Những thành tựu đạt được trong công tác giảm nghèo đã góp phần quantrọng thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, cảithiện đời sống của người dân, đặc biệt là ở vù
Trang 1NGUYỄN HỒNG HÀ
VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO Ở
HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGHỆ AN - 2015
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN HỒNG HÀ
VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO Ở
HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 60.31.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS ĐÀO PHƯƠNG LIÊN
NGHỆ AN - 2015
Trang 3Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan rằng, bản Luận văn ‘Vai trò nhà nước đối với giảm nghèo ở huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An’ là công trình nghiên cứu độc lập,
do chính tôi hoàn thành Các tài liệu tham khảo và trích dẫn được sử dụngtrong Luận văn này đều nêu rõ xuất xứ tác giả và được ghi trong danh mụccác tài liệu tham khảo
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan trên
Nghệ An, ngày 10 tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn
Nguyễn Hồng Hà
Trang 4Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đàotạo sau đại học trường Đại học Vinh, các thầy cô giáo, người đã đem lại chotôi những kiến thức bổ trợ vô cùng có ích trong những năm học vừa qua
Xin gửi lời cám ơn chân thành tới anh Vi Tân Hợi, Ủy viên banThường vụ Huyện ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy, nguyên PhóChủ tịch UBND huyện Tương Dương và một số cán bộ, công chức tại cácphòng, ban UBND huyện đã tạo điều kiện hỗ trợ, tư vấn cho tôi trong quátrình thu thập hồ sơ, tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đãluôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tàinghiên cứu của mình
Nghệ An, ngày 10 tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn
Nguyễn Hồng Hà
Trang 5Mục lục
Trang
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Danh mục các từ viết tắt viii
Danh mục các bảng, biểu đồ, hình vẽ ix
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO 9
1.1 Lý luận chung về nghèo và giảm nghèo 9
1.1.1 Quan niệm về nghèo 9
1.1.2 Tiêu chí xác định nghèo và chuẩn nghèo 11
1.1.2.1 Tiêu chí xác định nghèo và chuẩn nghèo của thế giới 11 1.1.2.2 Tiêu chí xác định nghèo và chuẩn nghèo của Việt Nam .13
1.1.3 Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo 14
1.1.4 Quan niệm và nội dung của giảm nghèo 16
1.2 Vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo 18
1.2.1 Sự cần thiết phải nâng cao vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo 18
1.2.2 Nội dung vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo 21
1.2.2.1 Xác định các quan điểm, mục tiêu giảm nghèo 21
1.2.2.2 Xây dựng, ban hành, cụ thể hóa các chính sách thực hiện giảm nghèo 21
1.2.2.3 Xây dựng tổ chức bộ máy , triển khai thực hiện cơ chế chính sách giảm nghèo 24
1.2.2.4 Kiểm tra, đánh giá kết quả giảm nghèo tại địa phương
Trang 61.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo ở các huyện miền núi cao 27
1.3 Kinh nghiệm của một số nước và một số địa phương về vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo 33
1.3.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới 33
1.3.2 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước 35
1.2.3 Bài học cho Huyện Tương Dương về vai trò của Nhà nước đối với giảm nghèo 40
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN 42
2.1 Đặc điểm tự nhiên, KT-XH 42
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 42
2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010 - 2015 42
2.2 Tình hình đói nghèo trên toàn huyện 45
2.3 Thực trạng vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo ở huyện Tương Dương tỉnh Nghệ An 49
2.3.2 Việc triển khai các chính sách giảm nghèo trên địa bàn Huyện 51
2.3.2.1 Chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm 51
2.3.2.2 Chính sách xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế: .55
2.3.2.3 Chính sách đào tạo nghề, xuất khẩu lao động: 57
2.3.2.4 Chính sách cán bộ, thu hút tri thức trẻ: 59
2.3.2.5 Chính sách hỗ trợ nhà ở: 62
2.4 Đánh giá chung về thực trạng vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo ở huyện Tương Dương tỉnh Nghệ An 72
Trang 72.4.1 Kết quả đạt được 72
2.4.2 Hạn chế 74
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG TỈNH NGHỆ AN 78
3.1 Những căn cứ cho việc đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo ở huyện Tương Dương tỉnh Nghệ An 78
3.1.1 Nghị quyết của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 - 2020 78
3.1.2 Chiến lược phát triển KT - XH Tỉnh Nghệ An đến năm 2020 .79
3.1.3 Đề án phát triển KT - XH miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2020 80
3.2 Định hướng và mục tiêu nâng cao vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo ở huyện Tương Dương tỉnh Nghệ An 83
3.2.2 Các mục tiêu 86
3.3.1 Nâng cao vai trò Nhà nước trong triển khai thực hiện cơ chế, chính sách của Nhà nước về giảm nghèo 87
3.3.2 Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về giảm nghèo 92
3.3.3 Nâng cao vai trò Nhà nước trong công tác tuyên truyền vận động toàn xã hội tham gia giảm nghèo 94
3.4 Kiến nghị 97
KẾT LUẬN 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
PHỤ LỤC 110
Trang 10Danh mục các bảng, biểu đồ, hình vẽ
Bảng:
Bảng 1.1 Mức chuẩn nghèo Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 13
Bảng 2.1 Tình hình đói nghèo giai đoạn 2011 - 2014 45
Bảng 2.2 Kết quả điều tra hộ nghèo tại các xã năm 2014 47
Bảng 2.4 Kết quả thực hiện về trồng rừng, khoanh rừng, chăm sóc rừng 52
ĐVT: ha 53
Bảng 2.5: Tình hình chăn nuôi trên địa bàn Huyện 53
Bảng 2.6: Danh sách cán bộ Huyện được điều động 60
Biểu đồ Biểu đồ 2.1 Xu hướng biến động của các hộ nghèo qua từng năm 46
Biểu đồ 2.2 Kết quả điều tra nguyên nhân nghèo năm 2014 48
Hình vẽ Hình 0.1 Khung phân tích của luận văn 7
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Từ nhiều năm qua, Ðảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổchức thực hiện các chính sách xã hội nói chung và chính sách giảm nghèo nóiriêng Những thành tựu đạt được trong công tác giảm nghèo đã góp phần quantrọng thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, cảithiện đời sống của người dân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bàodân tộc thiểu số; góp phần làm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, giữvững an ninh chính trị, củng cố lòng tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước,nâng cao hình ảnh của Việt Nam đối với thế giới
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì kết quả trong việc giảm nghèothời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế như Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BanChấp hành Trung ương khóa XI “Một số vấn đề về chính sách xã hội giaiđoạn 2012 – 2020” đã chỉ rõ: Giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ hộ cận nghèo
và tái nghèo còn cao; Ðời sống của một bộ phận người có công, người nghèo,đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn rất khó khăn, chưa bảo đảm được mức tốithiểu các dịch vụ xã hội cơ bản, nhất là về nhà ở và sử dụng nước sạch [1] vàNghị quyết của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bềnvững đến năm 2020 chỉ rõ: Kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo chưathật bền vững; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng
xa, vùng có điều kiện KT-XH khó khăn và vùng có điều kiện KT-XH đặc biệtkhó khăn còn cao; khoảng cách giàu nghèo có xu hướng gia tăng; vẫn còn tồntại tình trạng trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước; việc lồngghép chính sách, cân đối nguồn lực và công tác quản lý, điều hành thực hiệnchính sách giảm nghèo còn hạn chế [18]
Chương trình mục tiêu giảm nghèo tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 –
2015 chỉ rõ: Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh vẫn cao hơn so với bình quân chung cả
