Phân công lao động cá biệt là phân công trongnội bộ xí nghiệp như trong một xí nghiệp may phân theo dây chuyền cắt, dâychuyền ráp, dây chuyền ủi,… Điều kiện của sự phân công lao động xã
Trang 2CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG
1.1 Sản xuất tự cấp tự túc:
Sản xuất tự cấp, tự túc là kiểu tổ chức kinh tế trong đó những người sảnxuất ra sản phẩm, chủ yếu để tiêu dùng cho bản thân và gia đình.Xuất hiện từ rấtsớm, nền sản xuất tự cấp, tự túc không tránh khỏi sự thiếu sót và yếu điểm:
- Là nền sản xuất khép kín, hướng vào thỏa mãn nhu cầu chật hẹp của bảnthân người sản xuất
- Sản xuất với qui mô nhỏ, nhu cầu thấp và chủ yếu dựa vào nguồn lực tựnhiên
- Không có môi trường cạnh tranh nên không có động lực mạnh cho việcđổi mới, cải tiến kỹ thuật để phát triển sản xuất
- Trong nền sản xuất tự cấp tự túc do sản xuất khép kính, biệt lập nên vậtchất, tinh thần, văn hóa của mỗi người, xã hội còn thấp
- Phân công lao động kém phát triển
1.2 Sản xuất hàng hóa:
SXHH là kiểu tổ chức kinh tế, trong đó, những người sản xuất ra sản phẩmkhôn phải chủ yếu để tiêu dùng cho mình mà để trao đổi, mua bán trên thịtrường SXHH ra đời, tồn tại dựa trên hai điều kiện:
- Thứ nhất là phải có sự phân công lao động xã hội, tức là có sự chuyên mônhoá sản xuất, phân chia lao động xã hội vào các ngành, các lĩnh vực sản xuấtkhác Sự phân chia lao động xã hội sẽ làm cho việc trao đổi sản phẩm trở nêntất yếu vì khi đó mỗi người chỉ sản xuất ra một hay một vài sản phẩm trongkhi đó họ có nhu cầu sử dụng nhiều loại sản phẩm khác nhau Để thỏa mãnnhu cầu hàng ngày họ phải trao đổi sản phẩm do mình làm ra để lấy sản phẩm
Trang 3khác Mặt khác, sự phân công lao động đã làm cho năng suất lao động tănglên, sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều và trao đổi sản phẩm ngày càng phổbiến Các loại phân công lao động xã hội gồm: phân công lao động chung làphân chia nền kinh tế thành các ngành sản xuất khác nhau như công nghiệp,nông nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ, Phân công lao động riêng (phâncông lao động đặc thù) là phân chia ngành sản xuất thành những phân ngànhnhư ngành công nghiệp phân chia thành công nghiệp nặng và công nghiệpnhẹ Trong công nghiệp nặng gồm: công nghiệp khai thác, công nghiệp tạomáy,…Công nghiệp nhẹ: chế biến,… Trong ngành nông nghiệp gồm: ngànhtrồng trọt, ngành chăn nuôi Phân công lao động cá biệt là phân công trongnội bộ xí nghiệp như trong một xí nghiệp may phân theo dây chuyền cắt, dâychuyền ráp, dây chuyền ủi,… Điều kiện của sự phân công lao động xã hội là
sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội Đến lượt nó, phân công lao động
xã hội lại là nhân tố phát triển của lực lượng sản xuất Đây là tiền đề, cơ sở
cho sản xuất hàng hoá ( http://www.bachkhoatoanthu.org.vn )
- Thứ hai: phải có sự tách biệt tương đối giữa những người sản xuất về mặtkinh tế, tức là những người sản xuất trở thành những chủ thể sản xuất, độc lậpnhất định Do đó, sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu hoặc do họ chi phối.Trong lịch sử, sự tách biệt này là do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất quy địnhcòn trong nền sản xuất hiện đại, sự tách biệt này còn do các hình thức sở hữukhác nhau về tư liệu sản xuất và sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụngđối với tư liệu sản xuất quy định
Đây là hai điều kiện cần và đủ của SXHH Thiếu một trong hai điều kiệntrên sẽ không có SXHH
1.3 Ưu thế sản xuất hàng hóa so với sản xuất tự cấp, tự túc:
Trang 4So với sản xuất tự cung tự cấp thì sản xuất hàng hoá có những ưu thế hơnhẳn Do sản xuất hàng hoá dựa trên sự phân công lao động xã hội, chuyên mônhoá sản xuất nên nó khai thác được những lợi thế tự nhiên, xã hội, kỹ thuật củatừng người, từng cơ sở cũng như từng vùng, từng địa phương.
