Những yếu tố tác động trực tiếp và những nội dung cơ bản trong tư tưởng

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến trong tư tưởng đạo đức của Phan Bội Châu giai đoạn 1925 1940 (Trang 65)

tư tưởng đạo đức của Phan Bội Châu (1925 - 1940)

2.2.1. Những yếu tố tác động trực tiếp đến sự chuyển biến trong tư tưởng đạo đức của Phan Bội Châu (1925 - 1940)

- Những lý luận mới trong Tân văn, Tân thư không giải được “hoàn toàn” bài toán của lý tưởng đạo đức trong ông. Tư tưởng lớn lao của phong trào Khai Sáng ảnh hưởng gián tiếp tới Phan Bội Châu thông qua Tân văn, trong đó tư tưởng đề cao lợi ích của từng cá nhân con người, sự bình đẳng giữa con người với con người thông qua pháp luật và nó hướng con người đến một xã hội không còn áp bức bóc lột. Trước năm 1925, Phan Bội Châu sang Nhật, Trung Quốc nhằm hiểu sâu sắc hơn về tư tưởng đạo đức lớn của phong trào Khai Sáng, cũng chính tư tưởng này đã đưa nước Nhật “duy tân” thành công và ông muốn dân tộc Việt Nam cũng đi theo chủ thuyết này. Tuy nhiên, sự việc không thành “bao nhiêu những ý tưởng mà trước kia mang tới đây, đến lúc bây giờ, tất thảy hóa ra tan thành mây khói cả!” [15, 245]. Bên cạnh đó, ông trực tiếp chứng kiến một dân tộc đại diện cho xứ sở văn minh, cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của phong trào Khai Sáng và cũng chính tư tưởng này đã giúp Pháp giành được thắng lợi trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản năm 1789. Nhưng cái mà quốc gia “văn minh” có quyền đi khai hóa quốc gia “nhược tiệu” thì trên thực tế đi ngược lại với tư tưởng đạo đức nhân bản, nhân văn mà nước “Đại Pháp” đang theo đuổi. Ông cho rằng: “chính sách độc ác của người Pháp, cốt làm cho giống nòi người ta tuyệt diệt” [15, 160] và ông chỉ ra hai thủ đoạn của thực dân Pháp đối xử với nhân dân ta nhằm phơi bày thực tế của cái gọi là “đạo đức” của thực dân Pháp. Thủ đoạn thứ nhất chúng dùng “xâu thuế chính dịch, bóc lột trăm đường, cốt làm cho dầu mỡ, máu mủ dân ta không còn một tí”; thủ đoạn thứ hai là, “phấn sức ra văn minh giả, tô vẽ ra giáo dục giả, diệt ngầm tinh thần ta ở trong bất tri bất giác” [15, 160]. Vì thế, sau này khi đi tìm đường cứu nước cho dân tộc Việt

Nam, Nguyễn Ái Quốc đã nhận ra rằng tư tưởng của phong trào Khai Sáng và thực tiễn cuộc cách mạng dân chủ tư sản “chưa đi tới nơi về tới chốn”.

- Thực tiễn đấu tranh cách mạng của Phan Bội Châu hướng tới lý tưởng đạo đức cao cả: độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân đã thất bại. Những năm tháng trước khi bị bắt và quản thúc tại Huế, đây là những tháng ngày ấp ủ tư tưởng và biến thành hành động cứu nước, cứu dân. Điều đó cũng thể hiện rõ bước chuyển trong tư tưởng của Phan Bội Châu, từ sự ấp ủ tư tưởng tôn quân, nén nút tham gia phong trào Cần Vương trước năm 1905 và quá trình thâm nhập vào thực tế đấu tranh cứu nước, cứu dân theo hình thức bạo lực (1905 - 1925), chuyển sang tư tưởng dân chủ nghị viện và đấu tranh bằng hình thức “cải lương”. Đánh dấu cho sự chuyển biến trong tư tưởng của ông từ khi ông được tiếp cận với những nền văn minh mới, đặc biệt là tư tưởng của phong trào Khai Sáng từ sau năm 1905. Những quan điểm trong tư tưởng mới đã đem lại cho ông rất nhiều kì vọng nhằm giải quyết cái lí tưởng đạo đức của mình. Nhưng sau sự kì vọng trên là sự thất bại trong suốt quá trình tìm đường và thực thi hóa tư tưởng của ông. Thực tiễn đã chứng minh trong tư tưởng mới, tư tưởng của phong trào Khai Sáng đã dẫn dắt con đường cứu nước, cứu dân của Phan Bội Châu đi vào con đường cùng. Vì một mặt xã hội Việt Nam có tính đặc thù về sự phân hóa giai cấp so với các quốc gia khác như Nhật và các nước phương Tây. Mặt khác tư tưởng của phong trào Khai Sáng tuy mới mẻ với cụ Phan nhưng xét đến cùng nó đã lỗi thời do thiếu triệt để, nó bảo vệ cho lợi ích giai cấp tư sản. Thực tế con đường mà Phan Bội Châu cầu viện Nhật giúp nước ta đánh đuổi Pháp thì ngay sau đó chính phủ Nhật ký kết điều ước Pháp - Nhật nhằm phá tan phong trào Duy Tân, hay sự thỏa thuận ngầm của chính quyền Trung Hoa Dân Quốc với Pháp đưa ông và các đồng chí của ông vào tù, chấm dứt hoạt động chính trị sôi nổi của ông. Con đường và lựa chọn con đường cứu nước của ông

