1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

tieu luan TRIET

43 1,7K 41
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

TRIẾT HỌC

Tiểu Luận Triết Học Học viên: Nguyễn Thanh Hương Trang 1 Để hoàn thành bài tiểu luận này, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của Thầy Nguyễn Ngọc Khá và Thầy Nguyễn Chương Nhiếp. Hai Thầy đã giúp cho tôi có một cái nhìn mới về con người và thế giới. Qua khóa học này, tôi đã có được niềm tin chắc chắn vào một “thế giới quan khoa học”. Dù có nhiều cố gắng, nhưng bản thân tôi còn nhiều hạn chế về khả năng nên bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp chân thành của các thầy và các bạn để tôi có thể hoàn thiện hơn kiến thức của mình. Xin chân thành cảm ơn! Biên Hòa, ngày 20 tháng 12 năm 2012 LỜI CẢM ƠN LỜI CẢM ƠN Tiểu Luận Triết Học MỞ ĐẦU MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Trong triết học Mác-Lênin, với tư cách là một khoa học, phép biện chứng duy vật nghiên cứu những qui luật phổ biến tác động trong tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy của con người. Ba qui luật cơ bản, phổ biến của phép biện chứng phản ánh quá trình vận động và phát triển từ những phương diện cơ bản nhất của nó là : - Qui luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại (cho biết phương thức của sự vận động và phát triển). - Qui luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (làm sáng tỏ nguồn gốc của sự vận động và phát triển). - Qui luật phủ định của phủ định (cho biết khuynh hướng của quá trình phát triển qua việc làm sáng tỏ mối liên hệ giữa những nấc thang khác nhau của quá trình đó). Triết học Mác – Lênin đã chứng minh rằng mọi sự phát triển của thế giới vật chất đều bị chi phối bởi quy luật này. Định luật tuần hoàn của Mendeleev là một trong những định luật khách quan quan trọng nhất của tự nhiên, là “cột sống” của hóa học vô cơ. Đây chính là định luật cơ bản của sự phát triển vật chất từ đơn giản đến phức tạp theo đường “xoắn ốc”. Các định luật cơ bản của phép duy vật biện chứng đã được thể hiện rất rõ trong bảng hệ thống tuần hoàn. Với mong muốn xem xét định luật tuần hoàn của Mendeleev dưới góc độ phân tích của các quy luật cơ bản của phép duy vật biện chứng nhằm góp phần phục vụ cho công tác giảng dạy chương “Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học” ở chương trình hóa học lớp 10, đồng thời khẳng định chắc chắn tính đúng đắn của các quy luật trên, tôi đã chọn đề tài tiểu luận: “sự biểu hiện các quy luật cơ bản của phép duy vật biện chứng trong bảng hệ thống tuần hoàn Mendeleev” . 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Học viên: Nguyễn Thanh Hương Trang 2 Tiểu Luận Triết Học a. Mục đích nghiên cứu: - Đề tài này giúp chúng ta thấy được tầm quan trọng của triết học nói chung và triết học Mác – Lênin nói riêng. -Vận dụng triết học Mác – Lênin vào giảng dạy hóa học. b. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài: • Các khái niệm, nội dung, y nghĩa của ba quy luật của phép biện chứng duy vật • Lịch sử hình thành và nội dung bảng hệ thống tuần hoàn. - Tìm hiểu sự biểu hiện các quy luật của phép biện chứng duy vật trong bảng hệ thống tuần hoàn. 3. Phương pháp nghiên cứu: -Dựa trên những nguyên tắc, phương pháp luận của triết học Mác – Lênin. -Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp. Học viên: Nguyễn Thanh Hương Trang 3 Tiểu Luận Triết Học NỘI DUNG NỘI DUNG A – CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI A – CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI CHƯƠNG I QUI LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG THÀNH NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT Trong ba qui luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, đây là qui luật vạch ra cách thức của sự vận động và phát triển. I.