VẤN ĐỀ TÍNH ĐẢNG CỦA TRIẾT HỌC TRONG TÁC PHẨM CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM PHÊ PHÁNChủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán là một công trình nghiên cứu khoa học lớn của V.I.Lênin, đồng thời cũng là một trong những tác phẩm tiêu biểu của chủ nghĩa Mác – Lênin. Tác phẩm ra đời vào những năm đầu của thế kỷ XX, không chỉ bắt nguồn từ những biến động chính trị của nước Nga mà còn để đấu tranh chống lại những người theo chủ nghĩa Makhơ – một trường phái với tên gọi “chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều nhà triết học Nga lúc bấy giờ. Đây cũng là một trong những tác phẩm bút chiến nổi tiếng V.I.Lênin đã kế thừa tinh thần phê phán và cách mạng của C.Mác và Ph. Ăngghen trước đó. Với tác phẩm này, thông qua việc phê phán những quan điểm sai lầm, phiến diện của phái Makhơ, nó tiếp tục phát triển triết học Macxít, đã giải đáp các vấn đề cơ bản của triết họ lúc đó đang được đặt ra trước đảng, đã khái quát trên phương diện triết học những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên.
Trang 1Tiểu luận Triết học
VẤN ĐỀ TÍNH ĐẢNG CỦA TRIẾT HỌC TRONG TÁC PHẨM "CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM PHÊ PHÁN"
*
I MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán là một công trình
nghiên cứu khoa học lớn của V.I.Lênin, đồng thời cũng là một trong những tác phẩm tiêu biểu của chủ nghĩa Mác – Lênin Tác phẩm ra đời vào những năm đầu của thế kỷ XX, không chỉ bắt nguồn từ những biến động chính trị của nước Nga
mà còn để đấu tranh chống lại những người theo chủ nghĩa Makhơ – một trường phái với tên gọi “chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều nhà triết học Nga lúc bấy giờ Đây cũng là một trong những tác phẩm bút chiến nổi tiếng V.I.Lênin đã kế thừa tinh thần phê phán và cách mạng của C.Mác và Ph Ăngghen trước đó Với tác phẩm này, thông qua việc phê phán những quan điểm sai lầm, phiến diện của phái Makhơ, nó tiếp tục phát triển triết học Macxít, đã giải đáp các vấn đề cơ bản của triết họ lúc đó đang được đặt ra trước đảng, đã khái quát trên phương diện triết học những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên
Trong bối cảnh chính trị- xã hội này, những tư tưởng thần bí, tôn giáo, bi quan nảy nở và lan truyền nhanh chóng Đã có không ít tiếng gào thét đòi thủ tiêu Đảng của giai cấp vô sản, đòi chấm dứt đấu tranh chính trị Các thế lực phản động bằng nhiều cách khác nhau đã công kích hết sức cay độc chủ nghĩa Mác nói chung và triết học Mác nói riêng Họ lớn tiếng tuyên bố rằng, sự thất bại của cách mạng 1905 là bằng chứng không thể chối cải đã làm phá sản trên thực tế học thuyết về xã hội vốn dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Cùng với họ, đông đảo những đại biểu của các trào lưu xét lại và Mensêvic ở nước Nga như A.Bôgơđanốp, V.Badanốp, A.V.Lunatsatxki đã dùng chủ nghĩa MaKhơ để chống lại chủ nghĩa Mác Không những họ xét lại các nguyên lý triết Macxít mà còn xét lại các nguyên tắc của Đảng Vô sản trong đấu tranh chính trị trong những điều kiện mới và mưu toan dùng chủ nghĩa duy tâm
Trang 2chủ quan của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán do Makhơ sáng lập để thay thế triết học Mác Và như vậy, qua tác phẩm này, Lênin đã lớn tiếng phê phán toàn diện triết học duy tâm tư sản phản động và chủ nghĩa xét lại trong triết học Đây
