Vì thế, tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Hải Phòng” với mong muốn góp phần vào việc làm rõ thêm một số nội dung về thực trạng nguồn nhân lực chất lượng c
Trang 1MỤC LỤC
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Là một thành phố Cảng, trung tâm công nghiệp đầu mối giao thông quan trọng giao lưu kinh tế trong và ngoài nước, Hải Phòng được xác định là cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế động lực và trọng điểm phía Bắc và là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế nước ta đang hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, kinh tế thành phố trong những năm qua tiếp tục có bước tăng trưởng khá và ổn định Hải phòng có tiềm năng lợi thế và đang có nhiều cơ hội mới thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các nhà đầu tư lớn có tiềm lực kinh tế mạnh Bên cạnh những thời cơ thuận lợi đó, thành phố đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức Một trong những khó khăn thách thức đó là chất lượng nguồn nhân lực Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung, nhất là nhân lực chất lượng cao có ý nghĩa cấp thiết trước mắt cũng như lâu dài cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố
Vì thế, tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Hải Phòng” với mong muốn góp phần vào việc làm rõ thêm một số nội dung về
thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Hải Phòng và một vài giải pháp của thành phố nhằm định hướng, phát triển nguồn nhân lực này trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung trình bày gồm 3 chương:
Chương I Một số vấn đề lý luận về nguồn nhân lực chất lượng cao
Chương II Thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Hải Phòng hiện nay
Chương III Phương hướng và một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Trang 3Chương I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
1 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là nguồn lực con người, yếu tố quan trọng, năng động nhất của tăng trưởng kinh tế - xã hội Với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động Với tư cách là khả năng đảm đương lao động thì nguồn nhân lực được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động
2 Chất lượng nguồn nhân lực – nguồn nhân lực chất lượng cao.
Chất lượng nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp về những người thuộc nguồn nhân lực được thể hiện ở các mặt sau đây: sức khỏe, trình độ văn hóa; trình độ chuyên môn – kỹ thuật; năng lực thực tế về tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, tính năng động xã hội; phẩm chất đạo đức, tác phong; hiệu quả hoạt động của nguồn nhân lực, thu nhập mức sống…
Có thể khái quát nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa là những người phát triển cả về thể lực, trí lực cả về khả năng lao động, tính tích cực xã hội, đạo đức tình cảm trong sáng
Năng lực trí tuệ của con người hiện nay được biểu hiện ở khả năng áp dụng những thành tựu khoa học để sáng tạo ra những phương pháp quản lý,
kỹ thuật công nghiệ tiên tiến, sự nhạy bén, thích nghi nhanh để làm chủ những kỹ thuật công nghệ hiện đại; khả năng biến đổi trí thức thành kỹ năng lao động, nghề nghiệp, nghĩa là kỹ năng lao động, kỹ năng quản lý, nghiên cứu sáng tạo giỏi thể hiện qua trình độ tay nghề, mức độ thành thạo chuyên môn nghề nghiệp Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, người lao
Trang 4động phải chủ động khai thác thành tựu khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh nước ngoài để tăng cường năng lực mọi mặt phục vụ sự phát triển trong nước
Lực lượng lao động đi đầu là đội ngũ trí thức với cơ cấu đa dạng trong các lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ, họ phải thành thạo chuyên môn nghề nghiệp, có năng lực tiếp thu chọn lọc và ứng dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, những tinh hoa văn hóa, văn minh thế giới, những di sản văn hóa dân tộc và văn hóa phương Đông vào thực tiễn Việt Nam Đồng thời, họ phải có năng lực sáng tạo cả về lý thuyết và thực hành, nhằm giải quyết các vấn đề trước mắt cũng như lâu dài của đất nước một cách chủ động
Lực lượng nòng cốt của đội ngũ lao động là công nhân lành nghề, những người trực tiếp sản xuất ra hàng hóa và cung ứng dịch vụ cho người tiêu dùng trong cả nước và nước ngoài Do đó họ phải có một trình độ trí tuệ nhất định