Trang 12nước, trong đó tỷ lệ hộ nghèo khu vực miền núi đang còn ở mức cao, hộnghèo tập trung với tỷ lệ lớn ở vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số,vùng ven biển; kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, nguy cơ tái nghèo cao;công tác chỉ đạo điều hành chưa quyết liệt, chưa sát đúng; một số chính sách
ưu đãi hộ nghèo chưa phù hợp, chưa có tác dụng khuyến khích hộ nghèo [35]
Nhằm góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn để nâng cao hơn nữavai trò của Nhà nước đối với giảm nghèo mang lại hiệu quả thiết thực, đạt được
mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đặt ra, tác giả lựa chọn đề tài luận văn “Vai
trò Nhà nước đối với giảm nghèo ở huyện Tương Dương Tỉnh Nghệ An”
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nướcđược công bố liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận văn Các công trình
đã đạt được những kết quả đáng kể, là cơ sở cho hướng nghiên cứu tiếp theocủa luận văn Một số công trình cụ thể như sau:
Lê Văn Bình (2009), Quản lý nhà nước về xóa đói giảm nghèo vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ trong giai đoạn hiện nay Luận án đã
giải quyết một số vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về xóa đóigiảm nghèo của cả nước nói chung, đặc biệt nhấn mạnh vùng Bắc Trung bộ
và Duyên hải Trung bộ Đề xuất định hướng và các giải pháp nâng cao chấtlượng, hiệu quả quản lý nhà nước về xóa đói giảm nghèo vùng Bắc Trung bộ
và Duyên hải Trung bộ [11]
Trần Quốc Chung (2010), Vai trò nhà nước đối với giảm nghèo nhanh
và bền vững ở các huyện miền núi cao (lấy ví dụ ở huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) , Luận văn đã khái quát hoá một số vấn đề lý luận về công tác xóa
đói giảm nghèo, đặc điểm các huyện miền núi vùng cao trong thực hiệnnhiệm vụ phát triển KT - XH và gắn chặt với đó là thực hiện nhiệm vụ giảm
Trang 13nghèo nhanh và bền vững; làm rõ sự cần thiết khách quan cần tăng cường vaitrò của Nhà nước đối với công tác xóa đói giảm nghèo nói chung, và tăngcường vai trò nhà nước trong thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững ở cáchuyện miền núi vùng cao; tổng kết, đánh giá thực tiễn, rút ra được những vấn
đề cấp bách cần được xem xét giải quyết; đề xuất một số định hướng và giảipháp cụ thể nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc trong quản lý nhà nước vànâng cao vai trò nhà nước về giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyệnmiền núi vùng cao trong giai đoạn tới [22]
Tạ Đức Thanh (2010), Nâng cao vai trò nhà nước trong xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn Luận văn đã hệ thống hóa lý luận về xóa đói, giảm nghèo
và về vai trò của Nhà nước trong hoạt động xóa đói giảm nghèo Phân tích,đánh giá thực trạng về vai trò Nhà nước trong hoạt động xóa đói giảm nghèotại Lạng Sơn Đề xuất và luận cứ có cơ sở khoa học về giải pháp nhằm nângcao vai trò Nhà nước trong hoạt động xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn [20]
Lê Thị Thu (2012), Giải pháp giảm nghèo ở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng , Luận văn đã đánh giá kết quả giảm nghèo trên địa bàn quận
Thanh Khê qua từng giai đoạn Chương trình hỗ trợ vốn vay, vốn tiết kiệmnội lực trong nhân dân đã giải quyết cho hộ nghèo vay phát triển sản xuất, tạoviệc làm, thu nhập ổn định; chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển KT-
XH đồng thời chỉ ra một số tồn tại như: kết quả giảm nghèo tuy cao nhưng số
hộ thoát nghèo chưa thật sự bền vững; công tác tuyên truyền, giáo dục ý thứcngười dân chưa thường xuyên và quyết liệt; nguồn vốn hỗ trợ hộ nghèo chưađáp ứng được nhu cầu; tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp…[12]
Lê Quốc Lý (2012), Chính sách xoá đói giảm nghèo thực trạng và giải pháp , đã nghiên cứu về vấn đề đói nghèo, thực trạng đói nghèo ở Việt Nam,
những chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về công cuộc đổimới, chống đói nghèo, những thành tựu và hạn chế trong quá trình thực hiện
Trang 14chính sách xóa đói giảm nghèo, từ đó đề xuất các định hướng, mục tiêu, cơ chế,chính sách và giải pháp để xóa đói giảm nghèo cho giai đoạn tiếp theo [13].
Nguyễn Đức Nhật, Phạm Quang Trung, Trương Thanh Mai, Phạm
Phương Hồng (2013), Nghiên cứu các mô hình giảm nghèo của các đối tác quốc tế ở Việt Nam , Thông qua việc khảo sát, đánh giá 03 mô hình của các tổ
chức quốc tế (Mô hình sinh kế dựa trên chuỗi giá trị của tổ chức OXFAM, môhình tiết kiệm tín dụng vi mô của tổ chức cứu trợ trẻ em Nhật Bản - SCJ và
Mô hình giảm nghèo dựa vào phát triển kinh doanh nhóm du lịch cộng đồngcủa Tổ chức Lao động Quốc tế - ILO) Nghiên cứu đã làm rõ phương pháptiếp cận, quy trình triển khai và kết quả tác động của từng dự án trong nhữngbối cảnh khác nhau Trong đó nổi bật là tình trạng đói nghèo ở mỗi vùng miền
có đặc tính khác nhau và cần các phương pháp tiếp cận khác nhau; trong thựcthi cần chú trọng tính tự chủ của địa phương, sự tham gia của người dân vàlựa chọn đối tác triển khai phù hợp [17]
Nguyễn Thị Mai Chi (2013), Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện CSXH ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010 , Luận án đã làm rõ
những đặc điểm KT-XH của các huyện miền núi tỉnh Nghệ An tác động đếnquá trình lãnh đạo thực hiện CSXH của Đảng bộ tỉnh; phân tích chủ trương,
sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về thực hiện một số CSXH ở các huyệnmiền núi (2001 - 2010); làm rõ vai trò của các cấp bộ Đảng tỉnh Nghệ Antrong lãnh đạo thựchiện một số CSXH trên địa bàn miền núi của tỉnh; khẳngđịnh thành tựu, hạn chế trong lãnh đạo thực hiện CSXH ở các huyện miền núicủa Đảng bộ tỉnh Nghệ An từ năm 2001 đến năm 2010, từ đó đúc kết một sốkinh nghiệm từ thực tiễn; hệ thống hoá nguồn tư liệu về CSXH của Đảng bộtỉnh Nghệ An [15]
Phạm Thị Thanh Mai (2014), Quản lý nhà nước nhằm phát triển các dịch vụ cơ bản đối với người nghèo trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận án đã
Trang 15tiếp cận đói nghèo đa chiều, lựa chọn hai loại dịch vụ cơ bản là dịch vụ tàichính và dịch vụ việc làm làm công cụ giảm nghèo bền vững theo tiếp cận đachiều, xây dựng mô hình quản lý nhà nước đối với hai loại dịch vụ cơ bản đó;lượng hóa được nghèo theo tiếp cận đa chiều, giảm nghèo và quản lý nhà nướcnhằm phát triển dịch vụ tài chính và việc làm để giảm nghèo bền vững đối vớingười nghèo ở Hà Nội và được kiểm chứng bằng điều tra xã hội học; đề ra cácgiải pháp để hoàn thiện quản lý nhà nước nhằm phát triển hai dịch vụ cơ bản làtài chính và việc làm đối với người nghèo phù hợp với Hà Nội [15].
Liên quan đến vấn đề giảm nghèo, các tổ chức quốc tế cũng có một sốnghiên cứu về nghèo đói của Việt Nam như: Báo cáo đánh giá nghèo ViệtNam do Ngân hàng thế giới thực hiện năm 2012, Mô hình giảm nghèo tại một
số cộng đồng dân tộc thiểu số điển hình ở Việt Nam do ActionAid Quốc tếtại Việt Nam (AAV) và Oxfam thực hiện năm 2013, Giảm nghèo tại ViệtNam – Những con số nổi bật do UNDP thực hiện năm 2013,
Ngoài ra còn có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu liên quan đến đề tàiluận văn đề cập Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách độclập và cụ thể về vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo tại huyện TươngDương, tỉnh Nghệ An
3 Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo
để phân tích, đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế từ đó
đề xuất những giải pháp có căn cứ khoa học và có tính khả thi để nâng cao vaitrò Nhà nước đối với giảm nghèo ở huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An
4 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận về vai trò Nhà nước đối vớigiảm nghèo Về thực tiễn, Luận văn nghiên cứu thực trạng vai trò Nhà nước
Trang 16đối với giảm nghèo ở huyện Tương Dương Tỉnh Nghệ An, từ đó đề xuất địnhhướng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò quản lý Nhà nướcđối với giảm nghèo tại huyện Tương Dương trong thời gian tới.