là một tác phẩm kiểu mẫu về tính đảng trong cuộc đấu tranh chống lại những kể thù của chủ nghĩa Mác, tính đảng ấy đã kết hợp một cách hữu cơ tinh thần cách
mạng nồng nhiệt với tính khoa học sâu sắc
II NỘI DUNG
I MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TRIẾT HỌC TRONG TÁC PHẨM
1 Lý luận về nhận thức của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
- Phần này phân tích và chỉ rõ, toàn bộ lịch sử khoa học tự nhiên đều chứng thực tính chính xác của các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật: Vật chất có trước; ý thức, cảm giác, tư duy là cái có sau Lênin phê phán và bác bỏ luận điểm phi lý của bọn Makhơ coi cảm giác là cái có trước, đồng thời Lênin phát triển thêm một bước tư tưởng của F.Enghen về chất hữu cơ phát sinh từ chất vô cơ
Lênin trích lại sự khẳng định của Ăngghen trong “Chống Đuy Rinh” rằng:
“Tư duy rút những nguyên tắc ấy từ đâu ra?” (đây là nói những nguyên tắc cơ bản của mọi tri thức) “Từ bản thân nó hay sao? Không phải Những hình thức của tồn tại thì tư duy quyết không bao giờ có thể lấy ra và rút ra từ bản thân nó,
mà chỉ có thể lấy ra, rút ra từ thế giới bên ngoài thôi Những nguyên tắc không phải là điểm xuất phát của sự nghiên cứu” (theo như chủ trương của Đuy Rinh, một người muốn làm một nhà duy vật, nhưng lại không biết áp dụng chủ nghĩa duy vật một cách triệt để), “mà là kết quả cuối cùng của sự nghiên cứu; những nguyên tắc ấy không phải là để được ứng dụng vào giới tự nhiên và lịch sử của loài người, mà được trừu tượng hóa từ giới tự nhiên và lịch sử loài người; không phải là giới tự nhiên và loài người thích ứng với những nguyên tắc, mà trái lại những nguyên tắc chỉ đúng trong chừng mực chúng thích ứng với giới tự nhiên
và lịch sử.”
Lênin khẳng định: “Và chúng tôi nhắc lại một lần nữa: “quan điểm duy vật duy nhất” ấy, Ăngghen đã vận dụng khắp nơi và không ngoại lệ khi ông công
Trang 3kích không chút nể nang Đuy Rinh về mọi sự xa rời nhỏ nhất, từ chủ nghĩa duy vật rơi vào chủ nghĩa duy tâm Ai chú ý ít nhiều khi đọc “Chống Đuy Rinh” và
“Lút-vích-phơ-bách”, đều tìm thấy hàng chục đoạn văn trong đó Ăngghen nói đến vật và hình ảnh của vật trong đầu óc con người, trong ý thức, trong tư duy của chúng ta, v.v Ăngghen không nói rằng cảm giác và biểu tượng là những
“tượng trưng” của vật, vì ở đây chủ nghĩa duy vật triệt để phải thay thế những
“tượng trưng” bằng những “hình ảnh”, những hình tượng hoặc phản ánh Nhưng giờ đây, vấn đề không phải là bàn về công thức này hay công thức khác của chủ nghĩa duy vật, mà là bàn về sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm, về sự khác nhau giữa hai đường lối cơ bản trong triết học Phải
chăng là phải đi từ vật đến cảm giác và tư tưởng? Hay đi từ tư tưởng và cảm giác đến vật? Ăngghen kiên trì đường lối thứ nhất, tức là đường lối duy vật Makhơ thì kiên trì đường lối thứ hai, tức là đường lối duy tâm Không một lối nói quanh
co nào, không một lối ngụy biện nào (mà chúng ta còn gặp nhan nhản ra) lại che lấp được sự thật rõ ràng không thể chối cãi được là: Học thuyết của E.Makhơ -coi vật là những phức hợp cảm giác, - là chủ nghĩa duy tâm chủ quan, là sự nhai lại lý luận của Béccơly”
