1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Từ ngữ thông tục trong tiểu thuyết Chu Lai

90 560 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 606,5 KB

Nội dung

Các cuộc đối thoại với sự xuất hiện của từ ngữ thông tục có đóng góp không nhỏ vào việc khắc họa đặc điểm tính cách của nhân vật người lính và phong cách nhà văn trong các tác phẩm về ng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

VŨ THỊ HỒNG PHÚC

TỪ NGỮ THÔNG TỤC

TRONG TIỂU THUYẾT CHU LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Trang 2

NGHỆ AN - 2015

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

TS LÊ THỊ SAO CHI

Trang 4

NGHỆ AN - 2015

Trang 5

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình chu đáo và những góp ý quý báu của các thầy, cô giáo trong tổ bộ môn Ngôn ngữ, khoa Sư phạm Ngữ văn cũng như sự động viên, khích lệ của người thân, bạn bè Chúng tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến

cô giáo hướng dẫn Lê Thị Sao Chi cùng tập thể CBGD tổ Ngôn ngữ, khoa Sư phạm Ngữ văn, người thân và bạn bè đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành luận văn này

Trang 6

MỞ ĐẦU 9

1 Tính cấp thiết của đề tài 9

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 12

3 Đối tượng nghiên cứu 16

4 Phạm vi nghiên cứu 16

5 Phương pháp nghiên cứu 16

6 Đóng góp của luận văn 17

7 Kết cấu của luận văn 17

Chương 1 NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 19

1.1 Ngôn ngữ nghệ thuật 19

1.1.1 Sự khác nhau giữa ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ phi nghệ thuật 20

1.1.2 Các đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật 24

1.2 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và từ ngữ thông tục 29

1.2.1 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt 29

1.2.2 Từ ngữ thông tục 30

1.3 Phong cách nghệ thuật của nhà văn 32

1.3.1 Ngôn ngữ và phong cách nghệ thuật của nhà văn 32

1.3.2 Nhân vật và vấn đề cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm nghệ

thuật 34

1.4 Tiểu kết 36

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ NGỮ THÔNG TỤC TRONG TIỂU THUYẾT CHU LAI 38

2.1 Kết quả thống kê và phân loại 38

2.1.1 Kết quả thống kê 38

2.1.2 Phân loại 40

Trang 7

2.2 Những nhân tố chi phối sự xuất hiện của từ ngữ thông tục trong tiểu thuyết Chu Lai 45

2.2.1 Chủ thể sử dụng từ ngữ thông tục 45

2.2.2 Ngữ cảnh sử dụng từ ngữ thông tục 51

2.2.3 Đối tượng miêu tả của từ ngữ thông tục 55

2.3 Hành động ngôn ngữ trong lời thoại có sử dụng từ ngữ thông tục 57

2.3.1 Khái niệm hành động ngôn ngữ 57

2.3.2 Các loại hành động ngôn ngữ trong lời thoại có sử dụng từ ngữ thông tục

59

2.4 Tiểu kết 61

Chương 3 VAI TRÒ CỦA TỪ NGỮ THÔNG TỤC TRONG TIỂU THUYẾT CHU LAI 62

3.1 Từ ngữ thông tục góp phần khắc họa tính cách nhân vật 62

3.2 Từ ngữ thông tục phản ánh tính chất quan hệ giữa các nhân vật 68

3.3 Từ ngữ thông tục thông tin về những vấn đề của thời đại và cuộc sống 72

3.3.1 Từ ngữ thông tục thông tin về cuộc sống thời kỳ chiến tranh 72

3.3.2 Từ ngữ thông tục thông tin về cuộc sống trong xã hội hòa bình 75

3.4 Từ ngữ thông tục làm phong phú thêm ngôn ngữ nghệ thuật của tác giả 78

3.5 Tiểu kết 82

KẾT LUẬN 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

Trang 8

Trang

Bảng 1 Số lượng từ ngữ thông tục xuất hiện trong tiểu thuyết Chu Lai 38

Bảng 2 Các từ ngữ thông tục xuất hiện phổ biến 39

Bảng 3 Phân loại từ ngữ thông tục 41 Bảng 4 Giới tính chủ thể sử dụng từ ngữ thông tục 45

Bảng 5 Nghề nghiệp của chủ thể sử dụng từ ngữ thông tục 47

Bảng 6 Thái độ chủ thể khi sử dụng từ ngữ thông tục 49

Bảng 7 Ngữ cảnh sử dụng từ ngữ thông tục 53 Bảng 8 Các loại hành động ngôn ngữ trong lời thoại

có sử dụng từ ngữ thông tục 59

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

1.1 Nghiên cứu văn học là một công cuộc tìm tòi cái mới, cái đẹp từ

các khía cạnh khác nhau của sáng tác văn học Từ trước tới nay việc nghiên cứu này luôn phát triển, luôn tự tìm ra những hướng đi mới Nhiều trào lưu phê bình văn học trên thế giới đã tiếp cận giá trị của tác phẩm văn học theo nhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên cái gốc của văn chương phải kể đến ngôn

từ Nhà văn phải có sự khéo léo, sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ, phải có vốn từ rộng và riêng cho bản thân mới có được những tác phẩm thể hiện nổi bật phong cách của mình Nhà phê bình văn học cũng vì thế mà phải tìm ra được cái riêng trong phong cách ngôn ngữ của tác giả, từ đó đào sâu, phân tích và có những nhận định chính xác Lê - nin nói: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người” Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học, là chất liệu của văn chương, văn học là nghệ thuật của ngôn từ - tất cả những điều này đã được thừa nhận một cách hiển nhiên, dường như không có

gì phải bàn cãi Từ đó, việc nghiên cứu văn học nhất thiết không thể bỏ qua bình diện ngôn ngữ văn học, không chỉ bởi vì mọi yếu tố, mọi bình diện khác của văn học đều chỉ có thể được biểu đạt qua ngôn ngữ, mà còn vì sáng tạo ngôn ngữ là một trong những mục đích quan trọng, cũng là một phần không nhỏ trong sự đóng góp vào những giá trị độc đáo, riêng biệt của văn chương Lịch sử văn học, xét về một phương diện nào đó cũng chính là lịch sử của ngôn ngữ văn học Ngôn ngữ văn học vừa là điều kiện, lại vừa là kết quả của quá trình vận động, biến đổi của văn học qua các thời kỳ, giai đoạn Ở góc độ nghiên cứu của mình, ngôn ngữ học hiện đại đang chuyển sang một hướng tiếp cận mới là tìm hiểu sự hành chức của ngôn ngữ trong cuộc sống và cuộc sống trong ngôn ngữ Vì vậy, việc khảo sát, tìm hiểu ngôn ngữ trong tác phẩm

Trang 10

văn học là một cách tiếp cận phù hợp với xu hướng nghiên cứu mới cả về phương diện lí luận chung từ đặc điểm, vai trò đến cơ chế hành chức của ngôn ngữ trong giao tiếp nói chung, giao tiếp nghệ thuật nói riêng và phương diện

cụ thể từ đặc điểm, vai trò cho đến các quy tắc hoạt động của ngôn ngữ trong tác phẩm văn học

1.2 Thể loại tiểu thuyết đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nên bản

sắc, diện mạo riêng cho thời kỳ văn học sau chiến tranh Sự đổi mới về đề tài, cách miêu tả hiện thực, quan niệm nghệ thuật về con người, đặc biệt là phong cách ngôn từ thể hiện rất rõ trong các tác phẩm văn học thời kì này Trong số các nhà văn có nhiều tác phẩm thành công, tạo ra phong cách, giọng điệu riêng, người đầu tiên và tiêu biểu nhất phải kể đến là nhà văn Chu Lai Các tác phẩm của nhà văn đã phản ánh được nhiều vấn đề nóng bỏng hiện nay về hiện thực xã hội Nhân vật thường được Chu Lai miêu tả trong tác phẩm là người lính vừa mang cốt cách anh hùng trận mạc (thời chiến) vừa mang đặc điểm của con người sống trong nhiều áp lực, thử thách của quãng đời phía sau chiến trận (thời bình) Một trong những đặc điểm rõ ràng nhất của ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai là hệ thống các từ ngữ thông tục xuất hiện nhiều lần, với tần số sử dụng khá dày đặc trong đối thoại giữa các nhân vật Các cuộc đối thoại với sự xuất hiện của từ ngữ thông tục có đóng góp không nhỏ vào việc khắc họa đặc điểm tính cách của nhân vật người lính và phong

cách nhà văn trong các tác phẩm về người lính “Dấu vết thời đại đã ảnh

hưởng và quy định cách nói năng, đối đáp, nhiều lớp từ mới được hình thành, quan niệm về lời nói cũng được bổ sung những sắc thái biểu cảm mới Ngôn ngữ tiểu thuyết gần với ngôn ngữ đời thường, giàu tính khẩu ngữ Ngôn ngữ trong các tiểu thuyết biểu hiện sự cá tính hoá mạnh mẽ, tính cách nào, lời lẽ

ấy Cách nói trần trụi, dân dã, thẳng thắn, bạo dạn…” [73; 16].