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN I.1.1. Khái niệm chất Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính qui định khách quan vốn có của sự vật và hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho nó là nó mà không phải là cái khác. Khái niệm chất nói trên cũng không đồng nghĩa với khái niệm thuộc tính. Mỗi sự vật và hiện tượng đều có nhiều thuộc tính, có những thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản. Những thuộc tính này không tham gia vào việc qui định chất như nhau. Chỉ những thuộc tính nào là thuộc tính cơ bản mới nói lên chất của sự vật và hiện tượng, bởi vì trong quá trình vận động và phát triển của sự vật, những thuộc tính không cơ bản có thể sẽ thay đổi, mất đi hoặc sinh thêm nhưng chất nói chung của sự vật và hiện tượng vẫn chưa thay đổi. Chỉ khi nào những thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của sự vật mới thay đổi. Trong tự nhiên và trong xã hội có không ít sự vật mà nếu xét riêng về các yếu tố cấu thành, chúng hoàn toàn đồng nhất, nhưng các sự vật đó lại khác nhau về chất. Thí dụ kim cương và than chì tuy đều do cacbon tạo thành nhưng lại có sự khác biệt rất căn bản: kim cương thì rất cứng, không dẫn điện còn than chì thì giòn và dẫn điện Sự Học viên: Nguyễn Thanh Hương Trang 4 Tiểu Luận Triết Học khác nhau về chất ấy được quyết định bởi phương thức liên kết khác nhau của các nguyên tử cacbon trong mạng tinh thể kim cương và than chì. I.1.2. Khái niệm lượng I.1.2. Khái niệm lượng Lượng là một phạm trù triết học để chỉ tính qui định vốn có của sự vật biểu thị số lượng, qui mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật cũng như của các thuộc tính của nó. Cũng như chất của sự vật, lượng của sự vật cũng mang tính khách quan. Trong sự tồn tại khách quan của mình, sự vật có vô vàn chất, do đó nó cũng có vô vàn lượng. Tuy nhiên, chất và lượng là hai mặt qui định lẫn nhau, không thể tách rời; một chất nhất định trong sự vật có lượng tương ứng của nó. Thí dụ : Sự khác nhau về chất (trạng thái) của nước ở thể lỏng và nước ở thể rắn (nước đá) được qui định bởi lượng là nhiệt độ, sự khác nhau giữa mêtan (CH 4 ) và êtan (C 2 H 6 ) được qui định bởi lượng là số nguyên tử cacbon và hidro tạo nên phân tử các chất đó. Sự biến đổi tương quan giữa chất và lượng tạo nên tiến trình phát triển của sự vật. Sự phân biệt giữa chất và lượng cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Tùy theo từng mối quan hệ mà xác định đâu là chất, đâu là lượng của sự vật. Có cái trong mối quan hệ này nó là chất, nhưng trong mối quan hệ khác nó lại là lượng và ngược lại. Ăng-ghen viết:” con số là một sự qui định về số lượng thuần tuý nhất mà chúng ta được biết. Nhưng nó cũng đầy rẫy những sự khác nhau về chất lượng . 16 không chỉ là tính cộng của 16 đơn vị mà nó còn là bình phương của 4, tứ thừa của 2". I.1.3.Khái niệm về Độ Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giưã lượng và chất, nó là khoảng giới hạn, mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật. Trong phạm vi một độ nhất định hai mặt chất và lượng tác động qua lại lẫn nhau làm cho sự vật vận động. Mọi sự thay đổi về lượng đều có ảnh hưởng đến trạng thái chất của sự vật, nhưng không phải những thay đổi về lượng nào cũng dẫn đến thay đổi về chất. Chỉ trong trường hợp khi sự thay đổi về lượng đạt tới mức phá vỡ độ cũ thì chất của sự vật mới thay đổi, sự vật chuyển thành sự vật khác. Học viên: Nguyễn Thanh Hương Trang 5 Tiểu Luận Triết Học Thí dụ Khi xét các trạng thái tồn tại khác nhau của nước với tư cách là những chất khác nhau, ứng với chất - trạng thái đó, lượng ở đây là nhiệt độ, thì dù lượng thay đổi trong phạm vi khá lớn (nhiệt độ từ 0 o C đến 100 o C), nước vẫn ở trạng thái lỏng (ở áp suất 1 atm), tức là chưa thay đổi về chất - trạng thái. Sự thay đổi của lượng chưa dẫn tới sự thay đổi của chất trong những giới hạn nhất định. Vượt quá giới hạn đó làm cho sự vật không còn là nó, chất cũ mất đi, chất mới ra đời. Khuôn khổ mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật được gọi là độ. I.1.4.