cứu về tư tưởng đạo đức của Phan Bội Châu có thể
kể đến công trình sau: “Tư tưởng của Phan Bội Châu về con người và ý nghĩa
lịch sử của nó”, đây là luận án tiến sỹ triết học của Cao Xuân Long, Đại học
khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, năm
2010 Bố cục của luận án được tác giả chia thành ba chương, trong đó ở chương
hai tác giả tập trung phân tích, làm rõ “Quá trình hình thành phát triển và nội
dung chủ yếu trong tư tưởng của Phan Bội Châu về con người” Tại mục 3 của
tiết thứ 2 trong chương hai, tác giả có bàn về “Tư tưởng của Phan Bội Châu về
con người dưới góc độ giá trị đạo đức, văn hóa” Bàn về tư tưởng đạo đức, tác
giả có lý giải nguồn gốc ra đời của đạo đức và chỉ ra những quan niệm về đạođức của Phan Bội Châu Đồng thời, tác giả đã chỉ ra vai trò của đạo đức, đạođức được xem như chuẩn mực nó như là bánh lái của con thuyền Bên cạnh đótác giả đã chỉ ra nguyên nhân cái xấu, cái ác lấn át cái tốt, cái thiện là do nămgiác quan của con người phải tiếp xúc thường xuyên với vật chất ở bên ngoài.Ngoài những nội dung trên, tác giả chưa tập trung phân tích làm rõ những yếu tốcấu thành đạo đức của Phan Bội Châu như: Chính danh; Nhân; Nghĩa; Hiếu; Trí
và Dũng để thấy được sự hoàn thiện và bước chuyển trong tư tưởng đạo đức củaPhan Bội Châu Mặt khác, tác giả chưa rút ra được những hạn chế và cũng nhưnhững giá trị căn bản trong tư tưởng đạo đức của Phan Bội Châu Những điểm
Trang 12tác giả của luận án tiến sĩ chưa có điều kiện nghiên cứu, cũng chính là nhữngvấn đề chúng tôi tập trung làm rõ trong luận văn thạc sĩ này
Từ sự hệ thống hóa cơ bản những công trình nghiên cứu nổi bật về tưtưởng và con người của Phan Bội Châu đã cho thấy, chủ đề nghiên cứu về PhanBội Châu được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khácnhau như: tư trưởng triết học, tư tưởng về con người, tư tưởng chính trị, tưtưởng về giáo dục, tư tưởng về chính thể v.v Nhưng qua quá trình khảo cứu tácgiả thấy rằng, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu chuyên sâu và có hệthống về sự chuyển biến trong tư tưởng đạo đức của Phan Bội Châu, đặc biệt sựchuyển biến trong tư tưởng đạo đức của ông giai đoạn 1925 đến 1940 Tuynhiên, những công trình kể trên vẫn là những tài liệu quý báu để tác giả kế thừatrong luận văn này
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích của luận văn
Luận văn nhằm tập trung nghiên cứu làm rõ sự chuyển biến trong tưtưởng đạo đức của Phan Bội Châu (1925 - 1940), trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa,giá trị của tư tưởng đạo đức Phan Bội Châu với công tác giáo dục đạo đức chocon người Việt Nam hiện nay
3.2 Nhiệm vụ của luận văn
- Thứ nhất, trên cơ sở phân tích con người, sự nghiệp của Phan Bội Châu,
từ đó chỉ ra sự chuyển biến tư tưởng đạo đức của Phan Bội Châu gắn bó khăngkhít với quá trình hoạt động cách mạng và tiếp nhận những tinh hoa văn hóanhân loại của ông
- Thứ hai, làm rõ quá trình chuyển biến trong những nội dung tư tưởngđạo đức của Phan Bội Châu (1925 - 1940) trên một số phạm trù cụ thể
Trang 13- Thứ ba, trên cơ sở phân tích những đặc điểm, yêu cầu của xã hội ViệtNam hiện nay để từ đó chỉ ra sự cần thiết phải có giải pháp nhằm phát huynhững giá trị đạo đức tích cực của Phan Bội Châu với công tác giáo dục tưtưởng, đạo đức cho con người Việt Nam hiện nay.
4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Luận văn chỉ tập trung làm rõ sự chuyển biến trong tư tưởng đạo đức củaPhan Bội Châu trong giai đoạn 1925 – 1940
5 Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn được thực hiện dựa trên các nguyên tắc thế giới quan vàphương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và nhữngtác phẩm tiêu biểu gửi gắm những nội dung tư tưởng đạo đức của Phan BộiChâu
- Luận văn sử dụng phương pháp chuyên ngành và phương pháp liên
ngành để nghiên cứu, bao gồm:
+ Phương pháp nghiên cứu kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp logic: Vận dụng quan điểm lịch sử để nêu rõ tính kế thừa, đồng thời làm nổi bật sự
chuyển biến trong tư tưởng đạo đức của Phan Bội Châu
+ Phương pháp nghiên cứu hệ thống: Đem lại sự hiểu biết về hệ thống
những tư tưởng của Phan Bội Châu nói chung và tư tưởng về đạo đức của ông nóiriêng
+ Cùng với các phương pháp trên tác giả còn sử dụng các phương phápphân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, đối chiếu, so sánh và tiếp cận dướigóc độ chính trị học
6 Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Phân tích một cách toàn diện, đa chiều về nhân tố góp phần tạo nên sự
chuyển biến trong tư tưởng đạo đức của Phan Bội Châu
Trang 14- Hệ thống hóa quá trình chuyển biến tư tưởng đạo đức của Phan BộiChâu trên một số phương diện tiêu biểu.
- Đánh giá và chỉ ra một vài giải pháp nhằm phát huy những giá trị tưtưởng đạo đức của Phan Bội Châu trong công tác giáo dục tư tưởng đạo đức cho
con người Việt Nam hiện nay
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn có cấu trúcgồm 3 chương và 6 tiết:
Chương 1: Những tiền đề và điều kiện cơ bản hình thành tư tưởng đạo đức của
Phan Bội Châu
Chương 2: Quá trình chuyển biến trong tư tưởng đạo đức của Phan Bội Châu
giai đoạn 1925 - 1940
Chương 3: Ý nghĩa và giá trị tư tưởng đạo đức của Phan Bội Châu đối với công
tác giáo dục đạo đức cho con người Việt Nam hiện nay
Trang 15Chương 1 NHỮNG TIỀN ĐÊ VÀ ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG
ĐẠO ĐỨC CỦA PHAN BỘI CHÂU
Tư tưởng của Phan Bội Châu nói chung và tư tưởng đạo đức của ông nóiriêng được hình thành và hoàn thiện gắn với các giai đoạn trong sự nghiệp cứunước, cứu dân của ông, cho nên thực chất của sự hình thành và hoàn thiện tưtưởng đạo đức Phan Bội Châu là một quá trình chuyển biến Để hiểu về tư tưởngđạo đức của ông, chúng ta cần đặt những tư tưởng đạo đức đó gắn với cuộc đời
sự nghiệp, điều kiện kinh tế xã hội… ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Tuynhiên, để hiểu hơn về sự chuyển biến trong tư tưởng đạo đức của Phan BộiChâu, trước tiên chúng ta cần làm rõ khái niệm về chuyển biến trong tư tưởngđạo đức của ông
Khái niệm về “chuyển biến”, đây là khái niệm được nhiều nhà nghiên cứuđưa ra, nhưng tùy theo cách tiếp cận, và đối tượng tiếp cận mà các nhà nghiêncứu đưa ra những quan điểm khác nhau về khái niệm này Do giới hạn nghiêncứu của một luận văn thạc sĩ, tác giả không có điều kiện đi sâu bàn về nội dungnày, mà chỉ tiếp cận khái niệm chuyển biến trên góc độ tư tưởng đạo đức của
Phan Bội Châu để làm bật nội hàm của khái niệm này: chuyển biến trong đạo
đức của Phan Bội Châu là: sự vận động của một hệ thống tư tưởng đạo đức trong quá trình hoạt động cách mạng cứu nước, cứu dân Từ hoạt động cách mạng đó, tạo ra sự thay đổi về căn bản những nội dung trong phạm trù đạo đức của ông nhằm đáp ứng những yêu cầu đặt ra trong từng giai đoạn hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu.
