1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT số vấn đề lý LUẬN về báo CHÍ CHO TRẺ EM

27 235 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 161,5 KB

Nội dung

Thực hiện lời dạy của Người, trong mọi chặng đường phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước ta luôn xác định “Quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng một lớp người mới không những phục vụ cho sự

Trang 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BÁO CHÍ CHO TRẺ EM

1.1 TRẺ EM VÀ TRẺ EM Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1.1.1 Trẻ em

1.1.1.1 Định nghĩa trẻ em

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” từ lâu đã trở thành khẩu lệnh

trong các chương trình hành động vì trẻ em và cho trẻ em ở mỗi quốc gia vàcộng đồng quốc tế Thế nhưng, việc định nghĩa về trẻ em đến nay vẫn chưađược thống nhất Bởi tùy theo môi trường, hoàn cảnh, trình độ văn hoá vànhận thức của mỗi người, mỗi quốc gia, trẻ em được định nghĩa khác nhau.Tuy nhiên, để dễ dàng xác định ai là đối tượng trẻ em và để thuận lợi trongcông tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở mỗi quốc gia, Công ước đã đưa ra một

quy định chung mang tính quốc tế là “Trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp quốc gia công nhận tuổi thành niên sớm hơn” [58,

tr.2]

Theo Pháp luật Việt Nam “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” [65, tr.4] Như vậy, do điều kiện cụ thể của đất nước, trẻ em Việt Nam

được hiểu nhỏ hơn trẻ em quy định trong Công ước

1.1.1.2 Trẻ em - đối tượng luôn nhận sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta

Trẻ em là người kế tục sự nghiệp cách mạng của thế hệ đi trước, vìvậy, các em luôn nhận sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và toàn xãhội qua đạo lý dân tộc, đạo đức xã hội và trách nhiệm pháp lý Điều này thể

hiện rõ tại điều 65, Hiến pháp nước CHXHCN năm 1992: “Trẻ em được gia đình, Nhà nước, và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục” [63, tr.39]; điều 5, Luật BVCS&GDTE (sửa đổ, bổ sung): “Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục

là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu” [65, tr.6].

Trang 2

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành tình yêu thương vô bờ

cho trẻ em Người viết trong bài Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng: “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của đất nước… Vì tương lai của con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các bé cho tốt” [60, tr.467-468].

Thực hiện lời dạy của Người, trong mọi chặng đường phát triển đất nước,

Đảng, Nhà nước ta luôn xác định “Quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng một lớp người mới không những phục vụ cho sự nghiệp xã hội chủ nghĩa hiện nay mà còn cho sự nghiệp xây dựng cộng sản chủ nghĩa sau này” [57,

tr.14] Vì vậy, công tác BVCS&GDTE được Đảng đưa ra bàn luận tại các kỳđại hội, hội nghị lớn Điển hình nhất là tại Hội nghị toàn quốc kiểm điểm 4năm thực hiện Chỉ thị 38-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóaVII, Đảng đã tập trung bàn luận nhiều biện pháp đẩy mạnh công tácBVCS&GDTE Tại đây, nguyên Tổng Bí thư Trung ương Đảng - Lê KhảPhiêu phát biểu:

Một trong những quan điểm cơ bản chi phối toàn bộ đườnglối của Đảng ta là coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lựccủa sự nghiệp phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủnghĩa, mà trẻ em là lớp măng non, là nguồn hạnh phúc của mỗi giađình, là tương lai của dân tộc khi các em còn chưa phát triển đầy

đủ, còn non nớt cả thể chất và tinh thần, dễ bị tổn thương thì việcbảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn luôn là mối quan tâm đặcbiệt, hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta [75, tr.1]

Trẻ em chiếm tỷ lệ càng cao, Đảng và Nhà nước càng quan tâm hơn

Từ khi ký Công ước, Việt Nam luôn tôn trọng và luật hoá các quyền cơ bảncủa trẻ em trên cơ sở phù hợp với hiến pháp và pháp luật Việt Nam, cụ thể làLuật BVCS&GDTE nhiều lần đã được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với từng

Trang 3

giai đoạn phát triển; hàng loạt các chương trình hành động quốc gia vì trẻ

em đã được triển khai Trong cuộc tiếp đón Phó Giám đốc điều hành QuỹNhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) - Kul Gautam, ngày 27.3.2007, tại HàNội, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội - Trương Quang Được khẳng định:

“Việt Nam luôn hết sức nỗ lực thực hiện nghiêm các cam kết quốc tế và bảo

vệ quyền trẻ em Đây cũng là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam” [92, tr.2].