để tiếp thu và làm chủ công nghệ tiên tiến Hơn thế nữa với những tri thức khoa học và những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình công nghiệp hóa, sản xuất trực tiếp, người công nhân không những sử dụng các công cụ hiện có mà còn chế tạo ra những tư liệu lao động mới, hoàn thiện kỹ thuật và phương pháp sản xuất
Trong những năm qua, kinh tế của Hải Phòng tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, sức cạnh tranh và khả năng hội nhập kinh tế quốc tế được nâng cao kết quả đó do nhiều yếu tố, một trong những yếu tố hết sức quan trọng đó là nguồn nhân lực; trong đó nguồn nhân lực chất lượng cao
là quan trọng hơn cả
Trang 5Chương II THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG
CAO TẠI HẢI PHÒNG HIỆN NAY
Hải Phòng là một thành phố cảng nằm trong khu vực đồng bằng Bắc
Bộ có diện tích tự nhiên là 1519,2km2, dân số trẻ tính đến hết năm 200 có 1,75 triệu người, đứng thứ 12 so với cả nước, số người trong độ tuổi lao động
là 936.000 người con người Hải Phòng có truyền thống năng động, sáng tạo,
có tác phong công nghiệp Nguồn nhân lực chất lượng cao tập trung ở 3 nhóm
1 Nguồn nhân lực cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
Tính đến ngày 31-12-2007, toàn thành phố có 3.625 cán bộ lãnh đạo, quản lý trên tổng số 28.301 cán bộ, công chức, viên chức trình độ chuyên môn tương đối cao so với mặt bằng chung của cả nước Thành phố có 347 người có trình độ trên đại học trong các cơ quan quản lý chiếm gần ….% gần 80% trình độ đại học, cao đẳng, 24% chuyên viên trở lên, 15% có trình độ cử nhân và cao cấp chính trị, 66% trung cấp lý luận chính trị Đội ngũ cán bộ không ngừng được bồi dưỡng, đào tạo nâng cao về chuyên môn, nhiệm vụ, năng lực lãnh đạo, quản lý phẩm chất chính trị Đã xuất hiện một số giám đốc doanh nghiệp làm ăn khá thành đạt, có doanh thu và hiệu quả kinh tế khá lớn,
có thương hiệu trên thị trường trong nước và khu vực đảm đương vai trò quyết định tới sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch của thành phố những năm qua Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Hải Phòng so với yêu cầu còn nhiều bất cập; Đội ngũ đông nhưng chưa mạnh, sự am hiểu pháp luật hành
Trang 6chính kinh tế, trình độ ngoại ngữ còn yếu, bất cập về cơ cấu tuổi, giới tính ngạch bậc Hiện vẫn còn 4% cán bộ có trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo
Tỷ lệ cán bộ trẻ được đào tạo lý luận chính trị còn thấp, độ tuổi bình quân cao (50 tuổi trở lên chiếm 50%, dưới 40 tuổi chỉ có 10%; đặc biệt dưới 30 tuổi chỉ
có 0,8% và chỉ có trong khối sự nghiệp) Tỷ lệ nữ trong cán bộ quản lý còn rất thấp (cấp thành phố chiếm 21%, cấp huyện chiếm 27%, cấp xã chỉ chiếm 17,15%) Chất lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý không đồng đều Ở các ngành, nhất là các xã số có trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo còn cao (60,25%) Việc quản lý, sử dụng còn nhiều bất cập, chưa phát huy hết năng lực, sở trường
Toàn thành phố có 11.500 doanh nghiệp nhưng theo điều tra mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại 63.000 doanh nghiệp ở 63 tỉnh thành phố trên
cả nước (trong đó có Hải Phòng) có tới 1/3 lãnh đạo các doanh nghiệp có trình độ học vấn dưới đại học, kỹ năng quản lý, điều hành trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế dẫn đến nhiều sai sót Trong đó, các vấn đề sử dụng đất đai, tài chính, chính sách đối với người lao động, ảnh hưởng lớn đến lòng tin của người dân, làm cho hiệu quả phát triển sản xuất kinh doanh trong thời gian qua chưa cao
2 Nguồn lực khoa học và công nghệ
Nhân lực khoa học và công nghệ, hiểu theo nghĩa rộng là đội ngũ nhân lực có trinfhd dộ từ đại học, cao đẳng trở lên Theo thống kê, đội ngũ này có khoảng 5 vạn người, chiếm 2,8% dân số Hải Phòng bằng 4,8% so với đội ngũ này trong cả nước Độ tuổi bình quân 41,45 tuổi (trong khi đó, độ tuổi bình quân của cả nước là 40,2, Hà Nội là 40 thành phố Hồ Chí Minh 37.8 tuổi) Năm 2007 có 3.300 người trực tiếp tham gia hoạt động nghiên cứu phát triển, hoặc trực tiếp hỗ trợ nghiên cứu phát triển, làm việc trong các tổ chức khoa học – công nghệ (các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu; tổ chức
Trang 7nghiên cứu và phát triển, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ) Một số đơn
vị thuộc các ngành kinh tế kỹ thuật, giáo dục đào tạo y tế, các doanh nghiệp
Bảng 1 Số lượng Thạc sĩ và tiến sĩ của Hải Phòng 9 tháng đầu năm 2008.