đã thất bại. Vì thế, khi nhắc về những tư tưởng mới của phong trào Khai Sáng và thực tiễn đấu tranh sôi nổi của mình ông luôn cảm thấy đau khổ.

“Đau lòng việc cổ thôi buồn nhắc,

Nghĩ tới bao nhiêu, khóc bấy nhiêu” [15, 169].

Bên cạnh đó một hạn chế không thể không nhắc đến là Phan Bội Châu không biết ngoại văn, ông chỉ thạo Hán văn và biết Quốc văn. Điều này đã cản trở ông tiếp cận với những tư tưởng mới tiến bộ của nhân loại như tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Cho nên, những năm cuối đời, (từ năm 1925 đến năm 1940) tư tưởng đạo đức của Phan Bội Châu quay lại với tư tưởng đạo đức của Nho giáo. Tuy nhiên sự quay lại với tư tưởng đạo đức Nho giáo của Phan Bội Châu không phải là sự sao chép lại những phạm trù trong đạo đức Nho giáo. Ông thông qua một số phạm trù đạo đức cơ bản của Nho giáo nhằm phát triển và gửi gắm những tư tưởng của mình để thôi thúc tình cảm, đạo đức và sự tự ý thức về trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước non sông, ước mơ có nền chính trị nhân dân, nền chính trị đó lấy đạo đức đặt lên làm trung tâm.

Từ những quan điểm lý luận mới mẻ của Tân văn, Tân thư và quá trình hoạt động thực tiễn trước những năm 1925, không đưa sự nghiệp và lý tưởng đạo đức của ông đi đến cái đích của độc lập cho dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Vì thế, nó tác động rất lớn đến sự chọn lại hệ tư tưởng trong những ngày tháng Phan Bội Châu an trí ở Huế. Tư tưởng của Phan Bội Châu lúc này đang là sự đấu tranh của hai xu hướng, hướng thứ nhất, muốn bỏ hết tư tưởng cũ tư tưởng Nho giáo và tư tưởng của Tân văn để đón nhận cái mới của tư tưởng Mác - Lênin; hướng thứ hai, phải quay lại tìm đến những giá trị mà trước đó đã được khẳng định ở trong tư tưởng cũ để làm nền tảng tiếp nhận cái mới. Thời gian ở Huế 15 năm, nó đủ dài để cho ông chọn lựa. Ông quay lại với những lý luận đạo đức cũ của Nho giáo như: “chính danh”; “nhân”; “nghĩa”; “trí”…

Nhưng những phạm trù này được ông lý luận có hệ thống và phát triển cao hơn về nội hàm, phù hợp với những tư tưởng Tân văn, Tân thư trước đó ông được tiếp nhận và bước đầu chịu ảnh hưởng tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin tiến bộ, “Vậy nên chúng ta muốn nghiên cứu vấn đề luân lý, tất phải hiệp cả Đông phương, Tây phương lại để bàn. Luân lý Đông phương có điều hay phải giữ” [6, 56] và “điều giở thì ta phải bỏ” còn đối với tư tưởng phương Tây “có điều hay ta phải học theo” và có điều dở cần “biết đường kén chọn”. Ông nhấn mạnh dù luân lý, tư tưởng của Đông phương hay của Tây phương mà đúng với “lẽ phải” thì đó là “đạo đức” cho nên ta phải “phục tùng” theo.