1.1.2 Trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh

1.1.2.1 Vài nét về Thành phố Hồ Chí Minh năng động và phát triển

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng

là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của miền Nam Việt Nam.Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông

Cửu Long, “Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích tự nhiên 2.095 km 2 , khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, nhiệt độ trung bình từ 25-27 độ [66,

tr.447] Tính đến ngày 1.4.2009, Thành phố có trên 7,1 triệu dân đang sinhsống tại 24 quận, huyện Về cơ cấu dân tộc, người Kinh chiếm 92,9%, tiếpđến là người Hoa với 6,69%, còn lại là các dân tộc Chăm, Khơ me

Chính vị trí địa lý đã làm cho TP HCM đa dạng về văn hóa Sự giaolưu văn hóa giữa các dân tộc đang sinh sống và làm việc trên địa bàn, sự hấpthụ thêm nhiều nền văn hóa của các nước trên thế giới qua hoạt động kinh tế,

du lịch càng làm cho Thành phố tuy hình thành chỉ hơn 300 năm, đã chứađựng trong lòng nhiều giá trị văn hoá nhân văn - văn hoá lịch sử trên nềntảng văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc Với vai trò là một trongnhững trung tâm văn hóa lớn của cả nước, TP HCM hiện có 22 đơn vị nghệthuật, 9 rạp hát, 11 bảo tàng, 22 rạp chiếu phim, 25 thư viện

Về kinh tế, TP HCM là địa phương đi đầu trong sự nghiệp đổi mới, đạtđược những thành tựu quan trọng trong việc khuyến khích các thành phần kinh

Trang 4

tế cùng phát triển Hiện nay, TP HCM vẫn giữ vai trò đầu tàu kinh tế của ViệtNam Năm 2007, thu nhập bình quân đầu người ở Thành phố đạt 2.100USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, 730 USD/năm vào năm

2006 “Năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố cao hơn tốc độ chung cả nước 1,6 lần (ước đạt 11%) Tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn Thành phố ước đạt 290.905 tỷ đồng (giá thực tế), tăng khoảng 11% (năm

Từ những đặc điểm trên,

TP HCM được cả thế giới biết đến không chỉ là mộtthành phố anh hùng trong các cuộc chiến tranh chống ngoạixâm, mà còn biết đến là một trong năm thành phố lớn nhấtĐông Nam Á (Bangkok, Metro Malia, Jakarta, Kuala Lumpur,

TP HCM) và là thành phố đông dân nhất Việt Nam, hơn thếnữa nó là thành phố năng động, cởi mở, có tốc độ tăng trưởngkinh tế vào loại nhanh ở Đông Nam Á trong hai thập kỷ qua[31, tr.3,11]

Bước vào thế kỷ mới, trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế và cáchmạng khoa học công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, TP HCM đang tăng tốcthực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 Trong đó, mụctiêu phát triển kinh tế song hành với mục tiêu phát triển con người Cụ thể,

TP HCM phấn đấu đạt “quy mô dân số khoảng 10 triệu người và GDP bình

Trang 5

quân đầu người đạt khoảng 4540 USD vào năm 2010” [66, tr.447] Để đạt

mục tiêu,

Thành phố quan tâm nhiều hơn công tác chăm lo phát triển, nângcao chất lượng giáo dục - đào tạo để nhanh chóng nâng cao dântrí, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đào tạo nguồn nhântài cho Thành phố và cho đất nước; phát triển đi đôi với chỉ đạo vàquản lý chặt chẽ các hoạt động phát thanh, truyền hình, internet, báochí, xuất bản… và quan tâm chăm sóc trẻ em [62, tr.23]