1.3 Chu Lai là một nhà văn để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người

đọc qua những tác phẩm viết về chiến tranh - người lính Đặc biệt ở thể loại

Trang 11

tiểu thuyết, ông là người gặt hái được nhiều thành tựu, với những tiểu thuyết

nổi tiếng trong những năm 80 - 90 của thế kỷ 20 như: Vòng tròn bội bạc, Phố,

Ba lần và một lần, Ăn mày dĩ vãng, Chỉ còn một lần… Cách nhìn thẳng thắn,

táo bạo, chân thực đã giúp nhà văn khai thác được những chiều sâu mới mẻ, độc đáo của hiện thực cuộc sống và tâm hồn con người Có thể nói, Chu Lai đã tạo nên một diện mạo sắc nét về phong cách nghệ thuật trong số rất nhiều nhà văn cùng thời Sự nỗ lực cách tân nghệ thuật, luôn tự làm mới mình của ông đã khiến cho Chu Lai trở thành một tác giả sung sức, sáng tác đa dạng trên nhiều thể loại khác nhau: tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, hồi ký, bút ký… Tuy nhiên, khi nghiên cứu về Chu Lai, các công trình nghiên cứu chủ yếu đi sâu vào việc phân tích nội dung, chủ đề tác phẩm, tìm ra những điểm nhìn hiện thực mới, những khám phá mới về đời sống và nhân cách con người mà còn ít chú ý đến ngôn ngữ cũng như các phương tiện ngôn ngữ được ông sử dụng

Từ ngữ thông tục là một phương tiện ngôn ngữ khá phổ biến trong phạm vi sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt trong sinh hoạt hàng ngày tự nhiên Bên cạnh những ưu điểm như tính sinh động, có khả năng biểu cảm cao, giàu sắc thái cảm xúc, từ ngữ thông tục cũng có rất nhiều hạn chế như sự thô lỗ, tục tằn, thậm chí vô văn hóa Bởi vậy, việc sử dụng từ ngữ thông tục trong một môi trường đòi hỏi tính thẩm mỹ cao như tác phẩm nghệ thuật là không

hề đơn giản Với tài năng của mình, Chu Lai đã sử dụng một số lượng lớn các

từ ngữ thông tục và biến chúng thành một phương tiện ngôn ngữ độc đáo, có hiệu quả nghệ thuật cao Việc nghiên cứu từ ngữ thông tục trong tác phẩm Chu Lai sẽ góp phần khám phá tiềm năng giàu có của tiếng Việt và khẳng định vai trò sáng tạo to lớn của nhà văn Chính vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn

đề tài "Từ ngữ thông tục trong tiểu thuyết Chu Lai" làm đề tài nghiên cứu,

nhằm góp phần đem đến thêm một cách nhìn mới về những đóng góp nghệ thuật của nhà văn - chiến sỹ Chu Lai

Trang 12

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về tác phẩm Chu Lai chiếm số lượng khá lớn với nhiều khuynh hướng đánh giá khác nhau Điều này cho thấy sự quan tâm của các nhà nghiên cứu về Chu Lai và các giá trị trong tác phẩm của ông Tuy nhiên, chúng ta có thể khái quát nội dung các công trình

về các xu hướng chủ yếu là: đề tài, bút pháp nghệ thuật và kết cấu Dưới đây, chúng tôi sẽ tóm lược những kết quả nghiên cứu cơ bản theo các xu hướng nói trên

2.1 Các công trình nghiên cứu về đề tài trong tiểu thuyết Chu Lai

Nhiều bài viết và công trình nghiên cứu, phê bình về tác phẩm của Chu Lai đều tập trung nhìn nhận đánh giá về đề tài chiến tranh và sự trở về của những người lính cách mạng trong thời bình với những bộn bề lo toan thường

nhật.Trong tạp chí Văn nghệ quân đội (12/1993) với bài Một đề tài không cạn

kiệt, Bùi Việt Thắng đã viết: “Nhân vật của Chu Lai được thể hiện như những con người tâm linh Họ sống bởi những ám ảnh của ảo giác, hối thúc bởi sự sám hối, luôn tìm kiếm sự giải thoát Đó là những con người trở về sau chiến tranh bị mất thăng bằng, khó tìm được sự yên ổn trong tâm hồn Họ sống trong cảm giác không bình yên… Đi vào ngõ ngách tâm linh con người, Chu Lai đã làm mọi người bất ngờ vì những khám phá nghệ thuật của mình… Nhân vật của Chu Lai thường tự soi tỏ mình, khám phá mình, khám phá một bản ngã hay là một con người trong con người” [59,104].

Nhận xét về đề tài truyện ngắn Chu Lai, Hồng Diệu cho rằng: “Chu

Lai là nhà văn thủy chung với đề tài chiến tranh, anh có nhiều tác phẩm viết

về đề tài người lính trên cả ba mặt trận: văn học - sân khấu - điện ảnh” [18;

Trang 13

“kênh” thông tin mới xô bồ của thời hiện tại, bao giờ Chu Lai cũng nghiền nghẫm, suy tư về hiện thực với sự nhiệt tâm và lòng trung thực của người lính…Vì vậy, trước đề tài chiến tranh, anh không chỉ là viết, là tiếp cận mà là sống, là day dứt, vật vã bằng tâm linh và máu thịt của mình” [65; 92].”Nếu như trước kia các nhân vật của anh được mô tả ở cốt cách anh hùng trận mạc, thì hiện nay cụ thể là trong tập truyện mới này, Chu Lai tập trung khai thác quãng đời thứ hai: quãng đời phía sau chiến trận của người lính” [65; 94].

Tác giả bài viết “Nhà văn Chu Lai - viết để neo tâm hồn vào cuộc

đời” (6/4/2004) nhận xét: “Với anh chiến tranh là một siêu đề tài, hình ảnh người lính là một siêu nhân vật, đề tài chiến tranh như một mỏ quặng càng đào sâu càng màu mỡ”.

Nguyễn Thanh Tú khẳng định: “… Có thể nói một cách khái quát là

con người trong tiểu thuyết của Chu Lai là con người của bi kịch, con người của những mâu thuẫn, có khi thật quyết liệt dữ dội, có số phận tận cùng ngang trái, có nhân cách vô cùng cao thượng, lại có loại người tận cùng của

sự gian xảo.”

Như vậy, khi xem xét tác phẩm của Chu Lai, nhiều công trình, bài viết

đã nhận thấy tính thống nhất trong lựa chọn đề tài của ông Tác phẩm Chu Lai chủ yếu tập trung vào việc thể hiện đề tài chiến tranh và bi kịch cuộc sống của những người lính, cả trong thời chiến lẫn thời bình Đây là một đề tài khá quen thuộc trong văn học những 80 - 90 của thế kỷ XX, tuy nhiên, tác phẩm của Chu Lai vẫn tạo được một chỗ đứng riêng trong lòng độc giả

2.2 Các công trình nghiên cứu về bút pháp nghệ thuật trong tiểu thuyết Chu Lai

Khi đánh giá về bút pháp của Chu Lai, Bùi Việt Thắng đưa ra những

nhận xét xác đáng: “Chu Lai nghiêng về bút pháp nghiêm ngặt trong cách thể

hiện đời sống của người chiến sỹ Bút pháp này tạo nên tính sâu sắc trong truyện ngắn của anh”, “Anh có sự tìm tòi hình thức biểu hiện Đó là sự kết hợp của tiếng nói bên trong và tiếng nói bên ngoài của bản sắc tinh thần

Trang 14

người chiến sĩ Trong cái vươn lên khôn cùng của khả năng khi con người đang cố gắng phấn đấu về nhiều mặt Sự khám phá này tạo nên một đặc thù mới của thời gian nghệ thuật truyện ngắn… là thời gian giả định hay còn gọi

là thời gian tâm lý” [60; 102].

Nhận xét về bút pháp sáng tạo của Chu Lai, nhà phê bình văn học Lý

Hoài Thu trong bài viết “Tập truyện ngắn Phố nhà binh” đăng trên tạp chí

“Văn nghệ quân đội”, số 7 (1993) đánh giá: “Về bút pháp, Chu Lai đã sáng tạo ra được sự đa dạng về màu sắc thẩm mỹ, đa chiều về thời gian, không gian đa thanh về giọng điệu, âm hưởng Bên cạnh sắc thái trữ tình của “Phố vắng”, “Dòng sông yên ả” là những xung đột gắt gao, là tiết tấu dồn dập đầy kịch tính của “Phố nhà binh” Bên cạnh dòng tâm tưởng triền miên của

“Người không đi qua hoàng cung” là những lời lẽ sâu sắc mà thấm thía của

“Người cha nhu nhược…” [65; 95].

Bùi Việt Thắng trong Bình luận truyện ngắn viết: “Dường như Chu Lai

nghiêng về bút pháp nghiêm ngặt trong cách thể hiện đời sống của người chiến

sĩ Bút pháp này tạo nên tính sâu sắc trong truyện ngắn của anh” [60; 39].

Trong bài “Những trang viết trầm tĩnh và sâu sắc về anh bộ đội Cụ

Hồ” đăng trên Báo Văn nghệ số 7 năm 1994, Xuân Thiều cho rằng: “Tác phẩm của Chu Lai đầy chất lính, giọng văn băm bổ, sôi động, các thứ tình cảm suy tư được đẩy đến tận cùng” [64; 4].

Nhà phê bình văn học Lý Hoài Thu sau khi đã đánh giá về đề tài, nhân

vật đã đưa ra nhận xét“… Văn Chu Lai rất gần với ngôn ngữ điện ảnh, có cảm

giác như ngòi bút của anh cũng “lướt’’ cũng “lia” từ nhiều góc độ, cũng tiếp cận cảnh, cũng lùi xa viễn cảnh như ống kính của người quay phim… có lẽ anh quan tâm nhiều đến phương diện tạo hình của ngôn ngữ mà ít chú ý đến chiều sâu tâm lý của nó? Về kết cấu anh vận dụng nhiều thủ pháp đồng hiện và coi

đó là một trục chính, là mối giao lưu giữa quá khứ và hiện tại” [65; 95].