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là vai tròNhà nước đối với giảm nghèo
Không gian nghiên cứu:
+ Về lý luận: bao gồm các lý thuyết trong và ngoài nước
+ Về thực tiễn: nghiên cứu vai trò của Nhà nước địa phương (chínhquyền cấp huyện đối với giảm nghèo tại huyện Tương Dương Tỉnh Nghệ An) + Về thời gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu từ năm 2010 và chủyếu là từ năm 2012 đến nay
6 Phương pháp nghiên cứu:
- Chọn địa điểm nghiên cứu: Huyện Tương Dương là một huyện miềnnúi cao tỉnh Nghệ An
- Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập thông tin thứ cấp tại bộphận Văn thư lưu trữ của UBND tỉnh, UBND huyện Tương Dương và các sởban ngành có liên quan…
- Phương pháp phân tích thông tin:
Đối với các thông tin định lượng: Sử dụng phương pháp thống kê toánhọc để xác định xu hướng diễn biến của các số liệu thu thập được, có sử dụngphần mềm Microsoft Exel
Đối với các thông tin định tính: Đưa ra những phán đoán về bản chấtcác sự kiện, đồng thời thể hiện những liên hệ logic của các sự kiện
Trên cơ sở kiến thức và các tài liệu thu thập được, luận văn đề xuất và
Trang 17áp dụng khung phân tích sau:
Hình 0.1 Khung phân tích của luận văn
8 Những đóng góp mới của đề tài:
Luận văn có kế thừa, tiếp thu một số tài liệu nghiên cứu có liên quanđến đề tài, trên cơ sở đó có bổ sung, phát triển phù hợp với yêu cầu của đốitượng nghiên cứu Luận văn có một số điểm mới như sau:
- Thứ nhất là hệ thống hóa và làm sáng tỏ lý luận về nghèo, tiêu chí xác
KIỂM TRA,
ĐÁNH GIÁ
TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
XÁC ĐỊNH QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
XÂY DỰNG, BAN HÀNH CHÍNH SÁCH
VAI TRÒ NHÀ NƯỚC
Trang 18định nghèo và chuẩn nghèo, các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo, nộidung của giảm nghèo Theo đó, để giảm nghèo cần quan tâm đến tất cả cáckhía cạnh của đói nghèo, các chính sách giảm nghèo phải bao phủ một cáchtoàn diện đến các khía cạnh đó
- Thứ hai là thông qua tổng kết vai trò của nhà nước đối với giảm
nghèo, tác giả đi đến kết luận, Nhà nước giữ vai trò hết sức quan trọng trongcông tác giảm nghèo Bên cạnh đó, với việc nghiên cứu kinh nghiệm của một
số nước và một số địa phương, luận văn cũng đã rút ra một số bài học kinhnghiệm quý giá cho huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An
- Thứ ba là thông qua việc phân tích, đánh giá 06 chính sách cơ bản đã
thực hiện trong thời gian qua để làm rõ vai trò của nhà nước cấp huyện tạihuyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An đối với giảm nghèo theo các nội dung:
Đề ra các quan điểm, mục tiêu; ban hành, cụ thể hóa các chính sách; tổ chứctriển khai thực hiện; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Luận văn đã chỉ ranhững ưu điểm và hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đồng thời đề xuấtmột số giải pháp để nâng cao hơn nữa vai trò của nhà nước đối với giảmnghèo tại huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An trong thời gian sắp tới
8 Kết cấu của luận văn:
Luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về vai trò Nhà nước
đối với giảm nghèo
Chương 2: Thực trạng vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo ở huyện
Tương Dương tỉnh Nghệ An
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao vai trò Nhà nước đối với
giảm nghèo ở huyện Tương Dương tỉnh Nghệ An
Trang 19CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO 1.1 Lý luận chung về nghèo và giảm nghèo
1.1.1 Quan niệm về nghèo
Tại Hội nghị về chống nghèo đói do Uỷ ban Kinh tế Xã hội Khu vựcChâu Á- Thái Bình Dương (ESCAP) tại Bangkok, Thái Lan vào tháng 9 năm
1993, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất rằng: Nghèo khổ là tình trạngmột bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản củacon người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xãhội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hộithừa nhận Những nhu cầu cơ bản ấy bao gồm: ăn mặc, ở, y tế, giáo dục, vănhóa, đi lại và giao tiếp xã hội
Theo tuyên bố Liên hợp quốc được lãnh đạo của tất cả các tổ chức UNthông qua vào tháng 6/2008 thì nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham giahiệu quả vào các hoạt động xã hội Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủmặc, không được đi học, không được đi khám, không có đất đai để trồng trọthoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tíndụng Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có quyền, và bị loại trừcủa các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng Nghèo có nghĩa là dễ bị bạo hành,phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi ro, không được tiếp cậnnước sạch và công trình vệ sinh an toàn
Theo Ngân hàng Thế giới (WB 2000) thì đói nghèo là sự mất đi tìnhtrạng ấm no, ấm no có thể được đo bằng việc sở hữu của cá nhân về thu nhập,sức khoẻ, dinh dưỡng, giáo dục, tài sản, nhà ở và các quyền nhất định trong
xã hội như quyền tự do ngôn luận Đói nghèo là sự thiếu các cơ hội, thiếuquyền lực và khả năng dễ bị tổn thương; Đói nghèo thực sự là hiện tượng dorất nhiều nguyên nhân như vậy và cần có chính sách toàn diện và chương
Trang 20trình can thiệp nhằm thúc đẩy sự ấm no, và giúp họ ra khỏi đói nghèo.
Sự nghèo khổ của con người là thiếu những quyền cơ bản của conngười như biết đọc, biết viết, được tham gia vào các quyết định cộng đồng vàđược nuôi dưỡng tạm đủ; thiếu thu nhập tối thiểu thích đáng và khả năng chitiêu tối thiểu Theo mức độ thì nghèo được chia thành nghèo khổ cực độ vànghèo khổ chung Sự nghèo khổ cực độ là không có khả năng thoả mãnnhững nhu cầu tối thiểu Sự nghèo khổ chung là không có khả năng thoả mãnnhững nhu cầu lương thực và phí lương thực chủ yếu, những nhu cầu này đôikhi được xác định khác nhau ở nước này hoặc nước khác
Ngày nay, khái niệm “nghèo đa chiều” đã ra đời trong đó xác định rõnghèo đói không hẳn chỉ là đói ăn, thiếu uống, hoặc thiếu các điều kiện sống,sinh hoạt khác mà nghèo đói còn được gây ra bởi các rào cản về xã hội và cáctác nhân khác ngăn chặn những cá nhân hoặc cộng đồng tiếp cận với cácnguồn lực, thông tin và dịch vụ Do vậy, đề giải quyết vấn đề giảm nghèo,không chỉ dừng lại ở việc cung cấp lương thực, thực phẩm, tạo việc làm chongười lao động mà còn phải tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ
cơ bản như giáo dục, y tế, các nguồn vốn để phát triển sản xuất và đặc biệt làtạo cho người nghèo các cơ hội để có thể tự vươn lên thoát nghèo một cáchbền vững
Ở Việt Nam có rất nhiều quan điểm đưa ra xung quanh vấn đề kháiniệm về nghèo Tuy nhiên, các quan điểm tập trung nhất vào khái niệm do BộLao động Thương binh và Xã hội ban hành, theo đó:
+ Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thỏa mãnmột phần các nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấphơn mức sống trung bình của cộng đồng từng vùng, từng khu vực xét trên mọiphương diện
Trang 21+ Nghèo tuyệt đối là tình trạng của một bộ phận dân cư không có khảnăng thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống Nhu cầu tốithiểu là những đảm bảo ở mức tối thiểu , những nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc,
ở và sinh hoạt hàng ngày gồm văn hóa, y tế, giáo dục, giao tiếp
+ Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mứcsống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất đểduy trì cuộc sống Đó là những hộ dân hàng năm thiếu ăn đứt bữa từ 1 đến 2tháng, thường vay nợ của cộng đồng và thiếu khả năng chi trả
Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau về đói nghèo, nhưng nhìn chungnói đến đói nghèo là chúng ta đề cập đến các khía cạnh như: Không có hoặc ítđược hưởng thụ những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu của cuộc sống conngười; mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư địaphương; thiếu hoặc không có cơ hội lựa chọn để tham gia vào quá trình pháttriển của cộng đồng
1.1.2 Tiêu chí xác định nghèo và chuẩn nghèo
1.1.2.1 Tiêu chí xác định nghèo và chuẩn nghèo của thế giới
Nghèo không chỉ được đo lường bằng thu nhập, chi tiêu mà còn bởikhả năng tiếp cận một cách đồng thời đến lương thực, nhà ở, giáo dục, chămsóc sức khỏe và các mức sống xã hội khác, ngay cả các chỉ báo phi vật chất.Tổng hòa các chỉ báo này phản ánh chất lượng cuộc sống
Để đánh giá nghèo, UNDP dùng cách tính dựa trên cơ sở phân phối "thu nhập" theo đầu người hay theo nhóm dân cư Thước đo này tính phân phối thu
nhập cho từng cá nhân hoặc hộ gia đình nhận được trong thời gian nhất định,
nó không quan tâm đến nguồn mang lại thu nhập hay môi trường sống của dân
cư mà chia đều cho mọi thành phần dân cư Phương pháp tính là: Đem chia dân
số của một nước, một châu lục hoặc toàn cầu ra làm 5 nhóm, mỗi nhóm có20% dân số bao gồm: Rất giàu, giàu, trung bình, nghèo và rất nghèo
Trang 22Ngân hàng thế giới đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mức độ giàu, nghèo của
các quốc gia dựa vào mức "thu nhập quốc dân" bình quân tính theo đầu người
trong một năm với 2 cách tính đó là: Phương pháp Atlas tức là tính theo tỷ giáhối đoái và tính bằng đô la Mỹ và phương pháp PPP (purchasing powerparity), là phương pháp tính theo sức mua tương đương và cũng tính bằng đô
la Mỹ Chỉ tiêu "thu nhập quốc dân" tính theo đầu người là chỉ tiêu chính hiện
nay nhiều nước và nhiều tổ chức quốc tế đang dùng để xác định giàu - nghèo.Tuy nhiên, nghèo đói còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác như văn hóa,chính trị, xã hội Trong thực tế nhiều nước phát triển có thu nhập bình quântheo đầu người cao nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề nghèo Ở cácnước phát triển tình trạng thất nghiệp, nghèo đói, thiếu việc làm, ô nhiễm môitrường và những bất công khác vẫn còn khá phổ biến, khoảng cách giàu -nghèo ngày càng tăng lên
Hiện nay, các tổ chức quốc tế đã áp dụng khái niệm nghèo đa chiều vàxây dựng các chỉ số đo lường nghèo đa chiều Các chỉ số đa chiều phổ biếnnhất là Chỉ số nghèo con người (Human Poverty Index - HPI) do Anand vàSen đề xuất (1997), Chỉ số phát triển con người (Human Development Index -HDI) được Liên Hiệp Quốc sử dụng, và Chỉ số nghèo đa chiều(Multidimensional Poverty Index - MPI) do Đại học Oxford và UNDP ápdụng dựa trên phương pháp luận của Alkire và Foster (2007) Chỉ số nghèo đachiều MPI được UNDP xây dựng dựa trên ba thước đo (chiều) là y tế, giáodục và mức sống, được đại diện bằng chín chỉ tiêu 1) hộ phải bán tài sản, vay
nợ để trả phí chăm sóc y tế hoặc ngưng chữa trị; 2) thành viên hộ chưa hoànthành bậc tiểu học; 3) trẻ em trong độ tuổi đi học không đến trường; 4) sửdụng điện thắp sáng; 5) tiếp cận nước uống sạch; 6) tiếp cận vệ sinh; 7) tiếpcận nhà vệ sinh tiêu chuẩn; 8) sống ở nhà cố định; và 9) có sở hữu tài sản lâubền [23]
Trang 231.1.2.2 Tiêu chí xác định nghèo và chuẩn nghèo của Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay, tiêu chí cơ bản để xác định nghèo đói hiện nay làdựa vào thu nhập bình quân đầu người hàng tháng Ưu điểm của phương phápnày là đảm bảo từng bước thỏa mãn nhu cầu của con người (ăn, mặc, ở, y tế,giáo dục, văn hóa ), tính toán đơn giản Chuẩn được điều chỉnh gắn với tăngtrưởng kinh tế, mức độ cải thiện điều kiện sống của người dân, tình hình thayđổi cơ cấu chi tiêu và thu nhập của người dân
Mặt khác theo phương pháp xác định này, tạo điều kiện cho các địaphương, cơ sở có thể tính được có bao nhiêu hộ nghèo, trên cơ sở đó có giảipháp và hỗ trợ cần thiết Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận này có hạn chế làchưa tính toán đầy đủ nhu cầu tiêu dùng (chỉ chú ý một số nhu cầu lươngthực, thực phẩm và một số nhu cầu phi lương thực, thực phẩm) Độ tin cậychưa cao do không có điều kiện điều tra diện rộng, thu thập thông tin về thunhập của người dân nông thôn và miền núi rất khó chính xác Tuy còn có một
số hạn chế nhưng cách tính chuẩn nghèo này là tương đối phù hợp với hoàncảnh Việt Nam
Tại Việt Nam, mức chuẩn xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo chung chocác vùng trong cả nước giai đoạn 2011 - 2015 được xác định như sau [21]:
Bảng 1.1 Mức chuẩn nghèo Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015
ĐVT: đồng/người/tháng
TT Đối tượng Khu vực Chuẩn nghèo
Thành thị 501.000 - 650.000 Ngoài ra, ở Việt Nam, tiêu chí xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, huyệnnghèo cũng được quy định: Xã nghèo là xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên
và chưa có đủ từ 3 trong 6 hạng mục kết cấu hạ tầng thiết yếu (đường giao
Trang 24thông, trường học, trạm y tế, nước sinh hoạt, điện sinh hoạt, chợ) như: Códưới 30% số hộ sử dụng nước sạch; dưới 50% số hộ sử dụng điện sinh hoạt;chưa có đường ô tô đến trung tâm xã hoặc ô tô không đi lại được cả năm; sốphòng học chỉ đáp ứng được dưới 70% nhu cầu của học sinh hoặc phòng họctạm bằng tranh, tre, nứa, lá; chưa có trạm y tế hoặc có nhưng là nhà tạm Cònhuyện nghèo là những huyện có tỷ lệ hộ nghèo lớn hơn 50% tổng số hộ
1.1.3 Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo
- Điều kiện tự nhiên không thuận lợi: Người nghèo chủ yếu tập trung ở
những nơi xa xôi, hẻo lánh giao thông đi lại khó khăn Đây là một trongnhững nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nghèo đói cao ở các vùng, địa phương ở vào
vị trí địa lý này Do điều kiện địa lý như vậy, họ dễ rơi vào thế cô lập với bênngoài, khó tiếp cận được với các nguồn lực của phát triển như: tín dụng,KHKT, công nghệ, thị trường v.v Đất canh tác ít, đất cằn cỗi, khó canh tác,năng suất cây trồng, vật nuôi đều thấp Đây là nguyên nhân dẫn đến sản xuấttrong nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với những vùng thuầnnông Thiếu đất sản xuất ảnh hưởng đến khả năng bảo đảm lương thực củangười nghèo và khả năng đa dạng hóa sản xuất để hướng tới những loại câytrồng có giá trị kinh tế cao, dẫn đến thu nhập của người nông dân thấp, việctích lũy và tái sản xuất mở rộng bị hạn chế hoặc không có Bởi thế ngườinghèo lại tiếp tục nghèo, việc tìm kiếm giải pháp XĐGN cũng khó khăn.Ngoài ra, Những vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiên tai thườngxuyên xảy ra như: hạn hán, lũ lụt, mưa bão, nạn cát bay, cát lấp v.v làm choviệc XĐGN thiếu cơ sở bền vững
- Hạn chế về nguồn lực: Người nghèo thường thiếu nhiều nguồn lực, họ
bị rơi vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói Người nghèo có khả năng tiếp tụcnghèo vì họ không thể đầu tư vào nguồn vốn nhân lực của họ Ngược lại,nguồn vốn nhân lực lại cản trở họ thoát khỏi nghèo đói Bên cạnh đó, người
Trang 25nghèo cũng thiếu khả năng tiếp cận với các nguồn tín dụng Nguồn vốn hạnchế là một trong những nguyên nhân làm giảm khả năng đổi mới áp dụngkhoa học công nghệ vào sản xuất Nhìn chung, nguồn lực hạn chế là mộttrong những nguyên nhân phổ biến nhất của người nghèo, làm cho ngườinghèo đã nghèo lại ngày càng nghèo hơn Họ muốn thoát ra khỏi cảnh nghèonhưng luôn luôn bị rơi vào cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo khó