Để chống cái gọi là “sự phát hiện ra những yếu tố của thế giới”của phái Makhơ, Lênin viết: “Nhưng một khi anh thừa nhận rằng những đối tượng vật lý tồn tại không phụ thuộc vào thần kinh hay cảm giác của tôi và chỉ gây nên cảm giác bằng cách tác động vào võng mạc của tôi thì như vậy là anh đã rời bỏ một cách nhục nhã chủ nghĩa duy tâm “phiến diện” của anh, để chuyển sang một thứ chủ nghĩa duy vật “phiến diện”! Nếu màu sắc là cảm giác chỉ vì nó phụ thuộc vào võng mạc (như khoa học tự nhiên buộc anh phải thừa nhận điều đó) thì như thế có nghĩa là những tia ánh sáng, khi chiếu đến võng mạc, sẽ đem lại cảm giác về màu sắc Thế tức là ở ngoài chúng ta, không phụ thuộc vào chúng ta và ý thức của chúng ta, vẫn có sự vận động của vật chất, ví dụ những làn sóng trường có một độ dài và một tốc độ nhất định, chúng tác động vào võng mạc, đem lại cho con người cảm giác về màu sắc nào đó Đó chính là quan điểm của khoa học tự nhiên Khoa học này giải thích những cảm giác khác nhau về một màu sắc nào đó bằng độ dài khác
Trang 4nhau của những sóng ánh sáng tồn tại ở ngoài võng mạc của con người, ở ngoài con người và không phụ thuộc vào con người Và đó chính là chủ nghĩa duy vật: vật chất gây nên cảm giác bằng cách tác động vào giác quan của chúng ta Cảm giác phụ thuộc vào óc, thần kinh võng mạc, v.v., nghĩa là vào vật chất được tổ chức theo một cách thức nhất định Sự tồn tại của vật chất không phụ thuộc vào cảm giác Vật chất là cái có trước Cảm giác, tư tưởng, ý thức là sản phẩm cao nhất của vật chất được tổ chức theo một cách thức đặc biệt Đó là quan niệm của chủ nghĩa duy vật, nói chung, và của Mác
và Ăngghen, nói riêng Makhơ và Avênariut đã lén lút du nhập chủ nghĩa duy vật bằng cách dùng chữ “yếu tố”, tựa hồ như chữ này cứu được lý luận của họ thoát khỏi “tính phiến diện” của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, và tựa
hồ như nó cho phép thừa nhận sự phụ thuộc của cái tâm lý vào võng mạc,
thần kinh, v.v., thừa nhận tính độc lập của cái vật lý đối với cơ thể của con người Thật ra, thủ đoạn lợi dụng từ “yếu tố”, chỉ là một lối ngụy biện hết sức thảm hại, vì người duy vật, khi đọc tác phẩm của Makhơ và Avênariut,
sẽ đặt ra ngay câu hỏi: “yếu tố” là gì? Thật là trẻ con nếu nghĩ rằng bịa ra một từ mới, là có thể tránh được những trào lưu triết học cơ bản”
Để khẳng định giới tự nhiên tồn tại trước khi loài người xuất hiện và đập lại sự ngu dốt của chủ nghĩa duy ngã Makhơ, Lênin đã viện dẫn những câu trích không hết nghĩa của Badarốp về sự khẳng định của Plêkhanốp: “khách thể đã tồn tại từ lâu trước khi chủ thể xuất hiện, nghĩa là từ lâu trước khi xuất hiện những thể hữu cơ có chút ít ý thức”, đồng thời viện dẫn Phơbách về sự khẳng định ấy với tư cách là người nhờ ông mà Mác và Ăngghen đã từ chủ nghĩa duy tâm của Hêghen đến với chủ nghĩa duy vật của mình
Lênin đã phê phán thuyết không thể biết của Cant, vạch rõ sự đối lập căn bản với thuyết của C.Mac về tính có thể biết về thế giới của con người, về chân lý khách quan, về thực tiễn Lênin cũng vạch rõ bọn Makhơ lấy cớ phê phán thuyết không thể biết cũ để bác bỏ sự tồn tại của “vật tự nó” (thế giới hiện thực) để khẳng định chỉ có cảm giác mới tồn tại trực tiếp, còn thế giới hiện thực là một hỗn hợp của nhiều cảm giác
Trang 5Sau khi chỉ ra Bôgơđanốp, Vanlentinốp, Badarốp và Tsecnốp, những kẻ dân túy công kích cái “vật tự nó” của Plêkhanốp, buộc tội Plêkhanốp đã chệch đường, đã sa vào chủ nghĩa Cant, đã xa rời Ăngghen, mà không hiểu “vật tự nó”, Lênin kết luận Tsecnốp là kẻ tử thù của chủ nghĩa Mác, trực tiếp công kích Ăngghen một cách không thành thật Họ “muốn trở thành người mác-xít nhưng