Đồng thời, sản xuất hàng hoá cũng tác động trở lại làm cho phân công laođộng xã hội, chuyên môn hoá sản xuất ngày càng tăng, mối quan hệ giữa cácngành, các vùng ngày càng trở nên mở rộng, sâu sắc Từ đó, làm cho năng suấtlao động tăng lên nhanh chóng, nhu cầu của xã hội được đáp ứng đầy đủ hơn
Trong nền sản xuất hàng hoá, quy mô sản xuất không còn bị giới hạn bởinguồn lực và nhu cầu của mỗi cá nhân, gia đình, mỗi cơ sở, mỗi vùng mà nóđược mở rộng, dựa trên cơ sở nhu cầu và nguồn lực xã hội Từ đó, tạo điều kiệncho việc ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy sảnxuất phát triển, chuyển từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn
Trong nền SXHH, để tồn tại và sản xuất có lãi, người sản xuất phải luônluôn năng động, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao năng suất laođộng, giảm chi phí sản xuất, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.Nhờ đó, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, năng suất lao động tăng, hiệuquả kinh tế ngày càng cao
Sự phát triển sản xuất, mở rộng và giao lưu kinh tế giữa các cá nhân, cácvùng, các nước không chỉ làm cho đời sống vật chất mà cả đời sống văn hoá,tinh thần cũng được nâng cao hơn, phong phú và đa dạng hơn Đó là tính chất
“mở” - là đặc trưng của SXHH
Tóm lại, trong khi sản xuất tự cung tự cấp bị giới hạn bởi nhu cầu vànguồn lực cá nhân, gia đình; quy mô sản xuất nhỏ, không tạo được động lực thúcđẩy sản xuất phát triển thì SXHH lại tạo được động lực sản xuất phát triển, làm
Trang 5cho sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, góp phần nâng caođời sống vật chất, tinh thần của mỗi cá nhân và toàn xã hội.
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VÀ ƯU THẾ SXHH Ở NƯỚC TA
2.1 Tình hình nước ta từ sau giải phóng tới nay:
2.1.1 Tình hình nước ta từ sau giải phóng đến năm 2000:
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, Việt Nam ta bắt tay vào công cuộckhôi phục và xây dựng đất nước Tình hình thế giới vẫn không ổn định, thêm vào
đó là một số chính sách kinh tế không hợp lý của nhà nước đã dẫn đến nền kinh
tế kém phát triển Thời kỳ bao cấp được ví như “một áng mây đen” bao trùm cảđất nước, chế phân phối theo tem phiếu, ngăn sông cấm chợ làm cho cuộc sốngcủa nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn Trước tình hình đó, Đảng vànhà nước đã có những chính sách hợp lý nhằm ổn định và phát triển nền kinh tế.Bên cạnh đó, tình hình thế giới ổn định hơn, khả năng duy trì hòa bình lâu dàicho phép chúng ta tập trung vào nhiệm vụ phát triển kinh tế Giải pháp được đưa
ra là xóa bỏ chế độ quan liêu bao cấp chuyển sang nền SXHH kinh tế thị trườngtheo định hướng XHCN
Chiến lược 10 năm 1991 - 2000 được thực hiện khi nền kinh tế nước tađang có một số chuyển biến tích cực, nhưng đất nước vẫn chưa ra khỏi khủnghoảng kinh tế - xã hội; chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu tan vỡ; Mỹ tiếp tụcbao vây, cấm vận nước ta; các thế lực thù địch tìm cách chống phá ta về nhiềumặt; những năm cuối thập kỷ 90, nước ta lại chịu tác động bất lợi của cuộckhủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực và bị thiệt hại lớn do thiên tai liên tiếpxảy ra trên nhiều vùng
Mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức gay gắt, nhìn chung việc thực hiệnChiến lược 1991 - 2000 đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng:
Trang 6Sau mấy năm đầu thực hiện Chiến lược, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế
- xã hội
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) sau 10 năm tăng hơn gấp đôi (2,07lần) Tích lũy nội bộ của nền kinh tế từ mức không đáng kể, đến năm 2000 đã đạt27% GDP Từ tình trạng hàng hóa khan hiếm nghiêm trọng, nay sản xuất đã đápứng được các nhu cầu thiết yếu của nhân dân và nền kinh tế, tăng xuất khẩu và
có dự trữ Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội phát triển nhanh Cơ cấu kinh tế cóbước chuyển dịch tích cực Trong GDP, tỷ trọng nông nghiệp từ 38,7% giảmxuống 24,3%, công nghiệp từ 22,7% tăng lên 36,6%, dịch vụ từ 38,6% tăng lên
39,1% ( http://www.cpv.org.vn )
- Quan hệ sản xuất đã có bước đổi mới phù hợp hơn với trình độ phát triểncủa lực lượng sản xuất và thúc đẩy sự hình thành nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế; doanhnghiệp nhà nước được sắp xếp lại một bước, thích nghi dần với cơ chế mới, hìnhthành những tổng công ty lớn trên nhiều lĩnh vực then chốt Kinh tế tập thể cóbước chuyển đổi và phát triển đa dạng theo phương thức mới Kinh tế hộ pháthuy tác dụng rất quan trọng trong nông nghiệp; kinh tế cá thể, tư nhân, kinh tế cóvốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh Cơ chế quản lý và phân phối có nhiềuđổi mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
- Từ chỗ bị bao vây, cấm vận, nước ta đã phát triển quan hệ kinh tế với hầukhắp các nước, gia nhập và có vai trò ngày càng tích cực trong nhiều tổ chứckinh tế quốc tế và khu vực, chủ động từng bước hội nhập có hiệu quả với kinh tếthế giới Nhịp độ tăng kim ngạch xuất khẩu gần gấp ba nhịp độ tăng GDP Thuhút được một khối lượng khá lớn vốn từ bên ngoài cùng nhiều công nghệ và kinhnghiệm quản lý tiên tiến
Trang 7- Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt Trình độdân trí, chất lượng nguồn nhân lực và tính năng động trong xã hội được nâng lênđáng kể Đã hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học trong
cả nước; bắt đầu phổ cập trung học cơ sở ở một số thành phố, tỉnh đồng bằng Sốsinh viên đại học, cao đẳng tăng gấp 6 lần Đào tạo nghề được mở rộng Nănglực nghiên cứu khoa học được tăng cường, ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến.Các hoạt động văn hóa, thông tin phát triển rộng rãi và nâng cao chất lượng
- Mỗi năm tạo thêm 1,2 - 1,3 triệu việc làm mới Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêuchuẩn của nước ta) từ trên 30% giảm xuống 11% Người có công với nước đượcquan tâm chăm sóc Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm từ 2,3% giảm xuống1,4% Tuổi thọ bình quân từ 65 tuổi tăng lên 68 tuổi Việc bảo vệ, chăm sóc trẻ
em, chăm lo sức khỏe cộng đồng, phòng, chống dịch bệnh có nhiều tiến bộ.Phong trào thể dục rèn luyện sức khỏe phát triển; thành tích thi đấu thể thaotrong nước và quốc tế được nâng lên