Trang 161.1.Tiểu sử Phan Bội Châu
1.1.1 Khái quát về thân thế và sự nghiệp của Phan Bội Châu
Phan Bội Châu tên khai sinh là Phan Văn San Ông sinh ngày 21 12
-1867 tại thôn Sa Nam, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và ông mất ở Huế năm
1940 Từ nhỏ ông đã nổi tiếng là người hay chữ, thông minh, Phan Bội Châuthuật lại trong niên biểu của mình rằng: “Lúc tôi lên sáu, cha tôi dắt tôi đến thụcquán trao cho tôi sách chữ Hán, mới ba ngày tôi đã đọc trầm hết quyển Tam tựkinh, không sót một chữ Cha tôi lấy làm lạ, đem Luận ngữ cho tôi đọc, tập làmvăn trẻ với khiếu viết trầm những sách đã đọc, mỗi bài học phải viết mười tờ”[15, 49] Mặc dù là người có tài nhưng con đường học của ông cũng lắm lậnđận, sau nhiều lần dự thi đến năm 33 tuổi mới đậu giải nguyên trong cuộc thihương Sinh ra trong cảnh nước mất, nhà tan, ông không ôm khư khư mộng vănchương mà chỉ coi đó là phương tiện để mình có điều kiện dùng cái “danh” đểlôi kéo mọi người, Phan Bội Châu khẳng định: “Thế là tôi được cái mặt nạ đểmượn đó che lấp mắt đời” [15, 60] Từ năm 1900, Phan Bội Châu chính thức laovào con đường trường chinh, thực hiện lý tưởng đạo đức cao cả chiến đấu vì độclập cho dân tộc, tự do cho nhân dân Từ đây, những tư tưởng đạo đức của ôngđược vận động cùng với quá trình chuyển biến trong thế giới quan của Nho giáo
và tư tưởng phương Tây (những tư tưởng của phong trào khai sáng và chủ nghĩaMác - Lênin) và hoạt động đấu tranh của ông
- Giai đoạn trước năm 1903
Trước năm 1903, Phan Bội Châu tích cực hưởng ứng, ủng hộ phong tràoCần Vương của vua Hàm Nghi do nhân dân Nghệ Tĩnh nổi dậy Ông cho rằng,phong trào yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương “chẳng công hiệu gì, nhưng vìđại nghĩa sở kích, thật đáng kính trọng” [15, 52] Điều này cho thấy phạm trù
“nghĩa” được ông tôn kính và đặc biệt rất coi trọng nghĩa lớn vì nước, vì dân mà
Trang 17chẳng màng đến sự thiệt hơn trong lợi ích, sự sống còn của bản thân Đạo lý này
đã ăn sâu, bám rễ vào chàng trai trẻ Phan Văn San
- Giai đoạn từ năm 1904 đến 1925
Từ năm 1904 đến trước năm 1911, Phan Bội Châu viết tác phẩm “Lưu
cầu huyết lệ tân thư” Tác phẩm này đánh dấu sự chuyển biến bước đầu tư tưởng
của Phan Bội Châu nói chung và tư tưởng đạo đức nói riêng Sau khi chứng kiếncác phong trào yêu nước thất bại và bản thân ông trực tếp thành lập “ Duy TânHội” năm 1904, nhằm thực hiện chủ trương dùng vũ trang bạo động đánh đuổigiặc Pháp, khôi phục nước Nam tự chủ Sự việc không thành do cầu chính phủNhật viện trợ vũ khí và binh lính để đánh Pháp thất bại, Phan Bội Châu chuyểnhướng nhờ Nhật giúp đỡ đào tạo nâng cao trí thức mới cho những lưu học sinhViệt Nam
Từ năm 1905 đến năm 1907, Phan Bội Châu đã đưa hơn 200 lưu học sinh
có tinh thần yêu nước sang Nhật học tập Con đường cầu học cho những ngườiyêu nước Việt Nam không thành Đầu tháng 6 năm 1907, chính phủ phiệt Nhật
kí điều ước với Pháp, buộc Nhật phải giải tán những lưu học sinh Việt Nam vàtrục xuất Phan Bội Châu khỏi đất nước Nhật Nhưng “chí” trong con người PhanBội Châu vẫn vững, ông sang Trung Quốc, Xiêm La để liên kết và lôi kéonhững kiều bào nhằm gây dựng cơ sở để hoạt động và tiếp tục nuôi lý tưởng đạođức cứu nước, cứu dân
Từ năm 1911 đến trước năm 1925, đánh dấu bước chuyển chính thứctrong thế giới quan và con đường cứu nước, từ lập trường phong kiến với sự bóbuộc của những chuẩn mực đạo đức cũ kỹ, bất bình đẳng sang lập trường dânchủ tư sản gắn với tư tưởng đạo đức tiến bộ, đề cao quyền làm chủ của từng cánhân trong xã hội và ý thức được bổn phận, vị trí (chính danh) của ngưới mất
Trang 18nước, từ đó thôi thúc mỗi cá nhân phải đứng lên đoàn kết thực hiện lý tưởng đạođức chung là cứu nước, cứu dân
- Giai đoạn từ năm 1925 đến năm 1940
Cuối năm 1925, thực dân Pháp bắt và quy Phan Bội Châu vào tội chết,sau đó bản án định tội ông đổi thành án chung thân khổ sai Sự kết án khôngminh bạch của chính quyền bảo hộ ở Việt Nam đã bị dư luận, nhân dân trongnước phản bác và đấu tranh gay gắt, buộc thực dân Pháp phải ân xá cho PhanBội Châu an trí tại Huế cho đến khi ông qua đời năm 1940 Giai đoạn này, đánhdấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng vì lí tưởng đạo đức độc lậpcho dân tộc, tự do cho nhân dân, giúp ông có thời gian xét lại những lý thuyết
và con đường cứu nước mà chính ông đã theo đuổi trước những năm 1925 Để
từ đó ông nhận ra tất cả những điều mà ông theo đuổi đều là sai lầm, Phan BộiChâu đã tự bạch: “Than ôi! Xông pha nhọc nhằn trải muôn ngàn dặm, mà chỉgây nên một cõi mơ màng thất bại, có ai mưu sự mà gặp nông nỗi bất hạnh nhưtôi vậy chăng?” [15, 45] Lý tưởng đạo đức cứu nước, cứu dân trong Phan BộiChâu không mất đi, lý tưởng đó trong giai đoạn an trí ở Huế được gửi gắmthông qua những tác phẩm lý luận có giá trị luận bàn, mở rộng và phát triển vềnhững phạm trù cơ bản của đạo đức, trên cơ sở những luận điểm cũ của Nhogiáo như: “chính danh”; “nhân”; “hiếu”; “nghĩa”; “trí”; “dũng”; và “lẽ sống”
1.1.2 Truyền thống gia đình, quê hương, đất nước và tinh hoa văn hóa nhân loại tác động đến tư tưởng đạo đức của Phan Bội Châu
Sự nghiệp cứu nước, cứu dân của Phan Bội Châu những năm đầu thế kỷ
XX đã để lại một dấu ấn quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam, là một tấmgương đạo đức tiêu biểu cho tinh thần xả thân vì nước, vì dân của ông Để làmnên một sự nghiệp lớn lao và có tầm ảnh hưởng đối với thời đại như vậy, khôngphải ai cũng có thể làm được, mà đó là do những truyền thống tốt đẹp của gia
Trang 19đình, quê hương và đất nước; là do ảnh hưởng của những tư tưởng tiến bộ từphương Tây đã tác động đến đạo đức nhân cách của ông; mà một điều nữakhông thể không nói đến đó còn là do khả năng tiếp biến những giá trị truyềnthống của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại một cách có sàng lọc trong PhanBội Châu Cho nên để tìm hiểu về tư tưởng đạo đức của Phan Bội Châu chúng takhông chỉ đi sâu nghiên cứu nội dung tư tưởng mà còn phải tìm ra nguồn gốc tácđộng lên tư tưởng, tấm gương đạo đức của ông.