- Trình độ học vấn thấp, thiếu việc làm và không ổn định: Chất lượng
lao động gắn với việc nâng cao trình độ dân trí và chiến lược phát triển giáodục Hầu hết những người nghèo, vùng nghèo ở Việt Nam là những nơi cótrình độ dân trí thấp Cùng với tác động của thu nhập thấp nên việc đầu tưchăm lo cho con cái học hành của các hộ gia đình nghèo và vùng nghèo ítđược quan tâm hơn, ít được học vấn, ít được đào tạo nghề nên ít có cơ hội tìmkiếm việc làm có thu nhập cao Kết quả tỷ lệ đi học trong độ tuổi ở các vùngnày sẽ thấp và như vậy, nguy cơ nghèo về tri thức dẫn đến nghèo đói về mọimặt sẽ gia tăng
- Nguyên nhân về dân số: Tình trạng nghèo đói liên quan chặt chẽ với
sự gia tăng dân số và cơ cấu dân cư Bình quân nhân khẩu phải nuôi trên mộtlao động chính của các hộ nghèo thường cao hơn các hộ giàu Như vậy, chínhnghèo đói, dân trí thấp dẫn đến sinh đẻ nhiều và đến lượt nó, sinh đẻ nhiều lạicàng làm cho đời sống khó khăn hơn Do sinh đẻ nhiều, thời gian lao động vàthu nhập của hộ gia đình sẽ giảm Nhân khẩu trong gia đình tăng nên mức thunhập bình quân đầu người của hộ tiếp tục giảm Sức khỏe của người mẹ đẻnhiều cũng suy giảm và tác động đến sức khỏe của những đứa con sau khisinh làm cho sức lao động giảm dần, nguy cơ nghèo đói sẽ tăng cao và kéodài Hầu hết các hộ nghèo đói thường đông con Tình trạng này không chỉ tồntại ở những nước lạc hậu, chậm phát triển mà ngay cả ở những nước phát triểnhiện tượng này cũng rất phổ biến Tỷ lệ sinh của người nghèo thường cao do
Trang 26họ không có kiến thức và điều kiện tiếp cận với các biện pháp sức khoẻ sinhsản Đây chính là cái vòng luẩn quẩn của các hộ gia đình nghèo
- Nguyên nhân về y tế: Người nghèo có thu nhập thấp và thường tập
trung ở vùng khó khăn nên ít có điều kiện để chăm lo sức khỏe, bệnh tật phátsinh, sức lao động suy giảm ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và chi tiêu của
họ Họ phải gánh chịu hai gánh nặng: một là mất đi thu nhập từ lao động, hai
là gánh chịu chi phí cao cho khám chữa bệnh Kết quả là họ phải vay mượn,cầm cố tài sản để có tiền trang trải chi phí, dẫn đến tình trạng càng có ít cơ hộicho người nghèo thoát khỏi nghèo đói Vì vây, việc cải thiện sức khoẻ chongười nghèo là một trong những yếu tố cơ bản nhất để người nghèo tự vươnlên thoát khỏi cảnh nghèo khó
- Nguyên nhân về cán bộ, tổ chức bộ máy quản lý, điều hành gắn với cải cách hành chính công: Để hỗ trợ cho người dân nói chung và người nghèo
nói riêng tiếp cận tốt với các dịch vụ hỗ trợ của Nhà nước, chuyển tải nhữngchủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến tận người dân, tổ chứctriển khai thực hiện các chương trình dự án hỗ trợ cho người nghèo, cần cómột đội ngũ cán bộ đủ năng lực và trách nhiệm để thực thi nhiệm vụ trên.Thực tế đã chứng minh các mô hình làm tốt công tác XĐGN đều cho thấy vaitrò quan trọng của bộ máy điều hành và cán bộ ở các cấp, nhất là cấp cơ sở.Các chương trình hỗ trợ thực hiện XĐGN có hiệu quả khi có sự tham gia củangười dân, vai trò dẫn dắt của người cán bộ cơ sở hoặc người có uy tín trongcộng đồng dân cư được thực hiện tốt
1.1.4 Quan niệm và nội dung của giảm nghèo
Quan niệm giảm nghèo
Giảm nghèo là một phạm trù mang tính lịch sử, là quá trình làm chomột bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng bước thoát khỏi tìnhtrạng nghèo Biểu hiện: tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo giảm xuống
Trang 27Nói một cách khác, giảm nghèo là quá trình chuyển một bộ phận dân cưnghèo lên một mức sống cao hơn, hướng đến sự đầy đủ hơn các điều kiệnsống của mỗi người [14].
Nội dung của giảm nghèo
- Tăng thu nhập cho hộ nghèo, hộ cận nghèo: Thu nhập của hầu hết
người nghèo ở các nước đang phát triển chủ yếu từ sức lao động dựa trên việckhai thác những tài nguyên thiên nhiên có sẵn trong tự nhiên với công cụ sảnxuất còn tương đối thô sơ, lạc hậu Mức thu nhập này thường chỉ đáp ứngđược những nhu cầu tối thiểu về ăn uống, đi lại… Do đó, những người nghèorất cần những sự hỗ trợ về nguồn vốn, khoa học công nghệ, đào tạo kỹ năngnghề… Trên thực tế, tình trạng thiếu việc làm và năng suất lao động thấp dẫnđến thu nhập của người lao động thấp là khá phổ biến đối với người nghèo Vìvậy, tăng năng suất lao động, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người nghèo,đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng nghèo phải là nội dung quan trọng trong cácgiải pháp XĐGN ở nước ta hiện nay
- Nâng cao trình độ dân trí, sức khỏe của các hộ nghèo, hộ cận nghèo:
Nghèo thường gắn liền với trình độ dân trí thấp do không có điều kiện để đầu
tư cho con cái học hành nâng cao trình độ hiểu biết Dân trí thấp thì không cókhả năng tiếp thu tiến bộ của KHKT để áp dụng vào sản xuất và không có khảnăng tiếp cận với những tiến bộ, văn minh của nhân loại nên dẫn đến nghèo
về mọi mặt (kinh tế và tinh thần, chính trị) Vì vậy, để giảm nghèo phải nângcao trình độ dân trí, nâng cao sự hiểu biết cho người nghèo là giải pháp cótính chiến lược lâu dài Bên cạnh đó cần phải hỗ trợ người nghèo về y tế để họ
có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn, hạn chế được bệnh tật, từ đó có điềukiện tái sản xuất sức lao động, đây là yếu tố quan trọng để tăng trưởng và pháttriển
- Phát triển cơ sở hạ tầng: Người nghèo chủ yếu tập trung ở các vùng
Trang 28miền núi, vùng sâu, vùng xa Hệ thống cơ sở hạ tầng về giao thông, điện,nước tưới, nước sinh hoạt, thông tin liên lạc, chợ đầu mối, vốn tín dụng, đấtsản xuất không đáp ứng được Chính vì vậy cơ hội tự vươn lên của ngườinghèo ở những vùng này là rất khó khăn Điều này cho thấy việc giải quyếtbài toán XĐGN không hề dễ, đòi hỏi phải có thời gian
1.2 Vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo
1.2.1 Sự cần thiết phải nâng cao vai trò Nhà nước đối với giảm
nghèo
Theo C Mác, KTTT là một giai đoạn phát triển tất yếu của lịch sử màbất cứ nền kinh tế nào cũng phải trải qua để đạt tới nấc thang cao hơn trên conđường phát triển và nền kinh tế TBCN chính là nền KTTT phát triển đếntrình độ phổ biến và hoàn chỉnh Thị trường có những khuyết tật và cơ chế thịtrường có thể bị thất bại trong việc giải quyết một số vấn đề phát triển, ví dụnhư khủng hoảng, đói nghèo, công bằng xã hội, môi trường, v.v Để khắcphục chúng và tránh khỏi thất bại thị trường, nhà nước phải tham gia quản lý,điều tiết sự vận hành nền kinh tế Nhà nước tham gia vào các quá trình KTTTvừa với tư cách là bộ máy quản lý xã hội, vừa là một yếu tố nội tại của cơ chếvận hành kinh tế Với các tư cách đó, Nhà nước thực hiện ba chức năng: Quản
lý, định hướng và hỗ trợ phát triển; Phân phối lại thu nhập quốc dân; Bảo vệmôi trường Để thực hiện ba chức năng đó, nhà nước phải giải quyết cácnhiệm vụ như: Cung cấp khung khổ pháp lý rõ ràng, nghiêm minh, có hiệulực và phù hợp với đòi hỏi của cơ chế thị trường; kiến tạo và bảo đảm môitrường vĩ mô ổn định, có tính khuyến khích kinh doanh; cung cấp kết cấu hạtầng (gồm hạ tầng "cứng" - giao thông vận tải, cung cấp điện nước, v.v và hạtầng "mềm" dịch vụ thông tin, bưu chính - viễn thông, tài chính, v.v.) cũngnhư các dịch vụ và hàng hoá công cộng (chăm sóc sức khoẻ, giáo dục - đàotạo, bảo vệ môi trường, v.v.); hỗ trợ nhóm người nghèo các điều kiện tối thiểu
Trang 29để tham gia thị trường bình đẳng.