Ghi chú: Thành phố Cần Thơ : 260.000/1,2 triệu dân

Thành phố Hà Nội : 1,5 triệu/6,4 triệu dân Thành phố Hồ Chí Minh : 1,86 triệu/7,1 triệu dân

Bà Phan Thanh Minh - Trưởng Phòng Bảo vệ và chăm sóc trẻ em

TP HCM thuộc Sở LĐTB&XH cho rằng: “Đây là nguồn lực dồi dào và cũng là nỗi lo lớn trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của

Trang 6

Thành phố hiện nay” Là thành phố có nền công nghiệp, du lịch phát

triển, TP HCM không chỉ thu hút lực lượng lao động người lớn (tỷ lệ dânnhập cư chiếm khoảng 30% dân số Thành phố), mà còn thu hút một lượnglớn trẻ em [79] Có trẻ theo cha mẹ lập nghiệp, cũng có trẻ tự di cư mộtmình Các em kiếm sống bằng nhiều việc như bán vé số, đánh giày, phục

vụ quán ăn… Với mức thu nhập trung bình 20.000 đồng/ngày đã làm cho

tỷ lệ trẻ em nghèo của Thành phố tăng thêm “Ngoài số trẻ lao động xa gia đình chưa thống kê được, toàn Thành phố có 16.500 trẻ có hoàn cảnh khó khăn cần được hỗ trợ, trong đó, trẻ từ các tỉnh khác đến chiếm 70%”

[82]

Nghèo đi đôi với các vấn đề an sinh xã hội Tình trạng trẻ em langthang, ăn xin, bị lạm dụng tình dục, phạm pháp ở Thành phố chiếm tỷ lệ cao,đứng đầu cả nước

Năm 2008, trong tổng số 11.500 bị can bị khởi tố thì có 1.118

bị can dưới 18 tuổi, chiếm tỷ lệ bình quân 9,7% ở các loại tộiphạm, đặc biệt một số loại tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêmtrọng chiếm tỷ lệ cao như cướp giật tài sản 17,2%, giết người19,3%, cướp tài sản 30,2%, hiếp dâm trẻ em 51% Đáng chú ý là,

có một số vụ giết người, cố ý gây thương tích mà đối tượng phạmtội hoặc nạn nhân là học sinh cấp 2, cấp 3 Theo Viện phó ViệnKiểm sát nhân dân TP HCM - Nguyễn Ngọc Điệp, có nhiềunguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có nguyên nhân kinh

tế xã hội, bị tác động của mặt trái thị trường, sự phân hoá giàu nghèo, dân cư tăng đột biến về cơ học [55]

-Tuy còn một phận trẻ em ở TP HCM sống trong khó khăn, phức tạpnhưng nhìn chung trẻ em ở Thành phố luôn được các cấp ủy đảng, chínhquyền quan tâm thông qua việc cụ thể hóa luật, các văn bản dưới luật liênquan đến trẻ em, đưa công tác BVCS&GDTE vào trong các nghị quyết phát

Trang 7

triển kinh tế, xã hội của Thành phố Đặc biệt, hàng năm, Thành phố thực

hiện các chính sách hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Từ năm 2006-2008,

có 1.700 em được chăm sóc, nuôi dạy tại 6 Trung tâm Bảo trợ xã hội thuộc

Sở LĐTB&XH, 1.300 em được hưởng trợ cấp thường xuyên tại cộng đồngvới mức 150.000 đồng/em/tháng Ngoài ra, Thành phố còn thực hiện một sốchế độ hỗ trợ cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn như cấp xe lăn miễn phí, cấpthẻ xe buýt miễn phí, miễn giảm học phí

Phải thừa nhận rằng, so với trẻ em ở các tỉnh, thành khác, trẻ em ở TP

HCM may mắn thừa hưởng một nền văn hoá đa dạng, tiên tiến, một nềnkinh tế phát triển cùng những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại Các em

có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt nhờ mạng lưới y tế rộng khắp từ xã,phường, quận, huyện đến các bệnh viện lớn nhất miền Nam, trong đó có 2bệnh viện dành riêng cho đối tượng trẻ em là Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2.Việc học hành của trẻ em cũng được Thành ủy, UBND Thành phố chăm lovới hệ thống trường lớp khang trang, trang thiết bị giảng dạy hiện đại Hàng

năm, “TP HCM huy động 100% trẻ em vào mẫu giáo, 100% trẻ đến trường tiểu học, và 99,9% trẻ đến trường trung học cơ sở” [79] Ngoài hệ thống

trường công lập, trên địa bàn Thành phố còn có hàng chục trường mầm non,tiểu học, trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) dân lập đạttiêu chuẩn quốc tế, tạo cơ hội cho trẻ em được học tập, tiếp cận với cácphương pháp giảng dạy hiện đại của thế giới, đáp ứng nhu cầu trau dồi trình

độ ngoại ngữ, vi tính, phát huy năng khiếu của phần lớn trẻ em ở Thành phố

Về giải trí, mỗi quận, huyện của Thành phố đều có nhà thiếu nhi, trung tâmvăn hóa - thể dục - thể thao, nhiều tụ điểm vui chơi giải trí lớn như ĐầmSen, Suối Tiên, Sài Gòn Water Park… Hệ thống thư viện không ngừng được

mở rộng Hiện nay, Thư viện Tổng hợp TP HCM có phòng đọc dành riêngcho trẻ em với hàng ngàn đầu sách, báo tiếng Việt lẫn tiếng Anh nhằm hỗtrợ trẻ em trau dồi kiến thức

Trang 8

Đặc biệt, trẻ em ở TP HCM có điều kiện tiếp cận, hưởng thụ hàngchục sản phẩm văn hóa được sản xuất từ 39 đơn vị báo chí và 113 văn phòngđại diện báo chí trung ương và các tỉnh, 3 nhà xuất bản của Thành phố và 21chi nhánh nhà xuất bản trung ương cùng mạng lưới thông tấn xã, các đài PT,

TH địa phương và trung ương TP HCM có báo chí dành cho trẻ em rất pháttriển, không thua kém so với báo chí dành cho người lớn

Từ đầu những năm 2000, TP HCM có sự bùng phát vềtăng trưởng thông tin báo chí, bùng phát về số lượng phát hành,nâng chỉ số được thu nhận và hưởng thụ thông tin của nhân dânvới nhu cầu và trình độ không ngừng tăng lên nhiều lần so vớitrước Trong danh sách các báo ngày và tuần báo tăng ấn phẩm,tăng trang, số lượng phát hành lớn nhất ở TP HCM phải kể đếnBáo Khăn Quàng Đỏ với tờ Mực Tím [20, tr.121]

1.1.2.3 Tâm lý tiếp nhận báo chí của trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh

Vị trí địa lý ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, phong tục tập quán từ đódẫn đến hệ quả về thói quen, văn hóa đọc, nghe, xem của người dân Thànhphố, trong đó có trẻ em

Trẻ em phát triển phụ thuộc vào điều kiện sống và chịu sự phi phốicủa xã hội, nhất là về kinh tế, văn hóa… Vì thế, có ý kiến cho rằng trẻ em ởThành phố phát triển sớm hơn trẻ em ở nông thôn Điều này hoàn toàn đúng.Bởi càng sống trong môi trường năng động, hiện đại thì nhu cầu vui chơigiải trí, học tập của trẻ em càng cao Dù vậy, về phương diện nào đó, trẻ em

ở TP HCM cũng như những trẻ em khác, vẫn phải trải qua những giai đoạn

phát triển cơ bản “phát triển thể chất - sinh lý, phát triển nhận thức và phát triển nhân cách” [26] Đặc biệt, giai đoạn phát triển tâm lý chủ yếu chia

theo từng nhóm tuổi cụ thể như tuổi trước đi học (từ 0-6 tuổi), tuổi nhi đồng(cấp tiểu học, từ 6-12 tuổi), tuổi thiếu niên (cấp THCS và THPT, từ 12-18

Trang 9

tuổi) Và, theo nhà tâm lý học Eric Ericson, sự phát triển nhân cách của trẻ

em được chia thành 5 giai đoạn: sơ sinh; nhà trẻ; mẫu giáo; đi học; vị thànhniên

- Giai đoạn sơ sinh (từ 0-1,5 tuổi) là giai đoạn trẻ em chủ yếu ăn, ngủ,phối hợp với các phản xạ mang tính bột phát Đến khoảng từ 4-12 thángtuổi, trẻ mới phát triển các động tác biểu cảm, cộng sinh cảm xúc Các emrất cần sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ

- Giai đoạn nhà trẻ (từ 1,5-3 tuổi) là lúc trẻ mới tập đi, tập định hướng,hình thành sự tự chủ (cảm giác sự tự kiểm soát và quyết định) Đặc điểm nổibật của trẻ trong giai đoạn này là tỏ ra độc lập và không vâng lời

Ở hai giai đoạn trên, trẻ em chưa có khả năng tiếp nhận báo chí Báochí cho trẻ em ở giai đoạn này chính là kênh thông tin hỗ trợ đắc lực chongười lớn, nhất là các bậc cha mẹ, thầy cô nhằm cung cấp những kiến thứccần thiết trong việc chăm sóc thể chất lẫn tinh thần cho trẻ em, giúp các emvượt qua cuộc “khủng hoảng lứa tuổi”, “tuổi bất trị” (theo cách gọi của J.Henry và P Bertrand, 1998; Vưgôtsky, 1987) [94] Đây chính là nền tảng,

cơ sở vững chắc cho sự phát triển tâm lý của trẻ sau này.

- Giai đoạn mẫu giáo (từ 3-6 tuổi) là giai đoạn trẻ em thể hiện sự hiếuthắng, hiếu động, hiếu kỳ, bắt chước và giàu sức tưởng tượng Ở lứa tuổinày, trẻ em tiếp nhận được báo chí, nhất là TH nhưng tiếp nhận một cách thụđộng, máy móc Trẻ thích xem những gì mới, lạ và bắt chước lời nói, hànhđộng của nhân vật Các em chưa phân biệt lợi - hại, tốt - xấu Vì thế, các ấnphẩm báo chí, những chương trình TH, PT dành cho trẻ em mang tính khámphá, giáo dục, hỗ trợ trẻ em phát triển nhận thức trực quan, hướng dẫn trẻtiếp cận và tìm hiểu thế giới âm thanh, màu sắc, thế giới động vật, thực vật,môi trường xung quanh… là rất cần thiết

- Giai đoạn đi học (từ 6-tuổi dậy thì): Từ lớp 1-2, trẻ em chú ý vô thức

và tư duy hình tượng cụ thể Từ lớp 2-9, các em đã nhận thức được ngôn

Trang 10

ngữ nói, ngôn ngữ viết và hình ảnh Vì thế, các em có khả năng tiếp cận vàchịu ảnh hưởng từ báo chí Hiện nay, trẻ em ở TP HCM, từ 6 tuổi trở lên đãtiếp cận được với báo chí như đọc báo, nghe PT, xem TH, truy cập internet.Ngoài ra, các em có khả năng tham gia sản xuất báo chí, ví dụ như tham giacác chương trình TH, PT dành cho thiếu nhi Đặc biệt, các em đã nhận thức,nhận xét được các tác phẩm báo chí Chẳng hạn, sau khi xem xong bộ phimhoạt hình, các em có thể nhận xét hay hay dở; nhân vật trong bộ phim cóhành vi tốt hay xấu Vì thế, những câu chuyện thường nhật dễ hiểu, gần gũi,những vấn đề khoa học - đời sống, thưởng thức… rất cần đối với trẻ em, gópphần kích thích sự sáng tạo của trẻ, giúp trẻ hiểu và học những điều hay lẽphải, có cách cư xử và hành vi đúng Các em cũng cần nhiều chuyên trang,chuyên mục, chương trình về từng vấn đề cụ thể của lứa tuổi nhằm mở rộnghiểu biết, suy nghĩ, kiểm soát, điều chỉnh hành động của mình.

- Giai đoạn vị thành niên (từ tuổi dậy thì-18 tuổi) là giai đoạn trẻ emphát triển nhanh về thể lực và trí lực Đây là thời kỳ then chốt sự phát triểntâm lý của con người Về trí nhớ, nam từ 11-12 tuổi, nữ từ 10-11 tuổi đãchuyển một phần từ ghi nhớ máy móc sang ghi nhớ ý nghĩa Nam từ 14-15tuổi, nữ từ 13-14 tuổi chuyển từ nhớ ý nghĩa từng phần sang nhớ ý nghĩatoàn bộ Về tư duy, từ tư duy cụ thể, lấy tôi làm trung tâm đã phát triển tới tưduy lô gíc, tư duy trừu tượng; khả năng phân tích, tổng hợp, suy luận vàphán đoán được nâng cao Về tính tình, ở thời kỳ đầu và giữa của tuổi dậythì, tính tình các em không ổn định, rất dễ chuyển từ cực này sang cực khác.Nguyên nhân, nếu xét theo cơ chế sinh lý là do chức năng nội tiết phát triểnnhanh nhưng tác dụng ức chế của vỏ não thì chưa ở mức hoàn hảo Nếu xét

ở khía cạnh xã hội, đó chính là mâu thuẫn giữa nhu cầu ngày càng nhiều vàmạnh của vị thành niên với nhận thức chưa đầy đủ về tính phức tạp của xãhội, cũng như chưa hiểu rõ tính hợp lý và tính khả thi trong hành vi của bảnthân Vì nguyện vọng và hiện thực chưa thống nhất được nên dẫn đến những

Trang 11

xáo động lớn trong tính tình Nhưng nhìn chung, dù có tính thất thường vàlưỡng cực, thì đặc điểm tính nết của lứa tuổi vị thành niên vẫn là mạnh mẽ,tình cảm phong phú và nhiệt tình Ngoài ra, ở lứa tuổi này, các em có sựphát triển mạnh mẽ về tâm lý giới tính, có thể chia thành 3 giai đoạn: giaiđoạn có ý thức phân biệt người khác giới, giai đoạn sắp trở thành người khácgiới và mối tình đầu

Có thể nói, trẻ em ở giai đoạn này rất cần sự đa dạng hoá của báo chí,nhất là về nội dung Các em rất cần những kiến thức về giới tính, định hướngnghề nghiệp, cung cấp tri thức, kinh nghiệm xã hội - lịch sử, cách ứng xửtrong tình bạn, tình yêu, thông tin thời sự nóng bỏng liên quan đến lứa tuổidậy thì… Báo chí cho trẻ em dựa vào đặc điểm nổi bật này để sáng tạo ranhững tác phẩm báo chí đáp ứng nhu cầu của các em Tác phẩm báo chí hay

sẽ tác động tích cực đến nhận thức và hành vi của nhóm tuổi này Để các emphát triển hoàn hảo nhân cách, thẩm mỹ, báo chí cho trẻ em phải mang tính

định hướng và giáo dục cao Nên lưu ý tính liều lượng và tính lưỡng cực của

lứa tuổi này, bởi nó có tác động trực tiếp đến việc hình thành định hướng giátrị, thị hiếu thẩm mỹ và nhân cách của vị thành niên Báo chí cũng cần tổchức các hoạt động giao lưu trực tiếp và gián tiếp, sử dụng có hiệu quả sựtham gia của trẻ em trong hoạt động sáng tạo

Tóm lại, sự phân chia giai đoạn phát triển nhận thức và phát triểnnhân cách của trẻ em nhằm khẳng định những đòi hỏi riêng biệt của trẻ emđối với báo chí dành cho chính mình

1.2 BÁO CHÍ VÀ TRẺ EM

1.2.1 Báo chí và các chức năng xã hội của báo chí

1.2.1.1 Khái niệm báo chí

Tại điều 3, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm

1999, quy định:

Trang 12

Báo chí gồm báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tinthông tấn); báo nói (chương trình phát thanh); báo hình (chươngtrình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiệnbằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau); báo điện tử (được thựchiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dântộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài [18, tr.212].

Trong đó:

- Báo in ở đây là những ấn phẩm xuất bản định kỳ, đăng tải các sựkiện và vấn đề thời sự, phát hành rộng rãi nhằm phục vụ công chúng - nhómđối tượng nào đó với mục đích nhất định

- Báo nói (phát thanh) là kênh truyền thông đại chúng sử dụng kỹthuật sóng điện từ và hệ thống truyền dẫn truyền đi âm thanh tác động trựctiếp vào thính giác người tiếp nhận Hay nói cách khác, báo nói là mộtphương tiện truyền thông đại chúng truyền tải thông tin dưới dạng ngôn ngữ

và âm thanh, không có hình ảnh

- Báo hình (truyền hình) là kênh truyền thông chuyển tải thông điệpbằng hình ảnh động với đầy đủ sắc màu vốn có từ cuộc sống cùng với lờinói, âm nhạc, tiếng động Sự xuất hiện của TH như một điều thần kỳ trongsáng tạo của con người Với sự kết hợp giữa hình ảnh động và âm thanh, THmang lại cho con người cảm giác về một cuộc sống rất thật hiện diện trướcmắt

- Báo mạng điện tử là kênh truyền thông đặc thù, kênh truyền thông

đa phương tiện, truyền tải dung lượng thông tin khổng lồ, có thể nói là vôhạn định với tốc độ siêu nhanh nhờ vào mạng thông tin toàn cầu internet(International Network)

1.2.1.2 Chức năng xã hội của báo chí

Xuất phát từ nền tảng cơ sở lý luận: Báo chí Việt Nam đặt dưới sự lãnhđạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự giám sát và xây dựng của nhân

Trang 13

dân Ngay tại điều 1, Luật Báo chí ban hành ngày 2.1.1989 đã khẳng định:

“Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội (dưới đây gọi chung là tổ chức); là diễn đàn của nhân dân” [89].

Trong tác phẩm Cơ sở lý luận báo chí do PGS, TS Tạ Ngọc Tấn (chủ biên) đã nêu chức năng của báo chí gồm “chức năng tư tưởng, chức năng quản lý và giám sát xã hội, chức năng khai sáng - giải trí” [84, tr.83-128] Tác phẩm Cơ sở lý luận báo chí truyền thông của Trường Đại học Quốc gia

Hà Nội cho rằng, báo chí có chức năng “giáo dục tư tưởng, chức năng quản

lý và giám sát xã hội, chức năng phát triển văn hóa và giải trí” [81,

tr.73-93]

Nói đến báo chí là nói đến thông tin, là nói đến những sự kiện, vấn đềmới nảy sinh hoặc đang thu hút sự quan tâm của nhiều người, nhiều giaitầng trong xã hội Chức năng thông tin là chức năng đầu tiên và cũng là chứcnăng muôn đời của báo chí Nguyên Tổng Bí thư - Lê Khả Phiêu trong bài

phát biểu tại Hội thảo toàn quốc Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức ngày 27.12.1998 đã nhấn

mạnh:

Thông tin là chức năng cơ bản của báo chí, xã hội càng pháttriển thì nhu cầu thông tin càng cao, càng đa dạng, phong phú Lànhà báo chân chính, phải lựa chọn, xử lý thông tin nhanh chóng,trung thực, chính xác, phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng củacông chúng, đúng định hướng chính trị của Đảng, tác động tíchcực có hiệu quả đến tiến bộ xã hội Đó là sức mạnh của báo chí[32]

Báo chí là loại hình truyền thông quan trọng của Đảng thực hiện chức

năng giáo dục tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dặn: “… Chính trị phải

Ngày đăng: 21/01/2016, 17:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w