- Truyền thống văn hóa gia đình, quê hương là nền tảng nuôi dưỡng đạo
đức của Phan Bội Châu
Gia đình:
Phan Bội Châu sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo Tư tưởng đạođức của quê hương và gia đình đã có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng đạo đứccủa ông Những tấm gương gia đình xứ Nghệ và đặc biệt ở ngay trong gia đìnhPhan Bội Châu đã có ảnh hưởng sâu sắc đến tâm hồn, lý tưởng của ông từ lúcthơ bé cho đến khi trưởng thành
Sinh trưởng trong gia đình lễ giáo, được sự kèm cặp uốn nắn dạy bảo mẫumực của người mẹ, đồng thời sự dạy dỗ nghiêm khắc của cha, lúc bấy giờ làmnghề dạy học Phụ thân ông là cụ Phan Văn Phổ một người thâm nho, thônghiểu kinh truyện, nhưng không đỗ đạt gì và sống bằng nghề dạy học Là mộtthầy đồ nghèo sống ở thôn dã nhưng tâm hồn và cách sống thanh bạch, ông đượcmọi người quý mến Là một người “thông nho” [2, 15] ông thường được ngườidân nhiều làng xung quanh nhận đón về dạy chữ cho con cháu mình Năm 30tuổi, ông lấy vợ và 36 tuổi hạ sinh Phan Văn San
Mẫu thân của Phan Bội Châu tên là Nguyễn Thị Nhàn, cũng thuộc dòngdõi Nho học Bà là người phúc hậu có tình thương yêu con người nghèo khổ,
Trang 20nhà tuy nghèo nhưng thường hay giúp những người khốn khó Phan Bội Châu
có nhận xét về bà:
Mẹ rất nhân từ, ham làm ơn Trong nhà tuy nghèo, những đụng khi thânbằng lân lý có việc cấp nạn, tùy sức đến đâu thì giúp đến ấy; một đồngtiền, một hột gạo cũng chia sẻ cho nhau mới đành Khi tôi còn bé mẹ tôi
đã dỗ tôi, nửa câu nói cũng không kinh suất Tôi hầu mẹ tôi 16 năm, tuyệtchẳng bao giờ nghe một tiếng mắng chửi ai; dầu có ai ngang trái vớimình, chỉ mỉm cười bằng một tiếng cười lạt mà thôi [2, 16]
Thuở bé, vì các anh em trai trong nhà đều học chữ Hán, nên bà cũng họclỏm được ít nhiều “Mẹ tôi hồi còn trẻ, thường ngồi bên các anh, nghe đọc sách,hay nhớ mãi đến chết cũng không quên” [2, 16] Khi Phan Bội Châu chừng bốnnăm tuổi ông được mẹ chỉ dạy những điều hay trong Kinh Thi Bà mất nămPhan Bội Châu 18 tuổi, nhưng tình cảm và tấm gương đạo đức của bà ảnhhưởng sâu đậm trong tư tưởng đạo đức của ông
Quê hương:
Nghệ Tĩnh là một mảnh đất kém màu mỡ ở miền Trung, đất canh tác lại
ít, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn Nhiều người dân nơi đây phải thahương cầu thực Nhưng nét nổi bật của vùng đất Nghệ Tĩnh là một vùng đất cótruyền thống khoa bảng, con người nơi đây rất cần cù học tập
Nghệ An nằm trong không gian văn hóa Nghệ Tĩnh, thời xa xưa vốn làmột góc rừng biển xa xôi đối với kinh thành Thăng Long Trải qua các triều đạiphong kiến Việt Nam, Nghệ An giữ vị trí đặc biệt quan trọng, được coi là chốn
“biên viễn” hiểm yếu Nơi đây từng là địa bàn chiến lược của nhà Trần thờichống quân Nguyên Mông, là căn cứ địa của Trần Quý Khoáng và Lê Lợi…Vốn là vùng đất giàu truyền thống đấu tranh cách mạng, sau khi thực dân Phápxâm lược Việt Nam, phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở đây phát triển
Trang 21sâu rộng trong một thời gian khá dài Dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Xuân Ôn rồiđến Phan Đình Phùng, huyện nào cũng lập quân thứ và tổ chức kháng chiến.Ngay trên mảnh đất Sa Nam và Đan Nhiễm, năm 1874, nghĩa quân của TrầnTấn, Đặng Như Mai, sau đó của Trần Xuân, Vương Thúc Mậu cũng mấy phen
đọ sức với giặc Pháp Phan Đình Phùng mất, phong trào chống Pháp vẫn tồn tạidai dẳng ở Nghệ Tĩnh Nhiều người bỏ vào núi hay chốn sang địa phương khácsống ngoài vòng pháp luật Tinh thần yêu nước và hoạt động chống Pháp vẫnphát triển liên tục cho đến cách mạng Tháng Tám Do tinh thần yêu nước bền bỉ,
đã có lúc chính quyền thực dân cấm người Nghệ Tĩnh đi lại và cư trú ở địaphương khác
Điều kiện tự nhiên và truyền thống đạo đức vì nước vì dân của quê hương
có ảnh hưởng sâu sắc đến con người Phan Bội Châu Giáo sư Phạm Đức Dươngnhận xét: “Người Nghệ Tĩnh can đảm đến sơ suất, cần cù đến liều lĩnh, kiênquyết đến khó khăn, tằn tiện đến cá gỗ” [20, 56] Trong lịch sử Nghệ Tĩnh cócon người giám chơi ngông như Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Công Trứ, cónhững người coi thường công danh các triều vua như Nguyễn Thiệp, có ngườichống triều đình như Hoàng Phan Thái, Trần Tấn…Cái tiêu biểu của ngườiNghệ Tĩnh là chí khí, nghị lực, gan góc, giỏi chịu đựng, ngang tàng không chịuràng buộc Là dân xứ nghèo, họ sống rất tiết kiệm, nhưng trọng danh dự, giàutình nghĩa, nặng ân tình đối với bà con, làng xóm, bạn bè nhất là đối với việcnước, việc dân họ lại rất trọng nghĩa, hào hiệp, rộng rãi mà không màng đến củacải và tính mệnh Viết về “dòng sông văn hóa” xứ Nghệ, Giáo Sư Ninh ViếtGiao đã trích trong “Nghệ An ký”: “xứ Nghệ An đất xấu dân nghèo kém xa bốntrấn, nhưng phong tục mà được thuần hậu là nhờ ở chỗ đó, vì nghèo nên tậpđược tinh thần nhẫn nại, chịu đựng gian khổ, lấy sự cần kiệm tiết ước làm đầu”[29, 21-22] Chính vì thế đã hình thành nên trong con người Phan Bội Châu một
ý chí, một nghị lực để vượt qua mọi gian nan trên con đường lý tưởng cứu dân
Trang 22cứu nước của mình “Phan Bội Châu sinh ra trên mảnh đất ấy, được nuôi lớn bởitruyền thống đấu tranh bất khuất và dòng sữa ngọt thơm của quê hương với tất
cả cái “cốt tính xứ Nghệ” nhiều ưu điểm nhưng cũng không khỏi những nhượcđiểm và hạn chế” [62, 18]
- Những truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc tác động đến
tư tưởng đạo đức của Phan Bội Châu
Các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống dân tộc hình thành gắn với điềukiện lịch sử cụ thể của Việt Nam trải qua hàng ngàn năm lịch sử Đó là kết quả
và là động lực to lớn của quá trình dựng nước, giữ nước và phát triển của đấtnước mang đậm tính đặc thù trong lịch sử dân tộc Việt Nam Đảng ta cũng nhưcác nhà khoa học đưa ra các tiêu chí xác định giá trị, giá trị văn hóa đạo đức củadân tộc Việt Nam bao gồm các giá trị cơ bản sau: truyền thống yêu nước; lòngthương yêu, quý trọng con người; lòng dũng cảm…
Truyền thống yêu nước là tiêu điểm của các tiêu điểm, giá trị của các giátrị, là động lực tình cảm lớn nhất của đời sống dân tộc, đồng thời là bậc thangcao nhất trong hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc ta Yêu nước là tình yêu vớiđất nước, lòng trung thành với tổ quốc biểu hiện ở khát vọng và hành động tíchcực để phục vụ và đem lại nhiều lợi ích cho tổ quốc và nhân dân
Yêu nước là tình cảm thiêng liêng của nhân dân ta từ xưa đến nay Đốivới Phan Bội Châu, lòng yêu nước trước hết phát triển từ tình cảm bình dị vàgần gũi đối với những người ruột thịt, dần phát triển thành tình cảm gắn bó vớixóm làng, quê hương và cao hơn hết là tình yêu tổ quốc, lòng tự hào, tự tôn dântộc Trước hết cần thấy rằng quá trình tìm đường cứu nước và hoạt động cứunước của Phan Bội Châu là tấm lòng của một con người Việt Nam yêu nước.Tinh thần yêu nước của ông được hun đúc bằng truyền thống yêu nước với bềdày hàng nghìn năm của lịch sử các thế hệ cha ông xây nên Được hình thành
Trang 23trong quá trình dựng nước, trong đấu tranh và bảo vệ tổ quốc, thoát khỏi sự đô
hộ của ngoại bang, truyền thống yêu nước nổi bật ở tính cố kết cộng đồng chặtchẽ giữ nhà - làng - nước để bảo vệ đất nước, bảo vệ cuộc sống cộng đồng và sựtrường tồn của văn hóa đạo đức dân tộc Tinh thần yêu nước đã trở thành đạo lí,triết lí sống, niềm tự hào, là tư tưởng đạo đức của con người Việt Nam, khởi đầu
từ lòng tự hào về “Dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏiđánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước tiếng để muôn đời” [51, 255] Tiếp đó là ýthức về quyền độc lập của dân tộc, bắt đầu từ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”của thời nhà Lý cho đến ý chí quyết tâm “Sát thát” ở đời Trần, tinh thần quyếtchiến của Quang Trung “Đánh cho phiến giáp bất hoàn/ Đánh cho sử chi Namquốc anh hùng chi hữu chủ”, từ triết lý “Nước là của chung chứ không của một
họ nào” của nhà giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm đến quan điểm đấu tranh cho quyềnbình đẳng của mỗi con người, đấu tranh để đem lại “dân quyền” cho nhân dân
và lòng căm ghét bọn xâm lược
Truyền thống yêu nước của dân tộc ta cũng gắn bó chặt chẽ với lòng yêuthương và quý trọng con người, nhất là người lao động Tình yêu thương conngười của dân tộc Việt Nam thấm đượm trong các mối quan hệ giữa các thànhviên trong gia đình, được phát triển trong quan hệ với làng xóm và mở rộng ra
cả cộng đồng dân tộc Lấy tình yêu thương làm cơ sở cho cách xử thế ở đời làtriết lý sống của người Việt Nam Người Việt coi trọng tình nghĩa hơn lễ nghĩa.Trong gia đình, yêu thương là một tình cảm tự nhiên như cha mẹ yêu con cái vàcon cái phải có trách nhiệm chăm sóc bố mẹ khi già yếu Vợ chồng là nhữngngười chủ yếu xây dựng tổ ấm gia đình, cùng nhau chia ngọt xẻ bùi nên ăn ở vớinhau phải như bát nước đầy, không nghĩ chuyện thiệt hơn Anh em trong giađình phải như thể “tay chân” coi “anh thuận em hòa là nhà có phúc” Đối vớingười dưng thì phải giúp đỡ khi họ gặp khó khăn hoạn nạn, bênh vực kẻ yếu vớithái độ vô tư khi họ bị kẻ mạnh áp bức
Trang 24Trải qua hàng nghìn năm dưới ách thống trị của phong kiến, cuộc sốngcủa nhân dân lao động nước ta vô cùng cực khổ Chính sách nô dịch, cướp bóccủa bọn thống trị nước ngoài, sự bóc lột dưới nhiều hình thức của bọn địa chủphong kiến trong nước cùng với điều kiện tự nhiên không thuận lợi như bão lụt,hạn hán, mất mùa, các loại dịch bệnh… đã đè nặng lên cuộc sống của nhân dânlao động nước ta Trước tình cảnh đó, họ cảm thấy thương mình và cảm thươngnhững người có cùng chung cảnh ngộ như mình Mọi người đồng cảm với từngnỗi đau của người khác, sẵn sàng “nhường cơm sẻ áo” cho nhau với tinh thần “lálành đùm lá rách”, “lá rách ít đùm lá rách nhiều” Tư tưởng “thương người nhưthể thương thân” đó được nhân dân ta tôn trọng, giữ gìn và chuyển giao qua cácthế hệ, trở thành một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.