Đơn vị tính: người
Trình
độ
Số
lượng
Nữ Tuổi dưới
Tuổi
từ
Chuyên ngành Kinh
tế
Kỹ thuật
Xã hội
Giáo dục
Ngành khác
Ngoại (*) ngữ trình C Tiến
sĩ
Thạc
sĩ
861 364 263 424 55 342 92 215 157 522
>>> 1021 380 302 482 80 444 95 245 157 658
(*) Trình độ C tiếng Anh trở lên
Nguồn: http://www.haiphongdofa.gov.vn/vn/index.asp/
Trong số 1021 cán bộ có trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ ở Hải Phòng hiện nay, có 798 người là cán bộ giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, 223 người làm việc trong bộ máy công quyền Ngoài ra, toàn thành phố có 25 cán
bộ được phong hàm giáo sư, phó giáo sư Nhìn chung, cán bộ khoa học công nghệ ngày càng phát huy vai trò của mình trong việc tham gia hoạch định chủ trương, chiến lược, chính sách phát triển khoa học - công nghệ của thành phố Trình độ chuyên môn tương đối cao, từng bước được trẻ hóa
Trang 8Tuy nhiên, nhân lực khoa học công nghệ thành phố nói chung còn mỏng
và yếu về năng lực, chưa đáp ứng được những yêu cầu về nghiên cứu phức tạp, đòi hỏi hàm lượng khoa học – công nghệ cao Bình quân có gần 290 người có trình độ đại học, cao đẳng trên một vạn dân trong khi bình quân cả nước là 190, Hà Nội 844, Thành phố Hồ Chí Minh 456 Thiếu cán bộ đầu đàn
ở nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ đặc biệt là thiếu cán bộ trẻ kế cận có trình độ cao Tình trạng mất cân đối về cơ cấu ngành nghề đào tạo, một số ngành thuộc thế mạnh của Hải Phòng như cơ khí, công nghệ vật liệu mới, chế biến nông, lâm, thủy sản và công nghệ thông tin, lượng cán bộ trên đại học còn khiêm tốn
3 Nguồn nhan lực lao động kỹ thuật
Lực lượng lao động của thành phố là khá dồi dào, năm 2007 có khoảng 1,2 triệu người, tăng 5% so với năm 2004, trong đó lực lượng lao động qua đào tạo có gần 570.000 người, chiếm 47% Đa phần lực lượng lao động trẻ,
có trình độ phổ thông khá cao cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội, đã hình thành bước đầu đội ngũ công nhân có tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo làm việc ở những khu vực dịch vụ mới như điện tử, công nghệ thông tin, đóng tàu, luyện thép…
Hệ thống dạy nghề từng bước được mở rộng quy mô, đầu tư nâng cấp
Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ người lao động không được đào tạo
cơ bản cả về lý thuyết lẫn thực hành nên chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế Tốc độ tăng bình quân của nhân lực lao động kỹ thuật qua đào tạo thấp hơn
so với yêu cầu (giai đoạn 2001 – 2005; tăng cầu 2,22%/năm, tăng … chỉ có 1,77%/năm) không ít lao động thiếu hiểu biết về pháp luật, chưa có tác phong công nghiệp kỹ thuật lao động thấp, quan hệ hợp tác yếu, hầu hét không biết ngoại ngữ, 53% chưa qua đào tạo hoặc chất lượng đào tạo thấp, chưa gắn kết với nhu cầu xã hội yếu cả lý thuyết và kỹ năng thực hành Đặc điểm này làm
Trang 9nảy sinh mâu thuẫn giữa chủ và thợ tại nhiều doanh nghiệp trong nước và liên doanh, dẫn đến ngừng việc tập thể liên tục trong thời gian qua
Bảng 2 Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật của các
cơ sở sản xuất theo hình thức năm 2002.