- Cùng với những nỗ lực to lớn của lực lượng vũ trang nhân dân trong xâydựng và bảo vệ Tổ quốc, những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội đã tạo điềukiện tăng cường tiềm lực, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhândân, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm ổnđịnh chính trị và trật tự an toàn xã hội
- Phần lớn các mục tiêu chủ yếu đề ra trong Chiến lược kinh tế - xã hội
1991 - 2000 đã được thực hiện Nền kinh tế có bước phát triển mới về lực lượngsản xuất, quan hệ sản xuất và hội nhập kinh tế quốc tế; đời sống vật chất, tinhthần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, văn hóa xã hội không ngừng tiến bộ; thế
và lực của đất nước hơn hẳn 10 năm trước, khả năng độc lập tự chủ được nânglên, tạo thêm điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH)
Trang 8Tuy nhiên, những thành tựu và tiến bộ đã đạt được chưa đủ để vượt quatình trạng nước nghèo và kém phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng của đấtnước Trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp xa so với mức trung bìnhcủa thế giới và kém nhiều nước xung quanh Thực trạng kinh tế - xã hội vẫn cònnhững mặt yếu kém, bất cập, chủ yếu là:
- Nền kinh tế kém hiệu quả và sức cạnh tranh còn yếu Tích lũy nội bộ vàsức mua trong nước còn thấp Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm theo hướngCNH, HDH, gắn sản xuất với thị trường; cơ cấu đầu tư còn nhiều bất hợp lý.Tình trạng bao cấp và bảo hộ còn nặng Đầu tư của Nhà nước còn thất thoát vàlãng phí Đầu tư trực tiếp của nước ngoài giảm mạnh Nhịp độ tăng trưởng kinh
tế những năm gần đây giảm sút, năm 2000 tuy đã tăng lên nhưng còn thấp hơnmức của những năm giữa thập kỷ 90
- Quan hệ sản xuất có mặt chưa phù hợp, hạn chế việc giải phóng và pháttriển lực lượng sản xuất Chưa có chuyển biến đáng kể trong việc đổi mới và pháttriển doanh nghiệp nhà nước Kinh tế tập thể phát triển chậm, việc chuyển đổicác hợp tác xã theo Luật ở nhiều nơi còn mang tính hình thức, hiệu quả thấp Cácthành phần kinh tế khác chưa phát huy hết năng lực, chưa thực sự được bìnhđẳng và yên tâm đầu tư kinh doanh Cơ chế quản lý, chính sách phân phối có mặtchưa hợp lý, chưa thúc đẩy tiết kiệm, tăng năng suất, kích thích đầu tư phát triển;chênh lệch giàu nghèo tăng nhanh
- Kinh tế vĩ mô còn những yếu tố thiếu vững chắc Hệ thống tài chính,ngân hàng, kế hoạch đổi mới chậm, chất lượng hoạt động hạn chế; môi trườngđầu tư, kinh doanh còn nhiều vướng mắc, chưa tạo điều kiện và hỗ trợ tốt cho cácthành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh
- Giáo dục, đào tạo còn yếu về chất lượng, cơ cấu đào tạo chưa phù hợp,
có nhiều tiêu cực trong dạy, học, và thi cử Khoa học và công nghệ chưa thật sự
Trang 9trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội Cơ sở vật chất của các ngành y tế,giáo dục, khoa học, văn hóa, thông tin, thể thao còn nhiều thiếu thốn Việc đổimới cơ chế quản lý và thực hiện xã hội hóa trong các lĩnh vực này triển khaichậm.
- Đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất là ở vùngnúi, vùng sâu, vùng thường bị thiên tai Số lao động chưa có việc làm và thiếuviệc làm còn lớn Nhiều tệ nạn xã hội chưa được đẩy lùi, nạn ma túy, mại dâm,lây nhiễm HIV-AIDS có chiều hướng lan rộng Tai nạn giao thông ngày càngtăng Môi trường sống bị ô nhiễm ngày càng nhiều
2.1.2 Tình hình nước ta những năm gần đây:
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005 được triển khai thựchiện trong tình hình chính trị, xã hội nước ta cơ bản ổn định, sức mạnh đại đoànkết toàn dân tộc và thực lực nền kinh tế tiếp tục được tăng cường, quan hệ quốc tếkhông ngừng mở rộng, những tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế - tàichính khu vực năm 1997 đã được khắc phục
Tuy nhiên, những diễn biến phức tạp của tình hình chính trị và an ninh quốc
tế, sự phục hồi chậm của nền kinh tế thế giới và những biến động giá cả trên thịtrường quốc tế, nạn dịch bệnh mới xuất hiện, những diễn biến phức tạp về thời tiết
và khí hậu, sự chống phá của các thế lực thù địch đã gây nhiều khó khăn cho việcthực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
Trong bối cảnh đó, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã nỗ lực phấn đấuthực hiện các nhiệm vụ do Đại hội IX đề ra Công cuộc phát triển kinh tế - xã hội
đã đạt được những thành tựu rất quan trọng nhưng vẫn còn dưới mức khả năngphát triển của đất nước; hoạt động kinh tế, xã hội còn nhiều yếu kém, bất cập
Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, năm sau cao hơn năm trước:
Trang 10- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 5 năm (2001 - 2005) tăng bình quân7,5%/năm (đạt kế hoạch đề ra) Năm 2005, GDP theo giá hiện hành ước đạt 838nghìn tỉ đồng, bình quân đầu người trên 10,0 triệu đồng (tương đương khoảng 640USD).
- Nông nghiệp tiếp tục phát triển khá; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp vàthủy sản tăng 5,4%/năm (kế hoạch 4,8%), giá trị tăng thêm tăng khoảng3,8%/năm Năng suất, sản lượng và hàm lượng công nghệ trong sản phẩm nôngnghiệp và nuôi trồng thuỷ sản tăng đáng kể; an ninh lương thực quốc gia được bảođảm; một số sản phẩm xuất khẩu chiếm được vị trí cao trên thị trường thế giới[3].Trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng đã có bước tiến; độ che phủ rừng từ 33,7%năm 2000 tăng lên 37,4% năm 2005
- Công nghiệp và xây dựng liên tục tăng trưởng cao, giá trị tăng thêm tăng10,2%/năm Công nghiệp có bước chuyển biến tích cực về cơ cấu sản xuất, chấtlượng sản phẩm và sức cạnh tranh Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16%/năm (kếhoạch 13,1%), cao hơn 1,9%/năm so với 5 năm trước Cả nước đã có trên 100 khucông nghiệp, khu chế xuất, nhiều khu hoạt động có hiệu quả; tỉ lệ công nghiệp chếtác, cơ khí chế tạo và nội địa hoá sản phẩm tăng Công nghiệp ở nông thôn vàmiền núi tăng trưởng cao hơn tốc độ trung bình của cả nước Một số sản phẩmcông nghiệp đã cạnh tranh được trên thị trường trong và ngoài nước Ngành xâydựng tăng trưởng 10,7%/năm, năng lực xây dựng tăng khá nhanh và có bước tiếnđáng kể theo hướng hiện đại; việc xây dựng đô thị, xây dựng nhà ở đạt nhiều kếtquả, hàng năm đưa thêm vào sử dụng khoảng 20 triệu m2
- Dịch vụ có bước phát triển cả về quy mô, ngành nghề, thị trường và cótiến bộ về hiệu quả với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế Giá trị sản xuấtcủa các ngành dịch vụ tăng 7,6%/năm (kế hoạch 7,5%); giá trị tăng thêm tăng gần
Trang 117%/năm (kế hoạch 6,8%) Riêng năm 2005, giá trị tăng thêm tăng 8,5%, cao hơnmức tăng GDP.