Trong cuộc sống người Việt coi trọng dung hòa “chín bỏ làm mười” đểtạo nên sự gắn bó lâu dài Người Việt coi trọng tình nghĩa nên không tha thứchuyện bạc tình, bạc nghĩa theo lối “ăn cháo đá bát” ngay cả đối với người ruộtthịt Thương yêu và quý trọng con người, đề cao con người với lòng tự hào chânchính về sức mạnh và vẻ đẹp của nó là phẩm chất đạo đức cao đẹp của nhân dân
ta Vì giàu lòng yêu thương con người nên khi bị chà đạp, nhân dân ta luôn sẵnsàng đứng lên đấu tranh giành lấy quyền sống cho mình Trong suốt chiều dàilịch sử, dân tộc ta luôn đứng trước nguy cơ bị xâm lược và đồng hóa Vì vậy,nhân dân ta hiểu rất rõ quyền được sống của mình gắn bó với vận mệnh của dântộc Đạo làm người của nhân dân ta trước hết là yêu nước và dám xả thân vìnước Con người yêu nước và thương dân gắn bó chặt chẽ với nhau Thương yêucon người trước hết là yêu nước và cứu nước Nước không độc lập thì dânkhông được tự do, hạnh phúc Chống áp bức, bất công, thần quyền, quân quyền,
đả kích những ràng buộc khắt khe của đạo đức phong kiến là để đem lại quyềnsống chân chính của con người
Trang 25Lòng yêu thương con người của dân tộc ta còn bao hàm cả lòng vị tha vớinhững kẻ lầm đường lạc lối, biết lập công chuộc tội, trở về với chính nghĩa và
mở đường hiếu sinh với kẻ thù một khi chúng đã thất bại Lòng yêu thương conngười đó là truyền thống của dân tộc ta, là cơ sở của lòng yêu chuộng hòa bình
và hữu nghị giữa các dân tộc Lòng yêu thương con người truyền thống của dântộc ta thấm nhuần tinh thần lạc quan, tin tưởng ở sức mạnh của con người và sựthắng lợi của chính nghĩa trước phi nghĩa, của cái đẹp, cái thiện, cái đúng trướccái xấu, cái ác, cái sai Đó là sức mạnh tinh thần giúp nhân dân ta vượt qua mọikhó khăn thử thách, từng bước vươn lên làm chủ cuộc sống mình
Bên cạnh lòng thương yêu, quý trọng con người, ý thức cộng đồng, tinhthần đoàn kết là yếu tố tinh thần hợp thành nguồn sức mạnh thúc đẩy quá trìnhphát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam
Tinh thần đoàn kết bắt nguồn từ chủ nghĩa yêu nước là biểu hiện của tìnhyêu nước Nhờ sức mạnh tinh thần của sự đoàn kết mà cha ông đã biến thànhsức mạnh vật chất, sức mạnh của cộng đồng dân tộc trong xây dựng và bảo vệ
tổ quốc Nhờ đoàn kết cha ông ta đã sáng tạo nên nền văn minh sông Hồng, đặt
cơ sở cho tiến trình phát triển về sau của dân tộc Đoàn kết giúp nhân dân vượtqua mọi thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên, phát triển sản xuất để phục vụđời sống của mình Từ thực tiễn cuộc sống, cha ông ta đã nhận thức rằng: “đoànkết thì sống”, hay “một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núicao” Tinh thần đoàn kết đó là sức mạnh để nhân dân ta đánh thắng mọi kẻ thùxâm lược Lịch sử đã cho thấy một khi dân tộc ta không tạo nên khối đoàn kếtthì sự nghiệp bảo vệ bờ cõi biên cương sẽ thất bại Thất bại của nhà Hồ vào thế
kỷ XV chống quân Minh là một ví dụ điển hình
Ý thức cộng đồng là sự thống nhất cao giữa truyền thống yêu nước vàtruyền thống nhân đạo, yêu thương con người Đây là một điểm tựa tinh thần, là
Trang 26sức mạnh bên trong giúp Phan Bội Châu có một nghị lực sống và tìm con đườngcứu nước, cứu dân.