Theo sự đánh giá của các nhà nghiên cứu, bút pháp nghệ thuật chính là một trong những yếu tố làm nên sự thành công của Chu Lai Đó là bút pháp

Trang 15

xây dựng nhân vật, không gian và thời gian, bút pháp sử dụng kết hợp nhiều phương tiện ngôn ngữ, chất giọng để thể hiện tối đa những vấn đề về tư tưởng trong tác phẩm.

2.3 Các công trình nghiên cứu về kết cấu truyện ngắn trong tiểu thuyết Chu Lai

Bàn về kết cấu truyện ngắn của Chu Lai và một số cây bút trẻ quân đội,

Bùi Việt Thắng đánh giá: “Các anh có sự tìm tòi về hình thức biểu hiện Đó

là sự kết hợp của tiếng nói bên trong và tiếng nói bên ngoài của bản sắc tinh thần người chiến sĩ Trong cái vươn lên khôn cùng của khả năng khi con người đang cố gắng phấn đấu về nhiều mặt Sự khám phá này tạo nên một đặc thù mới của thời gian nghệ thuật truyện ngắn…Thường thấy thời gian nghệ thuật truyện ngắn gần đây là thời gian nghệ thuật giả định, hay còn gọi

là thời gian tâm lý” [60; 102].

“Về kết cấu, anh vận dụng nhiều thủ pháp đồng hiện và coi đó là một trục chính, là mối giao lưu giữa quá khứ và hiện tại” [35,9].

Trong một bài báo, Lê Tất Cứ đã cho rằng: “Chu Lai xây dựng được cốt

truyện hấp dẫn phù hợp với ý đồ tư tưởng mà anh muốn gửi tới người đọc

Đó là số phận của mỗi con người trong cuộc chiến và sau cuộc chiến, những nỗi đau thậm chí là cả sự bất công đến vô lý vẫn ngang nhiên tồn tại” [27;

06]

Những ý kiến nhận xét nêu trên, về cơ bản, mới dừng lại ở phương diện nhận xét, đánh giá văn Chu Lai nói chung, tiểu thuyết của ông nói riêng ở góc

độ lý luận phê bình văn học Từ góc độ ngôn ngữ, một số đề tài đã chú ý đến

việc sử dụng ngôn ngữ trong tác phẩm Chu Lai như: Hành động nhận xét qua

lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Chu Lai, Lê Lựu, Nguyễn Minh Châu

(luận án Tiến sĩ của Cao Xuân Hải); Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Chu Lai (luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thúy Huệ); Hành động nhận xét qua lời thoại

nhân vật nam và nữ trong truyện ngắn Chu Lai (luận văn Thạc sĩ của Trần

Trang 16

Thị Lan Anh)… Những công trình này đã bước đầu đưa ra những nhận xét, kết luận về ngôn ngữ nghệ thuật của Chu Lai, tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về từ ngữ thông tục trong tác phẩm của ông như một đối tượng chuyên biệt Đây chính là khoảng trống có sức hấp dẫn lớn, thúc đẩy chúng tôi thực hiện đề tài này.

3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài này lấy từ ngữ thông tục trong 3 tiểu thuyết của Chu Lai: Vòng

tròn bội bạc (1987), Ăn mày dĩ vãng (1991), Phố (1992) làm đối tượng nghiên

cứu Vận dụng lý thuyết ngôn ngữ học mà chủ yếu là ngữ dụng học, luận văn

sẽ tập trung khảo sát, phân tích tần số sử dụng, đặc điểm hành chức và hiệu quả nghệ thuật của từ ngữ thông tục trong tác phẩm

4 Phạm vi nghiên cứu

Chu Lai đã xuất bản rất nhiều tác phẩm Tuy nhiên ở luận văn này, chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu một số tác phẩm tiêu biểu, cụ thể là các tiểu

thuyết: Vòng tròn bội bạc (1987); Ăn mày dĩ vãng (1991); Phố (1992).

Ngoài ra, luận văn còn khảo sát thêm tác phẩm của một số nhà văn khác có sử dụng từ ngữ thông tục để so sánh

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện việc nghiên cứu đề tài, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

5.1 Phương pháp thống kê ngôn ngữ học

Các ngữ liệu cần thiết theo yêu cầu cụ thể của từng chương, từng mục trong luận văn sẽ được tập hợp bằng sự khảo sát kỹ lưỡng và thống kê đầy đủ trong bảng phân loại Đó là cơ sở để luận văn làm rõ các vấn đề trọng tâm

Trang 17

5.3 Phương pháp so sánh, đối chiếu

Luận văn vận dụng phương pháp này để tiến hành so sánh về ngữ liệu

và kết quả phân tích, tổng hợp giữa tác phẩm của Chu Lai, cụ thể ở đây là tiểu thuyết với các đối tượng có liên quan (tác phẩm của một số nhà văn cùng thời) Những nét đặc sắc trong phong cách ngôn ngữ Chu Lai sẽ được rút ra từ những sự so sánh này

6 Đóng góp của luận văn

6.1 Đóng góp về lý thuyết

Việc nghiên cứu Từ ngữ thông tục trong tiểu thuyết của Chu Lai có

những đóng góp nhất định cho ngôn ngữ học và lý luận văn học.

Đối với ngôn ngữ học, đây là đề tài đầu tiên đi sâu tìm hiểu cách sử

dụng từ ngữ thông tục trong 3 tác phẩm: Ăn mày dĩ vãng, Vòng tròn bội bạc,

Phố Từ việc khảo sát sự hiện diện và hành chức của lớp từ thông tục trong

từng tác phẩm cụ thể, luận văn sẽ góp phần chỉ ra khả năng hoạt động linh hoạt của tiếng Việt trong các phạm vi giao tiếp khác nhau Đồng thời, các kết quả nghiên cứu của đề tài cũng cho thấy sự đa dạng, phong phú của văn hóa người Việt khi sử dụng ngôn ngữ

Đối với lý luận văn học, đề tài bổ sung thêm nguồn tư liệu về sự đổi mới trong cách sử dụng từ ngữ văn học và làm sáng rõ hơn những vấn đề về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn trong quá trình sáng tạo tác phẩm

6.2 Đóng góp về thực tiễn

Đề tài này đóng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu tác phẩm của Chu Lai từ góc độ ngôn ngữ học và làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận

văn được triển khai trong ba chương:

Chương 1 Những tiền đề lý thuyết liên quan đến đề tài

Chương 2 Đặc điểm của từ ngữ thông tục trong tiểu thuyết Chu Lai Chương 3 Vai trò của từ ngữ thông tục trong tiểu thuyết Chu Lai

Trang 19

Chương 1 NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1 Ngôn ngữ nghệ thuật

Mỗi bộ môn nghệ thuật có một chất liệu riêng, một ngôn ngữ riêng Nếu hội họa là nghệ thuật của đường nét, màu sắc ôm nhạc là một nghệ thuật của âm thanh, tiết tấu…, thì văn học là nghệ thuật của ngổn từ Ngôn từ là vật liệu, chất liệu là tiếng nói của văn học Vì thế mà Gorky nhà văn Nga, đã coi yếu tố thứ nhất của văn học là ngôn ngữ Và cũng vì thế mà nhà văn được mệnh danh là Nghệ sĩ của ngôn từ Thực ra ngôn từ nghệ thuật cũng bắt nguồn từ ngôn ngữ đời sống toàn dân Nhưng trước khi đi vào tác phẩm thành ngôn ngữ văn học, nó đã trải qua quá trình chọn lựa, sàng lọc, gọt giũa, tái tạo dưới bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ

Văn học nghệ thuật nói bằng một ngôn ngữ đặc biệt, loại ngôn ngữ được kiến tạo chồng lên bên trên ngôn ngữ tự nhiên như một hệ thống thứ sinh Vì thế, người ta xem nó là hệ thống mô hình hoá thứ cấp Nói văn học

có ngôn ngữ riêng, không trùng với ngôn ngữ tự nhiên, dẫu được kiến tạo trên ngôn ngữ ấy, tức là nói văn học có một hệ thống ký hiệu riêng, chỉ thuộc về

nó và những quy tắc tổ chức các ký hiệu ấy để chuyển tải những thông tin đặc biệt, những thông tin không thể chuyển tải bằng các phương tiện khác

Ngôn từ của tác phẩm văn học là một hiện tượng nghệ thuật Bất

kỳ một tác phẩm văn học nào cũng đều được viết hoặc được kể bằng lời (văn học viết hoặc văn học dân gian- truyền miệng) Ở phương diện thể loại văn học có lời thơ, lời văn Ở phương diện chức năng và các thành phần cấu tạo của lời văn nghệ thuật có lời tác giả, lời nhân vật, lời trực tiếp, lời gián tiếp nói chung là lời văn Lời văn là hình thức ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học

Lời văn thực chất là một dạng ngôn từ tự nhiên đã được nhà văn tổ chức theo quy luật nghệ thuật về mặt nội dung, phương pháp, phong cách, thể

Trang 20

loại, được đưa vào hệ thống giao tiếp khác mang chức năng khác (không phải giao tiếp thông thường như lời nói thông thường).