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ tăng khoảng 15%/năm (kế hoạch 11
- 12%) Ngành du lịch phát triển khá, cả về lượng khách, loại hình và sản phẩm dulịch Dịch vụ vận tải tăng nhanh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu Bưu chính -viễn thông phát triển nhanh theo hướng hiện đại, đến cuối năm 2005 đạt 19 máyđiện thoại và 3,2 thuê bao Internet trên 100 dân; 100% xã có điện thoại, hầu hếtcác xã có điểm bưu điện - văn hoá hoặc điểm bưu điện Các dịch vụ tài chính,ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, tư vấn, tin học, kỹ thuật, y tế, giáo dục, đào tạo,văn hoá đều có bước phát triển
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH – HĐH
- Về cơ cấu ngành, tỉ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng từ36,7% năm 2000 lên 41% năm 2005 (kế hoạch 38 - 39%); tỉ trọng nông, lâmnghiệp và thủy sản đã giảm từ 24,5% xuống còn 20,9% (kế hoạch 20 - 21%); tỉtrọng dịch vụ ở mức 38,1% (kế hoạch 41 - 42%)
- Cơ cấu kinh tế vùng đã có bước điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế sosánh của từng vùng; các vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, khu kinh tế vàvùng sản xuất chuyên môn hoá cây trồng, vật nuôi đang phát triển khá nhanh,đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế
- Cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế Tỉ trọng lao động của ngành công nghiệp và xây dựngtrong tổng số lao động xã hội tăng từ 12,1% năm 2000 lên 17,9% năm 2005; laođộng trong các ngành dịch vụ tăng từ 19,7% lên 25,3%; lao động trong các ngànhnông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 68,2% xuống còn 56,8% Tỉ trọng lao động
đã qua đào tạo tăng từ 20% năm 2000 lên 25% năm 2005
Trang 12- Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềmnăng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu Khu vực kinh
tế nhà nước đang được tổ chức lại, đổi mới và chiếm 38,4% GDP, chi phối nhiềungành kinh tế then chốt và tập trung hơn vào những lĩnh vực chủ yếu của nền kinh
tế Kinh tế dân doanh phát triển khá nhanh, hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnhvực, chiếm 45,7% GDP, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất
là giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân; trong đó, kinh tế hợp tác vàhợp tác xã phát triển khá đa dạng (đóng góp khoảng 6,8% GDP) Kinh tế có vốnđầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, chiếm 15,9% GDP, là cầunối quan trọng với thế giới về chuyển giao công nghệ, giao thương quốc tế
Đi kèm với sự phát triển về kinh tế là sự thay đổi, phát triển trong văn hóa,giáo dục, giao lưu quốc tế, khoa học công nghệ và sự ổn định về chính trị
Hội nhập kinh tế quốc tế và kinh tế đối ngoại có bước tiến mới rất quantrọng:
- Quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước và các tổ chức quốc tế được mởrộng; việc thực hiện các cam kết về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA),Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, tiêu biểu nhất là sự kiện Việt Namchính thức là thành viên của gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã góp phầntạo ra một bước phát triển mới rất quan trọng về kinh tế đối ngoại, nhất là xuấtkhẩu
- Xuất khẩu, nhập khẩu tăng nhanh Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 5năm đạt trên 110,6 tỉ USD, tăng 17,5%/năm, vượt mục tiêu đề ra (kế hoạch16%/năm); năm 2005, xuất khẩu bình quân đầu người đạt 390 USD, gấp đôi năm
2000 Xuất khẩu dịch vụ 5 năm đạt trên 21 tỉ USD, tăng 15,7%/năm, bằng 19%tổng kim ngạch xuất khẩu Thị trường xuất khẩu được mở rộng sang một số nước
và khu vực, nhất là Hoa Kỳ
Trang 13- Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá 5 năm khoảng 130 tỉ USD, tăngkhoảng 19%/năm Tổng kim ngạch nhập khẩu dịch vụ 5 năm ước trên 21 tỉ USD,tăng 10,3%/năm Nhập siêu hàng hoá 5 năm là 19,4 tỉ USD, bằng 17,4% tổng kimngạch xuất khẩu hàng hoá, tuy ở mức cao nhưng vẫn trong tầm kiểm soát và có xuhướng giảm dần trong 3 năm cuối của kế hoạch 5 năm, riêng năm 2005 là 14%.