Lịch sử đã chứng minh rằng, các nền KTTT thành công nhất đều khôngthể phát triển một cách tự phát nếu thiếu sự can thiệp và hỗ trợ của Nhà nước.Các nền KTTT nguyên thuỷ dựa trên cơ sở sản xuất và trao đổi giản đơn cóthể hoạt động một cách có hiệu quả mà không cần sự can thiệp của Nhà nước.Tuy nhiên, vì nền kinh tế tăng trưởng dưới tác động bên ngoài ngày một phứctạp nên sự can thiệp của Nhà nước xuất hiện như một tất yếu cho sự hoạtđộng có hiệu quả của nền KTTT Mặc dù còn có những hạn chế nhất định,song sự điều tiết của Nhà nước vẫn là một trong các hoạt động của nềnKTTT Theo đó, thị trường tự do với đúng nghĩa của nó không thể tồn tại,ngoại trừ trong các lý thuyết kinh tế
Sự cần thiết phải có vai trò nhà nước đối với giảm nghèo được thể hiện
ở các nội dung sau:
Thứ nhất, để phân phối lại thu nhập giữa các giai tầng trong xã hội cần có vai trò của Nhà nước Trong nền KTTT, khả năng kiếm sống ở một số
người là rất hạn chế, trong khi đó, số khác lại có nguồn thu nhập rất lớn.Nguồn thu nhập đó có thể do thừa hưởng gia tài, có thể do tài năng hoặc sựthành đạt trong kinh doanh hay trong các quan hệ chính trị, xã hội Do vậy,vai trò của Nhà nước là không thể thiếu được trong việc phân phối lại thunhập để trong chừng mực cho phép, có thể thu hẹp lại khoảng cách giàu -nghèo trong xã hội Trên thực tế, các chính phủ đều luôn thực hiện điều đóthông qua chính sách thuế, đặc biệt là thuế thu nhập nhằm tạo ra sự công bằnghơn trong phân phối Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc nâng caophúc lợi công cộng, xoá đói, giảm nghèo Các vấn đề như việc làm, sức khoẻ,bảo hiểm y tế, lương hưu, trợ cấp khó khăn… luôn là những vấn đề rất cầnđến sự quan tâm của Nhà nước
Thứ hai, để khắc phục những thất bại của thị trường trong việc cung
Trang 30ứng các dịch vụ cho người nghèo cần có vai trò của Nhà nước Nền KTTT
hoạt động dựa trên các quy luật cung cầu, quy luật canh tranh, lợi nhuận, năngsuất lao động Tuy nhiên, đối với đối với những người nghèo thì có một sốhàng hóa, dịch vụ thị trường từ chối không cung cấp hoặc cung cấp dưới mứcmong muốn của họ Điển hình như dịch vụ việc làm, nếu các trung tâm dịch
vụ việc làm hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, họ sẽ đòi hỏi người lao độngphải trả các chi phí để được tư vấn, giới thiệu việc làm Điều này làm chonhững người nghèo khó có thể tiếp cận được với các dịch vụ việc làm từ cáctrung tâm dịch vụ việc làm này Nhờ có sự can thiệp của Nhà nước có thểthông qua hình thức hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp, người nghèo có nhiều cơhội hơn để tiếp cận các dịch vụ này Hoặc một ví dụ điển hình khác đó là dịch
vụ vay vốn; các ngân hàng không muốn cho người nghèo vay tiền vì rủi rocao, món vay nhỏ, không có tài sản thế chấp, không chứng minh được nguồnthu nhập … Trong trường hợp này, bắt buộc phải có sự hỗ trợ của Nhà nướcthì những người nghèo mới có thể tiếp cận được các dịch vụ tín dụng này
Thứ ba, để giảm nghèo bền vững cần tới vai trò của Nhà nước Xóa đói
giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện đờisống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độphát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư Thành tựuxóa đói giảm nghèo trong những năm qua đã góp phần tăng trưởng kinh tếbền vững và thực hiện công bằng xã hội, được cộng đồng quốc tế đánh giácao Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, chênh lệch giàu – nghèogiữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, đặc biệt là ở những huyện có
tỷ lệ hộ nghèo cao Phải huy động nguồn lực của xã hội và của người dân đểkhai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, nhất là sản xuấtlâm nghiệp, nông nghiệp để xóa đói giảm nghèo, phát triển KT-XH bền vững
Để làm được việc này, ngoài sự nỗ lực cộng đồng xã hội, của các hộ nghèo và
Trang 31những người nghèo rất cần đến vai trò của Nhà nước trong tập trung huy độngcác nguồn lực trong tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinhthần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, xâydựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí đượcnâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốcphòng Công tác xóa đói, giảm nghèo của nước ta trong những năm qua đã đạtđược những thành tựu quan trọng và được Tổ chức Nông Lương thế giới thừanhận đánh giá cao Thành tích ấy sẽ không thể có được nếu thiếu những chủtrương, chính sách đúng đắn, có tầm nhìn của Đảng và Nhà nước.
1.2.2 Nội dung vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo
1.2.2.1 Xác định các quan điểm, mục tiêu giảm nghèo
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình thực trạng chung
về đói nghèo Vai trò của Nhà nước là phải xác định được các mục tiêu chung
và mục tiêu cụ thể cần phải đạt được trong từng giai đoạn (thường là 5 năm,
10 năm), trong đó xác định rõ những đối tượng cần tập trung ưu tiên nhưngười DTTS, vùng sâu, vùng xa đồng thời đề ra các chỉ tiêu, tiêu chí phảiđạt được Các chỉ tiêu, tiêu chí phải đảm bảo bao quát được hết các mặt củađời sống xã hội để có thể giảm nghèo một cách toàn diện và bền vững như:Giảm tỷ lệ hộ nghèo; duy trì đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đượccấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; duy trì đối tượng là trẻ em mẫu giáo, học sinhphổ thông là con hộ nghèo, hộ cận nghèo được hưởng các chính sách hỗ trợtheo quy định về học phí, chi phí học tập, ăn trưa tại trường; Ở cấp huyện,nội dung này được thể hiện thông qua các nghị quyết theo từng nhiệm kỳ củaBan chấp hành Huyện ủy, của Hội đồng nhân dân và các chương trình, dự áncủa UBND huyện
1.2.2.2 Xây dựng, ban hành, cụ thể hóa các chính sách thực hiện giảm nghèo
Để thực hiện mục tiêu phát triển, Nhà nước dùng chính sách làm công
Trang 32cụ chủ yếu để giải quyết những vấn đề công nhằm thúc đẩy các quá trình
KT-XH theo định hướng Vai trò của chính sách được thể hiện trên những khíacạnh dưới đây:
- Vai trò định hướng cho các hoạt động KT-XH Do chính sách thể hiệnthái độ ứng xử của Nhà nước trước một vấn đề công, nên nội dung giải pháptrong chính sách xác định rõ xu thế tác động của Nhà nước lên các đối tượng
xã hội để họ hành động đạt đến những giá trị tương lai mà nhà nước dự kiến.Giá trị đó phản ánh mong muốn của nhà nước trong mối quan hệ với nhữngnhu cầu cơ bản của đời sống xã hội Nếu các chủ thể của quá trình KT-XHhoạt động theo mục tiêu chính sách đề ra, cũng có nghĩa là đã đồng thuậnthực hiện mục tiêu phát triển chung của nhà nước Cùng với mục tiêu, cácbiện pháp chính sách cũng có vai trò định hướng cho cách thức hành động củacác chủ thể trong nền KT-XH
- Vai trò khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động KT-XH theo địnhhướng Muốn đạt các mục tiêu phát triển trong chính sách, nhà nước phải banhành nhiều giải pháp, trong đó có những giải pháp mang tính khuyến khích sựtham gia của các chủ thể trong xã hội như miễn giảm thuế, vay vốn với lãisuất thấp, cải cách thủ tục hành chính, cho thuê đất với điều kiện ưu đãi, trợcấp các nguồn lực, v.v Tác động theo định hướng này sẽ không tạo nên sự gò
bó, bắt buộc, mà chỉ mang tính khuyến khích, nghĩa là thúc đẩy các chủ thểtham gia hành động thực hiện những mục tiêu định hướng
- Phát huy những mặt tốt của thị trường, đồng thời khắc phục nhữnghạn chế do chính thị trường gây ra Trong KTTT, quy luật cạnh tranh và cácquy luật khác của thị trường đã thúc đẩy mọi chủ thể xã hội đầu tư vốn sảnxuất, không ngừng đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng laođộng, hạ giá thành sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho xã hội Donhững ưu thế này, mà toàn xã hội nói chung và từng các nhân, tổ chức nói
Trang 33riêng được hưởng lợi từ KTTT đem lại như hàng hóa và dịch vụ nhiều về sốlượng, phong phú về chủng loại, chất lượng ngày càng được nâng cao với giá
cả ngày càng rẻ Tuy nhiên, không phải KTTT chỉ bao hàm những ưu việt, màbản thân sự vận hành theo cơ chế thị trường cũng gây ra những tác động tiêucực (được các nhà kinh tế gọi là thất bại thị trường) như độc quyền tự nhiên,cung cấp không đầy đủ hàng hóa công cộng, sự bất công bằng, thông tin bấtđối xứng, kinh tế vĩ mô bất ổn, hàng hóa khuyến dụng và hàng hóa khôngkhuyến dụng, nghèo đói tạo ra nhiều vấn đề gây ảnh hưởng không tốt cho