đã gạt Ăngghen ra một bên, đã hoàn toàn không kể đến Phơbách mà chỉ quanh quẩn chung quanh Plêkhanốp Họ gây gổ một cách tẻ nhạt, nhỏ nhặt, bới lông tìm vết đối với người học trò của Ăngghen, đồng thời lảng tránh một cách hèn nhát không dám phân tích thẳng vào những quan điểm của vị thầy” Lênin khẳng định: “Trong cuốn “Lút-vích Phơ-bách”, Ăngghen tuyên bố rằng, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là những trào lưu triết học cơ bản Chủ nghĩa duy vật cho rằng giới tự nhiên là cái có trước, tinh thần là cái có sau; nó đặt tồn tại lên hàng đầu và tư duy vào hàng thứ hai Chủ nghĩa duy tâm thì ngược lại Ăngghen nêu rõ sự khác nhau căn bản phân chia những nhà triết học thuộc “các môn phái” của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật thành “hai phe lớn”, và dứt khoát buộc tội là “mập mờ” những kẻ dùng những danh từ chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật theo bất cứ một nghĩa nào khác
“Vấn đề tối cao của bất cứ triết học nào”, “vấn đề cơ bản lớn của bất cứ triết học nào và đặc biệt là của triết học tối tân - Ăngghen nói - là vấn đề về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần và giới tự nhiên”
Khi giải quyết những vấn đề cơ bản của triết học, phát triển toàn diện lí luận nhận thức duy vật biện chứng, Lênin nêu ra ba kết luận quan trọng:
a Mọi “khách thể tự nó” là hoàn toàn có thể nhận thức được Các biểu
tượng, quan niệm của chúng ta chỉ là những bản sao hay những phản ánh của những khách thể ấy tồn tại ngoài tinh thần mà thôi Lênin viết: “Có những vật tồn tại độc lập đối với ý thức của chúng ta, độc lập đối với cảm giác của chúng
ta, ở ngoài chúng ta, vì không nghi ngờ gì nữa rằng chất a-li-da-rin đã tồn tại ngày hôm qua trong hắc ín của than đá, và cũng không nghi ngờ gì nữa rằng ngày hôm qua chúng ta chẳng biết tý gì về sự tồn tại đó cả và chất a-li-da-rin đó không đem lại cho ta một cảm giác nào cả”
Trang 6b Về nguyên tắc không có sự khác nhau giữa vật tự nó và hiện tượng
Giữa chúng là mối quan hệ biện chứng có thể chuyển hoá lẫn nhau Lênin viết: “Dứt khoát là không có và không thể có bất kỳ sự khác nhau nào về nguyên tắc giữa hiện tượng và vật tự nó Chỉ có sự khác nhau giữa cái đã được nhận thức và cái chưa được nhận thức Còn những điều bịa đặt triết học về ranh giới đặc biệt giữa hai cái đó, về một vật tự nó nằm “ở bên kia” hiện tượng (Cant), về việc có thể và cần phải dựng lên một bức tường triết học giữa chúng ta và vấn đề về cái thế giới mà một bộ phận nào đó chưa được nhận thức nhưng vẫn tồn tại ở ngoài chúng ta (Hium) - tất cả những cái đó chỉ là những điều thuần túy bậy bạ, Schrulle, quái tưởng và bịa đặt mà thôi”
c Chân lý là một quá trình, chân lý không ở điểm đầu hay điểm cuối của nhận thức, chân lý là cụ thể chính ở mối quan hệ tương đối và tuyệt đối của
nó Chân lý tuyệt đối là tổng vô hạn của các chân lý tương đối Lênin viết:
“Trong lý luận nhận thức, cũng như trong tất cả các lĩnh vực khác của khoa học, cần suy luận một cách biện chứng, nghĩa là đừng giả định rằng nhận thức của
chúng ta là bất di bất dịch và có sẵn, mà phải phân tích xem sự hiểu biết nảy sinh
ra từ sự không hiểu biết như thế nào, sự hiểu biết không đầy đủ và không chính
xác trở thành đầy đủ hơn và chính xác hơn như thế nào”
Những vấn đề quan trọng của lí luận phản ánh như vấn đề khách quan và tính cụ thể của chân lí, phép biện chứng của chân lí tuyệt đối và chân lí tương đối Trong khi bảo vệ và phát triển lí luận nhận thức duy vật biện chứng, Lênin vạch ra mối liên hệ bên trong, sự thống nhất không thể tách rời giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sự thống nhất trong cách giải thích duy vật về tự nhiên, xã hội và về cả tư duy con người cũng được đề cập trong tác phẩm này
Vì vậy vật chất được Lênin định nghĩa như sau: “Vật chất là một phạm trù triết học, dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”
Trong khi tổng kết những dữ kiện mới của khoa học tự nhiên, Lênin đã vạch ra thực chất của cuộc khủng hoảng trong khoa học tự nhiên Đó là do "lí
Trang 7luận duy vật về nhận thức mà vật lí cũ thừa nhận một cách tự phát đã nhường chỗ cho thuyết không thể biết và chủ nghĩa duy tâm về nhận thức" Điều kiện để thoát khỏi khủng hoảng là chủ nghĩa duy vật biện chứng phải thay thế chủ nghĩa duy vật siêu hình Trong "CNDVVCNKNPP", Lênin đã luận giải về nguyên tắc tính đảng của triết học, về những nguyên tắc sắp xếp và phân loại các trường phái triết học, mối liên hệ của chúng với lợi ích các tập đoàn và giai cấp trong xã hội
Theo Lênin, “chúng ta chỉ có thể thương hại cho những kẻ đã tin theo Avênariut và đồng bọn rằng dường như có thể nhờ vào danh từ “kinh nghiệm”
mà loại trừ sự phân biệt “cũ rích” giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật”
Họ không chỉ lạm dụng danh từ “kinh nghiệm” mà còn tỏ ra dốt nát nữa Bọn họ,
“tuy lấy chủ nghĩa duy tâm làm điểm xuất phát, nhưng vẫn thường đi lạc hướng
về phía giải thích từ “kinh nghiệm” một cách duy vật”
Lênin phân tích, khi họ nói: “chúng ta không nên rút triết học từ bản thân chúng ta, mà từ trong kinh nghiêm” Ở đây, kinh nghiệm được đem đối lập với cái cái triết học được rút ra từ bản thân, nghĩa là được giải thích như là một cái gì khách quan, từ bên ngoài đưa đến cho con người, tức là được giải thích một cách duy vật “Mối liên hệ chặt chẽ giữa tư tưởng và kinh nghiệm đã làm nảy sinh những khoa học tự nhiên hiện đại Kinh nghiệm đẻ ra tư tưởng Tư tưởng ngày càng phát triển, lại được đối chiếu với kinh nghiệm” Ở đây, “triết học” riêng của Makhơ bị vứt bỏ, và tác giả tự phát chuyển sang quan điểm thông thường của các nhà khoa học tự nhiên là những người xét kinh nghiệm một cách duy vật
Lênin phê phán bọn Makhơ xuất phát từ duy tâm chủ quan đã coi vật chất chẳng qua chỉ là một sự liên hệ nhất định giữa những cảm giác Từ đó bọn họ đã cho rằng, tính tất yếu, tính nhân quả, tính quy luật cũng được gọi là những phạm trù chủ quan do ý thức lý tính, lôgíc mà ra, chứ không là cái khách quan của thế giới Họ coi không gian, thời gian là những hệ thống sắp đặt có thứ tự, trật tự hàng loạt cảm giác
Bác bỏ quan niệm của Makhơ cho rằng, “cái mà chúng ta gọi là vật chất chỉ là một sự liên hệ có quy luật nào đó giữa những yếu tố” và Piếc-xơn cho rằng, “về phương diện khoa học thì không thể phản đối việc phân loại những
Trang 8nhóm tri giác cảm tính nào đó ít nhiều không biến đổi, tập hợp với nhau thành loại,
và gọi chung là vật chất, như vậy chúng ta đã tiến gần đến với định nghĩa của Gi.Xt Minlơ: vật chất là một khả năng thường xuyên về cảm giác”Lênin kết luận: “Tất cả những nhà triết học mà chúng tôi trích dẫn, đều (người công khai, kẻ thì chê dấu) thay đường lối triết học cơ bản của chủ nghĩa duy vật (từ tồn tại đến tư duy, từ vật chất đến cảm giác) bằng một đường lối đối lập là chủ nghĩa duy tâm Việc thừa nhận đường lối triết học mà các nhà triết học duy tâm và bất khả tri đã phủ nhận thì trái lại được diễn đạt bằng những định nghĩa sau đây: vật chất là cái tác động vào giác quan của chúng ta, thì gây ra cảm giác; vật chất là một thực tại khách quan được đem lại cho chúng ta trong cảm giác; v.v ” “Đương nhiên, sự đối lập giữa vật chất và ý thức chỉ có ý nghĩa tuyệt đối trong những phạm vi hết sức hạn chế: trong trường hợp này, chỉ giới hạn trong vấn đề nhận thức luận cơ bản là thừa nhận cái gì
có trước và cái gì có sau? Ngoài giới hạn đó, thì không còn nghi ngờ gì nữa rằng sự đối lập đó là tương đối”
- Đồng thời, , Lênin khẳng định các quan điểm đúng đắn của chủ nghĩa duy vật biện chứng là sự tồn tại khách quan của vật chất, tự nhiên đã tạo ra những nguyên lý về tính khách quan của nhân quả, của quy luật thế giới Không gian, thời gian là hình thức tồn tại khách quan của vật chất Nói cách khác là Lênin đã trình bày tính vật chất và tính quy luật của thế giới
2 Các nhà duy tâm, bạn chiến đấu và kế thừa của những người kinh nghiệm phê phán.
- Lênin vạch ra mối liên hệ của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (của Makhơ) với các môn phái triết học khác (Chủ nghĩa duy tâm của Cant; chủ nghĩa bất khả tri của Hium, thuyết thực chứng bất khả tri ), vạch ra lịch sử phát triển của nó, phê phán các biến thể của chủ nghĩa Makhơ (thuyết kinh nghiệm phù hiệu, kinh nghiệm nhất nguyên, nội tại luận trong triết học, chủ nghĩa tín ngưỡng)
- Lênin phê phán những luận điểm duy tâm xảo trá của Bôgơđanốp (một người bônsêvích phản động với thuyết kinh nghiệm nhất nguyên) về khối hỗn loạn những cảm giác là có trước, từ đó sinh ra kinh nghiệm tâm lý của con người, và nhận thức là do kinh nghiệm vật lý sinh ra Lênin khẳng định, thế giới
Trang 9vật lý tồn tại từ lâu trước khi có con người và tồn tại độc lập với ý thức của con người Ý thức là đặc tính của vật chất có tổ chức cao là bộ óc người, là cơ năng của bộ óc người
3 Cuộc cách mạng cận đại trong khoa học tự nhiên và chủ nghĩa duy tâm triết học.
Lênin bàn về cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên Ông phê phán chủ nghĩa duy tâm vật lý, vạch ra nguyên nhân của cuộc “khủng hoảng vật lý” - mà thực chất của cuộc khủng hoảng này là sự đảo lộn của những quy luật cũ và những nguyên lý cơ bản, sự gạt bảo thực tại khách quan bên ngoài ý thức, tức là
sự thay thế chủ nghĩa duy vật bằng chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa bất khả
tri-và vạch ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng này
Lênin khái quát những thành tựu mới trong vật lý học, phê phán chủ nghĩa Makhơ đã lợi dụng những thành tựu đó để chống lại chủ nghĩa duy vật Chủ
nghĩa Makhơ “chỉ gắn liền độc một trường phái trong độc một ngành của khoa học tự nhiên hiện đại Điểm quan trọng, nó gắn liền với trường phái ấy không phải ở chỗ nó khác tất cả các khuynh hướng khác và tất cả các hệ thống nhỏ của triết học duy tâm, mà là ở chỗ nó giống với chủ nghĩa duy tâm triết học nói chung” Lênin kết luận: “Toàn bộ chủ nghĩa duy tâm vật lý học, toàn bộ triết học
kinh nghiệm phê phán, cũng như thuyết kinh nghiệm tượng trưng, thuyết kinh nghiệm nhất nguyên, v.v., đều thuộc những thứ cặn bã phải vứt bỏ đi” của vật lý học hiện đại đang đẻ ra chủ nghĩa duy vật biện chứng
Lênin làm giàu thêm lý luận nhận thức mác-xít về chân lý khách quan, về tính tuyệt đối và tương đối của chân lý, quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, vũ trang cho các nhà khoa học tiến bộ phương pháp biện chứng duy vật mà họ cần phải đi theo để đạt tới những đỉnh cao mới trong khoa học Lênin viết: “Tất cả các chân lý cũ của vật lý học, kể cả những chân lý trước kia được coi là bất di bất
dịch và không thể bác bỏ được, đều tỏ ra là những chân lý tương đối; như vậy có nghĩa là không thể có một chân lý khách quan nào không phụ thuộc vào nhân
loại Đó là lập luận không những của toàn bộ học thuyết của Makhơ, mà cũng là của toàn thể chủ nghĩa duy tâm “vật lý học” nói chung nữa Chân lý tuyệt đối được cấu thành từ tổng số những chân lý tương đối đang phát triển; chân lý
Trang 10tương đối là những phản ánh tương đối đúng của một khách thể tồn tại độc lập đối với nhân loại; những phản ánh ấy ngày càng trở nên chính xác hơn; mỗi chân
lý khoa học, dù là có tính tương đối, vẫn chứa đựng một yếu tố của chân lý tuyệt đối, - tất cả những luận điểm ấy đều là hiển nhiên đối với bất cứ ai đã nghiên cứu
kỹ cuốn “Chống Đuy Rinh” của Ăngghen, nhưng lại rất khó hiểu đối với nhận thức luận “hiện đại” Vật thể không phải là ký hiệu của cảm giác, mà cảm giác
là ký hiệu (hay nói cho đúng hơn là hình ảnh) của vật thể “Sự phát triển của vật
lý học gây ra một cuộc đấu tranh thường xuyên giữa giới tự nhiên không ngừng cung cấp tài liệu, với cái lý tính không ngừng nhận thức” Giới tự nhiên là vô tận cũng như những hạt nhỏ nhất của nó (kể cả điện tử) đều là vô tận, nhưng lý tính cũng biến một cách vô tận “vật tự nó” thành “vật cho ta” “Cuộc đấu tranh giữa thực tại với quy luật vật lý học sẽ tiếp diễn một cách vô tận; cứ mỗi quy luật mà vật lý học xây dựng nên thì thực tại sớm muộn sẽ thẳng tay bác bỏ, - bác bỏ bằng
sự kiện; nhưng vật lý học sẽ không ngừng tu sữa, cải biến và làm phức tạp thêm cái quy luật đã bị bác bỏ” Đó sẽ là một bản trình bày hoàn toàn đúng về chủ nghĩa duy vật biện chứng nếu tác giả kiên quyết khẳng định sự tồn tại của thực tại khách quan ấy không lệ thuộc vào loài người” Nếu lý luận vật lý học ngày càng trở nên tự nhiên thì như thế có nghĩa là một “tự nhiên”, một thực tại mà lý luận ấy “phản ánh”, vẫn tồn tại một cách không phụ thuộc vào ý thức của chúng
ta, - đó chính là quan điểm của chủ nghĩa duy vật
4 Chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Lênin tập trung phê phán chủ nghĩa duy tâm chủ quan Makhơ về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực xã hội, và làm phong phú thêm chủ nghĩa duy vật biện chứng của C.Mac và F.Enghen Đứng trên lập trường “muốn biết kẻ thù của mình, thì phải đến xứ sở của kẻ thù”, Lênin đã trích dẫn khá dài những phê phán của phái Makhơ đối với chủ nghĩa Mác và khẳng định “tạp chí triết học của R.Avênariut thì quả là một xứ sở kẻ thù đối với những người mác-xít”, đồng thời Lênin đã phân tích những lý lẽ của họ:
“Lý lẽ thứ nhất: Mác là một “nhà siêu hình học” không hiểu “sự phê phán những khái niệm” nhận thức luận, và không xây dựng được một nhận thức luận tổng quát nhưng đã đơn giản đưa chủ nghĩa duy vật vào trong “nhận thức luận