- Cơ cấu hàng xuất khẩu, nhập khẩu chuyển biến theo hướng tích cực.Trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sảngiảm từ 37,2% năm 2000 xuống còn 35,8% năm 2005; hàng nông, lâm, thuỷ sảngiảm từ 29% xuống 24,5%; hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng từ33,9% lên 39,8% Trong cơ cấu hàng nhập khẩu, năm 2005, nhóm máy móc, thiết
bị và phụ tùng chiếm 32,5%; nhóm nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 61,3%; nhómhàng tiêu dùng chiếm 6,2%
Giáo dục và đào tạo có bước phát triển khá:
- Cùng với củng cố kết quả xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, việcphổ cập giáo dục trung học cơ sở đã được triển khai tích cực, đến hết năm 2005 có
31 tỉnh đạt tiêu chuẩn phổ cập trung học cơ sở Tỉ lệ học sinh trong độ tuổi đi học
ở bậc tiểu học đạt 97,5% Quy mô giáo dục tiếp tục được mở rộng và trình độ dântrí đã được nâng lên rõ rệt
- Số học sinh trung học chuyên nghiệp tăng 12,9%/năm và dạy nghề dài hạntăng 12%/năm, sinh viên đại học và cao đẳng tăng 8,4%/năm Các trường sư phạm
từ trung ương đến địa phương tiếp tục được củng cố và phát triển Chất lượng dạynghề có chuyển biến tích cực Bước đầu đã hình thành mạng lưới dạy nghề cho laođộng nông thôn, thanh niên dân tộc thiểu số, người tàn tật, gắn dạy nghề với tạoviệc làm, xoá đói, giảm nghèo
- Đổi mới giáo dục đang được triển khai từ giáo dục mầm non, phổ thông,dạy nghề đến cao đẳng, đại học Việc xã hội hoá giáo dục và đào tạo đã đạt kết
Trang 14quả bước đầu Nhiều trường dân lập, tư thục bậc đại học, trung học chuyên nghiệp,trung học phổ thông và dạy nghề đã được thành lập
- Đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo tăng lên đáng kể Năm 2005, chicho giáo dục và đào tạo chiếm khoảng 18% tổng chi ngân sách nhà nước; đã huyđộng được nhiều nguồn vốn khác để phát triển giáo dục thông qua việc phát hànhcông trái giáo dục, đóng góp của dân cư, của doanh nghiệp, vốn từ bên ngoài Cơ
sở vật chất của ngành đã được tăng cường, đặc biệt là đối với vùng núi, vùng đồngbào dân tộc thiểu số
Văn hoá - xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt, việc gắn kết giữa phát triển kinh
tế với giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tích cực, chỉ số phát triển conngười được nâng lên:
- Trong 5 năm, đã tạo việc làm cho 7,5 triệu lao động; các thành phần kinh tếngoài nhà nước thu hút gần 91% lực lượng lao động xã hội và tạo 90% việclàm mới Xuất khẩu lao động và chuyên gia bằng 2,3 lần so với 5 năm trước.Năm 2005, thất nghiệp ở thành thị giảm xuống còn 5,3%; thời gian sử dụng lao
động ở nông thôn đạt 80,65% ( http://www.vnp.org.vn )
- Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 5,7 triệu đồng (năm 2000) lên trên
10 triệu đồng (năm 2005), tăng 12,1%/năm và chỉ số phát triển con người đượcnâng lên
- Công tác xoá đói, giảm nghèo được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, đãthu được nhiều kết quả tốt thông qua việc trợ giúp điều kiện sản xuất, tạo việc làm,cải thiện kết cấu hạ tầng, nhà ở; tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận với các dịch
vụ xã hội cơ bản, tăng thu nhập, cải thiện đời sống; động viên các ngành, các cấp,các đoàn thể quần chúng và các tầng lớp dân cư tham gia Đến cuối 2005, tỉ lệ hộ
Trang 15nghèo còn 7% (kế hoạch là 10%, theo chuẩn Việt Nam cho giai đoạn 2001 2005).
Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng Hoạtđộng y tế dự phòng được đẩy mạnh hơn Một số dịch bệnh mới như dịch viêmphổi cấp (SARS) được ngăn chặn, khắc phục nhanh Mạng lưới y tế, đặc biệt là y
tế cơ sở được củng cố và phát triển; hầu hết các xã, phường trong cả nước đều cótrạm y tế, trên 65% trạm có bác sĩ Một số cơ sở y tế chuyên ngành được nâng cấp,ứng dụng công nghệ tiên tiến Sản xuất thuốc trong nước đã chiếm khoảng 45%thị phần thuốc chữa bệnh Chế độ khám, chữa bệnh cho người nghèo, khám, chữabệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi đang được triển khai thực hiện Việc phòng,chống HIV/AIDS được đẩy mạnh hơn Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡnggiảm từ 33,4% năm 2000 xuống dưới 25% năm 2005, đạt kế hoạch; tỉ lệ chết củatrẻ em dưới 1 tuổi còn 18% Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam từ 68 tuổivào năm 1999 đã nâng lên 71,3 tuổi vào năm 2005
- Hoạt động văn hoá, thông tin phát triển đa dạng hơn, góp phần nâng caođời sống văn hoá của nhân dân, làm tăng hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tưtưởng, phổ biến pháp luật; phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở pháttriển sâu rộng hơn
- Hoạt động thể dục, thể thao tiếp tục phát triển theo chiều rộng và có bướcnâng cao Cơ sở vật chất - kỹ thuật của ngành thể thao đã được tăng cường đáng
kể Đã tổ chức thành công Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 22 và Đại hội thểthao của người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 2
- Việc chăm sóc người có công với cách mạng và trợ giúp người có đờisống khó khăn được duy trì và mở rộng Đi đôi với mở rộng diện được hưởngchính sách trợ giúp của Nhà nước, phong trào "đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ
Trang 16nguồn", đã được các ngành, các cấp tổ chức, triển khai kịp thời, có hiệu quả vàhuy động được sự tham gia của đông đảo nhân dân
- Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội được đẩy mạnh hơn
- Đại đoàn kết toàn dân tộc vì sự nghiệp phát triển đất nước tiếp tục đượctăng cường Toàn xã hội đã phát huy tinh thần tương thân tương ái, ý thức cộngđồng, nhường cơm sẻ áo, tích cực tham gia khắc phục thiên tai, giúp đỡ ngườinghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nạn nhân chất độc da cam vàchăm lo cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc ở miền núi, vùng sâu, vùng xa,vùng biên giới, hải đảo
Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường, quan hệđối ngoại được mở rộng, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội
- Cải cách hành chính có bước tiến mới, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nướcđược tăng cường một bước; dân chủ trong xã hội tiếp tục được phát huy; an ninhchính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổđược giữ vững
- Tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường; đời sống vật chất, tinhthần và trang bị kỹ thuật của lực lượng vũ trang được cải thiện Các tuyến phòngthủ, thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân được củng cố Việc kết hợpgiữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh được thực hiệntốt hơn Công tác bảo vệ an ninh chính trị và giữ gìn trật tự an toàn xã hội đạt đượcthành tựu quan trọng; đã phát hiện, ngăn chặn nhiều âm mưu phá hoại của các thếlực thù địch; kiềm chế được tội phạm hình sự; xử lý nghiêm tội tham nhũng
- Hoạt động chính trị đối ngoại không ngừng được mở rộng cả trong quan
hệ nhà nước và quan hệ nhân dân; đạt được kết quả quan trọng trong việc thựchiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, nâng cao vị thế của Việt Namtrên trường quốc tế