xã hội và các thành viên trong đó Trước thực tế này, nhà nước phải sử dụngchính sách để giải quyết những vấn đề tiêu cực do KTTT gây ra, nhằm khắcphục những thất bại trong vận hành của nền KTTT như hành động trợ cấp,cung cấp dịch vụ công thông qua các doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sựnghiệp công lập, chống độc quyền, v.v
Việc ban hành các chính sách là một trong những công cụ cơ bản nhất
để Nhà nước thực hiện vai trò của mình đối với XĐGN nói chung và giảmnghèo nhanh và bền vững nói riêng Từ năm 1993 đến nay, công tác xóa đói,giảm nghèo đã trải qua 5 giai đoạn chính (1993 - 1997, 1998 - 2000, 2001 -
2005, 2006 - 2010 và 2011 - 2015) Quan điểm xuyên suốt của Đảng, Nhànước coi vấn đề giảm nghèo vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu và là động lực đểphát triển KT - XH, góp phần bảo đảm an sinh và công bằng xã hội Trên cơ
sở đó, chính sách, pháp luật về giảm nghèo đã được xây dựng toàn diện, đadạng theo nhiều hướng tiếp cận, nhằm giải quyết các nguyên nhân của nghèođói, các nhu cầu thiết yếu của người nghèo, vùng nghèo bao gồm: các chínhsách đầu tư cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, thủy lợi, đất đai, nhàở…); các chính sách hỗ trợ y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, cung cấpdịch vụ, trợ giá, trợ cước… và hỗ trợ trực tiếp (muối ăn, dầu hỏa, điện thắpsáng, công cụ sản xuất, giống cây trồng, vật nuôi…), các chính sách hỗ trợ
Trang 34phát triển theo vùng và theo nhóm đối tượng; các chính sách chung và chínhsách đặc thù
Một số chính sách đặc thù về XĐGN và giảm nghèo nhanh và bền vữngtại các huyện miền núi cao được ban hành trong thời gian qua như: Chương trìnhphát triển KT - XH các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núigiai đoạn 2006 - 2010 (QĐ 07/2006/QĐ-TTg, gọi tắt là Chương trình 135 giaiđoạn II); Nghị quyết về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đốivới 61 huyện (NQ 30a/2008/NQ-CP) ; chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dântộc thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn (QĐ 102/2009/QĐ-TTg); chính sách hỗ trợđất sản xuất, đất ở và nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS nghèo, đời sống khókhăn (QĐ 134/2004/QĐ-TTg, QĐ 1592/QĐ-TTg )
1.2.2.3 Xây dựng tổ chức bộ máy , triển khai thực hiện cơ chế chính sách giảm
nghèo.
Ở nước ta hiện nay, Chính phủ là đầu mối đứng đầu ở trung ương trongviệc ban hành và thực hiện các cơ chế, chính sách cho người nghèo Cơ quanthường trực giúp việc cho chính phủ là Bộ lao động TBXH và một số bộ banngành khác có liên quan
Ở cấp tỉnh, huyện, cơ quan quản lý nhà nước là HĐND, UBND tỉnh,huyện và các cơ quan chức năng tham mưu giúp việc cho chính quyền cấptỉnh Trong đó, Sở Lao động TBXH, phòng Lao động TBXH và một số cơquan các cấp khác được phân công trực tiếp tham mưu, giúp việc cho chínhquyền thực hiện quản lý nhà nước Cấp tỉnh, huyện là cấp thừa hành của trungương trong chức năng, quyền hạn được phân cấp, ngoài việc triển khai thựchiện cơ chế, chính sách chung của trung ương, chính quyền quản lý nhà nướccấp tỉnh, huyện còn phải thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước trong lĩnhvực giảm nghèo theo phân cấp như: Tuyên truyền, phổ biến các cơ chế, chínhsách của trung ương về giảm nghèo; cụ thể hóa các cơ chế, chính sách của
Trang 35trung ương để phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương; lồng ghép cácnội dung quản lý Nhà nước về giảm nghèo được phân cấp với nhiệm vụchung của địa phương; tổ chức huy động và quản lý sử dụng các nguồn lực đểthực hiện các cơ chế, chính sách giảm nghèo.
Tiếp tục phân cấp triệt để cho địa phương trong thực hiện các chươngtrình xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm sự hài hòa giữa trách nhiệm đi đôi vớiquyền hạn; các bộ, ngành tập trung vào xây dựng cơ chế, chính sách, xâydựng tiêu chí, tạo nguồn lực, đào tạo cán bộ, hướng dẫn và giám sát đánh giá;việc huy động nguồn lực tại chỗ và tổ chức thực hiện là trách nhiệm của xã,huyện và tỉnh Phát huy sáng kiến, năng động của địa phương, vai trò của cácđoàn thể và người dân trong quá trình thực hiện
Tăng cường năng lực và thẩm quyền trong quản lý và điều hành thựchiện chương trình cho tỉnh; làm rõ quyền và trách nhiệm của người nghèo, hộnghèo, xã nghèo, khắc phục tư tưởng ỷ lại Xây dựng cơ chế khuyến khích hộ,
xã tự lực vươn lên thoát nghèo và huy động, sử dụng vốn có hiệu quả Để xoáđói, giảm nghèo có hiệu quả, cần khuyến khích làm giàu, tạo điều kiện chomọi người có khả năng đều hăng hái đầu tư, sản xuất, kinh doanh, làm giàumột cách chính đáng
1.3.2.4 Tuyên truyền, vận động người dân trong việc thực hiện cơ chế chính sách về giảm nghèo
Để cho các chủ trương, chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước
đi vào cuộc sống, mỗi ngành, mỗi cấp cơ quan, mỗi người dân phải có nhậnthức đúng và đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giảm nghèo Nhưchúng ta đã biết, đói nghèo là một hiện tượng mang tính toàn cầu; nó khôngchỉ tồn tại ở những nước nghèo có thu nhập thấp, mà vẫn có ở ngay trongnhững nước phát triển Đối với Việt Nam, nó càng có ý nghĩa đặc biệt vì đó
là mục tiêu hàng đầu của con đường phát triển đất nước theo định hướng
Trang 36XHCN Vì vậy, để giảm nghèo đói không thể chỉ dựa vào kinh nghiệmtrong nước mà đòi hỏi phải có phương pháp tiếp cận giải quyết một cáchkhoa học - đó là gắn kết tăng trưởng với giảm nghèo, giảm nghèo đói phảibảo đảm tính toàn diện, công bằng, bền vững và hội nhập
Ở Việt Nam, hàng năm, cấp uỷ, chính quyền, ngành và các địa phươngthường tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực, phố biến các chính sáchmới về giảm nghèo, bảo trợ xã hội cho cán bộ làm công tác giảm nghèo củacác huyện, thị xã, thành phố; lãnh đạo UBND, cán bộ Lao động TB và XH,các xã, phường, thị trấn và các tổ trưởng dân phố, trưởng thôn, xóm trên địabàn toàn tỉnh Trang bị, cấp phát tài liệu tập huấn, các văn bản chỉ đạo, cậpnhật các chính sách mới thường xuyên cho các cán bộ để thuận tiện trong quátrình thực hiện ở cơ sở Tổ chức in tờ rơi, làm pano tuyên truyền về giảmnghèo nâng cao nhận thức của người dân về thực hiện Chương trình giảmnghèo
Để đạt hiệu quả cao, công tác tuyên truyền, vận động giảm nghèophải thu hút được sự tham gia đông đảo của các tầng lớp dân cư bởi vì đókhông phải là vấn đề riêng của người nghèo, hay của Chính phủ, mà là vấn
đề chung của cả nước, của toàn xã hội
Công tác cán bộ trong xoá đói, giảm nghèo là một vấn đề quan trọng,nhất là cán bộ làm công tác tuyên truyền Cần nâng cao năng lực cho độingũ cán bộ tuyên truyền; bồi dưỡng năng lực tuyên truyền cho cán bộchuyên trách làm công tác xóa đói, giảm nghèo, cán bộ khuyến nông ở xãnghèo Thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá ở cả 4 cấp, bảo đảmtính khách quan, khoa học sẽ góp phần chỉ đạo chương trình có hiệu quảhơn
Các phương tiện thông tin đại chúng có trách nhiệm tuyên truyền, phổbiến các chủ trương, chính sách của Nhà nước về hỗ trợ thúc đẩy giảm nghèo
Trang 37nhanh và bền vững ở các vùng có tỷ lệ nghèo cao, tạo sự đồng thuận của toàn
xã hội trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo, như: xây dựng phóng sự vềtriển khai thực hiện công tác giảm nghèo, giới thiệu các gương sáng thoátnghèo, các mô hình giảm nghèo có hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức vềgiảm nghèo cho người dân đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo giúp ngườinghèo chủ động vươn lên thoát nghèo (hạn chế tư tưởng trông chờ ỷ lại)
1.2.2.4 Kiểm tra, đánh giá kết quả giảm nghèo tại địa phương
Thông qua việc kiểm tra, rà soát, đánh giá việc thực hiện các cơ chế,chính sách cho người nghèo, các nhà quản lý có thể đánh giá các cơ chế,chính sách đó đã được thực hiện như thế nào, kết quả đạt được ra sao và cóđạt được mục tiêu ban đầu không Việc kiểm tra, rà soát, đánh giá được thựchiện một cách thường xuyên hoặc đột xuất nhằm kịp thời phát hiện và điềuchỉnh những sai sót đồng thời khuyến khích và phát huy những yếu tố tíchcực để thực hiện ngày càng tốt hơn Nội dung của việc kiểm tra, rà soát là:Kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy chế, định mức; kiểm tra tính đúngđắn của các đối tượng thụ hưởng; kiểm tra hoạt động của các cơ quan quản lýnhà nước cấp dưới trong việc thực hiện các cơ chế, chính sách; tự kiểm tracủa các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc thực hiện
1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến vai trò Nhà nước đối với
giảm nghèo ở các huyện miền núi cao.