2.2.2. Những nội dung chuyển biến cơ bản trong tư tưởng đạo đức của Phan Bội Châu ( 1925 - 1940)

Giai đoạn cuối đời ở Huế, tuy Phan Bội Châu quay lại với những quan điểm đạo đức cũ của Nho giáo, nhưng cái trục lý tưởng đạo đức căn bản vì nước, vì dân của ông lại được tái hiện một cách có hệ thống nhất. Lý tưởng đạo đức đó tồn tại xuyên suốt qua từng yếu tố cấu thành đạo đức được ông luận bàn, nó tạo nên một chỉnh thể thống nhất trong tư tưởng đạo đức của Phan Bội Châu nói chung và đặc biệt trong giai đoạn 1925 - 1940. Đối với giai đoạn 1925 - 1940, con đường cứu nước của Phan Bội Châu như đã nêu ở trên là theo xu hướng cải lương, vì thế tư tưởng đạo đức của ông về “chính danh”; “nhân”; “nghĩa”... là sự thể hiện khát khao về một xã hội tốt đẹp, ở đó nhân dân phải nhận thức và đấu tranh để đem lại quyền làm chủ, quyền “dân quyền”, bình đẳng cho mình và cho mọi người, và đấu tranh giành lại “quốc quyền” cho đất nước mình.

- Quan niệm về “Chính danh”

Nếu như theo quan niệm cũ của Nho giáo, “Chính danh” gắn với người quân tử, tức là chỉ thích hợp với những tầng lớp trên còn bậc thứ dân không

được đề cập đến những chuẩn mực này. Tuy nhiên, với Phan Bội Châu chủ trương xây dựng một trật tự xã hội theo thuyết chính danh. Chính danh bây giờ là chính danh của người dân mất nước, giành lại độc lập, tự do cho đất nước và xác lập quyền làm chủ đất nước mình, nhưng để giữ được nước bản thân mỗi người dân trước hết phải ý thức được quyền làm chủ của mình với dân tộc mình, đất nước mình.

Phan Bội Châu đặt vấn đề về “danh chính”, danh giữ vị trí quan trọng của con người. Danh sẽ khẳng định sự tồn tại của bản thân, và cũng thể hiện vai trò bổn phận của mình với bản thân, với gia đình, với cộng đồng đất nước; nhưng danh cũng để đánh giá về bản thân mình, cho nên tục ngữ ta có câu: “tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn ba ngày đường” hay có câu “cọp chết để da, người ta chết để tiếng”. Vì lẽ đó cụ Phan rất coi trọng bàn về “chính danh”.

Theo ông, danh có hai dạng “chính danh” và “hư danh”. Những người chính danh được Phan Bội Châu gắn với danh dự, coi trọng danh dự mà hành động “Những người có đại đức lớn nhất là định được danh dự” [6, 111]. Ông bàn tiếp về những người “chính danh” là những người “tham danh”, danh đó có tầm ảnh hưởng lớn và xa nhưng nó đem lại lợi ích cho mọi người và cho xã hội, ông viết: “danh lớn và xa, thời như sấm mùa xuân, như bóng thái dương mùa hạ, vang một tiếng mà lừng lẫy cả năm châu, rọi một tia mà chói chang khắp bốn bể” [6, 111]. Cho nên ở đời mỗi người phải hiểu được, coi trọng và thực hành “chính danh”.

Mặc dù, Phan Bội Châu tìm lại với đạo đức Nho giáo, nhưng quan niệm về chính danh của Phan Bội Châu đã được kế thừa và làm mới nó, biến quan niệm “chính danh” tưởng như cũ kĩ đã được ông đem lại sự gần gũi hơn với thực tiễn và tư tưởng phương Tây mà ông tiếp nhận trước đó. Tiến sĩ Hoàng Đức Khoa nhận xét: “Là nhà Nho nhưng Phan Bội Châu hoàn toàn không là người

thụ động, máy móc trước môi trường xung quanh. Trong bất kì tình huống và hoàn cảnh nào, ông cũng tìm cách vươn lên, vượt ra khỏi những hạn chế của bản thân và giai cấp để nung nấu một khát vọng đổi mới tìm con đường giải phóng dân tộc và đồng bào mình” [15, 305]. Điều này thể hiện qua sự đồng tình của ông về những học thuyết mới, như tư tưởng của Lư Thoa (Rouseau) về “Dân quyền”, tức là ông muốn xác lập danh của người dân trong một đất nước. Tư tưởng dân quyền nó có vai trò rất quan trọng làm thức tỉnh người dân sau giấc mộng kéo dài, để tự do xác lập cho họ cái danh và phận cho chính, chuyển từ thân phận của kẻ vô danh, dưới đáy xã hội và chịu sự phục tùng người khác thì nay chuyển sang cái danh của người làm chủ và có quyền định đoạt mọi vấn đề của bản thân, xã hội và đất nước. Ông viết: ““Dân quyền” mà hò hét trong nước, như một tiếng sấm vang, làm cho bao nhiêu giấc mơ phải tỉnh dậy, mà dân ta từ nay dần dần mới biết mình có quyền” [6, 32].

Ông cũng nhận thức tầm quan trọng cần xác định chính danh của dân trong thời đại mới là dân quyền. Người dân đều có quyền và vị trí danh phận ngang hàng, bình đẳng với nhau trong xã hội. Tuy nhiên, đấu tranh cho dân quyền là một công việc rất khó khăn, nhưng ông vẫn tin tưởng vào sự đúng đắn đó, bởi vì ông nhận thức được xu thế phát triển chung của thời đại đó là đem lại quyền làm chủ cho nhân dân sẽ luôn là một quy luật tất yếu của xã hội, ông viết: “Nay dân quyền trương lên, thời quyền vua sụt xuống, đường này lấp thời đường kia mấy chảy đi, chỗ này ngừng thời chỗ kia mới đi tới, sự thực vẫn như thế không thể nào dấu được” [6, 32]. Công việc đó phải đối diện với những kẻ tiểu nhân hòng muốn cho dân ta mãi trong “đêm trường” nô lệ, chúng là những kẻ dưới đáy của xã hội, ông cho rằng bọn tiểu nhân “vu hãm cho đến tội”, chúng tìm mọi cách “nào giam, nào đày, nào chết” những người luôn đấu tranh cho cái quyền của dân. Một câu hỏi lớn đặt ra, tại sao ông lại đề cao và xác lập “chính danh” cho người dân (dân quyền) đối với người dân nước ta? Theo ông, nguyên

nhân cơ bản các quốc gia bị mất quyền tự do và lệ thuộc vào quốc gia khác, hay bị quốc gia khác bảo hộ như nước Việt ta, chẳng qua là do cái danh của con người trong các quốc gia đó gắn với cái danh “gia nô”, nô lệ, và suy cho cùng là chưa phát huy được “Dân quyền”. Và ông cho rằng, khi cái danh của người dân gắn với phận của họ thì đất nước đó không dễ bị mất chủ quyền. Cụ Phan Châu Trinh cũng có quan điểm giống Phan Bội Châu, ông cho rằng: “Từ cuối thế kỷ 19 trở về sau, các nước tranh nhau ngày càng dữ dội, cái tính mạng của một nước gửi trong tay một số người đông chứ không thấy nước nào không có dân quyền mà khỏi mất nước bao giờ” [6, 33].

Tuy nhiên, để đánh thức mỗi cá nhân sống “chính danh” tức là nhận ra và xác lập quyền làm chủ của mình với đất nước của mình thì phải xác định trách nhiệm của mình với đất nước bằng “vai thực nghiệp”. Ông lý giải cần phải thực nghiệp (lao động): “Người dân ta quen thói dã man, đua tuồng huyền hảo, giấc chiêm bao lợi lộc, ngày tháng say mê tuồng trò rối hư vinh, trẻ già hớn hở, những mua chuốc cái hư danh đó,… tốn biết bao thì giờ, mà hư danh ngày càng múa men, thời tướng thực nghiệp không bao giờ xuất thế, kết quả dân ngày càng nghèo, nước ngày càng yếu” [6, 113]. Theo ông, chỉ có thực nghiệp thì đời sống mới được nâng cao, từ đó mỗi cá nhân sẽ đặt lợi ích của đất nước, của nhân dân cao hơn hết thảy. Ông cho rằng: “thử xem nước Hoa Kỳ mới đây những người rất hữu danh rặt là thực nghiệp: ông Hỏa Du đại vương, ông Thiết Lộ đại vương, ông Ngân Hàng đại vương, những người đó là nhà thực nghiệp lớn, vì thực nghiệp lớn nên tư bản nhiều, vì tư bản nhiều nên cất nổi những việc công ích” [6, 113].

Bên cạnh đó, ông còn mở rộng nội hàm của chính danh, chính danh được ông coi như tiêu chuẩn để phân biệt xấu - tốt, thiện - ác, yêu - ghét. Theo Phan Bội Châu, để biết người đó tốt hay người đó xấu thì phải gắn với công việc thực, đặt cái mình phán xét trong quá trình và gắn danh với phận. Có như thế ta nhận

thức, đánh giá không sai lầm, thiên lệch về kẻ xấu với người tốt, ông viết: “hễ phán xét một người, một việc gì, không phải mắt mình dòm thấy đích xác, thì chớ khinh tin lời nói người, nếu không xét hết quá khứ, tương lai, thì không nên chỉ chắc ở hiện tại” [13, 258]. Cho nên theo ông, nếu người nào sống “chính danh” mà không hư danh là những người tốt, người có tấm lòng thiện. Họ biết

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến trong tư tưởng đạo đức của Phan Bội Châu giai đoạn 1925 1940 (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w