1.1.1 Sự khác nhau giữa ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ phi nghệ thuật

Ngôn ngữ chính là công cụ, là chất liệu để nhà văn xây dựng hình tượng văn học và giao tiếp nghệ thuật, qua đó gửi gắm ý đồ nghệ thuật của mình Ngôn ngữ nghệ thuật có “cội nguồn từ ngôn ngữ nhân dân” nhưng được chọn lọc, rèn giũa qua lao động nghệ thuật của nhà văn, trở thành phương tiện biểu hiện nghệ thuật.Đó cũng là phương diện phân biệt sự khác nhau giữa ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ phi nghệ thuật

1.1.1.1 Về hệ thống tín hiệu

Ngôn ngữ phi nghệ thuật được hiểu là ngôn ngữ tự nhiên của con người, có thể được xác định như một mã chung, phổ biến nhất, tức một hệ thống tín hiệu đầu tiên và quy tắc sử dụng những tín hiệu đó, mà con người dùng để vật chất hóa những ý nghĩ, tình cảm của mình, tức để diễn đạt những

ý nghĩ tình cảm này trong một hình thức được tri giác một cách cảm tính: từ ngữ, phát ngôn…

Còn ngôn ngữ nghệ thuật, tức ngôn ngữ trong tác phẩm nghệ thuật ngôn từ là hệ thống tín hiệu thứ hai, được cấu tạo nên từ hệ thống tín hiệu thứ nhất (từ ngôn ngữ tự nhiên) Trong các tác phẩm nghệ thuật văn học “ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn hoc”, “ngôn ngữ trở thành vật liệu xây dựng nên những hình tượng diễn đạt tư tưởng nghệ thuật” Mỗi yếu tố ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là một phương tiện biểu hiện, mỗi yếu tố đó nhất thiết tham gia vào việc bộc lộ nội dung tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm

1.1.1.2 Về chức năng xã hội

Lời nói sinh hoạt hàng ngày thường có những thuộc tính như: tính diễn cảm, tính tạo hình, cả tính hình tượng.Song vấn đề là ở mối tương quan giữa

Trang 21

các chức năng Chức năng chủ yếu có tính chất quyết định trong tất cả các phong cách ngôn ngữ kể trên vẫn là chức năng giao tiếp.Những phẩm chất thẩm mỹ nếu có thì cũng chỉ đóng vai trò phụ thuộc, thứ yếu.Còn trong ngôn ngữ văn nghệ thuật thì chức năng thẩm mỹ xuất hiện ở bình diện thứ nhất, nó đẩy chức năng giao tiếp xuống bình diện thứ hai.Bản thân khái niệm chức năng thẩm mỹ ở đây cũng được đổ đầy bằng một nội dung đặc trưng khác về chất: chức năng nghệ thuật - hình tượng Chức năng thẩm mỹ của ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học là ở chỗ tín hiệu ngôn ngữ là yếu tố tạo thành của hình tương.Nếu không thấy rõ sự khác nhau giữa các chức năng nghệ thuật- hình tượng này với các phẩm chất thẩm mỹ, nếu không thấy mối tương quan giữa các chức năng thì dễ đi đến chỗ coi ngôn ngữ văn chương là một phong cách chức năng, đối lập với ba phong cách ngôn ngữ gọt giũa còn lại (phong cách khoa học,phong cách chính luận và phong cách hành chính) với lý do là ngôn ngử văn chương có đấy đủ bốn chức năng đã nói ở trên” (chức năng thông báo,chức năng trao đổi,chức năng tác động,chức năng thẩm mĩ)n khoảng trống trong tâm hồn, thừa cơ các thứ mê tín dị đoạn, đồng cốt, ngoại cảm tràn lan trong đời sống Quan niệm sống gấp, vật dục, dục vọng cá nhân lên ngôi Trong đó có biết bao mâu thuẫn, nguy cơ, cạm bẫy Không khí tinh thần ấy cho phép sản sinh ra những sản phẩm nghệ thuật nào, những kiểu nhà văn nào, những thể loại văn học nào, ngôn ngữ biểu đạt nào Kinh tế thị trường với chủ nghĩa tiêu dùng tràn lan, quan niệm hạnh phúc tầm thường của lớp người trung lưu mới nổi làm cho các loại văn học giải trí rẻ tiền, các loại văn chương câu khách xuất hiện tràn lan.

Sự tồn tại của các hình thức nghệ thuật phụ thuộc vào điều kiện sinh thái văn hóa xã hội Số phận của các loại hình nghệ thuật truyền thống như chèo, tuồng, cải lương, ca trù cho thấy sinh thái của chúng đã thay đổi mà con người phải có chính sách điều tiết để duy trì sự sống của chúng Phê bình

Trang 22

sinh thái nhân văn (tinh thần) tạo ra một góc nhìn mới, mài sắc vấn đề sinh thái trong lĩnh vực hoạt động sáng tạo tinh thần của con người.

1.1.1.3 Về tính hệ thống

Ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ phi nghệ thuật dều có tính hệ thống, song tính hệ thống trong mỗi kiểu ngôn ngữ có sự khác biệt về chất chức năng thẩm mỹ của một yếu tố ngôn ngữ được xác định bởi vị trí và vai trò của

nó trong hệ thống các hình tượng của tác phẩm cũng như trong hệ thống của phong cách cá nhân của tác giả Tức là, chức năng thẩm mỹ dựa vào tính hệ thống của phong cách với tư cách là một phạm trù thẩm mỹ với những thông

số và những thước đo gắn với phong cách của phong cách cá nhân, của phong cách tác phẩm, của phong cách khuynh hướng, của phong cách trường phái văn học

Còn phong cách chức năng của ngôn ngữ phi nghệ thuật dựa trên tính

hệ thống khác về chất, tính hệ thống của cấu trức bên trong ngôn ngữ, tính hệ thống bị quy đinh bởi cấu trúc của trạng thái hiện đại của ngôn ngữ, tính hệ thống gắn với sự khu biệt của xã hội đối với ngôn ngữ.Ở cơ sở của toàn bộ văn nghệ thuật, không có một hệ thống các dấu hiệu ngôn ngữ như thế (tức bao gồm tất cả các cấp độ của ngôn ngữ) Tính hệ thống ở đây được xây dựng theo những thông số khác những thông số thẩm mỹ, những thông số nghệ thuật của từ

1.1.1.4 Về bình diện nghĩa

Ngôn ngữ phi nghệ thuật chỉ có một bình diện nghĩa.Ngôn ngữ nghệ thuật có hai bình diện nghĩa.Nó có khả năng một mặt hướng vào hệ thống ngôn ngữ văn hóa với những ngôn ngữ của các từ, của các hình thức ngữ pháp, và mặt khác hướng vào hệ thống các hình tượng của các tác phẩm nghệ thuật, các hệ thống vốn thông báo cho những thành tố ngôn ngữ cái giá trị ngữ cảnh, cái giá trị hình tượng - thẩm mỹ Bởi vì sự phản ánh thế giới trong tác

Trang 23

phẩm văn học đi đôi với hư cấu nghệ thuật, cho nên từ đó nảy sinh ra khả năng thông tin đôi vừa về khách thể được mô tả vừa về tác giả, về những đặc điểm trong cách cảm thụ thế giới, trong thế giới quan của tác giả vốn được diễn đạt trong phong cách tác phẩm, trong những “hạ văn bản”.

1.1.1.5 Về sự có mặt của các loại phương tiện ngôn ngữ

Ngôn ngữ nghệ thuật là biểu hiện đầy đủ nhất và nổi bật nhất của ngôn ngữ văn hóa,và rộng hơn nữa ngôn ngữ toàn dân Ngôn ngữ nghệ thuật hiện đại dựa vào chuẩn mực ngôn ngữ hiện đại Song trong những thể loại văn học

có tính lịch sử, nó vượt ra ngoài khuôn khổ của chuẩn và sử dụng cả những phương diện ngôn ngữ đã cũ, trước hết là những phương tiện từ vựng như những từ cổ, những từ lịch sử.Ngôn ngữ nghệ thuạt bao gồm cả những phương tiện ngôn ngữ không có trong ngôn ngữ hiện đại, cũng chưa có trong lịch sử của nó, tức những tân từ hiểu theo nghĩa rộng Người ta gọi những tân

từ này là những “từ tiềm năng” (Do nhà văn sử dụng những khả năng tiềm tàng của ngôn ngữ để cấu tạo nên) hoặc những từ ngẫu hợp (tức đã được cấu tạo một cách ngẫu nhiên).Ngôn ngữ nghệ thuật trong những phạm vi nhất định, sử dụng cả những phương tiện ngôn ngữ ngoài ngôn ngữ văn hóa, như những từ địa phương, những từ tiếng lóng, những từ tục Ngôn ngữ nghệ thuật hiểu theo một nghĩa nào đó là giàu có hơn ngôn ngữ toàn dân

1.1.1.6 Vai trò trong ngôn ngữ dân tộc

Giá trị của ngôn ngữ nghệ thuật không phải chỉ được xác định ở tầm bao quát rộng lớn của những phương tiện ngôn ngữ toàn dân mà nó sử dụng

Có một cái quan trọng hơn thế, đó là tính chất mẫu mực của ngôn ngữ nghệ thuật Ngôn ngữ ở đây trở thành một hiện tượng nghệ thuật dop sự hoàn thiện của nó, sự hoàn thiện đạt được nhờ tài năng và lao động bền bỉ của bao nhà văn ưu tú trong suốt hàng thế kỷ….Khác với văn hóa, ngôn ngữ nghệ thuật mang màu sắc riêng của mỗi tác giả, phản ánh nét độc đáo không lặp lại của

Trang 24

mỗi nhà văn Các nhà văn lớn bao giờ cũng có một bút pháp riêng, có phong cách riêng, một ngôn ngữ riêng làm thành hệ thống thứ hai so với hệ thống thứ nhất của ngôn ngữ Ngôn ngữ nghệ thuật xứng đáng giữ vai trò trung tâm của ngôn ngữ dân tộc Vai trò của nó trong sự phát triển của ngôn ngữ dân tộc

to lớn đến mức chính ngôn ngữ dân tộc luôn luôn gắn với tên tuổi của các nhà văn lớn