Yếu tố kinh tế
Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa từ nhiều năm nay Đó là mô hìnhkinh tế dựa vào khai thác tài nguyên và lao động giá rẻ, dựa vào đầu tư nướcngoài để xuất khẩu nhằm tăng trưởng nhanh Ở một nước nông nghiệp kémphát triển, mô hình ấy có vai trò nhất định ở giai đoạn khởi động nền KTTT,nhưng nếu kéo dài thời gian thực hiện mô hình ấy chỉ lo tăng trưởng số lượngthì những vấn đề xã hội sẽ phát sinh và tăng lên, thể hiện ở vấn đề đói nghèo
Trang 38trở nên nghiêm trọng, phân hóa giàu nghèo mở rộng khoảng cách nhanhchóng, lối sống trong xã hội xuất hiện nhiều vấn nạn mới
Trong lịch sử phát triển KTTT trên thế giới thì mô hình kinh tế này đãdiễn ra hơn 200 năm trước đây trong hình thái kinh tế TBCN Trong thế kỷ
XX, mô hình này đã biến đổi dần dưới hình thức "khủng hoảng - phát triển",
đã lỗi thời và kết thúc vào nửa sau thế kỷ XX, khi mô hình phát triển bềnvững dựa trên kinh tế tri thức ra đời và phát triển mạnh mẽ Đây là bối cảnhthế giới khi nước ta chuyển sang KTTT và hội nhập kinh tế quốc tế
Do kéo dài mô hình phát triển kinh tế chạy theo tăng trưởng số lượng,nên hiện nay nước ta tuy thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo đạt nhữngkết quả nhất định, nhưng vấn đề đói nghèo trên thực tế vẫn còn nhiều điểmcần quan tâm nghiên cứu
Ở khu vực Nhà nước thì vấn đề đói nghèo ở trong bối cảnh tiền lươngthấp Theo điều tra của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, lươngtối thiểu hiện mới chỉ đáp ứng 60% - 65% nhu cầu cần thiết Mức lương này(dù đã tăng lên) vẫn không bảo đảm bù đắp sức lao động giản đơn, chưa thểnói đến tái tạo sức lao động và nâng cao năng lực lao động So với các nướctrong khu vực, lương tối thiểu ở Việt Nam hiện thấp hơn khoảng 40% Ưuđiểm của một mô hình kinh tế không chỉ ở năng suất lao động mà còn ở mứcsống của người lao động
Chính sách tiền lương thấp hiện nay còn được các doanh nghiệp trongnước và đầu tư nước ngoài lấy đó để làm căn cứ để trả lương cho người laođộng, chứ không dựa vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc Nhữngnhược điểm trong quản lý nhà nước đã bị các doanh nghiệp khai thác làm chongười lao động ngày càng đói nghèo
Vấn đề đói nghèo hiện nay khác với đói nghèo trước đây ở thôn quê do
Trang 39nhịp độ phát triển các dự án chỉ nhằm thu hút đầu tư cho tăng trưởng kinh tế,còn các yêu cầu an sinh xã hội chưa được quan tâm, nhất là trong giải phóngmặt bằng, trong tái định cư đã để lại hậu quả về mất việc làm và đói nghèotăng lên.
Nhìn tổng quát, tác động của tăng trưởng kinh tế một cách phiến diệnđến đói nghèo có nguyên nhân sâu xa từ việc duy trì quá lâu mô hình kinh tế
đã lỗi thời ở thời đại hiện nay Thực tiễn cho thấy, giải quyết vấn đề đóinghèo phải gắn tăng cường vai trò của Nhà nước trong chuyển đổi mô hìnhkinh tế gắn với đổi mới tư duy và phương pháp quản lý
Yếu tố chính trị
Đây là nhân tố tác động không nhỏ đến vai trò của Nhà nước trong xoáđói, giảm nghèo nhưng thường bị bỏ qua và chậm đổi mới Xét trên toàncảnh, tác động của nhân tố chính trị đến vai trò Nhà nước trong xoá đói giảmnghèo có mức độ khác nhau, ở những thời gian khác nhau, được thể hiện tậptrung ở mấy mặt sau đây:
Thứ nhất, tính chất và mức độ "hành chính quan liêu" đã ảnh hưởng
đến giải quyết vấn đề đói nghèo và thực hiện những chủ trương, chính sáchxóa đói, giảm nghèo biểu hiện ở các hoạt động:
- Ở một số địa phương, việc cứu trợ dân nghèo trong các đợt thiên taibão lụt ở một số nơi rất chậm trễ, làm diện đói nghèo kéo dài và lan rộng
- Việc xác định diện hộ nghèo theo quy định ở nhiều nơi bị chi phối bởiquan hệ thân quen, đưa vào diện nghèo những hộ không nằm trong tiêu chínghèo, thậm chí bớt xén tiền bạc mà đáng lẽ hộ nghèo được hưởng Những viphạm này đâu đó vẫn tồn tại ở cấp chính quyền cơ sở và huyện, xã
- Chất lượng xây dựng các luật kinh tế, xã hội còn thấp so với thực tiễn,nên "dễ thông qua nhưng khó thi hành" ở cấp vĩ mô Quy trình làm luật hiện
Trang 40nay chỉ coi trọng mặt chính sách, giải trình nội dung chính sách hay luật màkhông đòi hỏi giải trình về mặt kỹ thuật tổ chức thực hiện, nhất là về mặtthanh tra, kiểm soát Vì vậy đã có những trường hợp bất khả thi, hoặc dễ "láchluật" và lạm dụng Đây là hạn chế của cấp vĩ mô.
Thứ hai, tình trạng lãng phí ngày càng tăng trong quá trình triển khai
các dự án KT-XH, do chất lượng thấp trong xây dựng và thực hiện dự án, nêncác dự án không có khả năng hoàn vốn, rủi ro cao, thời gian thực hiện kéodài Hiện nay, ở Việt Nam chỉ số ICOR quá cao tiềm ẩn nhiều nguy cơ vềtăng trưởng và đói nghèo
Tính chất hành chính quan liêu trong quản lý vĩ mô gây lãng phí ở tầmquốc gia còn do nôn nóng muốn làm tất cả, không có ưu tiên và bước đi phùhợp Cách làm nặng về số lượng chạy theo thành tích không chỉ gây lãng phílớn, mà còn để lại nhiều vấn nạn cả về kinh tế và xã hội
Thứ ba, tình trạng tham nhũng tác động không chỉ đến chất lượng và
hiệu quả phát triển, mà còn tác động đến đời sống nhân dân Hiện tượng thamnhũng xuất hiện cả trong dự án xóa đói, giảm nghèo, cùng với những tác độngtiêu cực của các dự án xây dựng, nhất là các dự án sử dụng nhiều đất đai, làmcho vấn đề đói nghèo và ổn định xã hội khó giải quyết
Môi trường tự nhiên
Ở nước ta, mức độ tàn phá môi trường ngày càng nghiêm trọng là mộtnhân tố mà Nhà nước cần phải tính đến trong triển khai các chương trình xoáđói, giảm nghèo
Trước hết, tình trạng ô nhiễm môi trường các khu công nghiệp Các
khu công nghiệp, các công ty đã làm hàng loạt sông ngòi, kênh rạch, nguồnnước ngầm bị ô nhiễm do không giải quyết vấn đề chất thải Kết quả là làmbệnh tật gia tăng đối với công nhân và dân cư trong vùng Những chi phí cho