Điểm nút Là điểm mà tại đó lượng biến đổi đã gây nên sự thay đổi căn bản, tập hợp những điểm nút gọi là đường nút. Trong thí dụ về chất - trạng thái của nước được nêu trên, 0 o C và 100 o C là điểm nút. Bất kỳ độ nào cũng được giới hạn bởi hai điểm nút. I.1.5.Bước nhảy Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên. Người ta chia một cách qui ước các bước nhảy thành bước nhảy dần dần và bước nhảy đột biến. Thuộc loại bước nhảy đột biến là sự chuyển từ nguyên tố này qua nguyên tố khác trong bảng hệ thống tuần hoàn do điện tích hạt nhân của nguyên tử các nguyên tố thay đổi từng đơn vị, hoặc sự biến đổi "tức khắc" tính chất nổ của các sản phẩm nitro hóa toluen khi đưa vào dần dần từng nhóm nitro: mononitrotoluen thì bốc cháy, khác với toluen, nhưng không nổ, đinitrotoluen đã là chất nổ yếu, trinitrotoluen là một chất nổ mạnh nhất Sự chuyển dần dần từ chất hóa học này sang chất khác đặc trưng cho bước nhảy dần dần. Khi đó sự tiêu diệt chất hóa học cũ và tích lũy những yếu tố của chất mới xảy ra qua một loạt các giai đoạn trung gian. Sự chuyển hóa như vậy dù với tính liên tục của nó cũng vẫn là sự nhảy vọt, một bước ngoặt quyết định dẫn tới sự phát sinh ra chất mới. Bước nhảy dần dần được đặc trưng chủ yếu ở tính chất của sự chuyển hóa, chứ không phải ở thời gian dài hay ngắn (nó có thể xảy ra tương đối nhanh), thí dụ như sự cháy (thời gian ngắn) khác với các dạng oxi hóa khác như sự gỉ, sự rữa nát (thời gian dài). Học viên: Nguyễn Thanh Hương Trang 6 Tiểu Luận Triết Học Trong hóa học thường xảy ra sự phối hợp các bước nhảy, chứa đựng những yếu tố của cả hai dạng giới hạn. Thí dụ : quá trình điều chế clorofom CHCl 3 (một dung môi trong hóa học hữu cơ) từ metan (CH 4 ) và clo (Cl 2 ), về toàn bộ là một bước nhảy, xảy ra qua ba mức trung gian: CH 4 + Cl 2 → CH 3 Cl + HCl CH 3 Cl + Cl 2 → CH 2 Cl 2 + HCl CH 2 Cl 2 + Cl 2 → CH 3 Cl + HCl. I.2. NỘI DUNG QUI LUẬT Mọi sự vật hiện tượng dều vận động, phát triển bằng cách thay đổi dần về lượng, lượng thay đổi đến một lúc nào đó vượt quá độ tồn tại của sự vật tới điểm nút thì diễn ra bước nhảy, tạo sự thay đổi về chất của sự vật. Kết quả là sự vật cũ, chất cũ mất đi và sự vật mới, chất mới ra đời. Chất mới lại tác động trở lại lượng mới, lượng mới lại tiếp tục thay đổi dần, đến lúc nào đó, vượt quá độ tồn tại của sự vật tới điểm nút thì lại diễn ra bước nhảy tạo sự thay đổi về chất, cứ như vậy sự tác động qua lại giữa hai mặt chất và lượng tạo ra con đường vận động, phát triển không ngừng của mọi sự vật, hiện tượng. I.3. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN - Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần coi trọng cả hai mặt lượng và chất. - Cần chú y khâu tích lũy về lượng để đến khi đầy đủ điều kiện chin muồi sẽ thay đổi chất. - Phải chống lại bệnh chủ quan duy y chí, bệnh bảo thủ trì trệ. - Xác định được bước nhảy, có thái độ ủng hộ bước nhảy và tạo mọi điều kiện cho bước nhảy được thực hiện. - Cần có những biện pháp cụ thể để thay đổi chất của sự vật, như:  Thay đổi số lượng các yếu tố cấu thành nên sự vật (tăng hoặc giảm).  Thay đổi cơ chế tác động giữa các yếu tố cấu thành nên sự vật hoặc cơ chế tác động giữa sự vật đó với các sự vật khác.  Thay đổi trật tự sắp xếp giữa các yếu tố cấu thành (thay đổi cấu trúc của sự vật).  Thay đổi chức năng của các yếu tố cấu thành hoặc của toàn bộ sự vật.  Thay đổi môi trường tồn tại và hoạt động của sự vật. Học viên: Nguyễn Thanh Hương Trang 7 Tiểu Luận Triết Học - Trong đời sống xã hội, cần vận dụng một cách phù hợp khi giải quyết mối quan hệ giữa chất tự nhiên và chất xã hội của sự vật. Học viên: Nguyễn Thanh Hương Trang 8 Tiểu Luận Triết Học CHƯƠNG I I QUI LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP Quy luật này vạch ra nguồn gốc động lực của sự vận động phát triển của thế giới khách quan, là chìa khoá là cơ sở giúp chúng ta nắm vững thực chất của tất cả các quy luật và phạm trù của phép biện chứng duy vật. II.