1.1.2 Các đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật

Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học Thông qua ngôn ngữ, các tác giả đã chuyển tải những thông điệp thẩm mĩ cũng như những tâm

tư tình cảm của mình đến với bạn đọc Vì vậy, văn học được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ M Gorki đã từng nói: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” còn Edwerd Sapir thì khẳng định: “Ngôn ngữ là phương tiện của văn học, cũng như đá, đồng hay đất sét là những vật liệu của nhà điêu khắc”

Ngôn ngữ là công trình sáng tạo vĩ đại của con người trải qua hàng nghìn năm lịch sử.Ngôn ngữ tiêu biểu bậc nhất cho sức mạnh của con người Bằng ngôn ngữ, con người nhận thức thế giới, tự thể hiện mình và giao tiếp với nhau Sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt, văn chương có những ưu thế mà nghệ thuật khác không có được Mặt khác, trong tác phẩm ngôn ngữ văn học

là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tao, phong cách, tài năng của mỗi nhà văn Nó thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về ngôn ngữ nhân dân, sự lao động cần cù không mệt mỏi, để chọn lọc, gọt dũa, mài sắc ngôn ngữ dân tộc, sự vận dụng một cách sáng tạo, làm phong phú thêm ngôn ngữ toàn dân… Ngôn ngữ cũng là yếu tố góp phần tạo nên cái giọng điệu riêng, diện mão riêng không thể trộn lẫn nhà văn này với nhà văn khác

Ngôn ngữ nghệ thuật - tức ngôn ngữ trong các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ - “là một mã phức tạp được cấu tạo nên từ hệ thống tín hiệu thứ nhất (từ ngôn ngữ tự nhiên) Chức năng thẩm mĩ của ngôn ngữ trong các văn bản nghệ thuật được thể hiện ở chỗ tín hiệu ngôn ngữ (tức đặc trưng ngữ nghĩa và

Trang 25

đặc trưng âm thanh), trở thành yếu tố tạo thành của hình tượng” [31; tr 140] Muốn thực hiện được chức năng thẩm mĩ ngôn ngữ nghệ thuật phải có được những đặc trưng chung, như tính cấu trúc, tính hình tượng, tính cá thể hóa, tính cụ thể hóa.

1.1.2.1 Tính hệ thống - cấu trúc

Có thể nói, mỗi văn bản nghệ thuật tự bản thân nó là một cấu trúc, trong đó các thành tố nội dung tư tưởng, tình cảm, hình tượng và các thành tố hình thức ngôn ngữ diễn đạt chúng không những phụ thuộc lẫn nhau mà còn phụ thuộc vào hệ thống nói chung Sự lựa chọn, cấu tạo, và tổ hợp những thành tố này bị quy định bởi chức năng thẩm mĩ của ngôn ngữ nghệ thuật, cụ thể hơn bởi ý định thẩm mĩ của tác phẩm

Tính cấu trúc của ngôn ngữ nghệ thuật là tính chất theo đó “các yếu tố ngôn ngữ trong một tác phẩm phải gắn bó qua lại với nhau để cùng thực hiện một nhiệm vụ chung, phải phù hợp với nhau giải thích cho nhau và hỗ trợ cho nhau để đạt tới một hiệu quả diễn đạt chung” [31; tr140].Tất cả các yếu tố với các mối quan hệ như thế làm cho văn bản trở thành “một bản hòa tấu”, “có một tổng hợp lực mạnh mẽ ”, tác động đến người tiếp nhận văn bản Chỉ cần

bỏ đi một từ, thay bằng từ khác là đủ làm hỏng cả một câu thơ, phá tan cái nhạc điệu của nó, xóa sạch mối quan hệ của nó với hoàn cảnh xung quanh Từ nghệ thuật không sống đơn độc, tự nó, vì nó, từ nghệ thuật đứng trong đội ngũ, nó góp phần mình vào các từ “đồng đội “khác Tính cấu trúc là điều kiện của cái đẹp Một yếu tố ngôn ngữ chỉ có được ý nghĩa thẩm mĩ khi nằm trong tác phẩm Chính trên cái nền văn bản phù hợp mà từ ngữ có thể “thay đổi ý nghĩa cũ kĩ hay mới mẻ, dịu dàng, hay thâm độc, trang trọng hay hài hước (X.Atônôp) [47; 140] Vì vậy, không chỉ các đoạn văn, khổ thơ mà những từ bình thường có thể cũng là những nhân tố tạo nên tính hiệu quả trong văn bản

và liên kết nội dung cũng như hình thức thành một thể thống nhất

Trang 26

Nói đến nghệ thuật ngôn từ không thể không nói đến tác giả- người trực tiếp sáng tạo ra thế giới nghệ thuật của tác phẩm Hơn thế đó là người đại diện cho những quan niệm tư tưởng, quan niệm nghệ thuật được thể hiện trong tác phẩm và đó là cấu trúc lời nói ngôn từ vốn là trung tâm tổ chức của tác phẩm nghệ thuật Tác giả còn là người quyết định những chỗ nhấn mạnh của tác phẩm, đem đến một “điệu tính” chung cho tác phẩm Cấu trúc của lời nói ngôn từ tạo ra tính hiệu lực cho văn bản bên cạnh sự liên kết các ngôn từ nghệ thuật

Mặt khác, ngôn từ không bị hạn chế trong ngôn ngữ lời nói tác giả thật

sự, vì trong một số thể loại văn học không có lời nói tác giả thật sự mà chỉ có lời nói của người kể chuyện, của người trần thuật, của nhân vật Khi người kể chuyện không thay thế tác giả thì lời nói thực sự của tác giả diễn đạt trực tiếp

và đầy đủ “hình tượng tác giả ”, phản ánh lập trường, sự đánh giá và cảm xúc của tác giả Nhưng khi người kể chuyện thay thế tác giả thì nội dung và tư tưởng của tác giả biểu hiện qua hình tượng người kể chuyện.Vì vậy “hình tượng tác giả” gắn liền với cấu trúc nghệ thuật trong đó nó được thể hiện

là một kiểu đặc biệt của nhận thức và phản ánh thế giới khách quan

Ngôn ngữ của tác phẩm nghệ thuật không phải là cái vỏ ngoài của hình tượng mà là hình thức duy nhất trong đó hình tượng có thể tồn tại được Vai trò quyết định trong việc diễn đạt hình tượng nghệ thuật thuộc về những đơn

vị ngôn ngữ mà sự phức hợp chức năng của chúng trong tác phẩm nghệ thuật thể hiện ở sự biến đổi nội dung khái niệm và đơn vị ngôn ngữ diễn đạt các đặc trưng chung được thực tại hóa trong ngữ cảnh.Sự biến đổi nội dung khái niệm

Trang 27

và sự thực tại hóa đặc trưng ngữ nghĩa chung là hai giai đoạn của một quá trình thống nhất của cải biến chức năng thẩm mĩ của các đơn vị trong tác phẩm nghệ thuật

Tính hình tượng xuất hiện do kết quả sự đối chiếu hai khái niệm hay do kết quả của sự thay thế một khái niệm này bằng một khái niệm khác Những phương tiện của tính hình tượng theo nghĩa hẹp là những phương tiện tu từ và những biện pháp tu từ, song tính hình tượng này nảy sinh không phải chỉ do việc sử dụng nhiều phương tiện và biện pháp này Những từ thông thường cũng có thể trở thành những từ có tính hình tượng, Khi trong quá trình sử dụng người ta phát hiện ra cá tính của chủ thể tác giả hay nhân vật

1.1.2.3 Tính cá thể hóa

Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học còn là ngôn ngữ có tính cá thể sâu sắc, nghĩa là nó mang đậm dấu ấn phong cách tác giả trong ngôn ngữ nghệ thuật Dấu ấn phong cách tác giả là cái thuộc về đặc điểm bản chất, thuộc về điều kiện bắt buộc của ngôn ngữ nghệ thuật Nó không được đặt ra đối với ngôn ngữ phi nghệ thuật Thuộc tính này không có trong văn học dân gian truyền miệng, nó chỉ có thể có trong tác phẩm nghệ thuật với tư cách là một thể thống nhất của tu từ học, một hệ thống tu từ học hoàn chỉnh được liên kết lại bởi hình tượng tác giả, bởi ý định thẩm mĩ, bởi chủ đề tư tưởng của tác phẩm

Tính cá thể hóa của tác phẩm nghệ thuật thể hiện ở tính cá thể hóa của ngôn ngữ tác giả Ngôn ngữ là chung, nhưng sự vận dụng ngôn ngữ là tùy thuộc cá nhân Mỗi nhà văn có xu hướng, sở trường, thị hiếu, tập quán, tâm lí

xã hội, cá tính mà hình thành giọng nói riêng, cái vẻ riêng của ngôn ngữ khi tác giả kể, dẫn chuyện hoạc nói về mình.Đối với nhà văn, cái giọng nói riêng

đó là cái có giá trị quyết định “Nếu tác giả nào không có lối nói riêng của mình thì người đó sẽ không bao giờ là nhà văn cả” (Sê khốp) Mỗi tác giả lớn đều có một thứ ngôn ngữ nghệ thuật riêng, không thể lặp lại trong lịch sử văn học Cái giọng nói riêng của tác giả thể hiện trước hết ở sở trường ngôn ngữ,

Trang 28

ở sự ưa thích sử dụng những loại phương tiện ngôn ngữ nhất định Cái giọng nói riêng của nhà văn còn thể hiện ở sự sáng tạo ngôn ngữ.