Thực tế cuộc đời Phan Bội Châu cho thấy, từ ngày còn bé ông đã đượcnuôi dưỡng trong truyền thống yêu nước và đấu tranh bất khuất của quê hươngsông Lam núi Hồng, một nơi “địa linh, nhân kiệt” Ông được thừa hưởng truyềnthống của gia đình tri thức Nho học, hấp thu những bài học về lòng nhân ái, đức
hi sinh vì chồng con của mẫu thân Cùng với chí thông minh thiên bẩm, nhữngnăm tháng thơ ấu, ông đã chứng kiến cảnh nước mất, đời sống nhân dân lầmthan, cơ cực dưới sự thống trị hà khắc và tàn bạo của thực dân Pháp Các cuộcđấu tranh do các tầng lớp yêu nước liên tiếp nổ ra: phong trào kháng Pháp củaTrương Định, Nguyễn Trung Trực, đặc biệt trực tiếp chứng kiến và bước đầubản thân ông tham gia phong trào Cần Vương do Tôn Thất Thuyết khởi xướng.Tuy chiến đấu rất anh dũng nhưng các phong trào trên đều lần lượt thất bại Sựthất bại của phong trào Cần Vương và bản thân ông chút nữa cũng bị bắt, nóchính là cái mốc đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của thời kì đấu tranh chốngPháp giành độc lập dân tộc dưới lập trường tư tưởng và đạo đức tôn quân củaNho giáo Nó chứng tỏ giai cấp phong kiến đã không còn uy tín và lực lượng đểgiải quyết vấn đề dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp Trong bối cảnh như vậy
là một kẻ làm trai nhưng cũng là người có đầu óc thông minh, có lòng yêu nước,thương dân và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa đạo đức dân tộc kết hợpvới nghị lực phi thường của mình, Phan Bội Châu đã tiếp thu, chọn lọc, chuyểnhóa và phát triển những tinh hoa văn hóa đạo đức của dân tộc và nhân loại thành
tư tưởng của mình
Phan Bội Châu tiếp thu đạo đức Nho giáo, nhưng là đạo đức Nho giáo củangười yêu nước, qua bổn phận, trách nhiệm của người dân với sự mất còn củađất nước Điều này chứng minh vì sao Phan Bội Châu thường dùng ngôn ngữcủa Nho giáo để khuyên răn về đạo lý cho các tầng lớp con người Việt Nam, đặc
Trang 27biệt là thanh niên Ngôn ngữ và những chuẩn mực của đạo đức Nho giáo đã quáquen thuộc với dân tộc ta, đã trở thành một phần máu thịt của người Việt, nó đãđược Việt hóa theo tinh thần của người Việt Phan Bội Châu hiểu rất rõ xã hộiViệt Nam, một xã hội chịu ảnh hưởng sâu đậm của đạo đức Nho giáo Do ônghiểu sâu sắc về tầm ảnh hưởng của Nho giáo với dân tộc ta, nên Phan Bội Châu
đã có cách chọn lọc và khai thác đúng mức đạo đức cũ của Nho giáo, kết hợpvới hệ tư tưởng mới tư tưởng phương Tây cụ thể là tư tưởng của phong tràoKhai Sáng một cách sáng tạo Vì vậy, những quan niệm đạo đức của Nho giáo
đã được chuyển biến, từ những quan niệm đạo đức thuần Nho giáo sang sự kếthợp hài hòa của đạo đức Nho giáo với tư tưởng của phong trào Khai Sáng trongquá trình hoạt động cứu nước cứu dân của ông
- Tinh hoa văn hóa nhân loại góp phần hoàn thiện, phát triển tư tưởng
đạo đức của Phan Bội Châu
Có thể nói rằng tư tưởng đạo đức của Phan Bội Châu là sự kết hợp củanhiều quan niệm, nhiều tư tưởng thuộc nhiều trường phái khác nhau, nhưng về
cơ bản ngoài những truyền thống văn hóa dân tộc thì còn có những tư tưởng củaNho giáo, Lão giáo, Phật giáo, Tân văn Tân thư và ít nhiều ảnh hưởng của chủnghĩa Mác - Lênin Do điều kiện nghiên cứu của một luận văn, tác giả chỉ tậptrung nghiên cứu một số tư tưởng, quan điểm và trường phái ảnh hưởng sâu sắcnhất và trực tiếp nhất đến tư tưởng đạo đức của Phan Bội Châu như một số quanniệm của Nho giáo về đạo đức và tư tưởng phương Tây cụ thể là ảnh hưởng củaTân văn, Tân thư
Một số nội dung trong tư tưởng đạo đức Nho giáo tác động đến tư tưởng đạo đức của Phan Bội Châu:
Phan Bội Châu sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho học, đượcđào tạo giáo dục trong khuôn phép của Nho giáo Ngay từ lúc còn trẻ ông đã
Trang 28hiểu biết về Tam Tự Kinh, Luận Ngữ Cho nên có thể nói tư tưởng của Phan BộiChâu nói chung và tư tưởng của ông về đạo đức nói riêng chịu ảnh hưởng củaNho giáo Tuy ông được tiếp thu từ rất sớm những triết lý nhân sinh của Nhogiáo, nhưng ông không tiếp thu một cách rập khuôn, máy móc như các bậc tiềnbối mà ông đã biết phân tích, kế thừa có chọn lọc Ông viết:
Khổng Tử là một bậc thánh ở Đông phương, người nước Lỗ Ngài là mộtngười nhân cách rất viên mãn, rất cao thượng, nếu gọi ngài tiêu biểu chonhân loại trong thiên hạ không ai bằng, e cũng đúng lắm!
Xưa nay những người nào trí thức đã phát đạt, thường hay mỏng manh vềphần “tình”; những người cảm tình quá nồng đậm thường hay thiếu vềphần ý chí, mà ý chí hèn hạ; những người ý chí quá giàu mạnh, lại hay bấtcận nhân tình Chỉ duy đức Khổng Tử thời ba phương diện: trí, tình, chíthảy đều vẹn toàn, không một tí gì khuyết điểm [9, 19]
Phan Bội Châu đánh giá cao học thuyết Nho giáo, ông cho rằng cần phảihọc những cái hay, cái tốt của Nho giáo chứ không chỉ phủ nhận hoàn toànnhững giá trị của nó “khoa cử hư văn ngày xưa không phải cái tội của Hán hóa,
mà nô lệ ở liệt văn, ngày nay cũng quyết không phải cái tội ở Tây học, mà hoàncảnh tối tăm đã chôn sống không biết bao nhiêu thiếu niên thông minh” [15, 51].Ông còn thấy được học thuyết của Khổng học, chẳng phải trọng lý thuyết suông
mà còn rất trọng thực hành “Lại thấy được học thống của Khổng, chẳng phảitrọng lý luận suông mà còn rất trọng thực hành Chẳng những bổ ích cho đờixưa, mà lại mở mối dắt đường cho các nhà học mới” [16, 282]
Phan Bội Châu còn cho rằng cái cốt lõi và mục đích trong học thuyết Nhogiáo là giúp cho chúng ta thành người, một con người có đạo đức, xác định đượcchính danh và có nhân, nghĩa, trí, dũng Ông cũng lên án, phê phán những kẻ:
“Học sách Khổng Tử, đọc lời nói Khổng Tử, đều làm những cái Khổng Tử
Trang 29không dám làm Hoặc là quá cố chấp, hoặc là quá câu nệ, hoặc ăn của vật gì màkhông biết khí vị của vật ấy, hoặc trông bóng mà không xét hình” [3, 163].
Như vậy, Phan Bội Châu đã kế thừa có phê phán về quan điểm đạo đức,nhân sinh của Nho giáo để vận dụng vào việc đào tạo những con người có đạođức, có tri thức và chính bản thân ông là tấm gương đạo đức trong quá trình họctập và thực hành những quan điểm đạo đức đó nhằm đáp ứng nhu cầu giải phóngdân tộc và đem lại hạnh phúc cho nhân dân
Tư tưởng Tân văn, Tân thư tác động đến tư tưởng đạo đức của Phan Bội Châu:
Trong tư tưởng của Phan Bội Châu nói chung và tư tưởng về đạo đức củaông nói riêng, ông không tiếp thu những tinh hoa văn hóa Đông - Tây và truyềnthống văn hóa Việt Nam một cách máy móc, rập khuôn mà tùy hoàn cảnh vàđiều kiện lịch sử cụ thể để ông có những vận dụng thích hợp cho hiệu quả, gópphần phát huy những giá trị đó vào hoàn cảnh hiện nay Ông viết: “NguyênKhổng Tử là bậc thánh tùy thời Lúc đó là một thời, mà nay là một thời khác.Sống ở ngày xưa mà tính trước sự nghiệp ngày nay, thì dù Khổng Tử có biết nữacũng không thể trái thời mà làm gương được, chẳng qua là lấy lẽ kinh quyền,thường biến mà dạy người sau thôi” [3, 163-164] Chính vì vậy, để vận dụng cáchọc thuyết vào mỗi thời đại có hiệu quả thì “Cái quý là ở chỗ người sau phải biếtthời biến thông” [3, 164]
Một trong những tư tưởng có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng đạo đức củaPhan Bội Châu là tư tưởng Tân thư Đây là cách gọi để phân biệt sách viết bằngchữ hán được dịch từ những tư tưởng mới của phong trào Khai Sáng ở phươngTây như tư tưởng của Rousseau, tư tưởng của Đacuyn… và được in chung vớinhững tư tưởng của Lương Khải Siêu, Đàm Tự Đồng… người Trung Hoa Tưtưởng bao quát của Tân thư là, thứ nhất tư tưởng bàn về lịch sử địa lý, danh
Trang 30nhân các nước Âu - Mỹ, về phong trào Duy Tân của Nhật; thứ hai sách phê phán