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN II.1.1. Khái niệm mặt đối lập Là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính qui định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, tồn tại trong cùng một sự vật hiện tượng. Thí dụ Điện tử và hạt nhân là 2 mặt đối lập trong 1 nguyên tử của 1 chất,đồng hóa và dị hóa,hấp thụ và bài tiết,di truyền và biến dị là các mặt đối lập tồn tại trong các cơ thể duy vật. II.1.2. Khái niệm mâu thuẫn Mâu thuẫn là mối liên hệ tác động qua lại giữa các mặt đối lập trong cùng một sự vật hiện tượng. Trong những điều kiện cụ thể khác nhau, mâu thuẫn thể hiện ra dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú khác nhau: + Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài. + Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản + Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu + Mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng. Cần chú ý: Trong tư duy thông thường khi nói đến hai mặt đối lập là nói lên mâu thuẫn. Còn trong tư duy biện chứng, không phải hai mặt đối lập nào cũng tạo nên mâu thuẫn mà chỉ những mặt đối lập tác động biện chưngs với nhau tạo nên sự vật hiện tượng và tạo lên sự phát triển mới được gọi là mâu thuẫn- mâu thuẫn biện chứng. II.2. NỘI DUNG QUI LUẬT II.2.1. Các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau. Học viên: Nguyễn Thanh Hương Trang 9 Tiểu Luận Triết Học Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa, ràng buộc quy định lẫn nhau làm tiền đề tồn tại cho nhau của các mặt đối lập. Không có sự thống nhất của các mặt đói lập thì không tạo ra sự vật. Theo nghĩa hẹp sự thống nhất là sự đồng nhất, phù hợp ngang nhau của hai mặt đối lập đó là trạng thái cân bằng của mâu thuẫn Sự thống nhất của các mặt đối lập là tạm thời tương đối, nghĩa là nó chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định, đó chính là trạng thái đứng im, ổn định tương đối của sự vật, tính tương đối của sự thống nhất của các mặt đối lập làm cho thế giới vật chất phân hoá thành các bộ phận các sự vật đa dạng phực tạp, gián đoạn. Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự bài trừ gạt bỏ phủ định biện chứng lẫn nhau của các mặt đối lập (Sự đấu tranh hiểu theo nghĩa tác động ảnh hưởng lẫn nhau của các mặt đối lập chứ không phải theo nghĩa đen). Sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối vĩnh viễn. Nó diễn ra liên tục trong suốt quá trình tồn tại của sự vật kể cả trong trang thái sự vật ổn định cũng như khi chuyển hoá nhảy vọt về chất. Sự đấu tranh của các mặt đối lập tạo lên tính chất tự thân, liên tục của sự vận động phát triển của sự vật. Cũng vì vậy muốn thay đổi sự vật tì phải tăng cường sự đấu tranh. Sự đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình phức tạp diễn ra từ thấp đến cao, gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có những đặc điểm riêng. + Giai đoạn đầu: Mâu thuẫn biểu hiện ra ở sự khác nhau của hai mặt đối lập song không phải sự khác nhau nào cũng là mâu thuẫn mà chỉ hai mặt khác nhau nào liên hệ hữu cơ với nhau trong một chỉnh thể có khuynh hướng phát triển trái ngược nhau mới tạo thành giai đoạn đầu của maau thuẫn, trong giai đoạn này sự đấu tranh chưa rõ và chưa gay gắt. + Giai đoạn sau: Trong quá trình phát triển của mâu thuẫn, sự khác nhau biến thành đối lập, khi đó hai mặt đối lập càng rõ, càng sâu sắc thì sự đấu tranh giữa chúng ngày càng gay gắt và quyết liệt, nếu có điều kiện chín muồi thì hai mặt chuyển hoá lẫn nhau và mâu thuẫn được giải quyết. II.2.2. Sự đấu tranh và chuyển hoá của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự phát triển. Học viên: Nguyễn Thanh Hương Trang 10

Ngày đăng: 01/05/2013, 07:17

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ - tieu luan TRIET
BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ (Trang 15)
Bảng biến  đổi thể tích - tieu luan TRIET
Bảng bi ến đổi thể tích (Trang 19)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w