Tính cá thể hóa của ngôn ngữ thể hiện ở từng sự vật, từng cảnh, từng nhân vật của tác phẩm Trong tác phẩm, vật, cảnh, người…không trùng nhau thì ngôn ngữ thể hiện chúng cũng không thể giống nhau

Cá thể hóa trong ngôn ngữ nghệ thuật chính là cái độc đáo, đặc sắc không lặp lại, cái riêng của tất cả các yếu tố trong sáng tác: lối nghĩ, lối cảm, lối thể hiện, những đặc điểm riêng trong cách sử dụng từ ngữ, ngữ pháp, kết cấu đoạn mạch, thủ pháp tu từ…ngôn ngữ riêng của một nhà văn, bút pháp riêng của một nhà văn không phải là một sự kiện rời rạc bao gồm một số lượng đổi mới ở các cấp độ Nó “là sự đi chệch của một cái toàn thể có hệ thống so với cái toàn thể của ngôn ngữ chung” [32; 153]

1.1.2.4 Tính cụ thể hóa

Ngôn ngữ nghệ thuật có một nét chung nhất, một thuộc tính rộng nhất

là sự cụ thể hóa nghệ thuật hình tượng, tức là sự di chuyển từ bình diện khái niệm của ngôn ngữ sang bình diện hình tượng Sự cụ thể hóa này có tính chất tổng hợp, nó được diễn đạt trong hệ thống hoàn chỉnh của các phương tiện ngôn ngữ thuộc các cấp độ khác nhau vốn góp phần vào việc tạo lập và thể hiện hệ thống các hình tượng, tác động đến trí tượng tượng của người đọc, kích thích người đọc Trước mắt người đọc, bức tranh miêu tả trở nên vô cùng phong phú, sinh động, các biến cố hiện lên trong từng giai đoạn, từng vận động, từng trạng thái, trong sự biến đổi liên tục

Tính cụ thể hóa nghệ thuật là thuộc tính rộng lớn nhất của lời nói nghệ thuật Nó giải thích bản chất sự tác động của từ ngữ nghệ thuật đến người đọc, nó giải thích đặc trưng của lời nói nghệ thuật như là đặc trưng của hoạt động sáng tạo, nó giải thích đặc trưng của lời nói nghệ thuật như là đặc trưng của hoạt động sáng tạo, nó giải thích những bí mật cảu các quy luật sáng tạo nghệ thuật

Trang 29

Sự cụ thể hóa nghệ thuật được thực hiện nhờ cách lựa chọn và tổ chức các phương tiện ngôn ngữ, nhất là trong việc sử dụng từ ngữ, kết cấu, hình thức giao tiếp độc thoại, đối thoại, các phương thức diễn đạt, các phương tiện

tu từ, các biện pháp tu từ thuộc các cấp độ…

Ngoài ra khi bàn về đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật, người ta còn đề cập đến một số thuộc tính khác như: tính chính xác, tính hàm súc, tính đa nghĩa, tính tạo hình và biểu cảm… nói một cách khái quát trên cơ sở những nét đặc trưng ấy ta có thể khẳng định ngôn ngữ văn học là một hình thái hoạt động ngôn ngữ mang ý nghĩa thẩm mĩ Nó được sử dụng để phục vụ nhiệm vụ trung tâm, là xây dựng hình tượng văn học và giao tiếp nghệ thuật Và ở mỗi thể loại văn học, các thuộc tính này có những sắc thái khác nhau Những nét riêng này cũng là đặc điểm cơ bản để chúng ta phân biệt đâu là ngôn ngữ nghệ thuật đâu là ngôn ngữ phi nghệ thuật

1.2 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và từ ngữ thông tục

1.2.1 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

1.2.1.1 Khái niệm

Phong cách sinh hoạt được hiểu là “khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp phát ngôn (văn bản) trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày [32; 102] Phong cách sinh hoạt được sử dụng trong đời sống thực vô cùng cụ thể, sinh động, truyền đạt những tư tưởng, tình cảm hết sức phong phú, đa dạng của con người.Vì vậy, lời nói trong phong cách này cũng mang đến cảm xúc tự nhiên Những cách diễn đạt đầy màu sắc tình cảm đã nảy sinh trực tiếp từ những tình huống cụ thể trong thực

tế đời sống muôn hình muôn vẻ Sự đa dạng, phong phú, nhiều tính chất tu từ của ngôn ngữ trong phong cách sinh hoạt là cái nguồn vô tận để tạo nên một nền văn học đẹp đẽ

Phong cách sinh hoạt được chia ra hai biến thể: sinh hoạt hàng ngày tự nhiên và sinh hoạt hàng ngày văn hóa Phục vụ sự trao đổi thân mật giữa các

Trang 30

cá nhân, phong cách sinh hoạt hàng ngày tự nhiên mang tính chất tự nhiên, thoải mái và do đó trở nên sinh động, thân mật, gần gũi Do thói quen, do tính chất của mối quan hệ vai bằng nhau giữa hai người đối thoại, trong những hoàn cảnh không theo nghi thức, do tâm trạng lúc giao tiếp, họ có thể dùng cả những từ ngữ thô lỗ, tục tằn Còn phong cách sinh hoạt hàng ngày văn hóa, được hình thành do yêu cầu của một xã hội có trình độ văn hóa cao Sự trao đổi tuy diễn ra giữa các cá nhân với nhau nhưng vẫn thường có sự hiện diện của những người xung quanh, vẫn được dùng trong hoàn cảnh theo nghi thức, trong tình thế vai bằng nhau và vai không bằng nhau của các người giao tiếp

và phải tuân theo những quy tắc xã giao, ứng xử tối thiểu Bởi vậy, phong cách sinh hoạt hàng ngày văn hóa dựa chủ yếu trên ngôn ngữ viết, không nghệ thuật, nhưng cũng có thể bao gồm cả những cấu trúc của các kiểu viết và nói, nghệ thuật

1.2.2 Từ ngữ thông tục

1.2.2.1 Khái niệm

Hiện còn nhiều ý kiến khác nhau về từ ngữ thông tục (colloquialism), nhưng cách hiểu phổ biến cho rằng đây là lớp từ phổ dụng trong giao tiếp bằng lời nói tự nhiên (còn gọi là khẩu ngữ), đại đa số có gốc thuần Việt Từ thông tục là những từ chỉ được dùng trong lời nói miệng thoải mái, thậm chí thô lỗ, tục tằn [15; tr.219] Từ thông tục khác với từ hội thoại ở chỗ nó không nằm trong từ vựng của ngôn ngữ văn hóa Khi sử dụng, từ ngữ ít có sự trau chuốt gọt giũa Đây cũng là lớp từ thể hiện trực tiếp suy nghĩ, tình cảm cá nhân người sử dụng trong nói năng thường nhật Nhìn chung lớp từ ngữ

thông tục gồm những nhóm như: các từ địa phương (rứa, mô, tụi bay, nhứt

định ); các từ ngữ tình thái chỉ sự thân mật, suồng sã, biểu cảm (cái nhà anh này, mụ nhà tôi; nè chú, trời ơi, làng nước ơi; à, ư, nhỉ, nhé); các từ ngữ tục,

Trang 31

lời chửi (đ mạ, cứt; thằng chó con, cha bố cậu); các quán ngữ đưa đẩy (thôi

thì, thì đã đành là vậy, của đáng tội, đánh đùng một cái, nói khí vô phép)

1.2.2.2 Phạm vi và hiệu quả sử dụng của từ ngữ thông tục

Do tính chất bỗ bã, suồng sã, thô ráp, có khả năng biểu cảm cao, từ ngữ thông tục tuyệt đối không được sử dụng trong phong cách hành chính và phong cách khoa học nhằm đảm bảo tính chuẩn mực, nghiêm túc, khách quan của hai phong cách này Tuy nhiên, từ ngữ thông tục lại xuất hiện phổ biến trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, ngôn ngữ giao tiếp trong cuộc sống đời thường Việc sử dụng từ ngữ thông tục đúng lúc, đúng chỗ sẽ toát lên được giọng điệu riêng, sắc thái biểu cảm riêng, tạo nên dấu ấn của phong cách cá nhân của người nói

Trong phong cách chức năng sinh hoạt hằng ngày có tính chất văn hóa thông dụng (còn gọi là phong cách hội thoại văn hóa thông dụng) người ta tránh dùng những từ ngữ thông tục Có nghĩa là những từ thông tục chỉ được dùng trong phong cách sinh hoạt hằng ngày có tính chất tự nhiên thông tục (còn gọi là phong cách hội thoại tự nhiên thông tục) giữa các cá nhân có quan

hệ tự do, thoải mái, suồng sã Ví dụ: hố (ở vào tình thế do sơ suất mà bị thiệt),

chặn họng (ngăn chặn không cho nói), ngứa tiết (tức điên lên), chó đểu (đểu

giả hết sức), lo sốt vó (lo ở trạng thái cuống lên)…

Ngoài ra, từ ngữ thông tục có thể được dùng trong văn bản báo (tiểu phẩm, phóng sự) nhằm phản ánh thành phần, học thức, nhân cách của một nhóm, một tầng lớp người nhất định trong xã hội Thông thường, đó là những thành phần xã hội “bất hảo”, làm ăn phi pháp hoặc những con người có hoàn cảnh sống đặc biệt Đồng thời, việc sử dụng từ ngữ thông tục trong văn bản báo chí, trong một chừng mực nhất định, sẽ tăng thêm tính chất hiện thực của sự kiện, đối tượng được miêu tả, góp phần thuyết phục người đọc, người nghe

Sáng tác văn học là những tác phẩm thuộc phong cách viết, tức là phong cách sử dụng ngôn từ có sự chọn lọc, trau chuốt, gọt giũa Tuy vậy,

Trang 32

trong các sáng tác của mình, bên cạnh việc sử dụng lớp từ thuộc phong cách viết, nhà văn có thể sử dụng lớp từ thuộc phong cách nói, trong đó có lớp từ ngữ thông tục Nhưng phạm vi sử dụng lớp từ ngữ thông tục trong tác phẩm văn học là có điều kiện, tức là chúng chỉ xuất hiện ở ngôn ngữ nhân vật (phần hội thoại, mang phong cách nói) mà hầu như không xuất hiện trong ngôn ngữ tác giả (phần dẫn thoại, trần thuật, mang phong cách viết).