sự hủ bại của chế độ phong kiến, ca ngợi văn minh Âu - Mỹ và hô hào học theo
Âu - Mỹ, cải cách đất nước trên các phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa vàđạo đức
Một trong những ảnh hưởng của Tân thư đối với Phan Bội Châu là, ôngchịu ảnh hưởng tư tưởng của Lương Khải Siêu, ông cho rằng: “Trước khi tôi còn
ở trong nước, từng đọc mấy bản sách của Lương Khải Siêu tiên sinh, như bản
Mậu tuất chính biến, bản Trung Quốc hồn và vài bản xấp Tân dân tùng bái, thấy
văn chương hay, tư tưởng mới, thì đã thấy sùng bái Lương”[8, 88] cũng từ đóông “chôn sâu con người ấy vào lòng và cái tư tưởng phá cũi sổ lồng đến lúc đómới manh động” [8, 59] Theo Lương Khải Siêu để giải phóng dân tộc ViệtNam cần có ba yếu tố: một là, thực lực trong nước, hai là, nhờ Lưỡng Quảnggiúp lương thực cho quân đội và khí giới, ba là, chỉ nhờ Nhật trợ giúp trên lĩnhvực ngoại giao Trong ba yếu tố đó thì thực lực - dân trí, dân khí, nhân tài củađất nước đóng vai trò quyết định Chính sự ảnh hưởng tư tưởng của Lương KhảiSiêu đã giúp Phan Bội Châu ý thức được phải khơi dậy tinh thần tự tôn dân tộccủa thanh niên trong nước, cổ động họ cần xuất dương cầu học mượn đó làmnền tảng khơi dậy cái “dũng”, cái “trí” trong nhân dân
Bên cạnh đó, tư tưởng của Tân thư về tự do, bình đẳng, bác ái đã bổ sungnhững hạn chế của tư tưởng phương Đông, góp phần làm hoàn thiện hơn tưtưởng về đạo đức của ông Ông cho rằng: “Sau khi tôi đọc sách thái Tây, thấynói “người bốn biển cũng như anh em một nhà” Người trong bốn biển đều cũngnhư anh em một nhà, huống chi là người trong một nước? Người trong nước tôi,hơn tuổi tôi, tôi đều coi là anh, người kém tuổi tôi, tôi đều coi là em cả Trôngthấy anh em khổ sở, lẽ nào tôi ngoảnh mặt làm thinh cho đành” [6, 13] Vì Tânthư là sự tổng hợp của nhiều nhà tư tưởng, nhiều nhà khoa học lớn, trong đókhông thể không kể đến thuyết tiến hóa của Đacuyn cũng ảnh hưởng rất lớn đến
Trang 31quan niệm về luân lý, đạo đức của Phan Bội Châu Giáo sư Chương Thâu nhậnxét:
Thuyết tiến hóa của Đacuyn đã mở ra cho các nhà tri thức tiến bộ củanước ta ở đầu thế kỷ XX một chân trời mới, họ cũng đọc nhiều tân thư nói
về lịch sử các nước Âu - Mỹ tiến bộ từ chế độ phong kiến sang chế độ tưbản tiên tiến hơn Nhiều sĩ phu yêu nước thời đó đã thấy rằng, vấn đề đặt
ra cho ta là phải đánh đổ thực dân Pháp và phong kiến Nam triều để lập ramột nước Việt Nam theo khuôn mẫu các cường quốc Âu - Mỹ, nghĩa làphát triển chủ nghĩa tư bản Phan Bội Châu chính là một trong những nhàtri thức Việt Nam đầu tiên tiếp nhận sự tiến hóa không ngừng là một quyluật phát triển của lịch sử Cụ là người đầu tiên áp dụng quy luật ấy để bàn
về con người và bàn về lịch sử Việt Nam Tư tưởng của Phan Bội Châu vềcon người, về lịch sử và tư tưởng thấm nhuần ảnh hưởng của thuyết tiếnhóa [58, 382-383]
Rõ ràng ánh sáng của tư tưởng Tân thư cụ thể là thuyết tiến hóa đã giúp tưtưởng của cụ Phan được làm mới Ông đã nhận ra lịch sử xã hội loài người nóichung và lịch sử xã hội Việt Nam nói riêng cũng luôn vận động không ngừng
Vì thế các mối quan hệ trong xã hội như quan hệ cá nhân với cá nhân, quan hệ
cá nhân với cộng đồng xã hội, quan hệ cá nhân với nhân dân cũng phải thay đổi,đồng thời những tư tưởng đi kèm theo quy định các mối quan hệ đó như cácquan niệm, những “luân lý” về văn hóa, chính trị, kinh tế và đạo đức cũng phảivận động và thay đổi cho phù hợp với xu thế vận động phát triển của giới tựnhiên trong đó có xã hội con người
Xuất phát từ lý tưởng đạo đức cứu nước cứu dân, một tình yêu thương vôhạn dành cho nhân dân bị mất nước luôn nồng cháy trong con người ông Vì thế,khi gặp những tư tưởng mới của Tân thư, ông đặc biệt quan tâm và tìm đến
Trang 32những tư tưởng bàn về con đường, cách thức đem đến hạnh phúc, ấm no chonhân dân… Từ đó ông rút ra những điểm tiến bộ và điểm hạn chế của tất cảnhững tư tưởng, từ truyền thống về văn hóa đạo đức của dân tộc đến tư tưởngđạo đức phương Đông (chủ yếu là tư tưởng của Nho giáo) và những tư tưởngcủa phương Tây để bổ sung hoàn thiện cho tư tưởng của mình, ví dụ như khi nói
về chủ nghĩa lợi tha, và thuyết ái tha chủ nghĩa của Auguste Comte, Phan BộiChâu cho rằng: “chủ trương ông đạo đức, cao thượng hơn” Ông nói: “ở trongloài người tất phải hi sinh cái lòng lợi kỷ, cốt làm cho người khác được sungsướng, tức là làm sung sướng cho mình Đó là một cách chỉ lấy cảm tình tốt màchằng chịt xã hội, cốt cho người trong xã hội, ai nấy đều cùng chan chứa mộttấm lòng lợi tha mà đánh đổ tấm lòng lợi kỷ” [14, 142] Khi tiếp cận nhiều quanđiểm của nhiều nhà tư tưởng khác nhau, có nhiều người bàn luận và tranh cãi vềtôn giáo này hay tôn giáo kia, chủ nghĩa này hay chủ nghĩa kia Với Phan BộiChâu, tôn giáo, chủ nghĩa nào không quan trọng mà phải xác định rằng cái đạonghĩa cao cả hiện nay cần bàn tới là cứu nước, cứu dân như thế nào, ông viết:
“mong các nhà tôn giáo không nên bàn tôn giáo nào phải hay trái, mà chỉ nênbàn nước mình mạnh hay yếu, không nên bàn tôn giáo nào giống nhau khácnhau, mà nên bàn nước mình còn hay mất Hãy một lòng yêu nước yêu nòi, liềuchết chống giặc Hãy một lòng vì nghĩa” [14, 164] Bên cạnh đó, qua quá trìnhkhảo cứu và được tiếp nhận nhiều tư tưởng, triết lý khác nhau, Phan Bội Châutìm ra điểm tương đồng của Nho giáo với các học thuyết khác là sự đồng điệucủa đức “nhân”: “xưa nay các vị thánh truyền đạo tuy tông thống khác nhau, lýluận khác nhau mặc dầu, mà xét cho đến nội dung, ngoài chức “nhân” ra, không
ai có đạo lý gì khác Tức như đại từ đại bi, chúng sinh bình đẳng của Phật Thích
Ca, nghĩa yêu người như yêu mình, xem thù như bạn của đức chúa Giê Su cũng
là ý nghĩa chức “nhân” [11, 41]
Trang 33Bên cạnh những tư tưởng phương Tây nêu trên được Phan Bội Châu tiếpnhận và có sự ảnh hưởng chủ yếu đến tư tưởng đạo đức của ông, ngoài ra chúng
ta không thể không kể đến sự ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin đối vớiquan niệm về đạo đức của ông Ông đánh gia rất cao chủ nghĩa Mác - Lênin, nónhư ánh dương xua đi bóng tối mịt mùng ở cuối con đường sự nghiệp cáchmạng của Phan Bội Châu và những người cùng thế hệ với ông Ông cho rằng:
“May thay! Đương giữa lúc khói độc mây mù, thình lình có một trận gió xuânthổi tới Chính giữa lúc trời khuya đất ngủ, thình lình có một tia thái dương mọc
ra Trận gió xuân ấy, tia thái dương ấy là chủ nghĩa xã hội vậy” [6, 132] Chính
vì vậy, ông đã bắt đầu thay đổi về cách thức con đường thực hiện lý tưởng đạođức cứu nước, cứu dân của mình Nhưng do hạn chế mang tính lịch sử - xã hội,cũng như hạn chế về thế giới quan và phương pháp luận của mình, nên ông chỉdừng lại ở sự cảm nhận thoáng qua mà chưa đưa những tư tưởng đó vào phongtrào giải phóng dân tộc, nhằm hiện thực hóa lý tưởng đạo đức của mình
Như vậy, trong quá trình chuyển biến quan niệm đạo đức của Phan BộiChâu không phải là quá trình gắn với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa Đông phương,Tây phương và truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam một cách máy móc, rậpkhuôn mà tùy từng hoàn cảnh và điều kiện lịch sử để có những vận dụng thíchhợp, góp phần phát huy những giá trị đó vào hoàn cảnh hiện tại
1.2 Bối cảnh lịch sử trong nước và quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX tác động đến tư tưởng đạo đức của Phan Bội Châu
1.2.1 Bối cảnh và xu hướng canh tân đất nước ở Việt Nam cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX
- Xã hội Việt Nam chuyển biến sau khi thực dân Pháp xâm lược (1858).