Đơn vị: %
DNNN HTX ĐTNN DNTN
Lao động phổ thông 9.89 6.74 15.4 10 7.42
Công nhân kỹ thuật không bằng 46.3 36.31 54 0 70.08 Công nhân kỹ thuật có bằng 18.75 27.61 15.19 20 12.22
Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động tại thành phố Hải phòng năm 2002.
Qua bảng 2 có thể thấy công nhân kỹ thuật không bằng chiếm 46… DNTN chiếm tới 70% lực lượng này công nhân kỹ thuật, cao đẳng chiếm 30,88% lao động phổ thông và sơ cấp chiếm 14,26% Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên rất lớn chiếm 43,33%
Trang 10Có thể nói tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn cao, gây khó khăn cho việc thực hiện được vấn đề áp dụng những công nghệ sản xuất mới và hiện đại
4 Nguyên nhân chính của thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao
ở Hải Phòng
Đi tìm nguyên nhân của tình trạng này, các chuyên gia kinh tế và các nhà
xã hội học cho rằng, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sự thiếu hụt này là do sự phát triển vượt bậc của kinh tế - xã hội trong khi hệ thống giáo dục – đào tạo còn chậm sửa đổi, đổi mới trong thực tế, nhiều trường hợp có bằng cấp, học hàm, học vị cao nhưng không tương xứng với văn bằng đã có Tỉ lệ trên đại học cao nhưng trình độ ngoại ngữ khoa học công nghệ còn thấp Công tác dạy nghề còn nhiều bất cập như chính sách chưa đồng bộ, quy mô đào tạo ở nhiều
cơ sở nhỏ lẻ, đội ngũ giáo viên mới đáp ứng được khoảng 60% Mặt khác, công tác đào tạo nghề còn thiếu sự phát triển có kế hoạch, cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa cân đối Hiện nay, tỷ lệ đào tạo nghề các ngành công nghiệp dịch vụ cao nhưng nông, lâm, ngư nghiệp lại rất thấp
Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng thiếu lao động chất lượng cao,
là hiện tượng chảy máu chất xám Những lao động được đào tạo “bài bản” thường tìm được việc ở những công ty nước ngoài và nhiều du học sinh cũng thường tìm cách ở lại nước ngoài sau khi ra trường Tại các công ty nước ngoài và ở nước ngoài điều kiện làm việc thường thuận lợi hơn và người lao động phát huy được tính năng động, sáng tạo trong công việc
Trang 11Chương III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TẠI HẢI PHÒNG
1 Mục tiêu và phương hướng
Thành ủy Hải Phòng từ lâu đã quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao Yêu cầu, mục tiêu đặt ra là cần bảo đảm nguồn cán bộ để mỗi một nhiệm kỳ đại hộ Đảng và HĐND các cấp, đổi mới 30 – 40 cán bộ lãnh đạo quản lý Đến năm 2015, 80% cán bộ quản lý doanh nghiệp theo các ngành kinh tế trọng điểm của thành phố thông thạo tin học, ngoại ngữ, am hiểu pháp luật, cập nhật kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế phấn đấu đến năm 20… nhân lực khoa học công nghệ trực tiếp tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có cơ cấu hợp lý, có 240 tiến sỹ, 1650 thạc
sĩ các lĩnh vực khoa học công nghệ, tiến tới trình độ khá của khu vực Chú trọng xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi, đội ngũ khoa học đầu đàn Nhân lực lao động, kỹ thuật có 720.000 người vào năm 2010 và 900.000 người vào năm 2020, nhanh chóng nâng cao chất lượng lao động (lao động qua đào tạo nghề đạt 60 – 65% vào năm 2010 và 85-90% năm 2020); chú trọng bồi dưỡng kiến thức pháp luật ý thức và kỷ luật lao động, ngoại ngữ, tin học phẩm chất đạo đức
2 Giải pháp
Thực hiện mục tiêu trên, Thành ủy Hải Phòng xác định đây là nhiệm vụ quan trọng trước mắt và lâu dài, gắn với quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, cần có những giải pháp đồng bộ sau: