SỰ BIỂU HIỆN QUY LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG
I.3. nghĩa của quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và định luật tuần hoàn:
những sự thay đổi về chất và định luật tuần hoàn:
- Việc xác định chất của một chất hóa học là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của hóa học, bởi vì chỉ khi nào xác lập được đặc tính căn bản của chất hóa học, mối liên hệ và sự khác nhau so với các chất hóa học khác thì mới hiểu được tính qui luật trong cấu tạo và tính chất của chất hóa học đó, mới nắm được mối quan hệ lặp đi lặp lại, ổn định, thuộc riêng những chất hóa học có chất xác định.
Nhờ định luật tuần hoàn, với việc xác định đúng bản chất của các nguyên tố dựa vào điện tích hạt nhân và sự sắp xếp các electron trong lớp vỏ, mà chúng ta dễ dàng xác định được tính chất của chúng. Hay ngược lại, biết được vị trí của một nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn, ta có thể suy ra tính chất hóa học cơ bản của nó.
Thí dụ
* Chu kì nhỏ (1, 2, 3) có tính PK * Chu kì lớn ( 4, 5, 6.) có tính KL
+ Nguyên tố thuộc nhóm VA, VIA, VIIA có tính PK (trừ Sb, Bi, Po)
+ Hóa trị cao nhất của nguyên tố trong hợp chất oxi, hóa trị của nguyên tố trong hợp chất hiđro.
+ Công thức oxit cao nhất. Công thức hợp chất với hidro (nếu có)
+ Công thức hiđroxit tương ứng (nếu có) và tính axit hay bazơ của chúng.
- Bên cạnh đó, sự biến thiên được rút ra thành quy luật theo chu kì và nhóm còn giúp chúng ta so sánh tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố xung quanh.
Thí dụ:
So sánh tính chất hoá học của P (Z = 15) với Si (Z = 14) và S (Z = 16) với N (Z =
7) và As (Z = 33).
- Sự biến thiên từ tính chất của các nguyên tố hóa học trong một chu kỳ được thực hiện dần dần thông qua bước nhảy.Ranh giới tương đối giữa nguyên tố kim loại (màu hồng), phi kim (màu xanh) trong bảng hệ thống tuần hoàn được phân cách bằng đường dích dắc in đậm. Phía phải là các nguyên tố phi kim, phía trái là nguyên tố kim loại.
- Dựa vào điện tích hạt nhân nguyên tử, người ta đã giải quyết được vấn đề hết sức quan trọng đó là xác định số nguyên tố còn chưa tìm ra. Khi xếp các nguyên tố theo chiều tăng của khối lượng nguyên tử không phải bao giờ cũng biết được vị trí mỗi nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn. Đó là vì từ nguyên tố nọ đến nguyên tố kia, khối lượng nguyên tử không thay đổi theo những lượng bằng nhau như đối với điện tích hạt nhân. Do đó trên cơ sở khối lượng nguyên tử không thể giải quyết dứt khoát vấn đề giữa hai nguyên tố đã biết liệu còn nguyên tố nào chưa biết hay không?
Trường hợp giữa H và He:
Trước đây dựa vào hình thức của bảng HTTH, người ta đã có giả thuyết sai lầm cho rằng giữa H và He phải có một nguyên tố “halogen” nhẹ có khối lượng nguyên tử là 3 để chu kỳ 1 vừa có kim loại (H), vừa có phi kim halogen nhẹ, vừa có khí hiếm He. Khi biết H có điện tích hạt nhân bằng 1 và He bằng 2 thì có thể khẳng định được rằng giữa hai nguyên tố đó không thể có nguyên tố nào khác. Trường hợp giữa Ba và Ta:
Trước đây số lượng và vị trí các nguyên tố trong khoảng giữa Ba và Ta có rất nhiều lộn xộn, khi đã xác định được Ba có Z = 56 và Ta có Z = 73 thì có thể khẳng định rằng giữa 2 nguyên tố đó còn 16 nguyên tố khác và vị trí của nó là hoàn toàn xác định.
Nhận thức đúng đắn về mối quan hệ biện chứng giữa thay đổi về lượng và thay đổi về chất chúng ta sẽ rút ra ý nghĩa của phương pháp luận quan trọng cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Để có tri thức đầy đủ về sự vật, ta phải nhận thức cả mặt lượng và mặt chất của nó. Những nhận thức ban đầu về chất (thấy sự khác nhau) của các sự vật chỉ trở nên đúng đắn và được làm sâu sắc thêm khi đạt tới tri thức về sự thống nhất giữa chất và lượng của các sự vật đó.
Vì sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất có mối quan hệ biện chứng với nhau cho nên trong hoạt động thực tiễn phải dựa trên việc hiểu đúng đắn vị trí, vai trò và ý nghĩa của mỗi loại thay đổi nói trên trong sự phát triển của xã hội, trong quá trình nghiên cứu khoa học và trong quá trình sản xuất, điều chế các sản phẩm hóa học phục
CHƯƠNG I I