Tiếng đại bác xâm lược của thực dân Pháp dội xuống Đà Nẵng năm 1858 đã thểhiện dã tâm biến nước ta thành thuộc địa của chúng Dưới sự chống trả yếu ớtcủa triều đình nhà Nguyễn và các cuộc đấu tranh của nhân dân ta còn tự phát,
Trang 34diễn ra lẻ tẻ Năm 1883, triều đình nhà Nguyễn chính thức đầu hàng và thừanhận sự bảo hộ của thực dân đối với nước ta Xã hội Việt Nam từ tính chất củamột xã hội phong kiến chuyên chế tập quyền sâu sắc chuyển sang một xã hộithực dân nửa phong kiến lệ thuộc vào tư bản Pháp Đây là bước chuyển chính trịtạo ra bước ngoặt trong xã hội Việt Nam và đồng thời tạo ra những nhận thứcmới của con người giữa một bên tìm lại với xã hội phong kiến và hệ tư tưởngđạo đức cũ Nho giáo; với một bên mất lòng tin vào chế độ cũ chế độ phong kiếncủa nhà Nguyễn đồng thời dẫn dắt họ tìm đến hệ tư tưởng mới, những giá trịchuẩn mực đạo đức mới.
Khi thực dân Pháp đặt nền móng bảo hộ và du nhập văn hóa Tây phươngnhư ngôn ngữ, những tư tưởng mới, tư tưởng đề cao dân chủ, bình đẳng, bác ái,cách sinh sống hàng ngày đã làm cho ý thức xã hội Việt Nam trong đó đạo đứccũng có sự chuyển biến Cuộc cách mạng dân chủ tư sản của Pháp cũng là tiếngvang tác động đến các sĩ phu, trí thức yêu nước Việt Nam “sự ảnh hưởng đó đãlàm cho tư tưởng tôn quân quyền thời Pháp thuộc ít nhiều đã dần phai nhạt trongcách mạng Việt Nam” [17, 77] Sự suy vị của nhà Nguyễn đã làm cho ý thức hệtrong con người Việt Nam về sự độc tôn của vua nay không còn nữa,thậm chí
“những phần tử trong hàng ngũ phong kiến còn kháng chiến càng lâu càng mấttin tưởng vì không thấy tương lai…; Phan Châu Chinh gọi vua là “giặc của dân”được nhiều sĩ phu hưởng ứng; cho đến Cường Đế cũng tự nhận mình là concháu của người giặc của dân” [56, 36]
Mặt khác khi thực dân Pháp vào nước ta đặt ách đô hộ, thực dân thi hànhnhiều chính sách thâm độc với đất nước và nhân dân ta Về kinh tế chúng đầu tưvốn chủ yếu vào các lĩnh vực giao thông vận tải, và mở một số xưởng kỹ nghệnhỏ nhưng không vì mục đích phát triển đất nước ta mà phục vụ chính cho mụcđích khai thác ngày càng nhiều tài nguyên khoáng sản của nước ta đem về chínhquốc làm nguyên liệu cho nền công nghiệp trong nước, đồng thời chúng đưa
Trang 35hàng hóa xuất sang nước ta Làm cho nền kinh tế nước ta đã kiệt quệ lại càngkiệt quệ hơn Cùng với những chính sách đó, Pháp còn thực thi nhiều chính sáchtàn bạo với dân tộc và nhân dân ta Chúng thực hiện siêu cao thuế nặng, coi sứclao động của nhân dân rất rẻ mạt Vì thế, đã làm cho đời sống nhân dân nước ta
cơ cực, nhân dân lao động “một cổ hai tròng” Trong hoàn cảnh đất nước nhưvậy đã làm cho “địa vị giai cấp phong kiến đang xuống một mức độ rất thấp”[55, 37]
Về văn hóa, thực dân Pháp đã mở ra một số trường học nhưng mục đíchchính của thực dân Pháp là đào tạo ra những người làm tay sai cho công cuộc đô
hộ của chúng Nền giáo dục tư sản Pháp ít nhiều cũng có ảnh hưởng đến họcsinh Việt Nam Bắc kỳ và Trung kỳ phong trào học chữ Hán vẫn còn nhưng sáchbáo mới (tân thư) của Trung Hoa bàn về tư tưởng của những nhà tư tưởng nổitiếng như Rousseau, Montesquie… cũng du nhập vào nước ta, truyền bá tưtưởng “phú quốc cường binh” của châu Âu Bên cạnh đó cách mạng Tân Hợi ởTrung Hoa hay công cuộc ”duy tân” của Nhật hoàng thời Minh Trị đã có tiếngvang lớn, ảnh hưởng đến các sĩ phu yêu nước của Việt Nam Từ sự ảnh hưởngcủa những tư tưởng mới phương Tây, đã làm cho nhiều nhà yêu nước thấy được
sự cần thiết phải canh tân đất nước trên các phương diện tư tưởng văn hoá, đạođức và xã hội Việt Nam theo con đường của Trung Quốc và Nhật Bản
Về chính trị, Pháp thi hành chính sách chia để trị hòng đập tan khối đoànkết trong dân tộc ta, mặt khác chúng đàn áp dã man các phong trào yêu nước.Các phong trào xin xâu, mở trường học, hội buôn, xuất dương du học… đều bịkhủng bố ráo riết Rất nhiều người Việt đã phải ngã xuống hoặc bị bắt bớ tù đầy
Với những chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp trên đất nước
ta từ sau năm 1883, đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa và biến chuyểnsâu sắc không chỉ trên những vấn đề cơ bản như kinh tế, chính trị, văn hóa mà
Trang 36còn về đạo đức Nếu như “trung quân ái quốc” là chuẩn mực đạo đức quy địnhquan hệ vua với tôi tưởng chừng bất di bất dịch đó nay đã có sự lung lay và rồi
bị lật nhào khi gặp điều kiện hoàn cảnh thuận lợi “Một trong những thay đổi lớnnhất đó là sự tách bạch giữa tư tưởng trung quân ái quốc Điều đó đã làm chocác phong trào yêu nước Việt Nam cuối thể kỷ XIX đầu thế kỷ XX xuất hiện vớitính chất và sắc thái khác nhau hết sức phong phú” [17, 87]
- Một số xu hướng canh tân cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Việt Nam
ảnh hưởng đến tư tưởng Phan Bội Châu
Đến cuối thể kỷ XIX, một làn sóng cải cách đất nước đang diễn ra mạnh
mẽ ở hầu khắp các quốc gia trong khu vực châu Á với tính chất, mức độ, kết quảkhác nhau Tiêu biểu là phải nói đến tấm gương Duy Tân của nước Nhật Bản.Nhật Bản đã sớm nhận ra xu thế phát triển của thế giới và khu vực, vì thế thờiMinh Trị đã sớm đưa ra những tư tưởng mới với những quyết sách chính trịđúng đắn, cho nên kết quả đã đưa Nhật Bản trở thành một nước tư bản phát triển
từ cuối thế kỷ XIX Việt Nam là quốc gia cũng nằm trong sự vận động chungcủa khu vực Đông Á Vào cuối thế kỷ XIX xã hội Việt Nam đã bộc lộ những bấtcập về chính sách phát triển đất nước do bị ràng buộc bởi sự bảo thủ về tư tưởngcủa nhà Nguyễn Tuy nhiên, từ những năm 60 của thế kỷ XIX xuất hiện những
đề nghị cải cách nhằm nâng cao vị thế của đất nước, bắt nhịp với thời đại do cácnhân sỹ, quan lại tiên tiến thực hiện Tiêu biểu cho lập trường ủng hộ cải cách,canh tân đất nước là Nguyễn Trường Tộ, Trần Đình Tích, Nguyễn Lộ Trạch…
Họ là những người xuất thân từ cửa Khổng sân Trình, giàu lòng yêu nước nhưngđược hấp thu tư tưởng văn hóa Tây phương Các nhân sỹ, quan lại có tư tưởngtiên tiến đã đưa nhiều chính sách nhằm canh tân đất nước như: chính sách vềkinh tế thì cần bãi bỏ chính sách “ức thương”, “đóng cửa”; chính sách về quân
sự thì cần sửa đổi chính sách mộ binh, huấn luyện chiến thuật, trang bị vũ khíhiện đại; chính sách về chính trị thì cần giảm bộ máy hành chính, tuyển chọn
Trang 37quan lại dựa vào năng lực, đặc biệt về đạo đức các ông cũng yêu cầu đổi mới vàlên án lối học khoa cử xa rời thực tiễn sẽ không phát huy được “trí” để phát triểnđất nước.
Mặc dù các tư tưởng cải cách nửa cuối thế kỷ XIX không đem đến sự thayđổi nhiều cho xã hội Việt Nam, nhưng chúng ta không thể phủ nhận tầm ảnhhưởng của nó Các tư tưởng canh tân này thực sự là những viên gạch đầu tiênđặt nền móng cho các nhân sĩ như Phan Châu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền,Phan Bội Châu tìm đến những tư tưởng mới, tiếp biến và làm cho sự hoànthiện trong tư tưởng nói chung và tư tưởng đạo đức của các ông nói riêng saunày
Đầu thế kỷ XX những tư tưởng mới, tư tưởng “Tân thư” với nội dung cơbản là đề cao quyền tự do, bình đẳng, bác ái du nhập vào nước ta Mặc dù nộidung đưa vào còn thiếu tính hệ thống, song nó là động lực thôi thúc các nhân sĩtrí thức yêu nước tự làm mới mình về tư tưởng và hành động cứu nước cứu dân.Một trong những con người đại diện cho xu hướng đổi mới đầu thế kỷ XX đó làPhan Châu Trinh
Phan Châu Trinh sinh ra trong thời kỳ đất nước đang nằm trong tay giặc,nhân dân mất quyền tự do Vì thế, ngay từ rất sớm ông đã nhận ra mục đíchhàng đầu của cách mạng Việt Nam là dành độc lập chủ quyền cho đất nước.Nhưng để làm được điều đó phải dạy cho dân biết có “trí” mới thoát ra khỏi chế
độ thực dân, phong kiến, chính vì thế ông đề cao con đường “khai dân trí, trấndân khí, hậu dân sinh” để giúp cho dân “khôn ngoan, đã tiến bộ về mọi mặt, đãbiết dùng quyền của mình thì mới có thể độc lập được” [62, 28]
Phan Châu Trinh cực lực lên án hệ tư tưởng phong kiến là Nho giáo Ôngthấy rõ tư tưởng và lối học khoa cử đã lạc hậu Nho giáo đã hết vai trò lịch sử,nếu còn tồn tại sẽ cản trở sự phát triển của dân tộc Bên cạnh sự phê phán tư
Trang 38tưởng Nho giáo, ông còn khuyến khích người dân nên học tập và hết sức coitrọng “sự tự tân”, “tự lực khai hóa” những tư tưởng lý luận, kiến thức khoa học,
kỹ thuật của phương Tây Rõ ràng tư tưởng mới của Tân thư đã tác động, ảnhhưởng và tạo ra sự chuyển biến nhanh về lập trường quan điểm và về tư tưởngcủa những nhà yêu nước thức thời Bên cạnh ảnh hưởng của tư tưởng Tân thưnhưng trong quá trình đổi mới giáo dục và phương pháp giáo dục Phan ChâuTrinh và đồng chí của mình luôn biên soạn nội dung môn học theo hướng đề caolòng tự tôn dân tộc Bởi theo ông muốn cứu nước thì trước tiên phải hiểu vị trí
“cương vực”, thế hình, truyền thống đạo đức, phong tục tập quán của dân tộc,ông cho rằng: “người nước ta không thể không yêu nước mình Muốn yêu nướckhông thể không biết cương vực, hình thể, phân khu, phong tục chính trị” [32,631], nhưng để hiểu được điều đó thì người học trước hết “hãy đọc địa dư củanước mình”
Xét về mặt lịch sử, những xu hướng cải cách, “duy tân” đầu thế kỷ XX là
sự tiếp nối và phát triển của xu hướng cải cách của các nhân sĩ, quan lại nửacuối thể kỷ XIX Mặc dầu xu hướng này vẫn thất bại nhưng nó cho ta thấy sứccuốn hút của những tư tưởng mới, tư tưởng của Tân thư mà Phan Bội Châu vànhững người yêu nước tiến bộ cùng thế hệ với ông cũng có ảnh hưởng sâu sắc
1.2.2 Bối cảnh quốc tế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và xu hướng đấu tranh của các quốc gia châu Á
- Các nước châu Á trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
Sau cách mạng công nghiệp, chủ nghĩa tư bản ở các nước châu Âu đangnhanh chóng chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền(chủ nghĩa đế quốc), đẩy nhanh quá trình xâm chiếm thị trường thuộc địa Đốivới các nước tư bản phương Tây, thuộc địa không còn chỉ là nơi tước đoạt của
Trang 39cải, nơi buôn bán hương liệu hay truyền bá đức tin nữa, mà thuộc địa phải lànguồn cung cấp nguyên liệu và sức lao động, là nơi tiêu thụ hàng hóa từ chínhquốc Đồng thời thuộc địa cũng là nơi những người da trắng thể hiện cái gọi làđặc quyền “khai hóa văn minh” [22, 631].
Trong khi đó, các nước châu Á phần lớn là các quốc gia lạc hậu “man di”dưới sự kìm kẹp của chế độ phong kiến Mặt khác châu Á là một thị trường chưađược khai phá, giàu có về mặt tài nguyên khoáng sản và đông nguồn lao động
Vì thế, châu Á là “bầu sữa” ngon lành cho chủ nghĩa thực dân phương Tây thôntính Do mục đích xâm lược đã thay đổi vì thế phương thức xâm lược của chủnghĩa thực dân cũng thay đổi theo “Nếu như giai đoạn trước thủ đoạn chủ yếucủa chúng là thiết lập quyền bá chủ thương mại, chinh phục là biện pháp hỗ trợkhi cần thiết, còn trong giai đoạn này thì chinh phục và thiết lập chế độ thống trịthực dân là thủ đoạn chủ yếu và là mục tiêu hàng đầu của cuộc xâm lược” [54,32] Các cuộc chiến chinh phục ban đầu là sử dụng ngoại giao, hăm dọa Khimục đích chinh phục không được chúng dùng bạo lực để thôn tính, chinh phục.Nhìn lại quá trình đấu tranh chống trả đối với chủ nghĩa thực dân của các nướcchâu Á trong thế kỷ XIX có một số phương thức nổi bật như:
Phương thức thứ nhất, “chấp nhận dễ dàng ách chiếm đóng của thực dânphương Tây” [54, 42] Đây là phương thức ứng phó đã được các thủ lĩnh tại một
số đảo nhỏ thuộc Philippin, Indonesia, hay Campuchia đã lựa chọn Tiêu biểunhất là Campuchia Vốn nằm trong địa bàn tranh chấp quyền lực giữa Xiêm vàViệt Nam, nhưng khi thực dân Pháp xâm lược thì quốc vương Nôrôđôm đã tựnguyện thần phục nhằm thoát khỏi sức ép của hai quốc gia láng giềng
Phương thức thứ hai là, “kiên quyết chống trả sự xâm lược của chủ nghĩa
tư bản phương Tây bằng biện pháp kháng chiến” [54, 43] Đây là phương thứcứng phó được nhiều dân tộc châu Á lựa chọn nhất, những quốc gia lựa chọn theo
Trang 40phương thức này đa phần có tiềm lực quân sự hùng mạnh và được dân chúngủng hộ Vì thế đã làm cho thực dân phải hao tiền tốn của, tiêu biểu như ViệtNam làm thực dân Pháp mất 30 năm (1858 - 1884) mới chinh phục được, haynước Miến Điện chống thực dân Anh,… Tuy cuộc kháng chiến của nhiều quốcgia quyết liệt, anh dũng nhưng cuối cùng phần lớn các dân tộc ở châu Á đềuchịu khuất phục dưới quân đội viễn chinh nhà nghề của thực dân phương Tây.
Phương thức thứ ba là, “tiến hành cải cách, duy tân theo mô hình pháttriển phương Tây” [54, 43] Đây không chỉ là phương thức được lựa chọn đểứng phó đánh trả thực dân xâm lược trước mắt mà còn là biện pháp giúp thayđổi tư tưởng, phong tục tập quán, văn hóa và đạo đức cũ kỹ, lạc hậu Mặc dùbiểu hiện khác nhau, với nhiều sắc thái khác nhau, song nó thể hiện nỗ lực củacác dân tộc châu Á mở ra con đường phát triển mới cho dân tộc mình, nhân dânmình thoát khỏi sự kìm kẹp lạc hậu trong chế độ phong kiến, hệ tư tưởng cũ, vàđặc biệt từng bước thoát ra khỏi ách thực dân phương Tây Tiêu biểu chophương thức này có nước Nhật Bản, Trung Quốc Ngoài ra ở Việt Nam có cácnhà cải cách theo con đường “Duy tân” như: Nguyễn Trường Tộ, Phan ChâuTrinh, Phan Bội Châu…
- Những biến cố của thế giới tác động trực tiếp đến Phan Bội Châu.
Công cuộc duy tân ở Nhật Bản: Nhật Bản trước năm 1868 cũng là mộtnước phong kiến và chịu sự chi phối sâu sắc của hệ tư tưởng đạo đức cũ củaNho giáo Cũng như Việt Nam, vào giữa thế kỷ XIX, trước áp lực của các nướcphương Tây đòi mở cửa, Nhật Bản một mặt nhờ quan hệ sản xuất tư bản chủnghĩa trong kinh tế, mặt khác nhờ một số người lãnh đạo có ý chí kiên quyết duytân, sớm thức tỉnh trước hoạ xâm lược của Âu - Mỹ Cho nên, sau cuộc đấutranh thắng lợi trước lực lượng thủ cựu, Nhật Bản đã phát triển nhanh theo conđường tư bản chủ nghĩa Chính tư tưởng duy tân đúng đắn này đã giúp Nhật Bản