Trong văn xuôi nghệ thuật (bút ký, truyện ngắn, tiểu thuyết), từ ngữ thông tục được các tác giả sử dụng như một phương tiện tu từ thể hiện đặc trưng về lời nói, tính cách nhân vật Để đạt đến những hiệu quả thẩm mỹ này, nhà văn phải là những người có sự trải nghiệm dày dặn, vốn từ phong phú và một khả năng vận dụng ngôn ngữ hết sức linh hoạt, sáng tạo Nếu không, tác phẩm văn học sẽ trở thành những sản phẩm thô lậu, cẩu thả, vô giá trị

Ví dụ: Hai Hùng và ba Thành gặp lại Tuấn Hai Hùng ngờ ngợ không

nhận ra Ba Thành nói: “- Đ mẹ ! Thằng Tuấn đó chứ ai” [II; 280]

- “Có gì đâu, cũng là chuyện khích bác nhau Bắc Nam thông thường

Thằng này nói: về má chúng mày đi, ở trong này hoài, đem theo cái nghèo, cái lạnh vào theo” Thằng kia nổi sùng: Đ.mẹ ! Vậy thì hồi chiến tranh mày

rúc vào l con đĩ ngựa nào để bây giờ ngu si hưởng thái bình lại còn nhảy

ra nói láo” [II; 286].

Có thể thấy, từ ngữ thông tục có thể sử dụng trong nhiều phạm vi giao tiếp khác nhau và đem đến những hiệu quả đặc biệt, dễ tạo ấn tượng đối với người tiếp nhận Tuy vậy, việc sử dụng từ ngữ thông tục vẫn luôn là một sự

“mạo hiểm”, cần phải có sự cân nhắc, lựa chọn kỹ càng, nhất là trong tác phẩm văn học

1.3 Phong cách nghệ thuật của nhà văn

1.3.1 Ngôn ngữ và phong cách nghệ thuật của nhà văn

Ngôn ngữ là công cụ là chất liệu cơ bản của văn học, vì vậy văn học được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ M.Gorki khẳng định “ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” Ngôn ngữ văn học là hình thái hoạt động

Trang 33

ngôn ngữ mang ý nghĩa thẩm mỹ Nó được sử dụng để phục vụ nhiệm vụ trung tâm là xây dựng hình tượng văn học và giao tiếp nghệ thuật Ngôn ngữ văn học luôn luôn được phát triển và làm giàu, là thành tựu, là sự phản ánh văn hóa dân tộc, ngôn ngữ văn học phải là nơi gìn giữ tất cả những gì

có giá trị được biểu hiện bằng ngôn từ được tạo ra bởi các thế hệ sử dụng ngôn ngữ này

Trong tác phẩm văn học, ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách và tài năng của nhà văn Mỗi nhà văn lớn bao giờ cũng là một tấm gương sáng về mặt hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ nhân dân, cần cù lao động để trau dồi ngôn ngữ trong quá trình sáng tác Mỗi nhà văn đều có tiếng nói riêng, phong cách riêng, giọng điệu riêng

“Chức năng của ngôn từ nghệ thuật là sáng tạo ra khách thể thẩm mỹ, đồng thời sáng tạo ra bản thân các hình tượng ngôn từ, các biểu trưng nghệ thuật, các hình thức lời thơ, lời văn xuôi nghệ thuật để thỏa mãn nhu cầu giao tiếp nghệ thuật” [32; 163]

Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là ngôn ngữ mang tính chuẩn mực, hơn thế nữa là thứ ngôn ngữ mang tính văn hóa Đó là thứ ngôn ngữ mang tính toàn dân, ai cũng hiểu, ai cũng có thể dùng nhưng là thứ ngôn ngữ được trau chuốt chọn lọc, mang tính thẩm mỹ cao Đó là thứ ngôn ngữ được dùng trong phong cách đặc biệt - phong cách nghệ thuật Vì thế, về nguyên tắc sáng tác, đây là thứ ngôn ngữ loại bỏ các yếu tố ngôn ngữ mang tính địa phương, các tiếng lóng, các từ, ngữ thông tục Tuy vậy, các thế hệ nhà văn từ xưa đến nay, bằng tài năng nghệ thuật và sự lao động sáng tạo không ngừng nghỉ của mình luôn cố gắng tìm kiếm lựa chọn và sử dụng nhiều phương tiện ngôn ngữ khác nhau để biểu đạt một cách hiệu quả nhất về đời sống hiện thực được phản ánh trong tác phẩm Hơn thế nữa, chính những phương tiện này đã góp phần không nhỏ vào việc tạo nên một phong cách ngôn ngữ nghệ thuật sắc nét, độc đáo cho nhà văn Với Chu Lai, ông không ngại nói đến những gì

Trang 34

phức tạp, bí ẩn nhất trong tâm hồn con người, không có chỗ nào là kiêng kị, ngay cả trong sử dụng ngôn từ Đọc tác phẩm của ông, người đọc không chỉ nhận ra một thế giới hiện thực sống động, chân thực, nhiều góc cạnh mà còn thấy rõ khả năng phát hiện và vận dụng ngôn từ của ông, đặc biệt là những phương tiện ngôn ngữ vốn “kỵ húy” với phong cách nghệ thuật, trong đó có

Trong tác phẩm văn chương, mỗi thời có một đề tài, một phạm vi phản ánh khác nhau, mỗi kiểu phản ánh thì có một cách thể hiện riêng Nếu sử thi

là mảnh đất màu mỡ thiên về ca ngợi những anh hùng với những chiến tích lớn lao, nhân danh cộng đồng mà chiến đấu vì sự sống còn của tổ quốc Bút pháp lãng mạn đi sâu vàokhai thác thế giới nội tâm, thế giới mộng ước, những cuộc tình lãng mạn Trái lại đi sâu vào khai thác những thực trạng bất công thối nát, từng ngõ ngách góc cạnh của đời sống thường nhật thì bút pháp hiện thực được khai thác triệt để Tương ứng với mỗi đề tài, các kiểu nhân vật khác nhau được xuất hiện

Khái niệm “nhân vật văn học” dùng để chỉ tất cả những con người được nhà văn miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học “là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống’’ [8; 202]

Nhân vật thể hiện qua lời kể của tác giả, qua xưng hô, nhân vật có tên hoặc không có tên, nhân vật có thể xuất hiện mờ nhạt, có thể hiện lên một cách rõ nét từ ngoại hình, lai lịch đến tính cách, bản chất Nhân vật trong tác

Trang 35

phẩm văn học rất đa dạng, mỗi nhân vật là một thế giới riêng, có hình dáng, suy nghĩ, nhận thức, trình độ học vấn, vị thế xã hội không giống nhau.

Nhân vật là cốt lõi của tác phẩm văn học Thông qua việc sáng tạo nhân vật, nhà văn thể hiện, nhận thức quan điểm của mình về một kiểu người, một loại người, một vấn đề nào đó trong xã hội

Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người Nhân vật văn học còn thể hiện chức năng nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người Do đó nhân vật luôn gắn với chủ đề của tác phẩm M.Gorki đã từng nói: “Ngôn ngữ là cái áo của mọi tư tưởng” Nếu ngôn ngữ ví là cái áo của tư tưởng thì nhân vật là hình thù con người mặc cái áo ấy

Viết về đề tài chiến tranh, người lính là nhân vật trung tâm, là linh hồn trong các trang viết của nhà văn Đối với nhà văn Chu Lai, nhân vật người lính tiếp tục được khai thác triệt để ở mọi phương diện, mọi ngóc ngách của đời sống Trong chiến tranh, họ là những người hùng gắn với những chiến công vĩ đại, nhưng trở về với thời bình họ là những “người thừa” luôn mang những ám ảnh, day dứt

Chu Lai cho rằng, quan niệm con người hoàn toàn bình đẳng, anh lính cũng là người, những người lao động nghèo khó cũng là người, tri thức cũng

là người, sinh viên cũng là người… Trong họ có người tốt, kẻ xấu, có lúc giận quá mất khôn, có lúc đằm thắm tình người Đối với xã hội họ có thể chưa bình đẳng, nhưng đối với nghệ thuật họ đều bình đẳng: mỗi nhân vật đều phải có một ngôn ngữ riêng, một cá tính riêng, tạo nên những hình tượng điển hình

Các phương thức thể hiện nhân vật trong tác phẩm hết sức đa dạng Nhà văn có thể dùng chi tiết để miêu tả chân dung, ngoại hình, hành động, tâm trạng nhân vật, có khi nhân vật còn được thể hiện qua những mâu thuẫn, xung đột, sự kiện và nhân vật còn được thể hiện bằng các phương tiện ngôn ngữ Mỗi nhân vật có một ngôn ngữ mang đặc điểm riêng, có lời ăn

Trang 36

tiếng nói riêng Mặt khác ngôn ngữ ấy lại phản ánh đặc điểm ngôn ngữ của một tầng lớp người nhất định, gần gũi về giai cấp, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, tâm lý Do đó, khi tham gia giao tiếp, lời nói của mỗi nhân vật là khác nhau Nhân vật khi tham gia giao tiếp là chủ thể của nhận thức, chủ thể của hành động trong quá trình hội thoại Bởi vậy ngôn ngữ nhân vật có khả năng

cá thể hóa tính cách nhân vật, làm nổi bật cốt truyện, gián tiếp bộc lộ thái độ

và phong cách của tác giả, góp phần làm cho giọng điệu tác phẩm thêm đa dạng và phong phú Sự cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật được tạo ra nhờ vào việc xây dựng thói quen nói năng, cách diễn đạt, sở trường sử dụng những loại từ ngữ nhất định cho nhân vật Có nhân vật thường nói một cách bộc trực, thẳng thắn, có nhân vật nói uyển chuyển, giàu hình ảnh; có nhân vật thích sử dụng từ ngữ Hán Việt, có nhân vật thích dùng thành ngữ, tục ngữ, cách nói dân gian… Có thể thấy, các nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai, bên cạnh việc sử dụng những phương tiện thông thường để giao tiếp còn sử dụng một loại phương tiện khá đặc biệt, đó là từ ngữ thông tục Không chỉ xuất hiện nhiều về số lượng, các từ ngữ thông tục trong tác phẩm của ông còn góp tạo nên một đời sống ngôn ngữ vừa độc đáo, mới mẻ, vừa hấp dẫn và giàu giá trị thẩm mỹ

1.4 Tiểu kết

Văn bản nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, hướng tới mục đích định hướng, xây dựng những giá trị thẩm mỹ về con người và cuộc sống Mọi yếu tố cấu thành của tác phẩm nghệ thuật, từ nội dung, tư tưởng, nhân vật, hệ thống hình ảnh, hình tượng, các sự kiện cho đến ngôn từ thể hiện chúng đều phải tập trung vào mục đích này Trong khi đó, từ ngữ thông tục là một phương tiện ngôn ngữ mang tính “phi nghệ thuật”, ít trau chuốt, gọt giũa, thậm chí thô lậu, tục tằn và vốn chỉ được sử dụng thích hợp trong lời nói khẩu

ngữ tự nhiên Việc Chu Lai sử dụng từ ngữ thông tục trong ba tiểu thuyết Ăn

Trang 37

mày dĩ vãng, Phố và Vòng tròn bội bạc là một hiện tượng đặc biệt Nó đòi hỏi

nhà văn phải có tài năng và bản lĩnh sáng tạo cao để từ ngữ thông tục có thể tồn tại hợp lý, hoàn thành những chức năng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật

và định hình những nét phong cách riêng biệt, độc đáo của tác giả

Trang 38

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ NGỮ THÔNG TỤC TRONG TIỂU THUYẾT CHU LAI

Tiến hành khảo sát lời thoại các nhân vật trong ba tiểu thuyết Ăn mày

dĩ vãng, Phố và Vòng tròn bội bạc, chúng tôi thấy các từ ngữ thông tục xuất

hiện với số lượng tương đối lớn Sự phân loại và phân tích đặc điểm của từ ngữ thông tục dưới đây chủ yếu tập trung vào mục đích xem xét cách sử dụng

từ ngữ thông tục của Chu Lai trong những ngữ cảnh, tình huống cụ thể, gắn với những nhân vật giao tiếp cụ thể Kết quả của quá trình phân tích này sẽ cho phép nhận diện những hiệu quả nghệ thuật mà từ ngữ thông tục đem lại trong tác phẩm

2.1 Kết quả thống kê và phân loại

2.1.1 Kết quả thống kê

Kết quả thống kê về số lượng từ ngữ thông tục xuất hiện trong tiểu thuyết Chu Lai được tổng hợp trong bảng 1

Bảng 1 Số lượng từ ngữ thông tục xuất hiện trong tiểu thuyết Chu Lai

TT Tên tác phẩm Số lần xuất hiện từ ngữ thông tục

Bảng thống kê cho thấy: trong ba tiểu thuyết của nhà văn Chu Lai, số

lượng từ ngữ thông tục xuất hiện nhiều nhất trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng (chiếm 46,9 %), tiếp đến là tiểu thuyết Phố (chiếm 28,54 %) và tiểu thuyết

Vòng tròn bội bạc (chiếm 24,52%) Đây là một số lượng xuất hiện lớn, đáng

chú ý, vì tác phẩm văn học vốn dĩ không phải là môi trường tồn tại của từ ngữ

Trang 39

thông tục Tính chất tục tằn, thô lậu, ít gọt giũa của lớp từ ngữ này hoàn toàn không phù hợp với việc thực hiện chức năng thẩm mỹ của ngôn ngữ nghệ

thuật Tuy vậy, với dấu hiệu định lượng nói trên trong Ăn mày dĩ vãng, Phố

và Vòng tròn bội bạc, có thể nói, từ ngữ thông tục vẫn được Chu Lai sử dụng

bình đẳng như các phương tiện ngôn ngữ khác

Một số lượng khá lớn từ ngữ thông tục xuất hiện lặp đi lặp lại nhiều lần hơn so với những từ ngữ khác Bảng 2 sẽ cung cấp số liệu thống kê cụ thể về

số lần xuất hiện của 10 từ ngữ thông tục phổ biến nhất

Bảng 2 Các từ ngữ thông tục xuất hiện phổ biến

TT Từ ngữ

thông tục

Ăn mày

dĩ vãng

Phố

Vòng tròn bội bạc

Trang 40

Có thể thấy, những từ ngữ thông tục xuất hiện phổ biến nhất đều là những từ tục quen thuộc, được sử dụng rất nhiều trong lời nói sinh hoạt Chúng tạo nên một không khí đối thoại suồng sã, thậm chí thô lậu nhưng cũng dễ dàng làm cho người đọc cảm nhận được sự tự nhiên, chân thực của đời sống

Ví dụ:

- Khốn nạn!Thật khốn nạn! [I; 173]

- Trời đất mênh mông, chỉ để tọng cơm vào, tọng cứt ra thì sống chỗ

nào mà chẳng được! [III; 171]

- Mẹ kiếp! Làm cái thằng khai thác đá đỏ mà tháng nào cũng bị

quỵt lương thì nhục quá con chó, thà đi đổ cứt cho bọn nhà giàu còn hơn

[III; 287]

- Cút! Cút ngay cho khuất mắt tao để bọn tao còn phải làm việc lại với

cái thằng già chết giẫm này [II; 120].

- Đ.mẹ ! Biết ngay mà Tao đã bảo rằng sáng nay ra ngõ gặp đĩ mà

[II; 121]

Những từ ngữ thông tục được dùng nhiều nhất là: khốn nạn (63 lần),

mẹ (56 lần), chó (32 lần), cút (28 lần) Chúng thể hiện thái độ bất bình, căm

ghét, tức giận của người nói và cho thấy những mối quan hệ xã hội căng thẳng, khó dung hòa giữa các nhân vật

2.1.2 Phân loại

Để thấy được khả năng sử dụng từ ngữ thông tục Chu Lai trong ba tác phẩm, việc phân loại được tiến hành dựa trên khả năng bộc lộ sắc thái thông tục của các từ ngữ 1594 từ ngữ thông tục được chia thành hai loại: từ ngữ thông tục tự thân và từ ngữ thông tục trong kết hợp Kết quả phân loại thể hiện cụ thể trong bảng 3

Ngày đăng: 23/01/2016, 16:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (1995), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 1995
2. Xuân Ba (2002 ), “Chu Lai cứ như chỗ tôi biết…”, Văn nghệ, (19) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chu Lai cứ như chỗ tôi biết…”, "Văn nghệ
3. Diệp Quang Ban (1984), Cấu tạo câu đơn tiếng Việt, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu tạo câu đơn tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Năm: 1984
4. Diệp Quang Ban (1992), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1, 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1992
5. Nguyễn Nhã Bản (2004), Cơ sở ngôn ngữ học, Nxb Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Nhã Bản
Nhà XB: Nxb Nghệ An
Năm: 2004
6. Vũ Bằng (1996), Khảo về tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo về tiểu thuyết
Tác giả: Vũ Bằng
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 1996
7. Ngô Vĩnh Bình (1989), “Chu Lai với dòng sông xa”, Tạp chí Văn nghệ, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chu Lai với dòng sông xa”, "Tạp chí Văn nghệ
Tác giả: Ngô Vĩnh Bình
Năm: 1989
10. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
11. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
12. Đỗ Hữu Châu (2003), Giáo trình ngữ dụng học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình ngữ dụng học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2003
13. Hoàng Thị Châu (1998), Phương ngữ học tiếng việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương ngữ học tiếng việt
Tác giả: Hoàng Thị Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
14. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ dụng học
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
15. Nguyễn Đức Dân(1999), Thống kê ngôn ngữ học, một số ứng dụng, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê ngôn ngữ học, một số ứng dụng
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
16. Hữu Đạt (2002), Phong cách học với việc dạy văn và lí luận phê bình văn học, Nxb , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học với việc dạy văn và lí luận phê bình văn học
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: Nxb
Năm: 2002
17. Phan Cự Đệ (2001), “Tiểu thuyết việt nam những năm đầu đổi mới”, Văn nghệ Quân đội (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết việt nam những năm đầu đổi mới”, "Văn nghệ Quân đội
Tác giả: Phan Cự Đệ
Năm: 2001
18. Hồng Diệu (1991), “Vấn đề của tiểu thuyết vòng tròn bội bạc”, Văn nghệ Quân đội (5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề của tiểu thuyết vòng tròn bội bạc”, "Văn nghệ Quân đội
Tác giả: Hồng Diệu
Năm: 1991
19. Hà Minh Đức (1997), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
20. Nhiều tác giả (ngày 18.7.1999), "Trao đổi về tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai", Báo Văn nghệ, (29) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trao đổi về tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai
21. Nhiều tác giả, “Nhà văn Chu Lai với nỗi niềm cuộc đời dài lắm” Vietbao.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn Chu Lai với nỗi niềm cuộc đời dài lắm”
22. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dụng học Việt ngữ
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2000

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w